Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUY TRÌNH sản XUẤT bột CACAO TRUYỀN THỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 17 trang )

QUY TRÌNH SẢN XUẤT BỘT CACAO
TRUYỀN THỐNG (THEO PHƯƠNG
PHÁP KIỀM HÓA CACAO KHỐI):
1. Quy trình công nghệ sản xuất:

Hạt cacao

Làm sạch

Tạp chất

Rang

Tách vỏ

Vỏ

Nghiền

K2CO3

Kiềm hóa

Ép bơ

Bơ cacao

Nghiền

Phân loại


Bao bì

Bao gói

Bột cacao


Hình. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột cacao theo phương pháp kiềm hóa dịch
cacao.
2. Thuyết minh quy trình:
2.1. Làm sạch:
 Mục đích:
Quá trình này nhằm chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo như rang, nghiền, tách vỏ…)
bằng việc loại bỏ tạp chất lẫn trong nguyên liệu như cát, đá, gỗ vụn, mảnh kim loại, vải
sợi từ các bao vận chuyển…Qúa trình làm sạch là rất cần thiết để đảm bảo yêu cầu về
chất lượng của hạt khi nghiền và tách vỏ cũng như chống nhưng tác động cơ học của các
tạp chất với thiết bị làm giảm tuổi thọ hoặc gây gián đoạn dây chuyền trong các giai đoạn
xử ls sau đó. Đồng thời, làm sạch giúp nâng cao độ đồng nhất và chất lượng nguyên liệu.
 Các biến đổi:
 Vật lý: chủ yếu là thay đổi tỉ trọng của nguyên liệu do tạp chất đã bị loại bỏ.
 Các biến đổi khác: không đáng kể.
 Thiết bị:
Làm sạch bao gồm một loạt các thao tác liên tục, trong đó có các hệ thống sàng nhiều
cấp để loại các tạp chất kích thước khác nhau, dùng từ trường để loại mạt sắt, sử dụng
phương pháp rung và khí động dựa trên tỷ trọng để tách đá, bụi và vỏ.
Dòng hạt cacao nguyên liệu được đưa đến vị trí nhập liệu (A) của thiết bị sàng phân
loại hai tầng dạng con lăn. Ở sàng trên cùng, nhưng tạp chất kích cỡ lớn như mảnh gỗ, cỏ,
cao su… bị giữ lại và loại bỏ theo con đường (C). Những hạt qua được sàng này sẽ rơi
xuống sàng dưới. Tại đây, những tạp chất nhỏ hơn như cát,… sẽ được thải bỏ qua các khe
của sàng. Đặc biệt, các tạp chất nhẹ nhưng có kích thước lớn (bụi, vỏ khô…) không qua

được lỗ sàng sẽ bám lên trên bề mặt đống hạt được tách ra theo đường (B) nhờ hệ thống
quạt hút liên tục.
Sau khi đã được phân loại sơ bộ, dòng hạt cacao tiếp tục được vận chuyển đến thiệt bị
phân loại từ tính (2) để loại bỏ những mảnh sắt vụn, kim loại lẫn bên trong đống hạt.
Cuối cùng hạt sẽ được đưa đến thiết bị phân ly tầng sôi (3), phân loại bằng trọng lực,
quá trình này phân loại dựa trên sự khác biệt về tỉ trọng của các phần tử trong đống hạt.
Mục đích của quá trình này nhằm loại bỏ những tạp chất vẫn còn sót lại trong đống hạt
(do có kích thước xấp xỉ với hạt cacao hay do quá trình phân ly ở trên chưa triệt để…).
Khi đó, dòng hạt cacao được đưa đến một bề mặt có đục lỗ và được đặt nằm nghiêng so
với mặt đất. Không khí sẽ được thổi qua những lỗ này từ dưới lên trên vuông góc với bề
mặt sàn kết hợp với chuyển động rung lắc có tác dụng làm cho khối hạt tung lên trên.


