Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương môn Quản lý môi trường vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.6 KB, 12 trang )

Đề Cương Quản Lý Môi Trường Vùng

1


1. Các vấn đề môi trường ở đô thị nước ta, nguyên nhân của các vấn đề môi trường đô thị ở
nước ta?
 Hiện trạng:
Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hđ trong những lĩnh vực
kt phi nông nghiệp.
- Hình thành các vi khí hậu đặc trưng ( trạng thái lý học của không khí trong khoảng không
gian thu hẹp gồm các yếu tố to, độ ẩm, bức xạ nhiệt )
* Ô nhiễm môi trường nước:
- Hệ thống cấp nước sạch và định mức sử dụng chưa khoa học, tiết kiệm
- Nước thải gồm nhiều nguồn khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN,
nước mưa chảy tràn. Các loại nước thải chưa được tách ra để xử lý,hệ thống xử lý cũ kỹ không an
toàn đúng tiêu chuẩn.
- Hệ thống thoát nước lạc hậu, chắp vá, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ => rác thải bùn cặn làm
nghẽn ống cống thoát nước => ngập úng đô thị, tắc giao thông => giảm diện tích nước mặt cây
xanh. Hệ thống cống thoát nước thải không đúng tiêu chuẩn, không có bất kỳ một hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Nước thải được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung và đổ ra các ao hồ
sông ngòi trong thành phố.
* Hệ thống xử lý chất thải rắn và ô nhiễm môi trường đất:
- Rác thải bệnh viện đang là một vấn đề gây rất nhiều bức xúc ở các đô thị Các bệnh viện
hầu hết chưa có lò đốt rác hợp vệ sinh. Không những thế khu vực đặt lò đốt rác lại sát ngay khu
dân cư, khi đốt dân cư xung quanh sẽ hít phải những mùi rất khó chịu và rất độc hại. Đó là chưa
kể đến tình trạng rác thải bệnh viện không được phân loại mà đổ chung với rác thải thông thường
không qua xử lý => lây lan các căn bệnh truyền nhiễm.
- Rác thải từ các hoạt động xây dựng, thương mại , dịch vụ, giao thông không được thu gom
xử lý tập trung => mất mỹ quan đô thi, gây ô nhiễm mt đất
- Đô thị ngày càng mọc lên nhiều dần dần chiếm dụng đất nông nghiệp tài nguyên đất bị


khai thác triệt để.
* Ô nhiễm môi trường không khí:
- Bị ô nhiễm trầm trọng do các nhà máy xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều trong khi đó hệ
thống xử lý khí thải chưa có.
- Khói bụi và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông sinh ra lượng lớn CO2,...ảnh hưởng đến
sức khỏe con người
- Suy giảm TNTN:sử dụng phung phí , k hợp lý tài nguyên nước ,khí đốt..
 Nguyên nhân
- Bùng nổ dân số đô thị
- Cơ sở hạ tầng không theo kịp với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa
- quy hoạch đô thi chưa lồng ghép yếu tố BVMT
- phát triển thực tế k phù hợp với quy hoạch
- hệ thống QLMT đô thị còn yếu và thiếu
- chế tài xử lý chưa có tính răn đe
- kinh phí đầu tư cho BVMT đô thị chưa đáp ứng yêu cầu
- ý thức của người dân
2


2. Liên hệ thực tế các biện pháp, công cụ sử dụng trong quản lý môi trường đô thị Việt
Nam?
- Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi
trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng,
mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết hỗ trợ lẫn nhau.
- Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo: - Chức năng

