Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THÀNH LONG

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số
: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN NGỌC HÒA

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực
tiễn, được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của
cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành
Luận văn thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các Giáo
sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cám ơn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân
tỉnh Quảng Ninh và Công an tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ rất nhiều để tôi
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa,


người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện Luận văn.
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thành Long


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 ...............................................5
1.1. Thực trạng của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn 2007 - 2013 .....................................................................................................5
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013 .................................................................................5
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 ......................................................................11
1.2. Diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn
2007 - 2013 ............................................................................................................25

1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013 ...............................................................................26
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013 ..............................................................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................... ...32
Chƣơng 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH .............................................................................................34
2.1. Nhóm nguyên nhân về kinh tế- xã hội ...........................................................34
2.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến giáo dục và tuyên truyền, phổ biến
pháp luật ................................................................................................................39
2.3. Nhóm nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực trật tự, an toàn xã hội ......................................................................................42
2.4. Nhóm nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng và thi hành án ................................................................................................46
2.5. Nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội .............................................48
2.6. Nguyên nhân liên quan đến nạn nhân ............................................................50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................... ...51


Chƣơng 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH ........................................................................................................................52
3.1. Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới ...................................................................................................................52
3.2. Các biện pháp phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......54
3.2.1. Nhóm biện pháp về kinh tế - xã hội .........................................................54
3.2.2. Nhóm biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật .........56
3.2.3. Nhóm các biện pháp về nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật
tự, an toàn xã hội................................................................................................59
3.2.4. Nhóm các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan

tiến hành tố tụng và thi hành án .........................................................................60
3.2.5. Các biện pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội .................................63
3.2.6. Các biện pháp hạn chế nguy cơ trở thành nạn nhân ................................64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................... .............65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

CĐ, ĐH : Cao đẳng, đại học
DD

: Danh dự

HSST

: Hình sự sơ thẩm

NP

: Nhân phẩm

NPT


: Người phạm tội

PTTH

: Phổ thông trung học

THCS

: Trung học cơ sở

TM

: Tính mạng

TP

: Tội phạm

TB

: Trung bình

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

SK

: Sức khỏe



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người ở Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013 ........................................................... 6
Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn
2007 - 2013 .................................................................................... 6
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn 2007 - 2013 ........................................................................... 7
Bảng 1.4: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người trên toàn quốc,
ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn
2007 - 2013 .................................................................................... 9
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người
trên toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn
trong giai đoạn 2007 - 2013 (tính trên 100.000 dân) ..................... 9
Bảng 1.6: Số vụ, số người bị khởi tố và số vụ, số người bị xét xử về tội
giết người trên địa bàn Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 2013 .............................................................................................. 10
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm ................................. 11
Bảng 1.8: Cơ cấu tội giết người theo loại hình phạt đã được áp dụng ........... 12
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội giết người theo mức hình phạt tù đã được áp
dụng .............................................................................................. 13
Bảng 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội ...................... 14
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có hậu
quả chết người) ............................................................................ 15


Bảng 1.12: Cơ cấu của tội giết người theo tiêu chí sử dụng hoặc không
sử dụng “hung khí nguy hiểm” .................................................... 16

Bảng 1.13: Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội ....................... 17
Bảng 1.14: Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội ....................... 18
Bảng 1.15: Cơ cấu của tội giết người theo động cơ phạm tội ........................ 19
Bảng 1.16: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm tội ...................... 21
Bảng 1.17: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội ....................... 22
Bảng 1.18: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm, tái
phạm nguy hiểm” ......................................................................... 23
Bảng 1.19: Cơ cấu theo nghề nghiệp .............................................................. 23
Bảng 1.20: Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi, mối quan hệ của nạn nhân
với người phạm tội ....................................................................... 24
Bảng 1.21: Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội giết người trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013 ............................. 26
Bảng 1.22: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được áp
dụng .............................................................................................. 28
Bảng 1.23: Diễn biến tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm
nguy hiểm và phạm tội lần đầu ................................................... 30
Bảng 1.24: Diễn biến của tội giết người theo độ tuổi dưới 18 và độ tuổi
từ 18 đến 30 tuổi .......................................................................... 31


