Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chống chuyển giá ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B Ộ TƯ PHÁP

TRƯ ỜNG Đ ẠI HỌC LU ẬT HÀ N ỘI

PHAN TH Ị LỆ HẰNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CH UYỂN GIÁ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số

: 60380107

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬ T H ỌC

NGƯỜI HƯỚN G DẪN K HOA HỌC : TS. TRƯƠ NG THỊ KIM DUNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu
của riêng tôi. Các thông tin và số liệu trong
luận văn là trung thực. N hững kết luận của
luận văn chưa từ ng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.



T Á C G IẢ L U Ậ N V Ă N

Phan Thị Lệ H ằng


DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾ T TẮT

APA

Phương pháp xác định trước về giá tính thuế

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp


ỤC LỤC
LỜI N ÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CH ỐNG CHUYỂN GIÁ VÀ
PHÁP LUẬT VỀ CH ỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆ T NAM ................................... 5
1.1. Những vấn đề chung về chống chuyển giá ........................................................... 5
1.1.1. K hái niệm chống chuyển giá .............................................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm chống chuyển giá ................................................................................ 9
1.1.3. Các biện pháp chống chuyển giá ...................................................................... 12
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật chống chuyển giá ......................................... 14
1.2.1. K hái niệm pháp luật về chống chuyển giá ....................................................... 14
1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động chống chuyển giá 17
1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay .............. 21
1.2.4. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về chống chuyển giá của một số nước ............. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ M Ộ T SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC T HI PHÁP LU ẬT VỀ C HỐN G
CHUYỂN GIÁ Ở VIỆ T NAM HIỆN NAY ........................................................... 36
2.1. Thực trạng pháp luật về chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay ...................... 36
2.1.1. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật chống chuyển giá .................................... 36
2.1.2. Trong lĩnh vực thi hành pháp luật chống chuyển giá ...................................... 45
2.2. M ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chống chuyển
giá ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 52
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................................................... 53
2.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ, kỹ thuật...................................................... 61
2.2.3. Xem xét khả năng thực thi cơ chế APA trong thời gian tới ............................ 63
2.2.4. Tăng cường hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nư ớc và đẩy mạnh
tuyên truyền hệ thống pháp luật về chống chuyển giá ............................................... 65
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 69



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việc mở cửa của mỗi quốc gia kéo theo xung đột trong việc thu hút đầu tư, do
mức độ đầu tư càng lớn thì khả năng mang lại nguồn lợi cho quốc gia đó càng cao.
Điều đó làm xuất hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước sở tại dành cho
các nhà đầu tư, đặc biệt là những ưu đãi về thuế. Đây là căn nguyên cho những kẽ
hở để từ đó có thể hình thành các thủ thuật nhằm chuyển hóa quyền sở hữu lợi ích
từ chủ thể này sang chủ thể khác. C huyển giá (transfer pricing), là m ột thủ thuật như
vậy, đang ngày càng đư ợc sử dụng phổ biến trong nhiều giao dịch giữa các chủ thể
liên kết. Hiện tượng chuyển giá đã du nhập vào nước ta từ khá sớm khi chúng ta
tiến hành mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Pháp luật điều chỉnh về giao dịch có
dấu hiệu chuyển giá ở Việt Nam cũng được thai nghén và ra đ ời vào năm 1997
nhằm điểu chỉnh vấn đề chuyển giá của doanh nghiệp FDI. Với sáu lần sửa đổi,
pháp luật kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam hiện nay đã có sự thay đổi theo hướng
ngày càng hoàn thiện hơn nhưng vẫn chỉ m ới dừng lại ở chỗ đưa ra những quy định
mang tính định hình, dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về
chống chuyển giá trong đời sống.
Hơn nữa, trước tình hình ngày càng nhức nhối của hiện tượng chuyển giá ở
nước ta trong những năm gần đây, cùng với sự sửa đổi Luật quản lý thuế năm 2012
ghi nhận cơ chế chống chuyển giá ở một văn bản pháp lý có hiệu lực cao cũng như
việc ban hành một loạt các văn bản có tính chất chỉ đạo đẩy mạnh công tác chống
chuyển giá, thì việc tìm ra những giải pháp để đẩy mạnh hiệu quả công tác chống
chuyển giá, đưa những quy định pháp luật vận hành trên được trên thực tế là yêu cầu,
nhiệm vụ quan trọng.
Xuất phát từ sự thực tiễn pháp lý đó, tôi lựa chọn tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về chống chuyển giá ở Việt
Nam hiện nay” với mong muốn hoàn thiện hệ thống pháp luật chống chuyển giá ở
Việt Nam hiện nay, cũng như tìm ra những giải pháp phù hợp để đưa những quy định

này vào đời sống.

1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và tìm hiểu các quy định về chống chuyển giá ở Việt Nam, trong
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề
này đã được công bố và ghi nhận như:
- TS. Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật kiểm soát hoạt động chuyển
giá, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí M inh;
- TS. Vũ Văn Cương (2012), Pháp luật quản lý thuế trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học,
trường Đại học Luật Hà Nội;
- Ths. Khúc Chiến (2010), Hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch
liên kết – Thông tư số 66/2010/TT-BTC , NX

Tài chính, Hà Nội;

- Ths. Phan Thị Liễu (2006), Chuyển giá – Lý luận, thực tiễn và pháp luật về
kiểm soát chuy ển giá ở Việt N am , T p. H ồ C hí M inh;
- Đ oàn Văn Trư ờng (2008), “K inh nghiệm quốc tế về chống chuyển giá và
thự c trạng hiện tượng chuyển giá ở V iệt N am”, C ác phư ơng pháp định giá công
nghệ và giá chuy ển giao bên trong các công ty đa qu ốc gia, N X B K hoa học và
K ỹ thuật, Hà N ội,
- Nguyễn Ngọc Thanh (2001), Định giá chuyển giao và thủ thuật chuyển giá
của các công ty đa quốc gia ở Việt nam,Viện Nghiên cứu tài chính Thành phố H ồ
Chí M inh…
Đồng thời cũng có nhiều bài viết đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng… bình luận, phân tích về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu, tác phẩm

trên, đã nhìn nhận đánh giá vấn đề chống chuyển giá từ nhiều khía cạnh khác nhau
và đều tập trung phân tích những điểm thành công và hạn chế của pháp luật chống
chuyển giá Việt Nam, từ đó, đưa ra những giải pháp mang tính toàn diện nhằm hoàn
thiện pháp luật chống chuyển giá. Tuy vậy, trong giai đoạn đẩy mạnh công tác chống
chuyển giá hiện nay, cùng với những sự thay đổi từ chính hệ thống pháp luật về
chống chuyển giá, việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp mang tính toàn diện cả
về hệ thống pháp luật và cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh hiệu quả của công tác
chống chuyển giá vẫn là một yêu cầu có tính cấp thiết. Bởi vậy, trên cơ sở tiếp thu
những nội dung đã được nghiên cứu của các tác giả trước, luận văn tập trung nghiên

2


cứu sâu hơn để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chống
chuyển giá ở Việt Nam một cách toàn diện.
3.

Phạm vi, n ội dung nghiên cứu đề tài

Vấn đề chống chuyển giá là một vấn đề khá rộng và phức tạp. Bởi vậy, trong khuôn
khổ một bản luận văn thạc sĩ, tôi xin giới hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu đề tài, cụ
thể như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về chống chuyển giá
- Tập trung nghiên cứu quy định pháp luật trong giai đoạn hiện nay (Thông tư
66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các phương pháp xác định
giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có m ối quan hệ liên kết
và Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung năm 2012) về chống chuyển giá.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về chống chuyển giá và đưa ra những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chống chuyển giá.
4.


