Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Slide bài giảng môn Luật cạnh tranh: Hành vi hạn chế cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 21 trang )

2/18/2016

Nội dung

HÀNH VI
HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TS. Trần Thăng Long

1. Khái niệm hành vi HCCT
• Là hành vi của doanh nghiệp
• DN có vị trí nhất định trên thị trường (có
sức mạnh thị trường – quyền lực thị trường)
• Hành vi độc lập, hoặc của nhóm
• Làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên
thị trường

• Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh
• Một số khái niệm cơ bản
• Các hành vi hạn chế cạnh tranh
– Thỏa thuận HCCT
– Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền
– Tập trung kinh tế

1. Khái niệm hành vi HCCT
• Hậu quả bao gồm:
– Thay đổi cấu trúc thị trường hoặc tương
quan cạnh tranh giữa các DN,
– Hiện tượng phá sản/giải thể của các DN
– Xâm hại lợi ích của KH, người tiêu dùng.

– Hành vi của các cơ quan nhà nước tác động đến


cạnh tranh?

Khái niệm hành vi HCCT (tt)
• Bao gồm: 3 nhóm hành vi
– Thoả thuận hạn chế cạnh tranh,
– Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền
– Tập trung kinh tế.

2. Sức mạnh thị trường?
• Thị trường liên quan
• Thị phần
• Thị phần kết hợp

1


2/18/2016

Thị trường liên quan
• Thị trường liên quan (Đ.3(1) LCT 2004)
bao gồm:
– thị trường sản phẩm liên quan và
– thị trường địa lý liên quan.

Thị trường liên quan
– Thị trường địa lý liên
quan là một khu vực địa
lý cụ thể trong đó có
những HH, DV có thể

thay thế cho nhau với
các điều kiện cạnh
tranh tương tự và có sự
khác biệt đáng kể với
các khu vực lân cận.

NĐ 116/2005/NĐ-CP
1. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những HH, DV có
thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.
2. Đặc tính của HH, DV được xác định theo một hoặc một số căn cứ
sau đây:
a) Tính chất vật lý;
b) Tính chất hóa học;
c) Tính năng kỹ thuật;
d) Tác dụng phụ đối với người sử dụng;
đ) Khả năng hấp thụ.
3. Mục đích sử dụng của HH, DV được xác định căn cứ vào mục đích
sử dụng chủ yếu nhất của HH, DV đó.

Thị trường liên quan
– Thị trường sản phẩm
liên quan là thị trường
của những HH, DV có
thể thay thế cho
nhau về đặc tính,
mục đích sử dụng và
giá cả.

Xác định TTSP liên quan
• Điều 4 NĐ 116/2005/NĐ-CP: xác định TTSPLQ

 tính thay thế của sản phẩm
• 2 căn cứ:
– Mục đích sử dụng và đặc tính của SP (Điều 4(1) và
(2) NĐ 116/2005/NĐ-CP)
– Phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi về
giá cả của các SP có liên quan (Điều 4(5)(c) NĐ
116/2005/NĐ-CP)

NĐ 116/2005/NĐ-CP (tt)
5. Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của HH, DV
được xác định như sau:
a) HH, DV được coi là có thể thay thế cho nhau về

đặc
tính nếu HH, DV đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa
học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử
dụng và khả năng hấp thụ giống nhau;
b) HH, DV được coi là có thể thay thế được cho nhau về

mục đích sử dụng nếu HH, DV đó có mục đích sử
dụng giống nhau;

2


2/18/2016

NĐ 116/2005/NĐ-CP (tt)
5. Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của HH, DV được xác định
như sau:


c) HH, DV được coi là có thể thay

thế được cho nhau

về giá cả nếu

trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000
người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan:
- Chuyển sang mua hoặc có ý định mua HH, DV khác có đặc tính, mục đích sử
dụng giống với HH, DV mà họ đang sử dụng, hoặc
- Có ý định sử dụng trong trường hợp giá của HH, DV đó tăng lên quá 10% và
được duy trì trong 06 tháng liên tiếp.
- Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định
tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối
thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó

Xác định thị trường địa lý liên quan
• Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh
tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu
vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu
chí sau đây:
– Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm
giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%;
– Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia
nhập thị trường

Rào cản gia nhập thị trường
 Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.

 Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân
phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung
cấp tài chính.
 Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
 Các quy định về điều kiện KD, sử dụng HH, DV; các chuẩn mực nghề
nghiệp.
 Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu.
 Tập quán của người tiêu dùng.
 Các rào cản gia nhập thị trường khác.

Xác định thị trường địa lý liên quan
• Điều 7(2) NĐ116/2005/NĐ-CP
• Xác định ranh giới của khu vực địa lý:
– Khu vực địa lý có cơ sở KD của DN tham gia phân phối
sản phẩm liên quan;
– Cơ sở KD của DN khác đóng trên khu vực địa lý lân cận
đủ gần với khu vực địa lý quy định tại điểm a khoản này để
có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực
địa lý đó;
– Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý nói trên
– Thời gian vận chuyển HH, cung ứng DV trong khu vực
địa lý

Xác định thị trường địa lý liên quan
• Xác định TTLQ theo Đ.4 NĐ116  chung chung 
khó áp dụng
– Ví dụ: vụ Megastar: TTLQ là phim? Rạp chiếu phim? Dịch
vụ + hàng hóa?

