Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự việt nam và thực tiễn áp dụng tại các tòa án nhân dân ở tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ VÂN HỒNG

TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI CÁC TOÀN ÁN NHÂN DÂN Ở TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HƢƠNG

HÀ NỘI - 2014








1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Nhân đạo xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng
trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Quy định của pháp luật hình sự về
các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (viết tắt là TTGNTNHS) là kết quả
của sự thể chế hóa chính sách nhân đạo của Nhà nước trong xử lý tội phạm.
Chính vì vậy, việc quy định về các TTGNTNHS là phần không thể thiếu
trong Bộ luật hình sự Việt Nam (viết tắt là BLHS). Theo quy định tại Điều 45
BLHS thì,“khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của BLHS,
cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm
hình sự”. Điều đó thể hiện, việc cân nhắc các TTGNTNHS là một trong
những căn cứ rất quan trọng khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Việc quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ trong xử lý tội phạm đều có
thể đem lại những hệ quả tiêu cực đối với việc cảỉ tạo, giáo dục người phạm
tội nói riêng và đối với xã hội nói chung. Việc nhận thức và áp dụng đúng các
TTGNTNHS đối với người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp
người phạm tội nhận thức rõ tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội của mình qua đó giúp họ cải tạo tốt để sớm trở thành người có ích cho xã
hội. Mặt khác, việc nhận thức và áp dụng đúng các TTGNTNHS còn đề cao
sự công bằng và tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam qua đó có tác dụng
giáo dục người dân ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, củng cố lòng tin của
nhân dân đối với pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng. Tất cả những
điều đó sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm ở Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang đẩy mạnh công cuộc cải
cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08- NQ/TW và Nghị quyết số
49NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị, trong đó xác định công tác xét
xử là trọng tâm; bản án hình sự của Toà án phải bảo đảm đúng pháp luật; hình
phạt mà Toà án áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng với tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh



2
phòng, chống tội phạm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các quy định về
TTGNTNHS giúp cho người áp dụng nhận thức rõ và áp dụng đúng các tình
tiết này trong hoạt động xét xử; phát hiện, chỉ rõ những vấn đề vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng các tình tiết này đồng thời đưa ra những giải pháp cho
việc giải thích, hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung các TTGNTNHS để nâng
cao hiệu quả, phát huy tác dụng của các tình tiết này trong hoạt động xét xử
của ngành Toà án nói chung, các Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc (viết tắt là
TAND) nói riêng là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng nêu trên, tác giả chọn đề tài “Tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp
dụng tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, có khá nhiều các công trình nghiên cứu, bài
viết ở các cấp độ, khía cạnh khác nhau về các TTGNTNHS trong đó tiêu biểu
là các công trình nghiên cứu sau đây:
- Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (Luận án tiến sĩ luật
học), của tác giả Dương Tuyết Miên bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội năm 2003;
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt
Nam (Luận án tiến sĩ luật học), của tác giả Trần Thị Quang Vinh bảo vệ tại
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội năm 2003;
- Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc định tội danh và
quyết định hình phạt (Luận văn thạc sĩ luật học), của tác giả Phạm Thị Thanh
Nga bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2004.
- Một số bài viết đăng trên các tạp chí: “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 1999 của tác giả Dương
Tuyết Miên (Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2003); “Lại bàn về tình tiết giảm

nhẹ” của tác giả Quách Thành Vinh (Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2005);
“Về một số tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự do
Tòa án tự áp dụng” của tác giả Nguyễn Văn Trượng (Tạp chí Tòa án nhân


3
dân số 16/2005); “Nhân thân người phạm tội- Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt (Tạp chí Tòa án nhân dân số
1/2002).
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích làm rõ những vấn đề lý
luận cơ bản liên quan đến việc xác định và áp dụng các TTGNTNHS; phân
tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng cũng như hoàn thiện
các TTGNTNHS trong BLHS Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
thống về lý luận cũng như làm rõ thực tiễn áp dụng các TTGNTNHS tại các
TAND ở tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
BLHS và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các TTGNTNHS trong công tác
xét xử của ngành Tòa án nói chung và các TAND ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích làm rõ những vấn đề lý luận về việc xác định và
áp dụng các TTGNTNHS; đánh giá thực tiễn xét xử áp dụng các TTGN tại các
TAND ở tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện BLHS và
nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các TTGNTNHS trong thực tiễn.
Với mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn được xác định là:
+ Phân tích khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa quy định các
TTGNTNHS.
+ Phân tích nội dung các TTGNTNHS trong BLHS Việt Nam.
+ Phân tích thực tiễn áp dụng các TTGNTNHS tại các TAND ở tỉnh
Vĩnh Phúc thời gian (2009-2013); phát hiện, chỉ rõ những hạn chế, vướng
mắc và nguyên nhân những hạn chế, vướng mắc đó đồng thời đưa ra các giải