M ục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Luận văn có mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Phân tích khái niệm và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hoạt động và chống
chuyển giá;
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về chống chuyển giá;
- Đánh giá hiện trạng thực thi các quy định của pháp luật về chống chuyển giá,
chỉ ra những thành tựu và những tồn tại, hạn chế;
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
chống chuyển giá.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của luận văn là Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa M ác - Lê nin và hệ thống quan điểm ,
lý luận của Đảng C ộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí M inh về xây dựng Nhà nước
và pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Để đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra; trong quá trình nghiên cứu
luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp bình luận, phương pháp lịch sử… được sử dụng trong chương I
khi nghiên cứu những vấn đề chung về chống chuyển giá và pháp luật về chống
chuyển giá ở Việt nam

3


- Phương pháp thống kê xã hội học, phân tích, phương pháp tổng hợp… được
sử dụng ở chương II khi xem xét, đánh giá về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật cũng như tìm hiểu về định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật chống chuyển giá ở Việt Nam hiện nay.
6. Những kết quả nghiên cứu m ới của luận văn

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã được công bố, luận văn có m ột số đóng góp mới chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề chung về chống chuyển giá, pháp luật chống
chuyển giá;
- Đánh giá quá trình thực thi các quy định của pháp luật về chống chuyển giá,
chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực thi.
- Đề xuất m ột số giải pháp nâng cao hiệu quả thự c thi pháp luật chống
chuyển giá.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài m ục lục, phần m ở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:
- Chương I: N hững vấn đề chung về chống chuyển giá và pháp luật về chống
chuyển giá ở Việt nam
- Chương II: Thực trạng pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về chống chuyển giá ở Việt nam hiện nay

4


CHƯƠNG I
NHỮNG V ẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỐ NG CH UYỂ N GIÁ VÀ PHÁP
LUẬT VỀ CHỐ NG CH UYỂN G IÁ Ở VIỆT NAM
1.1. Những vấn đề chung về chống chuyển giá
1.1.1. Khái niệm chống chuyển giá
Để hiểu được hoạt chống chuyển giá, trước tiên, chúng ta cần làm rõ khái niệm
“chuyển giá”. Hiện nay vẫn còn có khá nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này.
Theo thông lệ quốc tế, “chuyển giá” được hiểu là “việc thực hiện các chính sách giá
đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập
đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của
các đơn vị thành viên trong tập đoàn trên toàn cầu” [29, tr.12] hoặc là “để ám chỉ việc

doanh nghiệp dàn xếp các giao dịch với bên có mối quan hệ liên kết theo mức giá
không như m ức giá đối với bên độc lập (nói đơn giản là mua với giá cao và bán với
giá thấp) hoặc các khoản chi trả dịch vụ bất hợp lý hoặc không cần thiết nhằm mục
đích chuyển lợi nhuận về quốc gia có mức thuế suất có lợi nhất cho tập đoàn đó”[ 30,
tr.2] .Theo cách hiểu này, chuyển giá chỉ xảy ra giữa các thành viên của một tập đoàn

đa quốc gia trong các giao dịch “có sự chuyển dịch hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ qua
biên giới”, chẳng hạn như công ty mẹ ở Hoa Kỳ thực hiện giao dịch kinh doanh với
giá không như mức giá thị trường với công ty con ở Thái Lan.
Bên cạnh đó, có m ột số quan điểm khác nhìn nhận chuyển giá trong m ột phạm
vi rộng hơn. Theo T ổng Cục thuế Việt Nam (năm 2011), chuyển giá được hiểu là
“việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình,
dịch vụ, lãi tiền vay) được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo
giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng
số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết trên toàn c ầu.”[ 29, tr.12]
Theo PGS,. TS. Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài Chính) “ Chuyển giá là hành
vi thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch
giữa các chủ thể trong một nhóm liên kết không theo giá thị trường nhằm tối thiểu
hoá số thuế phải nộp và tối đa hoá lợi nhuận thu được của nhóm liên kết .”[ 22, tr.1]
TS. Vũ Văn Cương (Đ ại học Luật Hà Nội) đã cụ thể hóa chủ thể thực hiện hoạt
động chuyển giá với nội dung: “Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh
doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan
hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên

5


kết. Các đối tác liên kết ở đây có thể là: Các công ty thành viên trong m ột công ty
đa quốc gia; Hoặc các công ty hoặc đơn vị thành viên trong m ột tổng công ty, công
ty; Hoặc các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng có m ối quan hệ đặc biệt,

thường là m ối quan hệ nhân thân .”[37, tr.153]
TS. Phan Thị Thành Dương (Đại học Luật Thành phố Hồ Chí M inh) lại nhìn
nhận “chuyển giá”, xét trên khía cạnh tránh thuế (“avoidence tax”) “là hành vi làm
thay đổi nghĩa vụ thuế khi thay đổi giá trong giao dịch hình thành giữa các bên liên
kết”.[ 36, tr. 5]
Theo các quan điểm trên, chủ thể thực hiện hành vi chuyển giá là các chủ thể
kinh doanh có mối quan hệ liên kết, tức là không chỉ là các thành viên của tập đoàn
đa quốc gia mà còn bao g ồm cả các công ty trong nước có mối quan hệ liên kết với
nhau (có thể cùng thuộc một tổng công ty hoặc có mối quan hệ trong điều hành,
quản lý..). Đồng thời, chuyển giá cũng có thể xảy ra trong các giao dịch mà không
có sự chuyển dịch hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ qua biên giới.
Như vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu mà mỗi tác giả đưa ra quan điểm nhìn
nhận thuật ngữ chuyển giá theo các khía cạnh khác nhau. D ựa trên việc khảo lược
các quan điểm trên, cũng như tình hình chuyển giá của nước ta hiện nay, quan điểm
của cá nhân đồng tình với cách hiểu chuyển giá theo nghĩa rộng với nội dung
chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (tài sản hữu
hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi tiền vay) được chuyển dịch giữa các chủ thể kinh
doanh có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường (giá
thị trường), nhằm mục đích chủ yếu là tối thiểu hóa tổng nghĩa vụ thuế phải nộp của
tất cả các bên liên kết.
Bản chất của việc “thực hiện chính sách giá không theo giá thị trường” ở đây
được hiểu là việc xác định giá sản phẩm trong các giao dịch giữa các chủ thể kinh
doanh có quan hệ liên kết (tức là các giao dịch liên kết) không đảm bảo đầy đủ các
nguyên tắc khách quan độc lập khi giao dịch cũng như không phản ánh đúng giá trị
của giao dịch đó. M ột trong các nguyên tắc cơ bản khi giao kết giao dịch kinh tế nói
chung và khi đàm phán thỏa thuận về giá cả của giao dịch nói riêng là nguyên tắc tự
do, tự nguyện cam kết thỏa thuận, khách quan và có tư cách bình đẳng. N guyên tắc
này đưa ra yêu cầu hai bên phải độc lập, tự nguyện, khách quan về mặt ý chí và
bình đẳng khi đàm phán, giao kết giao dịch, đảm bảo giá trị giao dịch phù hợp thực
tế thị trường kinh doanh và đôi bên cùng có l ợi. Từ nguyên tắc này, có thể hiểu rộng

ra, đối với các giao dịch có cùng hoàn cảnh kinh tế, thương mại và điều kiện giao

