Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hoàn thiện các quy định về vật chứng trong tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.76 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHUNG THỊ BÍCH PHƯỢNG

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẬT CHỨNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HUYÊN

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG



6

Chương 1. Những vấn đề chung về vật chứng trong TTHS

6

1.1. Khái niệm và đặc điểm của vật chứng trong tố tụng hình sự

6

1.2. Vai trò của vật chứng trong tố tụng hình sự

13

1.3. Phân loại vật chứng

14

1.4. Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng theo quy định của BLTTHS
2003

15

Chương 2. Thực trạng hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý
vật chứng, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định của
pháp luật về chế định vật chứng
2.1. Thực trạng hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng theo
quy định của BLTTHS 2003


24

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong các hoạt động thu thập, bảo
quản và xử lý vật chứng
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện quy định về vật chứng trong tố tụng
hình sự

45

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

24

57
64


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Bộ luật tố tụng hình sự:

BLTTHS

- Tố tụng hình sự

TTHS

- Bộ luật hình sự

BLHS


- Bộ luật dân sự

BLDS

- Cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan THTT

- Tiến hành tố tụng

THTT

- Người tiến hành tố tụng

Người THTT

- Cơ quan điều tra

CQĐT

- Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

- Tòa án nhân dân

TAND

- Cơ quan thi hành án dân sự


Cơ quan THADS


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ có tính truyền thống và luôn
giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án hình sự. Trước
đây, chế định vật chứng trong tố tụng hình sự đã được nhắc đến trong các văn bản
pháp lý, nhưng chưa có quy định thực sự rõ ràng. Đến năm 1988, chế định vật
chứng đã được quy định cụ thể trong BLTTHS 1988, và sau này được sửa đổi, bổ
sung trong BLTTHS năm 2003 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc để các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động thu thập, bảo
quản và xử lý vật chứng một cách thuận lợi, nhanh chóng, góp phần quan trọng
trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời giải quyết một cách có hiệu
quả hậu quả của tội phạm. Tuy nhiên, kể từ khi BLTTHS 2003 có hiệu lực, việc
thực hiện các quy định về vật chứng đã nảy sinh không ít khó khăn, vướng mắc cả
về phương diện lý luận và thực tiễn làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều
tra làm rõ sự thật của vụ án hình sự. Các báo cáo tổng kết công tác hàng năm của
ngành Tòa án, thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát trong công tác giải
quyết vụ án hình sự đều đề cập đến các vi phạm trong hoạt động tố tụng, trong đó
có các vi phạm trong hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng. Ngoài ra
các báo cáo tham luận trong công tác giải quyết vụ án hình sự của ngành tòa án
cũng đã đề cập đến các vướng mắc khi áp dụng các quy định của BLTTHS 2003
về vật chứng. Thực tế, cũng đã có không ít những vụ án do cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về
thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra làm rõ
tội phạm và người phạm tội, hoặc dẫn đến việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa

các cơ quan tiến hành tố tụng, có trường hợp bị oan, sai, bỏ lọt tội phạm, án bị sửa,
bị hủy để điều tra lại... Để khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải nghiên cứu,
phát hiện, làm rõ các điểm còn mâu thuẫn, vướng mắc trong các quy định về vật
chứng trong BLTTHS năm 2003 cũng như những khó khăn của cơ quan tiến hành


2

tố tụng trong hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng nhằm hoàn thiện
các quy định của pháp luật về vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài "Hoàn
thiện các quy định về vật chứng trong tố tụng hình sự" làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định vật chứng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình
sự. Tuy nhiên qua tìm hiểu thì đến nay chưa có một công trình khoa học cấp nhà
nước hay luận án tiến sỹ nào nghiên cứu về vấn đề này. Đã có một số sách chuyên
khảo có đề cập đến vật chứng như cuốn “Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt
Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Cừ xuất bản năm 2005 nhưng tác giả chỉ đề cập
đến vật chứng với ý nghĩa là một trong những nguồn chứng cứ.
Cũng có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về chế định vật chứng như:
- "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu thập, bảo quản và xử lý
vật chứng trong điều tra các vụ án buôn lậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh"
- Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Trọng Tân, bảo vệ năm 2000;
- "Chiến thuật truy tìm vật chứng trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự
của cơ quan điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh" - Luận văn thạc sỹ của tác
giả Nguyễn Văn Tuấn, bảo vệ năm 2001;
- "Hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án
hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát nhân dân công an tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp" - Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Trung Thực, bảo
vệ năm 2005.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí Tòa án, tạp chí kiểm

sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Nghiên cứu lập pháp như:
- “Một số vướng mắc khi xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự” của tác giả
Nguyễn Văn Trượng đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số tháng 11/2009;


3

- “Bàn về khái niệm vật chứng trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác
giả Đặng Văn Quý đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số tháng 1/2010;
- “Xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự” của tác giả Lê Văn Sua đăng trên
tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 8/2008;
- “Vướng mắc việc tiếp nhận, xử lý vật chứng là tang vật vụ án” của tác giả
Đại Sỹ đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 10/2008;
- “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về xử lý vật chứng và những vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng” của tác giả Nguyễn Văn Trượng đăng trên tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số tháng 9/2010;
- “Một số vấn đề về các loại nguồn chứng cứ” của tác giả Trịnh Tiến Việt
và Trần Thị Quỳnh, tạp chí Kiểm sát, số 12/2005;
- “Hoàn thiện quy định về vật chứng theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam” của tác giả Thái Chí Bình đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
17/2012.

