Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài giảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.77 KB, 16 trang )

BÀI GIẢNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
( Trình bày trong 2 giờ cho Lớp bồi dưỡng biên tập viên báo
chí, xuất bản tháng 10/2017 tại Học viện báo chí tuyên truyền)
Chọn vấn đề
A. Lý luận: tóm tắt về vị trí, vai trò, tính chất và mục đích
xủa xuất bản
B. Thực tiễn:
a) Một số nét chính về xuất bản khu vực và thế giới
b) Về xuất bản Việt Nam
+ Thành tựu và kết quả
+ Hạn chế, khuyết điểm
+ Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, có biện pháp,
giải pháp tháo gỡ
+ một số lỗi thường gặp trong xuất bản và xử lý sai phạm
trong xuất bản mấy năm gần đây.
A. Tóm tắt về vị trí, vai trò, tính chất và mục đích của
xuất bản
Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của hoạt động xuất bản. Chỉ thị 42/CT-TƯ
ngày 25/8/2004 xác định: “Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực
hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân”
và “Là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Mục đích của hoạt động xuất bản được Luật Xuất bản 2012 xác
định:
“Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm
phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã
hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp


ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí,
1


xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở
rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội,
đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích
quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Trên cơ sở nhận thức khoa học và cách mạng đó, Đảng và Nhà
nước ta đề ra chủ trương phải “Xây dựng Ngành xuất bản thành
ngành kinh tế - công nghiệp phát triển toàn diện vững chắc”.
Như vậy, xuất bản cùng lúc có hai sứ mệnh: là lĩnh vực tư
tưởng sắc bén, bộ phận quan trọng của nền văn hóa và đồng
thời là ngành kinh tế - kỹ thuật phát triển toàn diện. Nói cách
khác, vấn đề lớn nhất, mâu thuẫn lớn nhất của xuất bản là phải
làm tốt chức năng tư tưởng – văn hóa, đồng thời phải đạt hiệu
quả kinh tế cao trong cơ chế thị trường.
Đây là đòi hỏi rất cao đối với xuất bản, nếu không có hệ thống
pháp luật và chính sách hỗ trợ phù hợp, có thể nói đó là nhiệm
vụ bất khả thi với đa số nhà xuất bản. Nếu không giải quyết
được vấn đề này, xuất bản nước ta sẽ tiếp tục yếu kém, không
hội nhập được với khu vực và thế giới, sẽ phát sinh những căn
bệnh mới.
Xử lý mối quan hệ giữa nhiệm vụ chính trị và hiệu quả kinh tế
cũng là nhận định của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung
ương 5 khóa XII về các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế hiện
nay khi nói về hạn chế của doanh nghiệp nhà nước.
Tính chất của xuất bản
Tính chất đa diện của xuất bản (có giáo trình gọi là tính chất hai

mặt)
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước ta
thì xuất bản không phải thuần túy là hoạt động kinh tế mà
trước hết là hoạt động văn hóa tư tưởng. Ngày nay, khi cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 (hay còn gọi là nền kinh tế thông
minh) và kinh tế tri thức trở thành động lực thì xuất bản có tính
chất công cụ trí tuệ có tính dẫn dắt.
a)

Xuất bản là hoạt động văn hóa tinh thần

- Từ hoạt động tư duy của cá nhân thông qua xuất bản được
tạo thành tác phẩm hoàn chỉnh phổ biến đến xã hội, qua sàng
2


lọc của nhận thức và cảm thụ của con người trở thành di sản
của thời đại.
b) Tính chất sản xuất hàng hóa
Ngày nay, xuất bản phẩm đã trở thành hàng hóa, loại hàng hóa
đặc biệt. Nó đặc biệt bởi giá trị sử dụng không phục vụ trực tiếp
các nhu cầu có tính vật chất của con người mà đáp ứng các nhu
cầu văn hóa tinh thần. Để tạo nên xuất bản phẩm phổ biến đế
nhiều người, phải thông qua quá trình sản xuất vật chất, nghĩa
là có sự tác động của con người và hệ thống thiết bị làm biến
đổi nguyên vật liệu, từ chỗ không mang thông tin có thể nhận
biết được thành vật mang thông tin, hình thành nên sản phẩm
sách và các xuất bản phẩm khác. Quá trình này tuân theo
những quy luật của kinh tế hàng hóa, quy lật giá trị, quy luật
cung cầu của thị trường.