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 2007 - 2013 ................................................................ 7
Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với
tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 2007 - 2013 ................................................................ 8
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội
giết người trên toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và

Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013 (tính trên 100.000
dân) ............................................................................................ 9
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm ............................. 12
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội giết người theo loại hình phạt đã được áp
dụng ......................................................................................... 12
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội giết người theo mức hình phạt tù được áp
dụng ......................................................................................... 13
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội .................... 14
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có
hậu quả chết người) ................................................................. 15
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội giết người theo theo tiêu chí sử dụng hoặc
không sử dụng hung khí nguy hiểm ........................................ 16
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo các loại hung khí nguy
hiểm ......................................................................................... 17
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo địa điểm phạm tội ................... 18
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội giết người theo thời gian phạm tội ................... 19


Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội giết người theo động cơ phạm tội .................... 20
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội................................ 21
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội .................................. 21
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội ................... 22
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu theo đặc điểm “phạm tội lần đầu” hay “tái phạm,
tái phạm nguy hiểm” của người phạm tội ............................... 23
Biểu đồ 1.18: Cơ cấu theo nghề nghiệp của người phạm tội giết người ........ 24
Biểu đồ 1.19: Diễn biến số vụ và số người phạm tội của tội giết người
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 2013 ......................................................................................... 27
Biểu đồ 1.20: Diễn biến của tội giết người theo tiêu chí hình phạt được
áp dụng .................................................................................... 29
Biểu đồ 1.21: Diễn biến tội giết người theo tiêu chí tái phạm, tái phạm

nguy hiểm và phạm tội lần đầu ............................................... 30
Biểu đồ 1.22: Diễn biến của tội giết người theo độ tuổi dưới 18 và độ
tuổi từ 18 đến 30 tuổi............................................................... 32


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, biển đảo nằm ở vùng Đông Bắc
Việt Nam với diện tích 6.102,4 km2, dân số khoảng 1,2 triệu người, gồm 22
thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 13% dân số. Tỉnh
có 14 đơn vị hành chính (4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện). Tỉnh Quảng Ninh
được xác định có vị trí đắc địa về kinh tế - chính trị với đường biên giới dài 132
km giáp Trung Quốc, được coi là một địa bàn động lực, năng động của Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Với những lợi thế có được từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cùng
sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, tỉnh Quảng Ninh từ một
tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, nay đã có sự tăng trưởng kinh
tế vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi, cũng như phần lớn các tỉnh thành trên cả nước, Quảng Ninh
cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách không nhỏ, trong đó có sự gia
tăng và diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm nói chung cũng như của tội
giết người nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu tình hình tội giết người trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh để tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phòng
ngừa tội phạm này là một yêu cầu bức thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội "Giết người". Theo
thời gian, có thể nêu các công trình đó là: Bài báo "Tội phạm giết người và
công tác phòng ngừa" của Nguyễn Tiến Truyển và Đỗ Quang Học, Tạp chí

Kiểm sát số 4, năm 1993; Luận văn cao học "Tội giết người theo luật hình sự
Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội giết người" của Hoàng Công Huấn, Hà
Nội, năm 1997; Luận án tiến sĩ "Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và
đấu tranh phòng chống loại tội phạm này" của Đỗ Đức Hồng Hà, Hà Nội, năm


