Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.91 KB, 2 trang )
Hình ảnh người nông dân trong xã hội phong kiến xưa qua các tác phẩm Trong
lòng mẹ, tức nước vỡ bờ, lão Hạc.
Đời sống người nông dân trong xã hội xưa rất cực khổ, họ phải chịu nhiều nỗi
đau bất hạnh. Viết về nỗi khổ ấy, có rất nhiều nhà văn với những tác phẩm hiện
thực tiêu biểu như ” Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, ” tức nước vỡ bờ” của Ngô
Tất Tố, ” Lão Hạc” của Nam Cao.
Các tác phẩm này đã phản ánh mạnh mẽ một xã hội đen bạc, xấu xa đã đẩy
nông dân vào đường cùng không lối thoát khiến họ phải tự tìm đến lối thoát để
thoát ly khỏi thực tại. Nỗi đau đớn, khổ cực của một đứa trẻ trong xã hội bế tắc kia
khác nào cuộc sống của chú bé Hồng trong tác phẩm của Nguyên Hồng. Qua
nhân vật bé Hồng, ta sẽ thấy cảm động về tình cảm mẹ con, tình cảm của Hồng khi
xa mẹ và niềm hạnh phúc lớn lao của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ. Qua đó,
nhà văn thể hiện thái độ cảm thông, trân trọng đối với phụ nữ và trẻ em và luôn
khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay cả trong những tình
huống khắc nghiệt của cuộc sống. Chị Dậu trong tác phẩm ” tức nước vỡ
bờ” tượng trưng cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ nông dân Việt
Nm, sắc sảo, đôn hậu, cần cù, tần tảo, giàu tình yêu thương và dũng cảm chống lại
cường hào áp bức. Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn ” Lão Hạc”là một lão
nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng lão là người sống rất lương thiện, nhân hậu, thủy
chung và có tình yêu thương con mãnh liệt, khi bị dồn đến mức chân đường cùng,
lão tự tìm đến cái chết để giữ trọn đạo làm cha. Qua đó, dưới ngòi bút sinh động
của các nhà văn, tình vợ chồng, tình mẹ con, ti tình xóm nghĩa làng giữa những
con người cùng khổ, số phận của những phụ nữ, trẻ em được nêu lên với bao xót
thương làm nhức nhối trong lòng người đọc.
Như vậy, trong xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa kia chứa biết bao mảnh đời
bất hạnh, đáng thương, xong họ luôn toát lên những phẩm chất cao đẹp.