Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.19 KB, 36 trang )

Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

NỘI DUNG BUỔI CHUYÊN ĐỀ

1. Trò chơi khởi động “Chân dung văn học”
2. Nhóm dự án Nghiên cứu khoa học báo cáo
3. GV dự đặt câu hỏi chất vấn
4. Bài hát “Lí cây đa” của nhóm diễn xướng
5. Nhóm Dự án “Học văn qua Internet” báo cáo
6. GV dự đặt câu hỏi chất vấn
7. Trò chơi xem tranh đoán tên tác phẩm (dùng tranh của nhóm Vẽ)
8. Nhóm dự án “học văn qua hội họa” báo cáo
9. Bài hát “Dân ca ba miền” của nhóm diễn xướng
10. Xem sản phẩm phim tư liệu của nhóm dự án “Học văn từ tư liệu lịch sử”
11. Nhóm dự án “Học văn từ tư liệu lịch sử” báo cáo
12. GV dự đặt câu hỏi chất vấn
13. Trích đoạn “Quan âm Thị Kính”
14. Nhóm dự án “Sân khấu hóa văn học dân gian” báo cáo
15. GV tổng kết, nhận xét
16. Phát biểu nhận xét của Ban Giám hiệu.

A. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ
1


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
I.

Tính bức thiết của chuyên đề

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo


dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ
năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đổi mới phương pháp đồng thời qua
quá trình tập huấn Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (Tài liệu
của Bộ Giáo dục và Đào tạo 7/2014) và Dạy học theo Dự án (Intel teach Element)
(Tài liệu của Sở GD và ĐT TPHCM 5/2011), chúng tôi mạnh dạn tiến hành chuyên
đề : ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO VĂN HỌC DÂN
GIAN.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh
đạo và các bạn đồng nghiệp để quá trình vận dụng đại trà phương pháp dạy học Dự án
trở nên hiệu quả hơn.
II.

Mục đích, ý nghĩa

1/ Tổ chức buổi chuyên đề nhằm thực hiện tốt kế hoạch, nhiệm vụ năm học
2014-2015 và những năm học tiếp theo, đáp ứng được yêu cầu của các cấp, các ngành
đối với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
2/ Buổi chuyên đề giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn đặc trưng và vẻ đẹp
của văn học Dân gian Việt Nam - một thứ tài sản vô giá của dân tộc, tạo ra một sân
chơi bổ ích giáo dục nhân cách và để tạo hứng thú học tập cho học sinh đối với bộ
môn Ngữ Văn.
3/ Hoạt động này sẽ góp phần bồi đắp thêm tinh thần tự hào dân tộc và tình

yêu mến con người Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung.
4/ Đây cũng là hoạt động nhằm phát hiện ra những tài năng văn hoá, văn
nghệ trong học sinh để bổ sung thêm lực lượng cho nhà trường, đồng thời tăng cường
cho học sinh những kĩ năng khác trong nhà trường trong việc giáo dục học sinh một
cách toàn diện, hiệu quả thiết thực.
5/ Buổi chuyên đề nhằm giới thiệu và minh họa đến các giáo viên trong Tổ
Văn trường THPT Phú Nhuận những phương pháp dạy học theo định hướng mới của
Bộ giáo dục về phát triển năng lực học sinh.
2


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
III. Các phương pháp dạy học tích cực đã ứng dụng
1)

Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham
gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia trao
đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo luận
nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ
quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình
thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề khó
khăn. Thảo luận nhóm được tiến hành theo các hình thức: nhóm nhỏ (cặp đôi, cặp 3)
nhóm trung bình ( 4 đến 6 người) hoặc nhóm lớn ( 8 – 10 người trở lên). Trong lớp
học, HS được chia thành từng nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn
đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn
định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay
những nhiệm vụ khác nhau.
Khi thực hiện nhiệm vụ trong thảo luận nhóm, nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu

thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm, mỗi
thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và
năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong
không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp
vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước
toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một
phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, GV cần tiến
hành các bước sau:
-

Bước chuẩn bị (giao nhiệm vụ):


Chuẩn bị đề tài, mục tiêu hay bài học thông qua thảo luận nhóm, câu hỏi,
hình thức trình bày, vật dụng, thời gian cho thảo luận.

Nội dung thảo luận nhóm: thường là những câu hỏi/bài tập gắn với
những tình huống dạy học, mang tính phức hợp và có tính vấn đề, cần huy động sự
suy nghĩ, chia sẻ của nhiều HS để tìm các giải pháp và phương án giải quyết.

Phương tiện hỗ trợ: phiếu học tập, giấy A0, bút dạ, thẻ màu,… tùy theo
yêu cầu của nhiệm vụ cần thực hiện.
Thực hiện nhiệm vụ:

Chia nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ, các nhóm tự phân công vị trí của
các thành viên ( nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo, người quan sát, người trợ giúp,
…).