Dòng cacao có trọng lượng nhỏ chịu tác dụng của khí thổi sẽ chuyển động về phía cuối
của sàn (F), trong khi đó những tạp chất có trọng lượng lớn hơn không chịu tác dụng của
khí thổi sẽ chuyển động theo chiều ngược lại ra ngoài ở vị trí (E).
Sơ đồ hệ thống thiết bị làm sạch cacao:

Hình. Sơ đồ hệ thống làm sạch
A: Dòng cacao nhập liệu

E: Dòng thu hồi mạt sắt

B: Dòng tạp chất thô

F: Dòng tạp chất có khối lượng riêng lớn

C: Dòng tạp chất có kích thước nhỏ

G: Dòng cacao đã được làm sạch


D: Dòng khí hút tạp chất có khối lượng riêng nhỏ (bụi bẩn, vỏ…)
2.2.

Rang:


 Mục đích:
Rang là một quá trình cung cấp nhiệt liên tục trong một khoảng thời gian vừa đủ để
không làm cháy lớp vỏ hạt mà chỉ làm nóng đều đặn hạt nhằm:

-

-

 Tăng độ nở phồng của hạt, thay đổi cấu trúc vỏ từ đó làm yếu đi liên kết giữa vỏ
và nhân cacao giúp cho hạt cacao dễ bị tách vỏ hơn. Đồng thời quá trình này góp
phần đưa độ ẩm của nguyên liệu xuống 2.5-5% tăng hiệu suất cho quá trình nghiền
thô sau đó.
 Biến đổi nhưng hợp chất màu và mùi có sẵn trong cacao tạo cho sản phẩm có mùi
thơm, màu sắc và hương vị đặc trưng. Loại một phần acid acetic, chất dễ bay hơi
của cacao ( những hợp chất này làm cho cacao có mùi khó chịu ), cải thiện mùi vị
và màu sắc cho sản phẩm.
 Góp phần vô hoạt enzyme và tiêu diệt vi sinh vật có hại
 Các biến đổi xảy ra trong quá trình rang:
 Biến đổi vật lý:
Nhiệt độ của khối cacao tăng lên kèm theo quá trình thoát ẩm làm giảm tỷ trọng hạt
(do mất nước và các cấu tử dễ bay hơi làm giảm hàm lượng chất khô), giảm thể tích,
tăng trọng lượng riêng của sản phẩm.
Độ xốp của vỏ cacao thay đổi giúp cho hạt cacao sau rang dễ nghiền và tách vỏ.

 Biến đổi hóa học:
Phản ứng tạo màu do các chất polyphenol và anthocyanin bị oxi hóa chuyển thành
hợp chất flobaphen (màu nâu đỏ).
Sự giảm hàm lượng chất chát (sản phẩm ngưng tụ catechin hình thành sau quá trình
lên men): sau khi rang còn lại 2-3%.
Phản ứng Maillard: các amino acid và đường khử tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm
melanoidin có màu nâu và hương vị đặc trưng.
Một số protein bị biến tính bởi nhiệt độ.
 Biến đổi hóa lý:
Ẩm khuếch tán từ trong lòng hạt ra bề mặt vỏ và bay hơi làm hàm ẩm của hạt giảm
xuống còn 2.5-5%.
Các acid dễ bay hơi và tạo mùi không mong muốn như acid acetic sẽ giảm đáng kể
trong suốt quá trình rang.
Một lượng nhỏ bơ cacao bị chuyển thành thể lỏng khuếch tán ra ngoài vỏ.
 Biến đổi hóa sinh và sinh học:
Vô hoạt các vi sinh vật và enzyme có hại trong hạt.
 Biến đổi cảm quan:
Màu sắc: quá trình rang tạo màu nâu đặc trưng cho cacao (thông qua phản ứng
maillard và oxi hóa polyphenol).


-

Mùi vị: một số cấu tử hương sẽ được hình thành ở nhiệt độ này như các aldehyde,
ester…Nhiều hợp chất dễ bay hơi như acid acetic, aldehyde, keton, rượu, ester phân
tử lượng thấp có mùi vị không mong muốn sẽ bị loại bỏ.
 Thiết bị:
 Gián đoạn và liên tục:
- Gián đoạn: năng xuất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều giữa các mẻ.
Thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ.

