Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.27 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG XUÂN DUẨN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Bá Thanh

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hoàng Xuân Duẩn


MỤC LỤ

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................5
6. Kết cấu đề tài........................................................................................6
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
DOANH NGHIỆP.........................................................................................12
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................12
1.1.1. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của công ty......................................12
1.1.2. Khái niệm vốn lưu động..................................................................14
1.1.3. Phân loại vốn lưu động...................................................................14
1.1.4. Quản trị vốn lưu động.....................................................................15
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP................................................................21
1.2.1. Tác động của thời gian thu tiền đến khả năng sinh lời....................22
1.2.2. Tác động của thời gian tồn kho đến khả năng sinh lời...................23
1.2.3. Tác động của thời gian trả tiền đến khả năng sinh lời....................24
1.2.4. Tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền đến khả năng sinh lời.........25
1.2.5. Kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm trước...............................26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...................................................31


2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................31
2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................31
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................................32
2.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................................34
2.5. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH...........................................35
2.6. MÔ TẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN........................36

2.6.1. Biến phụ thuộc................................................................................36
2.6.2. Các biến độc lập..............................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................41
3.1. TỔNG QUAN NGÀNH THÉP................................................................41
3.1.1. Vị trí và tiềm năng ngành thép........................................................41
3.1.2. Cung cầu ngành thép thế giới..........................................................41
3.1.3. Các giai đoạn ngành thép................................................................42
3.1.4. Thị trường thép Việt Nam...............................................................42
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................45
3.2.1. Thống kê mô tả về các biến trong mô hình.....................................45
3.2.2. Phân tích tương quan Pearson giữa các biến...................................49
3.2.3. Ước lượng mô hình và kiểm định các giả thiết...............................50
3.3. HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................73
3.3.1. Đối với quản trị khoản phải thu.....................................................73
3.3.2. Đối với quản trị hàng tồn kho.........................................................75
3.3.3. Đối với quản trị khoản phải trả.......................................................79
3.3.4. Đối với quản trị vốn bằng tiền.......................................................80


3.3.5. Đối với quản trị tài sản ngắn hạn....................................................82
3.3.6. Một số kiến nghị khác.....................................................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................85
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC
BCKQHĐKD

CTNY
HNX
HOSE
ROA
ROE
ROS
NOP
ACP
ICP
APP
CCC
DR
CTR
CRW
WCP

Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công ty niêm yết
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho
Kỳ thanh toán bình quân
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Tỷ số nợ

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng sinh lợi vốn lưu động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

Tên bảng

Trang

Tổng hợp kết quả một số các nghiên cứu trước
Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng tương quan giữa các biến trong mô hình
Bảng mô tả hồi quy mô hình (2) theo FEM và REM
Kết quả ước lượng mô hình (2)
Bảng mô tả kết quả hồi quy mô hình (3) theo FEM và REM
Kết quả ước lượng mô hình (3)

Bảng tổng hợp kết quả ước lượng mô hình (1) theo mô hình

29
45
49
52
54
57
59

(2) và mô hình (3)
Bảng mô tả kết quả hồi quy mô hình (3) có điều chỉnh theo
mô hình FEM và REM
Kết quả hồi quy mô hình (3) có điều chỉnh

62
64
65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, mỗi doanh nghiệp đều
được xem là một tế bào sống của nền kinh tế. Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt
quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong
nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước
phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động
và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào

phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách
và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá
đói, giảm nghèo...
Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà
xưởng...doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng
hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động
là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn
lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra
vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được
tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh
giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Vốn lưu
động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động
một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn
lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu
thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào


2

giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp
được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động
đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra, nó đóng vai trò
huyết mạch trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc quản trị
vốn lưu động là một phần quan trọng trong quyết định tài chính của doanh
nghiệp vì nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lợi nhuận của doanh nghiệp
(Raheman và Nasr, 2007).
Quản trị vốn lưu động mà cụ thể là quản trị tài sản ngắn hạn và quản trị

nợ ngắn hạn hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng trong thực tế
quản trị tài chính của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Việc quản trị hiệu
quả nội dung này có tác động rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp do
nó có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và ảnh hưởng đến khả năng
tạo lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị vốn lưu động và khả năng
sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn
tồn tại và phát triển thì lãnh đạo doanh nghiệp cần trú trọng đến quản trị vốn
lưu động .
Xem xét tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động, nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới đã tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu
động và khả năng sinh lời như Deloof [2003]; Padachi [2006]; Turuel và
Solano [2007]; Mohamad.N and N.Saad [2010]; Gul.S và cộng sự [2013] ;…
Ở Việt Nam, quản trị vốn lưu động là một chủ đề không quá mới, vấn đề này
đã và đang được xem xét hằng ngày trong các quyết định của giám đốc tài
chính các công ty. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngành thép ở Việt Nam vấn đề
này chưa được xem xét một cách cụ thể, rõ ràng về tác động của quản trị vốn
lưu động đến khả năng sinh lời, ví dụ như Nguyễn Thị Việt Thủy [2012]
“phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của
tất cả các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; Nguyễn


3

Ngọc Hân [2012] “ phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả
năng sinh lời của các công ty thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”; Đinh thị Hồng Thắm [2015] “tác động của quản trị vốn lưu động đến
khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”; Hồ Văn Hiệp [2017] “phân tích tác động của quản
trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng
tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; Vương Đức Hoàng Quân

và Dương Diễm Kiều [2015] “tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi
nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh”…
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào quá trình phát triển của
loài người. Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc kết cấu
của thép trở nên vững chắc hơn, thép đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các
công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây
dựng khác như đá và gỗ bởi đặc tính vững chắc và dễ tạo hình của thép. Hơn
nữa, thép cũng là nguyên vật liệu chính cho các ngành công nghiệp khác như
đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy và sản xuất máy móc
thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con
người. Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia
đã dành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành thép. Bởi thép được coi
là nguyên vật liệu lõi cho các ngành công nghiệp khác. Với mục tiêu đưa đất
nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đã coi ngành
sản xuất thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng tối đa nhu
cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp khác và tăng cường xuất
khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ dành nhiều chính sách khuyến khích các thành
phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và
nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo công ăn


4

việc làm cho người lao động. Ðặc trưng của ngành thép là một ngành kinh tế
thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố
định của ngành khá cao. Do dó, việc quản trị vốn lưu động hết sức quan trọng
đối với ngành thép, vì nếu quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng doanh
nghiệp không đủ tiền để chi trả cho các hoạt động thường xuyên của mình.
Chính vì vậy, khi tìm hiểu và nhận thấy tầm quan trọng của ngành thép

cũng như với mục đích tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động
của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành
thép, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động
đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động và các thành phần của
vốn lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thép trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, thông qua kết quả nghiên cứu đưa
ra một số đề xuất cho việc quản lý vốn lưu động để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp thuộc ngàng thép.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Quản trị vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời
của các doanh nghiệp thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Thực trạng quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp ngành thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
như thế nào?
- Những hàm ý nào để nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động, nhằm
góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thép niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam?


5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên thi trường chứng
khoán Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp ngành thép niêm yết trên sàn

giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE).
+ Phạm vi thời gian: Số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu được lấy từ báo cáo
tài chính hàng năm đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ngành thép từ
năm 2014 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định lượng với mô hình hồi quy đa biến
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:
+ Đối với tài liệu nghiên cứu, tác giả tham khảo các bài báo khoa học
liên quan đến đề tài ở các tạp chí chuyên ngành trong ngoài nước, các giáo
trình và sách chuyên ngành nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu, so sánh
kết quả nghiên cứu thực chứng của đề tài với các nghiên cứu trước đây.
+ Đối với số liệu nghiên cứu, tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các báo
cáo tài chính, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp thép niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam.
- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Phương pháp hồi quy dữ liệu
bảng được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần
mềm Stata13.