• Ngưỡng thị phần 30% có hợp lý chưa?  thị

trường Việt Nam nhỏ
– Coca Col, Tân Hiệp phát  20%
– (Malaysia, Indonesia  60%)

Thị trường địa lý liên quan
 Ví dụ: Nếu như vé máy bay của chuyến thành phố Hồ
Chí Minh và Phnom Penh (Cam-pu-chia) của hãng hàng
không Việt Nam Airlines tăng và hành khách có thể
chuyển sang đi hãng hàng không Air Cambodia hay Thai
Airway International với những thuận tiện nhiều hơn, thì
tất cả các hãng hàng không này mặc dù nằm ở các nước
khác nhau nhưng vẫn có thể được coi là cạnh tranh trong
cùng một thị trường địa lý liên quan, ở đây là tuyến thành
phố Hồ Chí Minh – Phnom Penh.
 />
3


2/18/2016

Thị phần (Điều 3(5) LCT 2004)
• Tỷ lệ phần trăm giữa
doanh thu bán ra của
DN này với tổng doanh
thu của tất cả các DN
KD loại HH, DV đó trên
thị trường liên quan,
hoặc

• Tỷ lệ phần trăm giữa

doanh số mua vào của
DN này với tổng doanh
số mua vào của tất cả
các DN KD loại HH, DV
đó trên thị trường liên
quan theo tháng, quý,
năm.

Thị phần kết hợp (Điều 3(6) LCT 2004)
• Là tổng thị phần
trên thị trường liên
quan
• của các DN tham
gia vào thoả
thuận hạn chế
cạnh tranh hoặc
tập trung kinh tế.

Thị phần (Điều 3(5) LCT 2004)
• Việc xác định thị phần đối với một số
hành hóa, DV đặc thù xác định theo:
– quy định của pháp luật về thuế,
chuẩn mực kế toán Việt Nam và
– NĐ116/2005/NĐ-CP
• Quy định tại Điều 10 (nhóm DN
liên kết trực tiếp về tổ chức và tài
chính )
• Điều 11 (doanh thu của DN bảo
hiểm)
• Điều 12 (tổ chức tín dụng)


Hiệp hội ngành nghề
• Hiệp hội ngành nghề
bao gồm:
– hiệp hội ngành hàng
– hiệp hội nghề nghiệp.

HÀNH VI THỎA
THUẬN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH

4


2/18/2016

Đặc điểm
• Khái niệm: sự thống nhất cùng hành động
giữa các DN (chủ thể KD)
– DN: cá nhân, tổ chức KD
– Những chủ thể cùng KD trên 1 TTLQ
– Đối thủ cạnh tranh của nhau (thỏa thuận
ngang)

Seller

Seller

Đặc điểm
• Nội dung thỏa thuận: các yếu tố cơ bản của QH thị

trường
– Giá,
– Thị trường,
– Trình độ kỹ thuật công nghệ
– Điều kiện ký kết HĐ
– Các yếu tố khác trong nội dung của HĐ
• Tác động: làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh
trên TT

Seller
Seller

Buyer

Buyer

Buyer

Buyer

Buyer

Buyer

Thảo luận
• Thỏa thuận dọc hạn chế cạnh tranh không?
• Hình thức thỏa thuận?
– Email, tin nhắn…có được coi là bằng chứng không?

• Thời điểm thỏa thuận?

– Lúc bắt đầu thỏa thuận hay lúc triển khai nội dung thỏa
thuận?

• Khái niệm “nhà sản xuất”, “nhà phân phối”?

Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (nhóm 1)
– Ấn định giá một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp
– Phân chia thị trường
– Hạn chế hoặc kiểm soát số
lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán
– Hạn chế phát triển kỹ thuật, công
nghệ, hạn chế đầu tư
– Áp đặt cho DN khác điều kiện ký
kết hợp đồng hoặc buộc DN
khác chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối
tượng của hợp đồng

5


2/18/2016

1. Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

• Là dạng thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh về giá
• Gây hạn chế cạnh tranh:

loại trừ một trong các yếu
tố tạo nên sự quyết liệt
trong cạnh tranh  giá cả
• Quy định: Điều 14
NĐ116/2005/NĐCP

1. Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

• Tác động:
• Giá cả không do thị trường quyết định 
bóc lột người tiêu dùng hoặc đối tác KD
• Giảm mức độ cạnh tranh về giá  KH
không có khả năng lựa chọn mức giá tối ưu

• Ví dụ: vụ việc ấn định giá Taxi của
Hiệp hội Taxi TP.HCM 1997

Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (tt)
Điều 14. Thoả thuận ấn định giá HH, DV một cách
trực tiếp hay gián tiếp
Thoả thuận ấn định giá HH, DV một cách trực tiếp hay
gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một
trong các hình thức sau đây:
1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất
cả KH.
2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
3. Áp dụng công thức tính giá chung.
4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.

2. Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ,

nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ
• Thỏa thuận nhằm giao
cho từng DN tham gia
thỏa thuận:
• những khu vực thị trường,
• những nhóm KH hoặc
• nguồn cung cấp HH, DV cụ
thể
• Quy định: Điều 15
NĐ116/2005/NĐCP

Thỏa thuận ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (tt)
Điều 14. Thoả thuận ấn định giá HH, DV một cách
trực tiếp hay gián tiếp

5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết
khấu giá thống nhất.
6. Dành hạn mức tín dụng cho KH.
7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các
thành viên khác của thoả thuận.
8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các
cuộc đàm phán về giá bắt đầu.

2. Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ,
nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ

• Tác động đến cạnh tranh:
• Có thể tạo ra vị thế độc
quyền cho DN cụ thể đó trên
thị trường phân chia

• Giảm bớt số lượng đối thủ
cạnh tranh của DN phân chia
trên TT đó

6


2/18/2016

Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ,
nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ (tt)
Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu
thụ, nguồn cung cấp HH, cung ứng DV
1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc
thống nhất về số lượng HH, DV; địa điểm mua, bán
HH, DV; nhóm KH đối với mỗi bên tham gia thỏa
thuận.
2. Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp HH, cung
ứng DV là việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa
thuận chỉ được mua HH, DV từ một hoặc một số
nguồn cung cấp nhất định.

3. Thỏa thuận hạn chế kiểm soát số lượng, khối lượng
sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
• Những toan tính, tác động
trực tiếp đến cán cân cung
cầu hiện có trên thị trường
• Tạo ra sự khan hiếm giả tạo
của HH, DV
• Hạn chế nguồn cung  gây

lãng phí cho nguồn lực XH 
bóc lột người tiêu dùng
• Quy định: Điều 16
NĐ116/2005/NĐCP

4. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ,
hạn chế đầu tư

• Tác động kìm hãm sự
phát triển và ứng dụng
tiến bộ KHKT trong SX
KD  tác động xấu đến
thị trường
• Quy định: Điều 17
NĐ116/2005/NĐCP

Dấu hiệu của thỏa thuận phân chia thị trường
tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ (tt)
 Bằng việc tham gia thỏa
thuận, các doanh nghiệp có
cơ hội trở thành độc quyền
trong khu vực thị trường
được phân chia

3. Thỏa thuận hạn chế kiểm soát số lượng, khối lượng
sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (tt)
Điều 16. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán HH, DV
1. Thoả thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán HH, DV là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản

xuất, mua, bán HH, cung ứng DV trên thị trường liên quan so với
trước đó.
2. Thoả thuận kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán HH, cung ứng DV là việc thống nhất ấn định số lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán HH, cung ứng DV ở mức đủ để tạo sự
khan hiếm trên thị trường.

Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn
chế đầu tư (tt)
Điều 17. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công
nghệ, hạn chế đầu tư
1. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là
việc thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
2. Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không
đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng
HH, DV hoặc để mở rộng phát triển khác.

7


2/18/2016

5. Thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết HĐ mua bán HH,
DV hoặc buộc các DN khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của HĐ

• Đặt ra những điều kiện
buộc KH khi ký HĐ buộc
phải chấp nhận, hoặc

• Buộc chấp nhận những
nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng


5. Thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết HĐ mua bán HH,
DV hoặc buộc các DN khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của HĐ

• Quy định: Điều 18
NĐ116/2005/NĐCP
• Ví dụ: vụ “găm phòng” ở Nha
Trang của công ty Ánh Dương

• VD: yêu cầu chấm dứt HĐ với
đối thủ CT của DN tham gia
thỏa thuận…

5. Thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết HĐ mua bán HH,
DV hoặc buộc các DN khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của HĐ

• Tác động đến cạnh tranh:
• Tạo ra sự bất công, đẩy DN bị áp đặt vào
tình trạng bất lợi, giảm lợi thế cạnh tranh
• Ngăn chặn đối thủ tiềm năng hoặc loại bỏ
đối thủ CT đang có trên TT  Xâm phạm
quyền tự do KD

Thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết HĐ mua bán HH,

DV hoặc buộc các DN khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của HĐ (tt)

2. Thoả thuận buộc DN khác chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng là việc thống nhất ràng buộc DN khác khi mua,
bán HH, DV với bất kỳ DN nào tham gia thoả thuận
phải mua HH, DV khác từ nhà cung cấp hoặc người
được chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một hoặc
một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để
thực hiện hợp đồng.

Thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết HĐ mua bán HH,
DV hoặc buộc các DN khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của HĐ (tt)
Điều 18. Thoả thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán HH,
DV, hoặc buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng
1. Thoả thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán HH, DV là việc
thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp
đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối HH khác; mua, cung ứng DV khác không liên quan
trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại HH, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng KD
có điều kiện, mặt hàng hạn chế KD theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về KH mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại điểm b
khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng HH được cung cấp.

Các quy định cấm và miễn trừ đối với các thỏa thuận

thuộc nhóm 1
• Thỏa thuận thuộc nhóm này
bị CẤM khi khi thị phần của
các bên tham gia (thị phần kết
hợp) chiếm từ 30% trở lên
• Có thể đuợc miễn trừ theo
quy định tại Điều 10 của Luật
cạnh tranh

B
5%

C
30%

A
35%

E
10%

D
20%

• Thủ tục miễn trừ: Đ. 28, 35
LCT 2004

8



2/18/2016

Điều kiện hưởng miễn trừ
• Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình KD, nâng cao hiệu
quả KD;
• Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất
lượng HH, DV;
• Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất
lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
• Thống nhất các điều kiện KD, giao hàng, thanh toán
nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
• Tăng cường sức cạnh tranh của DN nhỏ và vừa;
• Tăng cường sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị
trường quốc tế.

1. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho DN khác
tham gia thị trường hoặc phát triển KD

• Nhằm mục đích làm giảm năng lực cạnh
tranh của đối thủ cạnh tranh
• Không nhằm mục đích loại trừ đối thủ 
hành vi cản trở sự gia nhập, mở rộng
SXKD
• Quy định: Điều 19 NĐ116/2005/NĐCP

Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho DN khác
tham gia thị trường hoặc phát triển KD (tt)
Điều 19. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác
tham gia thị trường hoặc phát triển KD
2. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác phát triển

KD là việc thống nhất không giao dịch với DN không tham gia
thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức
sau đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang
giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của DN
không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu
thụ hàng hóa của DN này;
b) Mua, bán HH, DV với mức giá đủ để DN không tham gia thỏa
thuận không thể mở rộng thêm quy mô KD.

Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (nhóm 2)

• Ngăn cản, kìm hãm,
không cho DN khác tham
gia thị trường hoặc phát
triển KD
• Loại bỏ khỏi thị trường
những DN khác
• Thông đồng đấu thầu

Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho DN khác
tham gia thị trường hoặc phát triển KD (tt)
Điều 19. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác tham
gia thị trường hoặc phát triển KD
1. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho DN khác tham gia thị
trường là việc thống nhất không giao dịch với DN không tham gia
thỏa thuận hoặc cùng hành động dưới một trong các hình thức sau
đây:
a) Yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ KH của mình không mua, bán HH, không
sử dụng DV của DN không tham gia thỏa thuận;

b) Mua, bán HH, DV với mức giá đủ để DN không tham gia thỏa
thuận không thể tham gia thị trường liên quan.

2. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những
DN không phải là các bên của thỏa thuận
• Thống nhất không giao dịch
với DN tham gia thỏa thuận
• Nhằm mục đích loại trừ đối
thủ cạnh tranh (không tham
gia thỏa thuận) khỏi thị trường
• Khác với hành vi kìm hãm,
không cho DN khác tham gia
TT
• Quy định: Điều 20
NĐ116/2005/NĐCP

9


2/18/2016

Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN
không phải là các bên của thỏa thuận (tt)
Điều 20. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN
không phải là các bên của thoả thuận
Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những DN không phải
là các bên của thoả thuận là việc thống nhất không giao
dịch với DN không tham gia thỏa thuận và cùng hành
động dưới hình thức quy định tại điểm a khoản 1 và
khoản 2 Điều 19 của Nghị định này hoặc mua, bán HH,

DV với mức giá đủ để DN không tham gia thỏa thuận
phải rút lui khỏi thị trường liên quan.

3. Thỏa thuận thông đồng để một bên thắng
thầu trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ
• Tác động:
• Loại bỏ sự cạnh tranh giữa những DN tham gia
thỏa thuận  tạo lợi thế so với những DN
không tham gia thỏa thuận
• Tác động đến cạnh tranh: triệt tiêu lợi ích kinh tế
thông qua việc mua sắm HH, DV thông qua đấu
thầu
• Quy định: Điều 21 NĐ116/2005/NĐCP

Thỏa thuận thông đồng để một bên thắng thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, DV (tt)
Điều 21. Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận
thắng thầu trong việc cung cấp HH, cung ứng DV

bên tham gia thoả thuận thống nhất đưa ra những mức giá
không có tính cạnh tranh hoặc đặt mức giá cạnh tranh nhưng kèm
theo những điều kiện mà bên mời thầu không thể chấp nhận để xác
định trước một hoặc nhiều bên sẽ thắng thầu.
4. Các bên tham gia thoả thuận xác định trước số lần mỗi bên được
thắng thầu trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Những hành vi khác bị pháp luật cấm.
3. Các

3. Thỏa thuận thông đồng để một bên thắng
thầu trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ


• Thỏa thuận thống nhất về
cách thức để chỉ định một,
một số DN tham gia thỏa
thuận thắng thầu
• Dấu hiệu:
• Chủ thể là các DN dự thầu
• Thống nhất để 1, một số DN
chỉ định thắng thầu

Thỏa thuận thông đồng để một bên thắng thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, DV (tt)
Điều 21. Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng
thầu trong việc cung cấp HH, cung ứng DV
Thông đồng để một hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp HH,
cung ứng DV là việc thống nhất cùng hành động trong đấu thầu dưới
một trong các hình thức sau đây:
1. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận rút khỏi việc dự thầu hoặc rút

đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên trong thoả thuận
thắng thầu.
2. Một hoặc nhiều bên tham gia thoả thuận gây khó khăn cho các bên
không tham gia thoả thuận khi dự thầu bằng cách từ chối cung cấp
nguyên liệu, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó
khăn khác.

Thỏa thuận thông đồng để một bên thắng thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, DV (tt)
Ví dụ: trong dự án xây dựng tuyến đường Vân Lâm – Sơn Hải II,
có bốn doanh nghiệp tham gia đấu thầu cho dự án này và Công

ty 98 đã thắng thầu.
Tuy nhiên sau đó phát hiện ra rằng cả bốn doanh nghiệp tham dự
đấu thầu đều trực thuộc cùng một nhóm doanh nghiệp mà Công
ty 98 kiểm soát. Công ty 98 đã sắp xếp cho ba doanh nghiệp vỏ
bọc đệ trình đơn xin đấu giá không trung thực với mức giá thổi
phồng để nhằm tạo ra quá trình cạnh tranh ảo. Với sự sắp đặt từ
trước, Công ty 98 đã thắng trong vụ đấu thầu này với mức giá chỉ
chênh lệch có mười phần triệu của một phần trăm mức giá ước
tính của chính phủ đã công bố (141 VND trên hợp đồng trị giá
1.56 tỷ VND).
/>
10


2/18/2016

Các quy định cấm và miễn trừ đối với
các thỏa thuận thuộc nhóm 2

• Các thỏa thuận thuộc
nhóm này bị CẤM trong
mọi trường hợp,
• Không cần căn cứ vào
thị phần kết hợp
• Không được miễn trừ

Thảo luận
• Thỏa thuận tài trợ có bị coi là cấm hay không?
• Quy định các hành vi cấm có hợp lý chưa?
– Hành vi thỏa thuận giá, thỏa thuận phân chia thị trường 

hành vi nghiêm trọng  phải bị cấm tuyệt đối

• Chính sách khoan hồng?





