Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (liên hệ pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại CHDCND lào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.56 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THONGLOUANE KHAOSAAT

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ (LIÊN HỆ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CHDCND LÀO)

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Bùi Xuân Nhự

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến thầy
Bùi Xuân Nhự – vì sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của thầy đối với em trong suốt
quá trình làm luận văn.
Em cũng xin cảm ơn sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô trong Khoa pháp
luật kinh tế và toàn thể các thầy cô, bạn bè dưới mái trường Đại học Luật Hà
Nội.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên em trong suốt quá
trình học tập ở Việt Nam.


Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Thonglouane Khaosaat


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thonglouane Khaosaat


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ .............................................................................................. 4
1.1. Khái niệm HĐMBHHQT ....................................................................... 4
1.2. Đặc điểm của HĐMBHHQT.................................................................. 9
1.3. Luật điều chỉnh HĐMBHHQT ............................................................ 10
1.4. Giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT ......................................... 16
1.5. Phân loại ............................................................................................... 16
1.6. Vai trò của HĐMBHHQT .................................................................... 17

Chƣơng II. PHÁP LUẬT VỀ HĐMBHHQT VÀ LIÊN HỆ PHÁP LUẬT
VỀ HĐMBHHQT TẠI CHDCND LÀO ..................................................... 20
2.1. Quy định chung của pháp luật về HĐMBHHQT ................................ 20
2.1.1. Chủ thể của HĐMBHHQT ............................................................ 20
2.1.2. Hình thức hợp đồng....................................................................... 23
2.1.3. Nội dung hợp đồng ........................................................................ 25
2.1.4. Ký kết/Giao kết hợp đồng HĐMBHHQT ...................................... 33
2.1.5. Thực hiện hợp đồng HĐMBHHQT ............................................... 37
2.1.6. Trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT ........................................ 43
2.1.7. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT ........................ 49
Chƣơng III. MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VỀ
HĐMBHHQT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HĐMBHHQT TẠI CHDCND LÀO ......................................... 55
3.1. Nhận xét thực tiễn tại Lào .................................................................... 55


3.2. Thuận lợi và thách thức đối với Lào khi gia nhập Công ước Viên 1980
về HĐMBHHQT ......................................................................................... 57
3.2.1. Thuận lợi của Lào khi gia nhập Công ước Viên 1980 .................. 57
3.2.2. Thách thức đối với Lào khi gia nhập Công ước Viên 1980 .......... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CHDCND Lào

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào


HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

BLDS

Bộ luật Dân sự

LTM

Luật Thương mại

CISG

Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế

PICC

Những quy phạm bắt buộc - Mandatory Rules


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của các quan hệ thương mại quốc tế
trên phạm vi toàn cầu, pháp luât về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
một trong những vấn đề quan trọng được các quốc gia quan tâm, đây được coi
là công cụ pháp lý phổ biến để thực hiện các giao dịch trong các quan hệ mua

bán quốc tế. Chính vì nắm bắt tầm quan trọng đó, nhà nước CHDCND Lào
luôn đề ra các chính sách và pháp luật để điều chỉnh hoạt động này.
Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, pháp luật CHDCND Lào về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ra đời muộn hơn và chưa chi tiết. Để
thúc đẩy một cách hiệu quả vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế,
trước hết đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp lý phù hợp. Điều này
không những tạo cơ sở vững chắc cho sực quản lý của nhà nước mà còn bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Lào khi tham gia vào
các quan hệ mua bán hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, sự
hiểu biết pháp luật cùng trình độ chuyên môn của các chủ thể tham gia cũng
đóng vai trò quan trọng không kém để thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế giữa Lào với các quốc gia khác.
Như vậy, việc đi sâu tìm hiểu các quy định điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, tìm hiểu các quy định của pháp luật Lào về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế cũng như thực trạng áp dụng hiện nay tại Lào, từ
đó đưa ra những kiến nghị khắc phục hạn chế, bất cập còn tồn tại là vấn đề hết
sức cần thiết để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể kinh doanh cũng
như giúp cho các hoạt động này ngày càng phát triển
Vì những lý do nêu trên, em xin chọn nghiên cứu đề tài “ Pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ( liên hệ với pháp luật về hợp đồng


