Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VÌ THỊ HIỀN

PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Thị Sơn

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Vì Thị Hiền



Lời cảm ơn

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan
cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ
Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường đại học Luật Hà Nội, các giáo sư, phó
giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cám ơn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ rất nhiều để tôi
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PSG. TS. Lê Thị Sơn, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập.

Tác giả luận văn


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1 TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 .................................................................. 5
1. Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 2013 .................................................................................................................... 5
1.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 - 2013 ..................................................................................... 5
1.1.1. Tội phạm rõ ...................................................................................... 6
1.1.2 Tội phạm ẩn ..................................................................................... 10

1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 - 2013 ................................................................................... 12
1.2.1. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội .................................... 12
1.2.2. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt được áp
dụng ......................................................................................................... 13
1.2.3. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm .. 14
1.2.4. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội ..................... 15
1.2.5. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội ................... 16
1.2.6. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội................... 16
1.2.7. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội 17
1.2.8. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt ............... 18
1.2.9. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản .......... 19
1.2.10. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội .................. 20
1.2.11. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo một số đặc điểm nhân thân của
người phạm tội ......................................................................................... 21
1.2.12. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo một số đặc điểm về nạn nhân của
tội phạm.................................................................................................... 27
2. Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 2013 .................................................................................................................. 29


2.1. Diễn biến về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 - 2013 ................................................................................... 30
2.2. Diễn biến về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 – 2013 ................................................................................... 35
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 40
Chương 2 NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 ..................................................... 42
2.1. Nguyên nhân về kinh tế - xã hội ................................................................. 42
2.2. Nguyên nhân về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật.................... 44
2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động quản lý về trật tự, an ninh

xã hội ................................................................................................................ 46
2.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng và thi hành án ........................................................................................ 48
2.5. Nguyên nhân từ phía người phạm tội.......................................................... 51
2.6. Nguyên nhân từ phía nạn nhân ................................................................... 52
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 53
Chương 3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................................................................................... 54
3.1 Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian
tới ..................................................................................................................... 54
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Điện Biên ................................................................................................... 55
3.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội ............................................................... 55
3.2.2. Biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật ................. 57
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý về trật tự, an ninh xã
hội ................................................................................................................ 59
3.2.4. Biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng và thi hành án........................................................................................ 63
3.2.5. Biện pháp phòng ngừa về phía người phạm tội .................................... 66


3.2.6. Biện pháp phòng ngừa từ phía nạn nhân của tội phạm ......................... 67
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 68
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2009 - 2013 .................................................................................................... 6
Bảng 1.2. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số người phạm tội
xâm phạm sở hữu giai đoạn 2009 - 2013 ................................................................. 7
Bảng 1.3. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số người phạm tội
nói chung giai đoạn 2009 - 2013 ............................................................................. 7
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2013 ................................... 8
Bảng 1.5. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Điện Biên với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
toàn quốc giai đoạn 2009 - 2013.............................................................................. 9
Bảng 1.6. Số tin báo, tố giác về số vụ trộm cắp tài sản so với số vụ trộm cắp tài sản bị
xử lý hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 ........................... 11
Bảng 1.7. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội(theo khoản 3 Điều 8 BLHS)12
Bảng 1.8. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt được áp dụng13
Bảng 1.9. Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm ............................................. 14
Bảng 1.10.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội .......................... 15
Bảng 1.11.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội ........................ 16
Bảng 1.12. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội ....................... 16
Bảng 1.13. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội .... 17
Bảng 1.14. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt ................... 18
Bảng 1.15. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản .............. 19
Bảng 1.16. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội ........................ 20
Bảng 1.17. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội .............................................. 21
Bảng 1.19. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo trình độ học vấn của người phạm tội
.............................................................................................................................. 23
Bảng 1.20. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người
phạm tội ................................................................................................................ 24



