Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội giết người trên địa bàn TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 94 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

Mã số đề tài: SV2015-26

Thuộc nhóm ngành khoa học:
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Hiếu Nghi
Thành viên tham gia:
1. Nguyễn Thị Lan Anh.
2. Nguyễn Thị Kim Huệ.
3. Nguyễn Thị Nga.
4. Nguyễn Ngọc Hiếu Nghi.

Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thanh Bình.

Tp. Hồ Chí Minh, 4/ 2016.


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Mã số đề tài: SV2015-26

Xác nhận của Khoa
(ký, họ tên)

Giảng viên hƣớng dẫn
(ký, họ tên)

Tp. Hồ Chí Minh, 4/ 2016.

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)


MỤC LỤC

BẢN TÓM TẮT ..........................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................5
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................6
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................7
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. ...............................................................7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................................8
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. ...................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu. ......................................................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ....................................................................................9
5. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. ......................................................10
5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học. ............................................................................10
5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn. ............................................................................10

6. Kết cấu của đề tài. ..............................................................................................11
B. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................12
CHƢƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT
NGƢỜI. .....................................................................................................................12
1.1. Một số khái niệm. ..............................................................................................12
1.1.1. Khái niệm tội phạm. ....................................................................................12
1.1.2. Khái niệm tội giết ngƣời. .............................................................................12
1.1.3. Khái niệm phòng ngừa tội phạm. ................................................................13
1.2. Nguyên tắc, chủ thể trong đấu tranh phòng ngừa tội giết ngƣời........................14
1.2.1. Một số nguyên tắc trong đấu tranh phòng ngừa tội giết ngƣời. ..................14
1.2.2. Các chủ thể trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm giết ngƣời. ...................15
1.3. Quy định của pháp luật hình sự về tội giết ngƣời. .............................................19
1.3.1. Dấu hiệu cơ bản của tội phạm giết ngƣời. ...................................................20
1.3.1.1. Các dấu hiệu về chủ thể. ........................................................................20
1.3.1.2. Các dấu hiệu về khách thể. ....................................................................23
1.3.1.3. Các dấu hiệu về mặt khách quan. ..........................................................24
1.3.1.4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan. ..............................................................26
1.3.2. Những trƣờng hợp phạm tội cụ thể của tội giết ngƣời. ...............................27

1


CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ................................................38
2.1. Tình hình tội giết ngƣời trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 20102015. ..........................................................................................................................38
2.1.1. Về thực trạng của tình hình tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh 20102015. ......................................................................................................................38
2.1.2. Về chỉ số tội phạm. ......................................................................................40
2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
...................................................................................................................................45
2.2.1. Cơ cấu tính chất tội phạm theo phân loại tội phạm. ....................................46

2.2.2. Cơ cấu tính chất tội phạm theo hình phạt. ...................................................47
2.2.3. Cơ cấu tính chất nhân thân ngƣời phạm tội. ................................................49
2.3. Tính chất của tình hình tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh từ 2010-2015....................................................................................................56
2.3.1. Tính chất về hậu quả. ...................................................................................56
2.3.2. Tính chất về phƣơng thức thủ đoạn. ............................................................58
2.3.3. Tính chất về thời gian, địa điểm. .................................................................58
2.3.4. Tính chất về công cụ, phƣơng tiện. .............................................................59
2.4. Tội phạm ẩn đối với tội giết ngƣời.....................................................................60
2.5. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. .....................................................................................................63
2.5.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc môi trƣờng sống. 63
2.5.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thuộc chủ thể hành vi
phạm tội - nhân thân ngƣời phạm tội. ....................................................................70
CHƢƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI
PHẠM GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ..............72
3.1. Dự báo tình hình tội giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. ..............72
3.1.1. Cơ sở dự báo. ...............................................................................................72
3.1.2. Nội dung dự báo. .........................................................................................73
3.2. Giải pháp phòng ngừa tội giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. .....75
3.2.1. Các biện pháp kinh tế, xã hội.......................................................................75
3.2.2. Các biện pháp văn hóa, giáo dục. ................................................................77
3.2.3. Các biện pháp quản lý trật tự xã hội. ...........................................................83
3.2.4. Các biện pháp pháp lý..................................................................................86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................89

2



BẢN TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƢỜI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH
Mã số: SV2015-26

