Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về di chuyển thể nhân trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.53 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG MINH ANH

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁP LUẬT VỀ DI CHUYỂN THỂ NHÂN
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG PHƢỚC HIỆP

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các đoạn
trích, số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Những đánh giá và kết luận khoa học của
luận văn này là của tác giả.

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI

HOÀNG MINH ANH




LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS. Hoàng Phƣớc Hiệp vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo
của trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình, chu đáo trong quá trình giảng dạy
và truyền đạt kiến thức trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ DI CHUYỂN
THỂ NHÂN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ .............................................. 6
1.1. Những khái niệm cơ bản ................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm “Thể nhân” ............................................................................ 6
1.1.2.Khái niệm “Di chuyển”............................................................................ 9
1.1.3. Khái niệm “Hiện diện thể nhân”. .......................................................... 10
1.2. Nguyên nhân, lợi ích, rào cản đối với di chuyển thể nhân trong thương mại
quốc tế. ................................................................................................................ 10
1.2.1. Nguyên nhân của di chuyển thể nhân ................................................... 10
1.2.2. Lợi ích của di chuyển thể nhân ............................................................. 12
1.2.3. Những rào cản pháp lý đối với di chuyển thể nhân trong thương mại
quốc tế. ............................................................................................................ 18
1.3. Những quy định của Hiệp định GATS về vấn đề di chuyển thể nhân............... 20
1.3.1. Những quy định trực tiếp về di chuyển thể nhân ...................................... 20
1.3.2. Những quy định khác có liên quan đến di chuyển thể nhân . ............... 22

1.4. Cam kết của các nước Thành viên WTO đối với Phương thức “Hiện diện
thể nhân”. ............................................................................................................ 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: .................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ DI CHUYỂN THỂ NHÂN
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ................................................................... 27
2.1. Các hiệp định khu vực (Hiệp định RTAs): .................................................. 27
2.1.1. Tổng quan về vấn đề di chuyển thể nhân theo các Hiệp định RTAs .... 27
2.1.2. Một số nội dung cụ thể của các hiệp định cho phép tự do di chuyển thể
nhân một cách toàn diện. ................................................................................ 30
2.1.3. Những nội dung cụ thể của các hiệp định dành quyền tiếp cận thị
trường cho một nhóm nhất định, những hiệp định dành một chương riêng về
di chuyển thể nhân .......................................................................................... 32
2.1.4. Nội dung cụ thể của các hiệp định lấy Hiệp định GATS làm mẫu và bổ
sung thêm một vài yếu tố về di chuyển thể nhân ............................................ 34
2.1.5. Những quy định cụ thể của các hiệp định không nói về việc tiếp cận thị
trường nhưng tạo điều kiện cho việc di chuyển thể nhân ............................... 35


2.2. Chính sách và pháp luật của một số nước trên thế giới về vấn đề di chuyển
thể nhân ............................................................................................................... 35
2.2.1. PHI-LIP-PIN ......................................................................................... 35
2.2.2. GIA-MAI-CA: ...................................................................................... 37
2.2.3. CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC: ........................................................ 39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: .................................................................................... 40
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DI CHUYỂN
THỂ NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. ................................................... 41
3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về di chuyển thể nhân. .............................. 42
3.2. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về di chuyển thể nhân ..................... 44
3.2.1 Cam kết về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ WTO ........................ 44
3.2.2. Cam kết về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+ .44

3.2.3. Cam kết về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ các hiệp định thương
mại tự do (Hiệp định FTA) song phương ....................................................... 47
3.2.4. Tác động của các hạn chế về di chuyển thể nhân đối với việc đưa người
Việt Nam đi lao động ở nước ngoài ................................................................ 48
3.2.5. Đánh giá thực trạng các hạn chế pháp lý về di chuyển thể nhân tại các
thị trường nhận người lao động Việt Nam ...................................................... 51
3.3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về di chuyển thể
nhân trong thương mại quốc tế. .......................................................................... 57
3.3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về di chuyển thể nhân.57
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về di chuyển thể nhân. ....... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: .................................................................................... 63
KẾT LUẬN: ........................................................................................................... 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương


ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BTA

Hiệp định thương mại song phương

EU

Liên minh châu Âu

EFTA

Hiệp hội thương mại tự do châu Âu

EEA

Hiệp ước về khu vực kinh tế châu Âu

EPA

Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai quốc gia

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTAA

Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ

GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNI

Tổng thu nhập quốc gia

GVC

Chuỗi giá trị toàn cầu

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

HĐND

Hội đống nhân dân


HDI

ILO

Chỉ số phát triển con người
Giấy phép lao động tại Mỹ cho các chuyên gia làm công việc
chuyên môn
Tổ chức lao động quốc tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IOM

Tổ chức di dân quốc tế

LĐ - TB - XH

Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội

NAFTA

Hiệp đinh thương mại tự do Bắc Mỹ

H1B


MFN


Đãi ngộ tối huệ quốc

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

UBND

Ủy ban nhân dân

UN

Liên hơp quốc

USD

Đồng Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng

VISA

Thị thực

WB

Ngân hàng thế giới


WTO

Tổ chức thương mại thế giới

RTAS

Hiệp định thương mại khu vực

XKDV

Xuất khẩu dịch vụ

XKLĐ

Xuất khẩu lao động



Hiệp định


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Ngày nay dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, di chuyển quốc
tế về lao động diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam xuất khẩu lao
động và chuyên gia đã được thực hiện từ năm 1980 theo phân công lao động trong
Hội đồng tương trợ kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (SEV).