Có thể thấy rằng số lượng các công trình khoa học nghiên cứu về chế định
vật chứng còn khá hạn chế. Về mặt nội dung các công trình nghiên cứu trên chỉ
mới dừng lại ở việc nghiên cứu một vấn đề cụ thể về vật chứng: hoặc là chỉ nghiên
cứu về lý luận hoặc là chỉ về nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các quy định về vật
chứng; hoặc là chỉ nghiên cứu các vướng mắc về việc thu thập, bảo quản, xử lý vật
chứng trong một vài vụ án cụ thể… chưa có công trình nghiên cứu nào tổng hợp
các vướng mắc, bất cập về vật chứng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Vì
vậy, việc tiếp tục nghiên cứu toàn diện vấn đề này không trùng lặp với các đề tài

đã công bố.


4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của BLTTHS năm 2003 về vật
chứng; thực tiễn hoạt động thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng của các cơ quan
THTT trong thời gian qua.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tổng hợp các quy định về vật chứng
trong tố tụng hình sự như thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng và thực tiễn thực
hiện các quy định về vật chứng trong tố tụng hình sự.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong suốt quá trình nghiên cứu tác giả
sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ
những điểm tiến bộ, những điểm còn hạn chế trong các quy định về vật chứng
trong BLTTHS năm 2003, làm rõ những khó khăn trong thực tiễn thực hiện các
quy định về vật chứng. Từ đó tìm ra những nguyên nhân, đề ra giải pháp hoàn
thiện quy định của BLTTHS về vật chứng.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài: Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
vật chứng, chỉ ra vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS
về vật chứng, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định về vật chứng trong
tố tụng hình sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: Để thực hiện được mục đích trên, cần phải
giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về vật chứng trong tố tụng hình

sự;


5

+ Phân tích, đánh giá các quy định về vật chứng trong BLTTHS năm 2003,
chỉ ra các hạn chế, bất cập cần được hoàn thiện.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thu thập, bảo quản, xử lý vật
chứng trong tố tụng hình sự, qua đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những
hạn chế về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTHS năm
2003 về vật chứng.
+ Đưa ra giải pháp hoàn thiện quy định về vật chứng trong tố tụng hình sự.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vật chứng trong tố tụng
hình sự;
- Phân tích các quy định về vật chứng trong tố tụng hình sự, làm rõ thực
trạng hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, nguyên nhân của thực
trạng trên;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiệc quy định về vật chứng trong tố tụng hình
sự.
Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện quy
định về vật chứng trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao nhận thức và áp dụng
pháp luật của các cán bộ, cơ quan THTT trong việc thực hiện các quy định về vật
chứng trong tố tụng hình sự.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài được chia
làm 2 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về vật chứng trong tố tụng hình sự;
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng
trong TTHS, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về chế

định vật chứng.


6

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VẬT CHỨNG TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của vật chứng trong tố tụng hình sự
1.1.1 Khái niệm vật chứng
Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng mà thông qua đó cơ quan THTT,
người THTT có thẩm quyền có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tội phạm và
người phạm tội cũng như những tình tiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn
vụ án. Trong tố tụng hình sự, khái niệm về vật chứng lần đầu tiên được nhắc đến
trong công văn số 98-NCPL ngày 02/3/1974 của TAND Tối cao gửi Tòa án các
địa phương: “Biên bản thu thập vật chứng: Biên bản này ghi lại những vật mà kẻ
phạm tội đã dùng để thực hiện tội phạm như hung khí dùng để giết người, búa kìm
dùng để phá cửa, cạy tủ…” [12]. Quy định này được hiểu vật chứng là vật mà kẻ
phạm tội dùng để thực hiện hành vi phạm tội.
Tiếp đó Thông tư số 03/TTLB ngày 23/4/1984 của VKSND Tối cao, TAND
Tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Bộ nội vụ quy định về chế độ bảo quản, xử lý
vật chứng và tài sản tạm giữ trong các vụ án hình sự cũng đề cập đến khái niệm
vật chứng: “Vật chứng là những vật dùng vào việc phạm tội, vật mang dấu vết tội
phạm, vật có liên quan đến hành vi phạm tội, cũng như tiền bạc hay tài sản khác
có được bằng con đường phạm tội…” [8, khoản 1 mục A phần I ]
Khái niệm vật chứng cũng được quy định trong BLTTHS năm 1988 và năm
2003: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang
dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có

giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội” [1], [2].