-









- Bản chất
- Phân loại theo chức năng thành công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ
hỗ trợ
+) Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp, chính sách.
+) Công cụ hành động là các công cụ có tác động trưc tiếp tới hoạt động kinh tế xã hội như
quy định hành chính, quy định xử phạt…và công cụ kinh tế.
+) Công cụ hỗ trợ dùng để quan sát, giám sát chất lượng môi trường, giáo dục ý thức môi
trường.
Phân loại theo bản chất:
+) Công cụ luật pháp chính sách: các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác
dưới luật….
+) Công cụ kinh tế : gồm các loại thuế, phí…
+) Công cụ kỹ thuật quản lý : kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần
môi trường về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường.
Liên hệ thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh . Các biện pháp, công cụ sử dụng trong quản lý môi
trường đô thị ở đây.
Các vấn đề môi trường nổi cộm ở thành phố và các biện pháp công cụ sử dụng :
-Là một đô thị có dân số tăng quá nhanh => lượng rác thải phát sinh ra môi trường ngày
càng nhiều. Năm 2002, lượng rác phát sinh là 1,5 triệu tấn thì năm 2006 lượng rác thải đã ở mức
1,9 triệu tấn, lượng chất thải khoảng 6.800 tấn/ngày.
- Công cụ phụ trợ như tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình để hạn chế tỷ lệ gia tăng dân số,nâng
cao ý thức cộng đồng.Xây dựng hướng dẫn công tác QLCTR,QL CTNH.Trồng nhiều cây xanh.
- Công cụ luật pháp để kiểm soát được sự di dân từ nông thôn ra thành thị, thanh kiểm tra môi
trường thường xuyên.
- Công cụ kĩ thuật : sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến để thu gom và xử lý rác thải, phân loại

rác tại nguồn
-Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, khuyến khích, hạn chế sử dụng xe cá
nhân, quy định các khu xe cơ giới hoạt động.
- Quản lý chất lượng nhiên liệu: cấm sd xăng pha chì, khuyến khích sd nhiên liệu
chuyển đổi (xăng, dầu sinh học)
- Các KCN, khu công nghệ cao, xí nghiệp nhà máy mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng
nhu cầu việc làm của người dân.
- Công cụ kinh tế: thu thuế, phí , cota ô nhiễm môi trường…
3


- Công cụ luật pháp: Kiểm tra thẩm định ĐTM, CKBVMT trước khi xí nghiệp , KCN được đưa
vào vận hành
- QL nguồn thải cố định
+ Bố trí nhà máy: không đặt đầu nguồn gió hoặc nguồn nước.
+ Cách ly khu dân cư bằng hành lang xanh.
+ XD ống khói sao cho chiều cao phát tán tốt nhất.
- Kiểm soát nguồn thải:
+ Đề ra chuẩn phát thải phù hợp với quy mô và CNSX của từng công ty.
+ Sử dụng công cụ KT trong QL nguồn thải
+ Sử dụng các loại nhiên liệu sạch
+ Các dự án trong KCN phải tiến hành ĐTM với quy mô nhỏ phải làm CK BVMT
+ Khuyến khích các biện pháp ngăn ngừa ÔN, sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp áp
dụng TCMT ISO 1400.
- Tình hình nước mặt, nước ngầm đang bị ô nhiễm và đang ở mức báo động. Nhiều vùng ven
biển nước giếng khoan đã hóa mặn, khai thác nước ngầm nhiều dẫn đến sụt lún, nước ngầm bị
nhiễm mặn, nhiễm sắt, nhôm.
- Đô thị bị ngập úng do kênh rạch và hệ thống thoát nước không bảo đảm. Do hệ thống quản
lý chưa tốt làm kênh rạch bị lấn chiếm tự phát, tình trạng xả rác, chất thải rắn trực tiếp xuống
cống rãnh làm tác cống rãnh.

 QL cấp nước:
+ kiểm tra hệ thống cấp nước
+ đưa ra chính sách phù hợp
QL thoát nước:
+ thoát nước do nước thải tại khu đô thị: tập trung vào nguồn.
+ thoát nước do dòng nước chảy tràn.
- Giảm thất thoát nước.
- QL nguồn thải, thông qua giấy phép xả thải.
3. Vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý khu công nghiệp trong bảo vệ môi trường KCN
(theo thông tư 08/2009/TT – BTNMT và Thông tư 48/2011/TTBTNMT)?
1. Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu chức năng trong KKT, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ trong KCNC, KCN thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định của Thông tư
số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này
2. Xây dựng cơ chế phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện
để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao chủ trì trong công tác bảo vệ môi trường KKT,
KCNC, KCN.
3. Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư vào KKT,
KCNC, KCN và CCN.
4. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành kiểm tra, xác nhận kết
quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
4


tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư trong
KKT, KCNC, KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức.
5. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý
vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật KKT, KCNC, KCN và các cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT,
KCNC, KCN.

6. Chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường cho đầu tư chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
KKT, KCNC, KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN.
7. Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN; chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh
chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN với bên
ngoài; tiếp nhận, kiến nghị và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường giải
quyết các khiếu nại, tố cáo về môi trường trong KKT, KCNC, KCN
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của
pháp luật.
4. Các thủ tục hành chính trong bảo vệ môi trường liên quan tới doanh nghiệp (Cơ sở
pháp lý của thủ tục hành chính, quy trình thực hiện thủ tục)?
1. Các thủ tục hành chính là:
- ĐTM hoặc CKBVMTkhi lập dự án đầu tư
- Lập đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào hoạt
đông nhưng chưa lập ĐTM hay CKBVMT
- Giấy phép xả thải đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh có xả nước thải vào môi
trường
- Giấy phép khai thác nước: nước ngầm, nước mặt đối với trường hợp khai thác để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh
- Đăng kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh
có phát chất thải nguy hại
- Lập báo cáo hoàn thành sau khi hoàn thành các hạng mục đã cam kết trong các thủ tục ;
- môi trường trên khi dự án đã đi vào hoạt động
- Lập báo cáo giám sát môi trường định kì tối thiểu 2 lần/năm
2. Căn cứ pháp lý và quy trình của các thủ tục
- ĐTM hoặc CKBVMTkhi lập dự án đầu tư
+ Luật BVMT số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực 01/7/2006
+ Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật BVMT

+ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều
của nghị định số 80/2006/NĐ-CP
+ Nghị định 29/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/4/2011 Quy định về ĐMC, ĐTM, CKBVMT
5


-

-

+ Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của
nghị định 29.
Quy trình thực hiện thủ tục phê duyệt báo cáo ĐTM:
+ Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định;
+ Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức bổ sung hoàn thiện hồ sơ
+ Sau khi nhận được hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc Chi cục BVMT kiểm tra tính
hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì yêu cầu tổ chức hoàn lại hồ sơ theo quy định
+ Sở tài nguyên và môi trường lập tờ trình trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập hội đồng
thẩm định báo cáo ĐTM của dự án
+ Họp hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM với sự tham gia của các thành viên trong hội đồng
và chủ dự án
+ Chủ dự án hoàn thiện hồ sơ báo cáo ĐTM theo kết luận của hội đồng thẩm định và gửi lại
sở TN và MT hồ sơ báo cáo ĐTM đã bổ sung hoàn thiện ( 03 bản báo cáo ĐTM và 01 bản ghi
trên đĩa CD) kèm theo văn bản giải trình về các vấn đề đã chỉnh sửa bổ sung;
+ Kiểm tra sự đáp ứng các yêu cầu về nội dung của báo cáo ĐTM theo kết luận của hội đồng
thẩm định;
+ UBND cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án( nếu hồ sơ đã bổ sung
hoàn thiện theo kết luận của hội đồng)

+ Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở TNMT
Quy trình đăng kí CKBVMT
+ Chủ dự án chuẩn bị đầy đủ hồ sơ;
+ Chủ dự án nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh nơi có dự án, cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trả kết quả;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn chủ dự án bổ sung hoàn thiện;
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc Phòng chuyên môn kiểm tra tính
hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho chủ dự án hoàn thiện lại theo quy
định;
+ Phòng chuyên môn thẩm định và trình UBND huyện cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo về
môi trường
+ Chủ dự án mang giấy hẹn và nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - UBND cấp
huyện
**Lưu ý: Trường hợp dự án nằm trên địa bàn của 02 huyện trở lên, chủ dự án cần tiến hành
đánh giá, so sánh và tự lựa chọn UBND cấp huyện có địa bàn quản lý chịu tác động lớn nhất bởi
dự án để gửi hồ sơ đề nghị đăng ký bản cam kết BVMT.
5. Nguyên nhân của các vấn đề môi trường làng nghề nước ta?
Tóm lược:các hoạt động của làng nghề đang làm suy thoái MT,ONMT làng nghề là dạng
ON phân tán trong phạm vi một khu vực và mang nét đặc thù của hoạt động sx theo ngành nghề
và loại hình sx.chính vì những đặc thù đó nên vấn đề môi trường ở các làng nghề là khác
nhau,chung quy lại vấn đề nổi cộm của ONMT LN là các chất khí thải,nước thải,chất thải rắn
chưa xử lý đã đổ thẳng vào môi trường,gây ON không khi,nước tại địa phương:
6