1. Vấn đề nghiên cứu (vấn đề, tính cấp thiết)
Nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội giết ngƣời trên điạ bàn thành phố Hồ
Chí Minh; nhận diện rõ tình hình tội phạm, quy luật hoạt động, các nguyên nhân và
điều kiện của tình trạng tội phạm này đồng thời đề ra các giải pháp phòng ngừa có hiệu
quả tội phạm tội giết ngƣời.
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận tội phạm
học về tội giết ngƣời đồng thời xây dựng hệ thống giải pháp cho hoạt động phòng ngừa
loại tội phạm này, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội giết ngƣời, nghiên cứu diễn biến
tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện tội phạm giết ngƣời trên địa bàn Tp Hồ
Chí Minh từ năm 2010 đến 2015. Từ đó đƣa ra dự báo khoa học về tình hình tội phạm
giết ngƣời trong thời gian sắp tới. Thiết lập các giải pháp nhằm phòng ngừa hiệu quả
tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp hệ thống,
phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê.
5. Kết quả nghiên cứu (ý nghĩa của các kết quả) và các sản phẩm (Bài báo khoa
học, phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, mẫu, sáng chế, …)(nếu có)

3


Ý nghĩa về mặt khoa học: đề tài này có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo

trong lĩnh vực tội phạm học và pháp luật hình sự.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: cung cấp những thông số mới nhất tình hình tội phạm
giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, dự báo về tình hình tội phạm giết
ngƣời trong thời gian tới, từ đó đƣa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Vụ án xét xử trong giai đoạn 2010-2015.
Bảng 2. Chỉ số tội phạm trong giai đoạn 2010-2015.
Bảng 3. Tình hình tội phạm giết ngƣời thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 2010-2015.
Bảng 4. Số lƣợng bị cáo trong cơ cấu tính chất tội giết ngƣời đƣợc tổng hợp
trong 5 năm (2010-2015).
Bảng 5. Hình phạt tòa án áp dụng cho tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Bảng 6. Giới tính của bị cáo phạm tội giết ngƣời.
Bảng 7. Đặc điểm về độ tuổi của tội phạm giết ngƣời đƣợc tổng hợp trong 5
năm (2010-2015).
Bảng 8. Đặc điểm về dân tộc của tội phạm giết ngƣời.
Bảng 9. Mức độ tái phạm của tội phạm giết ngƣời đƣợc tổng hợp trong 5 năm
(2010-2015).
Biểu đồ 1. Số lƣợng vụ án phạm tội giết ngƣời thực hiện trong giai đoạn
Biểu đồ 2. Số lƣợng bị cáo phạm tội giết ngƣời thực hiện qua các năm 20102015.
Biểu đồ 3. Động thái tình hình tội phạm giết ngƣời thực hiện trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2015.
Biểu đồ 4. Tỷ lệ bị cáo trong cơ cấu tính chất tội phạm giết ngƣời.
Biểu đồ 5. Tỉ lệ bị cáo nam phạm tội giết ngƣời giai đoạn 2010-2015.

Biều đồ 6. Tỉ lệ bị cáo nữ phạm tội giết ngƣời giai đoạn 2010-2015.
Biểu đồ 7. Tỷ lệ mức độ tái phạm tội của ngƣời phạm tội giết ngƣời.

5


LỜI CÁM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt khoảng thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý thầy cô.
Để có đƣợc một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh nhƣ ngày hôm nay, nhóm chúng
tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ. Nguyễn Thị Thanh Bình đã rất nhiệt tình hƣớng
dẫn chúng tôi trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu. Với tinh thần trách nhiệm và
nhiệt huyết của một giảng viên hƣớng dẫn, cô đã tận tình chỉ bảo, định hƣớng giúp bài
nghiên cứu hoàn thành một cách chặt chẽ, khoa học hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do còn hạn chế về nhiều mặt: kiến thức chuyên
sâu còn hạn chế, tài liệu tìm kiếm trên mạng còn khô khan nên nhóm chỉ phản ánh
đƣợc một số mặt nổi bật chứ chƣa đi sâu vào vấn đề, cũng nhƣ còn tồn tại nhiều sai sót.
Nhóm tác giả mong rằng sẽ nhận đƣợc sự phản hồi từ quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện.

6


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua, tội phạm đã trở thành vấn đề nan giải của toàn xã hội.
Các tội phạm về xâm phạm tính mạng đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe và

tính mạng, gây tâm lí hoang mang trong quần chúng nhân dân và gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Trong những năm gần đây số vụ phạm tội giết
ngƣời ngày càng gia tăng với các phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt,
manh động và quy mô ngày càng lớn. Tình hình tội phạm về giết ngƣời trên cả nƣớc
nói chung, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong những năm qua diễn biến
hết sức phức tạp; trở thành mối quan tâm, lo lắng của xã hội. Đảng, Nhà nƣớc, các cấp,
các ngành luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức các hoạt động phòng ngừa, đấu tranh tội
phạm giết ngƣời nhằm góp phần làm ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội,
phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Mặc dù, các cơ quan chức năng, các lực lƣợng liên quan của thành phố đã quan
tâm, chỉ đạo quyết liệt đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tội phạm về xâm phạm
tính mạng đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nhƣng hoạt động phòng ngừa, đấu
tranh với tội phạm này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Mặt khác, trên bình diện
nhận thức lý luận, đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động
phòng ngừa, đấu tranh tội phạm xâm phạm tính mạng trên đại bàn thành phố Hồ Chí
Minh; nhận diện rõ tình hình tội phạm, quy luật hoạt động, các nguyên nhân và điều
kiện của tình trạng tội phạm này cũng nhƣ việc nghiên cứu đề ra các giải pháp phòng
ngừa, đấu tranh có hiệu quả tội phạm tội giết ngƣời, góp phần ổn định về an ninh, trật
tự phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội giết ngƣời
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xây dựng các giải pháp đấu tranh phòng
chống các tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh

7


giá tình hình tội phạm giết ngƣời làm rõ mức độ, cơ cấu, động thái, thực trạng và tính
chất của tình hình tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề

tài nghiên cứu khoa học đi tìm các nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này, đƣa
ra các luận cứ khoa học của những biện pháp, giải pháp nhằm để nâng cao hiệu quả
công tác phòng ngừa loại tội phạm này, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm giết
ngƣời.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, về nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những tài liệu lý luận về tội phạm
và hình phạt, làm rõ khái niệm và nội hàm của khái niệm tội phạm học, các vấn đề liên
quan đến tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhân
thân ngƣời phạm tội, phòng ngừa tội phạm, tội phạm rõ, tội phạm ẩn.
Thứ hai, về nghiên cứu thực tiễn: tác giả tiến hành thu thập, nghiên cứu, đánh
giá, so sánh những tài liệu, số liệu của thực tế đấu tranh phòng và chống các tội phạm
giết ngƣời trong những năm gần đây, đặc biệt là các báo cáo tổng kết năm của ngành
Tòa án. Ngoài ra, nhóm tác giả sẽ đi sâu thu thập, phân tích, đánh giá những số liệu
mới nhất, thống kê thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên về tình hình tội phạm giết
ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến
năm 2015. Từ đó, nhóm tác giả muốn làm rõ mức độ và tính chất của tình hình tội
phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm rõ nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm, tìm kiếm những yếu tố tiêu cực đang tồn tại trong nhận thức,
trong pháp luật và trong các mặt hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm giết ngƣời,
nhằm kiến nghị, đề xuất các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả loại tội này trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, về nghiên cứu sáng tạo: từ những số liệu thực tế nhóm tác giả đƣa ra dự
báo tình hình diễn biến tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng
ngừa tội giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.

8



Khi nghiên cứu về thực tiễn, đề tài tập trung vào vấn đề đánh giá hiện trạng tình
hình tội giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu các yếu tố
phát sinh tình hình tội phạm trên cơ sở đó xác định quy luật của sự phạm tội đối với
loại tội phạm này. Từ đó đƣa ra hệ thống các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm
giết ngƣời có hiệu quả. Về phƣơng diện thời gian, đề tài nghiên cứu khoa học tìm hiểu
thực trạng và diễn biến tình hình tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh qua khảo sát thực tiễn một số năm gần đây khi giải quyết vấn đề đấu tranh phòng
ngừa tội phạm giết ngƣời.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài đƣợc thực hiện dƣới góc độ Tội phạm học nghiên cứu tội giết ngƣời đƣợc
qui định Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009). Đề tài đƣợc tiến hành
nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, đặc biệt là
các phƣơng pháp sau:
Phương pháp phân tích: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích các số liệu
thống kê đã thu thập đƣợc từ đó đƣa ra cái nhìn bao quát nhất về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống: phƣơng pháp đƣợc sử dụng để hệ thống hóa những hiểu
biết, tri thức lí luận liên quan đến tội phạm học và phòng ngừa tội phạm để đƣa ra dự
kiến thiết kế cấu trúc bài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mục đích thực
hiện các mục đích thu thập và xử lý một cách hợp lý, có hiệu quả các số liệu thực tiễn
có liên quan nhằm làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học.
Phương pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc thống kê số
vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội, thống kê một số đặc điểm về nhân thân ngƣời phạm
tội, thống kê các loại hình phạt đƣợc Tòa án áp dụng tại chƣơng 2 của đề tài nghiên
cứu khoa học.
Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác
của tội phạm học nhƣ phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp mô tả, phƣơng