pháp khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các tình tiết này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu làm rõ những vấn đề
lý luận về các TTGNTNHS và thực tiễn áp dụng các tình tiết này tại các
TAND ở tỉnh Vĩnh Phúc.


4
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của BLHS
về các TTGNTNHS và thực tiễn áp dụng các TTGNTNHS tại các TAND ở
tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phổ biến của khoa học luật như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê…
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về các TTGNTNHS;
phân tích rõ thực trạng, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các TTGN
TNHS tại các TAND ở tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện BLHS về các TTGNTNHS và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng các tình tiết này tại các TAND ở tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm ba chương.
Chương 1: Những vấn đề chung về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự.
Chương 2: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật
hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình

sự tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc; những hạn chế, vướng mắc và
giải pháp khắc phục.


5
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Theo từ điển Luật học thì thuật ngữ “tình tiết giảm nhẹ TNHS” được
hiểu là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể
của một loại tội giảm đi so với trường hợp bình thường và do đó được coi là
căn cứ để giảm nhẹ TNHS đối với trường hợp phạm tội đó [15, tr.116]. Như
vậy, TTGNTNHS có thể hiểu là những tình tiết trong vụ án có ý nghĩa làm
giảm nhẹ mức độ TNHS của người phạm tội.
Điều 45 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào
quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
TNHS”. Chính vì vậy, để quyết định hình phạt đối với người phạm tội được
chính xác, luật hình sự Việt Nam coi các TTGNTNHS là một trong các căn
cứ quyết định hình phạt độc lập bên cạnh các căn cứ khác: Căn cứ vào các
quy định của BLHS; căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội và căn cứ vào nhân thân người phạm tội.
Nghiên cứu một số quy định về các TTGNTNHS của pháp luật hình sự
của một số nước, tác giả nhận thấy, có một số nước quy định các TTGN
TNHS là căn cứ quyết định hình phạt bên cạnh các căn cứ khác. Ví dụ, BLHS
Liên bang Nga quy định các TTGN là căn cứ quyết định hình phạt cùng với
các căn cứ quyết định hình phạt khác trong cùng một điều luật tại khoản 3

Điều 60 BLHS và tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật này còn quy định cụ thể các
TTGN hình phạt bao gồm 10 tình tiết. Ngoài ra khoản 2 Điều 61 BLHS Nga
quy định “Khi áp dụng hình phạt có thể cân nhắc các tình tiết khác không
được quy định tại khoản 1 Điều này là các tình tiết giảm nhẹ hình phạt” [12,
tr.78]. Bên cạnh đó, Điều 62 BLHS Nga quy định việc áp dụng hình phạt khi


6
có các TTGN. Quy định này của BLHS Nga là điều kiện thuận lợi cho Tòa án
quyết định hình phạt được đúng và thống nhất.
Khác với BLHS Nga, BLHS của Cộng hoà Liên bang Đức không quy định
các TTGNTNHS trong điều luật về các căn cứ quyết định hình phạt. Cụ thể:
Điều 46 BLHS của Đức quy định :(1)“Lỗi của người thực hiện tội
phạm là cơ sở cho việc lượng hình. Những tác động của hình phạt đến cuộc
sống tương lai của người thực hiện tội phạm trong xã hội được dự liệu cần
phải được xem xét”. Để cụ thể hóa nguyên tắc lượng hình trên đây, Điều 46
quy định tiếp:(2)“Khi lượng hình, tòa án cân nhắc qua lại giữa các tình tiết
có lợi và các tình tiết không có lợi cho người thực hiện tội phạm. Trước hết
là: Các động cơ và mục đích của người thực hiện tội phạm, quan điểm được
phản ánh từ hành vi và ý chí dành cho hành vi mức độ vi phạm nghĩa vụ cách
thức thực hiện hành vi và các ảnh hưởng có lỗi của hành vi, cuộc sống trước
đó của người thực hiện tội phạm, hoàn cảnh cá nhân và kinh tế cũng như xử
sự của người đó sau khi thực hiện hành vi, đặc biệt là sự cố gắng bồi thường
thiệt hại của họ cũng như cố gắng của họ để đạt được việc hòa giải với người
bị xâm hại” [11, tr.44, tr.46].
Với quy định này, Luật hình sự của Đức chỉ định hướng chung cho việc
quyết định hình phạt qua việc đưa ra các loại tình tiết cần xem xét, đánh giá
mà không quy định về các TTGNTNHS.
Đối với Việt Nam, các nhà làm luật quy định các TTGNTNHS là một
căn cứ quyết định hình phạt độc lập bên cạnh các căn cứ khác nhằm mục đích