7

Theo quy định của Luật TTHS Liên Bang Nga thì “Vật chứng được coi là
bất kỳ vật nào: 1. Là công cụ phạm tội hoặc mang dấu vết tội phạm; 2. Là đối
tượng tác động của tội phạm; 3. Là những vật hoặc tài liệu khác có thể được coi
là phương tiện để phát hiện tội phạm và xác định những tình tiết của vụ án hình
sự” [3, Điều 81].
Có thể thấy rằng khái niệm vật chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
và Luật TTHS Liên Bang Nga có những điểm khá tương đồng đó là chỉ liệt kê các
loại vật chứng theo đó vật chứng là công cụ phạm tội hoặc mang dấu vết tội phạm;
là đối tượng tác động của tội phạm; những vật khác có thể phát hiện tội phạm và
những tình tiết của vụ án hình sự. Việc liệt kê các loại vật chứng dựa này trên
nhiều căn cứ bao gồm: căn cứ vào đặc điểm của việc xuất hiện và tham gia vào
quá trình xảy ra vụ án hình sự (vật chứng bao gồm vật là công cụ, phương tiện
phạm tội; vật là đối tượng của tội phạm; vật mang dấu vết tội phạm); căn cứ vào
giá trị chứng minh của vật chứng (vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội); căn cứ vào tính chất đặc biệt của vật chứng (tiền bạc và vật
khác). Do cách quy định như trên dẫn đến việc quy định cách xử lý vật chứng có
nhiều bất cập, trùng lặp, chồng chéo… có những quy định về xử lý vật chứng
không rõ ràng gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng.
Khái niệm về vật chứng được đề cập đến trong BLTTHS 2003 của Việt
Nam và Luật TTHS Liên Bang Nga cũng đều có hạn chế đó là chỉ liệt kê các loại
vật chứng chứ chưa làm rõ được bản chất khái niệm vật chứng nghĩa là chưa làm
rõ được các đặc trưng cơ bản của vật chứng. Vì vậy cần thiết phải bổ sung nội
hàm khái niệm vật chứng bên cạnh việc liệt kê các loại vật chứng tại Điều 74
BLTTHS 2003.

Trong khoa học luật TTHS, khi nghiên cứu về chế định vật chứng cũng đã
có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm vật chứng:


8

- Quan điểm 1: “Vật chứng là vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp
luật TTHS quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ
án” [13, tr. 185]. Quan điểm này mặc dù làm rõ được bản chất của vật chứng
nhưng không thấy được giá trị của vật chứng trong quá trình chứng minh vụ án
hình sự.
- Quan điểm 2: “Vật chứng là vật có giá trị chứng minh tội phạm, người
phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”
[17, tr. 19]. Quan điểm này đã nêu được bản chất của vật chứng nhưng chưa nêu
được đặc điểm đảm bảo giá trị pháp lý của vật chứng vì vật chứng là một nguồn
chứng cứ mà chứng cứ phải được thu thập theo quy định của BLTTHS. Nếu vật
chứng không được thu thập bởi chủ thể có thẩm quyền, không được thu thập theo
đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thì nó không được coi là vật chứng
trong vụ án hình sự;
- Quan điểm 3: “Vật chứng là vật được thu thập theo trình tự, thủ tục do
pháp luật TTHS quy định, chứa đựng các thông tin được xác định là chứng cứ có
giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết
cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [18]. Có thể thấy rằng quan điểm thứ ba đã
nêu được đầy đủ bản chất, các đặc trưng của vật chứng, giá trị chứng minh cũng
như giá trị pháp lý của vật chứng. Ta có thể thấy được các đặc điểm và ý nghĩa
của vật chứng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Người viết hoàn toàn đồng ý
với quan điểm thứ ba về khái niệm vật chứng, bởi nó nêu lên đầy đủ bản chất, các
đặc điểm và giá trị chứng minh của vật chứng.
1.1.2. Đặc điểm của vật chứng
Vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng đầu tiên mà thông qua nó các cơ

quan THTT có thể chứng minh được sự việc hoặc định hướng điều tra vụ án. Vật
chứng có các đặc trưng cơ bản sau:


9

- Vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể: Nói cách khác vật chứng là tất cả
những gì tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dáng, kích cỡ… có thể xác
định được bằng các giác quan như khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác… Vật
chứng tồn tại khách quan, nó chứa đựng các thông tin, hình ảnh, sự kiện thực tế
xảy ra trong hiện thực, bởi vậy nó không thể thay thế được bằng bất cứ thứ gì
khác. Nói cách khác, vật chứng là chứng cứ mang tính vật chất, nó tồn tại độc lập
và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người, nó phản ánh một cách
khách quan những gì tác động lên nó. Tuy nhiên, vật chứng tồn tại trong thế giới
khách quan, là một dạng vật chất nên có thể bị tác động từ môi trường bên ngoài
làm thay đổi hình dạng, kích thước, mùi vị… làm mất đi giá trị ban đầu của vật
chứng. Nó cũng có thể bị con người tác động như bị thay đổi, đánh tráo, làm giả…
Do vậy, vật chứng cần được thu thập, bảo quản theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định tránh làm thay đổi, mất mát, hư hỏng làm mất đi giá trị chứng minh của
vật chứng, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án.
- Vật chứng chứa đựng và phản ánh những thông tin, sự kiện thực tế liên
quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng
quan trọng phải nằm trong mối liên hệ tổng thể giữa các nội dung, vấn đề của vụ
án hình sự và bao gồm những điển hình sau:
+ Vật chứng là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội: khái niệm
công cụ, phương tiện phạm tội đã được đề cập nhiều trong BLHS. Tuy nhiên
BLTTHS chưa có điều luật cụ thể nào đưa ra định nghĩa pháp lý về nó. Hiện nay
trong các giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo ngành Luật đều có định
nghĩa chung về công cụ, phương tiện phạm tội như sau: Công cụ phạm tội là đối
tượng vật chất mà người phạm tội sử dụng để tác động lên đối tượng tác động qua