Từ ngày 12/01/2007, Việt Nam là Thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc có thêm phương thức hiện
diện thể nhân để cung cấp dịch vụ theo quy định của Hiệp định chung về thương
mại dịch vụ (Hiệp định GATS) với các lợi thế hơn hẳn so với xuất khẩu lao động
nhưng chưa được khai thác đúng mức, làm cho các lợi thế chưa được phát huy đầy
đủ và sử dụng hiệu quả.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là giải thích và hoạt
động thực tế quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài nói
chung và di chuyển thể nhân nói riêng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện
Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Trước những đòi hỏi cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tác giả chọn luận văn
nghiên cứu: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về di chuyển của thể
nhân trong thương mại quốc tế” làm luận văn nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên
ngành luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Di chuyển thể nhân trong thương mại quốc tế đã được các tổ chức cá nhân
trong các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nghiên cứu với
mục đích, phạm vi và cách thức tiếp cận khác nhau.
Ở nƣớc ngoài: di chuyển thể nhân để cung cấp dịch vụ (Moving people to
delived services) được nhiều tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (World
Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động thể giới (ILO)...nghiên cứu.
Các nghiên cứu của tổ chức Thương Mại thế giới WTO nghiên cứu sự di
chuyển của con người trong tương quan thương mại, đặc biệt là di chuyển con
người để cung cấp dịch vụ1; WB, IMF nghiên cứu tác động của di trú quốc tế đối
với dòng lưu chuyển tiền tệ toàn cầu, đánh giá vai trò nguồn tiền của người di trú
đối với dự phát triển và giảm nghèo ở các nước đang phát triển cũng như thúc đẩy
1

Cục quản lý lao động ngoài nước (2009). Bộ LĐ-TB-XH, Chi phí quản lý XKLĐ



2

sự phát triển trên phạm vi toàn cầu2; ILO tập trung vào bốn mục tiêu bao gồm: các
nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, tạo cơ hội lớn cho mọi người nhằm
đảm bảo việc làm và thu nhập tốt, tăng phạm vi và hiệu lực của bảo trợ xã hội, tăng
cường quan hệ ba bên và đối thoại xã hội3.
Mối liên hệ giữa di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc với thương mại
giữa các nước được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu. Nghiên cứu của Ben
Dolman trong công trình “Migration, trade and investment” đã chứng minh người
di cư có thể trợ giúp xây dựng mối quan hệ xã hội và mạng lưới kinh doanh nâng
cao chất lượng thông tin qua lại giữa các nước và hạ thấp chi phí của thương mại
quốc tế và đầu tư4. Ngoài ra, Girma và Yu (2002) nghiên cứu đối ảnh hưởng của
lao động di cư với Vương quốc Anh5. Gần đây, GS Hisham Foad (2009) trường đại
học San Diego State University, đã chứng minh di cư từ các nước nghèo có ảnh
hưởng đến thương mại lớn hơn là di cư từ các nước giầu6. Các nghiên cứu đã đưa
ra mô hình toán học biểu thị tương quan giữa lao động nhập cư với thương mại
giữa hai nước lao động xuất cư và nhập cư.
Các nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu tập trung vào vấn đề đưa lao động ra
nước ngoài làm việc có thời hạn theo hợp đồng mà người ta thường gọi tắt là xuất
khẩu lao động.Tuy nhiên từ khi gia nhập WTO các nghiên cứu có thêm hướng mới
về hiện diện thể nhân và di chuyển lao động đến các quốc gia để cung cấp dịch vụ.
Luận án TS. Nguyễn Thị Hồng Bích (2007) và các cộng sự Viện Khoa Học
Xã Hội vùng Nam Bộ trong cuốn “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông
Nam Á – Kinh nghiệm và Bài học” đã đề cập khái niệm chung về thị trường lao
động quốc tế, nguyên nhân, tính chất đặc điểm và xu hướng XKLĐ hiện nay. Sau
đó, tác giả phân tích cơ sở và quá trình hình thành chính sách XKLĐ; Hệ thống
tuyển dụng, công tác đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực, vai trò của Nhà nước và số
liệu lao động xuất khẩu sang một thị trường chính của Phi-lip-pin, in-đo-nê-xi-a,
thái lan, Ma-lai-xi-a. Tác giả đúc kết kinh nghiệm của các nước bao gồm : tuyển

dụng ưu tiên dân nghèo, hỗ trợ vốn lao động bằng tín chấp,bảo lãnh để ngân hàng
cho người lao động vay vốn. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức
2

Asian Development Bank (2006) Workers’ Remittance Flows in Southeast Asia Published 2006. Printer in the
Philippine. Publication Stock No. 011806.
3
/>4
Ben Dolman(2008), Migration, trade and investment, Commonwealth of Ốt-xtrây–li-a 2008.
5
Sourafel Girrma and Zhihao Yu (2002), the link between mmigration and trade: Evidence From the U.K.
6
Hisham Foad (2009), A Threshold Model for the Migration – Trade link,


3

và cá nhân tự do tìm kiếm việc làm ngoài nước và bảo vệ quyền hợp pháp của
người lao động ở ngoài nước. Chính phủ quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của
tổ chức cá nhân đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính phủ chỉ đạo ký hợp
đồng với mức lương hợp lý và thực hiện ký quỹ để chống lao động bỏ trốn7.
TS. Phạm Thị Thanh Bình (2009) với các công trình “Xu hướng di chuyển
lao động từ các nước đang phát triển” và “Di chuyển lao động chuyên môn cao
quốc tế, nguyên nhân và thực trạng” đã khẳng định di chuyển lao động quốc tế là
vấn đề tất yếu mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong quá trình chuyển
đổi nền kinh tế. Theo tác giả, mục đích duy nhất của di chuyển lao động là nhằm
tạo dựng cuộc sống đầy đủ hơn cho bản thân, gia đình và xã hội. Tác giả đã khái
quát hai xu hướng di chuyển lao động trong nội khối các nước đang phát triển sang
các nước phát triển. Theo tác giả, do mức tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của thương mại quốc tế, của trình độ nghiên cứu và phát triển, của tiến bộ

khoa học – công nghệ và nhu cầu lao động có chuyên môn cao ngày càng tăng, đã
thúc đẩy sự di chuyển lao động chuyên môn cao giữa các nước8
Như vậy vấn đề di chuyển lao động quốc tế không phải mới được nghiên cứu
ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. tuy nhiên các công trình tiếp cận dưới các góc
độ khác nhau như khoa học kinh tế lao động, khoa học tài chính và tiền tệ, kinh tế
phát triển...với đối tượng và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên sau khi gia nhập
WTO chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu: vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp luật về di chuyển thể nhân trong thương mại quốc tế.
Vấn đề di chuyển thể nhân trong thương mại quốc tế là một vấn đề phức tạp.
Nó liên quan trực tiếp đến công dân của mỗi quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến
chủ quyền của các quốc gia đó. Các nhận định cũng như nghiên cứu cũng chưa đi
hết thực tế phát sinh của vấn đề. Tuy nhiên các nghiên cứu đều là nguồn tư liệu
quý giá để tác giả tham khảo và giải quyết vấn đề nghiên cứu cơ bản của luận văn
nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Di chuyển thể nhân trong thương mại quốc tế là vấn đề đã được nhiều quốc
gia cũng như nhiều học giả nghiên cứu.Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều phương diện
về vấn đề này còn bị bỏ ngỏ bởi các quốc gia chưa thống nhất được. Hơn nữa, vấn
7