- Liên tục: năng xuất cao, chất lượng sản phẩm đồng đều. Tốn chi phí đầu tư thiết
bị, vì vậy chỉ thích hợp với sản xuất quy mô lớn.
Rang liên tục:

Nhiệt độ rang khoảng 80-1400C và còn phụ thuộc thời gian rang, loại sản phẩm để sao
cho vỏ cacao không bị cháy.
Thiết bị rang liên tục giúp kiểm soát chặt chẽ các thông số kỹ thuật nhờ vậy chất
lượng rang cao hơn nhiều.
Hạt sau khi rang phải làm nguội ngay để giữ hương thơm và hạn chế sự chuyển chất
béo vào vỏ. Sau khi rang hạt thì hạt sẽ rất dễ hút ẩm nên cần bảo quản thật kỹ trong khi
chờ chế biến.


Hình. Thiết bị rang liên tục
 Nguyên tắc hoạt động:
Hạt cacao sẽ được nhập vào phễu (1). Không khí sẽ được thổi từ quạt (7) vào kho số
(4) sau đó theo các lỗ ở mỗi mâm lưu thông dần lên phía trên và được gia nhiệt lên nhờ
các caloriphe (6) rồi đi ngang qua lưới lọc xuyên qua hạt thực hiện quá trình rang.
Hạt sau khi rang sẽ xuống kho (4), ở đây, không khí thổi từ quạt (7) sẽ làm giảm nhiệt
độ của khối hạt cacao và được lấy ra nhờ vít tải số (5).
 Thông số kỹ thuật:
Lượng không khí tiêu thụ: 220kg/h.
 Các yếu tố ảnh hưởng:


-

Độ đồng đều của khối hạt: hạt đồng đều về kích thước, khối lượng, độ ẩm… thì
khả năng truyền nhiệt tốt hơn.
Nhiệt độ và thời gian là nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hạt.

Độ ẩm: hạt càng ẩm thì thời gian rang càng lâu gây tốn năng lượng.

 Thông số công nghệ:
Nhiệt độ rang: 80-1400C.
Thời gian: 30-50 phút.
Độ ẩm của hạt cacao sau khi rang: 2-5%.
2.3. Tách vỏ:
 Mục đích:
Loại bỏ lớp vỏ cũng như loại hết các tạp chất không mong muốn trong quy trình sản
xuất bột cacao (đặc biệt là lớp nhớt còn sót) để chuẩn bị cho quá trình nghiền thô.
 Các biến đổi xảy ra trong quá trình:
 Xát:
- Lớp vỏ cacao sẽ bị vỡ và tách ra khỏi hạt.
- Do ma sát giữa các lớp vỏ với nhau nên nhiệt độ của vỏ và hạt tăng lên nhưng
không đáng kể do quá trình diễn ra rất nhanh.
 Sàng: quá trình tách toàn bộ vỏ ra khỏi nhân cacao nên sẽ làm giảm khối lượng
nhưng lại tăng tỷ trọng của nhân.
 Thiết bị nghiền tách vỏ:


Hình. Thiết bị tách vỏ
 Nguyên lý hoạt động:
Dựa vào tỷ trọng khác nhau giữa vỏ và nhân. Kết hợp hai quá trình sàng và thổi khí.
Quá trình rang đã làm yếu đi liên kết giữa lớp vỏ và nhân, do đó mà trong quá trình
nghiền tách vỏ này, hạt sẽ được chà xát nhằm tách rời từng mảnh vỏ lớn để tránh tạo bụi.
Hạt cacao sau khi rang đã được tách vỏ một phần, do đó để đạt được hiệu quả tách vỏ
tốt trước khi đưa vào máy xát phải sàng để loại bỏ phần bỏ này đi. Sau khi sàng, hạt sẽ
được đưa vào máy xát cấu tạo gồm hai con lăn quay ngược chiều nhau để tung các hạt
cacao va đập vào các tấm kim loại bên trong máy. Vỏ hạt sẽ được xé ra và cùng với nhân
rơi xuống hệ thống sàng có kết hợp phân ly nhờ khí động dùng quạt. Hệ thống gồm nhiều

sàng nối tiếp có chuyển động rung lắc lư. Vỏ và các mảnh vụn cũng như bụi sẽ được tách
ra nhờ quạt hút. Nhân sẽ rơi xuống dưới và đi ra ngoài.
Ngoài ra, trong hệ thống này còn có bộ phận hoàn lưu hạt cacao sau khi tách vỏ nhằm
năng cao khả năng tách vỏ của thiết bị, làm giảm tỉ lệ vỏ còn xót lại trong khối hạt cacao
sau khi tách vỏ.
 Thông số công nghệ:
Sau khi tách vỏ hàm lượng vỏ còn trong bột cacao khoảng 1-2%.


