Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao vai trò trong quản lý rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.62 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÁP THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỪNG
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÁP THỊ HƯỜNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ GIỚI TRONG QUẢN LÝ RỪNG
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60620116

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN

THÁI NGUYÊN - 2014



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Giáp Thị Hường


ii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành chương trình Cao học chuyên ngành Phát triển
nông thôn và hoàn thiện luận văn này. Tôi đã được sự đồng tình ủng hộ của
gia đình, bạn bè và được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của đồng chí,
đồng nghiệp trong cơ quan. Đặc biệt là sự quan tâm của nhà trường, sự tận
tụy dạy bảo của thầy cô đã và đang đưa tôi đi đến những thành công trên con
đường học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau
Đại học, Ban chủ nhiệm lớp cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thiện
đề tài này. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn này đến thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý
kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân thành cảm ơn
Ban Quản lý dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm
nghiệp (3PAD) tại tỉnh Bắc Kạn và các quý cơ quan, bao gồm: Sở Nông
nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, UBND huyện Ba Bể, Hội LHPN

huyện Ba Bể, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện Ba Bể, Phòng lao động - xã
hội huyện Ba Bể, Phòng thống kê huyện Ba Bể, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Ba Bể, Đảng ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ và
các đoàn thể chính trị xã hội xã Hoàng Trĩ và xã Phúc Lộc, cấp ủy chính
quyền thôn Nà Đuổn, thôn Bản Luộc, thôn Nà Slải và thôn Bản Duống.
Bản thân, tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn
này, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy, cô giáo và
các bạn học viên chỉ bảo, đóng góp ý kiến để luận văn của tôi có thể hoàn
thiện hơn.
Thái nguyên, ngày 08 tháng 12 năm 2014

Tác giả luận văn

Giáp Thị Hường


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC .............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH............................................................................viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 3

3.1. Ý nghĩa lý luận và khoa học.............................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 4
1.1. Tổng quan về quản lý rừng và thực trạng tài nguyên rừng của tỉnh Bắc Kạn ........... 4
1.1.1. Khái niệm rừng, quản lý rừng ........................................................................ 4
1.1.2. Quản lý rừng.................................................................................................. 5
1.2. Tổng quan về Giới và tiếp cận Giới trong quản lý và phát triển rừng ................ 9
1.2.1. Lý thuyết cập nhật về các vấn đề giới ............................................................ 9
1.2.2. Chính sách/chiến lược của Việt Nam liên quan đến bình đẳng giới và
giới trong quản lý sử dụng rừng ................................................................ 13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 22
2.1.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.2.1. Đánh giá, phân tích vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới trong quản
lý rừng tại địa bàn nghiên cứu................................................................... 22


iv
2.2.2. Đánh giá, phân tích định kiến giới - lực cản đối với phụ nữ trong quản
lý, sử dụng rừng tại địa bàn nghiên cứu..................................................... 23
2.2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giới trong quản lý và phát
triển rừng tại huyện Ba Bể ........................................................................ 23
2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 23
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu..................................................................................... 23
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 23
2.3.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu............................................................. 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 25
3.1. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu............................................................ 25

3.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng của tỉnh Bắc Kạn .............................................. 25
3.1.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn .................................... 26
3.1.3. Mô tả địa bàn khu vực nghiên cứu ............................................................... 27
3.2. Đánh giá, phân tích vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới trong quản lý
rừng tại địa bàn nghiên cứu....................................................................... 34
3.2.1. Vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới trong việc giao đất lâm nghiệp
và quyền sử dụng đất lâm nghiệp .............................................................. 34
3.2.2. Vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới trong hoạt động canh tác nônglâm nghiệp và quản lý, bảo vệ rừng........................................................... 37
3.2.3. Vai trò vị thế của phụ nữ và nam giới trong hoạt động khai thác các
nguồn lợi từ rừng ...................................................................................... 43
3.2.4. Vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới trong tiếp cận, kiểm soát nguồn
lực liên quan đến quản lý rừng .................................................................. 46
3.3. Đánh giá, phân tích định kiến giới - lực cản đối với phụ nữ trong quản
lý, sử dụng rừng tại địa bàn nghiên cứu..................................................... 59
3.3.1. Định kiến giới trong phân công lao động theo giới....................................... 59
3.3.2. Định kiến giới trong quyền ra quyết định ..................................................... 61
3.3.3. Định kiến giới trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực ............................ 63
3.3.4. Định kiến giới trong công việc lãnh đạo chính quyền và cộng đồng............. 66


v
3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giới trong quản lý tại huyện
Ba Bể........................................................................................................ 67
3.4.1. Một số giải pháp đối với cấp huyện.............................................................. 67
3.4.2. Một số giải pháp đối với chính quyền cấp xã ............................................... 69
3.4.3. Một số giải pháp cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm .......................... 70
3.4.4. Một số giải pháp đối với người dân, đặc biệt là phụ nữ ................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 71
1. Kết luận............................................................................................................. 71
2. Kiến nghị........................................................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH..................................................................... 73
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