đó gây thiệt hại cho khách thể; phương tiện phạm tội là dạng cụ thể của công cụ
phạm tội. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng công cụ, phương tiện phạm tội là
những vật mà người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng chúng để


10

hỗ trợ quá trình thực hiện hành vi phạm tội và góp phần hoàn thành nhanh chóng
và thuận lợi hơn như dây thừng, súng, dao,…
Trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, việc đánh giá một vật có phải là
công cụ, phương tiện phạm tội hay không nói chung không khó. Chúng ta thông
qua mối liên hệ giữa người phạm tội với đối tượng tác động cũng như phương
pháp thực hiện hành vi phạm tội là có thể nhận biết được một vật có phải là công
cụ, phương tiện phạm tội hay không.
Các loại công cụ, phương tiện phạm tội thông dụng thường thấy như dao,
súng, đạn, mìn, chó, cá sấu,… hoặc là những phương tiện giao thông, thông tin
được sử dụng vào việc phạm tội như xe máy, bộ đàm… những bất động sản dùng
vào việc phạm tội như ngôi nhà, phòng trọ (trong các vụ án cướp giật, gá bạc,
chứa mại dâm…).
Vấn đề đặt ra là, loại tội phạm nào thì có công cụ, phương tiện phạm tội,
loại tội phạm nào thì không? Theo các sách báo pháp lý và thực tiễn tố tụng hình
sự thì vấn đề công cụ, phương tiện phạm tội chỉ đặt ra đối với những tội phạm
được thực hiện với lỗi cố ý; còn đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi vô
ý thì không có công cụ, phương tiện phạm tội, mà có chăng chỉ là “vật mang dấu
vết tội phạm” hoặc “vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”.
Chẳng hạn như trong vụ án đua mô tô trái phép thì chiếc mô tô là phương tiện
phạm tội, nhưng cũng với chiếc xe mô tô đó, nếu vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ, thì bị xử lý theo Điều 202 BLHS thì được gọi là
phương tiện gây tai nạn và thuộc khái niệm “vật có giá trị chứng minh tội phạm,
người phạm tội” hoặc “vật mang dấu vết tội phạm”.

+ Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm: Dấu vết tội phạm là
những phản ánh vật chất do tội phạm gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác
nhau như quần áo dính máu trong vụ án giết người, cánh tủ mang dấu vân tay của
người cậy phá… Dấu vết tội phạm có thể tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí, mùi vị,


11

âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường. Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi
phạm tội nào cũng đều gây ra dấu vết trên các vật thể; có những “dấu vết” tuy nó
tồn tại trong môi trường xung quanh nhưng chúng không thể để lại dấu vết trên
các vật. Ví dụ như từ trường, điện trường, mùi vị, ánh sáng. Để thu được những
dấu vết này phải sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật và sau đó được
chuyển thành chứng cứ pháp lý thông qua các phương tiện khác. Ví dụ như máy
đo nồng độ cồn trong máu người gây tai nạn giao thông, dụng cụ hút và lưu giữ
mùi vị tại hiện trường vụ án, máy ghi âm cường độ âm thanh, máy đo cường độ
ánh sáng… Tuy những máy móc này lưu giữ các dấu vết của tội phạm nhưng
chúng ta không thể coi là vật chứng được. Trong trường hợp này để đảm bảo kết
quả thu lượm dấu vết tại hiện trường có giá trị chứng minh thì CQĐT phải chuyển
hóa thành các chứng cứ thông qua các dạng biên bản như: biên bản khám nghiệm
hiện trường, biên bản thu giữ mẫu vật, biên bản xác minh, biên bản giám định; các
loại biên bản này tuy có giá trị chứng minh nhưng cũng không được coi là vật
chứng.
+ Vật chứng là đối tượng của tội phạm: Đó là đồ vật, tài sản bị hành vi
phạm tội tác động tới gây nên sự biến đổi về vị trí, hình dáng, kích thước, tính
chất… Ví dụ như chiếc ti vi trong vụ trộm cắp là đối tượng của hành vi trộm cắp;
hàng cấm là đối tượng của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán hàng cấm;
tài sản bị hư hỏng là đối tượng của hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản; hàng hóa trong tội buôn lậu… Vật là đối tượng của tội phạm cũng có thể là
vật mang dấu vết của tội phạm; tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể và vai trò chứng

minh của vật chứng đó để chúng ta xác định cho chính xác loại vật chứng.
+ Vật chứng là tiền và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội:
Tiền bạc là một loại tài sản, là phương tiện thanh toán, tiền bạc có thể là tiền
Việt Nam, ngoại tệ. Có thể hiểu rằng tiền là một loại tài sản đặc biệt nên các nhà