- MTKK:
+ ON bụi:tại các làng nghề gốm xứ vật liệu xây dựng,khai thác đá,đồ gỗ mỹ
nghệ và các làng nghề tái chế(phát sinh bụi chứa kim loại nặng và bụi vật liệu độc).
+ ON mùi:tại các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết

mổ.
+ ON SO2:tại các làng nghề mây tre đan.
- MT Nước: + ON chất hữu cơ:tại các làng nghề chế biến lttp,chăn nuôi và giết mổ,nhất là
sx tinh bột sắn và dong giềng.
+ ON chất vô cơ:tại dệt,tai chế giấy tạo ran c thai có hàm lượng cặn lớn(tại
làng nge tái chế nc thải mạ và tái chế kl co hàm lượng kt nặng độc hại vượt quá tccp.
- Chất thải rắn: hầu hết không dc thu gom mà xả thẳng vào mt
- Xã hội: tai nạn,sk,mâu thuẫn giữa các cơ sở sx.
Nguyên nhân:
- Quy mô sx nhỏ phân tán, CN sản xuất lạc hậu (nhỏ,chật chiếm khu vực shoat,..kiến thức
tay nghề chưa cao,máy moc lỗi tiêu hao năng lượng phát thải nhiều,thủ công…)
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ,công nghệ sx và thiết bị lạc hậu chắp vá(nhỏ,chật chiếm khu vực
shoat,..kiến thức tay nghề chưa cao,máy moc lỗi tiêu hao năng lượng phát thải nhiều,thủ công…)
- Công tác qly,bvmt còn lỏng lẻo,bất cập:(hệ thống văn bản chưa đầy đủ,chưa cụ thể
hóa,chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng còn chồng chéo,nhân lực,tài chính hạn hẹp,k chu trọng,chưa
huy động dc nguồn vốn,người dân chưa tuân thủ…chưa quan tâm xây dựng cs hạ tầng và hệ thống
xử lý)
- Ý thức trình độ dân trí:(quan hệ sx mang tính đặc thù qh gia đình,dòng họ,nếp sống tiểu
nông của chủ sản xuất là nông dân,đặc thù loaị hình)
6. Nội dung đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề; Qui định về
CKBVMT, ĐTM trong làng nghề theo thông tư 46/2011/TT- BTNMT Quy định về bảo vệ
môi trường làng nghề?
Điều 5. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề bao gồm các nội dung sau đây:
1. Thống kê tổng lượng nước thải, khí thải và chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại.
2. Đo đạc, phân tích thành phần và hàm lượng chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất
thải rắn và chất thải nguy hại; độ ồn, độ rung, nhiệt độ, hàm lượng bụi tại khu vực sản xuất. Quan
trắc chất lượng môi trường xung quanh.
Nội dung đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề được hướng dẫn tại Phụ lục 02
của Thông tư này.

Điều 6. Đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
1. Dự án mở mới hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong làng nghề phải tuân thủ
quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này và thực hiện đánh giá tác động môi trường, cam kết
7


bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 12 và Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số29/2011/NĐ-CP); Thông
tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số29/2011/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư
số 26/2011/TT-BTNMT).
2. Đối với các cơ sở đang hoạt động nếu chưa được phê duyệt, xác nhận Báo cáo đánh giá
tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường thì phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi
tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xem xét theo quy
định hiện hành.
7. Liên hệ thực tế một làng nghề đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp?
Làng nghề mây tre đan
* Hiện trạng:
- Môi trường nước:
+ nước mặt: oxy hòa tan thấp, ÔN sắt nitrit, nồng độ amoniac cao, lượng hợp chất
HC lớn
+ nước ngầm: ÔN chất HC, VSV cao
- Mt không khí:
+ Sử dung năng lượng hóa thạch làm tăng nồng độ CO, CO2, SO2
+ mùi từ quá trình sd dung môi H Cơ
- Các họat động: ngâm nguyên liệu làm nc bốc mùi, tẩy trắng, chẻ nguyên liệu tạo ra bụi
khói, luộc nhuộm, hun sấy gây ÔN lưu huỳnh, nhúng keo phun sơn. Gây ảnh hưởng tới HST, sức
khỏe con người, gây các bệnh: phổi, đường ruột
* Giải pháp QL:

- Đầu tư nâng cao ql hành chính, ql nhà nc làng nghề
- hành lang pháp lý: luật, quy định, QC, TC
- Quy hoạch đồng bộ, di dời các cơ sở gây ÔN ra khỏi khu vực dân cư
- xd tổ chức gồm các cán bộ ngiên cứu chiến lược phát triển làng nghề
- Quy hoạch làng nghề theo hướng phát triển du lịch
- Quản lý CTR, ON MT không khí, nc

-

-

8. Các vấn đề môi trường liên quan ở khu vực Đới bờ Việt Nam; Tại sao phải quản lý tổng
hợp đới bờ (QLTHDB). Nêu và phân tích quy trình thực hiện chương trình QLTHDB?
Đới bờ là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển. Đới bờ gồm 2 phần: Dải đất ven biển và dải biển
ven bờ, đc phân cách với nhau bởi đg bờ biển. Là 1 hệ cân bằng động, hệ bờ biển tại đây luôn xảy
ra quá trình tương tác giữa biển và lục địa.
a, Các vấn đề môi trường liên quan ở khu vực Đới bờ Việt Nam.
Nước dâng
Sạt lở bờ biển và biến động luồng lạch
Bão và lũ lụt, Lũ bùn đá và lũ quét
Cát lấn do gió bão và mưa lũ
8


-








Xâm nhập mặn
Hạn hán và sa mạc hóa
Cảnh quan hệ sinh thái đới bờ suy thoái
b, Tại sao phải quản lý tổng hợp đới bờ
* Hạn chế của quản lý đơn ngành:
- Ưu tiên lợi ích kt mà không quan tâm tới môi trường.
- Chỉ chú trọng lợi ích ngành mình mà không quan tâm đến lợi ích ngành khác.
- Thiếu sự phối hợp của các ngành trong việc sử dụng tài nguyên.
- Nảy sinh mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác tài nguyên.
* Quản lý tổng hợp đới bờ
- là mô hình quản lý tài nguyên môi trường sử dụng cách tiếp cận tổng hợp theo chức năng
quản lý,chính sách để điều chỉnh hành vi phát triển liên ngành ở vùng bờ và các vùng đại dương
trên cơ sở các phương thức quản lý hài hòa lợi ích giảm thiểu mâu thuẫn giải q’ vấn đề phức
tạp.đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành.
Phải QLTHĐB vì:
Về kinh tế: Đới bờ là vùng quan trọng trong việc phát triển kt-xh,quân sự. Tụ điểm pt kinh tế
nhiều quốc gia, là nơi tập trung phát triển kt đồng thời chịu ảnh hưởng từ các hoạt động này. Là 1
hệ thống đc nhiều ng sử dụng cho hoạt động kinh tế xã hội du lịch, sinh học. Ảnh hưởng nhiều
ngành hoạt động vì vậy cần QLTHĐB để tránh gây ra xung đột về BVMT.
Về tài nguyên: Đới bờ đa dạng về tài nguyên và HST.( Tn nước, sinh vật, khoáng sản, du lịch,
giao thông hang hải, năng lượng và hơn 20 kiểu HST)
Về môi trường: Là khu vực nhạy cảm dễ bị tổn thương do tập trung tất cả chất thải của thềm lục
địa và biển
Về động lực học: Chịu tác động mạnh mẽ giữa lục địa và biển như: Nước biển dâng, xói lở bờ
biển, xâm nhập mặn…
Hạn chế suy thoái tài nguyên môi trường
Giải quyết mâu thuẫn tranh chấp về lợi ích sử dụng




