Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội tiểu dự án tỉnh phú yên (vietnamese)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 101 trang )

Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized
Public Disclosure Authorized

SFG3446 V4
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ XÃ HỘI (ESMP)

DỰ ÁN KHẮC PHỤC KHẨN CẤP HẬU QUẢ
THIÊN TAI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG
(ENDR)

Public Disclosure Authorized

TIỂU DỰ ÁN TỈNH PHÚ YÊN
(Giai đoạn 18 tháng đầu)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Tháng 5 năm 2017


CHỦ ĐẦU TƯ
Ban QLDA Đầu tư Xây dựng các Công trình Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Phú Yên



TƯ VẤN
Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn
Phát triển Việt Nam


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

NỘI DUNG

Page
NỘI DUNG ...................................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ v
TÓM TẮT BÁO CÁO .................................................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................................... 6
1.1 Tổng quan dự án ENDR ............................................................................................................ 6
1.2 Các hợp phần của tiểu dự án ..................................................................................................... 7
1.3 Cơ sở Pháp lý và Kỹ thuật cho ESMP ...................................................................................... 7
2. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN .............................................................................................................. 13
2.1 Vị trí và Mô tả Tiểu dự án ....................................................................................................... 13
2.2 Phương pháp xây dựng ............................................................................................................ 21
2.3 Nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và bãi đổ thải cho tiểu dự án ........................................... 22
2.3 Nhu cầu nhân công và lán trại công nhân ............................................................................... 24
2.4 Nhu cầu điện, nước................................................................................................................. 24
2.5 Bãi đổ thải phục vụ tiểu dự án ................................................................................................. 25
2.6 Tổng mức đầu tư cho tiểu dự án .............................................................................................. 25
2.7 Tiến độ thực hiện tiểu dự án .................................................................................................... 25
2.8 Tổ chức thực hiện .................................................................................................................... 25

3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ......................................................... 25
3.1 Điều kiện địa hình, địa chất ..................................................................................................... 25
3.1.1 Điều kiện địa hình ............................................................................................................. 25
3.1.2 Điều kiện Địa chất ............................................................................................................ 26
3.2 Điều kiện Khí tượng ................................................................................................................ 28
3.3 Hiện tượng thời tiết cực đoan .................................................................................................. 28
3.4 Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật ......................................................................................... 29
3.5 Hiện trạng chất lượng môi trường ........................................................................................... 30
3.6 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................................ 30
3.7 Cở sở Hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự án ............................................................................... 32
3.7.1 Hệ thống cấp nước ............................................................................................................ 32
3.7.2 Hệ thống thoát nước .......................................................................................................... 32
3.7.3 Hệ thống cấp điện ............................................................................................................. 32
3.7.4 Quản lý chất thải rắn ......................................................................................................... 32
3.7.5 Hệ thống giao thông .......................................................................................................... 32
3.8 Tác động Đặc thù và các Công trình Nhạy cảm ...................................................................... 32
4. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI ..................................................................... 37
4.1 Mức độ tác động ...................................................................................................................... 38
4.2 Giai đoạn Giải phóng Mặt bằng .............................................................................................. 41
4.3 Giai đoạn thi công xây dựng ................................................................................................... 42
4.3.1 Những tác động chung ...................................................................................................... 42
4.3.2 Tác động Đặc thù .............................................................................................................. 46
4.3.3 Công trình nhạy cảm ......................................................................................................... 47
4.4 Giai đoạn vận hành .................................................................................................................. 48
4.5 Rủi ro An toàn và Sức khỏe .................................................................................................... 49
4.5.1 Giai đoạn xây dựng ........................................................................................................... 49
4.5 2 Giai đoạn vận hành ........................................................................................................... 50
5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ..................................................... 50
5.1 Giai đoạn Thiết kế ................................................................................................................... 51
5.2 Biện pháp Giảm thiểu Tác động trong Giai đoạn GPMB ....................................................... 51

i


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

5.3 Biện pháp Giảm thiểu các Tác động trong quá trình Xây dựng .............................................. 52
5.4 Biện pháp Giảm thiểu các Tác động Đặc thù cho GPMB và Thi công Công trình ................ 63
5.5 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành ................................................. 67
5.6 Biện pháp Giảm thiểu các rủi ro và Sự cố ............................................................................... 68
5.6.1 Giai đoạn Xây dựng .......................................................................................................... 68
5.6.2 Giai đoạn vận hành ........................................................................................................... 69
6. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ESMP ............................................................. 69
6.1 Sắp xếp tổ chức ....................................................................................................................... 69
6.2 Trách nhiệm của các Bên liên quan......................................................................................... 70
7. KHUNG TUÂN THỦ MÔI TRƯỜNG .................................................................................... 72
7.1. Trách nhiệm môi trường của Nhà thầu................................................................................... 72
7.2 Cán bộ môi trường, xã hội và an toàn Nhà thầu ...................................................................... 72
7.3 Giám sát môi trường và xã hội trong quá trình thi công (CSC) .............................................. 73
7.4 Tuân thủ yêu cầu theo hợp đồng và pháp lý............................................................................ 73
7.6 Tổ chức báo cáo ...................................................................................................................... 74
8. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..................................................................... 74
8.1 Giám sát việc thực thi an toàn của nhà thầu ............................................................................ 74
8.2 Đánh giá Hồ sơ của Nhà thầu .................................................................................................. 74
8.3 Kế hoạch Quản lý Môi trường................................................................................................. 75
9. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC......................................................................... 77
9.1 Hỗ trợ kỹ thuật về triển khai các Chính sách an toàn .............................................................. 77
9.2 Chương trình đào tạo đề xuất .................................................................................................. 78
10. ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ ESMP .............................................................................................. 79
10.1 Chi phí thực hiện biện pháp giảm thiểu của nhà thầu ........................................................... 79

10.2 Chi phí của các chương trình kiểm soát môi trường ............................................................. 79
10.3 Chi phí đào tạo và xây dựng năng lực ................................................................................... 80
10.4 Tổng chi phí thực hiện ESMP ............................................................................................... 80
11. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ..................................................................................... 81
12. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN .................................................. 83
12.1 Tham vấn cộng đồng ............................................................................................................. 83
12.2 Thành phần Tham gia ............................................................................................................ 84
12.3 Phương thức thực hiện .......................................................................................................... 85
12.4 Kết quả tham vấn ................................................................................................................... 85
12.5 Phổ biến Thông tin ................................................................................................................ 90

ii


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

DANH MỤC VIẾT TẮT
CSCs

Tư vấn Giám sát Xây dựng

DONRE

Sở Tài Nguyên và môi trường

EA

Đánh giá Môi trường


ECOPs

Quy tắc Môi trường Thực tiễn

EMP

Kế hoạch Quản lý Môi trường

ESIA

Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội

ESMP

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội

PMU

Ban Quản lý Dự án

PPE

Thiết bị bảo hộ lao động cá nhân

PPMU

Ban Quản lý Dự án Tỉnh

QCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TOR

Điều khoản tham chiếu

VND

Việt Nam đồng

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

iii


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Tóm tắt các hạng mục đầu tư đề xuất của dự án ............................................................. 15
Bảng 2. Nhu cầu nguyên vật liệu đề xuất của tiểu dự án tỉnh Phú Yên ........................................ 22
Bảng 3. Khu vực và vị trí cung cấp nguyên vật liệu và bãi thải của tiểu dự án ............................ 22
Bảng 4. Máy móc, thiết bị đưa vào thi công tiểu dự án ................................................................ 24