buộc Tòa án phải cân nhắc các tình tiết này trong mối liên hệ với toàn bộ vụ
án để quyết định hình phạt cho người phạm tội được chính xác.
Khoản 1 Điều 46 BLHS đã quy định cụ thể các TTGNTNHS làm cơ sở
pháp lý cho Tòa án khi quyết định hình phạt. Đây là các TTGN đã được tổng
kết trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và được ghi nhận chính
thức trong luật. Nghiên cứu các TTGNTNHS được quy định tại khoản 1 Điều
46 BLHS, chúng ta có thể thấy, các tình tiết này thuộc các nhóm tình tiết có
đặc điểm là: các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội; các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo của người phạm tội nhằm cải


7
tạo, giáo dục người phạm tội và các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của
người phạm tội. Tất cả các tình tiết này đều có đặc điểm chung là những tình
tiết có ý nghĩa làm giảm mức độ TNHS của người phạm tội.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm các TTGN
TNHS.
Có quan điểm cho rằng: “TTGNTNHS là những tình tiết đã được quy
định trong BLHS hoặc do Tòa án xác định dựa trên hướng dẫn của cơ quan
có trách nhiệm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của
họ. Những tình tiết này có ý nghĩa làm giảm nhẹ mức độ TNHS của người
phạm tội” [5, tr.87].
Quan điểm khác thì cho rằng: “TTGNTNHS là tình tiết được quy định
trong phần chung BLHS với tính chất là TTGN chung hoặc là tình tiết do Tòa
án tự xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án (nếu trong vụ án hình sự
không có tình tiết này), đồng thời là một trong những căn cứ để cơ quan tư
pháp hình sự có thẩm quyền và Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình
sự tương ứng cá thể hóa TNHS và hình phạt của người phạm tội theo hướng
giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt” [1, tr.16].

Quan điểm khác lại cho rằng: “Các TTGNTNHS là những tình tiết của
vụ án hình sự, liên quan đến việc giải quyết TNHS, có ý nghĩa làm giảm mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt
hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng và giá trị
giảm nhẹ TNHS của chúng chưa được ghi nhận trong chế tài” [16, tr.45].
Như vậy, tuy có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau nhưng các quan
điểm trên đều thể hiện rõ những đặc điểm của các TTGNTNHS là: Các tình
tiết được ghi nhận trong Phần chung của BLHS (Điều 46) hoặc là tình tiết
được ghi nhận trong văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc do Tòa án
xác định; là căn cứ để quyết định hình phạt, ảnh hưởng làm giảm nhẹ TNHS
của người phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt xác định. Các tình tiết
này đều là các tình tiết liên quan đến việc giải quyết TNHS, phản ánh mức độ


8
ít nguy hiểm so với các trường hợp phạm tội thông thường, phản ánh khả
năng cải tạo, giáo dục người phạm tội hoặc hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Nói tóm lại: Các TTGNTNHS là những tình tiết của vụ án hình sự, đã
được quy định trong BLHS hoặc do Tòa án xác định, phản ánh tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục
hoặc hoàn cảnh (đặc điểm) đặc biệt của người phạm tội. Những tình tiết này
có ý nghĩa làm giảm nhẹ mức độ TNHS của người phạm tội.
Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự cũng như thực
tiễn xét xử áp dụng các TTGNTNHS cho thấy mỗi TTGN trong các trường
hợp khác nhau thì sự ảnh hưởng của chúng đối với TNHS của người phạm tội
khác nhau song tất cả các TTGNTNHS có đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, các TTGNTNHS là những tình tiết được quy định trong
BLHS hoặc Tòa án xác định. Nghĩa là các tình tiết này phải được quy định tại
khoản 1 Điều 46 BLHS; hoặc là các tình tiết được Tòa án công nhận khi áp
dụng quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS khi quyết định hình phạt đối với

