Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LỒNG GHÉP TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHO ĐỘI VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.09 KB, 28 trang )

Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
ĐỀ TÀI
“PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LỒNG GHÉP TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH VÀO MÔN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHO ĐỘI VIÊN Ở LIÊN ĐỘI THCS”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
I.lí do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng dân chủ văn minh. Muốn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa thắng lợi phải
phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của
sự phát triển nhanh và bền vững.
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố
con ngời: “Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội chũ nghĩa"
“Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đưa
việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng bậc học.”
(Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII nhà xuất
bản chính trị Quốc gia).
Hiện nay nhân loại đang đứng trước những thử thách lớn. Mỗi người, mỗi Quốc gia
phải có trách nhiệm tham gia phối hợp hoạt động để giải quyết các vấn đề của thời
đại như: Bùng nổ dân số, bảo vệ môi trường chống lại HIV/ AIDS, các tệ nạn xã hội,
nạn đói nghèo.. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, ngoài những vấn nạn, những khó khăn
chung của nhân loại như đã nói ở trên thì sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một
bộ phận thanh thiếu niên nói chung; như những vấn đề về bạo lực học đường, nghiện
ma tuý, việc vô cảm thờ ơ sống thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình và với
những người xung quanh. Do đó việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho
đội viên ngay từ cấp trung học cơ sở có ý nghĩa to lớn nhằm phát triển nhân cách toàn
diện cho đội viên, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
1. Đối với môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một môn học mới đưa vào
chương trình học ở cấp THCS (so với các môn học chính thức khác ở trường THCS) .


Mục tiêu của môn học nhằm nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội,
tích luỹ thêm kinh nghiệm giao tiếp và hoạt động tập thể. Rèn luyện và phát triển
những kĩ năng cơ bản trong học tập và rèn luyện của đội viên, từng bước khẳng

1 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
định vị trí của người đội viên. Tích cực, tự giác, chủ động và sẵn sàng tham gia các
hoạt động tập thể, coi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của bản thân trong việc
góp phần xây dựng tập thể lớp, xây dựng nhà trường, liên đội ngày càng vững mạnh.
2. Nhiệm vụ giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh - đội viên được
tất cả các môn học khác thực hiện, song việc tích hợp nội dung "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
cấp THCS nhằm mục đích: Trang bị cho học sinh - đội viên những hiểu biết cần thiết,
cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và
hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói
quen và nếp sống của học sinh - đội viên.
Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với bản thân, gia đình
và đất nước.
II Mục đích nghiên cứu:
Hiện nay toàn Đảng toàn dân đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh la
sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân

loại, là tài sản tinh thần vô gía của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi
người Việt Nam học tập và noi theo.
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
được gắn liền với nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, với cuộc vận
động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, và
các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục. (Trích hướng
dẫn số 11 HD/TTVH ngày 06/12/2006 của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trờng, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có sự hướng
dẫn của phụ trách Đội, Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu. Đồng thời
giúp đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành
con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

2 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Vì vậy tôi muốn nghiên cứ đề tài này để giúp học sinh - đội viên trở thành
người công dân tốt, biết sống, học tập tu dưỡng và rèn luyện theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước.
III Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ học sinh - đội viên khối 7 và khối 9 của liên đội THCS – Nơi tôi công tác.
IVPhương pháp nghiên cứu:
Quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin về tâm tư nguyện vọng của các em khi
học môn học, cách thức học tập môn học sao cho hiệu quả.
Phỏng vấn: Là phương pháp hỏi một số học sinh.
Đọc nghiên cứu tài liệu : Là phương tìm hiểu những người đi trước đã nghiên cứu

những vấn đề liên quan đến đề tài như thế nào ? Và giải quyết ra sao ?
Phương pháp tổ chức thực hành
Phương pháp thông qua tổ chức các hoạt động (Trò chơi, hội thi, sân chơi trí tuệ)
Tổng kết bằng kinh nghiệm thực tiễn : Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn
qua quá trình giảng dạy môn học tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệm từ
thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận bằng những bài học thành công và
thất bại, những phát hiện mới.
V Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2016 - 2017.

3 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học về sự hiểu biết các khái niệm thế nào là tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh? Từ đó tìm ra biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua bộ
môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
- Vậy tư tưởng là hình thái ý thức xã hội, phản ánh thế giới khách quan, nhân sinh
quan, phương pháp luận nhận thức hiện thực khách quan.
- Đạo đức là quy tắc sinh hoạt chung trong xã hội và của hành vi con người, quy định
nghĩa vụ của người này với người khác và đối với xã hội. Trích (Từ điển triết học
trang 385)
-Tư tưởng đạo đức là hiện tượng tinh thần, là một hình thái ý thức xã hội nên nó có
phát sinh, phát triển và chuyển hóa. Đạo đức thể hiện bản chất con người, thể hiện rõ
tính giai cấp và tính xã hội.
VậyTư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân
dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.(Trích chỉ thị

Số:06-CT/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng)
“Mục đích làm cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên,
học viên trong toàn ngành Giáo dục nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và
những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ; tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng
cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ; đẩy lùi sự suy thoái
về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội X của Đảng”. (Trích hướng dẫn số 11 , HD/TTVH ngày 06/12/2006 của
Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
II. Thực trạng về việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Việc tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bộ môn hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là rất phù hợp vì nó trang bị cho học sinh những hiểu biết cần
thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có những nhận thức, thái
độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thông qua môn học phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích
cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh đội viên.
Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói
quen và nếp sống cho học sinh - đội viên.