Bảng 5. Chi tiết về tổng mức đầu tư cho tiểu dự án ..................................................................... 25
Bảng 6. Đặc điểm địa chất tại khu vực dự án............................................................................... 26
Bảng 7. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực dự án .......................................................................... 30
Bảng 2. Địa điểm nhạy cảm ......................................................................................................... 32
Bảng 9. Mô tả các công trình nhạy cảm ....................................................................................... 37
Bảng 10. Mức độ các tác động tiêu cực của thực hiện các hạng mục dự án ................................. 39
Bảng 11. Đối tượng bị ảnh hưởng do thu hồi đất bởi tiểu dự án tỉnh Phú Yên ............................ 41
Bảng 12. Khối lượng bụi phát sinh trong quá trình thi công......................................................... 42
Bảng 13. Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình thi công ......................................................... 43
Bảng 14. Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình thi công ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 15. Công trình Nhạy cảm ..................................................................................................... 48
Bảng 36. Biện pháp giảm thiểu chung .......................................................................................... 53
Bảng 47. Biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù giai đoạn GPMB và thi công ........................... 63
Bảng 18. Mô tả các Biện pháp Giảm thiểu đối với các Công trình Nhạy cảm ............................ 66
Bảng 59. Biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành ............................................. 67
Bảng 20. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan (Giải thích cho hình ở trên) .................. 70
Bảng 62. Kế hoạch giám sát môi trường trong quá trình thi công ............................................... 75
Bảng 73. Bảng tính toán tổng số lượng mẫu môi trường trong quá trình giám sát môi trường .... 75
Bảng 24. Chi phí cho mỗi đợt hoạt động lấy mẫu (Tỷ giá: 1 USD = 22.700 VNĐ).................... 76
Bảng 85. Chương trình đào tạo nâng cao năng lực giám sát và quản lý môi trường .................... 78
Bảng 26. Chi phí từng giai đoạn lấy mẫu (Tỷ giá: 1 USD = 22.700 VND) .................................. 79
Bảng 27. Chi phí đào tạo nâng cao năng lực ................................................................................. 80
Bảng 28. Chi phí thực hiện ESMP ................................................................................................ 81
Bảng 29. Quy trình Tham vấn Cộng đồng ................................................................................... 84
Bảng 30. Một số ý kiến tại mỗi khu vực thi công ........................................................................ 86

iv


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)

Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1: Vị trí xây dựng kè các dự án thành phần của tiểu dự án .................................................. 14
Hình 2 Sơ đồ tổ chức thực hiện chương trình quản lý môi trường ESMP .................................... 70
Hình 3. Một số hình ảnh tham vấn ................................................................................................ 90

v


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

TÓM TẮT BÁO CÁO
Cơ sở Dự án
Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục
khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh
Thuận và Quảng Ngãi (sau đây gọi là Dự án EFDR). Mục tiêu tổng quát của Dự án là tái thiết
các công trình hạ tầng tại một số tỉnh dự án bị thiệt hại bởi thiên tai và tăng cường năng lực của
Chính phủ để phản ứng hiệu quả đối với các hiện tượng thiên tai trong tương lai. Mục tiêu này sẽ
đạt được thông qua việc khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu dựa trên phương pháp hỗ trợ
tốt hơn cho tất cả các giai đoạn trong vòng đời của một công trình, bao gồm từ việc thiết kế, xây
dựng, bảo trì và nâng cao năng lực thể chế về thời tiết và Quản lý Rủi ro Thiên tai (DRM). Yếu
tố hiệu quả được đánh giá theo trọng số 85% dựa trên công việc tái xây dựng và tái thiết các
công trình hạ tầng và 15% dựa trên việc nâng cao năng lực của chính phủ về phản ứng hiệu quả
với các vấn đề thiên tai trong tương lai. Thời gian thực hiện dự án ENDR ước tính là 4 năm, từ
năm 2007 đến năm 2021. Tổng chi phí dự án là 135,83 triệu USD.
Tiểu dự án Phú Yên bao gồm các hợp phần tương tự dự án ENDR: Hợp phần 1: Xây dựng tái

thiết tỉnh Phú Yên. Hợp phần này sẽ tài trợ hoạt động tái xây dựng cầu đường, hệ thống tưới tiêu
và công trình quản lý/phòng chống bão lụt tại tỉnh Phú Yên: Tiểu dự án 1.1: Xây bờ kè sông Ba,
đoạn đi qua thôn Phong Niên, xã Hoa Thắng; Tiểu dự án 1.2: Sửa chữa, phục hồi hệ thống đập
tưới tiêu xã An Hiệp,bờ kè suối Đá, xã An Hiệp, sửa chữa đoạn đường An Hiệp – An Lĩnh đi qua
xã An Hiệp, An Lĩnh; và bờ kè sông Kỳ Lộ, đoạn qua cầu Ngân Sơn, xã An Định và thị trấn Chí
Thạnh, huyện Tuy An; Tiểu dự án 1.3: Sửa chữa, phục hồi tuyến đường tỉnh 643, 650, 642 thuộc
An Mỹ, xã An Xuân, huyện Tuy An, xã Xuân Thọ 2, thị xã Sông Cầu và xã Xuân Sơn Bắc, thị
trấn La Hải – huyện Đồng Xuân, và tiểu dự án 1.4: Tái xây dựng hoạt động và quản lý đường
khu vực hồ chứa nước Xuân Bình, Xuân Bình, Xuân Thọ, xã Xuân Lộc – huyện Đồng Xuân;
Hợp phần 2: Nâng cao năng lực về phục hồi tái thiết: Đào tạo về nâng cao năng lực, truyền thông
công chúng để đẩy mạnh tính hiệu quả của các công việc được tài trợ; Chi phí vận hành và bảo
dưỡng (O&M); Hợp phần 3: Quản lý tiểu dự án; và Hợp phần 4: Phản hồi trường hợp khẩn cấp
bất ngờ. Tổng chi phí của tiểu dự án Phú Yên là 17,26 triệu USD.
Cơ sở pháp lý và kỹ thuật chuẩn bị ESMP
Theo kết quả sàng lọc, dự án được phân vào Nhóm B về Môi trường do những tác động và rủi ro
tiềm tàng tương đối, có tính đặc thù và có thể đảo ngược, có thể giảm thiểu thông qua các biện
pháp thiết kế. Các chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới được áp dụng cho tiểu dự án Phú
Yên như sau: (a) Đánh giá môi trường (OP 4.01); (b) Môi trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04);
(d) Tài sản văn hóa vật thể (OP/BP 4.11); (e) Tái định cư Không tự nguyện (OP/BP 4.12); (f) Cư
dân bản địa (OP/BP 4.10). Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP, tài liệu này) được
lập theo OP 4.01. Kế hoạch ESMP này bao gồm các công trình được đề xuất cho giai đoạn 18
tháng đầu cho tiểu dự án Phú Yên.
Mô tả tiểu dự án
Trong 18 tháng đầu của tiểu dự án Phú Yên, sẽ xây dựng 13 công trình: (1) Xây dựng bờ kè mới
cho 2,119 m sông Ba, đoạn qua thôn Phong Niên, xã Hoa Thắng, phía trên kết hợp với đường
(bbề mặt đường=7,5m, bnền đường=5,5m và hệ thống bậc thang và hệ thống thoát nước ngang. Cấu trúc:
bê tông xi măng và bê tông cốt thép; (2) Bờ kè mới được xây dựng trên 4.000m suối Đá, xã An
Hiệp, huyện Tuy An, Công trình bê tông xi măng; (3) Bờ kè mới được xây dựng trên 2.038,51m
sông Kỳ Lộ - xã An Định – huyện Tuy An, (4,5,6) tái xây dựng đập số 1 và đập số 3, chiều dài
với mỗi đập khoảng 20m; sửa chữa đập số 2 – xã An Hiệp – huyện Tuy An; Công trình bê tông

cốt thép. 1,5m cầu tại đập số 2; (7) sửa chữa, xây lại đường tuyến tỉnh 642, chiều dài L=909,96m
thuộc xã An Hiệp và An Lĩnh, huyện Tuy An, nền đường 4.5m và mặt đường 3.5m, công trình
bê tông xi măng; (8) sửa chữa, phục hồi đường tuyến tỉnh 642, chiều dài L=7.690 thuộc Xuân
1