12

làm luật đã quy định riêng bên cạnh các loại vật khác có giá trị chứng minh tội
phạm và người phạm tội. Đối với các loại kim khí quý, đá quý, ngân phiếu, cổ
phiếu, tuy có giá trị thanh toán, trao đổi trên thị trường nhưng không thuộc khái
niệm tiền bạc.
Trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, ngoài những vật, tiền bạc là vật
chứng đã nêu trên thì còn rất nhiều loại vật khác cũng liên quan đến vụ án và có
giá trị chứng minh cho tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác của vụ án,
nhà làm luật không thể mô tả hết các trường hợp thực tế và trong điều luật chỉ nêu
một cách khái quát là “vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm
tội”.
Tiền bạc, vật chứng minh tội phạm và người phạm tội là tiền bạc, vật mà
qua đó chúng ta có thể rút ra được chứng cứ chứng minh tình tiết này hay tình tiết
khác thuộc bốn yếu tố cấu thành tội phạm Ví dụ: chiếc áo của nạn nhân bị đâm
thủng trong vụ án cố ý gây thương tích, xe mô tô bị hư hỏng trong vụ án tai nạn
giao thông, chiếc dép của người phạm tội thu được tại hiện trường vụ giết người;
dấu vân tay thu được tại hiện trường của vụ trộm cắp tài sản do người phạm tội để
lại…
Trong thực tiễn ngoài tiền ra thì các loại vật chứng này rất phong phú, đa
dạng. Do vậy, tùy thuộc vào từng loại án, mối liên hệ giữa vật chứng và đối tượng
chứng minh cũng như giá trị chứng minh của nó để cơ quan THTT, người THTT
thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng cho phù hợp. Không nên thu thập và sử dụng

quá nhiều vật chứng thuộc loại này vì dễ gây nên sự mâu thuẫn, trùng lặp trong
việc đánh giá, sử dụng cũng như việc xử lý vật chứng.
- Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định: Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ theo quy
định của pháp luật, do vậy, nó chỉ có thể được các chủ thể có thẩm quyền thu thập
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nếu vật chứng được thu thập bởi các


13

chủ thể khác ngoài các chủ thể được quy định trong BLTTHS thì nó không đáp
ứng đặc điểm của chứng cứ đó là tính hợp pháp, nó sẽ không được công nhận là
chứng cứ và như vậy, vật chứng đó sẽ không được sử dụng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự.
- Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và các tình tiết
khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án: Vật chứng là một trong những
nguồn chứng cứ quan trọng, nó chứa đựng những thông tin có tác dụng làm rõ
việc có tội phạm xảy ra hay không, chỉ ra mối liên hệ giữa thủ phạm và nạn nhân
hay hiện trường vụ án, vật chứng cũng có thể được dùng để tìm ra những người có
liên quan đến vụ án, có thể minh oan cho người vô tội, dùng để kiểm tra tính trung
thực trong lời khai của người bị hại và những người khác… vì vậy vật chứng còn
được gọi là “nhân chứng câm” [14, tr. 96].
1.2. Vai trò của vật chứng trong tố tụng hình sự
- Đối với Cơ quan THTT: Vật chứng là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy giúp
Cơ quan THTT nhận định, phán đoán về diễn biến, đánh giá tính chất của hành vi
phạm tội, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của kẻ phạm tội, đề ra
phương hướng, kế hoạch điều tra, truy tố, xét xử vụ án.
- Đối với việc giải quyết vụ án: Vật chứng là một trong những nguồn chứng
cứ quan trọng có giá trị đặc biệt trong quá trình chứng minh vụ án hình sự. Thông
qua vật chứng có thể chứng minh có vụ án hình sự xảy ra hay không; thông qua

việc khai thác thông tin từ vật chứng có thể tìm ra mối liên hệ giữa người phạm tội
và nạn nhân hay hiện trường vụ án, kiểm tra tính chân thực từ lời khai của những
người bị tình nghi, người bị hại, người liên quan từ đó xác định được người phạm
tội; từ vật chứng cũng có thể làm rõ các tình tiết khác của vụ án như tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị can và các tình tiết khác có giá trị
chứng minh tội phạm và người phạm tội.


