Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.13 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TẠ THỊ THÙY TRANG

PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI GIẢM GIÁ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VIẾT TÝ

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Theo hiểu
biết cá nhân, vấn đề này chƣa có tài liệu khoa học nào tƣơng tự đƣợc công bố,
trừ những thông tin tham khảo đƣợc trích dẫn. Mọi sao chép không hợp lễ, vi
phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả

Tạ Thị Thùy Trang




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
GIẢM GIÁ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI GIẢM
GIÁ ..............................................................................................................................8
1.1. Khái quát về hình thức khuyến mại giảm giá ...................................................8
1.1.1. Khái niệm khuyến mại giảm giá .................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của khuyến mại giảm giá ........................................................12
1.1.3. Ý nghĩa của hình thức khuyến mại giảm giá trong đời sống kinh tế - xã
hội .......................................................................................................................16
1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm giá ....................20
1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm giá .................20
1.2.2. Nội dung của pháp luật Việt Nam về khuyến mại theo hình thức giảm giá
............................................................................................................................23
1.2.3. Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá của một số nước trên thế
giới ......................................................................................................................26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÌNH
THỨC KHUYẾN MẠI GIẢM GIÁ Ở VIỆT NAM .................................................32
2.1. Những quy định pháp luật hiện hành về hình thức khuyến mại giảm giá ......32
2.1.1. Quy định pháp luật về điều kiện, cách thức tổ chức thực hiện hoạt động
khuyến mại giảm giá...........................................................................................32
2.1.2. Quy định pháp luật về cơ chế quản lý nhà nước trong hoạt động khuyến
mại giảm giá .......................................................................................................36
2.1.3. Quy định pháp luật về chế tài xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động
khuyến mại giảm giá...........................................................................................41
2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá .................44
2.2.1. Những thành tựu trong áp dụng pháp luật về hình thức khuyến mại giảm
giá .......................................................................................................................44

2.2.2. Những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hình
thức khuyến mại giảm giá ..................................................................................48


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÌNH THỨC KHUYẾN
MẠI GIẢM GIÁ .......................................................................................................55
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá ..........55
3.2. Một số giải pháp nhằm thực thi hiệu quả các quy định pháp luật ......................61
KẾT LUẬN ...............................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

70


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực tế ngày nay, trong thời đại kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh
luôn là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp. Trong cuộc ganh đua đó, các
doanh nghiệp sử dụng mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng
và cung ứng dịch vụ. Một trong những hình thức xúc tiến mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ mà ta không thể không kể đến đó là hoạt động
khuyến mại, và giảm giá là một trong những hình thức khuyến mại phổ
biến hiện nay. Tuy nhiên, ngoại trừ những doanh nghiệp khi thực hiện
chƣơng trình khuyến mại giảm giá một cách trung thực, tôn trọng khách

hàng, đã có không ít các doanh nghiệp thực hiện chƣơng trình khuyến mại
một cách bất hợp pháp hoặc thiếu trung thực, làm ảnh hƣởng không nhỏ
đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và ngƣời tiêu dùng. Ngày càng có nhiều
khách hàng trở nên quá quen thuộc đến mức “miễn dịch” với khuyến mại
giảm giá. Ngƣời tiêu dùng đang thận trọng hơn với những “món hời” mà
những ngƣời kinh doanh đƣa ra. Trong hoàn cảnh này, pháp luật về hoạt
động khuyến mại nói chung và pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại
giảm giá nói riêng là công cụ hữu hiệu để nhà nƣớc ghi nhận quyền tự do
kinh doanh, thực hiện hoạt động khuyến mại giảm giá của thƣơng nhân,
đồng thời cũng là rào cản pháp lý ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong
hoạt động này. Cũng giống nhƣ pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới, để đáp
ứng yêu cầu thực tiễn của các hoạt động thƣơng mại, pháp luật Việt Nam
điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm giá dƣới ba góc độ: tính thƣơng mại,
tính cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tiễn
pháp luật còn khá nhiều vƣớng mắc, bất cập chƣa đƣợc giải quyết, đã dẫn
đến sự cản trở tự do thƣơng mại và khó khăn trong công tác quản lý.
Về mặt lý luận, pháp luật về khuyến mại ít nhiều đã đƣợc đề cập đến
trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học này chủ yếu tập


2
trung bao quát về hoạt động khuyến mại, hình thức khuyến mại giảm giá chƣa
đƣợc đề cập trong khoa học pháp lý Việt Nam một cách riêng biệt. Điều đó
đồng nghĩa hệ thống lý luận cũng nhƣ thực trạng áp dụng các quy định pháp
luật Việt Nam về hình thức khuyến mại giảm giá chƣa đƣợc xem xét một cách
đầy đủ và toàn diện nhất. Thực tế của đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay đã
chứng tỏ rằng, nếu thiếu những quy định của pháp luật nói chung về khuyến
mại và các quy định pháp lí về hình thức khuyến mại giảm giá nói riêng sẽ
dẫn đến hậu quả tai hại. Đảng và Nhà nƣớc ta đã, đang nỗ lực hết sức cải cách
môi trƣờng pháp lý nhƣng không thể phủ nhận rằng vẫn còn nhiều hạn chế