4 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giáo dục tư tưởng đạo đức
cho học sinh trung học cơ sở nói riêng và việc giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh cho học sinh THCS nói chung gặp không ít khó khăn. Các em thanh thiếu niên
muốn tỏ ra mình là người lớn, nhưng lại thiếu hụt về kiến thức về kinh nghiệm, vốn

sống và thể chất. Nên hay bắt trước và cũng rất nhạy cảm và tiếp thu những vấn đề
mới lạ. Do đó rễ trao đảo trong hành vi hoạt động của mình.
Đối tượng giáo dục tư tưởng đạo đức của tôi là những học sinh - đội viên đang vươn
lên trở thành người lớn và muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường
hiện nay khi kinh tế mỗi gia đình đều phát triển. Điều kiện công nghệ thông tin quán
INTENET mọc lên khắp nơi, với nhiều luồng thông tin trái chiều. Nên việc giáo dục
tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí minh thông qua môn hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp là rất cần thiết.
Nguyên nhân, lý do của những khó khăn đó là do công tác giáo dục và đào tạo
chưa kết hợp chặt chẽ với thực tế cuộc sống, nhà trường chưa gắn liền với xã hội.
Phương pháp truyền thụ của giáo viên còn nặng về phương pháp cũ theo kiểu
thuyết trình là chủ yếu. Việc sinh hoạt và kết hợp với các phương pháp trong giờ dạy
còn ít thực hành và thiếu liên hệ thực tế.
III. Khảo sát thực tế
"Em thích hay chưa thích học môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích
hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của học sinh - đội viên 2 khối 7 và
khối 9 như sau
STT
Khối
SS
Thích
Không thích
Số lượng
%
Số lượng
%
1
7
80
63

78,8%
17
22,2%
2
9
67
59
88,1%
26
11,9%
IV. Giải pháp thực hiện
Thông qua môn hoạt động giáo dục nhài giờ lên lớp lồng ghép giáo dục tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh - đội viên tập trung vào các nội dung chính sau
đây.
Tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người.
Tấm gương của ý trí nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách khó khăn để đạt
được mục đích.
Tấm gương của cần, kiệm, liêm, chính,chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống
giản dị và đức khiêm tốn phi thường..

5 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết lòng vì con
người.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tích hợp nội dung này vào môn hoạt động giáo
dục ngời giờ lên lớp tôi căn cứ vào lứa tuổi học sinh các lớp, các khối học để cung cấp
kiến thức, mục đích giáo dục, lụa chọn nội dung để giáo dục học sinh sao cho phù
hợp. Từ phương pháp tích hợp liên hệ, tích hợp bộ phận, tích hợp toàn phần nội dung
giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi lựa chọn phương pháp tích hợp toàn phần
(sử dụng cả một bài giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh). Trong đề
tài nghiên cứu tôi lựa chon 2 chuyên đề:
Chuyên đề1: “Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng” (lớp 7)
Chuyên đề 2: “BÁC HỒ với thủ đô Hà Nôị" (lớp 9)
Chuyên đề 1:
THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG (Lớp 7)
I: Mục đích yêu cầu.
- Cung cấp cho học sinh nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Qua đó giúp các em nhận thức được trách nhiệm thực hiện nội dung 5 điều Bác Hồ
dạy.
- Qua bài học giúp các em thêm yêu mến, kính trọng Bác Hồ. Nhận thấy được tình
cảm yêu thương, lòng mong mỏi của Bác Hồ với thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam.
II: Chuẩn bị.
1. Học sinh.
- Tìm hiểu, chuẩn bị trước nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
- Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu, những việc làm của bản thân thực hiện tốt 5
điều Bác Hồ dạy.
2. Giáo viên.
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Chuẩn bị tranh ảnh, phim tư liệu, các trò chơi.
Chuẩn bị dụng cụ, các thiết bị cần thiết phục vụ cho tiết dạy (Máy chiếu, đạo cụ
trò chơi, bảng phụ….)
III: Tiến trình lên lớp.

A: ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số

6 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
B: Bài mới.
GV Giới thiệu bài: Trước khi bước vào tiết HDDGDNGLL ngày hôm nay, cô
xin mời các em lắng nghe bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng,
và theo dõi một số hình ảnh sau đây.
Giáo viên: Mở bài hát và chiếu hình ảnh lên máy chiếu (Thời gian 2 phút)
Học sinh: Nghe bài hát, hát cùng và theo dõi hình ảnh.
Giáo viên: Qua lắng nghe bài hát và theo dõi một số hình ảnh trên đã gợi cho
em những suy nghĩ gì?
Học sinh: - Em thấy xúc động, yêu quý, kính trọng Bác Hồ.
 Tự hào, vui sướng và vinh dự vì là cháu của Bác Hồ kính yêu.
Giáo viên: Đúng vậy. Không chỉ các em mà lớp lớp các thế hệ thiếu niên nhi đồng
Việt Nam đều có các tình cảm như các em đối với Bác Hồ.
Tuy Bác đã đi xa nhưng những tình cảm, việc làm, hình ảnh của Bác vẫn đọng
lại mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Sinh thời Bác đã dành rất nhiều tình cảm yêu thương, quan tâm tới thiếu niên
nhi đồng. Đặc biệt Bác rất quan tâm tới việc chăm sóc giáo dục các cháu. Do đó Bác
đã gửi gắm niềm tin yêu mong đợi của mình vào “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng.
Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu , trao đổi, thảo luận để làm rõ hơn nội
dung ý nghĩa, cũng như những việc làm thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Chuyên đề: THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG
Giáo viên: Là học sinh lớp 8 cô tin chắc rằng các em đều

thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
? Vậy em hãy đọc nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng?
Học sinh: Đọc nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi
đồng.
Giáo viên: Em hãy cho biết hoàn cảnh và thời gian ra đời
5 điều Bác Hồ dạy.
Học sinh: 5 điều Bác Hồ dạy ra đời vào ngày 15 - 05 1961 nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Đội TNTP
Việt Nam.
Giáo viên: Đúc kết từ thực tiễn cách mạng và tình hình
thực tiễn của đất nước. Ngày 15/05/1961 nhân dịp kỉ

7 / 28

I: 5 điều Bác Hồ dạy
thiếu niên nhi đồng

- 5 điều Bác Hồ dạy thiếu
niên nhi đồng được trích
trong thư gửi các em nhân
lễ kỉ niệm 20 năm ngày


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
niệm 20 năm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong thành lập Đội TNTP Việt
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho Nam
(15/05/1941
thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Trong thư Bác căn dặn, 15/05/1961)
“Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng việc thực hiện

mấy điều sau đây:
Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
(Chiếu nội dung 5 diều
Giữ gìn vệ sinh……….
Bác Hồ dạy, trích lời Bác
đọc 5 điều)
………,Thật thà dũng cảm"
Đến năm 1965 Bác đã bổ xung vào điều 4 hai chữ “Thật “Yêu Tổ quốc, yêu đồng
tốt”, điều 5 hai chữ “Khiêm tốn”. Từ đó đến nay 5 điều bào
Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng đã trở thành kim chỉ nam Học tập tốt, lao động tốt
cho lớp lớp các thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt nam phấn Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
đấu học tập, rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Khiêm tốn, thật thà, dũng
Giáo viên: Vậy là thế hệ học sinh được sống trong hòa cảm”
bình, nhận được sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ,
thầy cô, sự quan tâm của xã hội. Các em đã học tập, rèn
luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy như thế nào? Cô trò ta
sang phần II
Giáo viên: Để là sáng tỏ nội dung này, thầy sẽ chia lớp II: Thực hiện 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu niên nhi
làm 2 đội chơi;
đồng.
Đội: Hoa điểm 10
Đội: Sao chiến công
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung điều 1, cả lớp sẽ
đến với phần thi hùng biện của 2 đội với chủ đề “Tình
yêu Tổ quốc, Tình yêu đồng bào” của 2 đội.