Bảng 1.21. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm tái phạm, tái phạm nguy
hiểm ...................................................................................................................... 24
Bảng 1.22. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghiện ma túy của người
phạm tội ................................................................................................................ 25
Bảng 1.23. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình của người phạm
tội.......................................................................................................................... 26
Bảng 1.24. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa vị pháp lý của nạn nhân ......... 27
Bảng 1.25. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân ..... 27
Bảng 1.26. Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn
2009 - 2013 ........................................................................................................... 30
Bảng 1.27. So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ
phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 ..... 31
Bảng 1.28. So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số
người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013
.............................................................................................................................. 32
Bảng 1.29. So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ
phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 .................. 33
Bảng 1.30. So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số
người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 ........ 34
Bảng 1.31. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức thực hiện tội
phạm ..................................................................................................................... 36
Bảng 1.32. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi của người phạm
tội.......................................................................................................................... 37
Bảng 1.33. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính của người phạm
tội.......................................................................................................................... 38
Bảng 1.34. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm người phạm tội
có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm .............................................................. 38
Bảng 1.35. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghiện ma túy
của người phạm tội................................................................................................ 39



DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1.1. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản và số vụ, số người phạm các
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 ................. 7
Biểu đồ 1.2. Số vụ, số người trộm cắp tài sản và số vụ, số người phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 – 2013 .................................................. 8
Biểu đồ 1.3. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2013 ............................. 9
Biểu đồ 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên với cả nước giai đoạn 2009 - 2013..................................... 10
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội ...................................... 12
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt được áp dụng
.............................................................................................................................. 13
Biểu đồ 1.7.Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm .......................................... 14
Biểu đồ 1.8.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội ........................ 15
Biểu đồ 1.9.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội ...................... 16
Biểu đồ 1.10.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội .................... 17
Biểu đồ 1.11. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm tội 18
Biểu đồ 1.12. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt ............... 18
Biểu đồ 1.1.3. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản ......... 19
Biểu đồ 1.14. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội .................... 20
Biểu đồ 1.15. Cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội .......................................... 22
Biểu đồ 1.16. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính của người phạm tội ... 22
Biểu đồ 1.17. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo trình độ học vấn của người phạm
tội.......................................................................................................................... 23
Biểu đồ 1.18. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của người
phạm tội ................................................................................................................ 24
Biểu đồ 1.19.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm người phạm tội có tình tiết
tái phạm, tái phạm nguy hiểm ............................................................................... 25



Biểu đồ 1.20. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghiện ma túy của người
phạm tội ................................................................................................................ 25
Biểu đồ 1.21. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình của người phạm
tội.......................................................................................................................... 26
Biểu đồ 1.22. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa vị pháp lý của nạn nhân ..... 27
Biểu đồ 1.23. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn nhân . 28
Biểu đồ 1.24. Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn
2009 – 2013 .......................................................................................................... 30
Biểu đồ 1.25. So sánh diễn biến về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội
xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 .................... 32
Biểu đồ 1.26. So sánh diễn biến về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người
phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 ..... 33
Biểu đồ 1.27. So sánh diễn biến về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ phạm tội
nói chung trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 ................................ 34
Biểu đồ 1.28. So sánh diễn biến về số người phạm tội trộm cắp tài sản với số người
phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 .................. 35
Biểu đồ 1.29. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức thực hiện
tội phạm ................................................................................................................ 36
Biểu đồ 1.30. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi của người
phạm tội ................................................................................................................ 37
Biểu đồ 1.31. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính của người
phạm tội ................................................................................................................ 38
Biểu đồ 1.32. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm người phạm
tội có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm ......................................................... 39
Biểu đồ 1.33. Diễn biến về cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghiện ma
túy của người phạm tội .......................................................................................... 40