- Cần lý giải thêm sự khác biệt xuất bản với báo chí:
+ Báo chí cung cấp thông tin , trong đó thông tin thời sự là
quan trọng và chủ yếu (báo), thông tin chuyên ngành có
phạm vi hẹp hơn mang tính nghề nghiệp (tạp chí);
+ Xuất bản cung cấp tri thức nền tảng (sách giáo khoa, dạy
nghề, kỹ năng sống, các công trình nghiên cứu khoa học, các
tác phẩm sáng tác, nghiên cứu về văn học nghệ thuật góp
phần bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh, góp phần
hình thành nhân cách, lẽ sống đối với các thế hệ người đọc);
Như vậy, xuất bản cùng lúc có nhiệm vụ tuyên truyền như
báo chí (Gương người tốt việc tốt, tập tài liệu phòng chống
dịch bệnh, hướng dẫn kỹ năng sống v.v...); mặt khác mang
đến cho người đọc những tác phẩm và công trình nghiên
cứu như đã nói ở trên.
Về loại hình và mô hình tổ chức cũng khác biệt: báo chí là
đơn vị sự nghiệp (chưa thấy có doanh nghiệp báo chí ở nước
ta); còn xuất bản có khoảng 1/3 là doanh nghiệp, 2/3 là đơn
vị sự nghiệp công lập. Không có loại hình tổ chức khác.
B.Thực tiễn hoạt động xuất bản những năm gần đây
B.1. Vài nét về xuất bản thế giới
3


-a) Vai trò của xuất bản ngày nay được coi trọng: Xuất bản
với chiến lược “sức mạnh mềm”
- b) Nhà nước hỗ trợ xuất bản dưới nhiều hình thức
- c) Sự phát triển của nền kinh tế thông minh (thời kỳ công
nghiệp 4.0) mà trực tiếp là công nghệ thông tin tác động
mạnh đến xuất bản.
- d) Thói quen và mục đích đọc sách của bạn đọc trên thế

giới đang thay đổi mạnh mẽ.
Từ bối cảnh chung đó, có những thay đổi man tính xu hướng
như sau:
a)
b)
c)
d)

Xuất bản điện tử - loại hình xuất bản đang phát triển mạnh
mẽ, tuy hiện nay có phần chững lại về tốc độ tăng trưởng
Xu hướng chuyên nghiệp hóa và chuyên ngành hóa của
xuất bản thế giới
Xu hướng xuất bản theo yêu cầu và tự xuất bản
Việc quảng bá sách ngày càng quyết định tới hiệu ứng xã
hội và hiệu quả kinh tế của xuất bản

Một vài số liệu về xuất bản một số nước:
- Nhật Bản có gần 4500 nhà xuất bản, phần lớn là NXB nhỏ
và vừa, duy nhất có 1 cơ quan Gọi là Cục in ấn của Bộ Tài
chính thuộc sở hữu nhà nước; tổng số lao động 97000, 80%
tập trung ở Tokyo, 10% ở Osaka và Kyoto, còn lại phân bố rải
rác ở các nơi.
Doanh thu hàng năm khoảng 2000 tỷ Yên (20 tỷ USD tương
đương 440000 tỷ USD),
- Hàn Quốc có khoảng 30000 NXB, ½ là là NXB nhỏ (khoảng
5 nhân viên) và loại NXB trung bình (30-40 nhân viên). Ở
Hàn Quốc có một số tổ hợp xuất bản lớn có thể gồm 10 NXB
nhỏ trự thuộc 1 công ty mẹ với trên 100 nhân viên.
Thị trường sách Hàn Quốc đạt khoảng 4 tỷ USD/năm (22000
tỷ VND).