6


kết tương tự nhau thì giá cả của các giao dịch này cũng sẽ tương đối phù hợp với
nhau. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch nhằm chuyển giá, các bên liên kết đã
không tuân thủ các nguyên tắc trên. Lợi dụng quyền tự do thỏa thuận giá cả trong
giao dịch kinh doanh (quyền xuất phát từ quyền tự do kinh doanh được pháp luật
bảo hộ), các chủ thể kinh doanh đã xác định giá của sản phẩm trong giao dịch liên
kết cao hơn hoặc thấp hơn giá giao dịch tương tự giữa các bên độc lập (không liên
kết) trong cùng hoàn cảnh kinh tế và thương mại tương tự. Khi đó, giá c ả của giao
dịch không phản ánh đúng giá cả thực của giao dịch trên thị trường.
Chúng ta cũng cần phân biệt việc định giá thấp hơn trong giao dịch liên kết
nhằm chuyển giá với việc khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn
thuế, gian lận thuế. Đối với hành vi khai giá giao dịch thấp hơn đối với cơ quan
quản lý, các bên dựa trên các chứng từ, hóa đơn giả mạo để khai giá sai lệch với cơ
quan quản lý, còn trên thực tế, các bên vẫn thỏa thuận giá giao dịch phù hợp với giá
thị trường và thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá đã thỏa thuận. Còn đối với hành
vi chuyển giá, mặc dù có thể được thực hiện bằng các hóa đơn hợp pháp nhưng cơ
sở tính giá thường không phản ảnh đúng tính kinh tế của nó như các bên độc lập
theo nguyên tắc giao dịch độc lập hoặc giá thị trường cạnh tranh. Hơ n nữa, chủ thể
thực hiện việc khai giá giao dịch thấp nhằm trốn thuế, gian lận thuế có thể là hai chủ
thể độc lập còn chuyển giá chỉ được thực hiện giữa những đối tác liên kết, có m ối
quan hệ thống nhất về lợi ích tổng thế. C hỉ những chủ thể này m ới có thể tham gia
vào các giao dịch chuyển giá khi mà lợi ích của hai bên không đảm bảo tính khách
quan, bởi xét về tổng thể, đây chỉ là sự chuyển dịch giá trị từ chủ thể này sang chủ
thể khác trong cùng m ột nhóm lợi ích.
M ặc dù, chuyển giá thực chất không làm thay đổi tổng giá trị hình thành trong
xã hội nhưng lại làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế xét trên khía cạnh tổng thể của

doanh nghiệp theo hướng giảm thu nhập chịu thuế, tối thiểu hoá tổng số thuế phải
nộp của tất cả các bên liên kết trên toàn cầu, dẫn tới tăng lợi nhuận sau thuế của các
bên liên kết. Đây cũng chính là m ục tiêu lớn nhất, chủ yếu nhất của các doanh
nghiệp liên kết thực hiện chuyển giá. Điều này có nguyên nhân từ chính sự khác
biệt trong chính sách điều tiết lợi ích nói chung, chính sách thuế nói riêng của các
quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cũng như chiến lược phát triển
kinh tế trong từng thời kỳ của m ỗi quốc gia mà mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng như các chính sách ưu đãi thuế của các quốc gia khác nhau hoặc của
một quốc gia đối với doanh nghiệp thuộc các vùng, lãnh thổ khác nhau của quốc gia

7


mình có thể không đồng nhất. Điều này dẫn đến hiện tượng, với cùng m ột khoản
thu nhập của doanh nghiệp nhưng phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của
doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau hoặc ở các vùng, lãnh th ổ khác nhau trong
cùng một quốc gia có thể không giống nhau. Từ đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp
sẽ tìm cách chuyển phần thu nhập của mình tới những vùng, quốc gia có mức thuế
suất doanh nghiệp thấp hơn nhằm tối thiểu hóa số thuế doanh nghiệp phải nộp thông
qua hành vi chuyển giá. Hành vi chuyển giá có thể thực hiện dưới các hình thức như
định giá cao các sản phẩm đầu vào và định giá thấp các sản phẩm bán ra tại quốc
gia, các vùng, lãnh thổ có mức thuế suất cao hơn, nâng cao giá trị tài sản góp vốn,
nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý… .
Hậu quả nghiêm tr ọng của hoạt động này là làm thất thu một phần lớn số thuế
thu nhập doanh nghiệp của quốc gia, dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nư ớc của
quốc gia bị chuyển giá. Hơn thế, hoạt động chuyển giá của các bên liên kết gây ra
môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. D o
các doanh nghiệp chuyển giá hạ giá thành sản phẩm xuống dưới mức đúng của thị
trường đã khiến các doanh nghiệp trong nước khó có khả năng cạnh tranh trong việc
tiêu thụ sản phẩm, buộc phải giải thể hoặc chuyển hướng kinh doanh. Đ ặc biệt đối

với các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp liên doanh, thông qua hoạt
động chuyển giá, ngay cả đối với chuyển giá ngược (tức là điều chuyển lợi nhuận từ
nơi có thuế suất thấp về nơi có thuế suất cao), khi hạ giá thành đầu ra sẽ gây lỗ cho
bên bản địa. Khi đó, các bên đối tác nước ngoài dần dần thôn tính hoàn toàn doanh
nghiệp liên doanh, biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài với chi phí thấp nhất. Sau đó, các bên đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành
chiếm lĩnh và thao túng hoàn toàn thị trường các quốc gia yếu kém. N gay cả đối với
các nước có mức thuế suất doanh nghiệp thấp, mặc dù chuyển giá rất dễ gây “ảo
tưởng” ban đầu là làm tăng nguồn thu của ngân sách nhà nư ớc, nhưng xét về lâu
dài, quốc gia sẽ dễ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính và kinh tế do chuyển giá đã
phản ánh sai lệch kết quả hoạt động của nền kinh tế dẫn đến nền kinh tế phát triển
một cách không bền vững và không phản ánh đúng thực lực của nền kinh tế.
Như vậy, xét trên lợi ích vĩ mô, chuyển giá không chỉ gây thất thu ngân sách
nhà nước mà còn gây ra những bất ổn nghiêm trọng cho nền kinh tế, phá vỡ nguyên
tắc khách quan và phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. C hính
bởi vậy, các quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung nghiên cứu và tiến hành

8


những biện pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng đang ngày càng diễn ra phổ biến và
tinh vi hơn này.
Từ cách hiểu về khái niệm “chuyển giá”, chúng ta có thể hiểu một cách chung
nhất chống chuyển giá là hành động nhằm ngăn chặn việc thực hiện chính sách giá
không theo giá thị trư ờng trong các giao dịch liên kết, nhằm đảm bảo nguồn thu
ngân sách nhà nước và sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Đây có thể là hoạt
động của tất cả các thành viên trong xã hội nhằm ngăn chặn hiện tượng chuyển giá.
Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, chống chuyển giá được xem xét trên khía
cạnh là hoạt động quản lý nhà nước bởi, với tư cách là chủ thể có quyền lực cao
nhất với trách nhiệm quản lý chung toàn bộ hoạt động kinh tế, đảm bảo các quyền