2

mua bán hàng hóa quốc tế tại CHDCND Lào)” làm luận văn thạc sĩ luật học
của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn trước hết nêu những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế và đi vào phân tích, đánh giá các quy định về hợp đồng
mua bán hàng hóa nói chung và các quy định trong hệ thống pháp luật

CHDCND Lào nói riêng về vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tiếp
đó, đi sâu tìm hiểu các vấn đề thực tiễn phát sinh, những vướng mắc và khó
khăn trong việc áp dụng các quy định đó đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế tại Lào, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật Lào hiện hành cũng như đề ra một số giải pháp cho những vướng mắc mà
các doanh nghiệp Lào thường mắc phải về vấn đề này trong quá trình kinh
doanh và hoạt động thương mại quốc tế.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử
dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp...
Về các nguồn tài liệu được sử dụng trọng luận văn, luận văn chú trọng
tới các nguồn tham khảo chính thống như các bộ luật, nghị định, thông tư
trong hệ thống pháp luật Lào và các Điều ước quốc tế mà Lào tham gia...
Đồng thời, tham khảo các văn kiện pháp luật quốc tế như Công ước Viên
1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Incoterms 2000, Incoterms 2010... cũng
như các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chsi có giá trị khác.
4. Kết cấu luận văn
Với mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài ngoài lời nói đầu, mục lục, tài
liệu tham khảo, về kết cấu các luận văn được chia thành ba chương:
Chương I: Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


3

Chương II: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và lien hệ pháp
luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại CHDCND Lào
Chương III: Một số nhận xét đối với pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế và những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa tại CHDCND Lào



4

Chƣơng I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Hoạt động thương mại quốc tế hiện nay không còn bị giới hạn trong
việc trao đổi hàng hóa mà đã được mở rộng sang các lĩnh vực khác như
thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ. Mà công cụ pháp lý được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa
chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có thể nói rằng, hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của
Lào, đặc biệt khi Lào đang hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì tính quốc tế
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quan trọng hơn lúc nào hết cần phải
được xác định rõ ràng và cần phải có sự thống nhất trong cách hiểu. Với lý do
đó chương này người viết sẽ lần lượt trình về khái niệm, vai trò, đặc điểm ...
cũng như pháp luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Qua
đó ta sẽ có cách nhìn cụ thể và đầy đủ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
1.1. Khái niệm HĐMBHHQT
Tự do hóa thương mại trở thành xu thế của thời đại, mục đích của nó là
phá bỏ mọi rào cản để hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia thuận
lợi hơn. Khi hệ thống hóa các văn bản pháp lý về thương mại quốc tế, các tổ
chức thương mại thường chú ý đến việc pháp điển hóa pháp luật trong lĩnh
vực mua bán hàng hóa quốc tế vì vai trò quan trọng của nó. Có một hệ thống
chung, theo đó nhiều khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng
thương mại quốc tế khác. Cụ thể là khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế cũng được sử dụng để xây dựng các khái niệm hợp đồng thương mại
quốc tế khác. Không những thế, các văn bản pháp lý mang tính quốc tế điều



5

chỉnh các loại hợp đồng thương mại quốc tế khác nhau cũng được xây dựng
trên cơ sở các văn bản điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Có thể nói rằng việc làm rõ khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bời nó gắn liền với
việc xác định luật nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của các bên trong
hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp
đồng nội địa) thì sẽ được luật trong nước điều chỉnh. Nếu là hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật thương mại
quốc tế: có thể là pháp luật của các quốc gia khác nhau, các Điều ước quốc tế,
và trong nhiều trường hợp liên quan đến cả tập quán thương mại quốc tế, nên
cần thiết phải lựa chọn luật nào trong số đó để áp dụng cho hợp đồng. Không
những thế mà trong một số trường hợp còn cho phép xác định được pháp luật
của quốc gia nào được sử dụng để điểu chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng. Vì vậy, hết sức cần thiết phải có một khái niệm chung về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hiện nay có nhiều quan điểm về khái niệm
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trước tiên, theo luật Trung Quốc, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
là những hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa được xác lập giữa các doanh
nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác nhau của Trung Quốc với doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân nước ngoài. Như vậy, tính chất quốc tế của hợp đồng được xác
định cũng dựa trên dấy hiệu quốc tịch của các bên.
Theo Điều 1 Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế các động sản
hữu hình quy định: "Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua
bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước
khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước người bán sang nước người mua,
hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau". Như vậy, một

hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính chất quốc tế theo công ước này khi
thảo mãn:


6

Thứ nhất, các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
Thứ hai, có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên giới, từ nước người bán
sang nước người mua hoặc việc ký kết hợp đồng diễn ra ở các nước khác nhau.
Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư
trú thường xuyên của họ. Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong
việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Theo Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (CISG, gọi tắt là Công ước Viên 1980) thì: "Hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các nước khác nhau".
Như vậy, theo Công ước này, tính quốc tế của hợp đồng mua bán được xác
định theo một tiêu chí duy nhất là bên mua và bên bán có trụ sở thương mại
đặt tại các quốc gia khác nhau.
Công ước Viên 1980 không đưa ra tiêu chí hàng hóa phải được dịch
chuyển qua biên giới một nước hoặc việc ký kết hợp đồng diễn ra ở nhiểu nước
khác nhau làm tiêu chí xác định tính quốc tế cho hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế. Tuy nhiên giống như Công ước Lahay 1964, nơi đóng trụ sở của các
bên dặt ở các quốc gia khác nhau được đưa ra như một tiêu chí quan trọng và
vấn đề quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng đều không được đề cập trong
cả hai công ước này khi xác định tính quốc tế của hợp đồng.
Công ước Viên 1980 được soạn thảo và thực thi dưới sự bảo trợ của
Liên Hợp Quốc, có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 và cho đến nay trở thành một
trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng
rãi nhất. Đặc biệt, Công ước không chỉ được áp dụng ở các quốc gia thành
viên mà còn được áp dụng ở nhiểu quốc gia không phải là thành viên do các

bên lựa chọn hoặc Tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp.
Theo Công ước NewYork 1974 về thời hiệu tố tụng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Giơnever 1983 về đại lý trong mua bán


7

quốc tế, tiêu chí duy nhất được sử dụng để xác định tính quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hóa cũng là trụ sở thương mại của các bên.
Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp
lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự
di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói
cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế. Theo tiêu
chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối
bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của
các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, và vốn thanh toán quốc tế…
Theo quan điểm của Việt Nam:
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác
định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê
những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế. Điều 27 nêu rõ mua
bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại năm 2005 đã xác định rõ thế nào
là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu:
“Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).
“Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt
Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam

được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28
Khoản 2).
“Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ
nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi


8

là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra
khỏi Việt Nam” (Điều 29 Khoản 1).
“Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt
Nam” (Điều 29 Khoản 2).
“Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ
để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam” (Điều 30 Khoản 1).
Với năm khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm
xuất tái nhập và chuyển khẩu nêu trên, có thể thấy Luật Thương mại Việt
Nam năm 2005 đã sử dụng tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng có thể
được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước
(vùng lãnh thổ); hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng...
để xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Từ những phân tích trên có thể khái quát về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận ý
chí giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau,
theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền

sở hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán;
và Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng song vụ: mỗi bên ký
kết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao


9

hàng cho Bên nhập khẩu còn Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên
xuất khẩu
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có đền bù: bên có
nghĩa vụ thì cũng có quyền lợi và ngược lại. Bên nhập khẩu được hưởng quyền
lợi nhận hàng và đổi lại phải có nghĩa vụ trả tiền cân xứng với giá trị đã được
giao. Ngược lại, Bên xuất khẩu nhận được tiền phải có nghĩa vụ giao hàng.
1.2. Đặc điểm của HĐMBHHQT
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế có những đặc điểm khái quát như sau:
Thứ nhất, về bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận ý chí của các Bên
ký kết. Đây là đặc trưng rất cơ bản của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế nói riêng.
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng, Bên xuất khẩu và Bên nhập khẩu, là các
thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu các bên
không có trụ sở kinh doanh thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc tịch của
cá nhân người đại diện của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu
tố quốc tế của hợp đồng. Hai người trực tiếp ký vào hợp đồng có thể đều
mang quốc tịch Việt Nam, nhưng họ đại diện cho các bên có trụ sở kinh
doanh đặt tại các quốc gia khác nhau thì hợp đồng ký kết giữa các bên này
vẫn là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng là hàng hoá di chuyển qua biên giới

hải quan của một nước. Biên giới hải quan được hiểu là tập hợp các cửa khẩu,
các văn phòng hải quan nơi mà hàng hoá phải được tiến hành các thủ tục hải
quan xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của
Chính phủ các nước. Thuật ngữ “biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát
từ thực tiễn sự hình thành các kho ngoại quan, các khu chế xuất, các đặc khu
kinh tế và những quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các
khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác để xác định ranh


10

giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu. Ví dụ, theo Luật thương mại
Việt Nam năm 2005 khẳng định đặc điểm này khi định nghĩa: “1. Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật. 2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá
được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật.” (Điều 28, Luật thương mại năm 2005)
Thứ tư, tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại
tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam
và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền
thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam
nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp
đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh
nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng
tiền chung. Phương thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng theo các
quy tắc thống nhất chung.
Thứ năm, về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được

ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.
Thứ sáu, nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp, không
chỉ là luật quốc gia mà còn gồm cả điều ước quốc tế về thương mại, luật nước
ngoài cũng như tập quán thương mại quốc tế.
Thứ bảy, cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án
hay trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể.
1.3. Luật điều chỉnh HĐMBHHQT
Luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất
đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp quốc gia mà cả
của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của


11

bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước
quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, dù được giao kết hoàn chỉnh, chi
tiết đến đâu, bản thân nó cũng không thể dự kiến, chứa đựng tất cả những vấn
đề, những tình huống có thể phát sinh tranh chấp trong thực tế. Do đó, cần
phải bổ sung cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế một cơ sở pháp lý cụ
thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Vì hợp đồng mua bán
có tính chất quốc tế nên luật điều chỉnh hợp đồng này cũng có thể là luật
người người bán, cũng có khi là luật nước người mua... Nếu luật áp dụng là
luật nước người mua thì luật này là luật nước ngoài đối với người bán. Người
bán phải có sự hiểu biết về nó, trong đó ít ra người bán phải hiểu rõ được luật
này có bảo vệ quyền lợi cho người bán hay không. Và ngược lại, đối với
người mua cũng vậy. Như vậy, không chỉ người bán và người mua cần có sự

hiểu biết để lựa chọn, để tuân thủ luật áp dụng mà ngay cả cơ quan giải quyết
tranh chấp (tòa án hoặc trọng tài) cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng
cho hợp đồng đó thì mới có thể làm tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa
quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp
đồng của mình. Luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại
hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy
nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn luật nào, làm thế nào để chọn được
luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? Để chọn được
luật áp dụng phù hợp, cần phải nắm được một số nguyên tắc sau đây.
- Lựa chon Luật Quốc gia
Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế khi:


12

Hợp đồng quy định: Có hai cách quy định. Cách thứ nhất là các bên
quy định về luật áp dụng ngay từ giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng, bằng
cách chỉ rõ trong hợp đồng rằng luật của một nước nào đó sẽ được áp dụng
cho hợp đồng. Trường hợp này gọi là các bên đã quy định trong hợp đồng
điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng. Ví dụ:
“Mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong
hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luật Việt Nam”
Hoặc:
“Các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này được giải
quyết theo luật nước người bán”.
Khi tranh chấp phát sinh, các bên và tòa án có thể dựa vào luật Việt
Nam hoặc luật nước người bán để giải quyết.
Cách thứ hai là các bên thoả thuận lựa chọn luật quốc gia là luật áp