2.4. Nghiền thô:
 Mục đích:
Chuẩn bị cho quá trình kiềm hóa.
 Những biến đổi:
 Vật lý:
- Hạt bị giảm kích thước.
- Nhiệt độ tăng: do quá trình nghiền sinh ra ma sát làm khối hạt cacao nóng lên.
 Hóa lý:
- Một lượng nhỏ bơ cacao hóa bỏng khuếch tán ra ngoài.
 Các biến đổi khác: hầu như không đáng kể.
 Thiết bị: sử dụng thiết bị nghiền răng.

Hình. Thiết bị nghiền răng
 Nguyên tắc hoạt động: sử dụng động năng quay của các răng lắp trên dĩa để đập
nguyên liệu. Nguyên liệu được cho vào giữa tâm máy, bị răng quay đập nhiều lần.
nguyên liệu đập vào giữa các răng cho đến khi có kích thước nhỏ hơn kích thước
lỗ lưới thì sẽ theo lỗ lưới ra ngoài. Phần mảnh cacao có kích thước lớn hơn kích
thước lỗ thì sẽ tiếp tục nghiền.
 Thông số công nghệ:
Kích thước mảnh cacao sau nghiền: 2.5-3.5mm.



2.5. Kiềm hóa:
 Mục đích:
- Chuẩn bị cho quá trình ép bơ.
- Quá trình kiềm hóa làm tăng màu nâu cho bột cacao, đồng thời tăng mùi vị đặc
trưng cho sản phẩm. Ngoài ra, quá trình này còn làm tăng pH của bánh cacao,
nhằm làm giảm độ chua của sản phẩm.
- Ức chế một phần vi sinh vật.
 Những biến đổi:
 Vật lý:
Làm thay đổi tỷ trọng của bột cacao.
 Hóa học:
Các acid còn tồn tại trong cacao như acid tartric, các acid béo tự do sẽ được tring hòa
hết làm giảm độ chua sản phẩm.
Nhiệt độ kiềm hóa thường là 70 – 1100C nên ở nhiệt độ này phản ứng Maillard xảy ra
làm tăng màu sắc và mùi vị cho cacao.
Các protein bị thủy phân hay biến tính do nhiệt độ cao.
Khử tanin làm mất vị chát của cacao.
Ngoài ra, biến đổi quan trọng nhất là các hợp chất polyophenol chuyển hóa thành
quinon ngưng tụ làm cho bột cacao sẫm màu hơn.
 Hóa lý:
Ở nhiệt độ cao, một phần nước trong dung dịch sẽ bị bốc hơi.
Ngoài ra, một phần nước sẽ hấp phụ vào trong khối cacao làm cho khối cacao mềm
hơn, dễ dàng bị kiềm hóa hơn.
 Sinh học:
Ở nhiệt độ cao (70-1100C) sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật.
 Cảm quan:
Tạo màu đặc trưng cho cacao (dải màu từ đỏ tới nâu) tùy thuộc vào thời gian và nhiệt
độ kiềm hóa.
Tăng cường độ hương vị cho sản phẩm bột cacao.



Giảm vị chát, chua, đồng thời giảm một phần vị đắng cho sản phẩm do polyphenol bị
chuyển hóa thành quinon.
 Thiết bị:

Hình. Thiết bị kiềm hóa
 Nguyên tắc hoạt động:
Cacao khối sau khi nghiền thô được đưa vào cửa nhập liệu của thiết bị kiềm hóa (1).
Dung dịch kiềm được đưa và bồn chứa số (7), ở đây nó được gia nhiệt nhờ thiết bị vỏ áo.
Sau đó lượng kiềm bơm vào bồn kiềm hóa được điều khiển nhờ hệ thống định lượng.
Một lượng khối cacao được đưa vào bồn kiềm hóa và được khuấy trộn với dung dịch
kiềm. Ở đây người ta sử dụng 2 bồn kiềm hóa nhằm tăng hiệu suất quá trình. Trong quá
trình kiềm hóa, hơi nóng được cho đi vào thiết bị vỏ áo để tăng nhiệt độ kiềm hóa nhằm
tăng hoạt tính của các phản ứng hóa học diễn ra.
Sau khi kiềm hóa xong, khối cacao sê được đưa xuống hệ thống sấy (5), làm giảm độ
ẩm của khối hạt, làm cho khối hạt trở nên khô hơn, dễ dàng hơn cho quá trình nghiền
mịn.
 Thông số công nghệ:


- Nhiệt độ kiềm hóa: 70-1100C.
- Thời gian kiềm hóa: 60-120 phút.
- pH sau kiềm hóa khoảng 7.0 – 8.0.
- Lượng kiềm sử dụng: 1 – 2.5kg K2CO3 cho 100kg cacao.
2.6. Ép bơ:
 Mục đích:
- Tách phần lớn lượng bơ ra khỏi hạt cacao nhằm thu hồi bánh cacao và bơ để phục
vụ cho các mục đích khác nhau.
- Cacao sau khi ép bơ có thể bảo quản được lâu hơn do giảm được hiện tượng oxi

hóa chất béo gây mùi khó chịu cho sản phẩm.
- Điều chỉnh hàm lượng béo của sản phẩm ở mức độ phù hợp tùy theo từng loại sản
phẩm (ít béo hoặc giàu béo).
 Những biến đôi:
 Vật lý:
- Thay đổi tỉ trọng (chất béo, bơ được tách ra).
- Hàm lượng ẩm giảm: bị mất nước sau khi ra khỏi máy ép.
- Nhiệt độ tăng: do sự ma sát giữa thiết bị và hạt cacao.
 Hóa lý:
- Sự khuếch tán cấu tử lỏng ra bên ngoài.
- Liên kết giữa các cấu tử rắn chặt chẽ hơn tạo thành khối rắn dạng bánh.
- Sự thoát hơi nước và các cấu tử hương.
 Các biến đổi khác: biến đổi không đáng kể.
 Thiết bị:

Hình. Hệ thống ép thủy lực
 Cấu tạo:


Thiết bị ép thủy lực được sử dụng ở quá trình ép bơ này là loại thiết bị gồm 22 khung ép
đặt đứng liên tiếp nhau. Mỗi khung có một màng lọc bằng thép nằm ở đáy khung có thể
tháo lắp được.
 Nguyên tắc hoạt động:
Quá trình ép bơ sẽ được tiến hành qua máy ép thủy lực. Dưới tác dụng của lực ép rất
lớn ở áp suất và nhiệt độ cao, bơ cacao ở dạng lỏng sẽ bị tách ra khỏi hỗn hợp. Hàm
lượng chất béo trong cacao nghiền giảm từ 50-55% xuống 10-22%.
Hạt cacao sau khi được nghiền, xử lý kiềm, còn đang nóng, có nhiệt độ khoảng 70-80 0C
được đưa vào máy ép vì với nhiệt độ này sẽ giảm được độ nhớt của cacao và bơ dễ thoát
ra hơn.
Thiết bị được vận hành tự động. Ban đầu, cacao kiềm ở nhiệt độ 70-80 0C sẽ được

bơm vào với áp lực 21 kg/cm2, ở giai đoạn này thì một lượng bơ cacao tự do sẽ bị tách ra
và thoát qua màng lọc. Khi khung ép đã đầy thì bơm sẽ ngừng hoạt động. Khi đó piston
thủy lực sẽ làm việc và tạo ra áp lực ép 380 – 420kg/cm2. Lúc này, bơ cacao sẽ thoát khỏi
màng lọc và đi vào bồn chứa. Khi đã tách được lượng bơ cacao theo đúng yêu cầu, piston
thủy lực sẽ quay về vị trí ban đầu, kết thúc việc ép. Khung ép sẽ tự động được mở ra,
bánh cacao sẽ rơi xuống băng tải đặt sẵn bên dưới máy ép.
Khối cacao ban đầu có khoảng 55% bơ cacao, sau khi ép giảm xuống 10 - 22% bơ,
hàm lượng bơ sau ép tùy theo loại bột cacao cần sản xuất.
 Thông số công nghệ:
Với yêu cầu hàm lượng béo giảm còn 10-22% và sử dụng máy ép thủy lực:
- Nhiệt độ cacao khối trong quá trình này ở khoảng 80 – 900C.
- Áp lực ép từ 380-420kg/cm2.
- Áp lực bơm nhập liệu: 21 kg/cm2
- Thời gian ép: 15 – 40 phút.
2.7. Nghiền mịn:
 Mục đích:
Giảm kích thước hạt cacao, đưa bánh cacao về dạng bột có kích thước rất nhỏ.
 Các biến đổi:
 Vật lý:
- Bánh cacao bị nghiền nhỏ.
- Khả năng hòa tan tăng, thay đổi tỷ trọng của bột cacao.