Đây là nội dung mà tiết HĐ ngày hôm trước thầy đã
phân công các bạn chuẩn bị
Xin mới đội “Hoa điểm 10” hùng biện về chủ đề:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng
Tình yêu Tổ quốc
bào

Xin mời đội “Hoa chiến công” hùng biện chủ đề:

8 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Tình yêu đồng bào.
- Chiếu hình ảnh lược đồ
Học sinh: Trình bày nội dung hùng biện của đội mình
danh lam thắng cảnh Việt
Giáo viên:Qua phần thi hùng biện c Chốt tình yêu Tổ Nam
quốc là tình cảm thiêủa 2 bạn đại diện 2 đội chơi. Các em - Chiếu hình ảnh:
đã có tinh thần chuẩn bị rất tốt. Các em đã rất bình tĩnh,
- Hình ảnh nhà thờ
tự tin. Qua đó nói lên được tình yêu Tổ quốc, yêu đồng Nguyễn
bào của mình. Đồng thời các em cũng đã nói lên những Sư Mạnh
việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc yêu đồng bào của - Đài tưởng niệm Bác Hồ
mình
Tình yêu đồng bào bắt nguồn từ tình yêu Tổ quốc. Thể
hiện lòng nhân ái, thương yêu giữa con người với con - Thăm viếng nghĩa trang
người.
liệt sĩ

Giáo viên: Em hãy kể tấm gương tiêu biểu về tình yêu -Thăm tặng quà học sinh
Tổ quốc yêu đồng bào?
nghèo vượt khó.
Học sinh: Bác Hồ
Đúng vậy cả cuộc đời Bác đã dành trọn tình yêu cho tổ
quốc cho nhân dân.Viết về tình yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào của Bác Nhà thơ Tố Hữu viết:
"Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Giáo viên: Sau đây thầy xin mời các em theo dõi bài tập - Chiếu bài tập tình
tình huống sau.
huống lên máy chiếu
Bạn Tuấn Anh 8 năm liên tục là học sinh giỏi toàn
diện. Đặc biệt bạn rất giỏi môn toán. Bạn đạt gải nhất
trong kì thi học sinh giỏi môn toán lớp 8 cấp huyện. Có
được kết quả đó là do Tuấn Anh dành hết thời gian vào
việc học tập. Vì vậy mà không giúp đỡ được bố mẹ công
việc gia đình.
2. Học tập tốt, lao động
?Em có nhận xét gì về trường hợp của bạn Tuấn anh? tốt
Học sinh: Em thấy bạn Tuấn Anh rất chăm chỉ học tập.
Bạn có kết quả học tập rất cao, như vậy là rất tốt, vì học
là quan trọng nhất.
Giáo viên: Mời ý kiến khác bổ xung.
Học sinh: Em không nhất trí với ý kiến của bạn. Bạn

9 / 28



Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Tuấn Anh chăm chỉ học tập nhưng không giúp đỡ công
việc gia đình. Như vậy là chua tốt.
Giáo viên: Các ý kiến của các em đưa ra đều có ý đúng.
Rất đáng hoan nghênh và biểu dương kết quả học tập của
bạn Tuấn Anh. Tuy nhiên thành tích đó đáng quý hơn nếu
bạn Tuấn Anh biết bố trí việc học tập hợp lí để có thời
gian chia sẻ giúp đỡ công việc gia đình với bố mẹ, dành
thời gian cho thể thao, rèn luyện sức khỏe thì sẽ tốt hơn.
? Bản thân em đã học tập tốt và lao động tốt như thế
nào?
Học sinh: Chăm chỉ học tập, làm bài đầy đủ trước khi
đến lớp
- Chú ý nghe cô giảng bài
- Đi học đều, không bỏ giờ chốn tiết
- Đọc sách báo, tài liệu tham khảo để mở rộng, nâng
cao kiến thức
- Có góc học tập
- Có đủ sách vở, đồ dung dạy học
- Giúp bạn học yếu kém tiên bộ (đôi bạn cùng tiến)
- Lao động: Nấu cơm. quét nhà,
- Chăm sóc em nhỏ, chăn bò, làm việc đồng
- Vệ sinh trường lớp
- Vệ sinh đường làng ngõ xóm…..
Giáo viên: Em hãy kể tên những tấm gương tiêu biểu
- Chiếu hình ảnh gương
về học tốt lao động tốt mà em biết?
học sinh tiêu biểu- hình

Học sinh: Kể.
Giáo viên: Vậy ở lớp ta có bạn nào chưa thực hiện ảnh vệ sinh vườn trường
được điều này không?
Học sinh: Kể
Giáo viên: Tuy lớp ta vẫn còn 1 số rất ít các bạn chưa
thực hiện đầy đử điều này nhưng có rất nhiều bạn đã
thực hiện rất tốt, học giỏi lao động chăm. Xứng đáng với
mong đợi của Bác
và “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình”