- Trung Quốc
Đến 2010 có 579 NXB, trong đó có 220 NXB TW, 359 NXB TW

4


Xuất bản 274 123 tên sách (có 148 978 sách mới). Với 7,062
tỷ bản, doanh thu theo giá bìa là 80,245 tỷ NDT (250 000 tỷ
VND).
- Hoa Kỳ
Hiện có khoảng 86 000 NXB sách, trong đó có 6 NXB lớn đều
tập trung ở New York, khỏang 4000 NXB vừa, 80000 NXB nhỏ
(trong đó 20 000 hoạt động kinh doanh, 60 000 phi lợi
nhuận). Hằng năm gần 10000 NXB thành lập và giải thể. Mỗi
năm xuất bản khoảng 328 000 tên sách.
Biên tập viên hầu như quyết định tất cả trên cơ sở phân
quyền và trách nhiệm rất rõ.
Thu nhập của nam biên tập viên khoảng 96 600USD/năm, nữ
khoảng 66 000USD/ năm.
- Thái Lan
Năm 2004 có 433 NXB đến 2010 517 NXB, chia làm 3 loại lớn
(trên 100 triệu Bạt), trung bình (trên 30 triệu BẠt) và nhỏ
(dưới 30 triệu Bạt)
Mỗi năm 1 NXB ấn hành khoản 26-30 tên sách (khoảng 15
000 tên sách cả nước)
B.2. Về xuất bản Việt Nam
- Thành tựu và kết quả
+ Những thành tựu về kinh tế, xã hội của công cuộc đổi mới
đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản
vượt qua những khó khăn, thách thức khi chuyển đổi cơ chế,

đạt được những chỉ tiêu cơ bản, tiếp tục khẳng định vị trí, vai
trò quan trọng trong đời sống xã hội, từng bước thích nghi với
cơ chế thị trường và có bước phát triển mới trong đổi mới
công nghệ và nâng cao đời sống, thu nhập của người lao
động.
Từ một quốc gia thiếu sách, Việt Nam đã vươn lên trở thành
một nước có nền xuất bản độc lập, tự chủ, cung cấp đủ sách
cho nhu cầu xã hội, trước hết là sách giáo khoa cho các bậc
học phổ thông với chất lượng nội dung và hình thức không
5


ngừng nâng cao, cung cấp một khối lượng kiến thức sâu
rộng, thông tin bổ ích về nhiều lĩnh vực, góp phần giữ vững
ổn định chính trị, nâng cao dân trí, làm phong phú đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân, đóng góp tích cực vào công
cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
+ Kết quả
Kết quả quan trọng nhất sau hơn 10 năm thực hiện chỉ thị
42-CT/TW là ngành xuất bản đã phục vụ hiệu quả các nhiệm
vụ chính trị, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động,
thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, đáp ứng bước đầu
nhu càu đọc của các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định
vị thế trong hệ thống các thiết chế văn hóa tư tưởng của
Đảng, Nhà nước và nhân dân, là bộ phận của nền văn hóa
Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cụ thể:
Nhịp độ phát triển được duy trì .
Nếu như năm 2002 xuất bản được 13.515 cuốn thì đến năm
2016 đạt 29390 cuốn (tăng 117,46%); số bản sách tăng từ
217,48 triệu bản năm 2002 lên 328,337 triệu bản (tăng 50,9%);

số bình quân bản sách trên đầu người ở Việt Nam đạt 3,6 bản
sách/người/năm (2016). Những con số trên cho thấy, hoạt động
xuất bản sách về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hệ thống tổ chức các nhà xuất bản được giữ vững, năng lực
của một số nhà xuất
bản có bước phát triển
Từ 48 nhà xuất bản năm 1999, đến nay đã có 61 nhà xuất bản
hoạt động, trong đó tăng nhiều nhất là khối các nhà xuất bản
thược các trường đại học. Mặc dù có nhiều khó khăn về vốn, cơ
sở vật chất nhưng các chỉ tiêu kinh tế như tổng số vốn huy
động, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận đều tăng.
Lực lượng lao động tại các nhà xuất bản có sự phát trển mới cả
về số lượng và chất lượng
Tổng số lao động tại các NXB khoản 6500 người (tăng gần 2
lần so với 2004), gần 1200 biên tập viên, tăng 1,2 lần/2004),
hầu hết có bằng đại học hoặc trên đại học.