9


pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án trong nội dung chƣơng tình hình tội phạm giết ngƣời trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; trong việc mô tả bức tranh về tình hình tội phạm, mô
tả các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội tại chƣơng 2 cũng nhƣ nghiên cứu hồ sơ khi
nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm này tại địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học.
Với việc tổng hợp hệ thống lý luận phòng ngừa tội giết ngƣời, đề tài nghiên cứu
khoa học trang bị về mặt lý luận cho hoạt động phòng ngừa tội phạm giết ngƣời cũng
nhƣ hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung. Vì vậy, đề tài này có thể đƣợc sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực tội phạm học và pháp luật hình sự.
5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Trong thời gian vừa qua, số lƣợng các công trình nghiên cứu một cách toàn
diện, chuyên sâu mang tính khoa học về các tội phạm giết ngƣời về tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn rất hạn chế, vì
vậy đề tài sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học nhƣ sau:
Thứ nhất, bài nghiên cứu cung cấp những thông số mới nhất tình hình tội phạm
giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, không dừng lại ở việc phân tích những nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm nói chung nhƣ các công trình trƣớc đây mà nhóm tác giả đi sâu phân
tích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. Từ đó tác giả tìm ra đƣợc tính quy
luật của tình hình tội phạm giết ngƣời để đƣa ra giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.
Thứ ba, dự báo về tình hình tội phạm giết ngƣời trong thời gian tới, từ đó đƣa ra
những giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất các
giải pháp nhằm ngăn ngừa trƣớc không cho tội phạm xảy ra và những giải pháp nhằm
chống tội phạm sau khi tội phạm đã xảy ra nhằm tiếp tục phòng ngừa tội phạm.

Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
chống tội phạm trên cả nƣớc nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Đồng thời đề tài cũng có thể sử dụng cho cơ quan lập pháp xem xét để điều

10


chỉnh những qui định về tội phạm nói chung, các tội phạm giết ngƣời nói riêng. Các cơ
quan tiến hành tố tụng, các tổ chức xã hội, các cấp có thẩm quyền áp dụng những biện
pháp ngăn chặn và loại trừ tội phạm giết ngƣời, phục vụ công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm cũng nhƣ hƣớng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài còn có 3
chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở pháp lý về đấu tranh phòng ngừa tội phạm giết ngƣời.
Chƣơng II: Thực trạng tội phạm giết ngƣời trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2010-2015.
Chƣơng III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết ngƣời
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

11


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TỘI
GIẾT NGƢỜI.
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Khái niệm tội phạm.
Trong khoa học pháp lý hình sự khái niệm tội phạm là một trong những vấn đề
rất đƣợc quan tâm nghiên cứu, vì chế định tội phạm là chế định trung tâm thể hiện tập

trung các nguyên các của luật hình sự cũng nhƣ quan điểm của nhà nƣớc trong đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, là cơ sở thống nhất cho việc quy định các chế
định khác của luật hình sự.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tội phạm nhƣng theo quy định tại Điều 8
Bộ luật Hình sự 2009 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa..”
1.1.2. Khái niệm tội giết ngƣời.
Tội giết ngƣời đƣợc quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự 2009. Điều luật chỉ
quy định hành vi giết ngƣời, chứ không đề cập cụ thể giết ngƣời là nhƣ thế nào.
“Giết ngƣời là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết ngƣời ngoài ý muốn của nạn
nhân. Hành vi làm chết ngƣời đƣợc hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con
ngƣời, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết
ngƣời.”1

Giáo trình Hình sự Việt Nam phần chung, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân
dân.
1

12


1.1.3. Khái niệm phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là nội dung nghiên cứu quan trọng của tội phạm học. Khái
niệm phòng ngừa tội phạm đã đƣợc dùng thống nhất trong hầu hết các công trình
nghiên cứu về tội phạm học ở Việt Nam, từ các giáo trình đại học đến các sách chuyên

khảo và tham khảo.
Phòng ngừa tội phạm, xét về mặt ngôn ngữ đƣợc hiểu là hoạt động nhằm không
cho tội phạm xảy ra. Nhƣ vậy, phòng ngừa tội phạm không phải là hoạt động hƣớng tới
tội phạm đã xảy ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm không cho tội phạm xảy ra.2
Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên (Nxb. Văn hoá thông
tin, Hà Nội, năm 1999) “phòng ngừa là phòng không cho điểu bất lợi, tác hại xảy ra”,
“Phòng là tìm cách ngăn ngừa, đôi phó với điểu không hay có thể xảy ra, gây tác hại
cho mình” (tr. 1339). Thực hiện đƣợc mục đích này đòi hỏi hoạt động phòng ngừa tội
phạm phải loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chủ động tác động đến các
thành tố hợp thành nguyên nhân đó theo hƣớng giảm thiểu, triệt tiêu các thành tố này
hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi
phải là hoạt động có tính tống hợp của Nhà nƣớc, của cả xã hội và của mọi công dân.
Nhƣ vậy, có thể định nghĩa:
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước,
của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các
thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các thành tố này không
phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội
phạm xảy ra.3
Với cách hiểu này, phòng ngừa tội phạm khác với chống tội phạm và cũng khác
với kiểm soát tội phạm. Nhƣng chống tội phạm cũng nhƣ kiểm soát tội phạm không
phải độc lập hoàn toàn với phòng ngừa tội phạm vì chống tội phạm và kiểm soát tội
phạm cũng có mục đích phòng ngừa tội phạm và trong phạm vi nhất định, hoạt động cụ

2

3

Giáo trình tội phạm học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân.
Giáo trình tội phạm học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân.


