Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.59 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU:
B.NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận :
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1. Trách nhiệm xã hội:
1.1.2. An toàn ,vệ sinh lao động:
1.2. Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe
lao động:
1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn ,sức khỏe lao động:
2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn ,sức khỏe lao động trong các
doanh nghiệp ở Việt Nam :
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Việt Nam:
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn ,sức khỏe lao động trong
các doanh nghiệp Việt Nam:
2.2.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội về tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe lao động trong
các doanh nghiệp:
2.2.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội về đảm bảo sức khỏe lao động :
2.2.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
3.Giải pháp:
3.1.Đối với Nhà nước:
3.2. Đối với doanh nghiệp:
C.KẾT LUẬN:
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Người lao động: NLĐ


A.MỞ ĐẦU:
Bảo đảm điều kiện an toàn ,vệ sinh ,bảo vệ sức khỏe ,ngăn ngừa tai nạn lao động
,bệnh nghề nghiệp cho người lao động là một trong các yếu tố quan trọng để doanh
nghiệp ổn định sản xuất ,tăng năng suất lao động . Trong những năm qua , công tác an


toàn sức khỏe lao động đã được các doanh nghiệp quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Nhận
thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về đảm bảo an toàn sức
khỏe lao động, cải thiện điều kiện làm việc được nâng lên, góp phần tích cực phát triển
kinh tế của đất nước. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác an toàn sức
khỏe lao động vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trong thời gian gần đây, tình
hình tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp người lao động tại các doanh nghiệp có xu
hướng gia tăng. Cho nên em chọn đề tài “ Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an
toàn sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam” để từ đó để ra những giải pháp
khắc phục tình trạng an toàn sức khỏe lao động tại các doanh nghiệp từ đó góp phần phát
triển nền kinh tế -xã hội hơn.


B.NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận :
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1. Trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động là trách
nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình ,bảo vệ lợi ích của người
lao động được thể hiện trên các nội dung:
 Trách nhiệm, thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động .
 Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe của người loa động .
 Trách nhiệm đối với người loa động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp.
1.1.2. An toàn ,vệ sinh lao động:
An toàn vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của Nhà nước về các biện pháp
bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp
và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động ,bệnh nghề nghiệp ,cải thiện điều kiện
lao động cho người lao động.
1.2.Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về an toàn, sức khỏe
lao động:
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về vấn đề an toàn sức khỏe

lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
 Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm:
Vấn đề an toàn sức khỏe lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu
quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động và
thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng
làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau đớn về thể xác, tinh
thần. Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi
phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám định thương tật, bệnh
nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho người bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và
thân nhân của họ, uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng .Hoạt động sản xuất bị gián đoạn
do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo
lắng. Việc thực hiện trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, từng bước cải thiện môi
trường làm việc, đảm bảo an toàn sức khỏe lao động là nâng cao năng suất lao động, khi


vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự cố
cũng như tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp giảm xuống thì khối lượng sản phẩm tăng
lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao ,bền vững.
 Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển:
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh tranh
đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe lao động
nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao, chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh
tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài ra tạo ra lòng trung
thành, cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp, góp phần phát triển bền vững
cho doanh nghiệp.
1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn ,sức khỏe lao động:
 Doanh nghiệp phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh để
phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại đến sức khỏe của người lao động .
 Doanh nghiệp phải đào tạo cán bộ công nhân viên về an toàn lao động trong sản
xuất ,có những biện pháp và hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn cho cán

bộ công nhân viên
 Doanh nghiệp phải phổ biến kiến thức ngành công nghiệp và bất ký các mối nguy
hiểm nào ,phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh ,phải có các biện
pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và làm tổn hại đến sưc khỏe mà xuất hiện
trong lúc có lien quan đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tối đa
,đến khả năng có thể được ,nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có trong
môi trường làm việc.
 Doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khỏe an
toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức khỏe
an toàn trong tiêu chuẩn này.
 Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được huấn luyện về an toàn
và sức khỏe thường kỳ ,hồ sơ huấn luyện này phải được thiết lập và các huấn
luyện đó được lập lại với nhân viên mới vào hoặc huyển công tác.
 Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống theo dõi ,tránh hoặc xử lý các nguy hiểm
tiềm ẩn đối với sức khỏe của toàn nhân viên.
 Doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ ,đồ nấu nước và
nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn.Nếu có cung cấp chỗ
ở cho nhân viên thì doanh nghiệp bảo đảm nơi ở đó sạch sẽ ,an toàn và đảm bảo
các yêu cầu cơ bản của họ.