trong hệ thống pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá.
Vì những lý do trên đây, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật
về hình thức khuyến mại giảm giá – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là
một yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tế hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, hoạt động khuyến mại nói chung và hình thức
khuyến mại giảm giá nói riêng đã đƣợc biết đến tại Luật thƣơng mại năm
1997. Luật thƣơng mại (2005) ra đời, thay thế cho Luật thƣơng mại năm
1997, nhƣng vẫn kế thừa và phát triển các quy định về các hình thức khuyến
mại, chính vì thế hình thức khuyến mại giảm giá không phải là khái niệm
mới mẻ trong nền khoa học pháp lý Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhiều lĩnh
vực pháp luật khác, công trình nghiên cứu pháp luật về hoạt động khuyến
mại còn quá ít, và công trình nghiên cứu cụ thể về hình thức khuyến mại
giảm giá còn chƣa có. Hoạt động khuyến mại chỉ mới bƣớc đầu đƣợc đề cập
đến với sự hiện diện của một số công trình nhƣ: Bài báo “Giới thiệu luật
khuyến mại” của Phạm Thanh Lộc đăng trên Tạp chí Địa chính, Số 1/1999
giới thiệu khái quát về hoạt động khuyến mại theo quy định của Luật thƣơng
mại năm 1997. Hiện nay Luật thƣơng mại năm 1997 đã đƣợc thay thế bằng
Luật thƣơng mại (2005), vì vậy công trình nghiên cứu này chỉ mang tính


3
chất tham khảo, thiếu đi ý nghĩa thực tiễn. Sách tham khảo “ Xúc tiến
thƣơng mại – Lý luận và thực hành” của TS kinh tế Đỗ Thị Loan do NXB
Khoa học và kĩ thuật xuất bản năm 2003 phân tích các biện pháp cách thức
xúc tiến thƣơng mại nhƣng dƣới góc độ nghiệp vụ kinh doanh. Dƣới góc độ
quản lý nhà nƣớc, có bài viết “Các nguyên tắc, trình tự thủ tục giải quyết
khuyến mại - tố cáo của công dân” của ThS. Hoàng đình Thắng đã đƣợc
đăng trên Tạp chí Ngân hàng Số 5/2001. Gần đây nhất có công trình pháp
luật nghiên cứu về hoạt động khuyến mại là bài viết “Pháp luật về khuyến

mại - Một số vƣớng mắc về lý luận và thực tiễn” của TS. Nguyễn Thị Dung
đăng trên Tạp chí Luật Học, Trƣờng đại học luật Hà Nội, Số: 7 / Năm 2007.
Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ hoạt động khuyến mại dƣới góc độ pháp
lý nhƣng cũng không phân tích cụ thể từng hình thức khuyến mại, khuyến
mại giảm giá chỉ đƣợc nhắc đến với việc phân tích hạn mức khuyến mại, là
một dẫn chứng về bất cập của sự chồng chéo giữa luật thƣơng mại và luật
cạnh tranh. Cơ sở lý luận, thực trạng áp dụng pháp luật cũng nhƣ giải pháp
hoàn thiện cụ thể về hình thức khuyến mại giảm giá chƣa đƣợc đề cập trong
công trình này. Từ năm 2007 tới nay, chƣa có thêm công trình nào nghiên
cứu về hoạt động khuyến mại nói chung và hình thức khuyến mại giảm giá
nói riêng dƣới góc độ pháp luật đƣợc đăng tải trên báo chí và sách tham
khảo nữa cả. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu kể tên trên đều quá rộng,
tập trung vào tất cả các hình thức khuyến mại hoặc nghiên cứu dƣới góc độ
kinh tế. Vì vậy, pháp luật về các hình thức khuyến mại cụ thể, trong đó có
hình thức khuyến mại giảm giá vẫn chƣa đƣợc phân tích chi tiết, sâu sắc.
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về khuyến mại ở
Việt Nam, cho thấy đến nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một
cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về
hình thức khuyến mại giảm giá dƣới góc độ pháp lý, để từ đó chỉ ra cơ sở
khoa học của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về


4
khuyến mại giảm giá ở Việt Nam hiện nay. Có thể khẳng định đây là công
trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này ở nƣớc ta, với cấp độ luận văn thạc
sỹ Luật học.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài là các quan điểm, tƣ tƣởng luật
học về hoạt động khuyến mại nói chung, hình thức khuyến mại giảm giá nói

riêng; vai trò, nội dung pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá; các văn
bản pháp luật thực định của Việt Nam và một số nƣớc nhƣ Nhật, Anh điều
chỉnh hoạt động khuyến mại và hình thức khuyến mại giảm giá; đồng thời đề
tài nghiên cứu các tình huống phát sinh trong thực tiễn để có cái nhìn khái
quát nhất về hoạt động khuyến mại giảm giá ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận và thực
tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về hình thức khuyến mại giảm giá hiện nay.
Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh vấn đề này từ góc độ lý luận đến thực
trạng áp dụng còn tồn tại nhiều bất cập. Các quy định thực định điều
chỉnh về vấn đề trên nằm rải rác trong hệ thống pháp luật nƣớc ta, vì vậy
khi tiếp cận để nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại
giảm giá, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau: (i) Một số vấn đề lý luận
về hình thức khuyến mại giảm giá và pháp luật về hình thức khuyến mại
giảm giá; (ii) Thực trạng pháp luật về thể lệ, cách thức tổ chức thực hiện, cơ
chế quản lý cũng nhƣ các vấn đề liên quan tới chế tài xử lý vi phạm về hình
thức khuyến mại giảm giá. Nhƣ vậy, với phạm vi nghiên cứu đã đƣợc chỉ rõ,
đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đƣa ra quan điểm cũng nhƣ
giải pháp hoàn thiện pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá.
- Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu hình thức khuyến mại
giảm giá theo quy định của pháp luật tại Việt Nam, chủ yếu theo quy định của