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

Thọ 2 – thị xã Sông Cầu, công trình bê tông xi măng và hoàn thiện hệ thống thoát nước; (9) sửa
chữa, phục hồi 117,07m tỉnh lộ 643 thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An, mặt đường là bê tông xi
măng có lõi thép; (10) sửa chữa, phục hồi 99,61m tỉnh lộ 650 bằng bê tông cốt thép; (11) sửa
chữa 9.783,95m đường vận hành và quản lý đến hồ Xuân Bình, thuộc xã Xuân Bình và Xuân
Lộc, thị xã Sông cầu, kết hợp với đường (bmặt đường=6,5m, bnền đường=3,5m, mỗi bên 1,5m và hệ
thống thoát nước ngang dọc theo tuyến đường. Cấu trúc: bê tông xi măng và bê tông cốt thép;
(12,13) Cầu Suối Tre và Cây Sung trên tuyến tỉnh lộ 642, chiều dài L=32,10m tại xã Xuân Thọ 2
– thị xã Sông Cầu và xã Xuân Sơn Bắc – huyện Đồng Xuân; Trọng tải thiết kế HL93 là
300kg/m2, chiều rộng 8,0m + 2x0,5m = 9m; mặt đường bê tông xi măng. Từng danh mục công
việc của tiểu dự án sẽ được xây dựng trong 1-12 tháng (từ tháng 7/2017 – 7/2018).
Cơ sở xã hội và môi trường
13 địa điểm tiểu dự án thực hiện đo đạc dữ liệu môi trường nền cho thấy rằng chất lượng không
khí tại các khu vực này là tốt theo tiêu chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:
2010/BTNMT. Chất lượng mặt nước hiện tại vẫn tốt theo tiêu chuẩn ACVN 08 –
MT:2015/BTNMT. Dòng nước ngầm vẫn nằm trong mức cho phép của QCVN 09MT:2015/BTNMT, tuy vậy, hàm lượng coliform vượt quá mức cho phép. Hàm lượng các kim
loại nặng như đồng, chì, thạch tín trong nước vẫn nằm trong mức cho phép theo tiêu chuẩn Việt
Nam (QCVN 03-MT:2015/BTNMT). Do vậy, chất lượng môi trường tại khu vực của tiểu dự án
không có dấu hiệu ô nhiễm đối với các thành phần môi trường, và các tham số vẫn thuộc tiêu
chuẩn cho phép.
Tình trạng các công trình hiện tại: (1) kè sông Ba: Bờ sông bị xâm thực 30m, ảnh hưởng đến 02
ha đất; (02) bờ kè suối Đá: đáy suối Đá, đoạn từ đập Đông Ngang đến cầu Quán Câu, khoảng

2,000m bị bồi lắng; (3) bờ đê sông Kỳ Lộ: bờ sông phía Nam sông Kỳ Lộ, dài khoảng 2.346m.
Bờ sông bị xói lở, thường xuyên bị xâm thực, lấn vào đất liền, vườn ruộng. Đường giao thông
hiện tại, đường huyện 38, 2 bên đường bị xói lở; (4,5,6) đập tưới tiêu số 1,2,3; Đập số 01 và 03
bị cuốn trôi bởi dòng lũ, và đập số 2 (hay còn gọi là đập Đồng Ngang) còn tốt, gia cố phần hạ
lưu bị vỡ. (7) đường An Hiệp – An Lĩnh: Một đoạn 1.000m bị xói lở nặng nề. Đặc biệt, ở dốc
Quanh, mưa lũ đã cuốn trôi một đoạn đường dài 15m, sâu hơn 10m; (8) Tỉnh lộ 642: Nền đường
hiện tại: 5-6m, một vài đoạn được trải nhựa có chiều rộng là 3,5m, phần còn lại là đường đất.
Đường đi qua NH1 bị hư hỏng nặng nề; (9) tỉnh lộ 643: độ dốc mái taluy trên các đoạn đường bị
sạt lở, hơn 1m đường bị phá hủy, làm hư hại gần như toàn bộ 100m mặt đường bê tông xi măng
và 300m rãnh bên đường; (10) Tỉnh lộ 650: Dốc taluy bị sạt lở, một số đoạn bị sụt lún trên 100m
đường và khoảng cách từ điểm sụt lún đến mặt đường hiện tại là khoảng 2m. (11) Đường đến hồ
chứa nước Xuân bình: hiện đang là đường đất, với chiều rộng trung bình là 4 đến 6m. (12,13)
Cầu Suối Tre và Cây Sung: trên tỉnh lộ 642: đoạn đi qua cầu đã xuống cấp, không đáp ứng được
công suất lưu thông về kích thước và trọng tải.
Hầu hết các khu vực thuộc tiểu dự án đều xa khu dân cư, ở khu vực dân cư thưa thớt hoặc không
có người ở, khoảng cách đến khu dân cư gần nhất là từ 1 – 3km. Khu vực nhạy cảm gồm có:
Đoạn đi qua rừng sản xuất thuộc đường đến hồ Xuân Bình, khu vực này được giao cho người
dân địa phương trồng cây keo và cây bạch đàn khoảng 1 – 2 năm tuổi dọc 2 bên đường.
Tác động môi trường và xã hội
Các tác động tiêu cực tiềm ẩn được xác định và sàng lọc tại từng hợp phần tiểu dự án trong giai
đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành, và được phân loại theo bản chất của hoạt động thi công.
Hầu hết các tác động tiêu cực đều chỉ mang tính tạm thời, cục bộ và có thể đảo ngược do quy mô
thi công trung bình. Có thể hạn chế các tác động bằng cách áp dụng công nghệ phù hợp và các
biện pháp giảm thiểu đặc thù, đồng thời nhà thầu phải giám sát chặt chẽ và tham vấn với người
dân địa phương.
2


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên


Các tác động chính: bụi, khí thải, tiếng ồn, rung, nước thải, chất thải rắn từ hoạt động thi công và
sinh hoạt của công nhân. Các tác động này có thể được tính là thấp đến trung bình đối với từng
công trình và có thể được hạn chế.
Các tác động đặc thù
Các tác động đặc thù trong giai đoạn thi công: (1) Thay đổi dòng chảy và địa hình, gây nên hiện
tượng xói lở và bồi lắng, khu vực xây dựng kè: công tác đào đắp, san ủi bờ kè Sông Ba, suối Đá,
sông Kỳ Lộ có rủi ro cao về thay đổi dòng, địa hình, xói lở và bồi tụ và các tác động đến người
dân địa phương gần khu vực thi công bờ kè sông Ba, suối Đá, sông Kỳ Lộ và các khu vực xung
quanh. Các tác động khá thấp và có thể kiểm soát được nếu áp dụng cách thực thi công phù hợp.
(2) Khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên tại khu vực xây dựng bờ kè: Xây dựng bờ kè sông
Ba, suối Đá và sông Kỳ Lộ là lý do dẫn đến việc các cá nhân và tổ chức khai thác trái phép tài
nguyên thiên nhiên. Việc cấp phép khai thác cát để thi công có thể dẫn đến việc một số nhà thầu
và các đơn vị tham gia khai thác quá nhiều và lợi dụng để bán cát từ đáy sông. Những tác động
đó khá đáng kể nhưng có thể kiểm soát được bởi các biện pháp phù hợp. (3) Ngã xuống sông,
chết đuối tại các rãnh thoát nước trong quá trình xây dựng bờ kè, đặc biệt vào những tháng nắng
nóng như tháng 5 và tháng 6. (4) Tác động từ dòng lũ trong trường hợp thi công đập tưới tiêu:
Có rủi ro về an toàn tính mạng và của cải có công nhân, chất lượng công trình và người dân địa
phương. (5) Tác động đối với hệ sinh thái địa phương khi xây dựng kè, cầu: các hoạt động xếp
chồng có thể làm rơi đất đá xuống sông suối hoặc rò rỉ dầu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới
nước hai bên cầu và khu vực xung quanh. (6) Tác động đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
người dân địa phương trong trường hợp xây dựng đường sá: Việc thi công ảnh hưởng đến hoạt
động trồng trọt hoa màu hai bên tỉnh lộ 642, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các hộ gia đinh
gần khu vực đường đến hồ Xuân Bình và hai bên tỉnh lộ 643, 650. (7) Xáo trộn xã hội khi xây
dựng kè, đường sá: Nhiều công nhân nam tham gia quá trình thi công có thể gây nên những xáo
trộn về xã hội, ảnh hưởng đến phụ nữ địa phương trong quá trình thi công.
Tác động đối với các khu vực nhạy cảm: Hoạt động thi công các công trình khác nhau của tiểu
dự án có thể tác động đến một số khu vực nhạy cảm lân cận địa bàn thi công (2/13 công trình),
bao gồm (i) tỉnh lộ 650; (ii) đường đến hồ Xuân Bình. Mức độ tác động được đánh giá là từ thấp
đến trung bình, mang tính tạm thời và có thể được giảm thiểu.