dụng cho hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng, thậm chí khi tranh chấp phát
sinh. Cách này được các bên áp dụng khi trong hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế mà các bên đã ký trước đó không có điều khoản về luật áp dụng.
Trong thực tế, cách này là rất khó áp dụng vì các bên khó có thể đạt được một
sự nhất trí về việc chọn luật áp dụng khi mà tranh chấp đã phát sinh: người
bán thì chỉ muốn áp dụng luật của nước nào bảo vệ được quyền lợi cho mình
trong khi đó người mua cũng chỉ muốn áp dụng luật của nước bảo vệ được
quyền lợi cho mình. Trong trường hợp này, hai bên chỉ đạt được sự thống
nhất khi luật được lựa chọn là luật không nghiêng quá về bảo vệ quyền lợi
cho bên nào. Công ước Viên năm 1980 là giải pháp tối ưu cho các bên trong
trường hợp này.
Khi toà án hoặc trọng tài quyết định:
Ví dụ, theo Điều 7 khoản 2 của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm
2003 của Việt Nam quy định: “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài,
Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn (...)


13

Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết
vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định”.
Như vậy, Trọng tài thương mại Việt Nam sẽ có quyền chọn luật áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi phát sinh tranh chấp nếu
như các bên không thoả thuận được luật áp dụng.
Khi hợp đồng mẫu quy định:
Trong rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để tiết kiệm thời
gian, các bên thường chỉ quy định những nội dung cơ bản liên quan đến đối
tượng mua bán và giá cả. Những nội dung còn lại, các bên thường dẫn chiếu
đến hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu thường được các tập đoàn, công ty buôn
bán lớn soạn thảo. Ví dụ: Hợp đồng mẫu của ITC về mua bán quốc tế hàng

hóa dễ hỏng (The ITC Model Contract for the International Sale of Perishable
Goods), Hợp đồng mẫu của ICC về hàng hóa được sản xuất để bán lại (The
ICC Model International Sale Contract on Manufactured Goods Intended for
Resale) v.v...Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên tham
chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế rằng quyền
và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng mẫu kèm theo. Trong
trường hợp này, hợp đồng mẫu sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên và, nếu
trong hợp đồng mẫu có quy định điều khoản về luật áp dụng thì luật đó đương
nhiên sẽ là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hai bên
đã ký kết.
Như vậy, luật quốc gia của một nước có thể tác động đến mối quan hệ
của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thông qua những cách
thức nêu trên. Mà những cách thức này đôi khi lại không được các bên chú ý.
Điều này cho thấy rõ vì sao các doanh nghiệp Lào phải nghiên cứu vấn đề
này, để không rơi vào thế bị động
- Luật quốc tế
Điều ước quốc tế về thương mại là nguồn luật đầu tiên của hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Khi các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng liên


14

quan đến vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp
đồng, các bên ký kết có thể dựa vào các điều ước quốc tế về thương mại.
Những điều ước quốc tế mà các nước ký kết hoặc thừa nhận có giá trị
bắt buộc với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có liên quan, là nguồn luật
đươcng nhiên, các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể
dựa vào đó mà không cần có sự thỏa thuận riêng nào trong hợp đồng. Dù các
bên có dẫn chiếu tới hay không thì điều ước quốc tế vẫn đương nhiên được
áp dụng.

Những điều ước quốc tế về thương mại mà các nước không ký, chưa ký
hoặc thừa nhận thì không có giá trị bắt buộc đối với các thương nhân - chủ thể
của nước đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những điều ước này
không phải là nguồn luật đương nhiên mà chỉ điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế nếu các bên thỏa thuận, dẫn chiếu tới.
- Lựa chon tập quán thương mại quốc tế
Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, về thương mại
được nhiều nước áp dụng và áp dụng một cách thường xuyên với nội dung rõ
ràng để dựa vào đó các bên xác định quyền và nghĩa vụ với nhau.
Thông thường, tập quán quốc tế về thương mại được chia thành ba
nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế
chung và các tập quán thương mại khu vực.
Tập quán có tính chất nguyên tắc: là những tập quán cơ bản, bao trùm
được hình thành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và luật
quốc gia như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc bình đẳng
giữa các dân tộc. Ví dụ: Toà án (hoặc trọng tài) của nước nào thì có quyền áp
dụng các quy tắc tố tụng của nước đó khi giải quyết những vấn đề về thủ tục
tố tụng trong các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Tập quán thương mại quốc tế chung: là các tập quán thương mại được
nhiều nước công nhận và được thừa nhận ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế
giới. Ví dụ: Incoterms năm 2000 (Các Điều kiện Thương mại Quốc tế) do