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà
Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc
giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; phía Tây và Tây
Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh hiện nay là 9562,9 km2 với dân số trung bình 520.729 người. Điện Biên có địa
hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên
giới Việt – Lào. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ
hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Điện Biên là nơi 18 dân tộc anh em
sinh sống với những nét văn hoá đặc trưng riêng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,55%, các ngành và lĩnh vực sản xuất
được duy trì và có bước phát triển; tình hình thu hút và giải ngân các nguồn vốn đầu
tư phát triển có tiến bộ; hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường; công tác
an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện. Các lĩnh vực văn
hóa, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... được triển khai thực
hiện đồng bộ, các chương trình, dự án trọng điểm tiếp tục được chỉ đạo triển khai
tích cực. Chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được
giữ vững. Công tác xây dựng hoàn thiện chính sách pháp luật được quan tâm, tổ
chức thực hiện có hiệu quả; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được chú trọng và có
nhiều tiến bộ[12, Tr.1].
Trước bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, thách thức do tình hình suy
giảm kinh tế; các thế lực thù địch ráo riết thực hiện "Âm mưu diễn biến hòa bình",
lợi dung vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền... nên Điện Biên cũng không tránh
khỏi ảnh hưởng nhất định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra và
chưa bền vững; công tác cai nghiện tại một số huyện, thị xã không đạt kế hoạch;
Đặc biệt, Điện Biên còn có những khó khăn điển hình của một tỉnh miền núi như:
Mức sống của người dân thấp, trình độ dân trí không đồng đều, có nhiều thành phần

dân tộc với ngôn ngữ và nối sống riêng, phân hóa giàu nghèo rõ rệt giữa thành thị
và miền núi, tình trạng thất học, thất nghiệp cao.
Trong lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội cũng gặp không ít
khó khăn. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh


2

chống và phòng ngừa tội phạm và đã có những thành tựu nhất định nhưng tội phạm
vẫn ngày một gia tăng, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội ngày càng nguy
hiểm, tinh vi hơn, trong đó tiêu biểu là tội "trộm cắp tài sản". Trong những năm qua,
loại tội phạm này không ngừng gia tăng về số lượng, phương thức thực hiện đa
dạng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xâm hại nghiêm trọng đến quyền sở hữu tài
sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Hàng năm trong hội
nghị tổng kết của các cơ quan tiến hành tố tụng đều dự báo xu hướng của tội trộm
cắp tài sản trong thời gian tới cũng như những khó khăn, hạn chế, bất cập cần khắc
phục trong quá trình đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này nhưng lại chưa
có sự đầu tư chuyên sâu nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm này. Do đó rất cần có
những công trình khoa học đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra biện pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ,
toàn diện mọi mặt của tỉnh Điện Biên trong tương lai.
Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: "Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Điện Biên" làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học với mong
muốn được đóng góp một phần công sức xây dựng quê hương mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản không phải là vấn đề mới mẻ. Thời gian qua
đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được công bố mà
tiêu biểu gần đây nhất là những công trình của các tác giả:
Luận án tiến sĩ luật học của Hoàng Văn Hùng về Tội trộm cắp tài sản và

đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam, Hà Nội, 2007; Lê Quang Thành Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản do người
nước ngoài thực hiện - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2 năm 2012, tr. 75 - 78,
84; Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Gia Hoàn về Đấu tranh phòng ngừa và
chống tội trộm cắp tài sản trong quân đội, Hà Nội, 2000; Luận văn thạc sỹ luật học
của Nguyễn Công Thập về Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hải Dương - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp, Hà Nội - 2001; Luận văn
thạc sĩ luật học của Đặng Thị Xuân về Đấu tranh phòng và chống tội trộm cắp tài
sản do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội, 2003; Luận
văn thạc sỹ luật học của Thân Như Thành về Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội - 2005; Luận văn thạc sỹ luật học