Các tác động đặc thù trong giai đoạn vận hành: (1) Rơi ngã xuống sông, suối và chết đuối. Các
trường hợp này đều được cảnh báo khi đi lên, xuống bờ kè hoặc rãnh thoát nước dọc tuyến kè.
(2) An toàn đường bộ trong quá trình vận hành 3 bờ kè, 5 tuyến đường: nâng cao hiểu biết của
người dân về các quy định và nguyên tắc trên đường cũng như quản lý và kiểm soát tốc độ và
hành vi của người lái xe. (3) Phát triển kèm theo: tuy vậy, nâng cao hiểu biết của người dân về
cơ hội phát triển kinh tế và rủi ro liên quan đến các vấn đề xã hội.
Rủi ro và các trường hợp ngoài ý muốn
Trong giai đoạn xây dựng: (1) Rủi ro đối với sức khỏe và an toàn của công nhân và cộng đồng
tại các khu vực khá nhỏ và có thể được giảm thiểu bằng các giải pháp phù hợp như hướng dẫn
quy trình an toàn trước và trong quá trình thi công, đồng thời cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ
cho công nhân. (2) Tai nạn giao thông: chuyên chở quá trọng tải, vượt quá tốc độ, điều kiện thời
tiết và địa lý,… Tai nạn có thể là tự gây ra hoặc va chạm với các phương tiện khác. (3) Sạt lở đất
đá: do nền đường mới khai thác còn yếu, chưa gia cố xong, có thể xảy ra sụt lún và sạt lở đất,
đặc biệt trong điều kiện mưa bão. (4) Rò rỉ nhiên liệu, cháy nổ: Việc rò rỉ nhiên liệu thường xảy
ra trong quá trình thi công, gây ra các rủi ro đáng kể như làm cháy nổ phương tiện, máy móc
thiết bị. Các tổn thất có thể gặp phải như tổn thất về tính mạng, thương vong, tài sản và môi
trường xung quanh. (5) Tác động bởi dòng lũ: tác động đến các công việc đang tiến hành; tác
động lớn đến tài sản và sự an toàn của công nhân, nhân viên tại địa điểm xây dựng đập tưới tiêu,
dẫn đến ô nhiễm môi trường, bồi lắng và xói lở.
3


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

Trong giai đoạn vận hành: (1) Thiên tai, gió bão, lũ lụt và (2) Xói lở, sụt lún công trình, chặn
dòng nước. Các tác động trong giai đoạn này khá ít.
Các biện pháp giảm thiểu
Trên cơ sở đánh giá tác động tiêu cực và rủi ro về môi trường, các sự kiện phát sinh bên cạnh
quá trình cân nhắc các thành phần và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường để đưa ra

các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng tránh và phản hồi đối với các vấn đề môi
trường. Các biện pháp giảm thể được đưa ra cụ thể cho từng tác động nêu trên trong từng giai
đoạn của tiểu dự án gồm có biện pháp giảm thiểu chung (ECOPs), biện pháp giảm thiểu đặc thù,
các biện pháp giảm thiểu tác động đối với khu vực nhạy cảm và biện pháp giảm thiểu tác động
xã hội.
Các biện pháp giảm thiểu cụ thể trong giai đoạn xây dựng đối với hợp phần tiểu dự án tỉnh Phú
Yên bao gồm (i) thay đổi dòng và địa hình, gây nên xói lở, sụt lún bờ kè như Chuẩn bị các
phương án thi công và các biện pháp tương ứng với thiết kế cụ thể gửi Khách hàng phê duyệt;
Sắp xếp quản lý hoạt động thi công; Nghiên cứu thiết kế đường liên kết mái kè với đường, rãnh
thoát nước… (ii) Khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên tại nơi xây dựng kè: Nghiêm cấm
việc khai thác cát tại các vị trí xây dựng dự án, Sắp xếp lưu trữ nguồn đất, (iii) Các trường hợp
ngã xuống sông, chết đuối tại rãnh thoát nước: Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, biển cảnh báo, các
thiết bị đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân; (iv) Tác động của lũ lụt tại các đập tưới
tiêu: Chuẩn bị kế hoạch dự phòng trong mùa mưa, thiết kế các rãnh nước tạm thời, kênh rạch đặc
biệt trong mùa mưa. Xác định các điểm dừng kỹ thuật để đảm bảo an toàn. (v) Tác động đối với
hệ sinh thái: Chuẩn bị biện pháp xử lý trường hợp tràn dầu, rò rỉ chất hóa học vào ao hồ, sông
suối xung quanh.Vận động công nhân và người dân địa phương không vứt rác ở cầu hoặc bể
chức. (vi) Tác động đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương: như dựng
rào chắn bao quanh, dựng rãnh tạm thời đối với mọi dòng nước tưới tiêu qua nơi phương tiện lưu
thông (vii) Xáo trộn xã hội: bao gồm nhà thầu phải quản lý và giám sát chặt chẽ công nhân, yêu
cầu nhà thầu xây dựng đăng ký tạm trú, tạm vắng cho công nhân…
Hơn nữa, các biện pháp giảm thiểu tại các khu vực nhạy cảm như (i) Quản lý chặt chẽ công
nhân, Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các quy định trong và ngoài khu vực thi công, Đền bù
thiệt hại – nếu có – gây ra do quá trình thi công…
Và các biện pháp giảm thiểu tác động đặc thù trong giai đoạn vận hành là (i) Trường hợp ngã
xuống sông, suối: Thiết kế và dựng rào chắn tại bậc lên, xuống; Lắp đặt biển cảnh báo và hệ
thống chiếu sáng; Sơ cứu người gặp nạn và chuyển đến bệnh viện gần nhất (ii) An toàn đường bộ
trong quá trình vận hành 3 bờ kè, 5 tuyến đường; Nâng cao hiểu biết của người dân địa phương
về quy định và luật lệ tham gia giao thông; Kiểm soát và thắt chặt quản lý về tốc độ và hành vi
của người lái xe; (ii) Phát triển kèm theo: Nâng cao hiểu biết của người dân về cơ hội phát triển

kinh tế xã hội và rủi ro liên quan đến các vấn đề xã hội.
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro và trường hợp không mong muốn:
Trong giai đoạn xây dựng, các biện pháp giảm thiểu rủi ro và trường hợp không mong muốn
chính là Sự tuân thủ các quy định hiện tại về an toàn lao động, đào tạo và các quy định làm việc
bắt buộc tại hiện trường, cung cấp đầu đủ thiết bị bảo hộ lao động, Xem xét và nhắc nhở nhân
viên về công việc hàng ngày, Chăm sóc sức khỏe, Lắp đặt biển cảnh báo và hướng dẫn, Sơ cứu
người gặp tai nạn và chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, Chuẩn bị kế hoạch dự
phòng, kế hoạch xử lý bão lụt, đảm bảo các kênh, rạch tạm thời để thoát nước khi mưa bão, đảm
bảo dự phòng máy bơm, máy phát điện trong trường hợp khẩn cấp, gia cố hệ thống thoát nước,
dựng hàng rào và biển báo, hướng dẫn về gas, hóa chất và chất thải, Tuân thủ chặt chẽ các quy
định về phòng cháy chữa cháy, Lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy và có kế hoạch phản
ứng với thiên tai, Chuẩn bị máy bơm để tăng khả năng thoát nước trong trường hợp mưa lớn,
Theo dõi chặt chẽ thời tiết… và các biện pháp giảm thiểu rủi ro và trường hợp không mong
4


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

muốn trong giai đoạn vận hành được xem là: Thường xuyên theo dõi điều kiện thời tiết địa
phương, Kiểm tra thường xuyên và định kỳ các khoản mục của tiểu dự án, Thông báo các vấn đề
liên quan đến trường hợp xảy ra, Thường xuyên và định kỳ bảo trì, kiểm tra, nhanh chóng phục
hồi các bộ phận hư hỏng trước mùa mưa…
Kế hoạch quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Kế hoạch ESMP của tiểu dự án Phú Yên bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực,
vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện ESMP, chuyên viên giám sát, khung quy định về
môi trường, báo cáo thủ tục, chương trình kiểm soát môi trường, chương trình xây dựng năng lực
và chi phí triển khai ESMP. Trong đó, chi phí kiểm soát chất lượng môi trường là khoảng 8.024
USD và chi phí xây dựng năng lực là 7.048 USD. Trong quá trình xây dựng, ESMP yêu cầu sự
tham gia của một số bên liên quan và các cơ quan, mỗi bên đều có một vai trò và nhiệm vụ riêng,