lợi của các thành viên trong xã hội cùng với năng lực về tài chính và nhân lực, nhà
nước là chủ thể quan trọng nhất trong hoạt động chống chuyển giá. N hà nước không
chỉ nghiên cứu tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá mà còn tổ
chức thực hiện mọi công cụ quản lý phù hợp nhất để tạo hiệu quả cao nhất cho hoạt
động chống chuyển giá.
Như vậy, xét trên khía cạnh quản lý nhà nước, chống chuyển giá được hiểu là
hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nư ớc đối với các chủ thể kinh doanh có
quan hệ liên kết nhằm kiểm soát việc thực hiện chính sách giá trong các giao dịch
liên kết của các chủ thể này phù hợp với nguyên tắc giá thị trường khách quan, từ
đó đảm bảo quyền thu thuế của nhà nước, ổn định kinh tế quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm ch ống chuyển giá
Trên cơ sở khái niệm chống chuyển giá xét trên khía cạnh quản lý nhà nước,
hoạt động chống chuyển giá mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đặc điểm về mặt chủ thể thực hiện sự quản lý là Nhà nước. Nhà
nước tham gia vào quan hệ này không chỉ nhằm bảo đảm lại nguồn thu thuế của
mình mà còn thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ m ô nền kinh tế. Nhà nước
cần phải sử dụng các công c ụ quản lý một cách hiệu quả, đặc biệt là pháp luật sao
cho vừa ngăn chặn được hiện tượng chuyển giá, đảm bảo quyền lợi, môi trường
phát triển lành mạnh cho các doanh nghiệp, lại vừa đảm bảo kế hoạch thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Trong đó, cơ quan thuế là chủ
thể trực tiếp tham gia quan hệ quản lý chống chuyển giá, là trung tâm trong việc
điều hành những hoạt động liên quan trong quá trình tham gia quan hệ này, đồng
thời phối hợp hoạt động với các cơ quan khác như cơ quan về hải quan, cơ quan
quản lý về doanh nghiệp. Tại Việt Nam, trong Quyết định 1250/QĐ -BTC của B ộ

9


Tài chính ngày 21 tháng 5 năm 2012 quy ết định về việc phê duyệt C hương trình
hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 cũng đã khẳng

định “Tổng cục Thuế có trách nhiệm chủ trì xây dự ng kế hoạch chi tiết, xây dự ng
các giải pháp triển khai đảm bảo tổ chứ c thực hiện Kế hoạch kiểm soát hoạt
động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 k ịp thời, hiệu quả”. Đ ồng thời, các cơ
quan khác như các cơ quan thuộc B ộ Tài chính như V ụ C hính sách, V ụ Pháp
chế, T hanh tra B ộ Tài chính, B ộ Kế hoạch Đầu tư, N gân hàng N hà nư ớc… cùng
phối hợp hành động với T ổng cục T huế nhằm đảm bảo hoạt động chống chuyển
giá đư ợc toàn diện.
Thứ hai, chủ thể chịu sự quản lý về chuyển giá là các chủ thể kinh doanh có
mối quan hệ liên kết với nhau. M ối quan hệ liên kết được đánh giá dưới nhiều yếu
tố khác nhau. Theo thông lệ quốc tế, tại hướng dẫn của OECD trong M ẫu hiệp định
tránh đánh thuế hai lần, t ại điểm a khoản 1 Điều 9, D oanh nghiệp liên kết được hiểu
là “một doanh nghiệp của một nước k kết tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào m ột doanh nghiệp hoặc m ột nước k kết
và vào m ột doanh nghiệp của nước k kết kia.” [25, tr.23]
Đ iều 9 C ông ư ớc m ẫu của OE C D năm 2009 về định giá chuyển giao lại
m ột lần nữ a ghi nhận “H ai doanh nghiệp đư ợc xem là liên kết (associated
enterprises) khi
- Một doanh nghiệp tham gia vào quản l , điều hành hay góp vốn vào doanh
nghiệp kia m ột cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
- Hai doanh nghiệp có cùng m ột hoặc nhiều ngư ời hay những thực thể
(entities) khác tham gia qu ản l , điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
Yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh
hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định
mối quan hệ liên kết. Do vậy, doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong
cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy vậy, trên thực tế,
chuyển giá thường được quan tâm đánh giá nhiều hơn giữa các đối tác liên kết đa
quốc gia do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ rệt
hơn. Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ
thuế hình thành từ các giao dịch trong nước ít có sự cách biệt. Vì thế, trong pháp luật

phần lớn các quốc gia hiện nay chủ thể chịu sự quản lý về chống chuyển giá của Nhà
nước là các công ty, đa quốc gia (Ví dụ: Ấn Độ, Nhật, Canada..). Ở Việt Nam hiện

10


nay, chủ thể chịu sự quản lý chống chuyển giá là “tổ chức kinh doanh”’ có mối quan
hệ liên kết mà không phân biệt trong nước hay nước ngoài.
Thứ ba, đối tượng được hướng tới trong sự quản lý chống chuyển giá chính là
giá chuyển giao trong giao dịch liên kết. Tùy từng quốc gia, phạm vi các giao dịch
liên kết được xem xét m ột cách cụ thể. Chẳng hạn quy định tại Điều 92 Luật Thuế
thu nhập Ấn Độ quy định các giao dịch phải xem xét giá chuyển giao bao gồm giao
dịch mua, bán, thuê hoặc cho thuê tài sản vô hình hay hữu hình, cung ứng dịch vụ,
vay mượn tiền hay bất cứ các giao dịch nào mang lại lợi nhuận, tăng hay giảm tài
sản của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, phạm vi giao dịch được xem là giao dịch liên
kết chỉ bao gồm các giao dịch mua, bán, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển
nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh, ngoại trừ các giao dịch kinh
doanh liên quan tới sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước. Theo đó, giá
trong giao dịch liên kết phải đảm bảo theo nguyên tắc giá thị trường khách quan
(“Arm’s length principle”), tức là yêu cầu “giá giao dịch liên kết phải được xây
dựng như giá giao dịch tương tự giữa các bên độc lập (không liên kết) trong c ng
hoàn cảnh kinh tế và thương mại tương tự ”[25, tr.22]. Áp dụng nguyên tắc giá thị
trường khách quan, giá chuyển giao trong giao dịch liên kết sẽ được căn cứ dựa trên
giá trị phù hợp nhất trong các giá trị của biên độ giá thị trường chuẩn (tức là nằm
trong giới hạn của tập hợp các giá trị về mức giá hoặc là tập hợp các giá trị về tỷ
suất lợi nhuận gộp hoặc là tập hợp các giá trị về tỷ suất sinh lời của sản phẩm được
xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh ). K hi đó, giá chuyển giao
đã được xem là hợp lý và đảm bảo tính khách quan theo giá thị trường .
Thứ tư, nội dung của hoạt động quản lý chống chuyển giá bao gồm việc xây
dựng các nội dung điều chỉnh giá giao dịch liên kết cũng như tổ chức thực hiện các

hoạt động quản lý trên thực tế như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chuyển
giá.... X uất phát bởi hành vi chuyển giá rất phức tạp, đặc biệt là trong các giao dịch
trên phạm vi toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn, rủi ro trong việc điều tra
chuyển giá là lớn nên hoạt động chống chuyển giá đòi hỏi nguồn nhân lực cũng như
kỹ thuật cao. Nhà nước cũng cần phải nghiên cứu để nắm bắt được nhiều hơn về các
chiến lược chuyển giá trong các mô hình kinh doanh c ủa các công ty đa qu ốc gia để
có thể đối phó m ột cách hiệu quả hơn đối với hiện tượng này.
Thứ năm, về tính quốc tế của hoạt động chống chuyển giá. Chống chuyển giá
là hoạt động mang tính quốc tế cao. Điều này xuất phát từ đặc điểm của hành vi
chuyển giá. Với mục đích lớn nhất của hành vi chuyển giá là làm giảm tổng nghĩa