15

Phòng Thương mại Quốc tế tập hợp và soạn thảo được rất nhiều quốc gia trên
thế giới thừa nhận và áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Hay
UCP 500 do ICC ban hành đưa ra các quy tắc để thực hành thống nhất về thư
tín dụng cũng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào hoạt động thanh
toán quốc tế.

Tập quán thương mại khu vực (địa phương): là các tập quán thương
mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. Ví dụ:
ở Hoa Kỳ cũng có điều kiện cơ sở giao hàng FOB. Điều kiện FOB Hoa Kỳ
được đưa ra trong “Định nghĩa ngoại thương của Mỹ sửa đổi năm 1941”, theo
đó có 6 loại FOB mà quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua rất khác biệt so
với điều kiện FOB trong Incoterms năm 2000. Chẳng hạn, với FOB người
chuyên chở nội địa quy định tại điểm khởi hành nội địa quy định (named
inland carrier at named inland point of departure), người bán chỉ có nghĩa vụ
đặt hàng hoá trên hoặc trong phương tiện chuyên chở hoặc giao cho người
chuyên chở nội địa để bốc hàng.
Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế khi:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định như vậy.
- Các điều ước quốc tế liên quan quy định.
- Luật thực chất (luật quốc gia) do các bên lựa chọn không có hoặc có
nhưng không đầy đủ.
Tập quán quốc tế về thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng.
Vì vậy, những vấn đề gì hợp đồng đã quy định thì tập quán quốc tế không áp
dụng nữa. Khi áp dụng, cần chú ý là do tập quán quốc tế về thương mại có
nhiều loại nên để tránh sự nhầm lẫn hoặc hiểu không thống nhất về một tập
quán nào đó, cần phải ghi cụ thể tập quán đó trong hợp đồng.
Khi áp dụng tập quán quốc tế về thương mại, các bên cần phải chứng
minh nội dung của tập quán đó. Do đó, nếu các bên biết trước những thông
tin về tập quán thương mại quốc tế đó trước khi bước vào đàm phán sẽ rất


16

thuận lợi. Các thông tin đó các bên có thể tìm hiểu thông qua sách báo, tài
liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thương mại (Phòng Thương mại và

Công nghiệp), …
Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, cần phải tiến hành phân loại
tập quán quốc tế. Nếu có tập quán chung và tập quán riêng thì tập quán riêng có
giá trị trội hơn: ví dụ: FOB Incoterms năm 2000 là tập quán chung; FOB cảng
đến (shipment to destination) của Hoa Kỳ là tập quán riêng nên FOB shipment
to destination của Hoa Kỳ sẽ được ưu tiên áp dụng. Nếu có tập quán mặt hàng
và tập quán ngành hàng thì tập quán mặt hàng sẽ được ưu tiên áp dụng.
1.4. Giải quyết tranh chấp trong HĐMBHHQT
Giải quyết tranh chấp cũng là điểm khác biệt căn bản giữa hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Nếu
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường được xét
xử bởi tòa án hoặc trọng tài trong nước thì tranh chấp trong mua bán hàng hóa
quốc tế được xét xử bởi tòa án, trọng tài nước ngoài. Cơ quan giải quyết tranh
chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là tòa án hoặc trọng tài
nước ngoài đối với một hoặc tất cả các bên. Ví dụ: Một công ty của Lào ký
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty của Anh và thỏa thuận nếu
có tranh chấp thì giải quyết bằng thương lượng, nếu không thương lượng
được thì kiện ra tòa án kinh tế Beclin, Tòa án kinh tế Beclin là cơ quan giải
quyết tranh chấp nước ngoài đối với cả hai bên của hợp đồng.
1.5. Phân loại
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế được chia thành một số dạng, tùy theo tính chất giao hàng hoặc tùy theo
hình thức thanh toán tiền hàng.
 Theo tính chất giao hàng:
Theo tính chất giao hàng người ta chia thành:


17

- Hợp đồng giao hàng một lần quy định tới một thời hạn nhất định

trong hợp đồng, một bên phải giao cho bên kia một số lượng hàng hóa mà các
bên đã thỏa thuận.
- Hợp đồng giao hàng định kỳ quy định một số lượng hàng hóa đã được
thoat thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giao một cách thường xuyên (định
kỳ) trong thời hạn của hợp đồng. Thời hạn đó có thể ngắn (khoảng một năm)
và dài (trung bình 5 - 10 năm, có thể lên tới 15 - 20 năm).
 Theo hình thức thanh toán tiền hàng.
Theo hình thức này người ta chia thành:
- Hợp đồng thanh toán bằng tiền quy định việc thanh toán tiền hàng
bằng một số tiền nhất định.
- Hợp đồng thanh toán bằng hàng hóa là hợp đồng trong đó việc bán
một số hàng hóa đồng thời liên kết với việc mua một hàng hóa khác và không
có thanh toán ngoại tệ.
1.6. Vai trò của HĐMBHHQT
Khi xã hội càng chuyên môn hóa cao độ dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng
hóa, trong đó thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng. Để thực
hiện hiệu quả hoạt động thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa trở
thành một công cụ không thể thiếu trong giao dịch thương mại quốc tế.
Thứ nhất, hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò rất lớn trong việc thể
hiện ý chí của các bên chủ thể:
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là kết quả của tự do thỏa thuận
của các bên chủ thể trong hợp đồng. Ý chí của các bên chủ thể trong hợp đồng
được thể hiện thông qua nội dung mà các bên đã cùng nhau xây dựng nên.
Trong đó quyền và nghãi vụ của họ đối với nhau được xác định. Cũng như
các loại hợp đồng khác, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ không có giá


18

trị pháp lý khi nó bị các bên lừa dối hoặc đe dọa hoặc mua chuộc... Trong các

trường hợp này thì hợp đồng mặc nhiên bị vô hiệu.
Thứ hai, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là công cụ pháp lý bảo vệ
quyền lợi chính đáng của các bên.
Trong giao dịch thương mại quốc tế nói chung và trong việc mua bán
hàng hóa quốc tế nói riêng, các bên chủ thể luôn ràng buộc lẫn nhau về quyền
và nghĩa vụ. Theo đó, một bên có quyền nhận tiền và phải giao hàng còn một
bên có quyền nhận hàng và phải trả tiền. Tuy nhiên, những quyền và nghĩa vụ
này chỉ có thể được bảo đảm khi nó được thể hiện trong hợp đồng giữa các
bên. Nói cách khác, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là công cụ để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của các chủ thể.
Thứ ba, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữ vai trò chủ đạo trong
giao dịch thương mại quốc tế.
Khi hợp đồng thương mại quốc tế trở thành công cụ để các bên tham
gia giao dịch thương mại quốc tế để bảo vệ mình thì đồng thời đã giữ vai trò
chủ đạo trong giao dịch thương mại quốc tế. Có thể thấy thương mại là khâu
gắn kết giữa sản xuất với tiêu dùng. Vì vậy, khi hợp đồng thương mại quốc tế
được coi là công cụ đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể thì nó tạo
ra môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh giao dịch thương mại.
Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giúp cơ quan chức năng
của Nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trên cơ sở những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết, các
cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm soát được hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Thông qua các hoạt động kiểm tra các hợp đồng, các giao dịch của
chủ thể trong thương mại quốc tế, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước


19

có thể nắm bắt kịp thời các hoạt động kinh doanh, đồng thời đều chỉnh các
hoạt động này bằng cách ban hành các chính sách và pháp luật phù hợp để

thức đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân.


×