Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tình hình thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước tại cơ quan công tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.06 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Pháp luật là một hiện tượng gắn liền với sự tồn tại của mọi nhà nước, là công
cụ hữu hiệu để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Trên thực tế, để
quản lý nhà nước và xã hộimột cách có hiệu quả đòi hỏi việc thực hiện pháp luật
phải được đảm bảo nghiêm túc, từ đó sẽ nâng cao ý thức pháp luật của người dân,
phòng chống và ngăn ngừa mọi hiện tượng tiêu cực đã và đang phát sinh trong lĩnh
vực quản lý. Là một công chức đang công tác tại phòng Tư pháp của UBND quận
Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, em xin trình bày một số thực trạng về tình hình
thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước ở cơ quan, đánh giá những thực
trạng, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần tăng cường pháp
chế trong hoạt động quản lý nhà nước về tư pháp tại địa phương nói riêng cũng
như trong hoạt động trong hoạt động quản lý nhà nước của thành phố Hồ Chí Minh
nói chung.
NỘI DUNG
I. Các khái niệm cơ bản
Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện ý chí của
nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp
của các chủ thể pháp luật.
II. Các hình thức của thực hiện pháp luật
Tuân thủ pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ
thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.

1


Thi hành pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.


Sử dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình.
Áp dụng pháp luật: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định
của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm
dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
III. Tình hình thực hiện pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về
tư pháp tại cơ quan
1. Tuân thủ pháp luật
Cán bộ công chức Phòng Tư pháp trong hoạt động công vụ luôn thực hiện
theo quy định của pháp luật, tích cực đấu tranh xóa bỏ các hành vi tham nhũng, các
biểu hiện tham nhũng, lãng phí theo quy định tại Luật Phòng Chống Tham nhũng
năm 2005 và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005; những việc cán
bộ công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ và bí mật nhà nước
theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trong việc thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn được giao, quán triệt Quyết định số 468/QĐ-BTP về quy tắc ứng xử
được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, công chức phòng luôn quan tâm thực hiện
theo 6 nội dung của Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp,
nhất là về những việc cán bộ, công chức tư pháp không được làm, liên quan đến:
- Ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
- Ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân.
- Ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp.
2


- Ứng xử nơi công cộng.
- Ứng xử với nhân dân nơi cư trú.
- Ứng xử trong gia đình.

Những hành đọng trên đã góp phần đảm bảo hoạt động quản lý nước trên
lĩnh vực tư pháp ở địa phương diễn ra công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong
những năm qua, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân về hìn ảnh cảu người
cán bộ, công chức tư pháp.
2. Thi hành pháp luật
Quán triệt tinh thần tự giác trong thi hành pháp luật, công chức phòng luôn
thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê theo yêu cầu của cấp trên, hưởng ứng
tham gia các buổi phổ biến công tác giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp và Ủy ban
nhân dân thành phố tổ chức.
3. Sử dụng pháp luật
Cán bộ, công chức Phòng Tư pháp luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ trong
cơ quan, góp ý dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên và Ủy ban nhân
dân quận ban hành, một số hoạt động quan trọng thể hiện trong thời gian gần đây
như góp ý Bộ Luật dân sự sửa đổi bổ sung và Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung; dự
thảo Nghị định xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử phạt vi phạm hành chính để
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
4. Áp dụng pháp luật
Phòng Tư pháp quận luôn quán triệt thực hiện nhiệm vụ được giao
theoThông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác Tư pháp của Ủy ban
nhân dân cấp xã, cụ thể:

3


Trong công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL: Phối hợp xây dựng
quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện do
các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì xây dựng;
thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện

ban hành theo quy định của pháp luật; góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;Tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp
huyện và hướng dẫn của Sở Tư pháp.
Trong công tác thi hành văn bản quy phạm pháp luật: đảm bảo việc theo dõi
thường xuyên tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn;kiến nghị
các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy
phạm pháp luật trên địa bàn với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp.
Đảm bảo vai trò chủ trì trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác
hòa giải ở cơ sở và trợ giúp pháp lý ở địa phương, hoạt động trợ giúp pháp lý
hướng mạnh về cơ sở, giải đáp các lĩnh vực pháp luật liên quan đến nhu cầu thiết
yếu của người dân; phát triển hệ thống dịch vụ pháp lý với nhiều văn phòng luật sư
để đưa pháp luật đến với các tổ chức, người dân có nhu cầu, giúp họ biết sử dụng
công cụ pháp luật để tổ chức làm kinh tế một cách an toàn, hiệu quả, phòng tránh,
xử lý những rủi ro, tranh chấp trong kinh doanh, lập nghiệp cũng như trong đời
thường của mỗi người, mỗi gia đình, góp phần duy trì và củng cố trật tự xã hội
trong quá trình phát triển.Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai
mạnh mẽ, phát huy hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn kết với
việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân;
bám sát các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các sự kiện chính trị của đất nước, địa
phương, tạo nên ý nghĩa chính trị-pháp lý rõ nét, góp phần nâng cao nhận thức
pháp luật, duy trì trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh.
4


Trong công tác chứng thực: Thực hiện thường xuyên, liên tục hoạt động
chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài; chứng
thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản;đáp ứng yêu cầu của các tổ
chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ

ngày16 tháng 02 năm 2015; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
công tác chứng thực liên quan đến hành vi các tổ chức, cá nhân sử dụng văn bằng,
chứng chỉ giả.
Trong công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, phòng Tư pháp quận đã thực hiện
công tác tham mưu chủ tịch UBND quận ban hành các quyết định cải chính liên
quan đến hộ tịch như : thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và
xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho
mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc
thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy
định của pháp luật.
Ngoài ra, trong năm, phòng đã tham mưu cho Sở Tư pháp thanh phố Hồ Chí
Minh ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong phối hợp quản lý tổ
chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật trên địa bàn quận đối với các tổ chức, cá
nhân vi phạm, kịp thời chấn chỉnh tình trạng hoạt động không phép, sai nội dung
giấy phép diễn ra phức tạp trong thời gian qua.
Trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thực hiện tốt
công tác kiểm tra, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức nhà nước trên địa bàn quận trong
công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp quận trên các lĩnh vực quản lý nhà
nước; đảm bảo về mặt nội dung, hình thức tuân thủ theo Thông tư số 01/2011/TTBNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật
trình bày văn bản hành chính. Thực hiện tốt công tác kiểm tra tính pháp lý hồ sơ
trong việc áp dụng các biện pháp xử lý VPHC như giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
5


và đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng theo
đúng quy định pháp luật. Việc thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng và kiểm
tra soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã góp phần đảm bảo tính định
hướng, toàn diện, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và ổn định tương đối của hệ
thống thể chế pháp luật, tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng thu hút đầu tư và

thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
5. Hạn chế của công tác thực hiện pháp luật trong lĩnh vực tư pháp
Trước hết, về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, do chưa xây
dựng được cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính nên cơ chế về chia sẻ và cung
cấp thông tin các đối tượng vi phạm hành chính chưa có nên rất khó xác định đối
với những trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm để được xem là tình
tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính.
Các hình thức theo dõi thi hành pháp luật còn đơn điệu, chủ yếu căn cứ trên
báo cáo của các cơ quan nhà nước, trong khi việc tổ chức điều tra, khảo sát, thu
thập và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật chưa thường xuyên; đội ngũ
công chức làm công tác này còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu, thiếu kinh
nghiệm trong tổ chức thực hiện…
Mặt khác, việc trao quyền kiểm tra, theo dõi nhưng thiếu cơ chế, chế tài để
xử lý với các sai phạm đã khiến cho hiệu quả quản lý bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, việc xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp vẫn còn một số
bất cập cần giải pháp khắc phục, nhất là cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa, mở rộng nguồn đầu tư, tạo điều
kiện cho các hoạt động bổ trợ tư pháp được thuận lợi…
IV. Đề xuất tăng cường pháp chế
Với vai trò là đơn vị chủ trì trong công tác tham mưu và kiểm tra hoạt động
thực thi pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, giúp Ủy ban
6


nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng
và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp
pháp lý; hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp
luật...Trong thời gian tới, để đảm bảo và tăng cường tính pháp chế trong hoạt động
của cơ quan cũng như đảm bảo hiệu lực hoạt động thực hiện pháp luật trên địa bàn