người phạm tội (bao gồm các tình tiết được quy định trong Nghị quyết số
01/2000/NQ - HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối
cao, hoặc các tình tiết khác do Tòa án xác định, ghi rõ trong bản án). Điều đó
cho thấy các TTGNTNHS rất đa dạng. Các TTGN không những được quy
định tại khoản 1 Điều 46 BLHS mà còn được xác định (thêm), áp dụng đối
với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Quy định này phù hợp với thực tiễn áp
dụng cũng như nguyên tắc nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam.
- Thứ hai, các TTGNTNHS là các tình tiết có lợi cho người phạm tội.
Sự xuất hiện của các TTGN trong vụ án hình sự làm giảm các hậu quả bất lợi
đối với người phạm tội. Điều đó được thể hiện trong mỗi vụ án cụ thể , tùy
thuộc vào sự xuất hiện của các TTGN người phạm tội có thể được xử lý áp
dụng theo tội danh, khung hình phạt hoặc loại hình phạt nhẹ hơn. Ví dụ, được
xử lý theo tội danh nhẹ hơn như: A đi làm đồng về thì thấy mọi người đang
chửi mắng B vì B đã có hành vi hãm hiếp cháu C (con gái của A). Quá tức, A
liền cầm cuốc đánh. B chết do bị A đánh cuốc vào đầu. Vụ việc đã được xác
định A đã giết B và có TTGN là phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích


9
động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân (Điều 95 BLHS) chứ
không phải theo tội giết người (Điều 93 BLHS). Có trường hợp người phạm
tội được xử lý theo khung hình phạt nhẹ hơn như: A phạm tội trộm cắp tài sản
trị giá 2 triệu đồng (tức khoản 1 Điều 138). Vì A có 2 TTGN quy định tại
khoản 1 Điều 46 BLHS. Khi quyết định hình phạt Tòa án áp dụng Điều 47
BLHS có thể xử phạt A 3 tháng tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt)
hay chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn như phạt cải tạo
không giam giữ.
- Thứ ba, mức độ giảm nhẹ TNHS của mỗi tình tiết là do Tòa án cân
nhắc, xem xét và quyết định. Pháp luật không quy định cụ thể các TTGN có
ảnh hưởng như thế nào đối với hành vi phạm tội và TNHS của họ. Vì vậy, các

tình tiết này có ảnh hưởng thế nào đối với hành vi phạm tội cũng như TNHS
của họ là do Toà án cân nhắc và quyết định. Ví dụ, khi người phạm tội có 2
TTGN quy định tại Điều 46 BLHS thì tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể, đối
với người phạm tội này có thể được Tòa án quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề mà điều luật quy định hoặc trong
trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật thì Tòa án có thể quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn còn đối với người phạm tội kia lại không được áp dụng.
- Thứ tư, mức độ ảnh hưởng của mỗi TTGN đến mức độ nguy hiểm của
hành vi cũng như mức độ TNHS của người phạm tội không giống nhau. Có
tình tiết ảnh hưởng nhiều, có tình tiết ảnh hưởng ít; có tình tiết chỉ có ý nghĩa
đối với tội này mà không có ý nghĩa giảm nhẹ đối với tội khác. Ví dụ, cùng
phạm tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94 BLHS nhưng người phạm tội
này có tình tiết phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do tự
mình gây ra (điểm e khoản 1 Điều 46 BLHS) còn người phạm tội kia có tình
tiết người phạm tội tự thú (điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS). Khi quyết định
hình phạt, người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn mà không phải do tự mình gây ra (điểm e khoản 1 Điều 46 BLHS)
sẽ nhẹ hơn so với người phạm tội tự thú (điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS)