10 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu thực hiện tốt đã được
Bác khen. Đó là em Nông Thị Trưng dân tộc tày có thành
tích học tập tốt. "Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà gắng học
Mai sau cháu giúp nước non nhà"
Sau đây để thay đổi không khí cô sẽ tổ chức cho Chiếu luật chơi lên máy
các em chơi trò chơi “Dây truyền”
chiếu
Thể lệ của trò chơi như sau”
Cô mời 8 bạn tham gia và sẽ chia 2 đội. Mỗi đội
4 bạn. 2 bạn sẽ giữ 2 thanh nhựa tương trưng chó dây
truyền, 1 bạn sẽ nhặt bóng ở rổ đưa vào dây truyền để
bóng lăn vào thùng, bạn còn lại ở mỗi đội sẽ nhăt những

quả bóng lăn ra ngoài chuyển lại sau cho bạn truyền
bóng để tiếp tục truyền bóng.
Thời gian của trò chơi là 90 giây
Giáo viên theo dõi và kiểm tra thời gian
Kiểm tra kết quả của 2 đội
? Qua trò chơi này các đội chơi muốn đưa được bóng
vào thùng 2 đôị cần phải làm gì?
Học sinh: Cần phải phối hợp nhịp nhàng, khéo léo, đoàn
kết, có tính kỉ luật cao.
Giáo viên: Đúng vậy cần phải có tính thần đoàn kết tốt,
kỉ luật tốt. Vậy thế nào là đoàn kết tốt kỉ luật tốt thầy
trò chúng ta sang điều 3 ?
3, Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
? Bản thân em đã thực hiện đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
trong rèn luyện và học tập như thế nào?
Học sinh: Sống chan hòa, đoàn kết với bạn bè
- Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè, những
người xung quanh
- Không gây chia rẽ, mất đoàn kết
- Không nói xấu bạn, và người khác
- Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
- Không vi phạm nội quy trường lớp
- Không nói chuyện trong giờ học

11 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
- Không đánh nhau, không nói tục chửi bậy

- Chiếu hính ảnh chấp
hành luật ATGT.
- Không quay cóp bài khi kiểm tra
- Hình ảnh kéo co
- Tham gia bỏ phiếu điều tra tệ nạn xã hội
- Chấp hành luật lệ ATGT
- Không trèo cây bẻ cành
- Không viết vẽ bậy lên tường
- Chấp hành các quy định của pháp luật…..
? Ở trường, lớp chúng ta có bạn nào chưa thực hiện tốt
điều này không?
Học sinh: Kể
- Còn hiện tương nói tục chửi bậy, trẻo cây
- Còn đi hàng 3 hàng 4 khi tham gia giao thông
- Chơi điện tử, quán trát….
Giáo viên:Đoàn kết tốt kỉ luật tốt là sức mạnh làm nê
được nhiều việc lớn
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Tiếp theo nội dung tiết hoạt động ngày hôm nay. Cô mời
các em đến với trò chơi được mang tên “Tiếp sức”
Thể lệ của trò chơi như sau:
Chọn 8 bạn chia làm 2 đội chơi, lần lượt các bạn
sẽ thay nhau viết vào bảng phụ những việc đã làm của
mình thể hiện giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Thời gian được tính khi bài hát của trầy mở ra, kết
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
thúc bài hát cũng là lúc kết thúc trò chơi.
Các em đã hiểu luật chơi chưa ?
Trò chơi bắt đầu.

Học sinh tham gia trò chơi.
- Ăn mặc sách sẽ. Gọn gàng
- Mặc đồng phục theo quy định
- Giữ gìn sách vở sạch sẽ
- Giữ gìn vệ sinh lớp học, trường học
- Không viết vẽ bậy lên tường
- Không bẻ cành hái hoa
- Chăm sóc vườn hoa, cây của nhà trường
- Chăm sóc công trình măng non

12 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
- Vệ sinh đường làng ngõ xóm
- Rửa tay trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh
- Đánh răng
- Tuyên truyền mọi người tham gia giữ gìn vệ sinh,
phòng bệnh…
Giáo viên: Theo dõi và kiểm tra kết quả của 2 đội chơi
Học sinh: Nhận xét kết quả 2 đội chơi.
Qua phần thi của 2 đội chúng ta thấy rằng các bạn đã
thực hiện rất tốt điều 4 trong 5 điều Bác Hồ dạy. Từ việc
giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh trường lớp. Qua đó các
em đã thực hiện tốt được phong trào “Trường học thân
thiện học sinh tích cực "

- Chiếu hình ảnh vệ sinh
vườn trường

- Vệ sinh đường làng ngõ
xóm

Giáo viên: Sau đây cô sẽ kể cho các em nghe câu
chuyện. Cuộc gặp gỡ xúc động
“Tháng 3 - 1963 Bác về thăm thành phố Hải
Phòng. Bác đã đến thăm trại nhi đồng miền Nam. Bác
đến các cháu nhỏ vui mừng xúm xít quanh Bác. Bác cười
rất vui trong vòng vây của các cháu. Sau 1 hồi hỏi thăm
cuộc sống và học tập của các cháu. Rồi Bác lấy ra 1 gói
kẹo to. Tay cầm gói kẹo Bác nói với các cháu.
Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu, cháu nào 5. Khiêm tốn. thật thà,
ngoan được 2 cái, cháu nào chưa ngoan thì được 1 cái dũng cảm.
thôi.
Các cháu có đồng ý không?
Tất cả các em vỗ tay đồng thanh, Chúng cháu đồng
ý ạ.
Bác chia kẹo cho từng cháu mỗi cháu 2 cái. Đến
lượt một em tên là Bình. Bác đưa cho Bình 2 cái kẹo
nhưng em chỉ nhận 1 cái.
Bác hỏi! Sao cháu chỉ lấy có 1 cái? Dạ thưa Bác
cháu không vâng lời cô, cháu chưa ngoan.
Bác khen em Bình và vẫn chia cho em 2 cái.
? Qua câu chuyện em có nhận xét gì về hành động của
em Bình qua câu chuyện thầy kể?

13 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn

hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Học sinh: Thấy bạn Bình thật thà dũng cảm, khiêm tốn.
Giáo viên: Em hãy kể tên những việc làm thể hiện đức
tính khiêm tốn, thật thà dũng cảm.
- Học sinh: Khiêm tốn học hỏi điều hay, lẽ phải
Tích cực học hỏi thầy cô bạn bè, những người
xung quanh
- Thắng không kiêu, bại không nản
- Thành thật với bản thân
- Không nói dối cha mẹ thầy cô
- Không quay cóp bài khi kiểm tra
- Nhặt được của rơi trả lại người mất
Dũng cảm là biết vượt qua khó khăn gian khổ, biết
nhận lỗi.
- Biết chỉ ra khuyết điểm của những người xung quanh
Giáo viên: Em hãy kể tên những tấm gương học sinh tiêu
biểu về đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Học sinh: Kể Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc, Võ Thị Sáu,
Lê Văn Tám, Vừ A Dính,…..
Giáo viên: Chốt khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những
đức tính tốt mà tất cả các em cần trau rồi để trở thành
con ngoan trò giỏi đội viên tốt, như lời dạy của Bác
Thắng không kiêu, bại không nản
Gian nan khổ hạnh cũng không sờn lòng.
C: Củng cố
Giáo viên: Qua tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ngày hôm nay,Em rút ra
được điều gì cho bản thân?
Học sinh:
Theo em là học sinh thì chúng em luôn luôn tích cực học tập và thực hiên tốt 5
điều Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể, cho dù nó có nhỏ bé. Nhưng nhiều việc

làm tốt sẽ là nhiều bông hoa đẹp trong một rừng hoa đẹp của cả dân tộc Việt Nam
kính dâng lên bác Hồ kính yêu.
Giáo Viên
Đúng như vậy các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Đó cũng chính là các em
đã và đang tham gia vào cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Mỗi em sẽ là 1 bông hoa đẹp để kính dâng lên Bác, Chúc mừng đại lễ
1000 năm Thăng Long Hà Nội. Qua đó để thỏa lòng mong đợi của Bác. “ Non sông