2

2008; Luận văn cao học "Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn thành phố Hà
Nội" của Nguyễn Thị Thanh Thùy, Hà Nội, năm 2011; Bài báo "Nguyên nhân,
điều kiện tội phạm giết người ở Việt Nam từ tháng 1/2007 - 9/2010 và giải
pháp phòng ngừa" của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và nhóm tác giả, Tạp chí
Cảnh sát nhân dân số 2, năm 2011; Luận văn cao học "Phòng ngừa tội giết
người trên địa bàn thành phố Hải Phòng" của Nguyễn Thị Thương, Hà Nội,
năm 2012.
Dưới góc độ luật hình sự, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần
làm rõ hơn những vấn đề lý luận về tội giết người, chỉ rõ những hạn chế của
BLHS Việt Nam trong việc quy định tội phạm này cũng như những vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng.
Dưới góc độ tội phạm học, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát
được tình hình tội giết người trên phạm vi toàn quốc hoặc một địa bàn nhất
định, để từ đó giải thích các nguyên nhân của tội phạm và đề xuất các biện
pháp phòng ngừa.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ, hệ thống tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ tội phạm
học. Mặt khác, các công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội
phạm này đều đã thực hiện trước đây nhiều năm, không còn phản ánh đầy đủ,
kịp thời diễn biến của tội phạm trong điều kiện kinh tế, xã hội giai đoạn hiện
nay. Hơn nữa, tình hình tội giết người và các biện pháp phòng ngừa tội phạm
này ở Quảng Ninh chắc chắn có điểm khác biệt so với các địa phương khác vì

Quảng Ninh có những đặc thù riêng về vị trí địa lý, cơ cấu dân số, điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí v.v.. Từ những lý do đó, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”
làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm,
nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội tội giết người.
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội giết người trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Về mục đích nghiên cứu: Đề xuất được các biện pháp phòng ngừa tội
giết người phù hợp với tình hình chung cũng như đặc thù riêng của tỉnh
Quảng Ninh, góp phần giảm thiểu tội giết người nói riêng cũng như tội phạm
nói chung.
- Về nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
+ Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội giết người trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013;
+ Giải thích làm rõ các nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh;
+ Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
thời gian tới và
+ Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận
định lượng, tiếp cận tổng thể, tiếp cận bộ phận; phương pháp chọn mẫu xác


4

xuất ngẫu nhiên đơn giản; phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu; phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn đánh giá được tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2013, giải thích được một số
nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm này và đề xuất được các biện
pháp phòng ngừa phù hợp với đặc điểm riêng biệt và yêu cầu phòng ngừa tội
phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm ba chương. Cụ thể:
Chương 1: Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 2007 - 2013.
Chương 2: Nguyên nhân của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


5

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2013
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm
(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian
và đơn vị thời gian nhất định” [1, tr. 203].
Trong đó, trạng thái thường được hiểu bao gồm cả đặc điểm về lượng
(thực trạng) và đặc điểm về chất (cơ cấu và tính chất), còn xu thế vận động được
gọi là diễn biến.
Để làm rõ tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cần xuất
phát từ việc phân tích các thông số của tình hình tội phạm, bao gồm thực trạng,
diễn biến, cơ cấu và tính chất của tội phạm này.
1.1. Thực trạng của tội giết ngƣời trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn 2007 - 2013
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất” [7, tr.112].
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013
Trong phần này, tác giả nghiên cứu tổng số tội giết người đã xảy ra cũng
như tổng số người phạm tội của tội này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai
đoạn từ năm 2007 đến năm 2013.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thì số vụ
và số người phạm tội bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội giết người trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong 07 năm là 264 vụ với 536 người phạm tội. Trung bình
hàng năm có 37,7 vụ với 76,5 người phạm tội. Từ số liệu này chúng ta có
bảng sau:


6

Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người ở Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013

Giai đoạn 2007-2013

Số vụ

Số ngƣời phạm tội

Tổng

264

536

Trung bình năm

37,7

76,5

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; xem phụ lục 1)
Để làm rõ “bức tranh” về tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ
năm 2007 đến năm 2013, tác giả thực hiện các phép so sánh sau:
- Thứ nhất, so sánh số liệu trên đây với số liệu về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và với số liệu về tội phạm
nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong cùng khoảng thời gian;
- Thứ hai, so sánh số liệu trên đây với số liệu tương ứng về tội giết người
của toàn quốc và của một số địa phương khác.
* Về so sánh thứ nhất có các so sánh cụ thể sau
- So sánh tội giết người với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Quảng ninh trong giai đoạn 2007
- 2013 chúng ta có bảng và biểu đồ sau:

Bảng 1.2: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013
Tội giết ngƣời
Số vụ
(1)
264