10
nhưng nếu những người phạm tội gián điệp quy định tại Điều 80 BLHS thì
ngược lại. Người phạm tội có tình tiết phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn mà không phải do tự mình gây ra (điểm e khoản 1 Điều 46 BLHS) sẽ
không được xem xét miễn TNHS nhưng nếu có tình tiết người phạm tội tự thú
(điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS), thành khẩn khai báo và không thực hiện
nhiệm vụ được giao thì người phạm tội còn được miễn TNHS.
- Thứ năm, TTGNTNHS chỉ được sử dụng một lần đối với một hành vi

phạm tội. Nói cách khác là một TTGNTNHS không được sử dụng đồng thời
là tình tiết (giảm nhẹ) định tội hoặc tình tiết (giảm nhẹ) định khung hình phạt
hay giảm nhẹ hình phạt. Khoản 3 Điều 46 BLHS quy định: “Các tình tiết
giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định
khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình
phạt”. Ví dụ người phạm tội bị xét xử theo Điều 95 BLHS “Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Trong trường hợp này mặc dù
người phạm tội có TTGN được quy định tại điểm đ Điều 46 BLHS “Phạm tội
trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của
người bị hại hoặc người khác gây ra” nhưng khi Tòa án sử dụng làm tình tiết
định tội trong Điều 95 BLHS thì tình tiết đó không được xem là TTGNTNHS
khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
1.2. PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TÌNH
TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Các TTGNTNHS mặc dù đều có đặc điểm chung là những tình tiết
phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; phản ánh khả
năng cải tạo của người phạm tội hoặc phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ cần
được xem xét để hình phạt đã tuyên có tính khả thi hoặc đảm bảo thực hiện
các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Song các TTGN lại rất khác nhau
trong nội dung phản ánh, tính chất, mức độ ảnh hưởng đến tội phạm và TNHS
của người phạm tội.
Trong khoa học luật hình sự có nhiều cách phân loại TTGNTNHS.
Theo giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội, các TTGNTNHS được chia
thành ba nhóm [13, tr.265] :


11
- Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
bao gồm:

+ Tình tiết liên quan đến mức độ hậu quả như: người phạm tội đã ngăn
chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; người phạm tội tự nguyện sửa chữa,
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại
hoặc thiệt hại không lớn.
+ Tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến mức độ nguy
hiểm của hành vi và người phạm tội như: Phạm tội lần đầu và thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng.
+ Tình tiết ảnh hưởng đến mức độ lỗi như: Phạm tội trong trường hợp
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp
thiết; bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc
người khác gây ra; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức; phạm tội do
lạc hậu; người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo của người phạm tội bao gồm
các tình tiết: người phạm tội tự thú; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn
năn hối cải; người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát
hiện, điều tra tội phạm; người phạm tội lập công chuộc tội; người phạm tội là
người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
- Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội bao gồm
các tình tiết: người phạm tội là phụ nữ có thai; người phạm tội là người già;
phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra.
Cách phân loại trên đã được nhiều tác giả đề cập đến, trong đó có tác
giả đã phân loại các TTGNTNHS thành ba nhóm: “Các TTGNTNHS ảnh
hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; Các
TTGNTNHS phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội; Các
TTGNTNHS phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội” [5, tr.89]
Có thể thấy, cách phân loại này về cơ bản vẫn giống như cách phân loại
trên, chỉ khác là đã đưa tình tiết người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt
tác hại của tội phạm và tình tiết người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi



12
thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thuộc vào nhóm TTGNTNHS phản ánh
khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội để làm rõ tiêu chí xác định của
nhóm tình tiết đó. Thực ra, mỗi cách phân loại trên đều có yếu tố hợp lý và
những vướng mắc nhất định. Những vướng mắc đó xuất phát từ đặc thù của
chính các TTGNTNHS. Chính vì vậy, không có một cách phân loại nào mang
tính tối ưu để có một sự phân chia hoàn chỉnh tuyệt đối.
Từ góc độ nghiên cứu dựa trên đặc điểm, tính chất của các
TTGNTNHS, có thể phân loại thành các nhóm cơ bản sau:
- Các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội được quy định trong BLHS là những tình tiết như: người phạm tội đã ngăn
chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; phạm tội lần đầu và thuộc trường
hợp ít nghiêm trọng; phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại
không lớn. Các TTGNTNHS này đều có điểm chung là ảnh hưởng trực tiếp
đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội
được quy định trong BLHS là những tình tiết như: người phạm tội tự nguyện
sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; người phạm tội tự thú;
người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; người phạm tội tích cực
giúp đỡ các cơ quan điều tra có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
người phạm tội đã lập công chuộc tội; người phạm tội là người có thành tích
xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. Các TTGNTNHS
của nhóm tình tiết này gắn liền với những biểu hiện ghi nhận quá trình phấn
đấu tốt của bản thân người phạm tội trước khi thực hiện tội phạm, thái độ ăn
năn hối lỗi của người phạm tội đối với hành vi phạm tội của mình .
- Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh (đặc điểm) đặc biệt của người phạm
tội được quy định trong BLHS là những tình tiết như: phạm tội trong trường
hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết; bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại

hoặc người khác gây ra; phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không
phải do mình tự gây ra; phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức; phạm
tội do lạc hậu; người phạm tội là người già; là phụ nữ có thai; là người có


13
bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình. Các TTGNTNHS của nhóm tình tiết này không những phản ánh hoàn
cảnh đặc biệt của người phạm tội mà còn gắn liền với chính sách nhân đạo
của Nhà nước trong xử lý tội phạm.
Việc chia nhóm các TTGNTNHS theo cách phân loại trên như chỉ có
tính chất tương đối. Bởi vì, có một số TTGNTNHS có thể vừa phản ánh tính
ít nguy hiểm của tội phạm, vừa phản ánh hoàn cảnh (đặc điểm) đặc biệt của họ.
Ví dụ, tình tiết “phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức” là TTGN nó vừa
thể hiện tính ít nguy hiểm của hành vi phạm tội, vừa thể hiện việc phạm tội
trong hoàn cảnh đặc biệt do bị người khác đe dọa, cưỡng bức dẫn đến phạm tội.
Hay như tình tiết “người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội
phạm” là TTGN vừa thể hiện tính ít nguy hiểm của hành vi phạm tội vừa thể
hiện phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội.
Ý nghĩa của việc quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Tình tiết giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự là những tình tiết có ý
nghĩa làm giảm đi tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, làm cơ sở cho việc
quyết định hình phạt giảm nhẹ hơn đối với một hành vi phạm tội nhất định.
Chính vì vậy, việc quy định các TTGNTNHS trong pháp luật hình sự có ý
nghĩa quan trọng cả về phương diện xã hội cũng như phương diện pháp lý.
Về phương diện xã hội: Việc quy định các TTGNTNHS là một bảo
đảm quan trọng để thực hiện bình đẳng xã hội trong lĩnh vực hình sự và thực
hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta trong xử lý tội phạm. Bởi lẽ, tội
phạm được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể với những đặc điểm khác biệt
về nhân thân (như trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, thái độ đối với pháp

luật..), với sự khác nhau về mức độ thực hiện tội phạm, hình thức thực hiện
tội phạm, mức độ lỗi, mức độ tác hại xảy ra trên thực tế. Những tình tiết này ở
mức độ nhất định có ảnh hưởng đến TNHS của người phạm tội. Việc quy
định các TTGNTNHS trong pháp luật hình sự không những để thực hiện bình
đẳng xã hội trong lĩnh vực hình sự mà còn nhằm thực hiện chính sách hình sự
của Nhà nước trong lĩnh vực xử lý tội phạm. Một trong những nội dung quan
trọng của chính sách hình sự đã được ghi nhận tại Điều 3 BLHS là: Chính


14
sách hình sự của Nhà nước là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, cưỡng chế
với thuyết phục, giáo dục người phạm tội. Như vậy, về phương diện xã hội,
việc quy định các TTGNTNHS trong pháp luật hình sự thực sự trở thành
phương tiện cần thiết để thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta trong
xử lý tội phạm.
Về phương diện pháp lý: Việc quy định các TTGNTNHS là căn cứ
quyết định hình phạt không chỉ hướng dẫn cho các Tòa án đánh giá đúng mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội để
từ đó tuyên một hình phạt phù hợp mà còn đảm bảo việc áp dụng thống nhất
các TTGN trong phạm vi cả nước, góp phần hạn chế tình trạng tùy tiện trong
áp dụng pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nghiên cứu các quy định của BLHS Việt Nam cũng như một số quy
định của pháp luật nước ngoài và một số quan điểm khác nhau về các
TTGNTNHS, tác giả rút ra kết luận sau:
Về khái niệm: Các TTGNTNHS là những tình tiết của vụ án hình sự,
đã được quy định trong BLHS hoặc do Tòa án xác định, phản ánh tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo
dục hoặc hoàn cảnh (đặc điểm) đặc biệt của người phạm tội. Những tình tiết