2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn ,sức khỏe lao động tại các
doanh nghiệp ở Việt Nam :
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp Việt Nam:
Năm 2015, hoạt động của doanh nghiệp đã có những dấu hiệu khởi sắc so với thời
điểm đầu năm 2014 và năm 2013. Trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tự
chủ động tái cấu trúc để duy trì và tăng trưởng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong hoạt động xuất nhập khẩu thì khối
doanh nghiệp nhà nước được đặc biệt chú ý với quyết tâm thực hiện cổ phần hóa và thoái
vốn nhà nước trong giai đoạn 2014-2015 của chính phủ.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong
năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký
là 601.519 tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so
với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 1.452.543 tỷ
đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 601.519
tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là
851.024 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng,
tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các
doanh nghiệp thành lập mới là 1.471,92 nghìn lao động, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm
trước.
Cũng theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, trong năm 2015, doanh
nghiệp đăng ký thành lập tăng ở tất cả các ngành, lĩnh vực so với cùng kỳ năm 2014. Một
số ngành có tỷ lệ tăng cao trên 50%, gồm có: kinh doanh bất động sản tăng 86,2%; nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 62,3%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 59,3%.
Trong năm 2016, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5%
so với năm trước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất,
kinh doanh trong năm là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước. Xét theo quy
mô vốn, trong năm 2015 số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng phần lớn
là những doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,5%
trên tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng (cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ này là
92,8%).
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn ,sức khỏe lao động trong
các doanh nghiệp Việt Nam:


2.2.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội về tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe lao động trong
các doanh nghiệp:
Thực hiện trách nhiệm này các doanh nghiệp cần thực hiện các tiêu chuẩn về pháp
luật, khoa học, kĩ thuật kinh tế nhằm ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố làm chấn
thương và đe dọa tính mạng của người lao động, hạn chế các yếu tố có hại cho sức khỏe

của người lao động trong quá trình lao động. Thực hiện triệt để trách nhiệm này chính là
doanh nghiệp thiết lập môi trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp. Trong những năm qua, việc chấp hành Pháp luật Lao động về an toàn lao
động, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ và
người lao động có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã
quan tâm đầu tư đáng kể về máy móc thiết bị và các điều kiện an toàn vệ sinh cần thiết
cho người lao động. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp Việt Nam, theo thống kê, chỉ 37%
doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động, tỉ lệ các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn còn quá cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 cả nước có trên 7 triệu thanh niên
(tuổi từ 15-24) đang làm việc tập trung trong khu vực có nguy cơ cao về an toàn vệ sinh
lao động (xây dựng, khai thác khoáng sản, nông nghiệp…). Mỗi năm cả nước lại có thêm
khoảng 1 triệu thanh niên bước vào thị trường lao động, phần lớn họ làm việc trong các
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong khu vực phi chính thức.Theo đánh giá của các
chuyên gia, những lao động trẻ này thường mới tham gia thị trường lao động, những hiểu
biết về quyền của người lao động tại nơi làm việc cũng như kiến thức, kỹ năng phòng
tránh các rủi ro về an toàn vệ sinh lao động , bảo vệ sức khỏe của mình còn hạn chế. Bên
cạnh đó, công nhân trẻ thường được bố trí làm những công việc nguy hiểm, trong khi
không được đào tạo phù hợp về bảo hộ lao động. Do đó nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
là rất lớn.
Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đến cuối năm 2014, cả
nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề, thu hút khoảng 10 triệu lao động, trong đó chủ
yếu là cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức. Đặc điểm của khu vực này là quy mô
sản xuất nhỏ, lẻ, công nghệ lạc hậu, đơn giản, vốn đầu tư thấp nên việc cải tiến công nghệ
và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều không
có hệ thống thông gió, hút bụi, xử lý hơi khí độc trong nhà xưởng, ngay cả các cơ sở sản
xuất sử dụng nhiều hoá chất, nhiều chất dễ cháy, dễ nổ (a xít, xút, cao su, xà phòng, đồ
nhựa…). Việc tổ chức sản xuất – tổ chức lao động không hợp lý, với lao động thủ công
chiếm tới 70 – 80 % và có tới gần 80% các khâu trong dây chuyền công nghệ người lao
động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, vất vả; không có hoặc thiếu bộ phận làm

công tác an toàn, vệ sinh lao động; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các


phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; việc tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh
cho người lao động sơ sài, hình thức, thậm chí nhiều nơi không tổ chức huấn luyện;
không có sổ sách theo dõi, thống kê đầy đủ tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và thực hiện không nghiêm túc chế độ khai báo khi xảy ra tai nạn lao động; công tác quản
lý an toàn của các cấp đối với khu vực này gần như đang bị bỏ ngỏ… Trong khi đó, chế
độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng cho lao
động có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn hầu hết lao động phi chính thức không tiếp
cận được. Còn chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động rất
khó thực hiện. Kết quả điều tra 1.665 cơ sở sản xuất cá thể năm 2015 cho thấy, chỉ có
5,47% cơ sở phi chính thức quy định bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.
Điều này có thể thấy môi trường, điều kiện làm việc của người lao động tại các doanh
nghiệp cũng như việc cấp phát vật bảo hộ lao động cho người lao động chưa được các
chủ doanh nghiệp tuân thủ theo đúng Luật Lao động quy định về bảo hộ lao động , an
toàn vệ sinh lao động. Chưa có sự đầu tư cũng như mối quan tâm của các chủ doanh
nghiệp về điều kiện làm việc cho người lao động một cách thỏa đáng. Điều này ảnh
hưởng lớn đến vấn đề an toàn lao động, sức khoẻ của người lao động tại doanh nghiệp. Ý
thức của các chủ doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện làm việc tốt , thực hiện đúng đủ
trong việc cấp phát vật dụng bảo hộ cho người lao động do mình quản lý không phụ
thuộc vào quy mô phát triển của doanh nghiệp hay nguồn lực tài chính đầu tư cho doanh
nghiệp (100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với nước ngoài, 100% vốn trong nước).
2.2.2.Thực hiện trách nhiệm xã hội về đảm bảo sức khỏe lao động :
Thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức huấn luyện, hướng dẫn
thông báo cho người lao động quy định, biện pháp làm việc an toàn; cung cấp đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm lo sức khỏe người lao động, khám sức khỏe khi tuyển
dụng, khám sức khỏe định kì, quan tâm bố trí công việc phù hợp sức khỏe người lao
động, nhất là đối với lao động nữ. Tại các doanh nghiệp hiện nay qua tìm hiểu khi kiểm
tra công tác an toàn-vệ sinh lao động tại một số đơn vị của nhiều đoàn kiểm tra các cấp,

công tác huấn luyện an toàn cho người lao động còn làm hình thức, giao cho các công
trường, phân xưởng tự huấn luyện; câu hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm không thay
đổi, người lao động chép lại bài kiểm tra có sẵn, thậm chí có thể nhờ người khác chép hộ
rồi ký tên. Công tác huấn luyện cấp chứng chỉ về quản lý, vận hành thiết bị, huấn luyện
thợ mìn, chỉ huy bắn mìn, huấn luyện phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo yêu cầu. Do
liên quan đến chi phí, thời gian huấn luyện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nên có đơn vị
không tổ chức huấn luyện hoặc chỉ làm để đối phó. Có tình trạng như vậy là do những bất
cập trong quy định về huấn luyện an toàn như: doanh nghiệp tự tổ chức huấn luyện;


không quy định về thời lượng, nội dung chương trình huấn luyện, tiêu chuẩn điều kiện
được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận; tài liệu huấn luyện do đơn vị sử dụng lao động
tự biên soạn… dẫn đến không có sự thống nhất, mỗi đơn vị làm khác nhau, tổ chức huấn
luyện không chặt chẽ...
Về công tác huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động, theo kết quả điều tra, vẫn còn có
5% số ý kiến ngành Da Giầy – Dệt May; 3,1% - ngành Thuỷ sản; 6,3% - ngành Xây dựng
và 3,9% - ngành Dịch vụ – Thương mại khẳng định DN của mình chưa bao giờ huấn
luyện AT-VSLĐ cho NLĐ. Có một số doanh nghiệp ngành Thuỷ sản và Dịch vụ –
Thương mại huấn luyện hoặc 2 năm, hoặc 3 năm 1 lần.
Xét tổng thể, có thể khẳng định ngành Khai thác mỏ là ngành làm rất tốt công tác
huấn luyện an toàn sức khỏe lao động (100% DN thực hiện huấn luyện từ 6 tháng đến 1
năm 1 lần), kế tiếp đến ngành Thuỷ sản (96,9%) và Da Giầy – Dệt May (95%).Một số
doanh nghiệp rất quan tâm đến việc huấn luyện an toàn sức khỏe cho người lao động:
huấn luyện theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Dịch vụ – Thương mại
(45,1%), sau đó đến ngành Xây dựng (29,2%) và thấp nhất ở ngành Thuỷ sản (6,3%).
Quần áo, giầy dép, găng tay, khẩu trang, kính… là những vật dụng bảo bộ lao động
cần thiết giúp bảo vệ đảm bảo an toàn ở mức tối thiểu cho công nhân. Chủng loại vật
dụng bảo hộ lao động cho người lao động tại các doanh nghiệp mà cuộc khảo sát thực
hiện bao gồm: quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang và kính. Qua khảo sát, số người
được hỏi cho biết có được phát quần áo bảo hộ lao động chiếm tỉ lệ cao nhất là 80,35%,