Ích lợi của việc khai báo?
Có trái với đạo đức không?
Khoan hồng khác gì với miễn trừ?
Ví dụ nhân viên công ty có thỏa thuận với đối thủ  có nên
khai báo không?

Một số vụ việc thỏa thuận HCCT
• Vụ việc 19 DN bảo hiểm phi nhân thọ năm 2008 thỏa
thuận về bảo hiểm trong lĩnh vực xe cơ giới và điều
khoản Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô
• Vụ việc 12 DN bảo hiểm phi nhân thọ thỏa thuận bảo
hiểm học sinh tại Khánh Hòa năm 2011

Khái niệm – đặc điểm
• Là 1 trong 3 nhóm hành vi hạn chế cạnh
tranh  làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh
tranh
• Liệt kê cụ thể trong luật
• Áp dụng cho DN có vị trí thống lĩnh, độc
quyền

HÀNH VI LẠM DỤNG

Vị trí thống lĩnh/
Vị trí độc quyền

Khái niệm – đặc điểm (tt)
• Hành vi của DN, nhóm DN có sức mạnh thị
trường đáng kể
• Luật cạnh tranh không nhằm chống lại
những DN có vị trí thống lĩnh hay độc
quyền  chống hành vi lạm dụng
• Không có giới hạn, miễn trừ  Chống =
cấm triệt để khác với thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh hay tập trung kinh tế (kiểm soát)
• LCT 2004 không có định nghĩa về “lạm
dụng”  liệt kê hành vi (Điều 13 và 14)

11


2/18/2016

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
• Vị trí thống lĩnh?
– có thị phần từ 30% trở lên
hoặc
– có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh một cách đáng kể.

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
• Nhóm DN cũng được coi là có vị trí thống lĩnh nếu cùng
hành động, có mục đích gây hạn chế cạnh tranh đáng

kể và:
– 2 doanh nghiêp có tổng thị phần từ 50% trở lên
– 3 DN có tổng thị phần từ 65% trở lên
– 4 DN có tổng thị phần từ 75% trở lên

• Quy định về nhóm DN có vị trí thống lĩnh áp dụng trên thực
tế như thế nào?  khó áp dụng

Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
• Năng lực tài chính của DN;
• Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành
lập DN;
• Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm
soát hoặc chi phối hoạt động của DN theo quy định của
pháp luật hoặc điều lệ của DN;
• Năng lực tài chính của công ty mẹ;
• Năng lực công nghệ;
• Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp;
• Quy mô của mạng lưới phân phối.

Nhóm DN?

Nhóm DN?
• Cùng hành động: đồng loạt trong một thời gian nhất
định thực hiện một hành vi lạm dụng như nhau
• Khác với nhóm DN theo Luật DN: không nhất thiết có
mối quan hệ gắn bó hoặc phụ thuộc lâu dài
• Không cần chứng minh có thỏa thuận
• Có mục đích gây HCCT đáng kể

– Đáng kể? chưa được làm rõ

Các HV lạm dụng vị trí thống lĩnh
Bán HH, cung ứng DV
dưới giá thành toàn
bộ nhằm loại bỏ đối
thủ cạnh tranh

• Khác với hành vi thỏa thuận:
– Thỏa thuận: hạn chế CT giữa các DN tham gia thỏa
thuận và tạo ra lợi thế cạnh tranh của các DN tham
gia
– Lạm dụng: bản chất là các hành vi đơn phương, tác
động trực tiếp đến khách hàng, bóp méo cạnh tranh,
gây thiệt hại đến đối thủ cạnh tranh + người tiêu
dùng

Ngăn cản việc tham
gia thị trường của
những đối thủ cạnh
tranh mới.

Áp đặt giá mua, giá
bán HH, DV bất hợp
lý hoặc ấn định giá
bán lại tối thiểu gây
thiệt hại cho KH

Áp đặt điều kiện cho
DN khác ký kết hợp

đồng hoặc buộc DN
khác chấp nhận các
nghĩa vụ không liên
quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp
đồng

Hạn chế sản xuất,
phân phối HH, DV,
giới hạn thị trường,
cản trở sự phát triển
kỹ thuật, công nghệ
gây thiệt hại cho KH

Áp đặt điều kiện
thương mại khác
nhau trong giao dịch
như nhau nhằm tạo
bất bình đẳng trong
cạnh tranh

12


2/18/2016

Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
Vừa gây
thiệt hại
cho KH và

cho đối thủ
cạnh tranh

Nhằm bóc
lột KH

Hành vi lạm dụng nhằm bóc
lột khách hàng

Nhằm gây
thiệt hại
cho đối thủ
cạnh tranh

Áp đặt giá mua bất hợp lý
Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa,
dịch vụ bất hợp lý hoặc định giá tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

Giá mua bất hợp lý (Đ.27(1) N Đ. 116
• 1. Hành vi áp đặt giá mua HH, DV được coi là bất hợp lý gây
thiệt hại cho KH nếu giá mua tại cùng thị trường liên quan được
đặt ra thấp hơn giá thành sản xuất HH, DV trong điều kiện sau
đây:
a) Chất lượng HH, DV đặt mua không kém hơn chất lượng HH,
DV đã mua trước đó;
b) Không có khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa hoặc biến
động bất thường làm giá bán buôn HH, giá cung ứng DV trên
thị trường liên quan giảm tới mức dưới giá thành sản xuất trong
thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp so với trước đó.