gồm có BQLDA Tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Phú Yên, Nhà thầu, Tư vấn giám sát
xây dựng (CSC) và cư dân địa phương. BQLDA Tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giám sát tổng thể quá
trình thực hiện tiểu dự án, bao gồm việc tuân thủ các quy định về môi trường đối với tiểu dự án
và sẽ giao cho Cán bộ Môi trường (ES) tiến hành hỗ trợ các vấn đề liên quan đến môi trường của
tiểu dự án. CSC sẽ ủy nhiệm Cán bộ Môi trường và Xã hội và chịu trách nhiệm giám sát và kiếm
soát tất cả hoạt động xây dựng và đảm bảo rằng Nhà thầu tuân thủ đúng các quy định của hợp
đồng, của ECOPs và các biện pháp giảm thiểu; CSC cũng sẽ hỗ trợ BQLDA Tỉnh trong việc báo
cáo và duy trì mối quan hệ với cộng đồng địa phương. Dựa vào các giá trị môi trường đã thống
nhất (ECOP) trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng, Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thành lập ESMP
của nhà thầu (CESMP) đối với từng địa bàn thi công, nộp bản kế hoạch cho BQLDA Tỉnh và
CSC xem xét và phê duyệt trước khi bắt đầu thi công. Người dân có quyền và nghĩa vụ đều đặn
giám sát việc tuân thủ các quy định môi trường trong quá trình xây dựng để đảm bảo quyền và
sự an toàn của họ được bảo vệ và các biện pháp giảm thiểu đã được nhà thầu và BQLDA Tỉnh
triển khai hiệu quả. Giám sát quá trình triển khai tiểu dự án theo đề xuất của Sở Tài nguyên &
Môi trường tỉnh Phú Yên và BQLDA Tỉnh để đảm bảo sự tuân thủ chính sách và các quy định
luật pháp. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ
các quy định về môi trường của Chính phủ.
Tham vấn cộng đồng và Phổ biến thông tin
Tham vấn cộng đồng: Tiểu dự án được triển khai tại 12 xã/thị trấn thuộc 03 huyện và 1 thị xã
thuộc tỉnh Phú Yên và tiến hành tham vấn từ ngày 03 đến 05/04/2017. Buổi tham vấn được tiến
hành với các bên như đã nêu, bao gồm: chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, hộ gia
đình bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án. Chính quyền địa phương và người dân thuộc xã/huyện tại địa
bàn xây dựng hoàn toàn nhất trí về việc triển khai tiểu dự án do điều đó sẽ đem lại các lợi ích về
kinh tế xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cần đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình xây
dựng, đặc biệt hạn chế bụi, khí thải, gây hư hỏng đường sá và cần hoàn thành nhanh để đảm bảo
tiến độ.
Phổ biến thông tin: Bản dự thảo ESMP đầu tiên bằng tiếng Việt đã được công bố tại các văn
phòng của 12 xã/thị trấn và BQLDA tỉnh Phú Yên vào tháng 05/2017 để tiến hành tham vấn
cộng đồng. Bản dự thảo ESMP cuối cùng bằng tiếng Việt đã được công bố tại văn phòng của 12
xã/thị trấn và BQLDA tỉnh Phú Yên vào ngày 12/06/2017. Bản dự thảo cuối cùng bằng tiếng

Anh sẽ được công bố trên trang web nội bộ và rộng rãi vào ngày 20/06/2017.

5


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

1. GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan dự án ENDR
Chính phủ Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Ngân hàng Thế giới cho Dự án Khắc phục
khẩn cấp hậu quả thiên tai một số tỉnh Miền Trung bao gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh
Thuận và Quảng Ngãi (sau đây gọi là Dự án ENDR1).
Mục tiêu tổng quát của Dự án là tái thiết các công trình hạ tầng tại một số tỉnh dự án bị thiệt hại
bởi thiên tai (85%) và tăng cường năng lực của Chính phủ để phản ứng hiệu quả đối với các vấn
đề thiên tai trong tương lai (15%). Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc khôi phục các công
trình hạ tầng thiết yếu dựa trên phương pháp hỗ trợ tốt hơn tập trung vào tất cả giai đoạn trong
vòng đời của một công trình, bao gồm từ việc thiết kế, xây dựng, bảo trì và nâng cao năng lực
thể chế về thời tiết và Quản lý Rủi ro Thiên tai (DRM).
Mục tiêu cụ thể của Dự án bao gồm: (i) Sửa chữa, khắc phục và nâng cấp các công trình hạ tầng
phục vụ sản xuất (công trình thủy lợi, đê, kè sông, kè biển, kênh mương thủy lợi, hồ chứa
nước...) nhằm khôi phục sản xuất, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm các rủi
ro do thiên tai gây ra; (ii) Khắc phục hư hỏng đối với các công trình hạ tầng giao thông để phục
vụ việc đi lại của nhân dân, giao thương hàng hóa, phát triển sản xuất. Để đạt được các mục tiêu
này, dự án bao gồm 4 hợp phần như sau: (1) Xây dựng tái thiết các công trình cấp tỉnh bị hư
hỏng do lũ lụt (2) Nâng cao năng lực về phục hồi tái thiết; (3) Quản lý dự án; (4) Ứng phó với
các trường hợp khẩn cấp bất ngờ. Thời gian thực hiện dự án ENDR ước tính là 4 năm, từ năm
2007 đến năm 2020. Tổng chi phí dự án là 135,83 triệu USD.
Hợp phần 1: Xây dựng tái thiết các công trình cấp tỉnh bị hư hỏng do lũ lụt (121,08 triệu

USD)
Mục tiêu của hợp phần một là nâng cao năng lực thích ứng của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi
lũ lụt thuộc 5 tỉnh được lựa chọn thông qua việc tái xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng của tỉnh
bị hư hỏng, đặc biệt hạ tầng tưới tiêu, quản lý lũ, cầu đường. Hợp phần này bao gồm 5 hợp phần
con, từng hợp phần con sẽ được triển khai tại các tỉnh được lựa chọn:
(a) Dự án thành phần số 1: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Bình Định
(b) Dự án thành phần số 2: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Phú Yên
(c) Dự án thành phần số 3: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Quảng Ngãi
(d) Dự án thành phần số 4: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Ninh Thuận
(e) Dự án thành phần số 5: Xây dựng tái thiết ở tỉnh Hà Tĩnh
Hợp phần 2: Nâng cao năng lực về phục hồi tái thiết (2,43 triệu USD)
Hợp phần 2 sẽ tài trợ cho (a) việc đánh giá tính hiệu quả của các nỗ lực giảm thiểu rủi ro do lũ
lụt ở các tỉnh Miền Trung, lấy trận lũ năm 2016 làm ví dụ, (b) phát triển quy trình nhanh về
chuẩn bị, ưu tiên, vận động nguồn tài chính và triền khai tái xây dựng và phục hồi khẩn cấp; và
(c) xây dựng năng lực của các tổ chức DRM trong phương pháp đánh giá tổn thấty.
Hợp phần 3: Quản lý dự án (12,32 triệu USD)
Mục tiêu của Hợp phần này là hỗ trợ hoạt động quản lý dự án, biện pháp an toàn, kiểm toán và
giám sát và đánh giá (M&E). Hợp phần này sẽ được triển khai bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Yên.

1

Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai một số Tỉnh Miền Trung (gọi tắt là ENDR)

6


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên


1.2 Các hợp phần của tiểu dự án
Tiểu dự án Phú Yên bao gồm các hợp phần giống như các tiểu dự án ENDR khác, cụ thể:
Hợp phần 1: Phục hồi và tái thiết công trình phòng chống thiên tai (15,474 triệu USD)
- Dự án thành phần số 1: Kè chống sạt lở bờ sông Ba đoạn qua thôn Phong Niên, xã
Hòa Thắng
- Dự án thành phần số 2: Sửa chữa khôi phục hệ thống Đập dâng thủy lợi thuộc xã An
Hiệp; Kè bảo vệ bờ suối Đá xã An Hiệp; Sửa chữa khôi phục tuyến đường An HiệpAn Lĩnh thuộc xã An Hiệp, An Lĩnh; và Kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Lộ đoạn qua cầu
Ngân Sơn, thuộc xã An Định và Thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An.
- Dự án thành phần số 3: Sửa chữa, khôi phục các tuyến tỉnh lộ ĐT643, ĐT650 và
ĐT642 thuộc xã An Mỹ, An Xuân huyện Tuy An, xã Xuân Thọ 2, thị xã Sông Cầu và
xã Xuân Sơn Bắc, Thị trấn La Hai – huyện Đồng Xuân.
- Dự án thành phần số 4: Sửa chữa tuyến đường quản lý vận hành công trình hồ chứa
nước Xuân Bình thuộc xã Xuân Bình, xã Xuân Lộc – thị xã Sông Cầu.
Hợp phần 2: Tăng cường năng lực (0,004 triệu USD)
- Đào tạo, tăng cường năng lực, truyền thông cộng đồng và chi phí cho các hoạt động
O&M.
- Nghiên cứu, tăng cường năng lực và đào tạo để phát huy hiệu quả các công trình đươc
tài trợ của Dự án.
Hợp phần 3: Quản lý Dự án (0,658 triệuUSD)
- Cung cấp các hỗ trợ để thực hiện dự án bao gồm các hoạt động kiểm toán dự án, giám
sát, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ; cung cấp thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho Ban quản lý
dự án trong quá trình thực hiện dự án.
- Cung cấp các báo cáo và hỗ trợ quản lý dự án cho các hợp phần khác
- Cung cấp các hỗ trợ về mặt thể chế và tăng cường năng lực cho công tác quản lý dự
án; phối hợp, xem xét và đánh giá các khía cạnh về kỹ thuật, an toàn môi trường và xã
hội và giám sát đánh giá dự án.
- Cung cấp các cuộc hội thảo để nâng cao nhận thực của cán bộ quản lý cũng như cộng
đồng liên quan đến vấn đề thiên tai.
- Hỗ trợ ngân sách cho các cán bộ chuyên trách chính tham gia Dự án.
Tổng mức đầu tư của tiểu dự án là 17,26 triệu USD. Thời gian thực hiện TDA này dự kiến từ

năm 2017-2018.