TS. Nguyễn Hồng Bích (2007). Kinh nghiệm xuất khẩu lao động của một số nước Châu Á. NXB Khoa học xã
hội.
8
/>

4

đề di chuyển thể nhân liên quan đến nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, lao động,
tiền tệ.... Trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề di chuyển thể
nhân trong pháp luật WTO và xem xét thực tiễn vấn đề này tại Việt Nam.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế để lập luận,
chứng minh và lý giải những vấn đề pháp lý của của di chuyển thể nhân trong
thương mại quốc tế. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tổng hợp, phân tích
các nguồn tài liệu nước ngoài cũng như phân tích những quy định của Hiệp định
GATS, các quy định của các hiệp định thương mại song phương, các chính sách
của một số quốc gia tiêu biểu và so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam
về vấn đề này.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
5.1. Mục đích
Mục đích của nghiên cứu làm sáng tỏ những quan điểm lý luận, thực tiễn của
các quốc gia trên thế giới và pháp luật Viêt Nam về di chuyển thể nhân trong
thương mại quốc tế. Từ đó đưa ra những ý kiến của tác giả hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về di chuyển thể nhân.
5.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, xác định quan điểm lý luận các quốc gia về di chuyển thể nhân để
thấy những lợi ích và quan ngại của các quốc gia về vấn đề này. Để quản lý việc di
chuyển thể nhân này các quốc gia đã sử dung những biện pháp nào? Các quy định
của Hiệp định GATS về di chuyển thể nhân ra sao?
Hai là, phân tích các quy định về di chuyển thể nhân trong các hiệp định khu
vực song phương, đa phương và chỉ ra mối liên hệ giữa hiệp định này với Hiệp
định GATS.Thực tế quy định tại hiệp định song phương, đa phương và khu vực
của các quốc gia về vấn đề này như thế nào?.
Ba là, thông qua thực tế các quốc gia trên thế giới, có được cái nhìn bao quát
để so sánh, đánh giá về di chuyển thể nhân của Việt Nam trong mối tương quan với
các nước đó. Xuất phát từ những thực tế đã tìm hiểu, tác giả đưa ra những ý kiến
với mong muốn hoàn thiện pháp luật Việt Nam về di chuyển thể nhân.



5

6. Kết cấu luận văn.
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về di chuyển thể nhân trong
thương mại quốc tế.
Chương 2: Thực tiễn pháp luật về di chuyển thể nhân trên thế giới.
Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về di chuyển thể nhân và giải pháp
hoàn thiện.


6

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ DI CHUYỂN THỂ
NHÂN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm “Thể nhân”
Vấn đề đặt ra là những đối tượng nào sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp
định GATS? Phụ lục về di chuyển thể nhân của Hiệp định GATS đã đưa ra định
nghĩa thể nhân là: “những người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, và những
thể nhân được một người cung cấp dịch vụ được một Thành viên tuyển dụng, để
thực hiện việc cung cấp dịch vụ”9.Qua định nghĩa là của Hiệp định GATS có thể
thấy có hai loại hình thể nhân sẽ chịu sự tác động của Hiệp định GATS.
Loại hình đầu tiên là những người cung cấp dịch vụ của một nước Thành
viên, ví dụ: như một người tự mình cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một nước
Thành viên khác và trực tiếp nhận thù lao từ khách hàng.
Loại hình thứ hai là những người làm việc cho các nhà cung cấp dịch vụ của
một nước Thành viên. Những người này có thể được tuyển dụng tại nước họ và

hiện diện ở nước tiếp nhận để cung cấp dịch vụ hoặc được tuyển dụng tại chính
nước tiếp nhận. Những người được tuyển dụng tại chính nước tiếp nhận có được
coi là di chuyển thể nhân hay không đã từng trở thành tiêu điểm tranh cãi tại các
vòng đàm phán đa phương. Vấn đề này sẽ được xem xét ở phần sau của luận văn.
Qua định nghĩa này có thể thấy Hiệp định GATS không quy định về trình độ
tay nghề của người cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế cam kết của các nước
Thành viên thường dựa trên những tiêu chí về chức năng cấp bậc (thường là những
người có chức vụ cao như quản lý, chuyên gia, người điều hành công ty) hoặc mục
đích của sự di chuyển (ví dụ như để thiết lập hợp đồng kinh doanh, để thương
thuyết hoặc để thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ nước tiếp nhận). Phần
lớn các cam kết chia thể nhân thành năm loại khác nhau, được biểu thị qua sơ đồ
cụ thể dưới đây: 10

9

Điều 1, Phụ lục về di chuyển thể nhân của Hiệp định GATS
UNDP (2009), Human Development Report 2009, Overcoming barriers: human mobility and development, tr
192
10


7

Qua bảng trên có thể thấy rằng các đối tượng được xếp là thể nhân bao gồm:
- Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (ICT): Những người này là
những người được doanh nghiệp nước Thành viên tuyển dụng thông qua hợp đồng
lao động. Sau đó họ được doanh nghiệp cử sang nước tiếp nhận để cung cấp dịch
vụ cho khách hàng và họ được công nhận là “người cung cấp dịch vụ”. Thường
đây là trường hợp xảy ra đối với những người có chức vụ trong doanh nghiệp như
Giam đốc điều hành, kỹ sư chuyên nghiệp…

- Doanh nhân thăm dò thị trường (BV): Là người di chuyển sang nước tiếp
nhận thông qua các chuyến công tác, với mục đích là nghiên cứu thị trường. Họ
được gọi là “người cung cấp dịch vụ tiềm năng”. Thường thì đây là những doanh
nhân thương lượng, tức là tại thời điểm có mặt ở nước tiếp nhận, họ không thực
hiện hoạt động trao đổi dịch vụ có giá, mà chỉ thực hiện nhiệm vụ điều tra nhu cầu
thị trường hoặc thương thuyết.