Trong quá trình các nhóm thảo luận, GV quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi,

nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần.
Yêu cầu khi thực hiện:
3


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe
và tôn trọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều.
Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời.
Thời gian làm bài tập phải phù hợp với thực tế khả năng làm việc của
học sinh và yêu cầu bài tập.
Mọi học sinh đều tích cực làm việc.
Tạo thêm công việc, cơ hội cho các nhóm, cá nhân trong trường hợp họ
hoàn thành bài tập trước và phải chờ các nhóm.
Trình bày kết quả:

Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các thành viên của nhóm có
thể bổ sung thêm.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, hỏi thêm,…

GV đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt,…
(kết luận).
2) Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những
suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định” . Đây là phương pháp giảng
dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ góc
đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em
quan sát được từ vai của mình.
Trong môn học Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số

nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể một
văn bản văn học thành kịch bản sân khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định,
trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau,…
Phương pháp đóng vai có một số ưu điểm như sau:
Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái
độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS thực hành kỹ năng giao tiếp, có
cơ hội bộc lộ cảm xúc.
Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh.
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các
vai diễn.
Bên cạnh đó, có thể có một số HS nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể,
vốn từ ít, khó thực hiện vai của mình. GV cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho
đối tượng HS này tham gia bắt đầu từ những tình huống đơn giản.
GV tiến hành tổ chức cho HS đóng vai theo các bước cơ bản sau:
GV nêu chủ đề, yêu cầu nhiệm vụ, chia nhóm, giao tình huống và yêu
cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian
đóng vai của mỗi nhóm.
Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện
nhân vật, diễn thử.
4


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Các nhóm lên đóng vai.
Thảo luận, nhận xét: Thường thì thảo luận bắt đầu từ cách ứng xử của
các nhân vật cụ thể (phù hợp hay chưa phù hợp, nêu cụ thể chỗ chưa phù hợp) hoặc
tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi thảo luận những vấn đề khái
quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.

GV kết luận, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân.
Một số yêu cầu khi đóng vai:
Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục (chủ đề bài học),
phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
Tình huống nên để mở, không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài tập
đóng vai để không lạc đề.
Nên khuyến khích những học sinh nhút nhát cùng tham gia. GV không
làm thay khi HS chưa thực hiện được.
Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi
đóng vai (nếu có điều kiện).
3) Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là một phương pháp hay một hình thức dạy học,
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và
thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong
toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện
dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Dạy học theo dự án là phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó HS
hoàn toàn chủ động tham gia hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV, để tạo ra một sản
phẩm hay vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu, thực hành nghiên cứu một vấn
đề trong học tập hay giải quyết một vấn đề trong cuộ c sống. Nói cách khác, học theo
dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho người học tổng hợp kiến thức từ
nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Quá trình
học theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, xây dựng các kĩ năng hợp tác, giao
tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt đời cho người học, đặc biệt là
thế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Học theo dự án là hoạt động tìm
hiểu sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu tạo cơ hội để người học thực hiện nghiên
cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kỹ năng giá trị và thái
độ nhằm xây dựng kiến thức, phát huy kỹ năng.

Phương pháp dạy học theo dự án có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống
của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của
dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.

5


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học
tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng,
việc thực hiện dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của
người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
Dự án học tập mang nội dung tích hợp: nội dung dự án có sự kết hợp tri
thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang
tính phức hợp.
Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án, có sự kết hợp
giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực
hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn
luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.
Tính tự lực cao của người học: trong DHDA, người học cần tham gia
tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và
khuyến khích tính trách nhiệm, sự sang tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai
trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh
nghiệm, khả năng của học sinh và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
Tinh thần cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện
theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành
viên trong nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sang và kỹ năng cộng tác làm

việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực
lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang
tính xã hội.
Tạo ra sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được
tạo ra. Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong
đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực
tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
Quá trình thực hiện một dự án học tập diễn ra theo các bước cơ bản sau:
Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng
nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất
phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến
việc lien hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của
người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể giới thiệu một số
hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sang
kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía học sinh. Giai đoạn này được K.
Frey mô tả thành hai giai đoạn là: đề xuất sang kiến và thảo luận sang kiến.
Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này, học sinh,
với sự hướng dẫn của giáo viên, xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực
hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch, cần xác định những công việc cần làm,
thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc
trong nhóm.
Thực hiện dự án: các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề
ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ
và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn
6


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực
tiễn. Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và thong tin mới được tạo ra.

Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: kết quả thực hiện dự án có thể
được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn,… Trong nhiều dự án, các sản phẩm
vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành. Sản phẩm của dự án có thể được trình
bày giữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã
hội.
Đánh giá dự án: giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và
kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện
các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể được đánh giá từ bên ngoài. Hai
giai đoạn cuối này cũng có thể mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án.
Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực
tế, chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được
thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể
xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ của dự án.

III.

THỰC TIỄN VẬN DỤNG

1. Tiến độ thực hiện
- Từ 1/9/2014  15/9/ 2014: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh.
Lớp 10A5 có 44 học sinh, chia thành 5 dự án:
(1) Dự án nghiên cứu khoa học: 6 học sinh
(2) Dự án Học văn từ Internet:10 học sinh
(3) Dự án Học văn từ tư liệu lịch sử: 12 học sinh
(4) Dự án Học văn qua hội họa: 8 học sinh
(5) Dự án Sân khấu hóa Văn học dân gian: 8 học sinh
- Từ 15/9/2014  15/10/ 2014: Từng nhóm thực hiện nhiệm vụ có sự kiểm tra giám
sát của giáo viên.
- Từ 16/10/2014  30/10/ 2014: Hoàn thiện sản phẩm.
- Ngày 5/11/2014: Báo cáo chuyên đề.