1.3 Cơ sở Pháp lý và Kỹ thuật cho ESMP
Cơ sở Pháp lý và Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
* Luật
-

Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày
23/06/2014, có hiệu lực từ tháng 07/2015. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi
trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.

7


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

-

-

-

-

-

Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/11/2013 quy
định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở

hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất
đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày
19/06/2013 quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai, quản lý
nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai.
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày
21/06/2012 quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày
13/11/2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa
vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh
học.
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa VII thông qua ngày 18/06/2014;
Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ban hành ngày 13/11/2008;
Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011;
Luật di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH ban hành ngày 23/07/2013;
Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015;
Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006;
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ban hành ngày 25/11/2013;

* Nghị định
-

-

Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế
liệu

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 14/02/2015 quy
định chi tiết một số điều khoản của Luật Bảo vệ Môi trường.
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật đất đai 2013.
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải.
Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
8


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

-

Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định
thiệt hại đối với môi trường
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn.
Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.


* Thông tư
-

Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 19/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường.

-

Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ
thể và tư vấn xác định giá đất.

-

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

-

Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, thu hồi đất.
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 22/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi
công xây dựng công trình.
Thông tư số 19/2011/BYT-TT ngày 06/06/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh
lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007. Hướng dẫn một số điều của Nghị định

59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

-

* Quyết định
-

Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp.

-

Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002. Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao
động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

-

Quyết định số 1111/2013/QĐ-UBND ngày 28/06/2013 của UBND tỉnh Phú Yên về việc
ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/03/2013 của Chính phủ về
một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên;

-

Quyết định số 69/2016/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về việc
ban hành quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

-

Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 07/07/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về việc

ban hành quy định quản lý hoạt động nước thải trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

-

Quyết định số 346/QĐ-Ttg ngày 20/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chủ trương đầu tư 04 tiểu dự án tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh
9


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

Thuận thuộc dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung, vay
vốn WB.
-

Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 của UBND Tỉnh Phú Yên về việc phê
duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (FS) dự án Khắc phục khẩn cấp hậu
quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung – tỉnh Phú Yên.

-

Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 của UBND Tỉnh Phú Yên về việc phê
duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng – dự án thành phần: Sửa chữa tuyến
đường quản lý vận hành công trình hồ chứa nước Xuân Bình thuộc dự án Khắc phục
khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung – tỉnh Phú Yên.

-

Quyết định số 633/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 của UBND Tỉnh Phú Yên về việc phê

duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng – dự án thành phần: Sửa chữa khôi
phục hệ thống đập dâng thủy lợi, kè bảo vệ bờ suối đá An Hiệp, sửa chữa khôi phục
tuyến đường An Hiệp – An Lĩnh và kè chống sạt lở bờ sông Kỳ Lộ đoạn qua cầu Ngân
Sơn, huyện Tuy An thuộc dự án Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai tại một số tỉnh
miền Trung – tỉnh Phú Yên.

-

Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 của UBND Tỉnh Phú Yên về việc phê
duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng – dự án thành phần: Kè chống sạt lở
bờ sông Ba đoạn qua thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng thuộc dự án Khắc phục khẩn cấp
hậu quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung – tỉnh Phú Yên.

-

Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 của UBND Tỉnh Phú Yên về việc phê
duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng – dự án thành phần: Sửa chữa, khôi
phục các tuyến tỉnh lộ ĐT643, ĐT650 và ĐT642 thuộc dự án Khắc phục khẩn cấp hậu
quả thiên tai tại một số tỉnh miền Trung – tỉnh Phú Yên.

-

Các Quyết định liên quan khác của UBND Tỉnh Phú Yên.

* Các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Áp dụng:
-

QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống.

-


QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

-

QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước mặt;

-

QCVN 09-MT 2015/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước ngầm.

-

QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước biển ven bờ.

-

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

-

QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

-

QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho
tưới tiêu.

-


QCVN 38:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ
đời sống thủy sinh.
10


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

-

QCVN 03-MT: 2015/BTNTM: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của
một số kim loại nặng trong đất.

-

QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực
vật trong đất.

-

QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích.

-

QCVN 05:2013/BTNMT: Quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không
khí.

-

QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong

không khí xung quanh.

-

TCVN 6438:2005 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của
khí thải.

-

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

-

QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật về độ rung.

-

QCVN 07:2009/BTNM: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Ngưỡng Chất thải Nguy hại

-

QCVN 17:2011/BGTVT: Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thuỷ nội địa.

-

QCVN 18:2014/BXD: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn trong Xây dựng

-

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan khác.


Các Chính sách An toàn của NHTG
(1) Mức độ Dự án
Các chính sách an toàn của NHTG đã được áp dụng: (a) Đánh giá Môi trường (OP 4.01); Môi
trường sống Tự nhiên (OP/BP 4.04); Quản lý Dịch hại (OP 4.09); (d) Tài nguyên Văn hóa Vật
thể (OP/BP 4.11); (e) Tái Định cư không Tự nguyện (OP/BP 4.12); và Người dân bản địa
(OP/BP 4.10). Dự án được phân loại là dự án Nhóm B về Môi trường, hầu hết các tác động và
rủi ro tiềm tàng của tiểu dự án được đánh giá ở mức trung bình, mang tính đặc thù và có thể đảo
ngược giảm thiểu bằng các biện pháp có sẵn. Ngoài ra, cần tuân thủ theo các yêu cầu của Ngân
hàng về tham vấn cộng đồng và phổ biến thông tin.
(2) Mức độ Tiểu dự án
Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01)2
Đánh giá môi trường (EA) là một chính sách bảo trợ cho các chính sách an toàn của Ngân hàng.
Mục tiêu đánh giá môi trường nhằm đảm bảo rằng các dự án do Ngân hàng tài trợ phải đảm bảo
về vấn đề môi trường và bền vững, và quyết định được cải thiện thông qua phân tích phù hợp của
hành động và tác động môi trường có khả năng của họ. Quá trình EA là nhằm xác định, tránh và
giảm thiểu tác động của hoạt động ngân hàng. EA sẽ đưa vào tài khoản các môi trường tự nhiên
(không khí, nước và đất); sức khỏe và sự an toàn của con người; các khía cạnh xã hội (tái định
cư, người dân bản địa, và các nguồn tài nguyên văn hóa vật thể); và xuyên biên giới và các khía
cạnh môi trường toàn cầu. EA xem xét các khía cạnh tự nhiên và xã hội một cách tích hợp.
2

Toàn bộ nội dung của OP/BP 4.01 có trong
/>43912~menuPK:1286357~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html