8

- Người cung cấp dịch vụ nghề nghiệp độc lập (IP): Là một cá nhân tự do,
không bị ràng buộc bởi hợp đồng lao động với doanh nghiệp nào. Cá nhân này di
chuyển sang nước tiếp nhận để cung cấp dịch vụ trên cơ sở hợp đồng cung cấp
dịch vụ. Ví dụ: luật sư hoạt động độc lập ra nước ngoài cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng với người tiêu dùng dịch vụ nước ngoài
- Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng giữa hai doanh nghiệp: Đây là đối
tượng đang làm việc cho doanh nghiệp A ở nước xuất khẩu dịch vụ theo hợp đồng
lao động. Sau đó, giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B ở nước ngoài có ký kết
một hợp đồng cung ứng dịch vụ. Vì vậy, người này được A cử sang cung cấp dịch
vụ cho doanh nghiệp B.
- Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng giữa cá nhân và doanh nghiệp: nghĩa
là lúc này người cung cấp dịch vụ không làm việc cho doanh nghiệp nào mà họ tự
ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với một doanh nghiệp nước ngoài, và họ di
chuyển sang nước ngoài để cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đó
Một phân tích của Ban thư ký WTO cũng cho thấy khoảng 94 % khối lượng
di chuyển thể nhân là thuộc nhóm di chuyển trong nội bộ công ty, với những người
có cấp bậc cao như quản lý, chuyên gia và lãnh đạo, chỉ 6% rơi vào các nhóm còn
lại11.
Phụ lục về di chuyển thể nhân của Hiệp định GATS cũng chỉ ra những loại
hình di chuyển không thuộc phạm vi quy định của Hiệp định GATS: “Hiệp định

này không áp dụng đối với các biện pháp tác động đến các thể nhân tìm kiếm cơ
hội trên thị trường việc làm của một Thành viên, và cũng không áp dụng đối với
các biện pháp liên quan tới quốc tịch, cư trú hoặc lao động lâu dài”12. Tuy vậy, vẫn
còn nhiều mơ hồ khi phân biệt việc di chuyển của một người là để cung cấp dịch
vụ hay để tìm kiếm cơ hội trên thị trường việc làm. Phân biệt này dựa trên cơ sở
bản chất sự cam kết của một người nước ngoài đối với công ty nước tiếp nhận là
cam kết dựa trên hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động. Nếu đó là hợp đồng lao
động thì nó được coi như người nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội việc làm trên
lãnh thổ nước tiếp nhận, không được coi là di chuyển thể nhân và không thuộc
phạm vi của Hiệp định GATS. Trên thực tế, cũng rất khó để phân biệt người nước
ngoài đến nước tiếp nhận để cung cấp dịch vụ hay vì mục đích cư trú, quốc tịch và
11
12

Xem thêm Aaditya Mattoo và Antonia Carzaniga (Biên tập), Moving people to deliver services (2003), tr.37.
Điều 2, Phụ lục về di chuyển thể nhân, Hiệp định GATS


9

lao động lâu dài vì ban đầu, người nước ngoài thường tiếp cận thị trường nước tiếp
nhận với tư cách thể nhân cung cấp dịch vụ để được cấp thị thực nhập cảnh nhưng
sau đó lại lạm dụng thị thực nhập cảnh này vào những mục đích khác. Điều này sẽ
được nói rõ hơn trong phần sau của luận văn.
1.1.2. Khái niệm “Di chuyển”
Trước tiên phải khẳng định rằng thuật ngữ “Di chuyển” ở đây được hiểu là di
chuyển tạm thời để cung cấp dịch vụ ở nước tiếp nhận chứ không phải là di chuyển
lâu dài và định cư.
Phụ lục về di chuyển thể nhân của Hiệp định GATS không chỉ rõ khái niệm
về di chuyển nhưng như đã nói ở trên, Hiệp định GATS loại trừ những di chuyển

để tìm kiếm cơ hội trên thị trường việc làm, vì mục đích cư trú, quốc tịch hoặc lao
động lâu dài khỏi phạm vi quy định của nó. Vì vậy, có thể hiểu di chuyển ở đây là
sự xê dịch vật lý mang tính tạm thời xuyên biên giới quốc gia, với mục đích cung
cấp dịch vụ. Tuy nhiên thế nào là tạm thời? Hiệp định GATS không chỉ rõ giới hạn
về thời gian được cho là “tạm thời” mà dành quyền quy định cho các quốc gia. Vấn
đề này không phải là chưa từng được đàm phán nhưng các quốc gia không đạt
được sự đồng thuận bởi những tình huống khác nhau thì cần những khoảng thời
gian khác nhau. Song bản thân pháp luật của phần lớn các quốc gia cũng không
quy định thế nào là tạm thời mà chỉ dựa vào việc loại trừ khoảng thời gian được
cho là nhập cư dài hạn. “Khoảng thời gian di chuyển tạm thời rất đa dạng ở các
quốc gia khác nhau thông thường đối với những thể nhân di chuyển để thăm dò thị
trường thì khoảng thời gian này là 90 ngày, còn đối với những thể nhân di chuyển
trong nội bộ công ty thì khoảng thời gian này dao động trong khoảng từ 2 đến 5
năm”13. Việc để trống định nghĩa về di chuyển tạm thời tạo ra sự linh hoạt cho các
quốc gia tùy theo nhu cầu của mình để quy định. Tuy nhiên chính sự linh hoạt này
tạo ra khó khăn để phân biệt giữa phương thức hiện diện thể nhân và nhập cư. Điều
này đã dấy lên mối lo ngại về chính trị xã hội với nước tiếp nhận nên cũng là một
trong những lý do mà các nước dè dặt trong cam kêt về hiện diện thể nhân của
mình.
Sự linh hoạt trong các quy định về di chuyển tạm thời mà Hiệp định GATS
trao cho các quốc gia còn thể hiện ở chỗ các nước Thành viên được: “áp dụng
13

Winters, L.Alan, Terrie L. Walmsley, Zhen Kun Wang và Roman Grynberg, Negotiating the Liberalisation of
the Temporary Movement of Natural Persons, Tài liệu Hội thảo Kinh tế số 87, Đại học Sussex, Brighton, 2002,
tr.36