2. Nội dung các dự án
(thể hiện bản báo cáo của từng nhóm)

7


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TÂM THỨC
NGƯỜI VIỆT”

Thành viên trong nhóm:

1. Lê Hoàng Trân. (Nhóm trưởng)
2. Trương Nguyễn Thanh Phương.
3. Lê Thị Phương Khanh.
4. Nguyễn Tài Thuận.
5. Trương Nguyễn Huy.
6. Phạm Thị Thu Huyền.

Mục lục:

1. Công việc của từng thành viên.
2. Tiến trình công việc.
3. Những thuận lợi.

8



Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
4. Những khó khăn gặp phải.

1. Phân công công việc
-

Lê Hoàng Trân:làm bảng khảo sát, khảo sát, thống kê kết quả khảo sát, phụ
trách power point, viết báo cáo.

-

Trương Nguyễn Thanh Phương: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo.

-

Lê Thị Phương Khanh: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo.

-

Phạm Thị Thu Huyền: phụ trách bảng tóm tắt công việc, chọn lọc câu hỏi khảo
sát, khảo sát.

-

Trương Nguyễn Huy: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo.

-

Nguyễn Tài Thuận: khảo sát, viết báo cáo, chỉnh sửa báo cáo.


2. Tiến trình công việc
-

Ngày 16/09: Nhóm họp và thảo luận về câu hỏi khảo sát.

-

Ngày 23/09: Nhóm chọn lọc và thống nhất các câu hỏi khảo sát.

-

Ngày 30/09: Sau khi làm và chỉnh sửa, nhóm đã hoàn thành câu hỏi khảo sát.

-

Ngày 1/10-10/10: Nhóm tiến hành đi khảo sát.

-

Ngày 11-13/10: Nhóm phân chia cho mỗi thành viên viết báo cáo và phụ trách
power point.

-

Ngày 14/10-15/10: Nhóm chỉnh sửa bài báo cáo và nộp sản phẩm cho giáo viên
phụ trách.

9



Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

3. Những thuận lợi
-

Nhóm phối hợp khá ăn ý, các thành viên đều lắng nghe và tiếp thu ý kiến của
nhau.

-

Được sự hỗ trợ nhiệt tình từ giáo viên phụ trách.

4. Những khó khăn gặp phải:
-

Tuy phối hợp khá ăn ý, nhưng các thành viên trong nhóm cũng có đôi lần bất
đồng quan điểm.

-

Do sở trường của mỗi thành viên khác nhau, nên gây khó khăn trong việc phân
chia công việc.

-

Mỗi thành viên có lịch học khác nhau, nên gây khó khăn trong việc họp, thảo
luận nhóm.

10



Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

TÓM TẮT
DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
“VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT”

1) Lý do chọn đề tài
Nền văn học dân gian (VHDG) Việt Nam, qua quá trình hình thành và
phát triển theo chiều dài lịch sử, đã để lại rất nhiều tác phẩm vô giá cho thế hệ
ngày nay. Nhưng thật sự, văn học dân gian có ảnh hưởng như thế nào đến đời
sống của mọi người? Đối với mọi người, VHDG có thật mang ý nghĩa sâu sắc như
nó đáng được thừa hưởng? Đó cũng chính là lí do mà chúng tôi-nhóm nghiên
cứu, quyết định làm một bài khảo sát về ảnh hưởng của VHDG trong tâm thức
người Việt.
2) Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi đã khảo sát 145 người, thuộc ba đối tượng:
-Dưới 20 tuổi.
-Từ 20 tuổi đến 30 tuổi.
-Trên 30 tuổi.
1) Kết quả nghiên cứu
-Trong 145 người, có:
104 người có quan tâm đến văn học dân gian
 41 người không quan tâm đến văn học dân gian
=> VHDG thật sự có ảnh hưởng nhất định tới người Việt.
I)Có

đến
134/145
trong

cuộc
khảo
sát
chọn
CÓ.
VHDG có ảnh hưởng rất lớn đến con người, giúp con người điều chỉnh và
nâng cao nhận thức lối sống của bản thân một cách hoàn chỉnh hơn.VHDG được biết
đến không chỉ bằng con đường truyền miệng mà còn được đưa vào chương trình dạy
học từ mầm non đến đại học để giáo dục học sinh về nhân cách, lối sống,... Việc đọc,
hiểu các tác phẩm dân gian là rất cần thiết trong một xã hội công nghiệp hoá hiện đại
hóa như hiện nay.
11


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
II) Về ảnh hưởng của văn học dân gian đến bản thân mỗi người:
*Theo khảo sát:
- 86/145 người chọn các tác phẩm VHDG giúp con người hình thành lối sống đúng
đắn ( chiếm tỉ lệ 59,31%)
- 32/145 chọn VHDG giúp con người biết vui, buồn, mừng, giận ( chiếm tỉ lệ
22,07%)
- 15/145 người chọn VHDG không ảnh hưởng đến đời sống con người ( chiếm
10,34%)
Như vậy qua các số liệu thu được trên đã cho ta thấy VHDG đã đi sâu vào
tiềm thức và phần nào ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức của mỗi người.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số người chưa nhìn nhận được tầm quan
trọng của VHDG. Một số khác, cũng phần nào hiểu được ý nghĩa của các tác
phẩm nhưng họ lại không biết vận dụng vào đời sống,.
III) Hình thức truyền đạt đề con người có thể tiếp xúc với văn học dân gian:
*Qua câu hỏi khảo sát “Bạn đã tiếp xúc với văn học dân gian như thế