6


Đã tổ chức xuất bản được một số tác phẩm, công trình khoa
học có giá trị cao và khá đồ sộ như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Tủ
sách hơn 150 tên sách về Thăng Long –Hà Nội ngàn năm văn
hiến, Toàn tập Hồ Chí Minh, Đại thực lục 10 tập, Bộ sách Lịch sử
tư tưởng quân sự Việt Nam, Bộ sách các tác phẩm được giải
thưởng Hồ CHí Minh, Tuyển tập tác phẩm văn học Viêt Nam thế
kỷ XX rất đồ sộ (30 tên sách với gần 30000 trang khổ lớn)
v.v...Đây cũng là thời kỳ ra đời nhiều tiểu thuyết lịch sử có giá
trị như Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải),
Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), trong đó

nhiều tác phẩm, công trình được trao Giải thưởng cao nhất của
Giải thưởng Sách Việt Nam. Có thể nói rằng, dù gặp rất nhiều
khó khăn nhưng đây vẫn là khoảng thời gian công bố được
nhiều bộ sách, công trình có giá trị và chưa bao giờ thị trường
sách Việt Nam có sự phong phú, đa dạng, cập nhật và đẹp như
bây giờ.
- Hạn chế, khuyết điểm
Về tư duy, nhận thức và phương thức tổ chức, quản lý
+ Vẫn còn tư duy bao cấp, trông chờ vào nhà nước và cơ quan
chủ quản, nhận thức về cơ chế thị trường còn mơ hồ.
+ Chưa nắm vững vị trí, tính chất mục đích của hoạt động xuất
bản, bị áp lực kinh tế của cơ chế thị trường chi phối nên một số
NXB vi phạm pháp luật ở các mức dộ khác nhau.
+ Cơ quan quản lý tuy có nhiều cố gắng tạo thuận lợi về cơ
chế, chính sách đối với hoạt động xuất bản song vẫn có lúc, có
cơ quan, có địa phương chưa làm tròn chức năng kiến tạo, hành
động, phục vụ doanh nghiệp và người dân như chỉ đạo của
Chính phủ. Một ví dụ cụ thể:
Gần đây, bộ Công thương trình Chính phủ ban hành Nghị định
94/2017/ND-CP ngày 10/8/2017 có hiệu lực thi hành từ tháng
10/2017 về Danh mục sản phẩm, dịch vụ và địa bàn độc quyền
nhà nước, trong đó có xuất bản phẩm. Nhìn vào bản Danh mục
hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong
hoạt động thương mại quy định rất cụ thể 20 loại hàng hóa,
dịch vụ do nhiều bộ, ngành quản lý nhà nước, còn về địa bàn
thì không có gì khác nhau, đều trên địa bàn cả nước.
7