11


vụ thuế của các bên liên kết trên toàn cầu nên hành vi chuyển giá đã động chạm tới
quyền thu thuế của cả quốc gia bị chuyển giá và quốc gia có doanh nghiệp chuyển
giá – quyền quốc gia mà các quốc gia khác không thể xâm phạm . Quan điểm của đa
số các quốc gia đều muốn được thu thuế đối với các khoản lợi nhuận phát sinh trên
lãnh thổ của quốc gia mình. K hi quốc gia bị chuyển giá, tức là một phần thuế từ lợi
nhuận bị chuyển giá đáng lẽ phải nộp tại quốc gia sẽ bị chuyển sang quốc gia khác,
dẫn đến thất thu nguồn thuế quốc gia. Khi quốc gia này phát hiện ra vụ việc chuyển
giá và muốn truy thu số thuế này thì sẽ lại gặp vướng mắc mới về nguyên tắc tránh
đánh thuế trùng đối với cùng một khoản lợi nhuận. Bởi vậy, các quốc gia cần thỏa
thuận, đàm phán với nhau về các nội dung liên quan tới hoạt động chống chuyển
giá, hoạt động về thu thuế sao cho đảm bảo hài hòa quyền lợi của các quốc gia. D o
đó, có thể khẳng định hoạt động chống chuyển giá không chỉ là hoạt động quản lý
mang tính chất nội bộ quốc gia mà còn mang tính chất quốc tế. Vì vậy, để thực hiện
tốt hoạt động chống chuyển giá, đòi hỏi sự hợp tác hành động của nhiều quốc gia
trong việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các biện pháp chống chuyển giá.
Như vậy, có thể thấy, chống chuyển giá là hoạt động quản lý khá phức tạp, đòi

hỏi nhân lực, trí lực cũng như điều kiện vật chất, kỹ thuật cao. Vì vậy, các quốc gia
cần quan tâm đầu tư nguồn lực một cách thích đáng tới hoạt động này mới có thể đạt
hiệu quả nhất định.
1.1.3. Các biện pháp chống chuyển giá
Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đều nghiên cứu và tập
trung thực hiện các biện pháp chống chuyển giá chủ yếu sau:
Một là, biện pháp định giá chuyển giao trong giao dịch liên kết nhằm đảm bảo
giá giao dịch liên kết phù hợp với nguyên tắc giá thị trường khách quan. Đây đư ợc
coi là m ột biện pháp quan trọng hàng đầu, mang tính chất chủ động từ chính các
doanh nghiệp liên kết, bởi cơ sở quan trọng nhất để có thể xác định có sự chuyển
giá của doanh nghiệp liên kết hay không là phải xác định được giá độc lập để so
sánh. Biện pháp này bao gồm những nội dung chính như sau:
Thứ nhất, xác định những yếu tố để làm căn cứ phân tích tính tương đồng của
giao dịch liên kết với giao dịch độc lập.
M uốn xác định được giá giao dịch liên kết có được xây dựng như giá giao dịch
tương tự giữa các bên độc lập (không liên kết) trong cùng hoàn cảnh ki nh tế và
thương mại tương tự hay không thì c ần phải lựa chọn được nhữ ng giao dịch độc lập
để so sánh. Vì vậy, cần phải định ra những yếu tố cơ bản để có thể làm căn cứ phân

12


tích mức độ tương đồng giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập, từ đó, xem xét
lựa chọn và loại trừ sự khác biệt của giao dịch độc lập đó. Các yếu tố này không chỉ
bao gồm các yếu tố liên quan tới đặc tính của sản phẩm hàng hóa chuyển giao, mà
còn liên quan tới cả đặc điểm của doanh nghiệp độc lập đư ợc lựa chọn cũng như
các điều kiện khác trong thực hiện giao dịch có thể tác động tới giá giao dịch
như điều kiện giao dịch trong hợp đồng.... Nếu các điều kiện của hai loại giao
dịch này tư ơng tự nhau thì có thể so sánh giá c ủa hai loại giao dịch này với nhau.
Và nếu giá c ủa giao dịch liên kết trong trường hợp này tư ơng đư ơng với giá giao

dịch độc lập thì giá giao dịch liên kết đư ợc xác định là phù hợp với nguyên tắc
giá thị trư ờng khách quan.
Thứ hai, xác định các phương pháp định giá chuyển giao để xác định giá thị
trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết. Theo “Hướng dẫn giá chuyển giao đối
với các tổ chức kinh doanh đa quốc gia và các cơ quan thuế” của OECD có năm
phương pháp định giá chuyển giao. Đ ó là phương pháp so sánh giá giao d ịch độc
lập, phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp so sánh
lợi nhuận, phương pháp tách lợi nhuận. Tùy từng nước có thể áp dụng hoặc không
áp dụng hoặc ưu tiên áp dụng hoặc bổ sung các phương pháp đ ịnh giá chuyển giao
trên. Trong đó cần chỉ rõ các điều kiện, phương thức định giá chuyển giao để tìm ra
giá thị trường phù hợp nhất cho giao dịch liên kết, nhưng vẫn đảm bảo đặc điểm
riêng hợp lý của giao dịch liên kết.
Thứ ba, xác định về quy trình định giá chuyển giao. Quy trình này bao gồm
các nội dung liên quan tới phương thức thu thập, lưu giữ về thông tin doanh nghiệp
liên kết và giao dịch liên kết; thủ tục lập, nộp hồ sơ xác định giá chuyển giao của
doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự quản lý của nhà nước.
Hai là cơ chế thỏa thuận trước phương pháp xác định giá theo nguyên tắc giá
thị trường (được gọi là “Advance Pricing Arrangement” – APA). Theo hướng dẫn
của OECD, “APA là thoả thuận giữ a người nộp thuế và cơ quan thuế về một hệ
thống các tiêu chí như: phương pháp xác định giá thị trường, các công ty đ ộc lập
để so sánh, các điều chỉnh cần thiết và các giả định mang tính chất quan trọng liên
quan đến điều kiện kinh doanh trong tư ơng lai nhằm mục đích xác định trước giá
chuyển giao cho các giao dịch nhất định trong một khoảng thời gian xác định. M ột
APA thường được đề xuất bởi người nộp thuế, và được thỏa thuận giữ a người nộp
thuế với m ột hoặc các bên liên kết, một hoặc các cơ quan thuế. Các thỏa thuận xác
định giá trư ớc thường bổ sung cho các cơ chế quản lý theo hành chính, pháp luật