14 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc nam châu được hay không. Chính là nhờ vào
phần lớn ở công học tập của các cháu”
D: Dặn dò
Về nhà các em hãy lập kế hoạch rè luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy theo mẫu sau.
Thời gian
Nội dung việc làm
Kết quả

Nhận xét: Qua tiết HDDGDNGLL ngày hôm nay. Các em đã rất chủ động tham gia
nhiều hoạt động. Thể hiện được sự chủ động tích cực và được tham gia. Hai đội chơi
rất là xuất sắc. Thầy chúc mừng các em
Bài học đến đây là hết xin mời các em cùng hát vang bài hát. Như có Bác Hồ trong
ngày vui đại thắng

Chuyên đề 2
“BÁC HỒ VỚI THỦ ĐÔ HÀ NỘI” (Lớp 9)

I. Mục tiêu giáo dục
1. Kiến thức”
- Học sinh hiểu được cuộc đời hoạt động của Bác Hồ gắn với thủ đô Hà Nội nghìn
năm văn hiến
- Thấy được những tình cảm và sự quaantam đặc biệt của Bác với thủ đô
- Thấy được sự kính trọng và niềm tự hào của người dân thủ đô với Bác Hồ kính yêu.
2. Kĩ năng:
- Rốn cho học sinh những kĩ năng:
- Giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
- Kĩ năng tổ chức quản lí tham gia các hoạt động tập thể.
- Kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng và nhớ ơn Bác Hồ kính yêu.
- Biết phát huy truyền thống thủ đô ngàn năm văn hiến
- Cú ý thức học tập và rốn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
* Trọng tâm: Tình cảm của Bác Hồ với thủ đô Hà Nội.
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu, tranh ảnh, phim, bài hát, tài liệu về Bác Hồ với thủ đô.

15 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
- Phần thưởng
* Phân công học sinh:
- Dẫn chương trình: Đỗ Thị Diệu Linh, Phùng Đại Dương.
- Thư kí: Ngọc Anh, Phương Thảo
- Kê dọn: Học sinh nam tổ 1

- Trang trí: Tùng Dương, Đức Long, Đại Dương, Quang Bích
2. Chuẩn bị của học sinh
- Trang phục, hoa, nến.
- Tư liệu liên quan đến chủ đề tiết hoạt động.
III. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung:
- Bác Hồ với thủ đô Hà Nội
2. Hình thức:
- Thi kể chuyện
- Thi tìm hiểu lịch sử
- Trao đổi thảo luận
- Trò chơi + Văn nghệ

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Giáo viên:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến. Bác
Hồ của chúng ta sinh ra ở Nghệ An thế nhưng Hà Nội lại là nơi người gắn bó nhiều
hơn cả. Kể từ khi Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam đân
chủ cộng hoà cho đến khi người viết di chúc để lại cho toàn Đảng toàn dân, cuộc đời
hoạt động cách mạng đều gắn liền với thủ đô HN. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức tiết
học HĐNGLL để giúp các em hiểu hơn nữa về tình cảm của Bác với thủ đô Hà Nội
nghìn năm văn hiến.
- GV:
- Nêu Chủ đề tiết hoạt động : “Bác Hồ với thủ đô Nà Nội”
Hoạt động 1:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị của lớp.
Hoạt động 2:
SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG : “ƠN BÁC KÍNH YÊU”
GV :Sau đây mời 2 MC Của lớp đó là bạn Đỗ Thị Diệu Linh, Phùng Đại Dương lên

điều khiển chương trình sinh hoạt truyền thống.

16 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
* Đại Dương:
HCM tên người là cả một niềm thơ, người mói mói là một bài ca bất diệt.
“Non sông, đất nước ta đó sinh ra Hồ Chủ Tịch và chớnh người đó làm dạng danh
non sụng, đất nước ta”, ơn Bác đời đời khắc ghi. Sau đây xin mời các thầy giáo, cô
giáo và các bạn hóy dành ớt phỳt cho sinh truyền thống: “ƠN BÁC KÍNH YÊU”.
* Diệu Linh
“Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn”
Bác ơi! Bác đó đi xa nhưng vẫn cũn đây muôn vàn tình yêu thương của Bác dành cho
chúng cháu. Hình ảnh của Người vẫn in đậm mói trong trái tim mỗi người dân đất
Việt.
Đại Dương:
“Bác ơi, Bác ở thủ đô
Bận nhiều Bác có làm thơ nhi đồng?”
Thủ đô vừa đón chào đại lễ 1000 năm TL- HN. Bác có nghe chăng tiếng gọi thiết tha.
Bác ơi trong trái tim học sinh thủ đô chúng cháu, dù Bác có đi xa nhưng bạn nào cũng
thấy có Bác bên mình. Làm sao chúng cháu quen được giọng núi hiền từ của Bác:
“Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi.”
Diệu Linh: Lời dạy của người chúng cháu nguyện khắc nghi. Chúng cháu những chủ
nhân tương lai của TL- HN nguyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu

ngoan Bác Hồ. Hôm nay chúng cháu xin kính dâng lên người những đóa hoa tươi
thắm để tỏ lũng biết ơn vô hạn.
Hoạt động 3:
“THI KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI HÀ NỘI”
* Đại Dương: Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ thiên tài của dân
tộc VN. Người kết tinh những giá trị truyền thống và hiện đại để tạo nên một nhân
cách đáng kính: Vừa giản dị mà lại thanh cao, vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi. Có rất
nhiều câu chuyện cảm động kể về Bác Hồ với Đảng bộ và nhân dân thủ đô HN. Sau
đây mỗi đội sẽ cử 1 bạn lên thi kể chuyện về Bác.
*GV Yêu cầu:
- Thời gian cho mỗi đội là 3 phút
- Điểm tối đa là 20 diểm
- Chúng ta sẽ căn cứ vào khả năng trình bày, diễn đạt và nội dung câu chuyện kể
của mỗi đội để cho điểm. Lớp trưởng cử cho lớp một bạn làm thư kí để tổng hợp
điểm của hai đội.