10


những biện pháp để kiểm soát việc nhập cảnh hoặc tạm trú của các thể nhân trên
lãnh thổ của mình, kể cả những biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ,
và để đảm bảo sự di chuyển có trật tự của các thể nhân qua biên giới, miễn là
những biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức có thể dẫn đến triệt tiêu
hay làm suy giảm những lợi ích mà các Thành viên được hưởng theo các điều kiện
của cam kết cụ thể” 14
1.1.3. Khái niệm “Hiện diện thể nhân”.
Hiện diện thể nhân (presence of natural persons) để cung cấp dịch vụ là khái
niệm ra đời tại Vòng đám phán U-ru-goay về việc thành lập WTO năm 199415.
Theo đó, thuật ngữ di chuyển con người để cung cấp dịch vụ theo phương thức
hiện diện thể nhân (Phương thức 4) tại Điều 1 Khoản 2d của Hiệp định GATS là
“bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể
nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác”.
Như vậy, trong quá trình đưa người lao động ra nước ngoài để thực hiện
thương mại dịch vụ trong một thời gian nhất định, sự hiện diện của người cung cấp
dịch vụ trên nước tiếp nhận được gọi là hiện diện thể nhân.
Hiện diện thể nhân có các đặc trưng cơ bản:
- Thị trường, nơi có “hiện diện thể nhân” là thị trường dịch vụ và đối tượng
của hiện diện thể nhân là dịch vụ.
- Quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là quan hệ
hợp đồng dịch vụ.
- Thời hạn cư trú của người cung cấp dịch vụ được xác định trong hợp đồng
dịch vụ theo pháp luật nước sở tại hay thỏa thuận quốc tế.
- Pháp luật điều chỉnh các hoạt động và mối quan hệ trong thương mại dịch
vụ là pháp luật thương mại dịch vụ của nước liên quan đến việc đi, đến, các thỏa
thuận thương mại dịch vụ song phương hoặc đa phương trong đó có Hiệp định
GATS, và các chương liên quan đến hiện diện thể nhân trong các điều ước quốc tế.
1.2. Nguyên nhân, lợi ích, rào cản đối với di chuyển thể nhân trong
thƣơng mại quốc tế.
1.2.1. Nguyên nhân của di chuyển thể nhân

Các lý thuyết kinh tế đã đưa ra một vài nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển
của di chuyển thể nhân nói chung và hiện diện thể nhân nói riêng. Đó là:
14

Khoản 4 trong Phụ lục về di chuyển thể nhân của Hiệp định HIệP ĐịNH HIệP ĐịNH GATS
Xem thêm Aaditya Mattoo và Antonia Carzaniga, Moving people to deliver services, chương 3: Mode 4:
Negotiating challenges and opportunities, tr.27
15


11

“Lý thuyết kinh tế vĩ mô tân cổ điển mà các đại biểu: Lewis (1954), Ranisvaf
Frei (1961), Harris và Torado (1960) và Torado (1976) cho rằng, sự khác biệt về
mặt địa lý và tiền lương, sản lượng kéo theo sự khác biệt về cung và cầu lao động ở
nước xuất xứ và nước tiếp nhận lao động là các động lực chủ yếu dẫn tới các quyết
định di chuyển lao động
Lý thuyết về thị trường lao động kép của Piore (1979) và Muler (1999) cho
rằng có sự tồn tại hai loại thị trường lao động, một loại thị trường lao động lương
cao dành cho lao động có kỹ năng cao và thị trường lao động lương thấp cho lao
động có kỹ năng thấp và trung bình. Nhu cầu của người sử dụng lao động đối với
lao động lương thấp tại các nước phát triển là động lực chính của sự di chuyển lao
động quốc tế và các chính sách tuyển dụng của các nước tiếp nhận lao động hình
thành các dòng di chuyển này”16.
“Lý thuyết kinh tế mới về di chuyển lao động với các đại biểu Stark và Bloom
(1987) thì cho rằng sự di chuyển lao động quốc tế là một cách để đa dạng hóa
nguồn thu nhập, giảm thiểu rủi ro, để kiếm tiền và tạo dựng vốn. DI chuyển lao
động chủ yếu là do sự yếu kém của hệ thống thị trường vốn, thị trường bảo hiểm…
Lý thuyết hệ thống thế giới cho rằng tác động của cơ cấu kinh tế tư bản đối
với xã hội phi tư bản, tác động ngoại biên vào truyền thống tạo ra di chuyển lao

động quốc tế”17.
Tác giả nghiên cứu cho rằng: trong toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới,
nguyên nhân của di chuyển lao động quốc tế trong đó có di chuyển thể nhân là
tổng hợp tất cả các nội dung trên, ngoài ra còn do sự phân công lao động quốc tế
theo chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, trong đó
quan trọng nhất là lợi thế về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực.
Thực tế ngày nay có thể thấy các dòng thể nhân chủ yếu di chuyển ra nước
ngoài làm việc với sự phân công lao động theo chuỗi giá trị toàn cầu gồm có:
Dòng thể nhân có kỹ năng cao từ các nước phát triển đến các nước đang phát
triển. Gắn liền với dòng di chuyển vốn, công nghệ là di chuyển thể nhân có trình
độ cao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp ở
các nước công nghiệp, các công ty xuyên quốc gia cử nhà quản lý, chuyên gia, lao
động kỹ thuật có kỹ năng đến các nhà máy, công ty con, chi nhánh của họ ở các
nước đang phát triển để quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất, những thể nhân này
16
17

C Mác và Ph AWngghen toàn tập (1993), NXB chính trị quốc gia Hà Nội, tr 250
C Mác và Ph AWngghen toàn tập (1993), NXB chính trị quốc gia Hà Nội, tr 251.


12

được gọi là di chuyển nội bộ công ty. Các doanh nghiệp coi những thể nhân này là
công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, công ty con và để hợp
nhất hoạt động của công ty mẹ trên phạm vi toàn cầu. Những thể nhân này đóng
vai trò quan trọng trong việc phổ biến ,chuyển giao công nghệ cho các nước đang
phát triển và đặc biệt là làm tăng sản lượng đầu ra trên phạm vi toàn cầu. Như vậy
luồng di chuyển thể nhân này có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của các nước
sở tại nói riêng và toàn cầu nói chung.