5
Luật thƣơng mại (2005) và các văn bản dƣới luật cũng nhƣ các văn bản pháp
luật có liên quan đến hoạt động này. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo
pháp luật một số nƣớc về hình thức khuyến mại giảm giá để bài làm phong
phú hơn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, tác giả sử dụng

nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, cụ thể:
Trong Chƣơng 1 của đề tài sẽ sử dụng phƣơng pháp tổng hợp và
phân tích các quan điểm luật học để làm sáng rõ hệ thống lý luận về hoạt
động khuyến mại và hình thức khuyến mại giảm giá.
Chƣơng 2 của đề tài đƣợc triển khai thông qua phƣơng pháp phân
tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, kết hợp nghiên cứu lý
luận với thực tiễn mô tả toàn cảnh thực trạng pháp luật điều chỉnh hình thức
khuyến mại giảm giá cũng nhƣ đƣa ra những luận điểm khẳng định ƣu điểm
hoặc bất cập của thực trạng đó.
Dù là sử dụng phƣơng pháp nào để xây dựng các nội dung của đề tài
thì các phƣơng pháp nghiên cứu vẫn đƣợc thực hiện trên nền tảng của phƣơng
pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đƣờng lối
về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm giá, trên cơ sở đó đƣa ra một số
phƣơng hƣớng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hình thức khuyến mại
giảm giá trên cơ sở pháp luật hiện hành. Phân tích nội dung cơ bản của pháp
luật về hình thức khuyến mại giảm giá; đánh giá những ƣu điểm và nhƣợc điểm
của pháp luật Việt Nam hiện hành về hình thức này.


6
+ Phân tích các tình huống trong thực tiễn để chứng minh cho các luận
điểm nêu ra.
+ Xây dựng quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hình thức khuyến mại giảm giá ở Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện pháp
luật về hoạt động khuyến mại giảm giá, luận văn có những đóng góp mới về
khoa học nhƣ sau:
- Đóng góp mới cho khoa học pháp lý, khẳng định và xây dựng
đƣợc khái niệm pháp lý về “giảm giá” và “pháp luật về khuyến mại giảm
giá”. Luận văn xác định đƣợc nội dung và ý nghĩa hoạt động khuyến mại
giảm giá mang lại để từ đó khẳng định pháp luật về khuyến mại giảm giá là
một bộ phận của pháp luật về thƣơng mại, đặt nền móng cho việc nghiên cứu
lý luận, thực tiễn và hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thƣơng mại.
- Luận văn nghiên cứu những vƣớng mắc, bất cập trong pháp luật
hiện hành trƣớc những đòi hỏi của thực tiễn bằng cách phân tích các tình
huống xảy ra trong thực tiễn hàng ngày về thể lệ cách thức tổ chức khuyến
mại giảm giá, về cơ chế quản lý hoạt động khuyến mại giảm giá và chế tài xử
lý vi phạm trong hoạt động này.
- Luận văn đề xuất hủy bỏ những điều luật không cần thiết, đề xuất
phƣơng án sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cho phù hợp với thực tiễn
hoạt động khuyến mại giảm giá. Bên cạnh đó luận văn cũng đƣa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khuyến mại giảm giá
nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật nƣớc ta.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu nhƣ sau:


7
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về hình thức khuyến mại giảm giá
và pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm giá;
Chƣơng 2: Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh
hình thức khuyến mại giảm giá ở Việt Nam;
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

hình thức khuyến mại giảm giá.


8
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
GIẢM GIÁ VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HÌNH THỨC
KHUYẾN MẠI GIẢM GIÁ
1.1. Khái quát về hình thức khuyến mại giảm giá
1.1.1. Khái niệm khuyến mại giảm giá
Khi thị trƣờng bƣớc vào giai đoạn bão hòa, cạnh tranh trong kinh
doanh càng trở lên khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp đều nhận thức đƣợc rằng
muốn thu hút và hƣớng sự lựa chọn của khách hàng tới sản phẩm của mình,
ngoài việc xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh cụ thể thì khuyến mại đóng
một vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp.
Ở góc độ ngôn ngữ, theo nghĩa tiếng Hán Việt, “mãi” là mua, “mại”
là bán [38]. Khuyến mại, khuyến mãi đƣợc hiểu là hành vi khuyến khích việc
bán hàng, khuyến khích việc mua hàng. Do việc mua bán thƣờng đƣợc tiến
hành đồng thời nên cả hai thuật ngữ này đều hay đƣợc sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng thuật ngữ
“khuyến mại” dƣới góc độ tiếp cận là hành vi của thƣơng nhân nhằm tạo ra
những điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán hàng hóa và cung ứng
dịch vụ.
Khoản 1 Điều 88, Luật thƣơng mại (2005) đƣa ra định nghĩa về
khuyến mại nhƣ sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thƣơng mại của
thƣơng nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng
cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
So với luật thƣơng mại năm 1997, Luật thƣơng mại (2005) khi định
nghĩa về khuyến mại đã có bổ sung hai điểm, đó là về mục đích của khuyến
mại và cách thức khuyến mại thông qua quan hệ dịch vụ. Cụ thể là, mục đích

của khuyến mại không chỉ nhằm xúc tiến việc bán hàng mà còn nhằm xúc tiến
việc mua hàng và cung ứng dịch vụ. Nói tóm lại, khuyến mại có thể đƣợc hiểu