này có ý nghĩa làm giảm nhẹ mức độ TNHS của người phạm tội.
Về đặc điểm: Các TTGNTNHS là những tình tiết được quy định trong
BLHS hoặc Tòa án xác định; có lợi cho chủ thể; sự ảnh hưởng của các TTGN
đến việc quyết định hình phạt do Tòa án cân nhắc, xem xét và ảnh hưởng của
từng TTGN đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội không giống nhau
và một TTGNTNHS không đồng thời là TTGN định tội hoặc định khung hình
phạt. Tất cả các TTGNTNHS đều là những tình tiết phản ánh tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; khả năng cải tạo, giáo dục hoặc hoàn
cảnh (đặc điểm) đặc biệt của người phạm tội.


15
Về phân loại: Dựa trên đặc điểm, tính chất của các TTGNTNHS có thể
phân loại thành ba nhóm cơ bản là: các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội; các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo
dục và các tình tiết phản ánh hoàn cảnh (đặc điểm) đặc biệt của người phạm
tội. Việc phân loại này giúp cho việc áp dụng, xác định các TTGN được chính
xác, khách quan.
Về ý nghĩa: Các TTGNTNHS có ý nghĩa quan trọng cả về phương diện
xã hội cũng như phương diện pháp lý. Các TTGN này là những làm giảm đi
tính nguy hiểm của hành vi phạm tội, làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt
giảm nhẹ hơn đối với một hành vi phạm tội nhất định. Việc quy định
TTGNTNHS không những thể hiện bình đẳng xã hội trong lĩnh vực hình sự
mà còn nhằm thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong xử lý tội
phạm. Ngoài ra, còn là căn cứ để quyết định hình phạt đối với người phạm tội
một cách đúng đắn, khách quan.


16
Chƣơng 2

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƢỢC
QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 46 BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, các TTGNTNHS bao gồm
18 tình tiết. Dựa trên đặc điểm, tính chất của các TTGNTNHS chúng ta có thể
phân loại các tình tiết này thành ba nhóm sau:
- Các tình tiết phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
- Các tình tiết phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội
- Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh (đặc điểm) đặc biệt của người phạm tội.
2.1.1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phản ánh tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
2.1.1.1. Người phạm tội đã ngăn chặn; làm giảm bớt tác hại của tội
phạm (điểm a khoản 1 Điều 46 BLHS)
Ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm là trường hợp người
phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm hoặc sau khi thực hiện tội phạm
có hành vi không cho hậu quả của tội phạm xảy ra hoặc làm giảm bớt hậu quả
của nó. Trong thực tiễn, tình tiết này thể hiện ở việc người phạm tội có hành
vi, biện pháp cụ thể hạn chế hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Ví
dụ như sau khi vô ý làm cháy nhà đã lao vào chữa cháy, cứu người bị hại, tài
sản hoặc sau khi tấn công vào người bị hại đã nhanh chóng đưa họ đi cấp cứu.
Trong nhiều trường hợp nếu người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt
hậu quả của tội phạm có thể được loại trừ TNHS như đối với trường hợp tự
nguyện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Ví dụ: Trần Thị G do bực tức với
Nguyễn Văn M nên định giết cháu bé Nguyễn Hương K (con gái của M) để
trả thù. G đã tẩm thuốc độc vào chiếc bánh bao và cho cháu K. Khi K cầm
bánh đưa lên miệng định ăn thì G nhận thấy hành vi của mình quá độc ác nên
giật chiếc bánh ném đi. Trong trường hợp này G đã có hành vi ngăn chặn