Dòng thể nhân có kỹ năng từ các nước đang phát triển đến các nước phát
triển. Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng và mức lương cao hơn ở các nước phát
triển là sức hút mạnh mẽ đối với lao động có kỹ năng ở các nước đang phát triển.
Mặt khác, tệ quan liêu, điều kiện làm việc, thu nhập và các yếu tố đầu vào của các
nước đang phát triển không phù hợp với lao động có kỹ năng cũng tạo ra lực đẩy
lao động có kỹ năng ra nước ngoài làm việc.
Dòng thể nhân không có kỹ năng từ các nước đang phát triển đến các nước
phát triển. Các nước đang phát triển dồi dào về lao động không có kỹ năng, thiếu
các yếu tố để đảm bảo việc làm trong nước; trong khi các nước phát triển có xu
hướng dân số ngày càng già, khả năng giáo dục đào tạo lao động có kỹ năng ngày
càng tăng làm cho tình trạng thiếu hụt lao động không có kỹ năng ngày càng
nghiêm trọng. Tình hình này hình thành nên dòng thể nhân không có kỹ năng
thường đến làm việc trong một số ngành nghề mà nước sở tại không có lao động
thay thế, chăm sóc người già trẻ em, những dịch vụ cá nhân, dịch vụ gia đình, dịch
vụ giao hàng. Một bộ phận đến làm các công việc mà lao động bản xứ không làm,
những công việc được ILO (Tổ chức lao động quốc tế) gọi là “3D” (DangerousDifficult-Dirty), để giảm bớt sức ép về nhu cầu việc làm trong nước và tăng thu
nhập bằng ngoại tệ.
Có thể thấy về mặt lý thuyết thì cả ba dòng di chuyển thể nhân đều có thể
được coi là di chuyển thể nhân theo Hiệp định GATS nhưng trên thực tế hầu hết
các biểu cam kết của nước Thành viên cho thấy quan điểm di chuyển thể nhân của
các quốc gia là hai dòng di chuyển đầu.
1.2.2. Lợi ích của di chuyển thể nhân
- Đối với nƣớc có thể nhân di chuyển ra nƣớc ngoài để cung cấp dịch vụ
Nhìn chung, di chuyển thể nhân là một trong những biện pháp thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội đối với nước có lao động xuất cư.


13

Một là, di chuyển thể nhân tạo điều kiện toàn dụng lao động18( toàn dụng lao

động: trạng thái lao động – việc làm của nền kinh tế mà trong đó tất cả mọi người
thuộc lực lượng lao động có nhu cầu làm việc đều có thể tìm được việc làm phù
hợp với khả năng của mình, nhờ đó nền kinh tế đạt được hiệu quả kinh tế xã hội
cao), tăng thu nhập quốc gia (gross national income – GNI19 - là thu nhập tạo bởi
tất cả các hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia.
GNI là giá trị của mọi hoạt động sản xuất quốc nội của nền kinh tế cộng với thu
nhập ròng (như tiền thuê, lợi nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài trong vòng
1 năm).
Di chuyển thể nhân mở ra cơ hội cung cấp dịch vụ tại nước khác, mang lại
thu nhập cho người lao động. Đồng thời, góp phần gia tăng thu nhập quốc gia, vì
thu nhập quốc gia là tổng đại số giữa thu nhập quốc nội và thu nhập yếu tố thuần (
thu nhập yếu tố thuần lại chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập chuyển từ nước
ngoài vào trong nước và thu nhập của người nước ngoài chuyển ra khỏi nước đó.
Nhờ đó, góp phần làm tăng GNI/1 người. Một cấu thành quan trọng trong HDI
(Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc, chỉ số HDI đo lường thành tựu
trung bình của một nước ở ba phương diện: Tuổi thọ (tính độ tuổi trung bình từ lúc
sinh ra), Kiến thức (tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và được giáo dục cơ
bản, cấp hai, và tổng tỉ lệ giáo dục cấp cao hơn), Mức sống, đo lường bằng GNI
đầu người theo sức mua tương đương tính theo đơn vị USD)20
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới năm 2009 “Toàn thế giới có hơn 190
triệu người lao động ra nước ngoài làm việc, lượng tiền chuyền về nước đạt 297,1
tỷ USD chiếm 0,7% GDP toàn cầu. Trong đó người Việt Nam ở nước ngoài gửi
tiền về nước bằng con đường chính thức là 4,8 tỷ USD, tương đương với 7,9%
GDP Trung quốc là 23,319 tỷ USD tương đương 0,9% GDP, Philippin là 15,250 tỷ

18

Vũ Hữu Ngoạn, Ngô Văn Dụ, Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội, 2001, tr.165-166;
19

Bộ ngoại giao cập nhật 9/2012, “Quan hệ với các tổ chức quốc tế, Ngân hàng thế giới WB”, Cổng thông tin
điện tử nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, truy cập ngày 30/3/2014 tại địa chỉ:
/>=100002827&articleId=10050364
20

PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Chỉ số phát triển của Việt Nam qua các báo cáo phát triển con người của Liên
Hợp Quốc, Khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2007.


14

USD tương đương 13% GDP. Ấn Độ là 25,426 tỷ USD tương đương 2,8%
GDP”21.
Hai là, di chuyển thể nhân góp phần làm tăng tiết kiệm, tăng chi tiêu hộ gia
đình và tăng đầu tư toàn xã hội dài hạn.
Di chuyển thể nhân mang lại cho người đó và gia đình khoản thu nhập cao
hơn khi họ làm việc trong nước. Nhờ có thu nhập ròng cao, người cung cấp dịch vụ
gửi khoản tiền đó về gia đình làm khoản tiết kiệm và kết quả làm tăng nguồn tài
chính cho đầu tư.
Số liệu khảo sát cho thấy “người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thu
nhập ròng cao hơn làm việc trong nước khoảng 3 lần”22. Theo ước tính của Ngân
hàng nhà nước và Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội năm 2010 “chỉ riêng lao động
Việt Nam ở nước ngoài chuyển về nước khoảng 7.2 tỷ USD”23(Ở đây không tính số
tiền kiều hối do người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về).
Ba là, di chuyển thể nhân thúc đẩy chính phủ tăng chi tiêu cho việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Để có thể ra nước ngoài cung cấp dịch vụ, người cung
cấp dịch vụ phải có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất địnhtheo yêu
cầu của nước tiếp nhận. Vì vậy chính phủ phải tăng chi tiêu cho đầu tư vật chất ,
đội ngũ giáo viên và các điều kiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo lại
người cung cấp dịch vụ. Khi chỉ tiêu cho đầu tư của chính phủ tăng sẽ góp phần

làm tăng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Bốn là, di chuyển thể nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại.
Cơ cấu kinh tế là cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành, lĩnh vực, bộ
phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương
đối ổn định.
Cơ cấu kinh tế hiện đại xét về tỷ trọng trong GDP của các ngành thì dịch vụ
là cao nhất, tiếp đến là công nghiệp và thấp nhất là nông nghiệp; xét về trình độ kỹ
thuật- công nghệ phải tương ứng với trình độ của khu vực và thế giới, xét về khả
21

World Bank (2009), Human Development Report 2009, Overcoming barriers: Human mobility and
development.
22
Lê Hồng Huyên (2008), Tác động của di chuyển lao động quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, NXB Đại Học Quốc Gia
Hà Nội.
23
Liên minh châu Âu, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tổ chức di cư quốc tế, Báo cáo tổng quan về tình
hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài, tr.42
.