6

- Ngoài ra phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng như
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp…

6. Kết cấu đề tài
Kết cấu luận văn bao gồm các phần như sau:
- Phần Mở đầu: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối
tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. Phần Nội dung: bao gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của quản trị vốn lưu

động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Chương này trình bày các lý thuyết liên quan đến các thành phần của
vốn lưu động, khả năng sinh lời, quản trị vốn lưu động của công ty và mối
quan hệ giữa chúng. Phần cuối của chương trình bày về các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây về mối quan hệ này.
+ Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, đưa ra các giả thiết nghiên
cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, trình bày dữ liệu nghiên cứu và phương
pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu, trình bày các phương pháp ước lượng mô
hình, trình bày mô tả và phương pháp đo lường các biến sử dụng trong mô
hình nghiên cứu.
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý đề xuất từ kết quả nghiên
cứu.


7

Chương này sẽ giới thiệu qua về tổng quan của ngành thép, trình bày kết
quả ước lượng mô hình và đưa ra các hàm ý từ kết quả nghiên cứu.
- Phần kết luận: Phần này sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra kết
luận rằng nghiên cứu này đã đưa ra và cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu cũng như những đóng góp, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất
hướng nghiên cứu tiếp theo.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị vốn lưu động mà cụ thể là quản trị tài sản ngắn hạn và quản trị
nợ ngắn hạn hiệu quả là một trong những nội dung quan trọng trong thực tế
quản trị tài chính của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Xem xét tầm quan
trọng của quản trị vốn lưu động, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như
tại Việt Nam đã tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu
động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.

Deloof [2003] đã phân tích 1.009 công ty phi tài chính của Bỉ từ 19921996. Ông thấy rằng lợi nhuận hoạt động gộp của một công ty có mối quan hệ
nghịch với kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân. Do dó, ông
đề nghị các nhà quản trị tài chính có thể cố gắng để nâng cao lợi nhuận bằng
cách tăng thời hạn thanh toán trung bình và giảm kỳ luân chuyển hàng tồn
kho và kỳ thu tiền bình quân.
Padachi [2006] đã phân tích quản trị vốn lưu động và mối quan hệ của
nó với lợi nhuận bằng cách kiểm tra một mẫu của 58 công ty sản xuất nhỏ của
Mauritius. Giai đoạn của nghiên cứu là sáu năm từ 1998-2003. Ông đã sử
dụng số ngày các khoản phải thu, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt và số ngày các khoản phải trả làm biến giải thích, và lợi


8

nhuận trên tổng tài sản (ROA) là biến phụ thuộc. Ông nhận thấy rằng trong
ngành công nghiệp giấy và in ấn có nhiều điểm khác biệt về thành phần vốn
lưu động trong toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất nói chung. Những điểm
khác biệt có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngành công nghiệp này.
Cuối cùng ông kết luận rằng nếu một công ty đầu tư mạnh vào hàng tồn kho
và các khoản phải thu thì lợi nhuận của các công ty đó thấp hơn.
Nghiên cứu của Binti Mohamad và Mohd Saad [2010] được dựa trên dữ
liệu thứ cấp của 172 công ty của Malaysia. Họ đánh giá tác động của các
thành phần khác nhau của vốn lưu động trên lợi nhuận và giá trị thị trường
của các công ty. Nghiên cứu bao phủ một khoảng thời gian 5 năm từ 2003 đến
2007. Ðể xem hiệu quả của các thành phần vốn lưu động trong hoạt động tài
chính, họ sử dụng Q’s Tobin, lợi nhuận trên vốn đầu tư và lợi nhuận trên tài
sản là một thước đo của hoạt động tài chính của các doanh nghiệp lựa chọn.
Kết quả cho thấy rằng có tồn tại một mối quan hệ nghịch giữa các thành phần
vốn lưu động khác nhau với hiệu quả hoạt động của các công ty.
Gul và cộng sự [2013] đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu

động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Thời gian nghiên cứu là
bảy năm từ năm 2006 đến năm 2012. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này
được lấy từ sàn chứng khoán Karachi, cơ quan thuế. Biến phụ thuộc của
nghiên cứu là ROA được sử dụng như là một đại diện cho lợi nhuận. Phân
tích hồi quy được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa vốn lưu động và hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan. Kết quả cho thấy
rằng kỳ thanh toán bình quân, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và quy mô doanh
nghiệp có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời, trong khi kỳ thu tiền bình
quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ số nợ có
mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời.