Tuy nhiên, cần đối chiếu với các luật chuyên ngành để khi thực

thi sẽ đồng bộ mà không có sự phủ định lẫn nhau hoặc khó áp
dụng trong thực tiễn. Ở đây chỉ xin nói về mục số 18 trong bản
Danh mục 20 hàng hóa, dịch vụ nói trên, đó là Xuất bản phẩm
(cột hàng hóa, dịch vụ) và Xuất bản ( được xếp vào cột Hoạt
động thương mại độc quyền nhà nước).
Theo quy định tại điều 3 Luật Xuất bản “Hoạt động xuất bản
thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri
thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống
tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và
lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa
với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư
tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”.
Như vậy, Xuất bản không phải là hoạt động thương mại, mà là
hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Thậm chí, tại Chỉ thị
số 42/CT-TƯ ngày 25/8 2004 còn phê phán “ hiện tượng thương
mại hóa trong hoạt động xuất bản”.
Mặt khác, tại Điều 1 luật Xuất bản quy định: “Hoạt động xuất
bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm.” Do đó, nói đến hoạt động xuất bản là đề cập đến 3 lĩnh
vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, trong đó cả 3 lĩnh
vực đều đã được pháp luật cho phép các thành phần ngoài nhà
nước tham gia với mức độ khác nhau. Đối với lĩnh vực in và
phát hành xuất bản phẩm, tư nhân được lập doanh nghiệp theo
Luật doanh nghiệp và tham gia in và phát hành hầu hết ấn
phẩm, trong đó có xuất bản phẩm, trừ in và phát hành tiền và
tem bưu chính.
Ngay cả đối với lĩnh vực xuất bản, tư nhân cũng được tham gia

liên kết xuất bản theo quy định tại điều 23 Luật Xuất bản:
’’ 1. Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung
là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản
phẩm:
a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
8


b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất
bản phẩm;
c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
2. Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao
gồm:
a) Khai thác bản thảo;
b) Biên tập sơ bộ bản thảo;
c) In xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm.
3. Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm,
tài liệu được liên kết xuất bản;
b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác
liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải
có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối
tác liên kết phải có biên tập viên.
4. Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị, lịch
sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không

được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo...”
Có thể thấy, Luật Xuất bản 2012 đã kế thừa Luật Xuất bản 2004
cho phép tư nhân (mà thực chất là thừa nhận thực tế, dù các cơ
quan quản lý biết rằng tư nhân còn làm nhiều hơn thế) tham
gia liên kết cả khâu biên tập sơ bộ bản thảo, trừ một số loại có
nội dung quy định tại khoản 4 trên đây.
Như vậy, theo Luật Xuất bản hiện hành thì tư nhân cũng được
tham gia liên kết ngay trong lĩnh vực xuất bản, và không thể
nói độc quyền nhà nước được. Và có thể nói, Nghị định 94 đã có
quy định trái với Luật Xuất bản hiện hành.

9


Mặt khác, nếu loại bỏ “xuất bản phẩm” và “xuất bản” khỏi danh
mục kèm theo Nghị định 94 nói trên thì càng chứng tỏ chủ
trương xây dựng một chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ
nhân dân, phục vụ doanh nghiệp đã được thực thi trong hành
động. Và thực tế nhiều năm nay, hằng năm đã có trên 50% xuất
bản phẩm là do liên kết với tư nhân, có năm còn lên đến 70%.
+ Chưa làm tốt công tác dự báo, định hướng, quy hoạch, thanh
tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tầm vĩ mô và vi mô. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu những văn bản
pháp quy có tính khả thi thể hiện sự quan tâm hỗ trợ của nhà
nước đối với xuất bản.
+ Chưa xây dựng được mô hình tổ chức phù hợp với chủ trương
của Đảng và pháp luật hiện hành
Về hoạt động của các nhà xuất bản
+ Cơ quan chủ quản thiếu biện pháp và sự quan tâm cần thiết
(cơ sở vật chất, nhân sự lãnh đạo chủ chốt, định hướng và sự

chỉ đạo thường xuyên)
+ Một số NXB thiếu chủ động trong tìm kiếm các nguồn lực,
chưa quan tâm đầy đủ đến các hoạt động nghiệp vụ cần thiết
như tổ chức nghiên cứu thị trường để tổ chức công việc phát
hành, quảng bá, giới thiệu sách còn thiếu chuyên nghiệp và
không hiệu quả...
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng đội ngũ
nhân sự các cấp chưa được quan tâm đúng mức (đào tạo văn
bằng 2, xây dựng các định mức lao động, mô hình tác nghiệp
của một số NXB chưa khoa học, thiếu gắn bó và liên kết, thúc
đẩy giữa các bộ phận...)
+ Trong liên kết xuất bản chưa xử lý tốt mối quan hệ NXB đối tác liên kết về mặt vị thế pháp lý-quan hệ kinh tế-phân
công trác nhiêm, còn phó mặc hoặc bị đối tác liên kết chi phối
trong hoạt động
- Một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, có biện
pháp, giải pháp tháo gỡ
+ Loại hình tổ chức, điều kiện thành lập NXB (ví dụ vốn 5 tỷ
cần làm rõ là vốn đăng ký, vốn điều lệ hay vốn vay? Vốn cấp?
Ai cấp?; nhân sự chủ chốt và cơ hữu; trụ sở? v.v...
10