13



hay hiệp định truyền thống để giải quyết những vấn đề về chuyển giá. Phương pháp
này rất hữu ích khi các phương pháp truyền thống khó áp dụng và thực thi ”.[33, tr.1]
Đây là biện pháp bổ sung hiệu quả cho quản lý chống chuyển giá, bên cạnh biện pháp
thanh tra, kiểm tra và đã được nhiều nước trong thế giới áp dụng như Trung quốc,
Thái lan, Inđônêxia, Malaysia, Singapore…
Ba là biện pháp thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước. Đây là biện
pháp truyền thống, cơ bản nhất. Biện pháp này nhằm phát hiện ra những dấu hiệu
bất hợp lý trong hóa đơn, chứng từ, các xác định phương pháp định giá chuyển giao,
các nội dung khác trong giao dịch liên kết, hồ sơ giao dịch liên kết. Từ đó, phân
tích, điều tra các vấn đề có dấu hiệu chuyển giá và tiến tới áp dụng các biện pháp xử
lý kịp thời.
Bốn là các biện pháp xử lý vi phạm hành vi chuyển giá. Các biện pháp này tùy
từng quốc gia có thể quy định biện pháp ấn định thuế nhằm xác định lại phần thu
nhập phải chịu thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, hoặc biện pháp xử lý
hành chính như nộp phạt đối với phần lợi nhuận chuyển giá, hoặc nặng hơn là có
thể truy cứu trách nhiệm hình sự về vấn đề này.
Tùy thuộc vào chính sách phát triển kinh tế cũng như điều kiện, năng lực quản
lý nhà nước của từng quốc gia mà mỗi quốc gia có thể áp dụng riêng lẻ hoặc đồng
thời các nhóm biện pháp chống chuyển giá trên. Hiện nay, hầu hết các nước phát
triển và có công cuộc chống chuyển giá lâu đời như Australia, N hật, Canada, H oa
Kỳ đều đã sử dụng tổng hợp tất cả các biện pháp trên và ngày càng hư ớng dẫn,
truyền đạt kinh nghiệm áp dụng các biện pháp chống chuyển giá cho các nước khác.
Việt Nam trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng đã nỗ lực
xây dựng và thực hiện m ột cách toàn diện các biện pháp chống chuyển giá trên
nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam.
1.2. Những vấn đề chung về pháp lu ật chống chuyển giá
1.2.1. Khái niệm pháp luật về ch ống chuyển giá
Có thể thấy, hiện nay, chống chuyển giá được xem như một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế nói
riêng, của nền kinh tế nói chung c ủa các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc luật hóa

các nội dung c ủa hoạt động chống chuyển giá nhằm tạo hành lang pháp lý quan
trọng cho hoạt động chống chuyển giá cũng như ngày càng hoàn thiện hơn khung
pháp lý này đã trở thành một yêu cầu tất yếu, một nhu cầu khách quan trước hiện
tượng chuyển giá ngày càng nảy sinh trong đời sống xã hội.

14


Theo quan điểm C.M ác – Lênin, pháp luật là “hệ thống các quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng c ụ thể ”.[20, tr.98]
Trong quá trình quản lý hoạt động chuyển giá đã hình thành nên quan hệ xã
hội giữa cơ quan nhà nước và chủ thể chuyển giá về quản lý việc thực hiện chính
sách giá trong các giao dịch liên kết của các chủ thể chuyển giá. Đây là quan hệ xã
hội cần được pháp luật ghi nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo dung hoà lợi ích giữa các
chủ thể trong quan hệ này. Vấn đề dung hoà lợi ích như thế nào đặt nhà nư ớc trước
yêu cầu ban hành các quy phạm pháp luật nh ằm điều chỉnh giá trong giao dịch liên
kết, cho phép các chủ thể kinh doanh được thể hiện quyền tự do ý chí, tự do định
đoạt trong khuôn khổ luật định mà không gây thiệt hại cho chủ thể khác, cũng như
không gây ảnh hưởng đến quyền kiểm soát và thu thuế của nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu, pháp luật về chống chuyển giá là tập hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh giá giao dịch gi ữa các bên liên kết nhằm bảo đảm giao dịch
liên kết phù hợp với giá thị trường và đảm bảo quyền thu thuế của nhà nước.
Dựa trên cách hiểu về hoạt động chống chuyển giá, có thể thấy, nội dung cơ
bản của pháp luật về chống chuyển giá bao gồm hai nhóm quy định: Nhóm thứ nhất
là các quy định về điều chỉnh giá chuyển giao trong giao dịch liên kết (bao gồm quy
định về doanh nghiệp liên kết, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết… ) nhằm
xác định lợi nhuận phải chịu thuế của doanh nghiệp. Nhóm thứ hai là các quy định
về tổ chức và đảm bảo thực hiện của cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh lại nghĩa
vụ thuế của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp liên kết phải thực hiện đúng nghĩa

vụ thuế (như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chuyển giá). Như vậy, pháp luật
về chống chuyển giá chính là m ột bộ phận của pháp luật về thuế.
Tùy vào quan điểm lập pháp c ủa từng quốc gia mà các quy định pháp luật về
chống chuyển giá của mỗi nước được ghi nhận ở các văn bản khác nhau. M ột số
quốc gia tách toàn bộ các quy định về chống chuyển giá thành một đạo luật riêng
như Luật về chuyển giá của Anh (ban hành vào tháng 8/1998). Nhưng m ột số quốc
gia tách hai nội dung trên của pháp luật và ghi nhận các quy định về chống chuyển
giá tại hai văn bản chính là sắc thuế về thu nhập doanh nghiệp và sắc thuế về quản
lý thuế. Ví dụ như quy định pháp luật về chống chuyển giá của Trung Quốc được
ghi nhận ở hai văn bản chính là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc
(năm 2007) và Luật quản lý thuế (năm 1993).

15


Ở Việt Nam, việc ghi nhận quy định pháp luật chống chuyển giá trong hệ
thống pháp luật thuế cũng thay đổi trong các thời kỳ. Trước đây, khi chưa có Luật
quản lý thuế, các quy định về chống chuyển giá được ghi nhận lần đầu tiên tại
Thông tư 74/TC/TCT ngày 20 tháng 10 năm 1997 hư ớng dẫn thực hiện quy định về
thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , tức là
quy định chung với quy định thuộc chính sách thuế. Tuy nhiên, khi Luật thu nhập
doanh nghiệp năm 2003 và Luật quản lý thuế năm 2006 (sau đây gọi tắt là Luật
quản lý thuế) ra đời, các quy định này không được đưa vào các đạo luật này mà
được ghi nhận tại văn bản riêng hướng dẫn thực hiện phương pháp xác định giá thị
trường trong các giao dịch liên kết. Đến nay, quy định pháp luật về chống chuyển
giá được ghi nhận ở hai văn bản chính là T hông tư 66/2010/TT -BTC của B ộ Tài
chính hướng dẫn việc thực hiện xác định phương pháp xác định giá thị trường trong
giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và Luật quản lý thuế năm
2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012. Điều này xuất phát từ quan điểm lập pháp của
nước ta hiện nay. Ở nước ta trước khi có Luật Quản lí thuế, pháp luật quản lý thuế

được xây dựng theo xu hướng các vấn đề về quản lý thuế được ghi nhận trong các
Luật thuế. Bởi vậy, trong các văn bản pháp luật quy định từng sắc thuế đều có quy
định về quản lí thuế để áp dụng cho sắc thuế đó. Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác
cũng có những quy định liên quan đến công tác quản lí thuế như: văn bản pháp luật
về kế toán, về hoá đơn chứng từ, về xử phạt vi phạm hành chính, về khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo; các văn bản pháp luật về thanh tra, kiểm tra… Hiện
nay, quan điểm lập pháp của nước ta đã có sự thay đổi theo quan điểm lập pháp
chung cả đa số các nước trên thế giới. Đó là “xét về cấu trúc tổng quát, hệ thống pháp
luật thuế nói chung của các nước đều được cấu thành bởi hai bộ phận chính, bao gồm:
- Các quy định về nội dung của các sắc thuế trong hệ thống thuế;
- Các quy định về hình thức tổ chức và đảm bảo thực hiện (quy trình hành thu)
hệ thống thuế. Các quy định này thường được quan niệm như là những quy định về
hình thức của pháp luật thuế, bởi nó có nhiệm vụ xác định trình tự, thủ tục hành thu
thuế và quản lý thuế cũng như xử lý vi phạm và giải quyết các tranh chấp về thuế.
Hiểu theo nghĩa rộng nhất, tất cả các quy định liên quan đến hoạt động này đều có
thể được gói gọn trong m ột thuật ngữ là “pháp luật quản lý thuế” và tùy thuộc vào
quan điểm của từng nước mà chúng có thể được quy định chung trong Bộ luật thuế
hay các đạo luật thuế, hoặc được tách bạch riêng rẽ thành một đạo luật về quản lý
thuế”.[35, tr.2]