17
được tác hại xảy ra nếu không có hành vi giật chiếc bánh đó để K ăn sẽ gây
hậu quả làm K chết. Hành vi giật chiếc bánh có thuốc độc ném đi này G có
thể được loại trừ TNHS như đối với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội.
Bên cạnh vai trò là TTGNTNHS khi quyết định hình phạt, tình tiết
người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm còn là căn cứ
để miễn TNHS, miễn hình phạt cho người không tố giác tội phạm theo quy
định tại khoản 3 Điều 314 BLHS:“Người không tố giác nếu đã có hành động
can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được
miễn TNHS hoặc miễn hình phạt”. Điểm đặc trưng của việc hạn chế tác hại
của tội phạm trong trường hợp này là người hạn chế tác hại của tội phạm
không phải là người đã gây ra những thiệt hại cho xã hội mà do người phạm
tội khác đã gây ra trước đó và người không tố giác có ý thức tích cực là đã
hạn chế tác hại có thể xảy ra.
BLHS quy định tình tiết này là TTGNTNHS được quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 46 BLHS nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho
xã hội do tội phạm gây ra ngay cả khi hành vi phạm tội đã chấm dứt.
2.1.1.2. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không
lớn (điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS)
Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn là
trường hợp đã thực hiện tội phạm nhưng chưa gây ra hậu quả cho xã hội hoặc
tuy hậu quả đã xảy ra nhưng không lớn vì được hạn chế do những nguyên
nhân có thể xuất phát từ trong hoặc ngoài ý muốn của người phạm tội. Mức
độ giảm nhẹ TNHS đối với người phạm tội tùy thuộc vào tính chất và mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội mà họ thực hiện.
Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay, có ý kiến cho rằng phạm vi
áp dụng TTGN này chỉ sử dụng đối với các tội có cấu thành vật chất, còn đối
với các tội có cấu thành hình thức thì không được áp dụng.

Trường hợp phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại
không lớn nó liên quan đến hậu quả của tội phạm, khách thể mà tội phạm xâm
hại, chứ không liên quan đến tội phạm có cấu thành vật chất hay cấu thành


18
hình thức hoặc chỉ đơn thuần là thiệt hại về mặt tài sản. Ví dụ: H thấy K đội
một chiếc mũ rất đẹp (trị giá 25.000đ), H chặn đường K lại và bảo “mày đưa
chiếc mũ đang đội đầu cho tao”. K không cho nên bị H tát một cái vào má trái
của K để dọa K, sau đó chiếm đoạt chiếc mũ của K. Trong trường hợp này H
đã phạm tội “cướp tài sản”. Rõ ràng là H phạm tội gây thiệt hại không lớn
(25.000đ) nhưng lại không áp dụng TTGN tại điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS
để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn đó
chính là những thiệt hại do tội phạm gây ra, có thể là tính mạng, sức khỏe, tài
sản và các mặt khác, tùy theo từng tội phạm quy định tại từng điều luật cụ thể
trong BLHS để cho rằng phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại
không lớn. Trong thực tiễn chưa có văn bản luật nào quy định đối với tội
cướp tài sản hay các tội có cấu thành hình thức thì không được áp dụng điểm
g khoản 1 Điều 46 BLHS. Chính vì vậy, khi chưa có quy định cụ thể hoặc văn
bản hướng dẫn nên áp dụng theo hướng có lợi cho bị cáo.
2.1.1.3. Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm
h khoản 1 Điều 46 BLHS)
Đây là tình tiết được áp dụng khi có đủ hai điều kiện: phạm tội lần đầu
và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Trong thực tiễn khi áp dụng TTGN này, các Toà án có sự nhận thức
khác nhau về nội dung nên áp dụng không thống nhất:
Về trường hợp “phạm tội lần đầu” có nhiều quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: phạm tội lần đầu là lần đầu tiên bị đưa ra xét
xử. Nếu người phạm tội đã nhiều lần phạm tội nhưng chưa lần nào bị Tòa án

kết án thì vẫn được coi là phạm tội lần đầu. Ví dụ năm 2012, Nguyễn Văn A bị
Công an phường xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp; ngày 15/3/2013
Nguyễn Văn A lại trộm cắp tài sản trị giá 1.000.000 đồng và bị truy tố theo
khoản 1 Điều 138 BLHS; khi quyết định hình phạt đối với Nguyễn Văn A, Tòa
án xác định bị cáo A “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
Quan điểm thứ hai cho rằng: phạm tội lần đầu là trường hợp lần đầu bị
đưa ra xét xử hoặc tuy đã bị đưa ra xét xử nhiều lần, nhưng trước khi bị đưa ra


×