CASI

Chương trình tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội
trong Xóa đói giảm nghèo và quản lý tài nguyên thiên nhiên

CTCC

Công trình công cộng


CEDAW

Cộng đồng
Hiệp ước bình đẳng giới

CQ
DTTS

Chính quyền

Dân tộc thiểu số

ĐTQHR

Điều tra quy hoạch rừng

GCNQSDD
GDP

Giấy chúng nhận quyền sử dụng dất (sổ đỏ, xanh)
Tổng thu nhập quốc nội

GĐGR
Giao đất giao rừng
UBQGVSTBPN Uỷ Ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
UBND
IFAD
KL

Ủy ban Nhân dân
Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế
Khuyến lâm

KN

Khuyến nông

KTNLN
LĐTBXH


Kỹ thuật nông lâm nghiệp
Lao động thương binh xã hội

LGG
GoV

Lồng ghép giới
Chính phủ Việt Nam

GEF

Quỹ môi trường toàn cầu

NGO
NLN

Tổ chức phi chính phủ
Nông lâm nghiệp

NN&PTNN


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định

QLDA

Quản lý dự án

QLSD

SPNG

Quản lý sử dụng
Sảm phẩm ngoài gỗ

THCS
THPT

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

TW
WB

Trung ương
Ngân hàng Thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tổng diện tích quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 .......... 26
Bảng 3.2. Diện tích đất phân theo loại đất của huyện Ba Bể năm 2012.................. 28
Bảng 3.3. Phụ nữ trong các nhóm tuổi lao động..................................................... 36
Bảng 3.4. Người đưa ra quyết định trong các hộ .................................................... 38
Bảng 3.5. Thời gian hoạt động sản xuất theo mùa trong năm của hộ gia đình ........ 39
Bảng 3.6. Nam/nữ tham gia các hoạt động canh tác nông - lâm nghiêp.................. 40
Bảng 3.7. Tỷ lệ nữ chủ hộ và tham gia quản lý hộ ................................................. 41
Bảng 3.8. Việc làm nhiều hơn của mỗi giới qua thảo luận nhóm............................ 43

Bảng 3.9. Phân công lao động trong hoạt động khai thác nguồn lợi từ rừng
phân theo nhóm kinh tế hộ ................................................................... 44
Bảng 3.10. Khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực đối với từng giới của
các hộ ................................................................................................... 46
Bảng 3.11. Ngưòi đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............... 47
Bảng 3.12. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ ở 2 xã nghiên cứu....................... 48
Bảng 3.13. Tình hình sử dụng nguồn vốn của hộ phân theo giới tính ................... 49
Bảng 3.14. Kết quả vay vốn qua kênh Hội LHPN của 2 xã nghiên cứu.................. 50
Bảng 3.15. Tỷ lệ tiếp cận khuyến nông/khuyến lâm của phụ nữ và nam giới ở
các địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 52
Bảng 3.16. Phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2010 - 2015 ........................... 56
Bảng 3.17. Số giời làm việc của từng giới trong ngày............................................ 59
Bảng 3.18. Hoạt động trong gia đình của từng giới qua thảo luận nhóm ................ 60
Bảng 3.19. Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình .......................... 61
Bảng 3.20. Quyền ra quyết định của phụ nữ và nam giới trong hoạt động
sản xuất nông lâm nghiệp ..................................................................... 62
Bảng 3.21. Số lượng nam/nữ giới tham dự lớp tập huấn của dự án 3PAD tổ
chức tại xã Phúc Lộc............................................................................. 64


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nam giới và nữ giới được đứng tên giao nhận đất lâm nghiệp............34
Biểu đồ 3.2. Khảo sát khả năng tiếp cận việc làm của nam giới và phụ nữ......................55
Biểu đồ 3.3. Trình độ văn hóa của nam và nữ tại địa bàn nghiên cứu..................... 55
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người ốm trong gia đinh được chăm sóc chữa trị ...................... 57
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nam giới và phụ nữ thực hiện Kế hoạch hóa gia đình tại
địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 58
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nam/nữ giới tham dự lớp tập huấn của dự án 3PAD tổ

chức tại xã Phúc Lộc ........................................................................ 65
Hình 3.1. Bộ máy lãnh đạo thôn có sự tham gia của phụ nữ (Chi hội phụ nữ) ........... 66