nào?” (khảo sát 145 người), chúng tôi thu được kết quả như sau:
-Là những câu truyện được nghe lúc nhỏ ( 81 người :55.86%)
-Vì có trong chương trình học(30 người : 20.69%)
-Do xem phim,đọc sách(22 người : 15.17%)
-Yêu thích nên tìm hiểu (12 người : 8.28%)
Vấn đề trên có thể lý giải như sau:
Tiếp xúc qua những câu truyện được nghe lúc nhỏ : Trong cuộc đời của mỗi con
người, từ khi chào đời đến khi khôn lớn, trưởng thành , ai ai cũng đều được
lắng nghe những câu chuyện dân gian, bởi nó mang theo những ý nghĩa thiết
thực và đều chan chứa những bài học về tình người, cách đối nhân xử thế, …
Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ các bậc phụ huynh đã cho con em mình tiếp
xúc rất nhiều với những câu chuyện dân gian Việt Nam.
Do xem phim,đọc sách: các nhà làm phim và biên kịch đã sân khấu hóa VHDG,
giúp VHDG đến gần với thiếu nhi và thậm chí cả những người lớn tuổi.
Yêu thích nên tìm hiểu: Những câu chuyện VHDG Việt Nam rất ý nghĩa và đầy
tính nhân văn. Do đó một bộ phận thật sự yêu thích và tìm hiểu sâu về nó.
Chương trình học: Đây chính là kênh chủ yêu để giới trẻ có thể tiếp xúc, tìm hiểu
và đón nhận những bài học đáng quý trong những tác phẩm VHDG từ cấp I
đến khi vào cấp III. Chính vì vậy, việc tiếp xúc với văn học dân gian khá phổ
biến với học sinh.
 Như vậy qua 4 hình thức tiếp xúc trên, ta thấy bất kì ai cũng có thể tiếp xúc,
học hỏi từ văn học dân gian.

12


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
IV) Văn học dân gian phù hợp với mọi đối tượng:
Nhóm đặt ra câu hỏi “Theo bạn, truyện cổ tích chỉ dành cho trẻ em?” . Và
quả

trả
lời
khảo
sát
như
sau:
-Có:
27
người
(18.62%)
-Không: 118 người (81.38%)
Từ số liệu thống kê, ta thấy được tỉ lệ người đồng tình và không đồng tính khá
chênh lệch . Vì vốn dĩ VHDG là một sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền
kết

những ý nghĩa, giá trị đạo đức khác nhau. Vì vậy đối với cảm nhận của từng người sẽ
có những suy nghĩ khác nhau về một tác phẩm.
V/ Cổ tích nào được mọi người yêu thích nhất:
Truyện Tấm Cám
=> Điều này khẳng định nhân dân ta thường quan tâm nhiều đối với các câu chuyện
cổ tích thế tục và yêu thích các tác phẩm gần gũi với bản thân.
Đối với kết thúc truyện:
1. Trên 30 tuổi:

Ở độ tuổi này cho rằng việc Tấm làm hoàn toàn đúng, còn mẹ con Cám bị trừng trị
rất thích đáng. Những người ở độ tuổi này cho rằng mẹ con Cám bị trừng trị là hoàn
toàn thích đáng theo như đúng câu “Ác giả ác báo"
2. Lứa tuổi từ 20 đến 30 tuổi
Họ cho rằng Tấm biết đấu tranh cho quyền lợi và hạnh phúc của bản thân mình,
cũng giống như mẹ con Cám. Như vậy cả hai phe thiện và ác đều có sự đấu tranh cho

quyền lợi riêng mình. Đây cũng là cuộc đấu tranh để khẳng định quyền lực và địa vị
trong xã hội phong kiến.
2. Lứa tuổi dưới 20 tuổi

Các bạn trẻ lại cho rằng cái kết quá dã man, không phù hợp với mô típ của truyện cổ
tích,.
=> Chúng tôi thấy rất rõ quan điểm về vấn đề nhân sinh quan trong quá trình tiếp thu
văn học rất đa dạng. Nhìn chung, tất cả dều có lý riêng. Dẫu cái kết mỗi người có suy
nghĩ khác nhau thì toàn bộ câu chuyện vẫn giữ nguyên giá trị của nó.
VI) Ca dao tục ngữ có còn phù hợp với đời sống hiện nay không?:

13


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Với câu hỏi “Theo bạn, ca dao, tục ngữ có còn phù hợp với đời sống hiện nay
không?” và “Bạn có từng sử dụng ca dao, tục ngữ trong bài văn không?”; “Bạn có
hay sử dụng ca dao, tục ngữ trong đời sống hằng ngày không?”
. Các câu hỏi này đều chiếm một tỉ lệ tương đương nhau. Số người trả lời có
dao động từ khoảng 80-90%
*Giải thích:
Các tác phẩm văn học ra đời là để phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con
người. Văn học dân gian cũng thế, cũng được con người ứng dụng rộng rãi trong cuộc
sống. Nhân dân sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và học sinh sử dụng ca dao,
tục ngữ vào bài văn.
Kết luận:
-Qua những gì đã phân tích ở trên, chúng ta cũng đã thấy được phần nào sức
ảnh hưởng của văn học dân gian đối với mỗi người Việt Nam. Có hiểu biết và quan
tâm đến văn học Việt Nam nói chung hay VHDG nói riêng, ta mới có thể thấy được
cái đẹp, cái tình người ẩn chứa trong mỗi tác phẩm. Văn học giúp ta thêm yêu đời, yêu