9

Tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những nghiên cứu
chuyên sâu về tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Thủy [2014], lấy mẫu nghiên cứu gồm
173 công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm
2009 đến năm 2011. Tác giả đã sử dụng phương pháp OLS để phân tích hồi
quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ đáng kể giữa quản trị
vốn lưu động và lợi nhuận, nhưng không có mối quan hệ đáng kể với tiêu chí
về giá trị thị trường.
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân [2012], đã cho thấy tác động của
quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lời với biến phụ thuộc ROA bằng
phương pháp hồi quy OLS được tiến hành dựa trên một mẫu gồm 24 công ty
thủy sản trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai doạn từ năm
2008 đến năm 2010. Bài nghiên cứu này đã cung cấp một bằng chứng thực
nghiệm về tác động của quản trị vốn lưu động lên tỷ suất sinh lời, đồng thời
thiết lập mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và

các thành phần của nó với tỷ suất sinh lời của các công ty thủy sản niêm yết
trên thị truờng chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra mối
tương quan đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền khách hàng, kỳ
chuyển đổi hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với tỷ suất sinh lời, đòn
bẩy tài chính có tương quan âm với khả năng sinh lời của công ty. Ngược lại,
kỳ thanh toán bình quân, quy mô công ty, số năm tồn tại công ty, tỷ số đầu tư
tài chính dài hạn có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với tỷ suất
sinh lời của công ty.


10

Nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy [2014] đã kiểm tra mối quan hệ giữa
quản trị vốn lưu động với khả năng sinh lời của 97 công ty cổ phần công
nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE) trong năm 2012. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng
phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu
đã chỉ rõ có mối tương quan giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời.
Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra mối tương quan mạnh giữa tỷ lệ đầu tư vào tài sản
chính, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời.
Một nghiên cứu khác từ Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên
[2014] đã sử dụng phân tích dữ liệu bảng gồm 208 công ty phi tài chính niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006
đến năm 2012, bằng các phương pháp bình phương tối thiểu (OLS), mô hình
hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)
kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển
hiệu quả bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền bình quân và kỳ lưu kho sẽ làm gia
tăng khả năng sinh lợi cho các doanh nghiệp . Nhóm tác giả còn nghiên cứu
mối quan hệ này ở một số ngành khác nhau và kết quả cho thấy do đặc điểm

của ngành khác nhau nên mối quan hệ giữa vốn lưu động và khả năng sinh lời
giữa các ngành cũng khác nhau.
Bên cạnh những nghiên cứu tiêu biểu đã trình bày thì vẫn còn có những
nghiên cứu của những tác giả khác tập trung nghiên cứu vấn đề này. Nhìn
chung, các nghiên cứu trước các tác giả đều đã đưa ra những kết quả nghiên
cứu, phân tích kết quả đạt được và trình bày những đánh giá khác nhau về các
chiều hướng tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trước chỉ sử dụng kỳ thu tiền