• Hành vi định giá độc quyền
• DN có vị trí thống lĩnh/độc quyền về thu mua
• Lợi dụng vị trí  áp đặt giá mua thấp (chủ động) mà
bên bán phải chấp nhận (bị động)
 loại trừ t/h bên bán tự ý đề nghị mức bán thấp
• DN ý thức được sự bất hợp lý vẫn cố tình áp đặt
• Giá mua bất hợp lý: Đ. 27(1) NĐ 116/2005/NĐ-CP

Giá bán bất hợp lý?
• DN có vị trí thống lĩnh/độc quyền về cung ứng HH, DV
trong thị trường liên quan
• Định đoạt giá bán bất hợp lý để thu lợi nhuận
• Giá bán bất hợp lý: cao hơn giá trị kinh tế của sản
phẩm (Châu Âu)
• Việt Nam: hành vi tăng giá bán  chênh lệch quá đáng
giữa giá thành và giá bán
• Quy định: Đ. 27(2) NĐ 116/2005/NĐ-CP

13


2/18/2016

Giá bán bất hợp lý (Đ.27(2) N Đ. 116
2. Hành vi áp đặt giá bán HH, DV được coi là bất hợp lý gây thiệt
hại cho KH nếu cầu về HH, DV không tăng đột biến tới mức vượt
quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của DN và thỏa
mãn hai điều kiện sau đây:
a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời

gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá
5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với
giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;
b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất
của HH, DV đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên
tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.

Ấn định giá tối thiểu
• Hậu quả:
• Nhà phân phối, bán lẻ: không có quyền bán lẻ
theo giá mong muốn  triệt tiêu khả năng giám
giá bán để tiêu thụ hàng
• Người tiêu dùng: không có khả năng mua hàng
với giá rẻ hơn

Ấn định giá tối thiểu
• Việc khống chế không cho phép các nhà phân phối, các
nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy
định trước (Đ. 27(3) NĐ 116/2005/NĐ-CP)
• Không phải là thỏa thuận  mang tính áp đặt
• Mục đích:
• Tạo mặt bằng giá cho SP của mình
• Hạn chế các nhà phân phối, bán lẻ khác cạnh tranh với hệ thống
của mình
• Hạn chế khả năng cạnh tranh lẫn nhau giữa các nhà phân phối,
bán lẻ
• Duy trì giá bán lẻ ở mức cao để thu lợi nhuận

Vụ việc công ty Megastar
• />• />

• Hành vi in giá trên sản phẩm  có bị coi là
ấn định giá không?

Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch
vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho
khách hàng

14


2/18/2016

• DN chủ động hạn chế năng lực cung ứng hoặc
thu mua hàng hóa của chính mình
• Không có nguyên nhân chính đáng
• Mục đích: tạo ra sự bất cân đối cung cầu 
kéo theo sự tăng giá đối với HH, DV
• DN là nhà thu mua  dìm giá thu mua xuống
thấp

Điều 28. Hạn chế sản xuất, phân phối HH, DV, giới hạn thị
trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại
cho KH
1. Hạn chế sản xuất, phân phối HH, DV gây thiệt hại cho KH là hành
vi:
a) Cắt, giảm lượng cung ứng HH, DV trên thị trường liên quan so
với lượng HH, DV cung ứng trước đó trong điều kiện không có biến
động lớn về quan hệ cung cầu; không có khủng hoảng kinh tế, thiên
tai, địch họa; không có sự cố lớn về kỹ thuật; hoặc không có tình

trạng khẩn cấp;
b) ấn định lượng cung ứng HH, DV ở mức đủ để tạo sự khan hiếm
trên thị trường;
c) Găm hàng lại không bán để gây mất ổn định thị trường.

Hành vi lạm dụng nhằm loại
bỏ đối thủ cạnh tranh

• Tạo tiền đề cho DN bóc lột kh/hàng và củng cố
sức mạnh thị trường
• Hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ  mục
đích đỡ hao tốn, tận thu công nghệ cũ, duy trì
thị phần  ảnh hưởng lợi ích của NTD trong
việc được hưởng sản phẩm giá thành thấp,
chất lượng tốt hơn, đa năng
• Quy định: Điều 28 NĐ 116/2005/NĐ-CP

2. Giới hạn thị trường gây thiệt hại cho KH là hành vi:
a) Chỉ cung ứng HH, DV trong một hoặc một số khu vực địa lý nhất
định;
b) Chỉ mua HH, DV từ một hoặc một số nguồn cung nhất định trừ
trường hợp các nguồn cung khác không đáp ứng được những điều
kiện hợp lý và phù hợp với tập quán thương mại thông thường do bên
mua đặt ra.
3. Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho KH là
hành vi:
a) Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy
hoặc không sử dụng;
b) Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật,
công nghệ phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.