người và sống tốt hơn. Riêng kho tàng ca dao tục ngữ, việc sử dụng thành thạo và
đúng lúc các câu ca dao, tục ngữ trong đời sống và giao tiếp sẽ giúp ta đạt hiệu quả
lớn, tác động tốt đến việc giao lưu tư tưởng, tình cảm đối với người đối thoại. Như
vậy, học, hiểu và yêu VHDG góp phần giúp chúng ta sử dụng tiếng Việt uyển chuyển,
hàm súc và giàu hình ảnh hơn.

14


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

DỰ ÁN HỌC VĂN TRÊN FACEBOOK
Kính thưa quý thầy cô cùng các bạn thân mến, từ lâu lắm rồi Facebook đã không còn
lạ lẫm gì đối với chúng ta và thậm chí mỗi người trong chúng ta đều có hẳn một tài
khoản Facebook cho riêng mình. Vậy mọi người thường sử dụng Facebook để làm gì?
Chia sẻ tâm trạng? Giao lưu kết bạn? Đăng hình hay đọc tin tức mới?... Thế mọi
người đã bao giờ nghĩ đến sẽ sử dụng Facebook giống như một công cụ để tìm hiểu
thông tin, phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy của mình chưa? Bởi vì lợi ích
chưa được biết đến nhiều đó của Facebook nên nhóm của chúng em quyết định thành
lập trang “ Văn học là nhân học” để mọi người có thể trực tiếp tìm hiểu và học tập
môn ngữ văn, đặc biệt là về chuyên đề văn học dân gian trên Facebook.

I.

II.

III.

IV.


Mục đích của việc thành lập trang Văn học là nhân học
 Cung cấp thêm tri thức về văn học dân gian
 Đưa mọi người tiếp cận gần hơn với văn học dân gian
 Là nơi giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm để học tốt văn học dân gian
 Là nguồn cung cấp các tư liệu, dẫn chứng cho quá trình học tập và làm
việc của mọi người
Ý nghĩa của việc thành lập trang Văn học là nhân học
a) Đối với mọi người
 Là nơi để mọi người có thể vửa học vừa chơi
 Là nơi giải đáp mọi thắc mắc về văn học dân gian
b) Đối với các thành viên trong nhóm
 Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm của mỗi cá nhân
 Rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ý thức kỉ luật khi làm việc theo
nhóm
Đối tượng sử dụng trang Văn học là nhân học
 Học sinh
 Sinh viên
 Giáo viên
 Tất cả mọi người yêu thích văn học
Thành quả mà trang Văn học là nhân học đạt được
 Số lượt thích trang : 707 lượt
 Số lượt chia sẻ trang: 5 lượt
15


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
 Tổng số bài viết: 76 bài
 Số lượt thích trung bình của mỗi bài viết: 22 lượt thích
V.


Ưu điểm của dự án học văn trên Facebook
 Mọi người dễ dàng tiếp cận được với trang
 Dễ dàng tra cứu thông tin
 Đa dạng về chủ đề bài viết
 Đăng bài viết thường xuyên với các hình ảnh và video
 Phản hồi nhanh chóng những thắc mắc
 Bài viết gần với chương trình học tập
 Giải trí với các trò đố vui do các admin tổ chức

VI.

Nhược điểm của dự án học văn trên Facebook
 Số người biết đến và theo dõi trang còn khá hạn chế
 Phạm vi đăng bài về chủ đề văn học dân gian còn hẹp
 Bài đăng có đôi chỗ ý còn lan man, dài dòng
 Font chữ nhỏ, hơi khó nhìn dễ gây mỏi mắt

VII.

VIII.

Khó khăn khi thực hiện dự án học văn trên Facebook
 Số người theo dõi trang, thích và bình luận các bài viết còn thấp
 Thời gian đăng bài của các thành viên chưa có sự thống nhất tuyệt đối

Thể loại văn học dân gian có phạm vi tìm kiếm đề tài khá eo hẹp
 Khá mất thời gian trong quá trình đăng bài và phản hồi thắc mắc
Giải pháp khắc phục
 Tích cực, thường xuyên giới thiệu cho bạn bè trang Văn học là nhân học
trên trang cá nhân

 Bàn bạc, sắp xếp lại thời gian đăng bài
 Chỉnh sửa lại bài viết trước khi đăng lên
 Tích cực tìm kiếm những đề tài mới trong thể loại văn học dân gian