quận, cần thực hiện một số đề xuất sau:
- Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật thông qua công tác kiến nghị, đề xuất
với các cấp có thẩm quyền loại bỏ văn bản những văn bản không còn phù hợp; phối
hợp công tác xây dựng và ban hành luật mới thông qua hoạt động góp ý dự thảo,
thẩm định tính hợp pháp và hợp lý của dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của
UBND quận trước khi ban hành.
- Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
Để thực hiện tốt giải pháp này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong xã hội bằng nhiều hình thức
phong phú, đa dạng, chú ý việc tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng, xã hội thông
qua các hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thảo phổ biến các luật sắp có hiệu lực trên
thực tế để nhân dân nắm bắt thực hiện theo đúng quy định…
Dành ưu tiên cho công tác phổ biến, giáo dục, pháp luật, tuyên truyền và tổ
chức thi hành Hiến pháp, hoàn thiện thể chế pháp luật; tập trung tổ chức thực
hiện tốt những luật đã và sắp có hiệu lực mang tính cải cách trong năm 2015. Đồng
thời đề ra nhiều mô hình hoạt động công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp
pháp lý có hiệu quảvà tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật.
- Tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật đúng đắn trong công vụ

7


Trong quan hệ nội bộ cơ quan, mỗi công chức cần có ý thức tuân thủ pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định; tuân thủ
những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công chức theo Luật Cán bộ,
công chức năm 2008,Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác
Tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã. Phát huy quy chế dân chủ cơ sở ở cơ quan để

mỗi công chức góp ý lẫn nhau trong việc thực hiện công vụ được giao nhằm nâng
cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức cơ quan.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
Trong quan hệ với các cơ quan, đơn vị khác cần thực hiện giám sát hoạt động
thực thi pháp luật của họ theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ yếu thông qua
việc tăng cường công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản do UBND cấp quận và cấp
phường ban hành. Công tác kiểm tra cần được tiến hành theo các hình thức định kỳ,
đột xuất trên phương châm duy trì thường xuyên, liên tục. Đảm bảo các văn bản
ban hành đáp ứng yêu cầu đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và tính hiệu lực trong
áp dụng trên thực tế.
Tăng cường quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, xử lý vi
phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật theo tinh thần của Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn.
Kịp thời kiến nghị với các coq quan có thẩm quyền đình chỉ hoặc hủy bỏ văn
bản khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức, cá nhân.
- Kiện toàn tổ chức phòng Tư pháp
Mỗi công chức phòng cần nhận thức sâu sắc trong toàn ngành về vai trò của
bản thân trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
8


Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tư pháp thông qua hoạt động đào
tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng công chức tư pháp và pháp luật, nhất là công chức tư
pháp cho cơ sở, lực lượng hòa giải viên cơ sở, đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch
16 phường, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu thực thi pháp luật.
- Phát huy hiệu quả lãnh đạo của Đảng thông qua hoạt động chi bộ cơ quan
Chi bộ Đảng phải thường xuyên giữ vai trò lãnh đạo trong công tác pháp chế;
đưa nội dung kiểm điểm về việc thực hiện pháp luật trong hoạt động công vụ và đời

sống vào nội dung phê bình và tự phê bình trong cuộc họp chi bộ; bên cạnh đó,
Đảng viên trong cơ quan phải nghiêm túc thực hiện đúng pháp luật, làm gương
trong việc thực hiện pháp luật trong hoạt động công vụ.
KẾT LUẬN
Tóm lại, thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nướctrong lĩnh vực tư pháp
nói chung cũng như hoạt động quản lý nhà nước nói riênglà một trong những nội
dung quan trọng cần chấn chỉnh trong thời gian tới đây, theo tinh thần xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi
rất lớn ở sự quyết tâm của các cấp lãnh đạo cơ quan cũng như sự đồng tâm, hợp lực
của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư pháp và sự phối hơp của các cơ
quan, đơn vị có lên quan trong thực thi công vụ, để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu
quả, lâu dài nhằm xây dựng ý thức hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa của con người
Việt Nam.

9



×