15

năng huy động các nguồn lực thì phải huy động và sử dụng mọi tiềm năng để tăng
cường và phát triển kinh tế; xét về phương diện lao động thì tỷ trọng lao động
trong các ngành dịch vụ và công nghiệp phải lớn; xét về tham gia các chuỗi giá trị
toàn cầu thì phải kết nối vào các khâu, các đoạn giá trị để sử dụng hiệu quả các lợi
thế của quốc gia

Trong ngắn hạn, di chuyển thể nhân ra nước ngoài làm việc nói riêng và di
chuyển thể nhân nói chung sẽ là một trong các con đường tạo điều kiện cho doanh
nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, sử dụng nhiều vốn, nâng cao sức cạnh tranh
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong dài hạn, trình độ, kiến thức người cung cấp dịch vụ được nâng cao
nhờ được đào tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Đây sẽ là
động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động chất
lượng cao, đáp ứng như cầu đầu tư theo chiều sâu.
Năm là, di chuyển thể nhân góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực là đặc tính khách quan của nguôn nhân lực, biểu
hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính: năng lực hoạt động và phẩm chất đạo đức của
người lao động. Năng lực hoạt độngphụ thuộc vào trí lực, thể lực, trình độ học vấn,
kỹ năng nghề nghiệp. phẩm chất đạo đứcthể hiện ở ý thức kỷ luật, trách nhiệm, sự
chuyên tâm, tính hợp tác, khả năng làm việc nhóm..v..v..
Đặc điểm của lao động là sáng tạo. Người cung cấp dịch vụ với vốn kiến
thức học vấn và ngoại ngữ cơ bản nếu được làm việc trong môi trường làm việc
hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến thì trình độ tay nghề ngày càng được nâng
cao và đặc biệt là hình thành thói quen mới. Dưới tác động của kỹ thuật quá trình
cung cấp dịch vụ tại nước ngoài, đồng thời cũng chính là quá trình họ tự đào tạo.
Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài trình độ tay nghề ý thưc kỷ luật phong
cách làm việc hiện đại và trình độ ngoại ngữ được nâng cao vượt bậc.
Sáu là, di chuyển thể nhân góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
Khi là Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) doanh nghiệp
các nước Thành viên có cơ hội to lớn trong việc đầu tư, xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ sang các nước Thành viên khác. Theo đó, việc di chuyển thể nhân theo các quy
định của WTO được thực hiện dễ dàng.



16

Tự do di chuyển thể nhân giữa các Thành viên là điều kiện quan trọng giúp
các nhà đầu tư lựa chọn phương án sử dụng lao động tối ưu cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mặt khác, người cung cấp dịch vụ ở nước ngoài cũng góp phần quảng
bá dịch vụ của nước đó với người tiêu dung của nước sở tại.
Bảy là, di chuyển thể nhân góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất và đời sống, thúc đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa
theo nguyên lý “3I” Imitation - Initiative - Innovation (bắt chước, cải tiến và sáng
tạo). Trong quá trình cung cấp dịch vụ, nếu thấy có những điểm hay, sáng tạo ở
nước tiếp nhận dịch vụ, người cung cấp dịch vụ từ bắt chước để làm theo, sau đó là
cải tiến và cuối cùng là sáng tạo. Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Ixraen cho thấy, những người cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, sau khi về nước, họ
mang những tri thức đã tích luỹ được áp dụng vào quá trình cung cấp dịch vụ tại
nước mình. Chính lực lượng này đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đưa công
nghệ mới vào quá trình cung cấp cũng như kinh doanh và quản lý dịch vụ. Điều
này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa học và công
nghệ tiên tiến.
Ngoài các yếu tố có lợi cũng cần kể đến yếu tố tiêu cực là nguy cơ “chảy
máu chất xám”24, đặc biệt là tác động tiêu cực của nó đến sự phát triển cũng như
tác động xấu có thể có đối với việc phân bổ thu nhập. Điều này chính xác hơn với
di chuyển thường trú, tuy nhiên sự di chuyển tạm thời và thường trú không phải lúc
nào cũng dễ phân biệt; các nước trải qua sự di chuyển tạm thời của lao động có xu
hướng phải chịu sự suy giảm kỹ năng lao động trong thời gian dài với một tỷ lệ
nhất định.
- Đối với nƣớc tiếp nhận dịch vụ: Cũng như đối với các nước có thể nhân
di chuyển, tác động kinh tế đối với nước tiếp nhận rất khó dự báo. Có nhiều yếu tố
chi phối việc dự báo, như thời gian, lĩnh vực, nghề nghiệp và loại di chuyển. Tuy
nhiên, bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố này rất thiếu, đặc biệt là đối với các
nước đang phát triển.


24

Gắn liền với những người lao động có tay nghề cao tìm kiếm việc làm ở nước ngoài để tăng thu nhập bù đắp
cho chi phí đầu tưu giáo dục mà cá nhân họ hay chính phủ bỏ ra. Từ năm 1961 đến 1983, ước tính ít nhất
700.000 người lao động có trình độ của các nước phát triển đã đến Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Anh làm việc. Điều này
đồng nghĩa với việc một số nước mất một tỷ lệ lớn lao động chuyên môn cao. VD: nam Sahara Châu Phi đã mất
30% lực lượng lao động tay nghề cao từ năm 1960 đến 1987, chủ yếu đến cộng đồng Châu Âu khoảng 20% 40% người tốt nghiệp đại học ở các nước Trung Mỹ và Caribe lựa chọn làm việc ở nước ngoài.