Số
NPT
(2)
536

Các tội xâm phạm TM, SK, NP, DD
của con ngƣời

Tỉ lệ %

Tỉ lệ %

giữa

giữa

Số vụ

Số NPT

(1) và


(2) và

(3)

(4)

(3)

(4)

1.709

2.867

15,5%

18,7%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; xem phụ lục 2)


7

Biểu đồ 1.1: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2013 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, tội giết người chiếm tỷ lệ khá cao trong nhóm các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người kể cả về số vụ và
số người phạm tội (15,5% về số vụ và và 18,7% về số người phạm tội).
- So sánh tội giết người với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013 chúng ta có bảng và biểu đồ sau:
Bảng 1.3: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người và của các tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013
Tội giết ngƣời
Số vụ

Số NPT

(1)

(2)

264

536

Tội phạm nói chung

Tỉ lệ % giữa Tỉ lệ % giữa

Số vụ (3)

Số NPT (4)

(1) và (3)

(2) và (4)


11.770

21.071

2,2%

2,5%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; xem phụ lục 3)


8

Biểu đồ 1.2: So sánh số vụ và số người phạm tội giữa tội giết người với tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy, từ năm 2007 đến năm 2013 trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh, tội giết người chỉ chiếm tỷ lệ 2,2% về số vụ và 2,5% về số
người phạm tội của tội phạm nói chung. Tuy nhiên, nếu đặt các con số này bên
cạnh tỷ lệ giữa 1 điều luật về tội giết người với 272 điều luật qui định về tội
phạm nói chung thì thấy rằng tội giết người cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
* Về so sánh thứ hai
Để làm rõ thực trạng tội giết người ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn từ
năm 2007 - 2013 tác giả so sánh các số liệu về tội phạm này ở Quảng Ninh với
các số liệu tương ứng của toàn quốc và của 2 địa phương là Hải Phòng và Lạng
Sơn, trong đó, Hải Phòng là địa phương bên cạnh và Lạng Sơn cũng là một tỉnh
biên giới như Quảng Ninh. Ở các so sánh này, tác giả không chỉ so sánh các con
số thực tế mà chủ yếu so sánh các chỉ số - chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm

tội của tội giết người ở Quảng Ninh so với toàn quốc và so với 2 địa phương Hải
Phòng và Lạng Sơn vì các chỉ số này mới thể hiện đúng mức độ phổ biến của tội
phạm trong dân cư.


9

Bảng 1.4: Số vụ và số người phạm tội của tội giết người trên toàn quốc, ở
Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013
Toàn quốc

Quảng Ninh

Số vụ

Số NPT

Số vụ

9.789

18.225

264

Hải phòng

Số
NPT


Số

Số vụ

536

NPT

269

Lạng Sơn
Số vụ

594

138

Số
NPT
200

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Tòa án nhân dân
Tối cao; Website: - xem phụ lục 5)
Bảng 1.5: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết người trên
toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn 2007 - 2013
(tính trên 100.000 dân)
Toàn quốc

Quảng Ninh


Chỉ số

Chỉ số

Chỉ số Chỉ số

TP

NPT

TP

1,6

3,0

3,3

Hải Phòng

Lạng Sơn

Chỉ số

Chỉ số

Chỉ số

Chỉ số


NPT

TP

NPT

TP

NPT

6,6

2,1

4,6

2,7

3,8

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Tòa án nhân dân
Tối cao; Website: - xem phụ lục 4,6)
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội giết
người trên toàn quốc, ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Lạng Sơn trong giai đoạn
2007 - 2013 (tính trên 100.000 dân)

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Tòa án nhân dân
Tối cao; Website: ; xem phụ lục 4,6)