9
là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành cho họ những
lợi ích vật chất nhƣ tiền, hàng hóa hay lợi ích phi vật chất nào đó. Dấu hiệu
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định này chính là dấu hiệu để phân
biệt hoạt động khuyến mại với các hình thức xúc tiến thƣơng mại khác.
Theo Luật Thƣơng mại (2005) của Việt Nam, các hình thức khuyến
mại bao gồm:
Thứ nhất, dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đƣa hàng hoá mẫu, cung
ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
Thứ hai, tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch
vụ không thu tiền.
Thứ ba, giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá
bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trƣớc đó, đƣợc áp dụng trong thời gian
khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trƣờng hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc
diện Nhà nƣớc quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này đƣợc thực
hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ tư, tặng phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm
theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng đƣợc hƣởng một
hay một số lợi ích nhất định.
Thứ năm, phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu
dự thi cho khách hàng để chọn ngƣời trao thƣởng theo thể lệ và giải thƣởng
đã công bố.
Thứ sáu, các chương trình may rủi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm
theo việc tham dự các chƣơng trình mang tính may rủi mà việc tham gia
chƣơng trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thƣởng dựa
trên sự may mắn của ngƣời tham gia theo thể lệ và giải thƣởng đã công bố.

Thứ bảy, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó
việc tặng thƣởng cho khách hàng căn cứ trên số lƣợng hoặc trị giá mua hàng


10
hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện đƣợc thể hiện dƣới hình thức thẻ khách
hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
Thứ tám, chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho
khách hàng tham gia các chƣơng trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự
kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hình thức khuyến
mại khác nếu đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại chấp thuận. Đây
là quy định “mở” cho thƣơng nhân tự quyết định cách thức khuyến mại khác
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của kinh doanh, trên cơ sở đƣợc sự chấp thuận
của cơ quan quản lý nhà nƣớc để đảm bảo sự kiểm soát của cơ quan chức
năng và lành mạnh hóa môi trƣờng kinh doanh.
Trong thực tế, các hình thức này đƣợc các doanh nghiệp áp dụng
khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, nhƣ vừa giảm giá
vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng thƣởng, giảm giá hoặc tặng
quà trong những "giờ vàng mua sắm" nhất định trong ngày... Tuy nhiên, giảm
giá vẫn thƣờng là hình thức đƣợc các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
Ở Việt Nam, pháp luật về xúc tiến thƣơng mại ra đời muộn, điều đó
đồng nghĩa với việc khái niệm hình thức khuyến mại giảm giá cũng chỉ mới
đƣợc đề cập trong thời gian gần đây. Thông tƣ 04/1991/BYT-TT hƣớng dẫn
việc đăng ký công ty nƣớc ngoài xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm
thuốc chữa bệnh với Việt Nam để thi hành Quyết định 113CT ngày 9/5/1989
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc thống nhất quản lý xuất nhập khẩu
thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa cho ngƣời bệnh là văn bản đầu tiên ghi
nhận khái niệm xúc tiến thƣơng mại, nhƣng cụm từ khuyến mại nói chung và
hình thức khuyến mại giảm giá nói riêng chƣa đƣợc nhắc đến. Kể từ khi văn

bản pháp luật này ra đời, pháp luật về xúc tiến thƣơng mại nói chung và pháp
luật về khuyến mại giảm giá nói riêng có sự phát triển khá rõ nét về hình thức
pháp lý và nội dung các quy định [26,trang 39]. Luật thƣơng mại năm 1997 ra


11
đời đã chính thức ghi nhận hình thức khuyến mại giảm giá tại điều 181. Nghị
định Số 32 /1999/NĐ-CP về khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại và hội chợ,
triển lãm thƣơng mại cũng đã chính thức ghi nhận hoạt động khuyến mại,
trong đó có hình thức khuyến mại giảm giá. Tuy nhiên, khái niệm giảm giá
trong các văn bản này không đƣợc định hình một cách cụ thể, “giảm giá” chỉ
là cách hiểu, cách nói thông thƣờng của một hình thức khuyến mại đƣợc quy
định, đó là: “Bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mại với giá
thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thƣờng trƣớc đó. Khi thực hiện
hình thức khuyến mại này thƣơng nhân phải niêm yết thời gian khuyến mại;
giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ thƣơng mại bình thƣờng trƣớc thời gian
khuyến mại; giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến
mại”[6]. Kế thừa quan điểm trên về hình thức khuyến mại giảm giá, luật
thƣơng mại (2005) tiếp tục quy định một hình thức khuyến mại là “Bán hàng,
cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trƣớc
đó, đƣợc áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
Trƣờng hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nƣớc quản lý giá thì việc
khuyến mại theo hình thức này đƣợc thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Đây thực chất là việc mô tả hành vi của hoạt động khuyến mại giảm giá
Nhƣng đây chƣa thực sự là khái niệm mang tính bao quát. Quán triệt tinh thần
trên của luật, luận văn sẽ xử dụng khái niệm “giảm giá” thay cho việc mô tả
cách thức hình thức khuyến mại này. Từ những phân tích trên xin đƣợc đƣa ra
khái niệm về hình thức khuyến mại giảm giá nhƣ sau:
Khuyến mại giảm giá là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời
gian khuyến mại với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước

đó theo quy định của pháp luật.