17

Từ góc độ pháp lý, một loạt các vấn đề nổi lên, đặc biệt đó có thể là: vấn đề
an sinh xã hội do quá trình chuyên môn hóa sản xuất tác động tiêu cực có thể có do
những thay đổi của việc tập trung hóa vào một yếu tố nguồn lực nhất định trong
sản xuất. Liệu một pháp nhân cung cấp các dịch vụ cơ bản như (nông nghiệp, xây
dựng...) mà nhân công lao động là của nước X (do pháp nhân thuê với giá thấp)
cung cấp dịch vụ tại Hoa Kỳ có tác động lên các nhân công của Hoa Kỳ đang làm
nghề tương tự tại Hoa Kỳ để họ chuyển sang làm việc khác không? Nếu không
chuyển thì sao? Liệu những người lao động nhập cư có chiếm đa số nguồn cung
cấp nhân viên lao động phổ thông có làm giảm sút lương và gia tăng sử dụng quá
mức các dịch vụ liên quan không? Đứng từ quan điểm của quốc gia sở tại thì câu
hỏi đặt ra là lao động nước ngoài sẽ mang tính thay thế hay bổ sung cho lao động
sở tại. Ý kiến về vấn đề này khá khác nhau. “Một báo cáo dựa trên quan sát của
Ban thư ký OECD cho thấy khi số người nhập cư tăng đến 10% thì không có tác
động đáng kể đối với mức lương của công dân Hoa Kỳ. Từ đó đã đưa ra kết luận là
quan hệ giữa người lao động bản địa và người lao động nhập cư có tính bổ sung
cao. Trái lại một nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới lại cho thấy có tác động
tiêu cực rõ ràng của lao động nhập cư đối với lương của công nhân nước sở tại”25.
Thông qua hiện diện thương mại và hiện diện thể nhân (phương thức 3 và

phương thức 4), các kỹ năng và kiến thức của thể nhân nước ngoài có thể được sử
dụng với chi phí “sản xuất” thấp hơn so với thể nhân nước tiếp nhận. Cơ chế điều
hành của một nước và danh mục cam kết dịch vụ của nó là có thể giảm bớt sự thiếu
hụt về cung cấp dịch vụ trong nước. Điều này có thể tạo thuận lợi cho sự điều
chỉnh thích ứng với các điều kiện thị trường thay đổi, giúp khắc phục việc thiếu hụt
lao động và tay nghề trong tổng thể nền kinh tế hoặc trong từng ngành cụ thể cũng
như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (sự thiếu hụt này có thể mang tính thời vụ, chất
lượng, cơ cấu ngành, khu vực hay chu kỳ..). Tuy nhiên, mặt khác, các nước tiếp
nhận đã tìm ra cách nhằm đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tuân
thủ các nguyên tắc trong nước về quản lý chế độ lương, giá cả và các điều kiện
cung cấp khác. Các biện pháp như vậy có thể làm mất đi lợi thể kinh tế thật sự và
giảm thương mại thông qua phương thức 3 và phương thức 4 cũng như tác động
của nó đối với người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Sự di chuyển tạm
25

Xem thêm Aaditya Mattoo và Antonia Carzaniga, Moving people to deliver services, chương 3: Mode 4:
Negotiating challenges and opportunities, tr.37


18

thời này cũng có thể giúp nhà chức trách cắt giảm những chi phí giám sát nhất định
gắn liền với cư trú lâu dài, bao gồm chi phí sử dụng phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục
của nước tiếp nhận. Trong các nước này có thể e ngại rằng sự di chuyển lao động
tạm thời đóng vai trò như là cầu nối cho việc nhập cư lâu dài thì những hạn chế về
mặt luật pháp, cả hợp pháp và bất hợp pháp, có thể là một “con dao hai lưỡi”. Cần
có những đánh giá chính xác và toàn diện hơn về tác động có thể có đối với tình
trạng kinh tế và xã hội và nguyên nhân của sự di chuyển tại nước xuất xứ.
1.2.3. Những rào cản pháp lý đối với vấn đề di chuyển thể nhân trong
thƣơng mại quốc tế.

Quan điểm về di chuyển thể nhân của các quốc gia đều khác nhau. Thực tế
tác động di chuyển thể nhân đến nền kinh tế của các quốc gia cũng khác nhau cho
nên để quản lý và điều chỉnh vấn đề di chuyển thể nhân các quốc gia đã sử dụng
các loại rào cản:
- Loại rào cản thứ nhất: Các quy định pháp luật về nhập cư của các nước
tiếp nhận dịch vụ.
Qua những phân tích trên có thể thấy rằng di chuyển thể nhân mang lại rất
nhiều lợi ích cho các nước tiếp nhận và nước xuất khẩu dịch vụ thông qua phương
thức hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. Nhưng không thể phủ nhận rằng
việc cho phép tự do di chuyển đối với thể nhân, chuyên gia nói riêng và người lao
động nói chung gây ra nhiều mối lo ngại. Đối với nước xuất khẩu dịch vụ thông
qua các phương thức này, đó là sự lo ngại về chảy máu chất xám. Mặt khác nước
tiếp nhận còn phải đối mặt với nhiều mối lo ngại hơn. Trước hết đó là mối lo ngại
về mặt chính trị, xã hội vì di chuyển thể nhân có thể trở thành gánh nặng cho các
cơ quan quản lý. Tại nhiều nước, cơ quan quản lý về nhập cư đã báo cáo nhiều
trường hợp lạm dụng thị thực nhập cảnh du lịch hoặc thị thực nhập cảnh cung cấp
dịch vụ tạm thời để thực hiện ý định định cư. Việc lạm dụng này được coi là ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị, xã hội các quốc gia sở tại. Từ đó, các vấn
đề xã hội khác có liên quan cũng tăng lên, gây quan ngại cho các nhà quản lý. Áp
lực về việc bảo vệ thị trường lao động trong nước là vấn đề quan trọng mà các
quốc gia luôn quan tâm. Cho phép di chuyển thể nhân không kiểm soát gây ảnh
hưởng mạnh mẽ đến thị trường lao động trong nước. Nó có thể làm tăng cao tỷ lệ
thất nghiệp của nước sở tại và kéo theo đó là trợ cấp xã hội tăng theo.


×