16


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Báo cáo về dự án Facebook
( từ ngày 15/9 đến ngày 15/10)
Ngày 15/9/2014:
 Bắt đầu thực hiện dự án. Thành lập trang Văn học là nhân học
 Đăng ảnh đại diện với 24 lượt thích
 Đăng ảnh bìa với 23 lượt thích
Ngày 17/9/2014:
 Mai Thy đăng bài “ khái niệm về văn học dân gian” với 38 lượt thích, 6 bình
luận, 193 người đã tiếp cận bài viết
 Tâm Thư đăng hình ảnh của trang với 25 lượt thích, 3 bình luận, 128 người đã
tiếp cận bài viết
Ngày 18/9/2014:
 Mai Thy đăng video về chèo “Chuyện tình Thị Nở” với 19 lượt thích, 59 người
đã tiếp cận với bài viết
 Mai Thy đăng video về chèo “Việc làng” ( Xử án Thị Mầu) với 23 lượt thích,
72 người đã tiếp cận bài viết
 Trung Tú đăng về “Các thể loại trong văn học dân gian” với 25 lượt thích, 120
người đã tiếp cận bài viết
 Lê Phương Anh đăng về “ Thể loại truyền thuyết” với 26 lượt thích, 100 người
đã tiếp cận bài viết
 Tâm Thư đăng hình ảnh của trang với 25 lượt thích, 123 người đã tiếp cận bài
viết

 Minh Châu đăng hình ảnh của trang với 20 lượt thích, 106 người đã tiếp cận
bài viết
Ngày 20/9/2014:
 Ngọc Anh đăng bài giới thiệu về chuyên mục “ Mỗi ngày một câu chuyện” với
38 lượt thích, 7 bình luận và 184 người đã tiếp cận bài viết
 Tường Vy đăng về “Câu đố” với 14 lượt thích, 3 bình luận, 105 người đã tiếp
cận bài viết
Ngày 21/9/2014:
 Quế Trinh đăng bài về thể loại Vè với 19 lượt thích, 142 người đã tiếp cận bài
viết

17


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Ngày 22/9/2014:
 Lê Phương Anh đăng bài về Truyện cười dân gian với 25 lượt thích, 3 bình
luận, 144 người đã tiếp cận bài viết
 Mai Thy đăng về thể loại truyện cổ tích với 19 lượt thích, 1 bình luận, 114
người đã tiếp cận với bài viết
 Mai Thy đăng hình ảnh của trang với 16 lượt thích, 1 bình luận, 104 người đã
tiếp cận bài viết
 Tâm Thư đăng hình ảnh của trang với 13 lượt thích, 100 người đã tiếp cận bài
viết
Ngày 23/9/2014:
 Mai Thy cập nhật ảnh bìa mới cho trang với 17 lượt thích, 1 bình luận, 71
người đã tiếp cận
 Mai Thy đăng video Tấm Cám phần 1 do lớp 10A5 trình diễn với 40 lượt thích,
10 bình luận, 1 lượt chia sẻ, 216 người đã tiếp cận
 Mai Thy đăng video Tấm Cám phần 2 do lớp 10A5 trình diễn với 26 lượt thích,

1 lượt chia sẻ, 154 người đã tiếp cận
Ngày 24/9/2014:
 Bảo Trâm đăng bài về thể loại Ca dao với 26 lượt thích, 6 bình luận, 154 người
đã tiếp cận bài viết
 Trung Tú đăng bài về thể loại Thần thoại với 27 lượt thích, 12 bình luận, 104
người đã tiếp cận bài viết
Ngày 25/9/2014:
 Minh Châu đăng bài về thể loại tục ngữ với 21 lượt thích, 10 bình luận, 133
người đã tiếp cận bài viết
 Tâm Thư đăng về thể loại truyền thuyết với 22 lượt thích, 131 người đã tiếp
cận bài viết
Ngày 26/9/2014:
 Mai Thy đăng về thể loại sử thi với 26 lượt thích, 130 người đã tiếp cận bài viết
 Tâm Thư đăng về thể loại truyền thuyết phần thứ 2 với 24 lượt thích, 121 người
đã tiếp cận bài viết
Ngày 27/9/2014:
 Ngọc Anh đăng bài về truyện ngụ ngôn với 24 lượt thích, 6 bình luận, 143
người đã tiếp cận bài viết
18


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Ngày 28/9/2014:
 Tâm Thư đăng bài về thể loại truyện thuyết phần 3 với 23 lượt thích, 3 bình
luận, 118 người đã tiếp cận bài viết
 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 21 lượt thích, 8 bình luận, 152 người đã tiếp
cận bài viết
 Minh Anh đăng bài về thể loại truyện thơ với 27 lượt thích, 7 bình luận, 117
người đã tiếp cận bài viết
Ngày 29/9/2014:

 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 23 lượt thích, 5 bình luận, 162 người đã tiếp
cận bài viết
 Minh Châu đăng trò chơi đố vui với 19 lượt thích, 13 bình luận, 200 người đã
tiếp cận bài viết
Ngày 30/9/2014:
 Lê Phương Anh đăng về thể loại câu đố với 25 lượt thích, 15 bình luận, 213
người đã tiếp cận bài viết
Ngày 1/10/2014:
 Tường Vy đăng video về chèo với 14 lượt thích, 4 bình luận, 87 người đã tiếp
cận bài viết
Ngày 2/10/2014:
 Mai Thy chia sẻ trang khảo sát về văn học dân gian với 14 lượt thích, 1 bình
luận, 128 người đã tiếp cận bài viết
 Bảo Trâm đăng bài phân tích nhân vật Tấm với 21 lượt thích, 7 bình luận, 105
người đã tiếp cận bài viết
Ngày 3/10/2014:
 Quế Trinh đăng bài về giá trị của văn học dân gian với 21 lượt thích, 5 bình
luận, 132 người đã tiếp cận bài viết
Ngày 4/10/2014:
 Ngọc Anh đăng bài phân tích An Dương Vương với 21 lượt thích, 3 bình luận,
123 người đã tiếp cận bài viết