16


Chính vì vậy, các vấn đề về quản lý thuế nói chung được quy định riêng trong
đạo luật gọi là Luật Quản lý thuế để quản lý thống nhất đối với tất cả các loại thuế.
Luật quản lý thuế sẽ quy định những nguyên tắc, nội dung cơ bản nhất đối với hoạt
động quản lý thuế. Bên cạnh đó, sẽ có các quy phạm pháp luật quản lý thuế chuyên
biệt được ưu tiên áp dụng để quản lý thuế cho m ột loại thuế cụ thể nào đó. Các quy
phạm này có thể được ghi nhận chung tại các sắc thuế hoặc tách ra thành văn bản
riêng. Tuy vậy, quan điểm cá nhân cũng đồng tình với quan điểm cho rằng: “Ranh

giới giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật về nội dung các sắc thuế không hoàn
toàn rạch ròi trong cách thể hiện. Điều này phụ thuộc vào kỹ thuật, trình độ lập pháp
và sự lựa chọn của các nhà làm luật. Chẳng hạn: các quy định quản lý có tính chất
đặc thù của từng sắc thuế có thể sẽ được đưa vào các văn bản pháp luật nội dung
của sắc thuế đó, còn các quy định quản lý mang tính chất chung sẽ được đưa vào
Luật quản lý thuế. Điều này không phá v ỡ nguyên tắc chung đồng thời đạt được
hiệu quả cao ”.[32, tr.51]

1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp lu ật đối với hoạt động
chống chuyển giá
Pháp luật về chống chuyển giá ra đời như một yêu cầu tất yếu khách quan bởi
những lý do c ụ thể sau:
Thứ nhất, xuất phát từ chức năng của pháp luật. Pháp luật có chức năng cơ bản
là “điều chỉnh các quan hệ xã hội sao cho m ỗi thành viên hay b ộ phận đều thể hiện
được lợi ích của mình đồng thời vẫn bảo vệ được lợi ích chung của xã hội”.[20,
tr.112] Như đã phân tích ở trên, chuyển giá đã xuất hiện như một hiện tượng khá

phổ biến trên thế giới và gây ra nhiều tác động tiêu cực vĩ mô và vi mô lên nền kinh
tế của không chỉ quốc gia mà cả quốc tế. C huyển giá không chỉ dẫn đến thất thu
nguồn ngân sách nhà nư ớc quốc gia mà còn phá v ỡ m ôi trường cạnh tranh lành
mạnh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động chống chuyển
giá được thực hiện như m ột hành động tất yếu. M ột quan hệ xã hội m ới về mặt quản
lý được hình thành giữa chủ thể quản lý là cơ quan nhà nư ớc và chủ thể bị quản lý
là các doanh nghiệp liên kết có giao dịch liên kết. Bởi vậy, pháp luật với tư cách là
công cụ điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong xã hội cần phải ghi nhận và
điều chỉnh hoạt động chống chuyển giá. Đây là m ột trong ba chức năng cơ bản của
pháp luật. H ơn thế, hoạt động chống chuyển giá vốn là hoạt động quản lý đặc thù và
phức tạp, đòi hỏi tính chuyên m ôn cao. V ậy nên, muốn quản lý hiệu quả hoạt động
chống chuyển giá, N hà nước cần sử dụng tổng hợp các công c ụ quản lý, trong đó,


17


pháp luật là công cụ chủ yếu, quan trọng nhất, là chuẩn mực buộc mọi người phải
tuân theo. Pháp luật về chống chuyển giá sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để tiến
hành mọi hoạt động quản lý m ột cách đầy đủ, toàn diện và hiệu quả nhất. Đây cũng
là yêu cầu khách quan c ủa việc xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ quyền
lợi nhà nước cũng như coi trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên
quan. Việc quy định pháp luật về chống chuyển giá không chỉ giúp ngăn chặn hiện
tượng chuyển giá, đảm bảo quyền lợi về thuế của quốc gia, đảm bảo môi trường
cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp mà còn giúp cho doanh nghiệp có cơ sở
pháp lý để tăng cường tính tự giác, tuân thủ pháp luật thuế nhằm chủ động, ổn định
phát triển kinh tế.
Lý do thứ hai chính là do thực trạng nhức nhối của các doanh nghiệp có dấu
hiệu chuyển giá hiện nay, đặc biệt diễn ra ở khu vực các doanh nghiệp FDI, do đó,
cần đẩy mạnh công tác hoàn thiện pháp luật tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, nâng cao
hiệu quả hoạt động chống chuyển giá.
Theo Tổng Cục Thuế, tính đến ngày 20/12/2012, số doanh nghiệp FDI do
ngành Thuế quản lý là hơn 11.110 đơn vị. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước
ngoài (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút đư ợc hơn 14.100 dự án FDI, với tổng
vốn đăng ký hơn 206,5 tỷ USD, trong đó hơn 96,6 tỷ USD đã giải ngân. Đóng góp
của khu vực FDI cho nền kinh tế Việt Nam tăng từ 2% GDP năm 1992 lên gần 19%
GDP vào năm 2011. Tuy vậy, tỷ trọng đóng góp trong tổng thu ngân sách nhà nước
(NSNN) của các doanh nghiệp FDI trong các năm gần đây lại không thực sự cao như
sự phát triển của nguồn vốn. Khoản đóng góp vào NSNN của các doanh nghiệp FDI
chỉ luôn ở trong khoảng trên hơn 10%, cụ thể, năm 2008 là 10,2%; năm 2009 là
11,5%; năm 2010 là 11,2%. Trong khi đó, khoảng 7.400 doanh nghiệp nhà nước lại
có tỷ lệ đóng góp cho NSNN tương ứng lần lượt là 16,7%; 19%; 20%. Điều này được
lý giải bởi hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ là “khá phổ biến, chiếm
khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều

doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm”. Điển hình như ở Hồ Chí M inh về kết
quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn cho thấy, gần 60% số
doanh nghiệp báo cáo thua lỗ, ngay cả trong năm 2007 – năm được coi là đỉnh cao
của kinh tế Việt Nam - vẫn có gần 70% doanh nghiệp FDI báo lỗ. Hay như tại một số
địa phương như

ình Dương, s ố doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490

doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn
chủ sở hữu. [47]

18


Tình trạng này đặt ra vấn đề là cần nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá nhằm
giảm nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua. Đ ặc biệt năm
2012 là năm đẩy mạnh công tác chống chuyển giá và m ột loạt các doanh nghiệp lớn
của Việt Nam được đưa vào tầm xem xét bởi nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá. Các
ví dụ điển hình cho những doanh nghiệp FDI lớn bị nghi vấn có dấu hiệu chuyển
giá như Coca – cola, PepsiCo, C ông ty TNHH M etro Cash & Carry hay A didas…
Theo số liệu thống kê c ủa Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam ,
năm 2010, PepsiCo và C oca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt
Nam. Doanh thu của hai tập đoàn này ngày càng tăng với mức độ cao nhưng con số
về khoản đóng góp về thuế thu nhập doanh nghiệp của hai doanh nghiệp trên đặt ra
các nghi vấn lớn.
Theo thông tin từ Cục Thuế Tp.HCM , từ khi thành lập (tháng 2/1994) đến nay
chưa năm nào Công ty Coca Cola Việt Nam báo lãi, nên chưa phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp. M ặc dù doanh thu của công ty vẫn tăng đều nhưng số lỗ của
công ty không có dấu hiệu giảm. Năm 2004 doanh thu c ủa doanh nghiệp là 728 tỷ
đồng, số lỗ là 110 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu vọt lên 1.026 tỷ đồng thì số lỗ lên

