Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ VĂN QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


Đà Nẵng- Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ VĂN QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Xuân Tiến

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Văn Quang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................3
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN................................................................................4
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.......................................................4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI
LỘC, TỈNH QUẢNG NAM..........................................................................14
1.1. KHAI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI...........14
1.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................14
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI............17
1.1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI......18
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI....18
1.2.1. BAN

HÀNH VÀ TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH,


PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI ..............................................................18

1.2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC........................................................23
1.2.3. DỰ TOÁN THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI.............................................25
1.2.4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI..........................32
1.2.5.THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG

BẢO TRỢ XÃ HỘI..................35

1.2.6. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
BẢO TRỢ XÃ HỘI......................................................................................36

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ
XÃ HỘI...........................................................................................................36


1.3.1. NHÂN TỐ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BTXH..............................36
1.3.2. NHÂN TỐ KINH TẾ..........................................................................37
1.3.3. NHÂN TỐ PHI KINH TẾ....................................................................37
1.3.4. NHÂN TỐ CON NGƯỜI....................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG
NAM...............................................................................................................40
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ
HỘI..................................................................................................................40
2.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN..........................................40
2.1.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI..........................................................................41
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ........................................................................44

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ
XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢN NAM............45
2.2.1. BAN HÀNH, TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH, PHÁP
LUẬT VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI.......................................................................45

2.2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY..........................................................................51
2.2.3. DỰ TOÁN THU, CHI BTXH.............................................................57
2.2.4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI.........................59
2.2.5. THANH

TRA, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO TRỢ

XÃ HỘI.....................................................................................................72

2.2.6. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
BẢO TRỢ XÃ HỘI......................................................................................74

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG...............................................................................75
2.3.1. THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ............................................................75


2.3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ................................................79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................81
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI
LỘC, TỈNH QUẢNG NAM..........................................................................82
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP..................................................82
3.1.1. ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH


BTXH

GIAI ĐOẠN

2012

-2020.......................................................................................................82
3.1.2. ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH

BTXH

TẠI HUYỆN

ĐẠI

LỘC..........................................................................................................83
3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ...............................................................................84
3.2.1. HOÀN

THIỆN CÔNG TÁC BAN HÀNH, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN,

PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ

BTXH.........................................84

3.2.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY....................................88
3.2.3. HOÀN THIỆN DỰ TOÁN THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI........................91

3.2.4. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THU, CHI BẢO TRỢ XÃ HỘI....92
3.2.5. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

BTXH............93

3.2.6. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI..................................................94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................96
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...........................................................................97
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASXH
BTXH
CNTT
NSNN
LĐ- TB&XH
NLTS
BHYT
TGXH
CTXH
SXKD
NSĐP
GTGT

KHCN
VH TDTT
BVMT
CSHT
THCN
CĐ, ĐH

Nội dung đầy đủ
An sinh xã hội
Bảo trợ xã hội
Công nghệ thông tin
Ngân sách nhà nước
Lao động - Thương binh và xã hội
Nông lâm thủy sản
Bảo hiểm y tế
Trợ giúp xã hội
Công tác xã hội
Sản xuất kinh doanh
Ngân sách địa phương
Giá trị gia tăng
Khoa học công nghệ
Văn hóa thể dục thể thao
Bảo vệ môi trường
Chính sách hoàn thiện
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng, đại học


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.

Tên bảng
Dân số trung bình huyện Đại Lộc trong 05 năm từ 2012 –
2016
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của huyện Đại Lộc
giai đoạn 2012-2016
Tỷ lệ đối tượng so với tổng dân số trên địa bàn huyện đại
lộc, tỉnh quảng nam giai đoạn 2012 -2016
Giá trị sản xuất từ năm 2012 đến năm 2016 theo giá hiện
hành tại huyện Đại Lộc
Tình hình nguồn ngân sách phục vụ BTXH trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Tổng hợp sự tiếp nhận thông tin về chính sách BTXH của
người thụ hưởng