19


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

Ngày 5/10/2014:
 Mai Thy đăng bài phân tích Mị Châu với 19 lượt thích, 2 bình luận, 115 người
đã tiếp cận bài viết

 Minh Anh đăng bài so sánh truyền thuyết và cổ tích với 23 lượt thích, 2 bình
luận, 125 người đã tiếp cận bài viết
Ngày 6/10/2014:
 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 17 lượt thích, 9 bình luận, 147 người đã tiếp
cận bài viết
 Trung Tú đăng về thể loại sử thi với 5 lượt thích, 4 bình luận, 41 người đã tiếp
cận bài viết
Ngày 7/10/2014:
 Lê Phương Anh đăng bài về câu đồng nghĩa với câu thành ngữ “đòn xóc hai
đầu” với 12 lượt thích, 2 bình luận, 107 người đã tiếp cận bài viết
 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 17 lượt thích, 2 bình luận, 127 người đã tiếp
cận bài viết
 Minh Châu đăng bài về truyện cười với 15 lượt thích, 4 bình luận, 114 người đã
tiếp cận bài viết.
Ngày 8/10/2014:
 Tâm Thư đăng bài về ca dao với 7 lượt thích, 67 người đã tiếp cận bài viết
Ngày 9/10/2014:
 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 18 lượt thích, 5 bình luận, 179 người đã tiếp
cận bài viết
 Mai Thy đăng bài về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết với 15
lượt thích, 5 bình luận, 94 người đã tiếp cận bài viết

Ngày 10/10/2014:
 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 24 lượt thích, 4 bình luận, 193 người đã tiếp
cận bài viết
 Mai Thy đăng bài về truyện thần thoại Việt Nam với 14 lượt thích, 1 bình luận,
115 người đã tiếp cận bài viết
20



Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
Ngày 11/10/2014:
 Minh Anh đăng ca dao tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba, tháng Bốn với 13
lượt thích, 117 người đã tiếp cận bài đăng
Ngày 12/10/2014:
 Trung Tú đăng bài về sử thi dân gian Việt Nam với 12 lượt thích, 2 bình luận,
111 người đã tiếp cận bài viết
Ngày 13/10/2014:
 Mai Thy đăng trò chơi đố vui với 16 lượt thích, 4 bình luận, 148 người đã tiếp
cận bài đăng
 Trung Tú đăng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” với 15 lượt thích, 3 bình luận, 134
người đã tiếp cận bài viết
 Tâm Thư đăng truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh với 9 lượt thích, 1 bình luận,
109 người đã tiếp cận bài viết
Ngày 15/10/2014:
 Ngọc Anh đăng bài về truyện ngụ ngôn với 16 lượt thích, 3 bình luận, 121
người đã tiếp cận bài viết

Số lượt thích trang: 707 lượt thích

21


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian

DỰ ÁN HỌC VĂN QUA HỘI HỌA
I. Phân công
- Vẽ tranh: Thùy Linh, Tâm Thư, Kim Hằng, Anh Thư, Khuê Tú
- Tô màu: Thùy Linh, Tâm Thư, Kim Hằng, Anh Thư, Khuê Tú, Đăng Thư,
Tường Vân

- Thuyết trình: Kim Ngọc, Đăng Thư, Tường Vân
II.Mục đích
- Giúp người xem hình dung ra được câu chuyện mà tranh nhắc đến
- Miêu tả rõ nét, sinh động câu chuyện hơn
- Làm cho việc học Văn trở nên nhẹ nhàng hơn
III.
Ý nghĩa dự án
- Làm câu chuyện trở nên sinh động hơn
- Giúp người đọc hiểu thêm về câu chuyện
- Tái hiện lại giá trị của Văn học Dân gian
- Làm việc học Văn trở nên nhẹ nhàng hơn
IV. Ý nghĩa của dự án đối với nhóm
Nhờ có dự án, nhóm được dùng đam mê và sở thích vẽ để tái hiện lại
sống động các tác phẩm văn học dân gian, tự mình cảm thụ và hiểu rõ hơn về
tình cảm của nhân vật, tình huống của truyện và ý nghĩa cách giải quyết tình
huống của tác giả dân gian. Nhờ vậy, nhóm cảm thấy yêu thích môn Văn học
hơn nữa.
V. Quá trình đưa ra ý tưởng
- Sau khi suy nghĩ, có bạn đề nghị kể lại các câu chuyện theo kiểu vẽ truyện
tranh, tuy nhiên vì thời gian có hạn nên ý tưởng này không khả thi. Cuối cùng
nhóm bàn bạc và quyết định sẽ vẽ cảnh tiêu biểu trong truyện
- Cả nhóm đọc lại truyện và tìm ra ý chính để vẽ hoặc lên google tìm những mẫu
tranh có sẵn để làm ý tưởng
- Sau khi đã có ý tưởng, mỗi người phác thảo ra giấy, cả nhóm bàn bạc chỉnh sửa
rồi mới tiến hành vẽ
VI.Tiến trình công việc
21/9:
-

Vẽ Cây tre trăm đốt (Thùy Linh)

Vẽ An Dương Vương (Thanh Tâm)
Vẽ Tấm Cám (Kim Hằng)

22


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
23/9:
-

Vẽ Thánh Gióng (Anh Thư)
Vẽ Thạch Sanh (Anh Thư)