14

1.3. Phân loại vật chứng
Có nhiều cách phân loại vật chứng dựa trên những tiêu chí, mục đích khác
nhau:
* Căn cứ vào việc xuất hiện và tham gia của vật chứng vào quá trình xảy ra
vụ án hình sự có thể chia vật chứng thành những loại sau:
- Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội;
- Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm;
- Vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm;
- Vật chứng là tiền bạc, vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người
phạm tội
* Trên cơ sở giá trị chứng minh của vật chứng, người ta chia vật chứng
thành hai loại: vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm xảy ra; vật chứng có giá
trị chứng minh người phạm tội; vật chứng có giá trị chứng minh những tình tiết
khác liên quan đến vụ án.
* Ngoài ra còn tùy thuộc vào tính năng, tác dụng của vật chứng mà người
ta còn chia vật chứng thành: Vật chứng là vũ khí, chất độc, chất cháy, chất phóng
xạ… và các vật chứng thông thường.
* Căn cứ vào giá trị sử dụng của vật chứng người ta chia vật chứng thành
vật chứng có giá trị sử dụng và vật chứng không có giá trị sử dụng.
* Căn cứ vào thời gian tồn tại có giá trị sử dụng của vật chứng người ta

chia vật chứng thành các loại như: vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc dễ bị phân
hủy, vật chứng thuộc loại tài sản có thời hạn sử dụng ngắn…


15

* Căn cứ vào tính chất đặc biệt của vật chứng người ta chia vật chứng
thành vật chứng là tiền vàng, kim khí quý, đá quý… và vật chứng là tài sản thông
dụng.
Tóm lại, việc phân chia vật chứng theo căn cứ nào tùy thuộc vào mục đích
của việc phân chia để từ đó tìm kiếm biện pháp thu thập thích hợp, để bảo quản tốt
hoặc để đánh giá, xử lý vật chứng.
1.4. Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003
1.4.1. Thu thập vật chứng
Thu thập vật chứng là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền phát hiện, thu
giữ các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án theo trình tự, thủ tục mà pháp luật
TTHS quy định. Vật chứng tồn tại dưới dạng vật chất nên tính khách quan của nó
rất cao, vì vậy nó có giá trị đặc biệt trong việc chứng minh vụ án hình sự, tuy
nhiên vật chứng lại dễ bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên làm thay đổi giá trị
chứng minh ban đầu của vật chứng, dễ bị mất mát, thất lạc, bị làm giả, làm sai
lệch…
Do các đặc điểm trên nên pháp luật TTHS quy định thủ tục thu thập, bảo
quản vật chứng rất chặt chẽ.
Về thẩm quyền thu thập vật chứng: Điều 56 BLTTHS 1988 và Điều 75
BLTTHS 2003 đều không quy định trực tiếp thẩm quyền thu thập vật chứng
nhưng có thể gián tiếp hiểu rằng vật chứng được coi là một nguồn của chứng cứ,
vì vậy, những chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều
65 BLTTHS 2003 cũng có thẩm quyền thu thập vật chứng, theo đó, chủ thể có
thẩm quyền thu thập vật chứng là CQĐT, VKS, Tòa án.

Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 2003 về chủ thể có thẩm quyền thu thập
vật chứng còn thể hiện sự bất cập. Các chủ thể được thu thập vật chứng là những


16

cơ quan THTT được giao nhiệm vụ giải quyết vụ án là CQĐT, VKS, TA. Đối
chiếu quy định tại khoản 1 Điều 65 với Điều 111 BLTTHS 2003 thấy rằng giới
hạn chủ thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ nói chung, vật chứng nói riêng
là chưa đầy đủ. Bởi vì ngoài hoạt động của các cơ quan THTT còn một số cơ quan
khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải
quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân
dân, Quân đội nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan này phải tuân thủ
các trình tự, thủ tục do BLTTHS 2003 quy định và họ có quyền khởi tố vụ án, tiến
hành những hoạt động điều tra ban đầu hay được khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với tội ít nghiêm trọng; khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu
đối với các tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng hay tội ít
nghiêm trọng nhưng có những tình tiết phức tạp. Hiển nhiên, các cơ quan này phải
tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ nói chung, vật chứng nói riêng khi họ
tiến hành các hoạt động điều tra. Do đó, việc BLTTHS 2003 không quy định cho
những chủ thể này quyền thu thập chứng cứ nói chung, vật chứng nói riêng là
thiếu sót.
Nguyên tắc thu thập vật chứng: Vật chứng cần phải thu giữ kịp thời vì nó
dễ bị mất mát, tiêu hủy, đánh tráo… vật chứng thường được thu giữ trong các hoạt
động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám xét, khám xét dấu vết trên thân
thể, quần chúng phát hiện đem nộp cho Cơ quan điều tra…
Vật chứng phải được thu giữ kịp thời, được mô tả đầy đủ thực trạng vào
biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án hình sự. Trong trường hợp vật chứng không thể
đưa vào hồ sơ vụ án hình sự thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơ và vật chứng phải
được niêm phong, bảo quản theo đúng quy định của pháp luật.