17 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
- Mời bạn Phương Hoa tiếp tục chương trinh.
* Đại Dương:
- Sau đây kính mời đại diện của đội “Nắng Ba Đình” lời kể chuyện.
- Đội “Hương sen” sẽ kể câu chuyện gỡ nhỉ xin mời đội “Hương sen”.
- Đề nghị các bạn cho một tràng vỗ tay thật to để dành cho 2 đội vừa hoàn
thành song phần thi của đội mình.
* Diệu Linh:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo và các bạn. Như vậy các bạn vừa được nghe 2
câu chuyện thật hay và cảm động phải không các bạn. Mỗi câu chuyện chứa đựng một

ý nghĩa thật lớn lao. Thể hiện mối quan tõm sõu sắc và tỡnh cảm bao la của Bác đối
với người dân thủ đô, đúng như lời thơ của Tố Hữu đó từng ca ngợi:
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non song mọi kiếp người”.
- Sau đây em xin kính mời thầy giáo đánh giá và cho điểm cho hai đội ạ.
*GV :
- Nhận xét cho điểm.
- Để biết hơn nữa những năm tháng Bác Hồ đó sống và làm việc ở thủ đô.
Sau đây các em cùng hướng lên màn hình để theo dõi một số hình ảnh về Bác.
Hoạt động 4:
1. Tình cảm của Bác Hồ với nhân dân thủ đô
*GV chiếu 1 số hỡnh ảnh Bỏc Hồ đi thăm, tiếp xúc nói chuyện, căn dặn, động viên
với các tầng lớp nhân dân thủ đô
- Nhà sàn của Bác - Công nhân
- Nông dân
- Phụ nữ
- Bộ đội
- Thanh niên
- Thiếu nhi
* Câu hỏi:
Tình cảm của Bác đối với nhân dân thủ đô được biểu hiện như thế nào?
*GV khẳng định:
= > Bác quan tâm đặc biệt tới Đảng bộ và mọi tầng lớp nhân dân thủ đô cả về vật chất
và tinh thần( Từ nông dân, công nhân, trí thức, bộ đội, thương binh, bác sĩ người già,
phụ nữ,đặc biệt là trẻ em).
=> Bác mong muốn xây dựng thủ đô vững mạnh phát triển toàn diện, xứng đáng là
trái tim của cả nước.
=> Nhân dân thủ đô luôn kính yêu, tự hào vỡ được ở gần Bác, được Bác quan tâm
nhiều và luôn dành cho Bác những tình cảm quý báu.


18 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
* GV nhấn mạnh: (Các tầng lớp nhân dân thủ đô tự hào vỡ được ở gần Bác, được bác
quan tâm nhiều. Hinh ảnh vị lãnh tụ tới thăm công nhân, nông dân, phụ nữ, trẻ em in
đậm trong tâm trí người dân. Thật hiếm có vị chủ tịch nào trên thế giới lại quan tâm
tới đời sống người dân thủ đô từ miếng cơm, manh áo, quyền sống của mọi người.
Bác lúc nào cũng chủ động tìm đến với nhân dân, gần nhân dân một cách tự nhiên,
gần gũi, cùng với những lời căn dặn nhẹ nhàng, thấm thía, sâu sắc mà lại có sức lan
tỏa mạnh mẽ ).
* Sau đây mời các em cùng xem đoạn phim tư liệu.
Hoạt động 5:
“THI HIỂU BIẾT LỊCH SỬ ”
* Đại Dương: Kính thưa các thầy giáo, cô giáo và các bạn thân mến. Có thể nói từ
khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình cho đến khi người
viết di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta in đậm biết bao dấu ấn, sự kiện lịch sử
về Người. Những lần Bác đi thăm, nói chuyện, căn dặn nhân dân thủ đô đều là những
tư liệu quý giá mà chúng ta cần phải khám phá. Sau đây hai đội sẽ chuyến sang phần
thi hiểu biết lịch sử:
* GV yều cầu:
- Trong phần thi này mỗi đội sẽ cùng nhau trả lời 6 câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi sẽ có 15s suy nghĩ để trả lời.
- Sau khi cú cõu trả lời thỡ ghi đáp án vào bảng.
- Hết 15s cùng giơ đáp án lên.
- Mỗi câu trả lời đúng được 10đ.
- Trả lời sai không được điểm và không bị trừ điểm.
*Đại Dương: Các bạn đó sẵn sàng chưa nào?
Câu hỏi đầu tiên là:

Cõu 1) Tại ngôi nhà này Bác Hồ đó soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa?
A.Số 47 Hàng Ngang – Hà Nội
C.Số 57 Hàng Ngang – Hà Nội
B.Số 48 Hàng Ngang – Hà Nội
D.Số 58 Hàng Ngang – Hà Nội
* Diệu Linh: Câu hỏi thứ hai của chúng ta là:
Cõu 2) Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?
A. 12/10/1954
C. 19/8/1954
B. 20/10/1954
D. 10/10/1954
Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm tới thiếu niên nhi đồng vậy các bạn hãy cho biết:
Cõu 3) 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng ra đời vào ngày, tháng, năm nào?
A.
15/5/1941
C. 15/5/1961
B.
15/5/1965
D. 15/5/1951.