12
1.1.2. Đặc điểm của khuyến mại giảm giá
Khuyến mại giảm giá là một trong các hình thức của hoạt động
khuyến mại nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng
cách dành cho khách hàng lợi ích vật chất nhất định. Do đó, hình thức khuyến
mại giảm giá mang những đặc điểm chung của hoạt động khuyến mại đó là:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thƣơng nhân
[18]. Để tăng cƣờng cơ hội thƣơng mại, thƣơng nhân đƣợc phép tự mình tổ
chức thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại do
thƣơng nhân khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. Điều 91 luật thƣơng
mại (2005) quy định quyền khuyến mại của thƣơng nhân nhƣ sau:
- Thƣơng nhân Việt Nam, Chi nhánh của thƣơng nhân Việt Nam,
Chi nhánh của thƣơng nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức
khuyến mại hoặc thuê thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện
việc khuyến mại cho mình.
- Văn phòng đại diện của thƣơng nhân không đƣợc khuyến mại hoặc
thuê thƣơng nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thƣơng nhân
mà mình đại diện. Quan hệ dịch vụ này đƣợc hình thành trên cơ sở hợp đồng
dịch vụ khuến mại giữa thƣơng nhân có nhu cầu khuyến mại và thƣơng nhân
kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
Thứ hai, về cách thức xúc tiến thƣơng mại là dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định. Căn cứ vào từng loại mặt hàng dịch vụ cũng nhƣ đặc
điểm của thị trƣờng tiêu thụ, các hình thức xúc tiến thƣơng mại hết sức đa
dạng, tùy thuộc vào sự sáng tạo của ngƣời kinh doanh [20,trang 282]. Tuy
nhiên dù tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái
của cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, tùy thuộc
vào điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại thì nói chung dù là hình thức

khuyến mại giảm giá hay bất kỳ hình thức khuyến mại nào khác thƣơng nhân
vẫn luôn dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Khách hàng đƣợc


13
khuyến mại có thể là ngƣời tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, ví dụ
nhƣ: đại lí bán hàng.
Thứ ba, mục đích của hoạt động khuyến mại nói chung và hình thức
khuyến mại giảm giá nói riêng là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.
Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hƣớng tới mục tiêu lôi
kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản
phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của
doanh nghiệp, tăng lƣợng hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của
doanh nghiệp trên thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, hình thức khuyến mại giảm giá vẫn mang những đặc
điểm riêng để phân biệt với các hình thức khác, đó là:
Thứ nhất, về lợi ích cụ thể khách hàng đƣợc hƣởng: Lợi ích đó là
đƣợc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ có giá thấp hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ
đó trƣớc khi khuyến mại. “Giá” ở đây có thể đƣợc hiểu là giá trị của hàng hóa
phù hợp với thị trƣờng tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Việc so sánh giá
của hàng hóa tại thời điểm khuyến mại với thời gian trƣớc đó sẽ là căn cứ xác
nhận tính hợp pháp của chƣơng trình khuyến mại giảm giá.
Thực tế ngƣời ta có thể nhầm lẫn giữa hình thức giảm giá 50% và
hình thức “mua một tặng một”. Có thể thấy, “mua một tặng một” thoạt nhìn thì
tƣơng tự nhƣ hình thức khuyến mại giảm giá ở mức 50%, nhƣng bản chất hai
hình thức này là khác nhau và tác động thực tế của chúng cũng hoàn toàn
không giống nhau. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp khuyến mại một chai sữa tắm
180ml với giá 20.000 đồng giảm giá 50% còn 10.000 đồng trong thời gian
khuyến mại, thì thay vì phải có 20.000 đồng khách hàng chỉ cần 10.000 đồng là
đã có thể mua đƣợc chai sữa tắm nhƣ vậy. Nhƣng nếu doanh nghiệp áp dụng

hình thức khuyến mại “mua một tặng một” thì để có một chai sữa tắm giá
20.000 đồng, khách hàng phải có đủ 20.000 đồng, mặc dù với khoản tiền đó sẽ
nhận đƣợc hai chai. Với hình thức “mua một tặng một” chai sữa tắm, doanh


14
nghiệp sẽ luôn thu đƣợc ít nhất 20.000 đồng từ khách hàng và tiêu thụ cùng lúc
đƣợc hai sản phẩm. Nhƣ vậy, về bản chất “mua một tặng một” giá trị chai sữa
tắm trong thời gian khuyến mại không hề thấp hơn giá trị chai sữa tắm đó vào
thời gian trƣớc khuyến mại. Còn với hình thức giảm giá 50% doanh nghiệp chỉ
thu đƣợc ít nhất 10.000 đồng mà thôi, vì giá trị chai sữa tắm chỉ còn một nửa.
Nhƣ vậy, về doanh số bán hàng, hình thức “ mua một tặng một” có lợi hơn cho
doanh nghiệp rất nhiều. Xét về mặt giá trị khuyến mại, hình thức giảm giá 50%
chai sữa tắm từ 20.000 đồng xuống còn 10.000 đồng, còn hình thức “mua một
tặng một” khách hàng sẽ đƣợc tặng 100% giá trị hàng hóa đƣợc bán, nhƣng giá
trị chai sữa tắm vẫn là 20.000 đồng.
Thứ hai, giảm giá phải trong một chừng mực nhất định, tuân theo
những nguyên tắc do pháp luật Việt Nam đặt ra. Doanh nghiệp đƣợc tự do
cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nƣớc bảo hộ quyền cạnh tranh hợp
pháp trong kinh doanh. Thế nhƣng việc cạnh tranh phải đƣợc thực hiện theo
nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của ngƣời tiêu dùng theo các quy định
của pháp luật. Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt giữa hình thức khuyến
mại giảm giá hợp pháp và hành vi bán phá giá. Việc mở cửa nền kinh tế, tham
gia ngày càng tích cực vào thị trƣờng khu vực và quốc tế đang đặt ra cho nền
kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề liên quan đến thƣơng mại quốc tế, trong đó có
vấn đề nổi bật là một số hàng hóa xuất khẩu ra nƣớc ngoài của Việt Nam bị
kiện bán phá giá và bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá. Bên cạnh đó,
bản thân không ít các doanh nghiệp trong nƣớc cũng phải chịu thiệt hại từ hành
vi bán phá giá của chính các doanh nghiệp khác của nƣớc mình. Đây thực sự là