- Tăng nhiệt độ do ma sát.
 Hóa lý:
Một số các glyceride có trong bơ cacao còn sót lại bị chả lỏng và dễ dàng bị oxi hóa
làm thay đổi mùi vị và màu sắc của sản phẩm.
 Thiết bị:

Hình. Hình chiếu thiết bị nghiền búa

Bánh cacao sau khi ép sẽ được đưa vào máy nghiền qua phễu nhập liệu, bánh cacao
sẽ được đưa vào buồng nghiền nhờ vít tải nhập liệu dạng xoắn ốc và chúng sẽ bị nghiền
nhờ tác động va đập của búa nghiền vào hạt và sự chà sát hạt giữa búa và thành máy
nghiền.
Hạt cacao sau khi nghiền có kích thước nhỏ hơn lỗ rây sẽ chui ra ngoài qua cửa tháo
liệu
 Thông số công nghệ:
Sau khi nghiền, 98% bột cacao qua rây 400 mesh (0.038mm).
2.8. Phân loại:
 Mục đích:
Làm cho bột cacao thành phẩm có chất lượng đồng đều hơn, thuận lợi hơn cho quá
trình bao gói và tung sản phẩm ra thị trường.
 Thiết bị:


Hình. Thiết bị phân loại
 Nguyên tắc hoạt động:
Phân loại các hạt bột cacao dựa trên cơ sở của sự khác nhau về kích thước dưới tác
dụng của lực cơ học.
Bột cacao sau khi nghiền sẽ được cho qua thiết bị rây gồm nhiều cấp, tùy thuộc vào
yêu cầu về sự đồng đều về sản phẩm của nhà sản xuát. Dưới tác dụng của những rung
động lên xuống và xoay xung quanh trục của rây sẽ làm tăng tốc rây bà ngăn cản sự tắc
nghẽn lỗ rây.
2.9. Bao gói:
 Mục đích:
- Quá trình bao gói nhằm phân chia sản phẩm về kích thước, khối lượng cũng như
chất lượng của bột cacao. Ngoài ra chúng còn giúp người tiêu dùng phân biệt các
loại sản phẩm với nhau, tránh bị nhầm lẫn.
- Ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật, sự hút ẩm trở lại của bột cacao, đồng thời
tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí nhằm hạn chế các thay đổi tính

chất cảm quan về mùi vị và hương liệu của sản phẩm.
 Thiết bị:
Sử dụng thiết bị bao gói những sản phẩm dạng bột, thường sử dụng màng bao plastic,
kẽm, hộp thiếc, hộp giấy carton…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernard W. Minifier, C.Chem., F.R.I.C, F.I.F.S.T - Chocolate, Cocoa and
confectionery - science and technology second edition - AVI-Publishing Company,
INC, Westport Connecticut, USA, 1989, 710tr.


2. G.W. Barth AG. - Cocoa processing-General information - G.W. Barth Company,
Germany, 2003, 54tr.
3. Robin Dand - The international cocoa trade - Woodhead Publishing - 1999.
4. S. T. BECKETT Industrial chocolate manufacture and use 3rd edition Blackie
Academic Professional, New York, 1999, 406 trang.
5. G.W. BARTH AG.
Cocoa processing – General information
G.W. BARTH
company, Germany, 2003, 54 trang.
6. WIESŁAWA KRYSIAK Influence of roasting conditions on coloration of roasted
cocoa beans
Institute of Chemical Technology of Food, Department of
Biotechnology and Food Sciences, Technical University of Lodz,90-924 lodz st.
Stefanowskiego 4/10, Poland, 2005.

Hình. Thiết bị bao gói





×