đến 253 tỷ đồng. Đến năm 2010, doanh thu của Coca C ola Việt Nam lên đến 2.529
tỷ đồng nhưng chi phí lại lên đến 2.717 tỷ đồng, dẫn đến số lỗ 188 tỷ đồng. M ặc dù
trong năm 2011, công ty chỉ lỗ 39 tỷ đồng nhưng tính đến 30/9/2011, Coca-Cola lỗ
lũy kế hơn 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Tuy vậy,
Coca-Cola lại có kế hoạch sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm
tới. [43]
PepsiCo có vẻ kinh doanh phát đạt hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập (1991)
cho tới năm 2007, PepsiC o cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Năm
2007 là năm đầu tiên PepsiC o có lãi, với tổng thu nhập chịu thuế là 58 tỷ đồng. Con
số này của năm 2009 là 141 tỷ đồng, năm 2010 là 137 tỷ đồng, năm 2011 là 191 t ỷ
đồng. Tuy nhiên, do vẫn được điều chuyển lỗ, nên tổng số thuế TNDN mà công ty
này đã nộp từ năm 2009 cho đến nay chỉ là 40,2 tỷ đồng. Trong khi đó, PepsiC o
cũng liên tục khai trương các nhà máy m ới ở Đ ồng Nai (45 triệu USD), và mới đây
nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư c ủa tập đoàn này tại Việt Nam
ước chừng khoảng 500 triệu USD. [43]
Từ khi thành lập (2001) đến nay, C ông ty TNHH M etro Cash & Carry VN đã
mở rộng đến 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng nên đến nay vẫn chưa nộp m ột
đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Theo thống kê của C ục Thuế Tp.HCM , dù

19


doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của công ty này lỗ
triền miên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt hơn 6.607 tỉ đồng, nhưng số lỗ là 157 tỉ
đồng. Năm 2008 doanh thu v ọt lên 8.175 tỉ đồng, số lỗ lên đến hơn 190 tỉ đồng.
Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỉ đồng, số lỗ là 160 tỉ đồng. C hỉ duy nhất năm 2010,
công ty này khai có lãi 116 tỉ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước
đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đến năm 2011 M etro lại khai lỗ 89 tỉ đồng.[42]
Theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 5 năm trở lại đây (2006 - 2010)

các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường dưới các
hình thức như chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên
kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển
giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi
trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết. Các doanh nghiệp thường
tạo ra tính đặc thù của sản phẩm hàng hóa hay đặc thù của giao dịch liên kết để
tránh sự điều tra và so sánh của cơ quan chức năng. Điểm chung nhất của các doanh
nghiệp có dấu hiệu chuyển giá tại Việt Nam gần đây là khai lỗ liên tục trong nhiều
năm như ng vẫn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và phát sinh giao dịch với
doanh nghiệp liên kết tại nước ngoài với số lượng hoặc giá trị giao dịch lớn.
Với tình trạng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá ngày càng gia tăng và
các biểu hiện của chuyển giá ngày càng tinh vi hơn đã làm cho hoạt động chống
chuyển giá trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu và hoàn thiện hơn
pháp luật về chống chuyển giá, giải quyết nhữ ng lỗ hổng của pháp luật sẽ tạo thêm
tiền đề thuận lợi để hoạt động chống chuyển giá được tiến hành hiệu quả, toàn diện.
Lý do thứ ba, trên thế giới, hệ thống pháp luật về chống chuyển giá của các
quốc gia nói chung đã khá hoàn thiện với những cách tiếp cận ngày càng hiệu quả
hơn. Đây chính là nguồn tài liệu vô cùng quý báu để Việt Nam tham khảo, tiếp thu
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá ở Việt Nam .
Các nước có kinh nghiệm nhiều năm trong công cuộc chống chuyển giá như Ủy ban
Châu Âu cùng với T ổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng thế
giới, Australia, Nhật Bản… đã tổ chức các dự án hỗ trợ Việt Nam không những
truyền đạt kinh nghiệm xây dựng pháp luật về chống chuyển giá mà còn giúp đ ỡ
đào tạo cán bộ kỹ thuật nhằm trang bị cho các cán bộ thuế Việt Nam những kiến
thức, công c ụ phù hợp và kỹ năng cần thiết nhằm thực thi m ột cách có hiệu quả các
quy định pháp luật về xác định giá thị trường tại Việt Nam.

20



Như vậy, việc cần thiết phải điều chỉnh quan hệ quản lý chống chuyển giá
không chỉ xuất phát từ nhu cầu tất yếu của pháp luật quốc gia mà còn nhằm theo kịp
tiến trình phát triển pháp luật của thế giới, phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.3. N ội dung cơ b ản của pháp lu ật chống chuyển giá ở Việt N a m
hiện nay
Những quy định về chống chuyển giá lần đầu tiên được ghi nhận tại M ục IV
Thông tư 74/TC/TCT ngày 20 tháng 10 nă m 1997 hướng dẫn thực hiện quy định về
thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996). Những quy định này đã tạo khung pháp
lý cơ bản đầu tiên cho vấn đề chống chuyển giá, khi đưa ra cách hiểu về các thuật
ngữ “hợp đồng giao dịch, m ua bán không theo giá thị trường”, “công ty liên kết” và
đưa ra các “biện pháp chống chuyển giá”. Tuy nhiên, Thông tư này m ới chỉ áp dụng
ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài liên kết. Đó là các doanh nghiệp, ngân hàng liên doanh, doanh nghiệp 100
vốn nước ngoài, các bên nư ớc ngoài tham gia hợp tác kinh doanh mà không bao
gồm các doanh nghiệp 100% vốn Việt nam. Hơn nữa, các quy định về các phương
pháp định giá chuyển giao – hay chính là các biện pháp chống chuyển giá còn rất
hạn chế cũng như chưa quy định m ột cách cụ thể và rõ ràng về cách thực hiện cũng
như các tài liệu hướng dẫn các phương pháp này. M ặc dù đến năm 1999, TT
74/TC/TCT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 89/1999/TT -BTC của B ộ Tài
chính ngày 16 tháng 7 năm 1999 hư ớng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các
hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư 13/2001/TT BTC của Bộ Tài chính ngày 08 tháng 3 năm 2001 hướng dẫn thực hiện một số quy
định về thuế đối với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nhưng về
cơ bản vẫn không có sự thay đổi nào chủ yếu nào ngoài việc mở rộng thêm khái niệm
công ty liên kết (đưa thêm yếu tố có sự điều hành quản lý lẫn nhau) và thay đổi tên
gọi “biện pháp chống chuyển giá” thành “Biện pháp xác định giá thị trường trong
quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết” nhằm thể hiện thái độ quản lý
khách quan hơn của cơ quan nhà nước với hiện tượng chuyển giá này.
Trước yêu cầu cần sửa đổi hệ thống pháp luật, với sự ra đời của Thông tư

117/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29 tháng 12 năm 2005 (sau đây gọi tắt là
Thông tư 117/2005/TT -BTC) hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường
trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, pháp luật về kiểm
soát chuyển giá đã có m ột sự thay đổi đáng kể về chất và lượng và ít nhiều có sự

21


×