một trong những hành vi thƣơng mại không lành mạnh. Tuy nhiên trong phạm
vi luận văn, tác giả sẽ chỉ tập trung phân biệt hình thức khuyến mại giảm giá và
hành vi bán phá giá trong thị trƣờng nội địa Việt Nam, không trả lời cho câu
hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thực hiện hành vi bán phá giá


15
hay không và chúng ta có khả năng tránh khỏi những vụ kiện bán phá giá này
hay không.
Trong Luật cạnh tranh 2004 của Việt Nam không quy định cụ thể
thế nào là “phá giá” mà chỉ quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
tại khoản 3 Điều 4 nhƣ sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn
mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến lợi ích Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác
hoặc ngƣời tiêu dùng”[3]. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc biểu
hiện trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp trong quá trình tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh đƣợc quy định rõ tại Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004, bao gồm: “Chỉ
dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh;
Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại
nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hành
đa cấp bất chính; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí
xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định”. Nhƣ vậy,
theo quy định trên thì đã có quy định rõ về việc khuyến mại nhằm cạnh tranh
không lành mạnh.
Từ những nhận thức chung về cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và hoạt động khuyến mại, ta thấy rõ đƣợc các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại là những hành vi thông qua

hoạt động khuyến mại của thƣơng nhân nhƣng nhằm gây ra những bất lợi cho
đối thủ cạnh tranh của mình nhằm thu về cho mình những lợi ích nhất định.
Nhƣ vậy, khuyến mại giảm giá và hành vi bán phá giá nhìn chung
đều giống nhau ở một điểm là việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thấp hơn
giá trị hàng hóa, dịch vụ bình thƣờng trƣớc đó. Thế nhƣng, mục đích cốt lõi


16
của giảm giá cũng nhƣ bất kỳ hình thức khuyến mại hợp pháp nào khác đều là
nhằm gia tăng lƣợng khách hàng, từ đó hy vọng doanh thu có thể tăng lên.
Khuyến mại giảm giá chỉ có tác dụng gây ấn tƣợng đến khách hàng chứ
không phải là hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng. Trong khi đó, khi bán phá giá, các doanh
nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thấp hơn quy định của pháp luật nhằm
đánh bại đối thủ, loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng
trong nƣớc. Và tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh cũng nhƣ mức độ phá giá,
có thể trở thành doanh nghiệp độc quyền, độc quyền nhóm, qua đó tận dụng
lợi thế của doanh nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận. Để xác định đƣợc đó là
hình thức khuyến mại giảm giá hợp pháp hay hành vi bán phá giá, một hành
vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ cần phải căn cứ theo các quy định về thời
gian, hạn mức khuyến mại giảm giá của pháp luật Việt Nam.
1.1.3. Ý nghĩa của hình thức khuyến mại giảm giá trong đời sống
kinh tế - xã hội
* Đối với thương nhân
Trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, để tồn
tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành hàng đều phải đề ra các biện
pháp cạnh tranh. Trên thực tế, tại thị trƣờng Việt Nam hiện nay, hàng loạt các
chƣơng trình khuyến mại đƣợc đƣa ra và chủ yếu là hình thức khuyến mại
giảm giá. Hơn bao giờ hết, giá sản phẩm là yếu tố then chốt trong marketing
và nó khiến khách hàng mua hoặc tránh xa sản phẩm của doanh nghiệp. Một

nghiên cứu của Cahners Advertising Research Report cho thấy 98,7% khách
hàng bị ảnh hƣởng bởi giá khi họ mua một sản phẩm nào đó [31]. Ngƣời tiêu
dùng tiếp nhận và chịu tác động trực tiếp từ hình thức khuyến mại giảm giá.
Chính vì vậy, hình thức khuyến mại giảm giá đem lại nhiều lợi ích khác nhau
cho thƣơng nhân.


