Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.99 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ DANH PHÁP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ DANH PHÁP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH NGỌC LAN

THÁI NGUYÊN - 2014



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đỗ Danh Pháp


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo cao học, chuyên ngành Phát triển nông thôn, khóa 20
(2012-2014).
Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, phòng quản lý đào tạo sau đại học và các
thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban giám đốc, cán bộ phòng
nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại Từ, cùng cán bộ khuyến nông các
xã La Bằng, Hùng Sơn, Minh Tiến. Nhân dịp này tác giả xin cảm ơn về sự giúp đỡ
quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến cô giáo
PGS.TS Đinh Ngọc Lan người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả xin cảm ơn cô đã quan
tâm giúp đỡ, động viên và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời
gian theo học cũng như thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn thầy giáo, cô giáo trong khoa kinh tế và phát triển
nông thôn, phòng quản lý đào tạo sau đại học, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Đại

Từ đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả theo học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè và người thân trong gia
đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
bàu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đỗ Danh Pháp


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3
4. Bố cục của luận văn.................................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................... 4

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
1.1.1. Vai trò của cây chè đối với đời sống con người .................................... 4
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh chè ....................... 6
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 11
1.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh chè ở Việt Nam
và trên thế giới.................................................................................... 11
1.2.2. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên ......... 15
1.3. Mô tả địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 19
1.3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội có liên quan đến quá trình sản xuất
và kinh doanh chè tại các xã thuộc huyện Đại Từ ............................... 19
1.3.2. Ðặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 22
1.3.3. Kết cấu hạ tầng ................................................................................... 23
1.3.4. Ðánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện TN-KT-XH đến phát triển
kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Ðại Từ................................... 24


iv
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu.......................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 26
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu .............................................. 28
2.4.4. Phương pháp phân tích ....................................................................... 28

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.............................................................. 29
2.5.1 . Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất............................................ 29
2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh về mặt kết quả sản xuất chè.............................. 29
2.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè ........................... 30
2.5.4. Các chỉ tiêu phản ánh sự phân bổ nguồn lực ....................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 32

3.1. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ kinh doanh chè của huyện Đại Từ ....... 32
3.1.1. Tình hình chung về sản xuất chè của huyện Đại Từ............................ 32
3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng và cơ cấu giống ................................. 33
3.1.3. Tình hình chung nhóm hộ nghiên cứu tại 3 xã: Hùng Sơn, La Bằng và
Minh Tiến......................................................................................... 37
3.1.4. Tình hình tổ chức sản xuất.................................................................. 43
3.1.5. Tình hình chế biến tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nghiên cứu ....... 45
3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trồng chè trên địa
bàn huyện Đại Từ ............................................................................. 46
3.2.1. Tình hình sản xuất chè của hộ............................................................. 46
3.2.2. Tình hình chi phí sản xuất chè của hộ................................................. 49
3.2.3.Tình hình kết quả sản xuất chè của hộ ................................................. 52


v
3.2.4. Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chè.......................... 53
3.2.4. Một số nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ .. 56
3.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh chè tại
khu vực nghiên cứu thuộc huyện Đại Từ .......................................... 57
3.3.1. Những thuận lợi.................................................................................. 57
3.3.2. Những khó khăn ................................................................................. 58
3.4. Định hướng và đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển sản xuất
kinh doanh chè ................................................................................. 60

3.4.1. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng ............................................................ 60
3.4.2. Quy hoạch, tổ chức sản xuất hình thành cụm xã sản xuất tập trung phù
hợp với khả năng phát triển của huyện và nhu cầu thị trường trong và
ngoài tỉnh ......................................................................................... 61
3.4.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm chè .................................... 63
3.4.4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè.................... 65
3.4.5. Sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn .................................................. 66
3.5.6. Xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích phát
triển sản xuất chè đối với những người trồng chè ............................. 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 69

1. Kết luận.................................................................................................... 69
2. Khuyến nghị.............................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 71
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 73


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

KD


: Kinh doanh

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè năm 2011 của một số nước trên thế giới....11
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng chè Việt Nam từ năm 2011 - 2013 ..................................14
Bảng 1.3: Số liệu xuất khẩu chè Việt Nam năm 2013 ................................................15
Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng chè phân theo Huyện/Thành/Thị năm 2012....................16
Bảng 3.1. Diện tích chè trên địa bàn huyện Đại Từ qua 3 năm 2011-2013......................33
Bảng 3.2. Diện tích chè của 3 xã qua các năm 2011-2013................................................34
Bảng 3.3. Năng suất, sản lượng chè huyện Đại Từ qua các năm 2011-2013 ...................35
Bảng 3.4. Các giống chè sử dụng trong sản xuất chè của huyện Đại Từ qua các năm
2011-2013...........................................................................................................36
Bảng 3.5. Tình hình lao động sản xuất chè các hộ điều tra năm 2013..............................37
Bảng 3.6. Thực trạng diện tích trồng chè của hộ điều tra..................................................38
Bảng 3.7. Tình hình đất sản xuất của hộ ............................................................................39
Bảng 3.8. Tập huấn khoa học kĩ thuật và mô hình từ chương trình khuyến nông............41
Bảng 3.9. Phương tiện sản xuất chè ...................................................................................42
Bảng 3.10. Hình thức tổ chức sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu ................................44
Bảng 3.11. Tình hình sản xuất chè của hộ .........................................................................46
Bảng 3.12. Chi phí sản xuất cho 1 sào (360 m2) chè của hộ trong 1 năm.........................49
Bảng 3.13. Kết quả sản xuất trên 1 sào chè một năm của hộ ............................................52
Bảng 3.14. Hiệu quả sản xuất chè của các hộ trồng chè tính bình quân trên 1 sào
trong 1 năm.......................................................................................................53
Bảng 3.16. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây chè................................56