13


thể của chống tội phạm hay kiểm soát tội phạm cũng là hoạt động phòng ngừa tội
phạm.”
1.2. Nguyên tắc, chủ thể trong đấu tranh phòng ngừa tội giết ngƣời.
1.2.1. Một số nguyên tắc trong đấu tranh phòng ngừa tội giết ngƣời.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các hoạt động phòng ngừa tội giết ngƣời có pháp luật điều chỉnh ở những mức
độ khác nhau, do đó cần tuân thủ nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc này đòi hỏi trong
quá trình điều tra, phòng ngừa loại tội phạm này cần phải phù hợp với các quy định của
pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng. Các chủ thể khi thực hiện các biện
pháp phòng ngừa tội phạm phải tuân thủ để đảm bảo pháp chế là một hệ thống các quy
định pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Phòng ngừa tội phạm nói chung, tội giết ngƣời nói riêng là lĩnh vực hoạt động
có tính xã hội rộng rãi, do đó cần tuân thủ nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này đòi hỏi
sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức và
mọi công dân vào hoạt động phòng ngừa tội phạm. Mức độ tham gia tùy theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các khả năng, lợi thế hiện có của các chủ thể. Tuân thủ
nguyên tắc dân chủ sẽ khai thác đƣợc tất cả các tiềm năng về chuyên môn nghiệp vụ,
sáng kiến, tài chính, thông tin,… từ các chủ thể phòng ngừa tội phạm. Vì thế, trƣớc đây
các nhà tội phạm học tƣ sản qua nghiên cứu đã rút ra kết luận “sự tham gia tích cực của
1% dân số vào công tác phòng, chống sẽ làm tăng hiệu quả đấu tranh chống tội phạm
lên 4 lần”.
Nguyên tắc nhân đạo.
Nhân đạo là giá trị xã hội rất tiến bộ và đƣợc đề cao trong xã hội hiện đại.
Những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng hoặc phải chịu những chế tài pháp lý thƣờng đƣợc
đối xử theo tinh thần nhân đạo. Đối tƣợng của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết
ngƣời nói chung là hƣớng tới con ngƣời nên cần tuân thủ nguyên tắc nhân đạo. Nguyên

tắc này đòi hỏi trong quá trình áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết ngƣời

14


không đƣợc sử dụng các biện pháp có tính chất làm nhục, đối xử tàn bạo hay hạ thấp
danh dự nhân phẩm con ngƣời, mà hƣớng đến sửa chữa sai sót nhân cách con ngƣời.
Mặt khác, khi thiết kế chƣơng trình, kế hoạch phòng ngừa tội phạm cần ƣu tiên xây
dựng các biện pháp mang tính xã hội, hạn chế tỷ lệ các biện pháp mang tính cƣỡng chế
hoặc tƣớc bỏ lợi ích của những ngƣời đƣợc áp dụng các biện pháp đó. Nếu tuân thủ
nguyên tắc nhân đạo thì hoạt động phòng, chống tội phạm giết ngƣời sẽ đạt đƣợc kết
quả tích cực, hạn chế những tổn thƣơng cho ngƣời phạm tội nói riêng và cho xã hội nói
chung.
Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng, chống tội phạm giết
ngƣời.
Các chủ thể có khả năng và thẩm quyền khác nhau trong hoạt động phòng ngừa
tội phạm nói chung và tội giết ngƣời nói riêng, do đó cần có sự phối hợp hoạt động một
cách chặt chẽ. Thực tiễn cũng cho thấy những thiếu sót, hạn chế từ các hoạt động
phòng ngừa tội phạm giết ngƣời là do thiếu sự phối hợp, thậm chí cản trở nhau giữa
các chủ thể. Do đó, sự phối hợp giữa các chủ thể trong phòng, chống tội phạm là vấn
đề mang tính nguyên tắc. Sự phối hợp thể hiện ở việc cung cấp thông tin, tài liệu, xây
dựng chƣơng trình kế hoạch, thực hiện các biện pháp – giải pháp. Để có sự phối hợp,
trƣớc hết phải có sự lãnh đạo thông nhất từ một cơ quan đầu mối chuyên trách, đồng
thời có một cơ chế phối hợp đƣợc định rõ trong các chƣơng trình, kế hoạch phòng ngừa
tội phạm. Ngoài ra, vấn đề trách nhiệm cá nhân của các chủ thể có nghĩa vụ phối hợp
cũng đƣợc đề cao nhằm ngăn ngừa tình trạng đùn đẩy, cản trở hoặc trì hoãn quá trình
phối hợp. Nếu nhƣ nguyên tắc này đƣợc tuân thủ, chắc chắn sẽ phát huy nhiều lợi thế
của các chủ thể và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết ngƣời hiện nay.
1.2.2. Các chủ thể trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm giết ngƣời.4
Chủ thể phòng ngừa tội phạm là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và

nghĩa vụ tham gia vào hoạt động phòng ngừa tội phạm. Các chủ thể trong đấu tranh
phòng ngừa tội giết ngƣời là:
4

Giáo trình tội phạm học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân.