• Quản lí đơn ngành luôn chỉ chú ý đến lợi ích của ngành mình mà không chú ý đến lợi ích

của ngành khác -> làm tăng mau thuẫn lợi ích giữa ngành này với ngành khác trong việc sử
dụng hệ thống tài nguyên ở vùng bờ, đại dương và biển -> một loạt các vấn đề môi trường
biển và sử dụng kém hiệu quả tài nguyên biển đang diễn ra. Quản lý tổng hợp đới bờ sẽ
giải quyết những mâu thuẩn và khắc phục hạn chế của đơn nghành tạo ra sự phát triển bền
vững ở đới bờ
c, Phân tích quy trình thực hiện chương trình QLTHDB:
- B1 xác định vấn đề: xác định rõ các mục tiêu phát triển và phạm vi
+ xác đinh yếu tố ngư nghiệp, du lịch, đô thị
+ giới hạn về không gian của vùng ven bờ
+ mức độ sẵn có của các nguồn lực.
- Bước 2: xem xét và phân tích:
Bước này cần xem xét những mục tiêu và vấn đề ban đầu về nguyên nhân,nguồn tác động là
gì..(vd:nc thải khu công nghiệp,tràn dầu,sx nông nghiệp... sẽ giảm nguồn lợi thủy sản,mất đa đạng
sinh học...)
9


- Bước 3: Lựa chọn vấn đề:Thông qua các phân tích được mô tả, có thể xác định đâu là vấn
đề bức xúc,phù hợp nhất,then chốt nhất ở đây là gì,để ưu tiên hàng đầu, Ngoài việc xác định các
vấn đề hiện tại cần giải quyết các bước khởi đầu trong quá trình cũng sẽ dẫn đến xác định các khả
năng lựa chọn,hay chiến lược thay thế cho sự phát triển nguồn tài nguyên vùng ven bờ.
- Bước 4: trình bày xây dựng kế hoạch và thông qua: Bước này dùng kết quả của các bước 1
đến 3 của quá trình để thồng nhất về mặt tổng thể cũng như chi tiết nội dung của các kế hoạch và
các chương trình quản lý vùng ven bờ.
Có 2 đặc điểm quan trọng:
+ thứ nhất cần phải xây dựng được các giải pháp đẻ giải quyết vấn đề.

+ thứ hai là phải được bàn bạc với nhiều ngành,lĩnh vực với nhau có liên quan.
- Bước 5: thực thi:Khi chính sách, kế hoạch đã được soạn thảo, nó phải được thông qua bởi
một thủ tục có tính chính thức. Thủ tục có thể là sự tán thành của một số cơ quan có trách nhiệm,
là sự thông qua về mặt pháp luật, hay sự tán thành, thông qua cộng đồng để triển khai trong thực
tế.
- Bước 6: giám sát đánh giá:để khi triển khai có náy sinh vấn đề gì,xem có bất cập,có hiệu
quả từ đó để cải tiến theo xu hướng tăng.
-Chấp hành kế hoạch: là việc các tổ chức phải được thực hiện một cách có hiệu quả các kế
hoạch trong chương trình.
-Quá trình hoạt động: việc vận hành chương trình QL THDB sẽ được bắt đầu để đạt được kết
quả mong muốn nếu quá trình hoạt động tốt và thông suốt. Tuy nhiên đây không phải là một
nhiệm vụ dễ dàng. Các phản hồi trong quá trình quan trắc và đánh giá sẽ dẫn tới những thay đỏi
trong chương trình hiện hành.
- Giải quyết xung đột: vấn đề trong quá trình vận hành QL THDB là giải quyết các xung đọt
về lợi ích. Cần xác định rõ nguyên nhân và hậu quả của các xung đột. Cần có một hệ thống hòa
giải và có khả năng ngăn chặn các tác động tiêu cực bằng các biện pháp thích hợp.
9. Tầm quan trọng của khu vực đất ngập nước, lưu vực sông?
ĐẤT NGẬP NƯỚC:
Khái niệm: ( theo công ước Ramsar)
Là vùng đầm lầy, than bùn hoạc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên
hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước
ven biển có độ sau không quá 6m khi thủy chiều thấp.
Gía trị kinh tế:
- khai thác nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy
- hoạt động du lịch
- cung cấp tài nguyên gỗ , tn nước
- hoạt động thủy điện
-canh tác nông nghiệp , sản xuất muối
Giá trị môi trường:
- lọc nước