11

bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân hay chu kỳ
chuyển đổi tiền mặt làm biến giải thích đại diện nhóm biến quản trị vốn lưu
động. Các nghiên cứu trước đây vẫn chưa làm rõ ảnh hưởng của chính sách
quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở khía cạnh
đầu tư tài sản lưu động và tài trợ vốn lưu động. Bên cạnh đó, các kết quả
nghiên cứu trước đây ở Việt Nam như của Nguyễn Thị Việt Thủy [2012],
Nguyễn Ngọc Hân [2012], Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên
[2014], Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều [2015], Hồ Văn Hiệp
[2017]…đã cho thấy ở những ngành nghề khác nhau thì mức độ tác động của
các biến đại diện cho nhóm biến vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau, nhưng về chiều hướng tác động thì đa số các
nghiên cứu đều đồng nhất có mối tác động ngược chiều của kỳ thu tiền bình
quân, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ chuyển đổi tiền mặt lên khả năng sinh
lời. Kết quả này khi so sánh với các nghiên cứu khác ở các quốc gia khác như
nghiên cứu của Sharma và Kumar [2011] tại Ấn Độ, nghiên cứu của Gamze
Vural [2012] tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Makori [2013] tại Kenya thì cho
thấy có sự đối lập nhau. Điều này thể hiện rằng đối với mỗi nền kinh tế khác
nhau giữa các nước, cũng như sự khác nhau giữa các ngành trong mỗi nước

thì xu hướng tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động
đến khả năng sinh lời tại các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng như ở Việt
Nam, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể nào cho lĩnh vực ngành thép được tác
giả chọn để nghiên cứu. Trong khi đó ngành thép là ngành đầu vào của các
ngành khác, đặc biệt là ngành xây dựng. Ngành thép là ngành nhạy cảm với
chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vi mô, khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh


12

số bán hàng và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Và hầu hết
các nghiên cứu trước đa số dùng phương pháp ước lượng bình phương tối
thiểu (OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu
nhiên (REM) để phân tích và cũng chỉ dùng một hoặc kết hợp các chỉ tiêu
ROA hoặc ROE hoặc Tobin’s Q để đánh giá tác động của quản trị vốn lưu
động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Ở bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về tác động của việc quản trị
các yếu tố vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành
thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng chỉ tiêu
tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) để xem xét khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp ngành thép, sử dụng chỉ tiêu này để nghiên cứu sẽ phù hợp với
đặc điểm của các doanh nghiệp ngành thép thường là những doanh nghiệp có
giá trị doanh thu hàng năm đạt mức rất cao và mức độ biến động doanh thu
qua các năm cũng đạt mức cao dựa theo sự biến động của nền kinh tế.


12


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Lý thuyết hiệu quả hoạt động của công ty
Bititci, Carrie và McDevitt [1997] định nghĩa quản trị hiệu quả của công
ty như một "quá trình mà theo đó các công ty quản trị thành quả của mình phù
hợp với mục tiêu và chiến lược". Ðịnh nghĩa này thường được sử dụng trong
các nghiên cứu quản trị. Theo Bititci, Carrie & McDevitt [1997] nó là mục tiêu
của quá trình đó để cung cấp hệ thống kiểm soát toàn diện, là nơi mà các chiến
lược của công ty được triển khai đến tất cả các quy trình kinh doanh, các hoạt
động, nhiệm vụ và từng nhân viên, và thông tin phản hồi thu được thông qua hệ
thống quản trị hiệu quả cho phép có các quyết định quản trị thích hợp. Mục
đích cuối cùng của quá trình đó là để cải thiện hiệu quả của công ty.
Ðể đo lường hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của công ty
ta có thể đo lường bằng thước đo tài chính và phi tài chính. Nhưng mục tiêu
trực tiếp nhất đối với các ông chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý là tập trung
vào các thước đo tài chính. Những thước đo này bao gồm lợi nhuận, doanh
thu, lợi nhuận trên vốn đầu tư, lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trước thuế hay tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu. Các thước đo tài chính là mục tiêu vì nó đơn giản, dễ hiểu và dễ
tính toán, nhưng trong nhiều trường hợp, do tính bảo mật, không thể tiếp cận,
tính đầy đủ, tính chính xác và tính đúng thời hạn của dữ liệu để so sánh giữa
các bộ phận là đầy thách thức và không hiệu quả. Hơn nữa, lợi nhuận có thể