15


Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 4 Hiến pháp 2013 có quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, là
lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội”. Phòng ngừa tội giết ngƣời là hoạt động vừa mang
tính xã hội, vừa mang tính nhà nƣớc vì vậy rất cần có sự lãnh đạo của Đảng. Vai trò
phòng, chống tội phạm của tổ chức Đảng đƣợc cụ thể hóa ở một số nội dung sau đây:
- Định hƣớng công tác phòng, chống tội giết ngƣời ở mỗi giai đoạn, thời điểm của
đất nƣớc thông qua nghị quyết của Đảng
- Định hƣớng việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc, trong đó có các cơ
quan tƣ pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành xã hội và phòng ngừa tội phạm.
- Giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ là Đảng viên để phòng, chống tiêu cực và tội
phạm.
- Giới thiệu các đảng viên ƣu tú vào cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Điều 1 Luật Tổ chức quốc hội 2014 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nƣớc và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà
nƣớc”. Vai trò phòng ngừa tội giết ngƣời của Quốc hội đƣợc cụ thể hóa ở một số nội

dung sau:
- Quốc hội làm luật, hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã
hội, góp phần ngăn ngừa lợi dụng pháp luật phạm tội.
- Kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, của cán bộ để phòng ngừa
tiêu cực và phạm tội.
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và
tham gia quản lý nhà nƣớc.

16


- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, có quyền yêu cầu các cá nhân, cơ
quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thực hiện những biện pháp cần thiết để chấm dứt hành
vi trái pháp luật đó.
Điều 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 quy định:
“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng…”. Vai trò phòng
ngừa tội giết ngƣời của Hội đồng nhân dân đƣợc cụ thể hóa ở một số nội dung:
- Quyết định những chủ trƣơng, biện pháp kinh tế xã hội quan trọng để phát huy
tiềm năng của địa phƣơng, để không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân địa phƣơng, từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm.
- Quyết định các biện pháp phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
ở địa phƣơng.
- Kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng để phòng ngừa
tiêu cực và phạm tội.
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc.
Chính phủ: Vai trò phòng ngừa tội phạm của Chính phủ thể hiện nhƣ sau:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục trong phạm vi quốc gia, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,
từ đó có tác dụng phòng ngừa tội phạm.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, chính phủ tổ chức thực

hiện các chính sách, biện pháp để củng cố và tăng cƣờng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ và trật tự
an toàn xã hội; tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống các
loại tội phạm, các vi phạm pháp luật.
- Lãnh đạo hoạt động phòng, chống tội phạm quốc gia thông qua Ban chỉ đạo
quốc gia phòng, chống tội phạm, cơ quan chuyên môn của Bộ tƣ pháp, Thanh tra nhà
nƣớc chuyên ngành; thực hiện hoạt động phòng chống tội phạm; xây dựng các chƣơng
trình quốc gia phòng chống tội phạm.
Uỷ ban nhân dân các cấp: Vai trò phòng, chống tội phạm của Uỷ ban nhân dân
các cấp thể hiện nhƣ sau:

17


- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở
địa phƣơng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, từ đó có tác dụng phòng,
chống tội phạm.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tùy cấp hành
chính mà Uỷ ban nhân dân các cấp có vai trò phòng ngừa tội phạm cụ thể nhƣ sau: xây
dựng chƣơng trình, kế hoạch phòng chống tội phạm ở địa phƣơng, phát động quần
chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự quản lý hộ khẩu. tạm trú, tạm vắng, đặc biệt đối
với những ngƣời có nhân thân xấu, ngƣời có liên hệ với nƣớc ngoài, phối hợp với các
cơ quan hữu quan giám sát, giáo dục ngƣời phạm tội tại cộng đồng.
Các cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án.
Cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án là những chủ thể chuyên tranh, giữ vai
trò chính trong phòng chống tội phạm.
Cơ quan công an: Điều 4 Luật Công an nhân dân 2014 quy định: “Công an
nhân dân là lực lƣợng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.”
Nhƣ vậy, cơ quan công an nhân dân là lực lƣợng nòng cốt trong phòng ngừa tội phạm,

cụ thể:
- Tham mƣu cho Đảng, nhà nƣớc trong hoạch định chiến lƣợc, chƣơng trình, kế
hoạch phòng chống tội phạm.
- Trực tiếp thực hiện các hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm bằng các
biện pháp chuyên môn nghiệp vụ.
- Hƣớng dẫn, giúp đỡ các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phòng,
chống tội phạm và giáo dục ngƣời phạm tội tại cộng đồng.
Viện kiểm sát: Điều 2. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy
định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tƣ pháp của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống

18


nhất.”. Thông qua thực hành công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, Viện kiểm sát
đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, truy tố, xét xử, góp phần phòng ngừa
tội phạm. Trong phạm vi của mình, Viện Kiểm sát phối hợp với các cơ quan, tổ chức
hữu quan phòng, chống tội phạm; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật.
Tòa án: Điều 2 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định: “Tòa án nhân dân
là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tƣ
pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…” Vai trò phòng, chống tội phạm của Tòa án thể
hiện ở: xét xử tội phạm, giám đốc việc xét xử nhằm phát hiện sai sót, vi phạm trong
hoạt động xét xử, tuyên truyền, giáo dục pháp luật…
Các tổ chức và các cá nhân, công dân.