Bảng 3.17. Một số khó khăn của các hộ nông dân sản xuất chè .......................................58


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Diện tích trồng chè của các hộ gia đình tại các xã .................................. 38
Hình 3.2: Tình hình đất sản xuất của các hộ chuyên .............................................. 40
Hình 3.3: Tình hình đất sản xuất của các hộ kiêm .................................................. 40
Hình 3.4. Diện tích của hộ ..................................................................................... 47
Hình 3.5. Năng suất và sản lượng chè của các hộ.................................................. 47
Hình 3.6. Chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích của 2 nhóm hộ ...................... 50
Hình 3.7. Kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ ............. 45
Hình 3.8. Hiệu quả sử dụng vốn giữa 2 nhóm hộ ................................................... 54
Hình 3.9. Hiệu quả sử dụng lao động..................................................................... 55


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5 về
diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt
Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới. Sản phẩm
chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam là Đài Loan, Liên bang Nga, Trung Quốc, Iraq, EU, Hoa Kỳ.[15]
Vùng chè Thái Nguyên, mọi người đều biết đến đây là tên một thương hiệu
chè ngon nhất cả nước. Với Thái Nguyên vùng nguyên liệu có thể nói đây là vùng
nguyên liệu chè nhiều nhất cả nước nhưng chưa được quy hoạch để xứng tầm với
một thương hiệu mạnh. Trong cả nước ta hiện nay, những vùng được quy hoạch để
trồng chè hiện rất nhiều, có thể kể đến như: Phú Thọ, Yên Bái (thương hiệu chè
Shan tuyết suối giàng), chè Tuyên Quang, chè Mộc Châu… Nhưng với thương hiệu

Đệ Nhất Danh Trà của cả nước, Chè Thái Nguyên luôn khẳng định vị thế số một
của mình. Với diện tích trồng chè khoảng 19 nghìn ha.Thái Nguyên là một trong
các tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích trồng chè (chỉ sau Lâm Đồng) và chất lượng
sản phẩm. [14]
Huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về đất đai với diện
tích đất chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới, nguồn nước phong phú... rất phù
hợp cho sự phát triển mạnh mẽ của cây chè. Với diện tích 6.267 ha, sản lượng búp
chè tươi đạt 56.400 tấn năm 2012, Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn nhất tỉnh
Thái Nguyên và đứng thứ 2 so với các huyện trên cả nước, hiện toàn huyện có
30/31 xã, thị trấn trồng chè. Xác định cây chè là cây trồng chủ lực giúp một bộ phận
người dân xoá đói, giảm nghèo huyện Đại Từ đã không ngừng chuyển đổi cơ cấu
giống, đưa các giống chè có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng và đẩy nhanh
việc xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè Đại Từ
trên thị trường. [22]
Tuy nhiên việc sản xuất và kinh doanh chè ở các xã thuộc huyện Đại Từ đã có
bước phát triển đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có của địa phương, diện tích chè tăng lên nhưng sản lượng và chất lượng
chè chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn
gặp nhiều khó khăn.


2
Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc
cạnh tranh giữa các nước - vùng trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay
gắt. Không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến chè mà còn
phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Không thể phát triển và mở rộng diện tích
chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, từ nhu cầu thực tiễn, nhận thấy giá trị to lớn
mà cây chè mang lại cho người dân, tận dụng những điều kiện thuận lợi của vùng,
tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè

của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Nghiên cứu thực trạng, vai trò của sản xuất chè của các hộ nông dân, những
tồn tại của sản xuất chè, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chè của huyện
Đại Từ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ kinh doanh chè của huyện
Đại Từ
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trồng chè
trên địa bàn huyện Đại Từ.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất kinh doanh chè tại khu
vực nghiên cứu thuộc huyện Đại Từ
- Định hướng và đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển sản xuất kinh
doanh chè.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
Nghiên cứu đề tài này giúp tôi có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã
học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, nâng cao
năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này. Ngoài ra nó còn là tài liệu
tham khảo cho các sinh viên trong trường.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×