• HV của DN có vị trí thống lĩnh/độc quyền
• Kìm hãm cạnh tranh bằng việc loại bỏ đối thủ cạnh
tranh hoặc ngăn cản tham gia thị trường của đối
thủ tiềm năng
• Mục đích: duy trì, củng cố sức mạnh thị trường
• Đối tượng trực tiếp của HV: các đối thủ cạnh tranh
• Không nhất thiết phải đem lại lợi ích vật chất cho
DN vi phạm  đối thủ bị loại khỏi thị trường 
giảm sức ép cạnh tranh

15


2/18/2016

Bán hàng hóa, cung ứng DV dưới giá thành
toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh

• Hai nhóm hành vi cụ thể
– Bán HH, cung ứng DV dưới giá thành toàn
bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh  định
giá hủy diệt (định giá cướp đoạt)
– Ngăn cản sự tham gia thị trường của những
đối thủ cạnh tranh mới

• KH mất cơ hội lựa chọn trong giao dịch

Bán hàng hóa, cung ứng DV dưới giá thành
toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh


Ngăn cản sự tham gia thị trường của các
đối thủ cạnh tranh mới

• Khác với hành vi định giá thấp do hiệu quả SX
tốt, giảm lợi nhuận nhằm mở rộng thị phần 
HV cạnh tranh lành mạnh
• DN chấp nhận thua lỗ ngắn hạn  đạt được
mục đích  tăng giá để bù đắp lại và khai thác
lợi nhuận
• Cơ sở xác định vi phạm: bán dưới giá thành
toàn bộ
• Cơ sở: Điều 23-26 NĐ 116/2005/NĐ-CP

• HV tạo ra rào cản về giá hoặc nguồn tiêu thụ, nguồn
nguyên vật liệu trên thị trường liên quan
• Biểu hiện cụ thể: Điều 31 NĐ 116/2005/NĐ-CP
– Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh không thể
tham gia thị trường  bán giá đủ đến mức không bị coi là định
giá hủy diệt
– Yêu cầu KH của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh
mới (tẩy chay)
– Đe dọa, cưỡng ép nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ không
chấp nhận phân phối mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới
(lập rào cản chiều dọc)

Áp đặt các điều kiện thương mại khác
nhau cho các giao dịch như nhau
nhằm tạo sự bất bình đẳng trong cạnh
tranh (HV phân biệt đối xử)


Hành vi vừa gây thiệt hại cho đối
thủ cạnh tranh vừa gây thiệt hại
cho khách hàng

- Điều 13(4) LCT 2004
- Điều 29 NĐ 116/2005/NĐ-CP
95

16


2/18/2016

• Mục đích: tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh
• KH của DN có vị trí thống lĩnh/độc quyền phải là đối thủ
cạnh tranh của nhau
– DN thống lĩnh/độc quyền bán:
• Nhà phân phối, bán lẻ sản phẩm của DN độc quyền
• DN mua SP của DN thống lĩnh/độc quyền làm nguyên liệu
đầu vào để SX cùng 1 loại SP cạnh tranh trong 1 TTLQ
– DN thống lĩnh/độc quyền mua: DN bán cùng loại SP với chất
lượng, đặc điểm, điềukiện cung ứng như nhau

• Tác động:
– Những DN không được ưu đãi gặp bất lợi
– Có thể dùng để lôi kéo kh/hàng không tiêu
thụ HH, DV của đối thủ cạnh tranh

Áp đặt cho các DN khác điều kiện ký

kết HĐ mua, bán HH, DV
- Điều 13(5) LCT 2004
- Điều 30 NĐ 116/2005/NĐ-CP



Điều 29. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều
kiện giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh
tranh
Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong điều kiện giao dịch
như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh là hành vi
phân biệt đối xử đối với các DN về điều kiện mua, bán, giá cả,
thời hạn thanh toán, số lượng trong những giao dịch mua, bán
háng hóa, DV tương tự về mặt giá trị hoặc tính chất HH, DV để
đặt một hoặc một số DN vào vị trí cạnh tranh có lợi hơn so với
DN khác.

• Áp đặt các điều kiện tiên quyết mà kh/hàng phải
chấp nhận trước khi ký HĐ
• Tác động:
– Gây thiệt hại cho KH bị áp đặt điều kiện
– Gây thiệt hại cho đối thủ, ngăn cản cạnh tranh
– Hạn chế khả năng lựa chọn và khả năng được đáp
ứng nhu cầu của mình

• Quy định: Điều 30(1) NĐ 116/2005/NĐ-CP

17



2/18/2016

Điều 30. Áp đặt điều kiện cho DN khác ký kết hợp đồng mua bán HH, DV,
hoặc buộc DN khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng
1. Áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán HH, DV là việc đặt
điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng:
a) Hạn chế về sản xuất, phân phối HH khác; mua, cung cứng DV khác không
liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp
luật về đại lý;
b) Hạn chế về địa điểm bán lại HH, trừ những hàng hóa thuộc danh mục mặt
hàng KD có điều kiện, mặt hàng hạn chế KD theo quy định của pháp luật;
c) Hạn chế về KH mua hàng hóa để bán lại, trừ những hàng hóa quy định tại
điểm b khoản này;
d) Hạn chế về hình thức, số lượng HH được cung cấp.

• Gắn việc mua, bán HH, DV là đối tượng của
HĐ với việc
– Phải mua HH, DV của nhà cung cấp hoặc người
được chỉ định trước
– Thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ khác
ngoài phạm vi cần thiết thực hiện HĐ

Buộc DN khác chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối
tượng của HĐ (ràng buộc kèm theo)

• Tác động:
– Bản chất là sự bóc lột KH (K/h mua
thêm khi không có nhu cầu)

– Hạn chế cạnh tranh trên TTLQ của
HH, DV kèm theo

• Phân biệt với hành vi khuyến mại

Lạm dụng vị trí độc quyền
Các quy định cấm đối với hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường
• Tất cả các hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh
thị trường đều bị cấm,
không có miễn trừ.