+ Người lao động trong nhà xuất bản (từ GĐ, TBT v.v...họ là
công chức, viên chức hay doanh nhân, người lao động trong
doanh nghiêp);
+ Vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của tư nhân tham gia hoạt
động xuất bản;
+ Những nội dung quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong biên
tập xuất bản;
+ Có cơ chế, chính sách cụ thể,có hiệu lực và khả thi về sự hỗ

trợ của nhà nước đối với xuất bản.
- Một số lỗi thường gặp trong xuất bản và xử lý sai phạm
trong xuất bản mấy năm gần đây.
a). Khái niệm xuất bản phẩm vi phạm pháp luật
Hiện nay, chưa có một tài liệu hay từ điển nào định nghĩa
chính xác, đầy đủ về xuất bản phẩm vi phạm pháp luật. Vì
vậy, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa được đúc rút trong quá
trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế ở các địa phương
và thông qua kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn của nhiều
người đã tích lũy trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực
xuất bản. Có thể nói rằng, xuất bản phẩm vi phạm pháp luật
là những xuất bản phẩm mà quá trình tổ chức xuất bản, in,
phát hành hoặc nội dung vi phạm các quy định của Luật Xuất
bản và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b). Nhận diện xuất bản phẩm vi phạm pháp luật
Qua tổng hợp kết quả khảo sát, điều tra trong thời hạn 5
năm (2007-2011) đối với xuất bản phẩm vi phạm pháp luật,
có thể chia thành các nhóm:
- Vi phạm các quy định về thủ tục xuất bản:
Không có Xác nhận đăng ký kế hoạch hoặc không có Quyết
định xuất bản;
- Vi phạm quy định về hình thức, trình bày;
- Vi phạm quy định về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Vi phạm quy định về quảng cáo;
- Vi phạm quy định về lưu chiểu;
11


- Vi phạm quy định về liên kết xuất bản:
- Vi phạm quy định về xuất bản tài liệu không kinh doanh;

- Vi phạm quy định pháp luật về nội dung.
b.1. Vi phạm quy định pháp luật về thủ tục xuất bản
- Xuất bản xuất bản phẩm mà không có đăng ký kế hoạch
xuất bản.
- Xuất bản xuất bản phẩm mà không có Giấy xác nhận đăng
ký kế hoạch xuất bản.
- Xuất bản xuất bản phẩm mà không có Quyết định xuất bản
của giám đốc nhà xuất bản.
- Xuất bản sách thuộc loại phải thẩm định mà không tổ chức
thẩm định.
- Xuất bản xuất bản phẩm không có giấy phép xuất bản của
cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản (đối với tài
liệu không kinh doanh)
b.2. Vi phạm quy định pháp luật về lưu chiểu
Hiện tượng để dồn sách mới nộp lưu chiểu vẫn chưa được
khắc phục. Thậm chí, một số xuất bản phẩm (đặc biệt là
sách liên kết) chưa nộp lưu chiểu mà đã giới thiệu, tuyên
truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chú
Một số vi phạm cụ thể như sau:
- Sai sót về Mã số đăng ký kế hoạch xuất bản (tên sách, tác
giả, dịch giả, số lượng in, lần tái bản...).
- Không nộp lưu chiểu mà đã phát hành: đối với những nhà
xuất bản có nhiều xuất bản phẩm liên kết thường xảy ra các
vi phạm như: ký quyết định xuất bản không đúng với xác
nhận đăng ký kế hoạch xuất bản, in tăng số lượng so với
Quyết định xuất bản, in nội dung không đúng với nội dung đã
được nhà xuất bản duyệt bông in;
b.3. Vi phạm quy định pháp luật về nội dung
Nội dung có nhiều lỗi sai chính tả, lỗi sai về kiến thức cần
phải đính chính hoặc tạm dừng để sửa chữa mới cho phát