13


được làm sai lệch và điều chỉnh . Khi đó, cách có thể áp dụng là các thước đo
phi tài chính, mặc dù mang tính chủ quan, nhưng nó bổ sung cho các thước đo
tài chính một cách hiệu quả hơn. Sự kết hợp của hai thước đo giúp cho chủ
doanh nghiệp, nhà quản lý có được cái nhìn rộng hơn về đo lường và so sánh
hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt là mức độ hiệu quả trong việc sử
dụng các nguồn lực, khả năng cạnh tranh và sẵn sàng để đối mặt với những áp
lực ngày càng tăng từ bên ngoài bao gồm cả sự toàn cầu hoá.
Tùy thuộc vào thời gian của một dự án hay một kế hoạch, kết quả và lợi
nhuận có thể được đo lường dựa trên các thước đo ngắn hạn hay dài hạn. Các
thước đo ngắn hạn, thông thường dựa vào lợi nhuận tài chính, là để đánh giá
các dự án sẽ hoàn thành trong vòng mười hai tháng, trong khi các thước đo
dài hạn, thông thường dựa trên lợi nhuận phi tài chính, rất hữu ích cho các dự
án mà có thể mất mười hai tháng trở lên. Các thước đo tài chính ngắn hạn,
trong đó bao gồm doanh thu và lợi nhuận, phản ánh hiệu quả hoạt động hiện
tại của một công ty có thể không nhất thiết phải đáp ứng như một hướng dẫn
hữu ích hay dự đoán cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Tuy nhiên, bằng cách
cộng dồn doanh thu và lợi nhuận, có thể trở thành một nhóm nguồn lực hữu
ích cho sự phát triển, kế hoạch mở rộng trong tương lai, giúp thúc đẩy công ty
lên trên ngưỡng tồn tại của nó và hỗ trợ chiến lược tăng trưởng của công ty.
Phillips [1999] lập luận rằng, khả năng sinh lời trong ngắn hạn là một yếu tố
quan trọng trong khả năng của công ty để đạt được mục tiêu dài hạn như tăng
thị phần, thương hiệu và danh tiếng. Khả năng sinh lời thấp trong một khoảng
thời gian cụ thể, có thể không phản ánh sự kém cỏi của các chủ sở hữu, người
quản lý, mà do đầu tư lớn đang được chuyển vào các dự án dài hạn với mục
đích tăng trưởng trong tương lai hoặc để đáp ứng nhu cầu nội bộ (ví dụ nhu
cầu tăng lương đột ngột của người lao động) hoặc yêu cầu từ bên ngoài (ví dụ
như đáp ứng các quy định pháp luật). Ðo lường hiệu quả hoạt động của công
ty nên dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện trong đó kết hợp thước đo tài



14

chính và phi tài chính cũng như các yếu tố thời gian. McDougall và Oviatt
[1996] báo cáo rằng sự gia tăng khối lượng bán hàng là do những nỗ lực trong
quá khứ và kết quả của sự thỏa mãn của khách hàng.
1.1.2. Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là số tiền ứng trước về những tài sản lưu động hiện có của
doanh nghiệp (Van Horne và Wachowicz, 2005). Vốn lưu động luôn chuyển
hóa từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Do sự chuyển hóa không ngừng nên
vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình
thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông như vật tư dự trữ, nguyên
nhiên vật liệu, vật bao bì, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, chi phí chờ
phân bổ, thành phẩm trong kho, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền.
Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn,
những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ
kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến hàng
tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự
chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn lưu động chiếm gần
như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Quản trị vốn
lưu động với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền để các công ty duy
trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro
mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Do vậy, hiệu
quả của quản trị vốn lưu động phụ thuộc vào sự cân đối giữa tính thanh khoản
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt vốn lưu động có thể gây
trục trặc cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp nhưng đầu tư
quá nhiều vào vốn lưu động thì lại làm giảm rủi ro thanh khoản, sẽ làm tăng
chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp dùng nguồn vốn từ bên
ngoài để tài trợ cho vốn luân chuyển.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động



15

a. Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ,
dụng cụ.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán
thành phẩm tự chế, chi phí trả trước…
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn
bằng tiền, các khoản phải thu,…
b. Dựa theo hình thái biểu hiện
Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản phẩm dở
dang; vốn hàng thành phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả trước.
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn: chứng khoán ngắn hạn, vốn góp kinh
doanh ngắn hạn.
c. Dựa theo nguồn hình thành
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động được hình thành bằng
vốn của doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quy định trong huy
động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn.