• Vị trí độc quyền?
– không có DN nào cạnh tranh
về HH, DV trên thị trường
liên quan (Đ. 12 LCT 2004)
– Lạm dụng vị trí độc quyền
nhằm:
• Duy trì, củng cố sức mạnh thị
trường
• Khai thác sức mạnh thị trường

18


2/18/2016

Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
• 6 hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, và:

• Áp đặt các điều kiện bất lợi cho KH
(Điều 32 NĐ 116/2005/NĐ-CP)

• Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng
đã giao kết mà không có lý do chính đáng
(Điều 33 NĐ 116/2005/NĐ-CP)

Điều 32. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho KH của DN có vị trí độc quyền
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho KH của DN có vị trí độc quyền là hành vi buộc KH
phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho KH trong quá trình
thực hiện hợp đồng.
Điều 33. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng
đã giao kết mà không có lý do chính đáng
Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng là hành vi của DN có vị trí độc quyền thực hiện dưới
một trong các hình thức sau:
1. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần thông báo
trước cho KH và không phải chịu biện pháp chế tài nào.
2. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết căn cứ vào một hoặc một số
lý do không liên quan trực tiếp đến các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện đầy đủ
hợp đồng và không phải chịu biện pháp chế tài nào
110

Thảo luận
Các quy định cấm đối với hành
vi lạm dụng vị trí độc quyền
• Tất cả các hành vi
lạm dụng vị trí độc
quyền đều bị CẤM,
không có miễn trừ.


• Nghị định 116 đưa ra những hành vi cụ thể  áp dụng
cứng nhắc, gây khó khăn cho doanh nghiệp?
• Phân phối độc quyền có vi phạm không? (ví dụ HĐ gia
công có thể đưa ra các điều kiện cho bên nhận gia
công)
• Có nên cân nhắc các lợi ích kinh tế khi đưa ra các quy
định trong hợp đồng độc quyền?

Lạm dụng vị trí độc quyền?
TẬP TRUNG KINH TẾ

19


2/18/2016

Khái niệm – đặc điểm
• Chủ thể là các DN hoạt động trên cùng 1
TTLQ
• Thông qua các hình thức:






sáp nhập,
hợp nhất,
mua lại,

liên doanh giữa các DN hoặc
hình thức khác do PL quy định

Các hình thức tập trung kinh tế





Sáp nhập
Hợp nhất
Mua lại
Liên doanh

Biện pháp kiểm soát tập trung kinh tế
• Thông báo cho cục Quản lý cạnh tranh
trước khi tiến hành tập trung kinh tế
• Phạt tiền nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo
• Áp dụng những trường hợp miễn trừ

Khái niệm – đặc điểm
• Hậu quả có thể là:
– Thay đổi cấu trúc, tương quan trên thị
trường
– Hình thành DN có sức mạnh thị trường
hoặc DN độc quyền

Vì sao cần kiểm soát tập trung kinh tế
• Giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường
• Tập trung quyền lực thị trường vào tay một/một số

đối thủ cạnh tranh
• Khả năng tiềm tàng thực hiện các hành vi hạn chế
cạnh tranh khác
• Chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế và các
chính sách khác (bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ
doanh nghiệp trong nước…)

Ngưỡng thị phần và yêu cầu của Luật
• <30% hoặc
trường hợp DN
sau khi thực
hiện tập trung
kinh tế vẫn
thuộc loại DN
nhỏ và vừa thì

không phải
thông báo

• từ 30% - 50%:
các DN tham gia • >50%: cấm
thực hiện tập
TTKT phải
trung kinh tế, tuy
thông báo
nhiên có thể
cho Cục quản lý
được miễn trừ
cạnh tranh trước
theo Điều 19,

khi tiến hành tập
Luật cạnh tranh
trung kinh tế

20


2/18/2016

Thảo luận

Các hình thức mua lại không bị coi là tập trung kinh tế

• Vấn đề thông báo rõ ràng chưa?
• Trường hợp xấp xỉ ngưỡng thị phần  có nên thông báo
không?
• Các giao dịch M&A giữa công ty mẹ - con  có thông
báo không?
• Cần có tiêu chí xác định khả năng tác động thị trường?
• Mức phạt 10% trên tổng doanh thu  hợp lý chưa 
doanh thu trên lĩnh vực có vi phạm thôi?

• DN bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại DN khác nhằm
mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm
– DN mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc
chi phối DN bị mua lại
hoặc
– Thực hiện quyền kiểm soát/chi phối nhưng chỉ trong
khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại


Miễn trừ đối với các trường hợp tập trung
kinh tế bị cấm
• Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh
tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm
vào tình trạng phá sản;
• Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng
xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

Các hình thức xử lý vi phạm
• Cảnh cáo
• Phạt tiền
• Tối đa 10% tổng doanh thu của các DN vi phạm trong năm tài chính
trước năm thực hiện hành vi vi phạm

• Phạt bổ sung
• Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký KD, tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật phương tiện vi phạm

• Biện pháp khắc phục hậu quả
• Chia, tách DN đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần DN đã mua;
loại bỏ những điều khoản vi phạm ra khỏi hợp đồng…

125

21




×