Biên bản phải mô tả đúng thực trạng của vật chứng: tên vật, đặc điểm, màu
sắc, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng… Đối với vật chứng là tài sản
(kể cả giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản) cần được thu thập kịp thời,


17

đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản về tên, mác, mã số, ký hiệu, số lượng,
trọng lượng, chất lượng, màu sắc, hình dáng vào biên bản thu giữ, tạm giữ và đưa
vào hồ sơ vụ án.
Nếu vật chứng do cơ quan, tổ chức, công dân mang đến nộp cho cơ quan
THTT thì cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản thu giữ và lấy lời khai của người đã
nộp (cần làm rõ việc họ phát hiện được ở đâu, vào thời gian nào, có ai biết, có thể
bị đổi tráo gì không…).
Các biện pháp thu thập vật chứng:
- Sao in dấu vết được áp dụng đối với loại dấu vết in trên bề mặt của vật;
- Đúc khuôn dấu vết dùng để thu dấu vết có hình khối;
- Bơm hút khí, hút chất lỏng dùng để thu các dấu vết là các chất lỏng, khí…
- Có thể chụp ảnh, ghi hình đối với những trường hợp vật chứng không thể
đưa vào hồ sơ vụ án. Đây là một điểm mới tiến bộ hơn so với BLTTHS 1988 (chỉ
có thể chụp ảnh vật chứng để đưa vào hồ sơ vụ án).
1.4.2. Bảo quản vật chứng
Để phục vụ tốt cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự, vật chứng cần được
bảo quản theo đúng quy định của pháp luật TTHS. Bảo quản vật chứng là việc giữ
cho tính nguyên vẹn của vật chứng không bị mất mát, hư hỏng, biến dạng, sai
lệch, đổi tráo, sử dụng trái phép… Việc bảo quản vật chứng cần được quan tâm
ngay từ khi thu thập nhằm bảo đảm giá trị chứng minh của vật chứng.
Trách nhiệm bảo quản vật chứng: Trách nhiệm bảo quản vật chứng được
quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003, theo đó đối với vật chứng
đưa về cơ quan THTT bảo quản thì cơ quan Công an có trách nhiệm bảo quản vật

chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan Thi hành án có trách nhiệm bảo
quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án. Trước đây BLTTHS 1988
quy định hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật


18

chứng (khoản 2 Điều 57). Việc quy định như vậy thuận tiện cho các cơ quan
THTT trong việc quản lý vật chứng, giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được
thuận lợi, tuy nhiên việc chuyển vật chứng đi cùng hồ sơ sẽ phát sinh yêu cầu cần
phải có kho vật chứng ở tất cả các cơ quan THTT theo đó, cả cơ quan Công an,
Viện kiểm sát, Tòa án đều phải có kho vật chứng riêng, phải có đầy đủ các
phương tiện kỹ thuật đảm bảo cho việc bảo quản vật chứng cũng như cán bộ
chuyên trách quản lý kho vật chứng. Trên thực tế việc xây dựng kho vật chứng ở
toàn bộ hệ thống ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an, Thi hành án dân sự là không
khả thi. Theo quy định của BLTTHS 2003 trách nhiệm bảo quản vật chứng thuộc
về cơ quan Công an và cơ quan Thi hành án đã khắc phục được hạn chế nêu trên,
việc bảo quản vật chứng được quy về hai đầu mối đó là cơ quan Công an và cơ
quan Thi hành án sẽ đảm bảo cho việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và cả cán
bộ chuyên trách trong việc bảo quản vật chứng, thuận lợi cho việc quản lý vật
chứng, hạn chế tình trạng mất mát, hư hỏng, mất đi giá trị chứng minh của vật
chứng.
Bên cạnh việc quy định người bảo quản vật chứng, BLTTHS 2003 cũng đã
quy định biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định của BLTTHS
trong hoạt động bảo quản vật chứng. Theo đó, người có trách nhiệm bảo quản vật
chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng,
đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
tại Điều 310 của BLHS; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm
hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách

nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 300 của BLHS; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bảo quản: Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không
được làm mất mát, hư hỏng, không được đưa vật chứng ra sử dụng ngoài mục đích
giải quyết vụ án hình sự. Việc bảo quản vật chứng phải tuân theo quy định của


19

pháp luật. Vật chứng phải được để ở nơi có phương tiện bảo quản chắc chắn, tùy
thuộc vào đặc điểm của từng loại vật chứng.
Biện pháp bảo quản: Nếu như trước đây BLTTHS 1988 chỉ quy định chung
chung về bảo quản vật chứng đó là “vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn,
không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng… vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định
ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc tại các
cơ quan chuyên trách khác” (khoản 2 Điều 57 BLTTHS 1988); thì BLTTHS 2003
đã quy định cụ thể cách bảo quản phù hợp với đặc điểm của từng loại vật chứng.
Cách quy định này sẽ đảm bảo cao nhất tính nguyên vẹn của vật chứng, đảm bảo
giá trị chứng minh của vật chứng nhằm giúp việc giải quyết vụ án một cách tốt
nhất. Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2003 thì việc niêm phong, bảo
quản vật chứng được thực hiện như sau:
- Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi
thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của
pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;
- Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải
chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;
- Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan THTT để bảo quản thì cơ
quan THTT giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài

sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức
nơi có vật chứng bảo quản;
- Đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 76 của BLTTHS thì cơ quan có thẩm
quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 của BLTTHS trong phạm vi quyền hạn của