3

của Nguyễn Thị Thu Huyền vềĐấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng,Hà Nội, 2007; Luận văn thạc sỹ luật học của Đinh Thị Lan
Hương về Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Hà Nội - 2007; Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Thanh Huyền về Phòng ngừa
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Nội - 2011; Luận văn thạc sỹ
luật học của Nguyễn Xuân Minh về Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên, Hà Nội - 2011; Luận văn thạc sỹ luật học của Hà Thị Nhung về
Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hà Nội - 2013...
Trong các công trình trên, các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tình hình tội
trộm cắp tài sản trong phạm vi cả nước hoặc trên địa bàn một tỉnh và trong một
khoảng thời gian nhất đinh, xác định nguyên nhân của tội phạm này và trên cơ sở
đó, đề xuất giải pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản chung trên cả nước cũng như
ở một số địa phương cụ thể. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu từ góc độ tội phạm học tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bản tỉnh
Điện Biên” là hết sức cần thiết.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập chung nghiên cứu tình hình của tội
phạm, nguyên nhân của tội phạm và biện pháp phòng ngừa tội trộm cắp tài sản.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích là đề xuất được các biện pháp phòng ngừa hiệu quả
nhằm kìm chế sự gia tăng, hạn chế tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội trộm
cắp tài sản trên địa bản tỉnh Điện Biên trong thời gian tới
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu, đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013.
Thứ hai: Xác định, phân tích nguyên nhân của tội phạm trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013.
Thứ ba: Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
trong thời gian tới;


4

Thứ tư: Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài
sản trên địa bản tỉnh Điện Biên;
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên
cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ
thể sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin;
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận
tổng thể, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phương pháp thống kê, phương

pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn có một số đóng góp mới chủ yếu sau:
- Đánh giá được tình hình của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 - 2013.
- Xác định được nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tình Điện
Biên giai đoạn 2009 - 2013, dự báo được tình hình tội trộm cắp tài sản trong thời
gian tới và đưa ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp
tài sản trên địa bản tỉnh Điện Biên.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bản tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2009 - 2013
Chương 2: Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bản tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 - 2013
Chương 3: Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” [10, Tr.100].
Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm cho ta một “bức tranh” đúng đắn, toàn
diện về tội phạm đã xảy ra trên một không gian, trong một khoảng thời gian nhất

định. Kết quả này không chỉ thể hiện những đặc điểm định lượng mà còn thể hiện
cả đặc điểm định tính, không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh mà còn thể hiện tình trạng
động (diễn biến) của các tội phạm đã xảy ra. Nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 chính là nghiên cứu về thực
trạng và diễn biến để vẽ ra “bức tranh” toàn cảnh về tội trộm cắp tài sản đã xảy ra.
Từ đó giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, có biện pháp phòng chống phù hợp để
ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất có thể tội phạm xảy ra trong thời gian tới.
1. Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2009 - 2013
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong
đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất. Nghiên cứu
thực trạng của tội phạm là nghiên cứu hai đặc điểm của thực trạng - Đặc điểm về
mức độ được phản ánh qua số lượng tội phạm cũng như số lượng người phạm tội
và đặc điểm về tính chất được phản ánh qua các cơ cấu của tội phạm” [10, Tr.112].
Nghiên cứu về thực trạng của tội trộm cắp tài sản chính là nghiên cứu về mức
độ và tính chất của tội trộm cắp tài sản.
1.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2009 - 2013
Thực trạng của tội trộm cắp tài sản xét về mức độ được phản ánh qua các
thông số: Tổng số vụ trộm cắp tài sản và tổng số những người phạm tội trộm cắp tài
sản đã xảy ra. Thông số này không chỉ bao gồm phần tội phạm rõ mà còn bao gồm
cả phần ẩn của tội trộm cắp tài sản.


6

1.1.1. Tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào thống
kê tội phạm” [10, Tr.102].
Thực trạng tội phạm rõ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên

giai đoạn 2009 - 2013 được phân tích chủ yếu thông qua số liệu thống kê số vụ và
số người phạm tội trộm cắp tài sản đã bị xử lý hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) tỉnh Điện Biên.
Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh Điện Biên, từ năm 2009 đến năm
2013, toàn tỉnh đã xử lý hình sự 611 vụ với 879 người phạm tội trộm cắp tài sản.
Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 128,6 vụ và 182,2 người phạm tội trộm
cắp tài sản bị xử lý hình sự. Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xử lý
hình sự qua các năm đươc thể hiện tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên
giai đoạn 2009 - 2013
Năm