11


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên


Giai đoạn 18 tháng đầu, Tiểu dự án tỉnh Phú Yên sẽ phục hồi và tái thiết 3 đập thủy lợi, 3 đoạn
kè sông Ba, kè suối Đá, kè sông Kỳ Lộ, 5 tuyến đường với 1 tuyến đường An Hiệp – An Linh, 3
tuyến đường tỉnh lộ ĐT.642, ĐT.643, ĐT.650 và 1 tuyến đường quản lý vận hành hồ Xuân Bình
và 2 hạng mục cầu Cây Sung, cầu Suối Tre trên tuyến đường ĐT.642. Quá trình thực hiện sẽ
tiềm ẩn những tác động môi trường tiêu cực tiềm tàng đến môi trường và đời sống của người dân
khu vực dự án, đặc biệt trong giai đoạn thi công. Theo chính sách OP 4.01, một bản Kế hoạch
quản lý xã hội (KHQLMT & XH) sẽ được chuẩn bị và hai bản Kế hoạch bảo vệ môi trường
(EPP) và hai bản Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cũng sẽ được chuẩn bị theo quy định
của Chính phủ Việt Nam. Bản chính thức KHQLMT & XH của tiểu dự án và các báo cáo
EIA/EPP sẽ được công bố tại UBND các xã/thị trấn trên địa bàn dự án và BQLDA tỉnh Phú Yên
vào tháng 6/2017.
Nội dung chính của ESMP bao gồm tóm tắt các tác động của tiểu dự án, các biện pháp giảm
thiểu, giám sát và sắp xếp thực hiện trong quá trình thi công và vận hành của tiểu dự án. Bản báo
cáo ESMP này cũng nhấn mạnh vai trò của các bên liên quan, thủ tục báo cáo, nâng cao năng
lực, và thực hiện và ngân sách. Các phần liên quan của ESMP này sẽ được tóm tắt trong hồ sơ
mời thầu và hồ sơ hợp đồng về công tác thực hiện và giám sát.
Tài nguyên Văn hóa Vật thể (OP/BP 4.11)
Các khu vực tiểu dự án đã được tiến hành tìm kiếm các tài nguyên Văn hóa Vật thể. Do tiểu dự
án liên quan đến số lượng công tác liên quan đến đất, ECOP của báo cáo ESMP bao gồm các thủ
tục tìm kiếm cổ vật để giải quyết các vấn đề liên quan đến Tài nguyên Văn hóa Vật thể trong quá
trình thi công.
Môi trường sống Tự nhiên(OP/BP 4.04)3
Chính sách này nhằm ngăn cấm các tiểu dự án do NHTG tài trợ gây suy thoái hoặc thay đổi đáng
kể các môi trường sống tự nhiên. Ngân hàng sẽ không hỗ trợ các tiểu dự án góp phần làm chuyển
đổi đáng kể môi trường sống tự nhiên nếu không có phương án thay thế khả thi và vị trí của tiểu
dự án, và phân tích toàn diện cho thấy rằng các lợi ích tổng thể của tiểu dự án lớn hơn chi phí về
môi trường. Nếu đánh giá môi trường cho thấy tiểu dự án sẽ làm thay đổi hoặc làm suy giảm môi
trường sống tự nhiên thì tiểu dự án sẽ phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu do NHTG phê
duyệt.

Tiểu dự án không nằm gần hoặc trong môi trường sống tự nhiên và liên quan nhiều đến các hoạt
động phục hồi và tái thiết các cơ sở hạ tầng hiện tại. Vì thế, tiểu dự án sẽ không ảnh hưởng đến
các khu vực được bảo vệ hoặc các khu vực đa dạng sinh học có hệ động thực vật quý hiếm. Tuy
nhiên, rủi ro ô nhiễm từ chất thải và xử lý lượng lớn chất thải xây dựng không độc hại từ các
công trình bị hư hỏng (thiết bị bảo vệ kè, cầu) như bê tông, phế liệu, đá, cát từ các kênh tưới tiêu
và suối nhỏ phục vụ các công trình phục hồi và tái thiết có thể ảnh hưởng đến môi trường sống
tự nhiên như sông hoặc suối. Vì thế, chính sách này được áp dụng. Các tác động đến môi trường
sống tự nhiên và các biện pháp giảm thiểu liên quan sẽ được giải quyết thông qua các ESMP của
tiểu dự án liên quan.
Chính sách Người bản địa (OP/BP 4.10)4

3

Tham khảo toàn bộ nội dung của OP/BP 4.04 tại:
/>43920~menuPK:1286576~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html
4
Tham khảo toàn bộ nội dung của OP/BP 4.10 tại:
/>43990~menuPK:1286666~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html

12


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

Chính sách Người dân Bản địa được thiết kế nhằm đảm bảo quá trình phát triển liên quan đến
nhân phẩm, nhân quyền, kinh tế và văn hóa của người dân bản địa. Chính sách này yêu cầu các
tiểu dự án cần xác định các tác động đến người dân bản địa và xây dựng một kế hoạch giải quyết
các tác động cả tiêu cực và tích cực. Các tiểu dự án cần phải được thiết kế đi kèm với các lợi ích
về văn hóa của người dân bản địa. Bên vay nên tiến hành tham vấn tự do, thông báo trước và

cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng địa phương.
Sàng lọc ban đầu do chuyên gia NHTG đã xác nhận rằng có các cộng đồng dân tộc thiểu số, quy
định trong chính sách OP 4.10 của Ngân hàng bị ảnh hưởng và hưởng lợi từ tiểu dự án, vì thế
chính sách của NHTG về Người dân Bản địa OP/BP 4.10 sẽ được áp dụng. Có 46 hộ gia đình
DTTS bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án Quảng Ngãi và các hộ gia đình DTTS phần lớn là dân tộc
người Co và H’re. Vì thế, Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số sẽ được chuẩn bị nhằm xác định
người DTTS và các tác động của tiểu dự án đối với họ trong khu vực tiểu dự án.
Tái định cư không Tự nguyện (OP/BP 4.12)5
OP 4.12 nhằm ngăn chặn những khó khăn lâu dài, nghèo đói và ảnh hưởng về môi trường cho
những người bị ảnh hưởng trong quá trình tái định cư không tự nguyện. Chính sách này được áp
dụng cho dù người bị ảnh hưởng phải tái định cư hay không. Ngân hàng mô tả toàn bộ quá trình
và kết quả như “tái định cư không tự nguyện,” hoặc tái định cư đơn thuần, thậm chí khi người
dân không cần phải di dời. Tái định cư được coi là không bắt buộc khi chính phủ có quyền trưng
dụng đất hoặc các tài sản khác và khi người bị ảnh hưởng không có ý kiến duy trì tình trạng sinh
kế mình phải có.
Việc triển khai các công trình xây dựng trong tiểu dự án Tỉnh Quảng Ngãi trong 18 tháng đầu sẽ
ảnh hưởng 384 hộ dân, trong đó 232 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc thu hồi đất và 61 hộ
gia đình bị ảnh hưởng về sản xuất nông nghiệp trên đất do UBND phường/xã quản lý, tổng diện
tích BAH là 96.371 m2. Kết quả thu được cho thấy không có hộ gia đình nào bị di dời.
Kế hoạch TĐC của TDA này được chuẩn bị và đệ trình lên NHTG để phê duyệt. UBND Tỉnh
(PPC) sau đó sẽ thông qua Kế hoạch TĐC và toàn bộ các hoạt động đền bù, hỗ trợ và tái định cư
phải được hoàn thành trước khi khởi công các công trình dân sự.
Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS)6
Các TDA do Ngân hàng tài trợ cần phải xem xét đến Hướng dẫn chung về Môi trường, Sức
khỏe và An toàn. Hướng dẫn này là các tài liệu tham khảo về kỹ thuật với các ví dụ chung và các
ví dụ đặc trưng ngành trong Thông lệ Ngành Quốc tế tốt.
Hướng dẫn EHS bao gồm các mức độ và các biện pháp thực hiện mà Nhóm Ngân hàng Thế giới
có thể chấp nhận được và thường được coi là có thể đạt được ở các cơ sở mới với chi phí hợp lý
bằng kỹ thuật hiện hành. Quy trình đánh giá môi trường có thể đề xuất các mức độ (cao hoặc
thấp) hoặc các biện pháp thay thế, nếu có thể được Ngân hàng chấp nhận, sẽ có thể là các yêu

cầu cụ thể cho từng dự án và từng khu vực. Tiểu dự án này phải tuân thủ theo Hướng dẫn Chung
về Môi trường, Sức khỏe và An toàn.
2. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN

2.1 Vị trí và Mô tả Tiểu dự án
Tiểu dự án Phú Yên có tổng số 13 hạng mục, gồm 3 hạng mục kè, 3 hạng mục đập, 5 hạng mục
đường, 2 hạng mục cầu. Các hạng mục này nằm trên địa bàn của 3 huyện và 01 thị xã, bao gồm
5

Tham khảo toàn bộ nội dung của OP/BP 4.12 tại
/>43978~menuPK:1286647~pagePK:64168445~piPK:64168309~theSitePK:584435,00.html
6
Tham khảo Hướng dẫn EHS tại www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines.