- nơi cư trú của sv
- chắn gió , bão ,cát, sóng
- điều hòa KH ,duy trì Đ DSH
- chứa đựng , đồng hóa chất thải
10


- điều tiết nước ngầm
- ngăn xâm nhập mặn
- giảm xói lở bờ biển, ổn định bờ biển
- lắng đọng chất dinh dưỡng
Giá trị văn hóa:
- văn minh nước
- lễ hội, nguồn cảm hứng sáng tác thơ , ca
- nghiên cứu khoa học , lịch sử
LƯU VỰC SÔNG
Khái niệm: (theo từ điển về LVS)
Là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa khi rơi xuống sẽ tập
trung lại và thoát qua một cửa duy nhất.
Theo luật TN nước 1998: là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy
tự nhiên vào sông.
Gía trị và vai trò của LVS:
- Không gian sống của con người , sv
- cung cấp TN: đất , nước, sv, ksan
- bảo vệ sự sống của con người , sv
- chứa đựng và đồng hóa chất thải
- cung cấp và lưu trữ thông tin
Giá trị của TNNước ở lưu vực sông
*)giá trị KT:
- Du lịch

- nuôi trồng , khai thác Thủy sản
- phục vụ nông nghiệp, giao thông
- sx năng lượng
- phục vụi công nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt
- nơi để kinh doanh
*)giá trị MT:
- Duy trì đa dạng sinh học
- chứa đựng và làm sạch chất thải
- tham gia vào chu trình nước
- điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan mt
- lắng đọng chất dinh dưỡng
- điều hòa lũ lụt
- điều tiêt nước ngầm
10. Nội dung quản lý tổng hợp lưu vực sông theo Nghị định 120/2008/ND-CP của Chính
phủ ngày 01 tháng 12 năm 2008 về quản lý lưu vực sông?
khái niệm:"Lưu vực sông" là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất
chảy tự nhiên vào sông.(luật TNN-1998)
vai trò:- cung cấp tài nguyên quý giá cho sx và sh.
- Bảo vệ sự sống cửa con người và hệ sinh thái
- Là mt tiếp nhận,chuyển tải và tự làm sạch các chất
- Là nơi tập trung nhiều hàng hóa tự nhiên co giá trị về kt
11


- Cung cấp nc sinh hoạt công nghiệp,tưới tiêu,thủy điện,nuôi trồng thủy sản,nông nghiệp.....
- Phục vụ gtvt,hđ thể thao giải trí,cung ứng dịch vụ thị trường
- Tham gia vào chu trình tự nhiên,duy trì HST,bảo tồn DDSh,ĐNNcó giá trị.
Điều 5. Nội dung quản lý lưu vực sông
1. Xây dựng và chỉ đạo công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông,
lập danh mục lưu vực sông, xây dựng cơ sở dữ liệu và danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên

nước lưu vực sông.
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch lưu vực sông.
3. Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trường nước, ứng phó sự cố môi trường nước;
phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
4. Điều hòa, phân bổ tài nguyên nước, duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông; chuyển nước
giữa các tiểu khu vực trong lưu vực sông, từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và xử lý các vi phạm quy định
về quản lý lưu vực sông; giải quyết tranh chấp giữacác địa phương; giữa các ngành, giữa các tổ
chức và cá nhân trong khai thác, sử dụng, thụ hưởng các lợi ích liên quan đến môi trường, tài
nguyên nước trên lưu vực sông.
6. Hợp tác quốc tế về quản lý, khai thác và phát triển bền vững lưu vực sông; thực hiện các
cam kết về nguồn nước quốc tế trong lưu vực sông mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
kết hoặc gia nhập.
7. Thành lập tổ chức điều phối lưu vực sông.

12



×