Số vụ

Số người phạm tội

2009
2010
2011

100
113
130

130
180
174

2012


152

232

2013
116
163
Tổng
611
879
Trung bình
122,2
175,8
(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)
Bên cạnh các thông số về số vụ, số người phạm tội, để làm rõ hơn thực trạng
về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 2013 cần phải đặt các thông số này trong sự so sánh với các thông số có liên quan
khác, cụ thể:
Thứ nhất: So sánh số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ, số
người phạm tội xâm phạm sở hữu bị xử lý hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2009 - 2013


7

Bảng 1.2. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số người phạm tội
xâm phạm sở hữu giai đoạn 2009 - 2013
Tội trộm cắp tài sản
Số vụ (A)

Các tội xâm phạm sở hữu


Số người(B)

Số vụ(C)

Số người(D)

Tỷ lệ (%)
(A)/(C)

611
879
803
1162
76,09
(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)

(B)/(D)
75,65

Qua bảng số liệu ta thấy, trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 số
vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ rất lớn trong nhóm các tội xâm
phạm sở hữu, cụ thể: Số vụ trộm cắp tài sản chiếm 76,09% trong tổng số các vụ
phạm tội xâm phạm sở hữu, số người phạm tội trộm cắp tài sản chiếm 75,65% trong
tổng số người phạm tội xâm phạm sở hữu.
Tỷ lệ này được minh họa bằng đồ thị như sau:
Biểu đồ 1.1. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản và số vụ, số người phạm các
tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013

Thứ hai: So sánh số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ, số người

phạm tội nói chung bị xử lý hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 – 2013.
Bảng 1.3. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số người phạm tội
nói chung giai đoạn 2009 - 2013
Tội trộm cắp tài sản
Số vụ(A)

Số người(B)

Tội phạm nói chung
Số vụ(C)

Số người(D)

Tỷ lệ (%)
(A)/(C)

611
879
12192
17548
5,01
(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)

(B)/(D)
5,01


8

Ta thấy, trong thời gian từ 2009 - 2013, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra

12.192 vụ và 17.548 người phạm tội nói chung trong đó có 611 vụ trộm cắp tài sản
chiếm 5,01% tổng số các vụ phạm tội và có 879 người phạm tội trộm cắp tài sản
chiếm 5,01% tổng số người phạm tội nói chung. Như vậy, trong cơ cấu tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Điện Biên thì tội trộm cắp tài sản chỉ chiếm tỷ lệ không
đáng kể, có thể minh họa cụ thể bằng biểu đồ như sau:
Biểu đồ 1.2. Số vụ, số người trộm cắp tài sản và số vụ, số người phạm tội nói chung
trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 – 2013

Thứ ba: So sánh số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xử lý hình sự
trên địa bàn tỉnh Điện Biên với số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản bị xử lý
hình sự trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2013
Điện Biên

Lai Châu

Số
vụ

Số
người
phạm
tội

Dân số

Chỉ
số tội
phạm


611

879

254475

24

Chỉ số
người
phạm
tội
35

Số
vụ

771

Số
người
phạm
tội
1191

Dân số

1940557


Chỉ số Chỉ số
tội
người
phạm phạm
tội
37

61

(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên, VKSND tỉnh Lai Châu thống kê hình sự, Website:

)


9

Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản của tỉnh Điện Biên
luôn thấp hơn so với tỉnh Lai Châu. Trung bình trong 05 năm, chỉ số tội phạm trên
địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ bằng 64,86% so với chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Lai
Châu và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ bằng
57,38% chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Biểu đồ 1.3. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên với tỉnh Lai Châu giai đoạn 2009 - 2013

Thứ tư: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản bị
xử lý hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm
tội trộm cắp tài sản bị xử lý hình sự trên toàn quốc giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 1.5. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài
sản trên toàn quốc giai đoạn 2009 - 2013

Điện Biên
Số
vụ

Số
Dân số Chỉ
Chỉ Số vụ
người
số tội
số
phạm
phạm người
tội
phạm
tội

Cả nước
Số
người
phạm
tội

Dân số

Chỉ
Chỉ
số tội
số
phạm người
phạm

tội

611
879 254475 24
35
76920 117.240 440.270.400 17
27
(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên, VKSND tối cao, Website: )