17
Thứ nhất, khuyến mại giảm giá giúp khởi động lại và bảo toàn
thƣơng hiệu doanh nghiệp. Thƣơng hiệu trở nên đặc biệt quan trọng trong giai
đoạn kinh tế suy thoái, bởi đây chính là chỗ dựa và cũng là tấm khiên bảo vệ
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng hình thức khuyến mại này thƣờng
bán hàng chạy hơn, đồng nghĩa thƣơng hiệu của họ đƣợc nhiều ngƣời biết đến
hơn. Nguyên nhân khá đơn giản: dù đó có thể là món hàng cao cấp, song
ngƣời tiêu dùng vẫn có thể mua đƣợc nó ngay trong lúc khó khăn nhất, do số
tiền bỏ ra không quá lớn. Chƣa kể loại hàng hóa này còn tạo ra cho ngƣời
mua một sự nâng đỡ nào đó về mặt tâm lý. Do đó, chiến lƣợc về giá ngay từ
giai đoạn đầu tiên của năm kinh doanh thƣờng đƣợc các doanh nghiệp hết sức
chú ý để kích hoạt sự chú ý của khách hàng đến thƣơng hiệu của mình.
Thứ hai, khuyến mại giảm giá giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần
trong một thời gian ngắn. Mục tiêu và hiệu quả từ các chiến lƣợc khuyến mại
giảm giá thì có những câu trả lời khác nhau. Song ở mức độ nào đó, có thể
thấy chiêu khuyến mại hấp dẫn này đã rất kịp thời, thu hút thêm đƣợc lƣợng
mua nhất định, giúp doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với vô số khách hàng trong
một thời gian ngắn. Việc đánh mất khách hàng trong giai đoạn khó khăn nhƣ
hiện nay sẽ đặt doanh nghiệp trƣớc mối đe dọa kép: giá trị của cơ sở khách
hàng bị giảm sút và bạn lại phải tăng chi phí để thu hút khách hàng mới. Do
đó, bên cạnh việc giữ chân những khách hàng tốt nhất, doanh nghiệp còn
muốn phát triển chƣơng trình lôi kéo khách hàng bằng cách bổ sung nhiều giá
trị cộng thêm thông qua hình thức khuyến mại giảm giá. Điều đó không chỉ

giúp gia tăng những giá trị mà doanh nghiệp đƣa ra, làm cho khách hàng cũ
cảm thấy khó mà chuyển sang nhà cung cấp khác đƣợc và nhiều khách hàng
mới biết đến doanh nghiệp hơn.
* Đối với người tiêu dùng
Các hoạt động xúc tiến thƣơng mại ngày càng phát triển với nhiều
hình thức khác nhau, với những quy mô khác nhau cũng kéo theo nhiều hệ


18
quả khác nhau. Thị trƣờng kinh doanh càng sôi động thì các doanh nghiệp
càng cố gắng tạo ra nhiều hình thức thúc đẩy kinh doanh hơn và cũng tận
dụng triệt để ƣu thế của khuyến mại hơn. Với ngƣời tiêu dùng, trong khi thu
nhập vẫn “giậm chân tại chỗ”, thì hai từ “khuyến mại”, “giảm giá” luôn là
một sự kích thích lớn, có ý nghĩa với tất cả các loại mặt hàng, từ những thứ
nhỏ nhất nhƣ bàn chải, chai dầu ăn… đến những mặt hàng giá trị lớn nhƣ máy
vi tính, ti-vi… bởi các lý do:
Thứ nhất, khuyến mại giảm giá tác động thông tin lên nhận thức của
khách hàng. Đây là những tác động liên quan đến thông tin, nhận thức của
khách hàng về một chƣơng trình, chiến dịch khuyến mại, có ảnh hƣởng đến
suy nghĩ, đánh giá của khách hàng về chƣơng trình, chiến dịch khuyến mại và
các đối tƣợng liên quan. Các tác động này bao gồm nhận thức, đánh giá của
khách hàng về giá cả, chất lƣợng, thời điểm và loại hình khuyến mại [41].
Một chƣơng trình khuyến mại giảm giá đƣợc thiết kế hợp lý sẽ đem lại những
tác động thông tin tích cực. Ví dụ, khi ngƣời bán đề rõ loại mặt hàng, dịch vụ
khuyến mại giảm giá bị giới hạn về số lƣợng, thời gian (mỗi ngƣời chỉ đƣợc
mua nhiều nhất N sản phẩm hay khuyến mại chỉ kéo dài đến ngày X), khách
hàng sẽ cho rằng loại hàng hoá này rất tốt và/hoặc chúng đang rất đƣợc ƣa
chuộng hiện nay và nếu họ không mua sẽ bị ngƣời khác mua hết.
Thứ hai, khuyến mại giảm giá tác động lên cảm xúc của khách hàng.
Loại hình tác động này ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng của khách hàng

thông qua cảm xúc, tình cảm của khách hàng đối với việc khuyến mại, đối với
việc mua hàng trong dịp khuyến mại, thậm chí đối với việc bỏ lỡ cơ hội mua
hàng trong dịp khuyến mại đó. Tác động tích cực đầu tiên là khi mua hàng
trong đợt khuyến mại, khách hàng sẽ thấy thoải mái và tự tin hơn vì cho rằng
mình là “nhà mua sắm” khôn ngoan tài tình (do tìm mua đƣợc hàng hóa rẻ hơn
bình thƣờng). Ngoài ra, khuyến mại cũng kích thích khách hàng khám phá,
nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống (thông qua dùng thử những


19
mặt hàng, nhãn hiệu mới). Bản thân khuyến mại vẫn đƣợc coi là thú vị, việc
tìm hiểu các chƣơng trình khuyến mại, tham gia các chƣơng trình quà tặng,
giảm giá… là một thú vui đối với nhiều khách hàng. Và với các bức hình cổ
động, các biểu giá khuyến mại với nhiều màu sắc khác nhau, khuyến mại cũng
tạo nên sự khác biệt, sự đa dạng, “vui mắt” trong trƣng bày sản phẩm.
* Đối với nền kinh tế
Do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và
khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn
biến không thuận. Tăng trƣởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang
phát triển đạt mức thấp. Bối cảnh bất lợi của tình hình kinh tế thế giới đã ảnh
hƣởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh trong nƣớc ta. Lạm phát, lãi suất ở
mức cao; sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu
thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng; vốn huy động thiếu cùng với thị
trƣờng tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh tình hình kinh tế
còn nhiều khó khăn, sức mua trên thị trƣờng trầm lắng, hoạt động xúc tiến
thƣơng mại, trong đó phải kể đến hoạt động khuyến mại giảm giá vẫn tạo
đƣợc những hiệu ứng tích cực, góp phần kích cầu tiêu dùng, làm "ấm" thị
trƣờng nhất là những tháng cuối năm.
Tác động tích cực nổi bật nhất là việc giảm chi phí mà khách hàng