16

Có thể chia vốn lưu động thành hai loại dựa theo nguồn hình thành:
Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối
và định đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên kết; nguồn vốn cổ
phần, nguồn vốn tự bổ sung…
Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.
1.1.4. Quản trị vốn lưu động
Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh lời của
các doanh nghiệp. Nếu lượng vốn lưu động không đủ thì có thể dẫn đến sự
thiếu hụt và gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp
(Horne và Wachowicz, 2000).
Vốn lưu động cũng được gọi là vốn lưu động thuần và được xác định
như sau (Hill, 2010):
Vốn lưu động thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, đầu
tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn là
những khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống, bao gồm khoản phải trả, nợ
ngắn hạn, các khoản nợ đáo hạn.
Chu kỳ vốn lưu động bắt đầu từ việc mua nguyên vật liệu, sau đó nguyên
vật liệu được chuyển thành thành phẩm. Những thành phẩm này được lưu
trong kho cho đến khi chúng được bán cho khách hàng. Bán hàng có thể thu
ngay bằng tiền mặt hoặc bằng tín dụng bán hàng. Cùng với mỗi bước trong


17

chu kỳ luân chuyển vốn lưu động thì có các chi phí hoạt động phát sinh, đó là
những chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội. Chi phí trực tiếp là chi phí vốn đầu
tư vào mỗi thành phần của vốn lưu động. Chi phí cơ hội là những thu nhập có
thể bị bỏ lỡ do đầu tư vào vốn lưu động thay vì đầu tư vào cơ hội khác
(Brealey và Javis, 2006).
Quản trị vốn lưu động (WCM) là một phần của quản trị tài chính của

một doanh nghiệp. (WCM) tập trung chủ yếu vào các nguồn tài chính ngắn
hạn và quyết định đầu tư ngắn hạn của các doanh nghiệp (Sharma và Kumar,
2011). (WCM) là rất quan trọng cho một doanh nghiệp, đặc biệt là cho các
doanh nghiệp sản xuất, thương mại và phân phối, bởi vì trong các doanh
nghiệp này (WCM) trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận và tính thanh khoản.
Ðiều này là do các doanh nghiệp này có số vốn lưu động chiếm hơn một nửa
số tổng tài sản của họ (Raheman và Nasr).
Nếu (WCM) không hiệu quả có thể dẫn đến phá sản, ngay cả khi công ty
có lợi nhuận (Ksargar và Blumenthal,1994). Nếu tài sản lưu động quá dư thừa
thì sẽ dẫn đến lợi nhuận bình quân trên các khoản đầu tư thấp. (WCM) hiệu
quả phải quản trị theo cách mà có thể loại bỏ nguy cơ không thanh toán được
các khoản nợ ngắn hạn đến hạn và tối thiểu hóa sự thay đổi quá mức của vốn
lưu động (Eljelly,2004).
Các công ty có thể có một số lượng vốn lưu động tốt nhất mà có thể tối
đa hóa giá trị của họ. Mặt khác, việc duy trì hàng tồn kho rất lớn, sẵn sàng cấp
tín dụng cho khách hàng, và sẵn sàng chờ đợi một thời gian lâu hơn để nhận
được thanh toán có thể dẫn đến doanh số bán hàng cao hơn. Nhược điểm của
việc cấp tín dụng thương mại rộng rãi và duy trì mức tồn kho cao là tiền được
cất giấu trong vốn lưu động (Deloof, 2003). Ở phía bên người mua thì việc trì


×