10

Từ bảng thống kê và biểu đồ cho thấy, về diện tích, Quảng Ninh lớn hơn
Hải Phòng và Lạng Sơn; còn về dân số, Quảng Ninh ít hơn Hải Phòng và nhiều
hơn Lạng Sơn nhưng chỉ số tội giết người ở Quảng Ninh là cao nhất cũng như
cao hơn chỉ số của toàn quốc (chỉ số tội phạm là 3,3 và chỉ số người phạm tội là
6,6). Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tội giết người tại Quảng Ninh.
Những thông số về số vụ phạm tội, về số người phạm tội cũng như các chỉ
số tương ứng mới chỉ phản ánh một phần của “bức tranh” về tội giết người trên
địa bàn Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2007 - 2013. Bên cạnh đó còn một
phần của “bức tranh” là số tội phạm ẩn.
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện
trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không
được đưa vào thống kê tội phạm” [7, tr. 103].
Để làm rõ “bức tranh” của tội giết người cần đánh giá cả phần “ẩn” của tội
phạm này. Theo đó, cần so sánh số liệu khởi tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh với số liệu thống kê xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân
dân tỉnh Quảng Ninh về tội giết người:
Bảng 1.6: Số vụ, số người bị khởi tố và số vụ, số người bị xét xử về tội giết
người trên địa bàn Quảng Ninh trong giai đoạn 2007 - 2013
Giai đoạn 2007 - 2013

Khởi tố

Xét xử

Số vụ

Số bị can

Số vụ


Số bị cáo

Tổng

368

665

264

536

Trung bình năm

52,6

95

37,7

76,6

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Văn phòng Công an tỉnh Quảng Ninh; xem phụ lục 7)
Trong 07 năm (2007 - 2013) có tổng số 368 vụ với 665 đối tượng bị khởi tố
về tội giết người nhưng chỉ có 264 vụ với 536 bị cáo bị xét xử về tội phạm này.
Sở dĩ có sự chênh lệch này là do vụ án bị tạm đình chỉ, đình chỉ. Cụ thể: có 47 vụ
không đưa ra xét xử được vì lý do tạm đình chỉ. Trong đó, số vụ tạm đình chỉ do
không xác định được bị can là 22 vụ, chiếm tỷ lệ 46,8% [8]. Như vậy, trung bình



11

mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 chỉ khám phá được 94,1%
(346/368 vụ).
Theo số liệu thống kê của Trung tâm giám định pháp y Bệnh viện đa khoa
tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn 7 năm từ năm 2007 đến năm 2013 có 2.808 ca
giám định tử thi. Trong đó, có 81 ca không xác định được nguyên nhân chết của
nạn nhân hoặc không xác định được có dấu hiệu của tội phạm hay không. Trong
các ca này có thể có tỷ lệ nhất định thuộc tội phạm ẩn của tội giết người.
Từ các số liệu nêu trên có thể khẳng định có tỷ lệ ẩn nhất định ở tội giết
người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013
Đánh giá thực trạng của tội giết người không chỉ đòi hỏi phải đánh giá về
mức độ của thực trạng mà còn đòi hỏi phải đánh giá cả về tính chất của thực
trạng. Có như vậy mới đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện của việc đánh giá. Để
đánh giá thực trạng về tính chất của tội giết người trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2007 - 2013 tác giả nghiên cứu một số cơ cấu của tội phạm này.
Trên cơ sở xem xét các cơ cấu này có thể rút ra được những nhận xét nhất định
về tính chất của tội phạm. Theo đó, tác giả nghiên cứu cơ cấu của tội giết người
theo các tiêu chí sau:
* Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm
Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm với 312 người phạm tội
bị xét xử sơ thẩm về tội giết người của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 07 năm (sau đây được viết tắt là 202 bản án hình sự sơ thẩm) tác giả có
bảng thống kê và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm
Tổng


TP rất nghiêm trọng

TP đặc biệt nghiêm trọng

202

6

196

100%

3%

97%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)


12

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu của tội giết người theo loại tội phạm

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)
Từ bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rất rõ, tội giết người ở Quảng
Ninh chủ yếu thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với tỷ lệ là 97%; số tội
giết người thuộc loại tội rất nghiêm trọng chỉ chiếm 3%.
* Cơ cấu của tội giết người theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tác giả có bảng và

biểu đồ về cơ cấu của tội giết người theo loại hình phạt sau:
Bảng 1.8: Cơ cấu tội giết người theo loại hình phạt đã được áp dụng
Tổng số