phải bỏ ra để có đƣợc hàng hoá, dịch vụ thông qua hình thức trực tiếp giảm
giá; dẫn đến việc khách hàng có thể tăng khối lƣợng mua trên một hạn mức
tiền tệ, tăng chủng loại hàng hoá trên cùng một hạn mức chi phí… tiết kiệm
thời gian và chi phí khách hàng phải bỏ ra cho việc chọn lựa mua sắm
(khuyến mại giảm giá tạo cho khách hàng một lý do để dùng thử, chọn một
nhãn hiệu hàng hoá nào đó).
Tuy nhiên, cũng sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nếu
nhƣ áp dụng hình thức khuyến mại giảm giá một cách tràn lan nhƣ hiện nay.


20
Có thể dẫn chiếu tới nhƣ việc khách hàng dần dần có xu hƣớng cho rằng giá
thực tế của hàng hóa dịch vụ chính là giá khuyến mại, thậm chí còn có thể
thấp hơn và nhƣ vậy, vô hình chung, đối với họ, mức giá thông thƣờng của
hàng hóa dịch vụ khi chƣa có khuyến mại là cao, không chấp nhận đƣợc. Hay
nhƣ việc khách hàng không tin tƣởng vào chất lƣợng hàng hóa khuyến mại
bởi khách hàng cho rằng hàng hoá, dịch vụ đƣợc khuyến mại thƣờng có chất
lƣợng thấp, ít nhất là so với các hàng hoá, dịch vụ cùng loại của nhà sản xuất
khác, thậm chí là thấp hơn với chính hàng hoá, dịch vụ đó khi chƣa có khuyến
mại. Tác động này sẽ nghiêm trọng hơn khi trong cả ngành công nghiệp
không có doanh nghiệp nào khác áp dụng khuyến mại.
1.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm
giá
1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hình thức khuyến mại giảm
giá
Pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại giảm giá bao gồm các
quy định pháp luật, điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên tham gia
hoạt động này, tại Luật thƣơng mại (2005) và tại các văn bản khác điều
chỉnh liên quan gián tiếp đến khuyến mại giảm giá nhƣ: Luật bảo vệ ngƣời
tiêu dùng (2010), Luật cạnh tranh (2004). Cụ thể là, thƣơng nhân thực hiện

hoạt động khuyến mại giảm giá có những hành vi thực tế nào để chuẩn bị,
đăng ký, tiến hành khuyến mại sẽ có những quy phạm pháp luật tƣơng ứng
điều chỉnh. Ví dụ quan hệ giữa thƣơng nhân trong quá trình thực hiện thủ
tục thông báo hoặc đăng ký thực hiện các chƣơng trình khuyến mại giảm
giá với cơ quan nhà nƣớc chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật
Thƣơng mại và đƣợc cụ thể hóa hơn tại Nghị định 37/2006/NĐ-CP, một
văn bản do Chính phủ ban hành, hƣớng dẫn thi hành Luật Thƣơng mại
(2005). Hoặc để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng trƣớc các “chiêu trò
giảm giá” sai sự thật lại đƣợc điều chỉnh chủ yếu bởi luật Bảo vệ quyền lợi


21
ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, quan hệ giữa các thƣơng nhân trong quá trình
thỏa thuận những điều khoản mang tính chất hạn chế cạnh tranh là đối
tƣợng điều chỉnh của Pháp luật Cạnh tranh…
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban hành và
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hoạt động khuyến mại giảm giá cũng không
nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Do đó, có thể đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:
“Pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá được hiểu là tổng hợp
các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các thương nhân tiến hành
hoạt động khuyến mại giảm giá”.
Với cách hiểu này, pháp luật về hình thức khuyến mại giảm giá với
tƣ cách là một chế định của pháp luật thƣơng mại. Pháp luật hiện hành đã quy
định chi tiết, cụ thể và đặc thù đối với các hoạt động thƣơng mại độc lập,
trong đó có hoạt động khuyến mại. Cùng với cách hiểu này, sự tồn tại cũng
nhƣ phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại giảm giá bị ảnh
hƣởng và chịu sự chi phối của pháp luật thƣơng mại nói chung. Pháp luật điều

chỉnh khuyến mại giảm giá chính là sự phát triển cụ thể hơn so với nền tảng là
những nguyên tắc chung của luật thƣơng mại về hoạt động khuyến mại giảm
giá với những tính chất đặc thù.
Có thể diễn giải cụ thể hệ thống pháp luật điều chỉnh hình thức
khuyến mại giảm giá trong quan hệ thƣơng mại gồm:
Trƣớc hết là Hiến pháp năm 1992 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2001
ghi nhận về quyền tự do kinh doanh của công dân. Đây là cơ sở để các văn
bản pháp luật có hiệu lực pháp luật thấp hơn triển khai cụ thể thành những
quy định điều chỉnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động thƣơng mại
nói chung cũng nhƣ hoạt động khuyến mại giảm giá nói riêng.


×