Khoản 2, Điều 4 Bộ luật hình sự 2009 quy định: “Các cơ quan, tổ chức có
nhiệm vụ giáo dục những ngƣời thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý
thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm
trong cơ quan, tổ chức của mình.” Nhƣ vậy các tổ chức ở đây tham gia hoạt động
phòng, chống tội giết ngƣời thông qua kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, cơ
quan nhằm phòng, chống tội phạm; kiến nghị các biện pháp xử lý giải quyết tiêu
cực;…
Đối với các cá nhân, công dân, khoản 3 Điều 4 Bộ luật hình sự 2009 quy định:
“Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.” Các công dân có thể tham gia vào phòng, chống tội phạm: tố giác tội phạm,
làm chứng trong các vụ án, ngăn chặn tội phạm; giáo dục, giúp đỡ ngƣời phạm tội tại
địa phƣơng, cộng đồng.
1.3. Quy định của pháp luật hình sự về tội giết ngƣời.

19


1.3.1. Dấu hiệu cơ bản của tội phạm giết ngƣời.
Tội phạm thì trƣớc hết là một hành vi, vì chỉ có hành vi mới có thể gây ra thiệt
hại, hoặc gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội, đƣợc Luật hình sự bảo vệ. Để một
hành vi bị coi là tội phạm và khác với hành vi không phải là tội phạm thì phải có các
dấu hiệu: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.5
1.3.1.1. Các dấu hiệu về chủ thể.
Chủ thể của tội phạm là một ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
luật định và đã thực hiện hiện hành vi phạm tội cụ thể.6
Chủ thể của tội giết ngƣời phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức ý
nghĩa xã hội của hành vi do mình thực hiện và khả năng điều khiển hành vi của mình
theo những đòi hỏi và chuẩn mực của xã hội. Chỉ một ngƣời nhận thức và điều khiển

đƣợc hành vi của mình thì mới coi là có lỗi và có khả năng tiếp thu đƣợc những biện
pháp tác động mang tính giáo dục của xã hội và khi đó Nhà nƣớc mới đặt vấn đề giáo
dục, cải tạo họ.7
Năng lực nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của con ngƣời không thể có
từ khi sinh ra mà đƣợc hình thành từng bƣớc, tích lũy theo thời gian. Do đó, phải đạt
đến một độ tuổi nhất định con ngƣời mới có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi của mình khi đó mới bị coi là có lỗi. Vì vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng
lực trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của chủ thể.
Năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự là hai dấu hiệu
bắt buộc của chủ thể tội phạm, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một con ngƣời nhận thức đƣợc
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện và điều khiển đƣợc hành vi
5

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân.
6
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân.
7
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân.

20


đó tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nhƣ vậy, một ngƣời đạt đến
độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhƣng rơi vào tình trạnh không có năng lực trách
nhiệm hình sự thì đƣơng nhiên đƣợc coi là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự.8
Ngoài ra, còn phải đề cập đến tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

thể hiện qua các dấu hiệu y học nhƣ mắc bệnh tâm thần; các dấu hiệu tâm lí…
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đƣợc quy định tại Điều 12 của bộ luật hình sự
Việt Nam:
- Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trƣớc hết, xét tới điều kiện để một chủ thể trở thành chủ thể của tội phạm:
- Chủ thể của tội phạm phải là một ngƣời cụ thể đang sống. Khi ngƣời phạm tội
còn sống họ mới nguy hiểm cho xã hội, cần giáo dục để họ trở thành ngƣời có ích cho
xã hội.
- Chủ thể của tội phạm phải là ngƣời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ
những ngƣời đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay
sai, mới điều khiển đƣợc, tự chủ đƣợc hành vi của mình.
- Chủ thể tội phạm phải là ngƣời đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12
Bộ luật Hình sự quy định: ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm; ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Độ
tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự là tuổi tròn tính từ ngày tháng năm sinh đến
ngày tháng năm sinh. Việc xác định độ tuổi đƣợc căn cƣ vào giấy khai sinh, sổ hộ
khẩu. Trƣờng hợp không xác định đƣợc độ tuổi thì phải tiến hành giám định độ tuổi.
Đối với tội giết ngƣời, chủ thể của tội phạm cũng tƣơng tự nhƣ đối với tội xâm
phạm về nhân thân khác.