hành; xuất bản phẩm có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Xuất
12


bản. Đây là một điều luật mà bất cứ biên tập viên nào cũng
cần phải nắm vững trong quá trình làm nghề. Các vi phạm
nêu trên thường xảy ra ở các xuất bản phẩm liên kết, phần
lớn của các tác giả là người Việt Nam và ở hầu hết các loại
xuất bản phẩm như sách chính trị, xã hội; văn hóa – nghệ
thuật, tôn giáo, khoa học, công nghệ, kinh tế, văn học; thiếu
nhi; giáo khoa, giáo trình, tham khảo, lịch các loại; tranh ảnh,
catalogue.
b.4. Vi phạm quy định pháp luật về trình bày và ghi thông tin
ghi trên xuất bản phẩm
- Trình bày dạng tạp chí (có địa chỉ tòa soạn, có định kỳ phát
hành hoặc đánh số như tạp chí, sử dụng nhiều hình thức
quảng cáo, khuôn khổ như tạp chí...).
- Trình bày thiếu thông tin phải ghi theo quy định tại điều 27
Luật Xuất bản:
Không có tên NXB, không có tên tác giả, trình bày dạng tạp
chí, trình bày bìa phản cảm, không phù hợp thuần phong mỹ
tục của Việt Nam, hoặc dùng bản đồ Việt Nam để minh họa
nhưng thể hiện sai chủ quyền quốc gia, thiếu các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa…
Trường hợp bìa sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng
kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu
Đảng và Nhà nước thì không được ghi tên tác giả, người biên
soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên
nển hình ảnh, chân dung đó.
b.5. Vi phạm các quy định về liên kết xuất bản

Đối với những nhà xuất bản có nhiều xuất bản phẩm liên kết
thường xảy ra các vi phạm như: quyết định xuất bản không
đúng với xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản, in tăng số
lượng so với Quyết định xuất bản, in nội dung không đúng với
nội dung đã được nhà xuất bản duyệt bông in, không có giấy
xác nhận của tác giả , chủ sở hữu quyền tác giả cho phép
xuất bản...
b.5. Vi phạm quy định pháp luật về quyền tác giả và quyền
liên quan

13


Một số nhà xuất bản đã thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về bản quyền, chủ động lựa chọn và mua được
nhiều tác phẩm có giá trị để xuất bản, không những mang lại
hiệu quả kinh tế mà còn nâng cao uy tín của nhà xuất bản.
Song, còn nhiều xuất bản phẩm biên soạn xào xáo, không rõ
nguồn gốc, vi phạm các quy định về bản quyền, có trường
hợp dẫn đến tranh chấp vẫn chưa được khắc phục. Nhóm
xuất bản phẩm hay có tranh chấp và vi phạm Luật Sở hữu trí
tuệ thường là sách giáo khoa, giáo trình, sách văn học đang
bán chạy.
b.6. Vi phạm quy định về quảng cáo trên xuất bản phẩm
Vi phạm quy định về quảng cáo có rất nhiều biểu hiện: sách
chuyên đề in nhiều quảng cáo trong ruột sách; ở bìa 3, bìa 4
in quảng cáo về các đối tác liên kết trong khi điều 30 Luật
Xuất bản quy định chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm
hoặc nhà xuất bản. Một số trường hợp vi phạm nghiêm trọng
khác là sách chuyên đề dạng tạp chí quảng cáo về rượu