20

mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm
giữ của cơ quan có thẩm quyền tại Kho bạc nhà nước để quản lý;
Như vậy, BLTTHS 2003 đã quy định rõ ràng, cụ thể nguyên tắc, phương
pháp thu thập, bảo quản vật chứng; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan THTT,
người THTT trong việc thu thập, bảo quản vật chứng.
1.4.3. Xử lý vật chứng
Việc xử lý vật chứng được quy định rất cụ thể tại Điều 76 Bộ luật TTHS
2003.
Về thẩm quyền xử lý vật chứng:
Khoản 1Điều 76 BLTHS 2003 quy định: “Việc xử lý vật chứng do Cơ quan
điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm
sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội
đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý
vật chứng phải được ghi vào biên bản”.
Như vậy, tùy theo tính chất của vật chứng và giai đoạn tố tụng mà vụ án
được đình chỉ, thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát hoặc Tòa án:
Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra hoặc xét thấy việc xử lý vật
chứng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Cơ quan điều tra ra quyết
định xử lý vật chứng;
Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố hoặc xét thấy việc xử lý vật

chứng không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Viện kiểm sát quyết định xử
lý vật chứng;
Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định xử lý vật chứng ở giai đoạn xét xử.
Phương thức xử lý vật chứng:


21

Phương thức xử lý vật chứng được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 76 của
BLTTHS 2003. So với quy định của BLTTHS 1988 thì BLTTHS 2003 quy định
thêm cách xử lý đối với loại hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản.
- Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch
thu, sung quỹ Nhà nước hoặc bị tiêu hủy: Đối với loại vật chứng này, Luật chỉ quy
định chung chung biện pháp xử lý là tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy mà
không quy định những loại vật chứng này thuộc sở hữu của ai? Trường hợp nào
thì vật chứng bị tịch thu, sung quỹ? Trường hợp nào thì vật chứng bị tịch thu, tiêu
hủy? Luật cũng không quy định rõ ràng thế nào là “vật cấm lưu hành” bởi liên
quan đến khái niệm này còn có các khái niệm khác gần nghĩa như “hàng cấm”,
“hàng cấm lưu thông”, “vật cấm lưu thông”. Vì vậy, cần thiết phải có hướng dẫn
cụ thể trường hợp nào thì phải tịch thu, sung quỹ nhà nước, trường hợp nào thì tịch
thu, tiêu hủy vật chứng; quy định rõ thế nào là “vật cấm lưu hành”.
- Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức, cá nhân
bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả
lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định
được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ nhà nước.
Đối với trường hợp này phát sinh các vấn đề sau:
Thứ nhất, điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định việc trả lại
những vật chứng thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội
dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho họ nhưng không đề cập đến
lỗi của các chủ thể này trong việc để những vật chứng đó tham gia vào việc phạm

tội. Theo quy định này thì dù các chủ thể này có lỗi hay không có lỗi thì họ cũng
được trả lại vật chứng nếu là chủ sở hữu hợp pháp. Điều này sẽ dẫn đến sự bất hợp
lý, thậm chí tạo điều kiện cho những người này tiếp tay cho tội phạm. Vì vậy, cần
thiết phải quy định theo hướng loại trừ trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hợp


22

pháp có lỗi. Trong trường hợp những người này có lỗi thì cần tịch thu, sung quỹ
Nhà nước hoặc tiêu hủy.
Thứ hai, đối với trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người
quản lý hợp pháp BLTTHS 2003 cũng không quy định cụ thể cách xác định thời
hạn và cách niêm yết thông báo tìm kiếm chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
Thực tế hiện nay các cơ quan THTT vẫn áp dụng theo Thông tư số 03/TTLB ngày
23/4/1984 và Quy chế quản lý và xử lý tài sản được ban hành kèm theo Quyết
định số 1766/1998/QĐ-BTC ngày 07/12/1998 của Bộ Tài chính đều được ra đời
trước khi có BLTTHS 2003. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong áp dụng
quy định của BLTTHS về thời hạn xác định chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp
vật chứng.
- Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, sung
quỹ nhà nước: khái niệm tiền bạc, vật, tài sản cũng được nhắc đến tại điểm b
khoản 2 Điều 76 BLTTHS. Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 thì “tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, quy định tại điểm b, c
khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 về vật, tiền bạc, tài sản trùng lặp lẫn nhau và mâu
thuẫn với Điều 163 BLDS 2005 do đó cần quy định lại cụm từ “vật, tiền bạc” tại
điểm b khoản 2 Điều 76 và cụm từ “tiền bạc hoặc tài sản” tại điểm c khoản 2 Điều
76 BLTTHS 2003 thành “tài sản” để đảm bảo thống nhất với các quy định của
pháp luật.
- Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán
theo quy định của pháp luật;

- Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu
hủy. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn thế nào là vật chứng không có giá trị hoặc
không sử dụng được nên dẫn đến cách xử lý còn tùy tiện, không thống nhất.
- Khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định trong quá trình điều tra, truy tố,
xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS có quyền


×