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân.
8

21



Đối với tội giết ngƣời quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự, ở mỗi khoản thì độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự đƣợc quy định khác nhau.
Tại khoản 1 Điều này, luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt là trên
mƣời lăm năm, chung thân hoặc tử hình. Đồng nghĩa những ngƣời phạm tội giết ngƣời
thuộc khoản này là tội đặc biệt nghiêm trọng chiếu theo khoản 3, Điều 8 Bộ luật hình
sự. Vì vậy, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội này là từ đủ 14 tuổi, chiếu
theo Điều 12, Bộ luật hình sự.
Tƣơng tự, tại khoản 2 Điều này, luật quy định mức cao nhất của khung hình
phạt là đến mƣời lăm năm, do đó, những ngƣời phạm tội giết ngƣời thuộc khoản này là
tội rất nghiêm trọng chiếu theo khoản 3, Điều 8 Bộ luật hình sự. Vì vậy, độ tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự cho tội này là từ đủ 14 tuổi nếu nhƣ chứng minh ngƣời phạm
tội cố ý giết ngƣời, ngƣợc lại nếu ngƣời phạm tội không cố ý giết ngƣời (bị ép buộc…)
thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi, chiếu theo Điều 12, Bộ luật hình
sự.
Tại khoản 3, Điều này, vì đây là hình phạt bổ sung nên việc xác định độ tuổi là
dựa vào khoản 1, 2 Điều này.
Khoản 3, Điều 8 quy định về phân loại tội phạm:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mƣời lăm
năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã
hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mƣời lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.”
Ví dụ: Lê Văn Luyện sinh ngày 18/10/1993 thực hiện hành vi giết 3 ngƣời một
cách dã man vào ngày 24/8/2011 tại tiệm vàng Ngoc Bích (Bắc Giang) để chiếm đoạt
tài sản nhƣng do chƣa đủ 18 tuổi nên căn cứ vào điều 74 BLHS thì mức hình phạt cao
nhất đƣợc áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội là không quá mƣời tám năm


22


tù nên luyện không bị tử hình, ở đây có thể thấy Luyện có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi nhƣng với độ tuổi chƣa đủ 18 thì luyện chƣa nhận thức đƣợc một cách
đầy đủ về hành vi của mình nên áp dụng hình phạt 18 năm tù đối với luyện là hoàn
toàn thích đáng. Tuy nhiên bản án này một số ngƣời không đồng tình họ đề nghị phải
sửa lại luật tử hình Luyện để pháp luật có tính răn đe và ngăn chặn tội ác. Tuy nhiên
muốn xây dựng đƣợc một nhà nƣớc pháp quyền thì cần phải tôn trọng pháp luật hiện
hành. Do đó chỉ có thể xét xử Luyện theo pháp luật hiện hành mà không thể nâng cao
hình phạt lên đƣợc.
Pháp luật hình sự Việt Nam chƣa thừa nhận chủ thể của tội phạm là pháp nhân
đều này về nguyên tắc là hợp lý nhƣng trên thực tế có nhiều vấn đề mà xã hội bức xúc
về nguyên tắc này. Ví dụ: Công ty bột ngọt Vedan thƣờng xuyên gây ô nhiểm nguồn
nƣớc, về mặc lý thuyết công ty này mang tính có lỗi và đáng phải chịu trách nhiệm
hình sự nhƣng vì đây là pháp nhân,còn luật hình sự Việc Nam hình phạt chỉ hƣớng tới
cá nhân, nên không thể áp dụng hình phạt tù cho pháp nhân đƣợc, nếu cần thì thay đổi
lý thuyết, xử lý hành chính pháp nhân tối đa 500 triệu, một công ty lớn nhƣ Vedan thì
sồ tiền đó là không lớn họ không ngại đóng phạt và thế là tình trạng cứ tiếp diễn. Tuy
nhiên một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân, cá nhân đó phải
chịu trách nhiệm hình sự.
1.3.1.2. Các dấu hiệu về khách thể.
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc Luật Hình sự bảo vệ, có
tính trừu tƣợng. Việc quy định quan hệ xã hội nào là khách thể của tội phạm tùy thuộc
vào lợi ích của giai cấp thống trị, vì thế khách thể tội phạm mang tính chất giai cấp.
Các tội phạm đều xâm phạm và gây thiệt hại cho khách thể, tuy nhiên không phải tội
phạm nào cũng gây thiệt hại cho đối tƣợng tác động, nhƣ tội trộm cắp tài sản chỉ làm
chuyển dịch quyền sở hữu từ ngƣời này sang ngƣời khác, chứ tài sản không bị hƣ
hỏng. Đối tƣợng tác động của tội phạm là vật thể không mang tính giai cấp, nhƣng


23


×