10

Qua bảng số liệu 1.5 có thể nhận thấy chỉ số tội phạm trộm cắp tài sản và chỉ
số người phạm tội trộm cắp tài sản của tỉnh Điện Biên luôn cao hơn so với cả nước.
Trung bình trong 05 năm từ 2009 - 2013, chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Điện
Biên cao hơn cả nước là 1,41 lần, chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Điện Biên cao hơn cả nước là 1,3 lần. Như vậy, so với cả nước thì tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên phổ biến hơn.
Biểu đồ 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Điện Biên với cả nước giai đoạn 2009 - 2013

1.1.2 Tội phạm ẩn
Tội phạm đã xảy ra luôn bao gồm hai phần, đó là phần tội phạm rõ và phần tội
phạm ẩn. Do vậy, để có cái nhìn toàn diện, có đánh giá chân thực về mức độ của tội
phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng, ngoài việc nghiên cứu những vụ
phạm tội đã bị xử lý hình sự thì một phần không thể thiếu cần phải nghiên cứu về
tội phạm ẩn.
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể hiện
trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc không
được đưa vào thống kê tội phạm”[10, Tr.103].

Trong thực tế, bất kỳ một tội phạm nào xảy ra đều có phần ẩn. Phần ẩn của tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013 là tổng số vụ
trộm cắp tài sản đã xảy ra thực tế nhưng không được phát hiện, không được xử lý
hoặc không được đưa vào thống kê tội phạm. Việc ẩn này có thể do khách quan
nhưng cũng có thể do lỗi chủ quan của các cơ quan có trách nhiệm.


11

Để có thể thấy được phần ẩn này, tác giả đưa ra phân tích dựa trên thống kê
việc giải quyết tin báo, tố giác của cơ quan điều tra về tội trộm cắp tài sản
Bảng 1.6. Số tin báo, tố giác về số vụ trộm cắp tài sản so với số vụ trộm cắp tài sản
bị xử lý hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013
Năm

Số tin báo, tố giác Số vụ trộm cắp

Số vụ trộm

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

về số vụ trộm cắp

tài sản bị xử lý

cắp tài sản

(C)/(A)


(B)/(A)

tài sản (A)

hình sự (B)

bị xét xử (C)

2009

164

159

146

89,02

96,95

2010

121

118

113

93,39


97,52

2011

138

133

130

94,2

96,38

2012

117

113

106

90,6

96,58

2013

123


120

116

94,31

97,56

Tổng

663

643

611

92,16

96,98

(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)
Trong khoảng thời gian từ 2009 - 2013, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 20 tin
báo, tố giác về số vụ trộm cắp mà cơ quan điều tra không làm rõ để khởi tố về hình
sự chiếm 3,02%, số vụ đã khởi tố hình sự chiếm 96,98% và số vụ trộm cắp tài sản
bị đưa ra xét xử chiếm 92,16% trong tổng số tin báo, tố giác đã nhận. Ngoài số tin
chưa giải quyết, có nhiều tin báo, tố giác đã hết thời hạn giải quyết mà cơ quan điều
tra không chứng minh được tội phạm do không xác định được giá trị tài sản; người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự; đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; người phạm tội đã chết.

Mặt khác, phần ẩn của tội trộm cắp tài sản còn do nạn nhân của tội phạm
không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc mình bị mất tài sản nên không
được đưa vào thống kê; do sai số thống kê.
Mặc dù tỷ lệ ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai
đoạn 2009 - 2013 không cao, nhưng nó vẫn luôn tồn tại. Để có được cái nhìn tổng
quát về thực trạng của tội trộm cắp tài sản và đề ra biện pháp phòng ngừa tội phạm


12

có hiệu quả thì việc quan tâm đến tội phạm ẩn không thể bị xem nhẹ, cần có biện
pháp hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ ẩn của loại tội này.
1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013
1.2.1. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội
Bảng 1.7. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội(theo khoản 3 Điều 8 BLHS)
Tổng số người