Bảng tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về quy trình
xét duyệt hồ sơ chế độ BTXH
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về việc hướng dẫn
hồ sơ, thủ tục BTXH hiện nay
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về quy trình cắt
giảm và thêm mới đối tượng BTXH
Tình hình lập dự toán chi qua các năm 2012 -2016
Nguồn kinh phí do huy động tài trợ trên địa bàn huyện
Đại Lộc giai đoạn 2012 -2016
Nguồn kinh phí do địa phương tài trợ trên địa bàn huyện
Đại Lộc giai đoạn 2012 -2016
Nguồn kinh phí do Trung ương tài trợ trên địa bàn huyện
Đại Lộc giai đoạn 2012 -2016
Tình hình thực hiện chi BTXH trên địa bàn huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam
Tỷ lệ đối tượng so với tổng dân số trên địa bàn huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 -2016

Trang
42
43
43
44
45
50
54
55
55
58
58

59
60
61
61


Số hiệu
bảng
2.16.

2.17.

2.18.
2.19.
2.20.
2.21.
2.22.
2.23.
2.24.
2.25.
2.26.

Tên bảng
Đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP
Đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội hằng tháng trên
địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam theo theo Nghị
định 136/2013/NĐ-CP
Tổng hợp kinh phí trợ cấp thường xuyên cho các đối
tượng được hưởng BTXH theo nghị địnhnăm 2007

Tổng hợp kinh phí trợ cấp thường xuyên cho các đối
tượng được hưởng BTXH theo nghị định 136 năm 2013
Nhóm đối tượng hưởng trợ cấp đột xuất
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về mức hỗ trợ
BTXH hiện nay
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về việc thực hiện
chi trả chế độ BTXH hằng tháng và đột xuất hiện nay
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về việc thực hiện
thủ tục hồ sơ nhận tiền chi trả chế độ BTXH hiện nay
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về thái độ phục vụ
của cán bộ thực hiện công tác chi trả BTXH
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về sự cần thiết của
công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chế độ BTXH
Tổng hợp ý kiến của đối tượng BTXH về thời gian giải
quyết hồ sơ, đơn thư, khiếu nại trên lĩnh vực BTXH

Trang
62

62

67
65
66
67
69
69
70
72
73



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
2.1.

Tên hình vẽ
Tổ chức tại phòng lao động –thương binh & xã
hội huyện đại lộc

Trang
53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị
ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam
rất lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước. Trong đó có khoảng 9,2 triệu người
cao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần
5% hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do
thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện,
204 nghìn người nghiện ma tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo
hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn
bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố. [25]
Trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội

được Đảng xác định là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu. Tuy
nhiên cho đến nay, dù chúng ta đã có nhiều chuyển biến tích cực về đời sống
vật chất, nhưng kết quả đạt được trong đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế và
chưa vững chắc: “Đời sống của một bộ phận nhân dân nhìn chung còn khó
khăn”, “ Một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn sống dưới nhu cầu tối
thiểu”, bởi vậy, việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho người nghèo,
người tàn tật, người già, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng, tạo ra tiền đề cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội,
góp phần củng cố những thành quả trong đổi mới kinh tế, chính trị, đáp ứng
nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, thường xuyên của nhân dân, tạo lòng tin
của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta khởi
xướng, tạo sự cân đối giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Hiện nay theo số liệu thống kê đến 06 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có 12.078 người được hưởng chính sách trợ


2

giúp xã hội, chiếm 7,8 % dân số. Trong đó có 10.980 đối tượng đang hưởng
trợ cấp hằng tháng, có 1.098 đối tượng được nhận nuôi dưỡng, chăn sóc tại
cộng đồng; hằng năm đã mua trên 10.000 thẻ BHYT cấp cho đối tượng
BTXH. [32]
Nhìn chung chính sách Bảo trợ xã hội tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam đã đạt được thành quả góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Hệ thống Bảo trợ xã hội tuy đã hình thành nhưng chưa được hoàn thiện theo
cách tiếp cận hệ thống, đồng bộ, toàn diện, bao phủ hết đối tượng, gắn kết
chặt chẽ trong mối tương quan với an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, phát
triển các dịch vụ xã hội cơ bản và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về phát
triển trợ giúp xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhập
trung bình người dân ở mức trung bình.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước
về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn sẽ
nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về Bảo trợ xã hội
trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, thông qua thực tiễn sẽ đưa ra
một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần vào việc bảo đảm bảo ASXH
trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về
BTXH.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về BTXH trên địa
bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu


3

- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản
lý nhà nước về Bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về Bảo
trợ xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam .
- Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong thời gian từ đầu năm
2012 đến cuối năm 2016 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thập
dựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niêm giám thống
kê, các báo cáo tổng kết của địa phương và trên các trang thông tin điện tử
chính thức của các cơ quan, tổ chức. Các số liệu cơ bản liên quan đến luận
văn được thu thập tại Phòng Lao động – Thương binh & xã hội huyện Đại
Lộc, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam. Các tài liệu
thứ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành
các nhóm dữ liệu theo từng phần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về lý
luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập
về thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi
đối tượng thụ hưởng chế độ BTXH. Việc chọn mẫu được tiến hành theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. (1) Rà soát lập danh sách tất đối tượng
BTXH đang sống tại 03 xã: Đại Quang, Đại Đồng và Đại Thắng thuộc huyện


4

Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; (2) Đánh số thứ tự đối tượng trong danh sách lấy
ngẫu nhiên một trong hai nguời đầu tiên tiếp đó cứ cách 3 người tiếp theo
trong danh sách lại chọn một người cho đến khi đủ cỡ mẫu 150 người.
- Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Sử dụng các phương pháp phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân, mức độ thực hiện nội dung quản lý nhà nước về BTXH trên địa bàn
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. So sánh các kết quả phân tích nhằm làm rõ
sự khác biệt, sự thay đổi của các nhân tố, từ đó đưa ra những nhận định đánh
giá. Trên cơ sở tổng hợp, so sánh với các chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển
Kinh tế - Xã hội của địa phương và kết hợp với nhận định của tác giả để đề

xuất giải pháp có tính khả thi nhất theo mục tiêu đề ra của luận văn.
5. Bố cục luận văn
- Ngoài các phần: Mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục các bảng biểu số liệu, luận văn được bố cục gồm 03
chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về BTXH.
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BTXH tại huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện về quản lý nhà nước về
BTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Công tác BTXH đã và đang là vấn đề mà các Quốc gia trên thế giới
đặc biệt quan tâm, vì nó là một trong những biện pháp cơ bản tác động đến
các đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu ASXH, bảo
đảm tiến bộ và công bằng xã hội góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững.
Trong những năm qua, đã có rất nhiều công trình, nghiên cứu tài liệu, bài viết
về ASXH, trong đó đề cập đến công tác BTXH đối với nền kinh tế ở góc độ lý


5

luận, chính sách và thực tiễn khác nhau. Một số công trình tiêu biểu có thể kể
đến như:
Bộ lao động –Thương binh và xã hội, cục Bảo trợ xã hội, Hệ thống các
văn bản về bảo trợ xã hội (2000),NXB Lao động –xã hội. Cuốn sách hệ thống
hóa các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về BTXH tại
Việt Nam là tài liệu quan trọng giúp cho việc thực hiện các chính sách chính
xác, đầy đủ.
Thực trạng pháp luật ASXH ở Việt Nam của Lê Thị Hoài Thu (2004),
Tạp chí BHXH (số 06). Bài viết đề cập đến hệ thống pháp luật ASXH ở Việt

Nam từ năm 1945 đến năm 2004. Từ đó tác giả đưa ra một số ý kiến để hoàn
thiện hệ thống pháp luật về ASXH ở nước ta hiện nay, trong đó có pháp luật
về BTXH. Các ý kiến đóng góp giúp các nhà hoạch định chính sách hoàn
thiện đầy đủ và cụ thể hơn hệ thống pháp luật để đảm bảo hệ thống ASXH.
Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam của Lê Bạch
Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy
Bach (2005), NXB thế giới, Hà Nội. Nhìn nhận theo chức năng BTXH nhóm
tác giả cho rằng, BTXH gồm có 03 chức năng chính là: các biện pháp nhằm
nâng cao năng lực, bao gồm chủ yếu là những chính sách vĩ mô, chiến lược
phát triển và các biện pháp thể chế hỗ trợ; các biện pháp phòng ngừa giúp
người dân khỏi rơi vào tình trạng khủng hoản và cần đến sự bảo trợ; các biện
pháp bảo vệ, bao gồm lưới an toàn theo nghĩa hẹp dành cho những đối tượng
bị tổn thương thông qua các khoản quyên góp bằng tiền mặt, hiện vật hoặc
bằng sự hỗ trợ ngắn hạn khác. Đồng thời cũng đưa ra những dẫn chứng về số
liệu, văn bản nguồn lực, kết quả thực hiện, điểm mạnh, điểm hạn chế của hệ
thống Bảo trợ xã hội Việt Nam đối với các đối tượng yếu thế cần trợ giúp.
Điểm hạn chế của quan điểm tiếp cận này là khó có thể phân biệt một cách rõ