mạnh, thuốc lá... Một số biểu hiện cụ thể khác:
- quảng cáo trên bản đồ hành chính.
- Diện tích dành cho quảng cáo vượt quá 20% diện tích từng
tờ lịch; nội dung và hình ảnh quảng cáo không phù hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam và các quy định khác của pháp
luật về quảng cáo;
- quảng cáo trên những tờ lịch in ngày Quốc lễ và ngày kỷ
niệm lớn của đất nước.
- Quảng cáo các mặt hàng và dịch vụ, hoạt động mà pháp
luật về quảng cáo cấm
c). Một số sai phạm khác
c.1. Vi phạm những quy định của pháp luật về hợp đồng kinh
tế
- In lại một ấn phẩm mà tổ chức, cá nhân khác đã được cấp
phép hoặc giữ bản quyền. Vi phạm này thường do bên khách
hàng đặt in (đối tác liên kết) cố tình vi phạm hoặc đôi khi có
sự đồng lõa của cơ sở in và thường không thể hiện trung thực
trong hợp đồng đặt in.
14


- In không đúng nội dung đã được biên tập hoặc cấp phép
xuất bả (như tự ý thay đổi tên sách, nội dung sách hoặc hình
ảnh...), tức là khi ký hợp đồng in, nhà in đã không đối chiếu
chính xác các chi tiết nêu trên với quyết định xuất bản.
- In nối bản: in vượt quá số lượng đã thỏa thuận với chủ sở
hữu quyền tác giả hoặc những quy định ràng buộc khác về
số lượng.
- Ký hợp đồng in với người không được ủy quyền của nhà
xuất bản hoặc thủ tục ủy quyền không hợp pháp.

- Hợp đồng không phân định rõ trách nhiệm và lợi ích mà hai
bên cùng thừa nhận.
c.2. Những lỗi kỹ thuật về in dẫn đến sai phạm về nội dung
Những lỗi này có thể ở dạng chữ hoặc hình ảnh, gây ra do sai
sót trong khâu chế bản hoặc in. Qua khảo sát tại các cơ sở in
ở địa phương, không có cơ sở in nào có bộ phận chuyên trách
để phát hiện những sai sót này. Theo quan niệm của các cơ
sở in, những sai sót về nội dung chủ yếu thuộc về khách
hàng (nhà xuất bản, tòa soạn…), nhà in sẽ chỉ chịu trách
nhiệm về nội dung nếu làm sai với bản ký bông của khách
hàng. Những lỗi kỹ thuật thuần túy do nhà in gây ra thường
sẽ không được khách hàng nghiệm thu và nếu bị bỏ sót là rất
hạn hữu. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của
nhà in và nhà xuất bản những năm gần đây đang bị buông
lỏng nên hiện tượng thiếu hoặc thừa tay sách vẫn xảy ra ở
nhiều cuốn sách. Đối với lịch bloc việc bắt - chập thiếu ngày
năm nào cũng xảy ra. Có lần có khách mua lịch bloc đã gửi
thẳng lên Thủ tướng để khiếu nại.
C. Kiến nghị và một số biện pháp cụ thể
- Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành một số văn bản mới để
tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về loại hình tổ chức,
điều kiện thành lập NXB; cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà
nước quy định tại Điều 7 Luật Xuất bản hiện hành.
- Cần làm rõ những vấn đề hoặc quy định cơ quan trả lời về
những vấn đề quan trọng, phức tạp nhạy cảm trong biên tập
nội dung xuất bản phẩm.
15


- Nhà nước cần hỗ trợ việc thường xuyên bồi dưỡng cho

lãnh đạo, biên tập viên nhà xuất bản về những vấn đề cần
lưu ý hoặc mới phát sinh trong đời sống chính trị xã hội giúp
người làm xuất bản cập nhật thông tin, tránh sai sót trong
biên tập xuất bản.
- Cơ quan chỉ đạo, quản lý xuất bản nghiên cứu thực hiện
chủ trương của Chính phủ kiến tạo, hành động và phục vụ.
Có thể nói đây là tư duy có tính đột phá của Đảng và Nhà
nước ta cần được triển khai sớm trong hoạt động xuất bản.

16



×