13


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đồng Xuân và Thị xã Sông Cầu. Vị trí của 13 hạng mục thuộc tiểu
dự án được thể hiện trong Hình 1.
11.Đường Quản lý của
Hồ Xuân Bình

12,13. Cầu Suối
Tre và Cây Sung
3. Kè Sông Kỳ Lộ

8. ĐT.642


7. An Hiệp-An
Lĩnh road
10. PR.650
9. ĐT 643
4,5,6. Kè đập 1,2,3 và suối
Đá ở xã An Hiệp

Kè Suối Đá

1. Kè Sông Ba,
đoạn qua Làng
Phong Niên

Hình 1: Vị trí xây dựng kè các dự án thành phần của tiểu dự án

14


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

Bảng 1. Tóm tắt các hạng mục đầu tư đề xuất của dự án
STT

Các hạng mục

Đặc điểm công trình

Mô tả hiện trạng công trình


I

Hạng mục kè

1

Kè chống sạt lở bờ sông - Bờ sông hiện bị sạt lở Kích thước: L = 2,119m.
Ba đoạn qua thôn Phong
nghiêm trọng, có vị trí sạt Đặc điểm:
Niên, xã Hòa Thắng,
lở sâu vào đất liền 30m,
 Tần suất lũ thiết kế 5%
Huyện Phú Hòa
làm mất khoảng 02 ha đất
 Mực nước kiệt: 95%
- Chủ yếu là các cây bụi
thưa, các cây từ 1-3 năm
 Cao trình: (+8.5  +9.35)m
như tre, bạch đàn, sồi xung
 Mặt đường bmặt=5.5m
quanh khu vực dự án.
 Nền đường bnền=7.5m

Hình ảnh

 Hệ số mái kè m=2.
 Nền đường có rãnh thoát nước bê
tông M250 dọc tuyến


 Có 6 cống thoát nước dọc đường.

2

Kè bảo vệ Suối Đá – xã
An Hiệp, Huyện Tuy An

-

-

Lòng suối Đá đoạn từ
đập Đồng Ngang về cầu
Quán Cau khoảng
2.000m bị bồi lấp.
Thực vật: Chủ yếu là cây
bụi và cỏ.

-

Đường công vụ từ QL25 đến công
trình L=3.140m, b=19m,

-

Đường công vụ nội bộ trong công
trường cấp II, L=2.119m, bãi đúc, bãi
tập kết cấu kiện.

-


Kích thước L= 4.000m
Đặc điểm:

 Đỉnh kè: W = 3m; bê tông M200 dày
15cm.

 Thân kè: kết cấu bằng đá lát khan dày
20cm. Bố trí dầm khung BTCT cách
6m.

 Chân kè: Giếng buy D80cm dài
15


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

STT

Các hạng mục

Mô tả hiện trạng công trình

3

Kè chống sạt lở bờ sông
Kỳ Lộ, Xã An Định,
Huyện Tuy An


- Đoạn bờ nam sông Kỳ Lộ
dài khoảng 2.346m.
- Hiện đã bị xói lở, bờ
thường xuyên bị xâm thực,
dòng chảy lấn sâu vào đất
đai, vườn tược.
- Đường giao thông ĐH38
hiện hữu, dọc theo bờ sông
cũng bị phá hoại trầm
trọng.
- Thực vật: chủ yếu là cây
bụi, gỗ như bạch đàn, cây
sồi, v.v…

Đặc điểm công trình
2,0m. Xà mũ BTCT M250 và liên kết
với khung giằng BTCT bên trên.

-

Hình ảnh

Kích thước = 2.038,51m.
Đặc điểm:

 Cao trình đỉnh kè: 5,0m ÷ 6,0m;
 Cao trình đỉnh chân khay: 1,5m ÷
2,5m

 Kè đường quản lý vận hành 307,18

m.s:

 Đỉnh kè: Bê tông xi măng M300 dày
20cm, K ≥ 0,95

 Thân kè: kết cấu bằng tấm BT M200
đúc sẵn. Lớp lót bằng đá dăm 2×4cm

-

Đường quản lý vận hành: 307,18 m

 Bề rộng nền đường: 5,50m
 Bề rộng mặt đường: 3,50m
II
4,5,6

Hạng mục đập

- Sửa chữa, phục hồi - Đập dâng số 01 và số 03 bị đập số 1,2,3 tại Xã An
dòng chảy lũ cuốn trôi
Hiệp – huyện Tuy An. - Đập dâng số 02 (đập Đồng
Ngang), phần thân đập còn
tốt, phần gia cố hạ lưu bị
hư hỏng, sụp mái.

Đập số 1, 3:

 Chiều dài mỗi đập L = 20m
 Hình thức đập: vỏ khổ, đóng mở

bằng ván phai gỗ.

 Đập gồm 6 cửa, mỗi cửa W= 2,00m,
16


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

STT

Các hạng mục

Đặc điểm công trình
H=2,0m.

Mô tả hiện trạng công trình
Thực vật: cỏ và cây bụi.



Hình ảnh

Có 4 trụ pin đơn, 40cm/trụ và 1 trụ
pin kép dày 80cm.

- Đập số 2:
 Đoạn sân hạ lưu dài 30m (10m làm rọ
đá, còn lại 20m đá lát khan trong
khung giằng BTCT M200, dưới dăm

lót dày 10cm).

 Cao trình sân gia cố : 13,50m.
 Cao trình bờ : 16,50m
- Kết cấu đập bằng BTCT M250 và đá
lát khan trong khung giằng BTCT
M200.

- Công trình phụ trợ: Cầu công tác rộng
1,50m.
III
7

Hạng mục đường
Sửa chữa và phục hồi
tuyến đường An Hiệp –
An Lĩnh tại Xã An Hiệp
và An Lĩnh, huyện Tuy
An.

- Có đoạn khoảng 1.000m
đã bị mưa lũ xói lở trầm
trọng.

- Tại dốc Quanh, mưa lũ đã
xói trôi một đoạn dài
khoảng 15m sâu hơn 10m.

- Hai bên đường là các cây
bụi, cây chuối và keo.


 W= 4,50m
 L= 909,96m
- Đặc điểm:

 Mặt đường W= 3,50m, kết cấu bằng
BTXM M200, 18cm.

 Phụ lề rộng mỗi bên 0,50m, kết cấu
bê tông M200 dày 12cm.

17


Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)
Dự án Khắc phục Khẩn cấp Hậu quả Thiên tai tại một số Tỉnh Miền Trung – Tiểu dự án Tỉnh Phú Yên

STT
8

9

Các hạng mục

Mô tả hiện trạng công trình

Đặc điểm công trình

Sửa chữa, phục hồi ĐT
642 tại Xã Xuân Thọ 2 –

Thị xã Sông Cầu và Xã
Xuân Sơn Bắc và Thị
trấn La Hai – huyện
Đồng Xuân;

- Nền đường cũ 5-6 m, một
số đoạn đường láng nhựa
rộng ~3,5 m, còn lại là đường
đất.
- Đoạn đường ngang QL1 đã
hư hỏng nặng.

- Kích thước: L=7.690m.
- Đặc điểm:
 Kết cấu áo đường: Bê tông xi măng
 Đầu tư xây dựng hoàn thiện các công

Hình ảnh

trình thoát nước trên tuyến.

- Sửa chữa, phục hồi - Đã bị sạt lở mái ta luy rải - Kích thước: L = 117,07m.
ĐT 643, Xã An Mỹ,
rác, phần trồi mặt đường - Đặc điểm:
lên đến hơn 1m phá hũy
huyện Tuy An
 Tường chắn trọng lực mái taluy
hầu như toàn bộ mặt
đường BTXM dài khoảng
100m và rãnh dọc xây dài

khoảng 300m.

dương theo kết cấu định hình của 8606x.

 Kết cấu mặt đường: Bê tông xi măng
có gia cường cốt thép.

10

- Sửa chữa và phục hồi
ĐT 650, Xã An
Xuân, huyện Tuy An

- Bị sạt lở mái ta luy, có
đoạn bị biến dạng sụp lún
khoảng 100m, chênh cao
phần bị sụt lún so với cao
trình mặt đường cũ 2m.

- Kích thước L = 99,61m.
- Đặc điểm:
 Quy mô đầu tư: Thiết kế tường chắn
kết hợp cọc khoan nhồi đường kính
nhỏ (D60) ổn định mái taly âm.

 Tường chắn bê tông cốt thép và móng
cọc khoan nhồi D60.

 Gia cố nền móng bằng cọc khoan
18



×