6

ràng hệ thống BTXH gồm các hợp phần nào, nhất là chức năng của Nhà nước,
thị trường và cộng đồng để từ đó có được các giải pháp chính sách phù hợp.
Giáo trình nhập môn ASXH của Nguyễn Hải Hữu (2007), NXB lao động
–xã hội, Hà Nội; báo cáo chuyên đề thực trạng TGXH và ưu đãi xã hội ở
nước ta từ năm 2001 -2007 và khuyến nghị đến năm 2015, Hà Nội; Hỗ trợ
thực hiện chính sách giảm nghèo và BTXH, NXB lao động –xã hội, Hà Nội.
Tiếp cận theo quan điểm hoạch định chính sách tác giả Nguyễn Hải Hựu và
một số tác giả có cùng quan điểm cho rằng “đối tượng BTXH cần được trợ
cấp hằng tháng gồm: trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người 90 tuổi trở lên,

người tàn tật nặng, gia đình có từ hai người tàn tật trở lên là người tàn tật
nặng không có khả năng tự phục vụ, người nhiễm HIV/AIDS, gia đình người
thân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trợ
giúp về y tế, giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, tiếp cận các công trình công
cộng, hoạt động văn hóa thể thao và trợ giúp khẩn cấp”. Từ đó, kiến nghị các
giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội, khám chữa bệnh, giáo
dục và các chính sách bộ phận khác.
"Giáo trình Luật an sinh xã hội" của Nguyễn Thị Kim Phụng [2007];
"Giáo trình ưu đãi xã hội" của Trường Đại học Lao động [2004]; "Giáo trình
Cứu trợ xã hội" của Trường Đại học Lao động [2004]. Các giáo trình đã trình
bày quan niệm về ASXH, đặc điểm và cấu trúc an sinh xã hội, phương pháp
đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chính sách ASXH, vai trò và
tầm quan trọng của xây dựng và thực thi chính sách ASXH.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện chính sách ASXH ở nước ta trong quá trình hội nhập của
Nguyễn Hữu Dũng (2008), Tạp chí lao động xã hội (số 332), 4/2008. Tác giả
phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội và
thực hiện chính sách ASXH ở nước ta trong quá trình hội nhập, đưa ra kiến


7

nghị cần xây dựng mức chuẩn trợ cấp chung và từ mức chuẩn trợ cấp này xác
định mức cho mỗi loại chính sách cụ thể của hệ thống chính sách ASXH. Tác
giả còn cho rằng BTXH là hợp phần quan trọng của hệ thống ASXH và phải
được xây dựng trên cơ sở quan điểm gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế và
phát triển hệ thống ASXH quốc gia.
Giáo trình ASXH của PGS.TS Nguyễn Văn Định (2008), NXB
ĐHKTQD, Hà Nội. Tiếp cận theo quan điểm chức năng của chủ thể cung cấp
dịch vụ một số tác giả đồng quan điểm cho rằng, BTXH và sự giúp đỡ thêm