Tù có thời hạn

Tù chung thân

Tử hình

536 bị cáo

428 bị cáo

63 bị cáo

45 bị cáo

100%

79,8%

11,8%

8,4%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội giết người theo loại hình phạt đã được áp dụng
8.4%


11.8%
Tù có thời hạn

79.8%

Chung thân
Tử hình

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)


13

Từ bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rất rõ, số tội giết người bị áp
dụng hình phạt tử hình tuy thấp nhất trong 3 loại hình phạt được áp dụng nhưng
cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (8,4%); số tội giết người bị áp dụng hình phạt tử hình
và hình phạt tù chung thân chiếm tỷ lệ tương đối cao (khoảng 20%); số tội giết
người bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm phần lớn (khoảng 80%).
Số tội phạm bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn có cơ cấu về mức hình phạt
cụ thể như sau:
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội giết người theo mức hình phạt tù đã được áp dụng
Tổng số

Từ 3 năm
trở xuống

428

98


100%

23%

Trên

Trên

3 năm đến 7 năm 7 năm đến 15 năm

Trên
15 năm

41

167

122

9,5%

39%

28,5%

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu của tội giết người theo mức hình phạt tù được áp dụng

(Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Từ bảng thống kê và biểu đồ có thể thấy rất rõ, trong các mức hình phạt tù

đã được áp dụng, mức từ trên 7 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (39%); tiếp
đó là mức trên 15 năm (28,5%). Như vậy, hình phạt tù được áp dụng chủ yếu ở


14

mức trên 7 năm tù (39%). Mức hình phạt dưới 3 năm tù được áp dụng với tỷ lệ
cũng không nhỏ (23%) và trong số này có tới 21 trường hợp được cho hưởng án
treo, chiếm tỷ lệ (21%).
* Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội
Trên cơ sở nghiên cứu 202 bản án hình sự sơ thẩm tác giả có bảng thống kê
và biểu đồ dưới đây về cơ cấu này:
Bảng 1.10: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội
Tổng số

Đồng phạm

Phạm tội riêng lẻ

202 vụ

67 vụ

135 vụ

100%

33,2 %

66,8 %


(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội giết người theo hình thức phạm tội

33.2%
66.8%

Đồng phạm
Phạm tội riêng lẻ

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)
Bảng thống kê và biểu đồ trên cho thấy, tội giết người ở Quảng Ninh chủ
yếu được thực hiện dưới hình thức phạm tội riêng lẻ, chiếm 66,8%; hình thức
phạm tội đồng phạm chỉ chiếm 33,2% nhưng cũng là tỷ lệ tương đối cao so với
một số địa phương khác. Ví dụ: Tỷ lệ này ở Hà Nội trong giai đoạn 2007 - 2011
là 27,1%... Trong các trường hợp đồng phạm, đồng phạm có tổ chức chiếm tỷ lệ
không đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ 7% (5 vụ/67 vụ).


15

* Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả của tội phạm (có hay chưa có hậu
quả chết người)
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có hậu
quả chết người)
Tổng số

Có hậu quả chết ngƣời

Chƣa có hậu quả chết ngƣời


250

180

70

100%

72%

28%

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội giết người theo hậu quả (có hay chưa có hậu

quả chết người)

(Nguồn: 202 bản án HSST về tội giết người)
Trong số các trường hợp chưa có hậu quả chết người, số bị thương tích với
tỷ lệ thương tật trên 61% chiếm tỷ lệ 5,7% (4/70 trường hợp).
Từ bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rất rõ, phần lớn tội phạm đã
gây ra hậu quả chết người (72%). Trong số những nạn nhân không chết, số bị
thương tích với tỷ lệ thương tật ở mức cao nhất (trên 61%) cũng chiếm tỷ lệ nhất
định (5,7%). Trong tổng thể, có thể kết luận hậu quả mà các tội giết người trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã gây ra trong giai đoạn từ 2007 đến 2013 là đặc biệt
nghiêm trọng.
* Cơ cấu của tội giết người theo tiêu chí sử dụng hoặc không sử dụng
“hung khí nguy hiểm”



×