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Giới được coi là vấn đề xuyên suốt trong tất cả các quá trình vận động và
biến đổi của xã hội nói chung, trong đó có sản xuất nông - lâm nghiệp - một lĩnh
vực hiện chiếm tới khoảng 70% [2] lực lượng lao động của Việt Nam.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những biến đổi rất nhanh chóng về kinh
tế - xã hội, đặc biệt là có những thành công lớn trong lĩnh vực giảm nghèo. Chính vì
vậy, trong chiến lược giới và phát triển, giới hiện đang được coi là vấn đề trọng tâm
cho phát triển bền vững, trong đó việc lồng ghép giới được coi là chiến lược hữu
hiệu nhằm xóa đói giảm nghèo.
Mặc dù vấn đề giới đã được quy chuẩn và thể chế hóa trong hầu hết các
chính sách phát triển kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhưng
trong thực tiễn thực hiện các hoạt động cộng thêm bối cảnh xã hội nông thôn còn bị
ảnh hưởng nặng nề bởi những tàn dư của chế độ gia trưởng phong kiến, việc thực
hiện bình đẳng giới, nâng cao vai trò của phụ nữ trong ra quyết định phát triển kinh
tế vẫn còn rất hạn chế. Yêu cầu về lồng ghép giới hiện nay gần như là vấn đề xuyên
suốt bắt buộc trong tất cả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo phát triển
kinh tế của Việt Nam.
Gói gọn trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp và cụ thể hơn là quản lý rừng,
vấn đề giới gần như là một lĩnh vực bị bỏ quên trong suốt thời gian qua. Các
chương trình, chính sách trong quản lý và phát triển rừng gần như chưa chú trọng
đến vai trò của giới, đặc biệt là vai trò của phụ nữ trong quản lý bền vững rừng.
Theo nhiều đánh giá gần đây, phụ nữ là những người tham gia trực tiếp nhiều nhất
vào các hoạt động quản lý rừng (khai thác lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng, chăm sóc
rừng, chăn thả gia súc trong rừng, canh tác sản xuất trong rừng,…) nhưng họ lại là

những người ít biết về cách thức, phương pháp, định hướng, chiến lược quản lý phát
triển rừng. Có thể nói, việc suy giảm diện tích rừng và suy giảm đa dạng sinh học
nhanh chóng như hiện nay có một phần từ việc chưa phát huy được vai trò của phụ
nữ trong bảo vệ và phát triển rừng.


2
Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp
(3PAD) tại tỉnh Bắc Kạn được tài trợ bằng nguồn kinh phí từ vốn vay của Chính
phủ Việt Nam đối với Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), đối ứng của
Chính phủ Việt Nam, sự đóng góp của người hưởng lợi và kinh phí tài trợ không
hoàn lại của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Dự án có nhiều hoạt động hỗ trợ cán
bộ chính quyền nâng cao năng lực quản trị và tạo điều kiện cho người dân, đặc
biệt là đối tượng nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận đất
đai, vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường để phát triển sản xuất, cải thiện sinh kế bền
vững. Phân tích giới trong quản lý và phát triển rừng theo như tham chiếu của dự
án là hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong kết quả của tất cả các hợp
phần của dự án.
Tại huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) với hơn 34 nghìn ha đất rừng sản xuất, trong
đó rừng tự nhiên được khoanh nuôi hơn 13 nghìn ha, rừng trồng gần 4 nghìn ha, còn
gần 17 nghìn ha đất chưa có rừng. Tính bình quân, mỗi xã có gần 2 nghìn ha đất
chưa có rừng [12], có thể khai thác để trồng rừng sản xuất và xen canh cây lương
thực hằng năm. Nếu khai thác hết được tiềm năng đất rừng hiện có để nhân rộng mô
hình xen canh giữa trồng rừng và cây lương thực thì chỉ riêng huyện Ba Bể sẽ thu
thêm hàng trăm nghìn tấn sắn, ngô mỗi năm. Đây nguồn lực rất lớn để sớm đưa Ba
Bể thoát khỏi diện 62 huyện nghèo nhất nước.
Do đó, trong khuôn khổ và được sự nhất trí của dự án 3PAD, tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao vai trò giới trong quản
lý rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Làm rõ thực trạng vai trò giới trong sử dụng và quản lý rừng, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp/khuyến nghị giúp dự án thực hiện LGG trong sử dụng, quản lý
và phát triển rừng bền vững tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá, phân tích giới làm rõ hơn vai trò, vị thế của phụ nữ và nam giới
trong quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu;


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×