19 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
* Đại Dương: Mời các bạn chú ý lắng nghe câu hỏi 4
Cõu 4) Trung thu năm 1969 thiếu nhi Hà Nội có bài hát nào tặng Bác?
A.
Bác Hồ một tình yêu bao la

B.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
C.
Miền trung nhớ Bác.
D.
Những bông hoa trong vườn Bác.
* Diệu Linh: Ba Vì của chúng ta rất vinh dự được Bác nhiều lần về thăm và trồng cây
lưu niệm vậy các bạn hãy cho biết:
Cõu 5) Bác Hồ trồng cây đa trên đồi Váng Thôn Yên Bồ, xã Vật Lại vào năm nào?
A.
1966
B.
1969
C.
1968
D.
1967
* Đại Dương: Sau đây là câu hỏi cuối cùng của phần thi này và cũng liên quan đến
huyện Ba Vì của chúng ta các bạn hãy cho biết:
Cõu 6) Khu di tích K9- Đá Chông nơi cất giữ thi hài Bác từ năm 1969- 1975 nay
thuộc xã nào của Huyện Ba Vì?
A.
Tản Lĩnh
B.
Khánh Thượng.
C.
Ba Trại
D.
Thuần Mỹ
*GV:

- Như vậy các em vừa trải qua hai phần thi kể chuyện và thi tìm hiểu biết. thầy
giáo thấy các em tham gia rất sôi nổi nhiệt tình. Điều đó chính tỏ mỗi đội đều có sự
chuẩn bị rất kĩ cho chủ đề ngày hôm nay. Quả thật mỗi câu chuyện, mỗi sự kiện đều là
những tư liệu quý giá, giúp chúng ta hiểu rừ hơn về tình cảm của Bác Hồ đối với thủ
đô thân yêu.
-Phần thi hiểu biết lịch sử đến đây kết thúc. Tiếp sau đây chúng ta sẽ chuyến
sang một phần thi nữa cũng hết sức thú vị đó là phần thi giải ô chữ.
* Diệu Linh: Trong phần thi này chúng ta có 9 câu hỏi tương ứng với 9 hàng
ngang .Nhiệm vụ của các bạn là phải tìm ra được ô chữ hàng dọc, để tìm được ô chữ
hàng dọc mỗi đội được phép lựa chọn câu hỏi để lật mở ô chữ hàng ngang.
Mỗi câu hỏi các đội sẽ rung chuông để giành quyền trả lời 9 (Cả hai đội đều có quyền
trả lời) Trả lời đúng mỗi ô chữ hàng ngang các bạn được cộng về cho đội mình 5
điểm. Đội nào đoán được ô chữ hàng dọc thì được 20 điểm. Lưu ý các bạn có thể trả
lời ngay cả khi chưa lật mở hết ô hàng ngang. Các bạn đó sẵn sàng chưa nào?
1/ Đối với tuổi trẻ tháng 3 hàng năm có tên gọi là gỡ?
(THANH NIÊN)

20 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
2/ Đây là tên một làng hoa nổi tiếng của Hà Nội?
(NGỌC HÀ)
3/Người con của Hà Nội vừa nhận được giải thường Fies mang vinh quang về cho
thủ đô và đất nước, đó là ai ?
(NGUYỄN BẢO CHÂU)
4/ Bài thơ sau có tên là gì?
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lũng.
(TRẺ EM)
5/ Đây là một trong những đức tính nằm trong điều thứ 5 của năm điều Bác Hồ dạy
thiếu niên nhi đồng. ? (THẬT THÀ)
6/ Điền từ cũn thiếu vào dấu (…) trong bài thơ sau:
“Vở này ta tặng cháu yêu ta
Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là
Mong cháu ra công mà …
Mai đây cháu giúp nước non nhà”
(Tặng cháu:Nông Thị Trương- 1944)
(HỌC TẬP)
7/ Khi đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác đó gọi quần chúng nhân dân là gì?
(ĐỒNG BÀO)
8/ Đây là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa?
(BA ĐÌNH)
9/Đây là nơi Bác trở về đầu tiên sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước ở nước
ngoài ?
(CAO BẰNG)
* Từ hàng dọc: HỌC TẬP BÁC.
Hoạt động 6:
2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
GV: Vậy qua giờ học ngày hôm nay em học được thêm ở Bác điều gì ?
* Học sinh:
- Lòng yêu quý, tự hào về thủ đô.
GV: Để thủ đô được phát triển toàn diện như điều Bác hằng mong muốn thuỡ mỗi
người dân thủ đô cần phải làm gỡ để học tập Bác?
* Học sinh:
- Thực hiện những lời căn dặn của Bác.

- Thi đua học tập, lao động sản xuất để dựng thủ đô văn minh, hiện đại và giàu mạnh,
xứng đáng là trái tim của cả nước

21 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
GV : Bản thân mỗi em đó và sẽ làm gỡ để xứng đáng là học sinh của thủ đô nghìn
năm văn hiến?
* Học sinh:
=>Tự hào, yêu quý thủ đô, phát huy truyền thống văn hóa nghỡn năm Thăng Long Hà Nội.
=>Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, tích cực tham gia các hoạt động bổ ích do nhà
trường, địa phương tổ chức.
=>Gia sức học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, xác định lý tưởng mục đích sống
đúng đắn cho bản thân…
=> Có lối sống lành mạnh vị tha, nhân ái và biết quan tâm đến mọi người.
VD:
+Trong ăn mặc.
+ Phê phán những biểu hiện a dua, ăn chơi đua đòi.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Trong giao tiếp
+ Thực hiện tốt luật giao thông. +Trong học tập.
* Chiếu một số hình ảnh người dân thủ đô hoạt động chào mừng đại lễ.
GV: Trường ta có những hoạt động gì để hòa chung với không khí cả nước đón
chào đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội ?
* Chiếu một số hình ảnh liên hệ thực tế với học sinh nhà trường
Hoạt động 5:
Thư kí công bố điểm và mời giáo viên trao quà.
GV mời thư kí công bố điểm

- Mời giỏo viờn trao quà.
Hoạt động 6:
Kết thúc
* GV đánh giá nhận xét buổi hoạt động.
+Công tác chuẩn bị
+Ý thức tham gia hoạt động.
+Kết quả của giờ hoạt động.
* GV: Kết luận.
Hoạt động 7:
Hướng đẫn về nhà
- Tiếp tục tìm hiểu những hình ảnh, sự kiện, câu chuyện về Bác Hồ với thủ đô Hà Nội.
- Tìm hiểu nội dung bức thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường 1945 và thư
gửi ngành Giáo dục năm 1968
- Các tổ hãy xây dựng kế hoạch để chuẩn bị giờ sau đăng kí thi đua giữa các tổ
V. Hiệu quả của đề tài