của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc các phương tiện thích hợp để người được
trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống của bản thân
và gia đình, sớm hòa nhập cộng đồng. Đồng thời tác giả cũng đưa ra khái
niệm khác gần giống với khái niệm BTXH là “cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ
của xã hội bằng nguồn tài chính của nhà nước và cộng đồng đối với thành
viên gặp khó khăn, bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như: Thiên tai, hỏa
hoạn bị tàn tật, già yếu…dẫn đến mức sống quá thấp lâm vào cảnh neo đơn,
túng quẩn nhằm giúp họ đảm bảo điều kiện sống tối thiểu, vượt lên cơn nghèo
khốn và vươn lên cộc sống bình thường”. Với cách này thì cứu trợ xã hội
trước rồi mới đến TGXH. Thể hiện chính sách cho đối tượng BTXH từ Nhà
nước, cộng đồng và trong thực tiễn để thực hiện chính sách BTXH Nhà nước
luôn giữ vững vai trò trong việc cung cấp nguồn lực và các dịch vụ BTXH.
Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thệ hệ thống chính sách ASXH
ở nước ta giai đoạn 2006 -2015 của Mai Ngọc Cường (chủ nhiệm đề tài)
(2009), đề tài cấp nhà nước, chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà
nước, bộ Khoa học và Công nghệ. Công trình làm rõ những vấn đề cơ bản về
ASXH và hệ thống chính sách ASXH trong nền kinh tế thị trường; đánh giá
thực trạng của hệ thống chính sách và thực thi chính sách ASXH. Từ đó, tác


8

giả đề xuất các giải pháp xây dựng hệ thống tổng thế quốc gia về ASXH ở
Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Lý thuyết về mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) của Phạm
Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009), NXB
chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày những bất cập, xu hướng
vận động và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ thống ASXH.
Đồng thời các tác giả phân tích chính sách ASXH thực tiễn tại Đồng Nai.
Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng Việt Nam của

Nguyễn Ngọc Toản (2010), Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân. Công
trình nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách TGXH
thường xuyên cộng đồng; đánh giá thực trạng đối tượng BTXH và nhu cầu trợ
giúp thường xuyên; thực trạng chính sách trợ giúp thường xuyên cộng đồng.
Từ đó tác giả nêu kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách.
Phát triển hệ thống ASXH tại Việt Nam đến năm 2020 của Nhóm biên
soạn: Nguyễn Thị Lan Hương, Đặng Kim Chung, Lưu Quang Tuấn, Nguyễn
Bích Ngọc, Đặng Hà Thu (2013), Viện khoa học lao động và xã hội, Hà Nội.
Các tác giả giới thiệu đến những vấn đề chung về ASXH, nội dung cơ bản của
Nghị quyết 15- NQ/TW, các kết quả đạt được, những tồn tại của chính sách
ASXH hiện hành và các định hướng chính sách cho giai đoạn đến năm 2020.
Trong đó, BTXH với định hướng đảm bảo mức tối thiểu một số dịch vụ xã
hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số và người
có hoàn cảnh khó khăn.
- “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu (2014) đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinh
nghiệm một số nước, thực trạng thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam trong
gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, vai trò của nhà nước trong việc thực


9

hiện chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay, phương hướng và những giải
pháp chủ yếu nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH ở Việt Nam. Với tư liệu này, luận án đã kế thừa nội dung tính tất yếu,
vai trò và yêu cầu đặt ra đối với nhà nước trong việc thực hiện chính sách
ASXH (tính tất yếu được thể hiện ở các nội dung: bản chất, chức năng xã hội
của nhà nước, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường, đảm bảo
quyền cơ bản của con người, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế)

- “Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của
Mai Ngọc Cường (2009) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của chính sách
ASXH trong nền kinh tế thị trường; thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở
Việt Nam hiện nay; phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015. Cuốn sách đã chỉ rõ tác
động mặt trái của kinh tế thị trường: tình trạng phân hóa giàu nghèo, sự bất
bình đẳng trong thu nhập, nguy cơ thất nghiệp và bệnh tật, đói nghèo. Đồng
thời cũng nhấn mạnh vai trò của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành và tổ
chức thực hiện các chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
nói chung, ASXH nói riêng
- “An sinh xã hội ở nước ta ở Việt Nam hướng tới năm 2020” của Vũ
Văn Phúc (2012) đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm
thế giới về ASXH: quan điểm và cách tiếp cận về về an sinh xã hội, xây dựng
và thực hiện hệ thống về ASXH ở nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN; những vấn đề thực tiễn về an sinh xã hội ở nước ta: xây
dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
y tế, ASXH cho cư dân vùng nông thôn, vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng
dân tộc và miền núi, đào tạo nghề. Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể
về cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta. Tuy nhiên,