24/9:
-

Tô màu Thánh Gióng (cả nhóm)
Tô màu Thạch Sanh (cả nhóm)
Tô màu Cây tre trăm đốt (Thùy Linh)
Bài thuyết trình: An Dương Vương, Tấm Cám, Thạch Sanh (Kim Ngọc, Tường
Vân)

25/9:
-

Vẽ Sự tích quả dưa hấu (Thanh Tâm)
Tô màu Sự tích quả dưa hấu (cả nhóm)
Vẽ Ai mua hành tôi (Kim Hằng)
Tô màu Ai mua hành tôi (cả nhóm)
Vẽ và tô màu Sơn Tinh Thủy Tinh (Thùy Linh)

Bài thuyết trình: Cây tre trăm đốt, Ai mua hành tôi, Thánh Gióng

26/9:
-

Vẽ Lạc Long Quân và Âu Cơ (Thanh Tâm)
Tô màu Lạc Long Quân và Âu Cơ (cả nhóm)
Vẽ và tô màu Bánh chưng bánh dày (Khuê Tú)
Tô màu Tấm Cám
Bài thuyết trình: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sự tích quả dưa hấu, Sơn Tinh
Thủy Tinh, Sự tích bánh chưng bánh dầy (Tường Vân, Kim Ngọc)

Từ 27/9 -> 8/10
- Chỉnh sửa bài thuyết trình (cả nhóm)
 Dự án hoàn thành ngày 9/10
VII.
Ưu điểm của nhóm
- Nhóm hoàn thành dự án trước thời hạn
- Một số tranh nổi bật về nét vẽ, hình ảnh
- Người xem có thể hình dung ra được câu chuyện mà tranh nhắc đến
- Nhóm có sự đoàn kết
VIII.
Khuyết điểm của nhóm
- Còn thiếu sáng tạo trong tranh
- Một số tranh còn sơ sài
- Tô màu còn bị lem
- Thời gian hoàn thành một tranh mất khá nhiều thời gian
23



Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
IX.Khó khăn
- Ban đầu nhóm không xác định được phải vẽ những gì
- Vì không có màu vẽ phù hợp nên nhóm phải góp tiền mua
- Quá chú ý vào dự án khiến việc học các môn khác bị xao lãng
- Một số bạn không thực sự tập trung vào dự án

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
24


Chuyên đề: ứng dụng PP dạy học dự án vào văn học dân gian
DỰ ÁN HỌC VĂN QUA HỘI HỌA
Mở đầu: Như chúng ta đã biết vẽ tranh chính là một nghệ thuật, nó cho ta một góc
nhìn về đời sống, mang đến cho ta những giây phút thư giãn để hưởng thụ và chiêm
ngưỡng sự phong phú của thế giới sắc màu trong tranh...Bên cạnh đó, tranh vẽ còn có
thể ghi chép lại quá trình sự việc, hiện tượng trong lịch sử qua nhiều thời kỳ và giai
đoạn khác nhau.
Vì lẽ đó, hôm nay chúng em xin giới thiệu cho các quý thầy cô và các bạn một khu
triển lãm tranh nho nhỏ nhưng lại mang đậm hơi thở của dân tộc đó chính là văn học
dân gian. Sau đây, chúng em xin được trình bày từng mẫu thiết kế của mình:
I.

An Dương Vương và Mị Châu:

”Đương dương vạn mã đào thanh âm
Nham hải văn tê bạch trú trầm
Quy trào dĩ tuỳ khinh bạc tế
Nga mao thuỵ lượng nữ nhị tâm
Hà sơn hữu lệ minh châu kết

Oan trái nan điền cổ tình thâm
Đôn phách trinh hồn chung bất từ
Quế kỳ phong vũ dạ tiêu sâm”
Mỗi lần nhắc tới tác phẩm “ An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ” nhân dân ta
không khỏi phải nhỏ lệ xót thương về vị vua đáng kính An Dương Vương và bi kịch
tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ.Trong lòng của mỗi người dân ta, hình tượng
An Dương Vương, một vị vua đáng kính, người người ngưỡng mộ, có tấm lòng yêu
dân sâu sắc điều đó đã được chứng minh qua những hành động của ông trong quá
trình xây dựng thành Cổ Loa. Nhờ tấm lòng yêu dân, yêu nước tha thiết ấy mà ông đã
nhận được sự trợ giúp của nỏ thần do thần Kim Quy ban tặng để dễ dàng đánh bại
quân Triệu Đà. Thế nhưng cũng vì lẽ đó khiến An Dương Vương quá phụ thuộc vào
chiếc nỏ thần, không có một chút phòng bị, thiếu sự đề cao cảnh giác với những âm
mưu, toan tính của kẻ thù. Còn nàng Mị Châu, một người con gái đẹp, tâm hồn ngây
thơ trong sáng, hiếu thảo với cha, thuỷ chung với chồng. Nhưng chính tình yêu của
nàng dành cho Trọng Thuỷ quá sâu đậm mà nàng đã vô tình đặt sự tìn tưởng vào
chồng và nhận lại sự lừa dối.Những sơ hở ấy của An Dương Vương và Mị Châu đã
đẩy quốc gia vào con đường diệt vong, nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng, đau
thương. Câu chuyện trên không chỉ cho ta một cái nhìn sâu sắc về 3 nhân vật An
25


×