22 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
Các biện pháp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh - đội viên, qua
các bài dạy của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của 2 khối 7 và 9, đã góp
phần giúp cho học sinh - đội viên cuả tôi xác định được động cơ, mục đích học tập
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mình. Các em đã biết sống có lí tưởng, biết phê
phán, lên án những hành vi hiện tượng sống thiếu lí tưởng của bản thân và của mọi
người xung quanh. Biết tôn trọng học hỏi những điều hay lẽ phải và có những hành
động vì lí tưởng cao đẹp. Đồng thời có ý thức đấu tranh với bản thân để thực hiện lí
tưởng sống đúng đắn và xác định được động cơ học tập đúng đắn.
Qua đó cũng giúp các em có nhận thức đúng đắn những giá trị của cuộc học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đó là những chuẩn mục cần thiết của
con ngời Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời phải là
người tự giác thực hiện và học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Biết tự trọng, tự
tin, tự lập vào bản thân mình. Biết chăm lo đến mọi người xung quanh, sống không
ích kỉ, sống có tình nghĩa, yêu thương giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung; đề cao
lợi ích của xã hội, của mọi người. Có trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo trong hoạt
động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Biết giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc và tự
giác góp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc…..
Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh - đội viên trong
nhà trường, góp phần thúc đẩy và thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học
thân thiện học sinh tích cực"
Sau khi học chuyên đề tôi đặt câu hỏi bằng phiếu khảo sát "Em thích hay chưa
thích học môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tích hợp giáo dục tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh"
Kết quả thu được như sau:
STT
Khối
SS
Thích
Không thích
Số lựơng
%
Số lượng
%
1
7
80
80
100%

0
0%
2
9
67
67
100%
0
0%
VI. Bài học kinh nghiệm
Muốn làm tốt công tác giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hô Chí Minh cho
học sinh - đội viên thông qua môn HĐGD NGLL cho, trước tiên tôi thấy người thầy
dạy phải thực sự gương mẫu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ suy nghĩ, lời nói,
cử chỉ, hành động của người thầy phải chuẩn mực.
Phải tự học và bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ
thêm qua sách báo và tài liệu tham khảo, qua các kênh thông tin đại chúng. Đồng thời

23 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
hiểu rõ tâm sinh lí học sinh THCS, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình và cá tính của từng em,
từ đó tìm ra biện pháp giáo dục và liên hệ phù hợp nhất, có như vậy hiệu quả giáo dục
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh mới đạt kết quả cao.
Phải chú ý khâu soạn và chuẩn bị bài, từng mục, từng ý sẽ liên hệ giáo dục tư
tưởng, đạo đức gì từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phù hợp với đối tượng học
sinh trong lớp mình giảng dạy.
Biết kết hợp linh hoạt giữa bài dạy giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

với môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đồng thời liên hệ thực tế để giáo dục
học sinh bằng nhiều con đường khác nhau không cứng nhắc ở trên lớp mà giáo dục
các em cả lúc vui chơi; đồng thời huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường để tham gia giáo dục học sinh.

PHẦN III: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí minh góp phần giáo dục cho học
sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh và có trách nhiêm với đất nước. Qua đó giúp các em có nhận thức giáo dục
và điều chỉnh suy nghĩ và hành động phù hợp với những yêu cầu của xã hội.
Giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có vai trò lớn lao giúp
các em trở thành con người sáng tạo hạnh phúc, giữ gìn bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của

24 / 28


Phương pháp giáo dục lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn
hoạt động giáo dục NGLL cho đội viên ở liên đội THCS
xã hội và phẩm giá của con người. Những giá trị phẩm chất cao cả có sức dung cảm
sâu sắc, làm thức tỉnh những tình cảm cao đẹp bền lâu trong tâm hồn con người. Tư
tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chẳng những có ý nghĩa nâng cao lòng tin của
con người vào cuộc sống, nâng cao tính tích cực xã hội của họ mà bản thân nó cũng là
sự biểu hiện lòng tin vào con người và xã hội.
Thời gian qua tuy sự nghiệp giáo dục khoa học đã thu được những thành tựu
quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn của nhân dân. Bên cạnh đó
còn biểu hiện tính tiêu cực trong việc giáo dục đào tạo làm cho xã hội lo lắng. Sự suy
thoái trong mối quan hệ thầy trò, bạn bè, môi trường sư phạm ở một số nơi xuống cấp,
lối sống thiếu lí tưởng ở một số học sinh, sinh viên coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, lí
tưởng sống. Vì vậy giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh

nói chung và học sinh - đội viên THCS nói riêng là vô cùng quan trọng và cấp bách.
II. Khuyến nghị:
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh.
Người giáo viên ngày nay không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh - đội viên mà
còn phải dạy cho học sinh - đội viên cách xử lí thông tin, đó là một chức năng mới có
tầm quan trọng bậc nhất. Giáo viên phải được coi là nhà đào tạo giáo dục cho học sinh
- đội viên hướng về nghiên cứu lựa chọn và nắm vững những hiểu biết để sử dụng
những hiểu biết đó, vì vậy việc dào tạo giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn hoạt
động GDNGLL trong tình hình hiện nay đang còn nhiều vấn đề đặt ra cấp bách. Việc
dạy và học môn hoạt động GDNGLL hiện nay ở trờng THCS về cơ bản là tốt. Tuy
nhiên ở một số trường vẫn còn tình trạng còn tình trạng dạy đối phó không coi trọng
dạy môn hoạt động GDNGLL.
Vì vậy tôi xin đề nghị: Để giáo dục được tốt hơn nữa tư tưởng tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua bộ môn hoạt động GDNGLL. Cần tăng
cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy môn HĐGDNGLL.
Tôi kiến nghị ngành giáo dục cần đầu tư và bồi dưỡng thêm về chuyên môn để
có giáo viên dạy môn hoạt động GDNGLL để không dạy theo kiểu kiêm nhiệm mà
dạy chính ban đào tạo của mình. Đây là vấn đề rất cần thiết vì tình hình giáo dục
ngoại khóa, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh - đội viên là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. Bởi hiện nay các em phải học quá nhiều môn, hầu như không có thời
gian để vui chơi, để hoạt động. Do vậy việc giáo dục lồng ghép kĩ năng sống cho học
sinh - đội viên hiện nay phù hợp nhất là ở môn hoạt động GDNGLL. Đồng thời
thường xuyên mở các lớp chuyên đề về giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
cho đội ngũ giáo viên.
Giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh - đội viên là
nhiệm vụ chung của tất cả các môn học, các hoạt động Đội. Song môn hoạt động

25 / 28



×