10

các chuyên đề, bài viết của chuyên gia chưa được tổng quan hóa nên tính
logich của các nội dung vẫn còn bất cập.
-“Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý
(2014) đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về những trở ngại trong thực thi
chính sách ASXH; những trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở Việt nam
gần đây thông qua việc đánh giá nhóm cán bộ thực thi và đối tượng thụ hưởng
chính sách; trên cơ sở mục tiêu, quan điểm thực thi chính sách ASXH ở Việt

Nam đến năm 2020 cuốn sách đã nêu lên 5 nhóm giải pháp khắc phục những
trở ngại trong thực thi chính sách ASXH ở nước ta (thiết kế và thực thi chính
sách ASXH, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, hoàn thiện bộ máy
thực thi chính sách ASXH, nâng cao nhận thức của đối tượng thụ hưởng về
chính ASXH).
- Các bài nghiên cứu trên các tạp chí liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội
có thể kể đến là: “An sinh xã hội ở nước ta - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của Vũ Văn Phúc (2012); “Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội
ở nước ta những năm tới” của Mai Ngọc Cường (2012); “Hệ thống an sinh xã
hội cho người nông dân Việt Nam” của Nguyễn Danh Sơn (2012); "Tiếp tục
thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, bảo đảm an sinh xã hội trong
phát triển bền vững" của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân (2011); “Bảo đảm an
sinh xã hội dưới ánh sáng Đại hội XI của Đảng” của Dương Văn Thắng (2011).
Các bài viết nói trên đã đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung vấn đề thực
tiễn về ASXH ở nước ta, xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam
trên quan điểm các nghị quyết chuyên đề của Đảng về ASXH.
- Ngoài các ấn phẩm sách, tạp chí, các kỷ yếu của các cuộc hội thảo sau
đây cũng phần nào làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến lĩnh vực ASXH :
“An sinh xã hội ở Việt Nam: Chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới” do Đại
học Kinh tế Quốc dân (2008); Hội thảo“Xây dựng Chiến lược an sinh xã hội


11

giai đoạn 2011 - 2020” của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổ chức
Hợp tác Kỹ thuật Cộng hoà Liên bang Đức (GTZ) (2009); “An sinh xã hội ở
nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ban Tuyên giáo Trung ương,
Tạp chí Cộng sản, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội đồng khoa học
các cơ quan Đảng Trung ương (2012)... Qua các hội thảo này, cũng đã có
nhiều phát hiện và tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện chính sách

ASXH cũng như vai trò của nhà nước trong thực hiện chính sách ASXH, thực
trạng và giải pháp thực thi chính sách ASXH ở Việt Nam.
Hội thảo “Phát triển kinh tế và an sinh xã hội - từ lý luận đến thực tiễn
các miền tỉnh miền Trung” của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III
(2012). Kỷ yếu Hội thảo bao gồm các chuyên đề lý luận về an sinh xã hội; kết
quả thực thi chính sách an sinh xã hội trên các lĩnh vực (xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở xã
hội) ở miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Đà Nẵng. Hội thảo “Tăng trưởng
xanh khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Thực tiễn và những vấn đề đặt ra”
của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Vùng
Trung bộ - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực III
(2014) đã bàn về vấn đề tăng trưởng xanh khu vực miền Trung - Tây Nguyên
- Ngoài các tài liệu trong nước, liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội còn
có các tài liệu nước ngoài: "Social security today and tomorrow" (An sinh xã
hội hôm nay và ngày mai) của tác giả Robert M. Ball (1978) đã đề cập dến
quan niệm An sinh xã hội (là hệ thống các chính sách hỗ trợ những người
đang đối mặt (hoặc đe doạ) bởi sự thiếu thốn nguồn thu nhập (mà đó chính là
khoản lương bổng) hoặc các khoản chi tiêu đặc biệt khác) và đề cập đến các
chương trình mà chính phủ các nước đặt ra với mục đích hàng đầu là giúp đỡ
những người dân gặp rủi ro dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút thu nhập; chế
độ ASXH được xem như là sự bảo vệ của nhà nước đối với người dân trước