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

Tội rất nghiêm trọng

phạm tội

(NPT)

(NPT)


(NPT)

879

753

116

10

100%

85,67%

13,2%

1,14%

(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)
Đa số người phạm tội trộm cắp tài sản là người phạm tội ít nghiêm trọng
(chiếm 85,67%), tiếp đến là người phạm tội nghiêm trọng (chiếm 13,2%), số người
phạm tội rất nghiêm trọng không đáng kể (chiếm 1,14%) và không có người phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng.
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội


13

1.2.2. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt được áp
dụng

Bảng 1.8. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt được áp dụng
Tổng

Xử phạt tù
Dưới 03 năm

Cải tạo không

Từ 03 năm đến

Từ 07 năm đến

dưới 07 năm

15 năm

giam giữ

879

670

116

10

83

100%


76,22%

13,2%

1,14%

9,44%

(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)
Trong giai đoạn 2009 - 2013, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đa số người phạm tội
bị xử phạt tù chiếm tỷ lệ 90,56%, trong đó phần lớn người phạm tội bị xử phạt tù
dưới 03 năm chiếm tỷ lệ 76,22%, số người phạt tù 03 năm đến dưới 07 năm chiếm
tỷ lệ 13,2%, số người phạm tội bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm chiếm tỷ lệ
1,14%. Trong khi đó số người phạm tội bị xử phạt cải tạo không giam giữ chiếm
9,44%.
Biểu đồ 1.6. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt
được áp dụng


14

1.2.3. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm
Bảng 1.9. Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm
Tổng

Phạm tội riêng lẻ

Đồng phạm
Tổng


Thông thường

Có tổ chức

129

17

611 vụ

465

146

100%

76,1%

23,9%

(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)

Qua bảng số liệu ta thấy, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản dưới hình thức phạm tội
riêng lẻ chiếm phần lớn trong tổng số vụ phạm tội trộm cắp xảy ra trên địa bàn tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2009 - 2013, cụ thể là 465 vụ, chiếm tỷ lệ 76,1%. Còn lại là các vụ
trộm cắp tài sản dưới hình thức đồng phạm, trong đó đồng phạm có tổ chức là 17 vụ.
Biểu đồ 1.7.Cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm


15


1.2.4. Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội
Bảng 1.10.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội
Tổng

Huyện

TP.Điện

Huyện

Huyện

Huyện

Huyện

Điện

Biên Phủ

Mường

Mường

Tuần

Nhé

Ảng


Giáo

Biên

Huyện

Huyện

Huyện

Huyện

Điện

Tủa

Mường

Mường

Nậm

Biên

Chùa

Chà

Lay


Pồ

Đông
611

197 vụ

95 vụ

93 vụ

68 vụ

47 vụ

36 vụ

28 vụ

23 vụ

19 vụ

5 vụ

32,24%

15,55%


15,22%

11,13%

7,69%

5,89%

4,58%

3,76%

3,11%

0,82%

vụ
100%

(Nguồn VKSND tỉnh Điện Biên thống kê hình sự 2009 - 2013)
Trộm cắp tài sản chủ yếu xảy ra ở các địa bàn có sự phát triển kinh tế, thuận
lợi về giao thông hoặc nơi biên giới tình hình chính trị có sự bất ổn (do hoạt động
tuyên truyền đạo trái pháp luật, di dịch cư tự do, xuất nhập cảnh trái phép ở khu vực
biên giới từ đó gây mất ổn định an ninh trật tự tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm
phát triển, trong đó có tội trộm cắp tài sản) như huyện Điện Biên (chiếm 32,24%),
thành phố Điện Biên Phủ (chiếm 15,55%), huyện Mường Nhé (chiếm 15,22%).
Những huyện còn lại xảy ra số vụ trộm cắp tài sản ít hơn do đời sống của người dân
còn nhiều khó khăn, kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất còn hạn chế.
Biểu đồ 1.8.Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội



×