12

những rủi ro về xã hội. "Social Security in Global Perspective" (An sinh xã
hội trong viễn cảnh toàn cầu) của tác giả John Dixon (1999) đã đề cập đến nội
dung ASXH của một quốc gia là nhằm cung cấp các biện pháp công cộng
(tiền mặt và hiện vật) cho những biến cố ngẫu nhiên mà luật pháp đã quy định
người dân có quyền được hưởng bao gồm mất mát thu nhập hoặc thu nhập

không đầy đủ, bù đắp hỗ trợ chi phí đối với những người sống phụ thuộc; an
sinh xã hội chỉ dành cho những cá nhân và hộ gia đình bị rơi vào hoàn cảnh
mất hoặc giảm thu nhập thường xuyên một cách đột ngột - ASXH chỉ tập
trung vào hạn chế nghèo đói, bồi thường xã hội và phân phối lại thu nhập, các
hình thức bảo hiểm không được coi là một bộ phận của ASXH. "Về bảo trợ xã
hội và thúc đẩy xã hội: Thiết kế và triển khai hệ thống an sinh hiệu quả" của
nhóm tác giả M.Grosh, C.Ninno, E.Tesliuc và A.Ouerghi (2008) đã đề ra quan
niệm "Mạng lưới an sinh xã hội vừa dùng để đỡ những người rơi từ trên
xuống về phương diện kinh tế trước khi họ rơi vào cảnh bần hàn, vừa trợ cấp
hoặc cung cấp một khoản thu nhập tối thiểu cho những người ở trạng thái
nghèo thường xuyên, lâu dài hơn"; ASXH chỉ bao gồm hệ thống chính sách
trợ giúp xã hội không có đóng góp và nhắm đến đối tượng là người nghèo và
người dễ bị tổn thương. Đồng thời, ASXH cũng chỉ dừng lại ở những hoạt
động chính thức của nhà nước mà không tính đến vai trò của tư nhân, thị
trường trong việc cung cấp các dịch vụ ASXH khác.
Các nghiên cứu trên đã đưa ra được cách nhìn tổng quát về ASXH với
các mô hình, chính sách trên thế giới và ở Việt Nam, các giải pháp hoàn thiện
luật ASXH …trong đó có chính sách về BTXH (tại mỗi thời điểm nghiên
cứu) song chưa có nghiên cứu, bài viết nào đi sâu vào phân tích những vấn đề
đặt ra trong quá trình công tác BTXH, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cập
đến thực trạng về công tác quản lý BTXH tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
trong những năm qua, đề từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp có tính khả thi


13

nhằm hoàn thiện công tác BTXH một cách có hiệu quả trên địa bàn huyện. Từ
những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải tiếp cận trên góc độ khoa học quản
lý để lý giải cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của hoạt động BTXH một cách toàn
diện, từ đó đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hoan hơn nữa công tác quản lý

nhà nước về hoạt động BTXH cho phù hợp với quá trình phát triển Kinh tếXã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.


14

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
1.1. KHAI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm
a. Bảo trợ xã hội
Có thể thấy tính phổ quát của thuật ngữ “bảo trợ xã hội” qua những tài
liệu nghiên cứu và các thảo luận chính sách trong nhiều hội thảo quốc tế gần
đây. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, khái niệm này còn chưa rõ ràng, chủ yếu là
do có nhiều cách sử dụng khác nhau và cách đặt vấn đề khác nhau ở mỗi quốc
gia. Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là một
trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh. Với mục đích khắc phục rủi ro,
trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội có chức năng giảm thiểu rủi ro, và
chính sách thị trường lao động chủ động nhằm phòng ngừa rủi ro cho người
dân [44].Trợ giúp xã hội còn được xem như “phao cứu sinh” nhằm hỗ trợ cho
các thành viên trong xã hội không bị rơi vào hoàn cảnh bần cùng hóa [23].
Như vậy ở Việt Nam bảo trợ xã hội có nội hàm hẹp hơn so với an sinh xã hội
và được triển khai dưới hình thức trợ cấp xã hội trên thực tế. Từ điển thuật
ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội không có thuật
ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội” là “sự trợ giúp
bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước (lấy từ nguồn thuế, không phải
đóng góp từ người dân) nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu cho đối tượng được
nhận [43].

Mặc dù các tổ chức phát triển quốc tế đều sử dụng định nghĩa riêng về
bảo trợ xã hội song tất cả đều nhấn mạnh bản chất của bảo trợ xã hội thông
qua các can thiệp chính sách cần thiết của nhà nước và các hoạt động tình


×