được phát khẩu trang bảo hộ lao động với tỉ lệ 70,66%. Có khoảng 50% công nhân được
hỏi cho biết họ được phát giầy dép bảo hộ lao động và găng tay bảo hộ lao động , trong
khi đó chỉ có 22,72% công nhân được hỏi cho biết họ được phát kính bảo hộ lao động.
Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua sắm trang thiết bị
bảo hộ cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp khi bị thanh tra đều mắc phải các
lỗi như: Người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm lại không được trang bị mặt
nạ chống độc, không thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hộ, không khám sức khỏe định
kỳ cho công nhân… Đặc biệt trong việc sử dụng lao động thiếu chuyên môn trong lĩnh
vực về điện, hàn.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động
(NLĐ) cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Hệ thống tổ chức thực hiện công tác vệ
sinh lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ được xây dựng từ trung ương đến cơ sở lao động.
Sức khỏe NLĐ được từng bước nâng cao thông qua việc giám sát môi trường lao động,
giám sát sức khỏe NLĐ, bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe NLĐ, cải thiện điều kiện
lao động, nâng cao sức khỏe và huấn luyện cho NLĐ để bảo vệ sức khỏe, phòng chống


BNN. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10-15% số doanh nghiệp lao động thực hiện đầy đủ các
quy định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe NLĐ tại nơi làm việc và
kinh phí đầu tư cho ngành y tế chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe NLĐ khỏi các yếu tố có hại ở nơi làm việc đặc biệt là
hàng triệu NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NLĐ trong các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp và lao động tự do.
Hiện nay, nhân thức của người sử dụng lao động, NLĐ về an toàn sức khỏe lao động,
phòng chống bệnh nghề nghiệp còn hạn chế; Việc thanh kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu.
Không có thanh tra chuyên ngành vệ sinh lao động, vì vậy việc phát hiện, xử lý các cơ sở
lao động không chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là các cơ sở lao động có yếu tố nguy cơ cao.Việc đầu tư cho hệ thống y tế lao động tuy đã
có nhưng còn hạn chế.
Ví dụ: Thực tiễn tại quy trình điều tra vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại các doanh

nghiệp công trường xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh thì công tác an toàn vệ sinh lao
động tại các công trường xây dựng còn nhiều sai sót. Các công trường được chọn kiểm
tra là những công trình có quy mô lớn, đang trong quá trình thi công, sử dụng nhiều lao
động, môi trường lao động chịu rủi ro như thi công tầng hầm, trên các tầng cao, sử dụng
các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (vận thăng, cần trục...). Về tổ chức mặt
bằng công trường xây dựng, hầu hết công trình có thiết kế tổng mặt bằng công trường
xây dựng nhưng không niêm yết tại cổng chính của công trường theo quy định, cá biệt có
một số công trường không xuất trình được bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng công trường xây
dựng (04/13 công trình). An toàn sử dụng điện và chống ngã cao vẫn là các vấn đề
thường trực ở các công trường xây dựng khi 04/13 công trình đã kiểm tra có vi phạm như
không nối đất vỏ các tủ điện, dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất (kể cả trên mặt sàn
đọng nước), không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng
không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng; 04/13 công trình không lắp đặt
đủ bộ phận ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ thông tầng, nhiều vị trí chỉ
giăng dây cáp hoặc dây nhựa, thiếu bảng cảnh báo khu vực nguy hiểm.Về phòng chống
cháy nổ, hầu hết các công trình đã kiểm tra đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ
phương án phòng chống cháy nổ, cứu nạn cho công trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy
cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra cháy (thi công hàn, cắt;
lắp đặt các hệ thống lạnh...) vẫn chưa đầy đủ, nhiều công trình bố trí thiếu số lượng bình
chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị trí này.Các công trường không trang bị đủ
bảo hộ lao động cho công nhân, phổ biến là thiếu quần, giầy bảo hộ lao động (thường chỉ
trang bị áo và nón). Một vài công trình có trình trạng cấp phát đồ bảo hộ lao động cho các
đội trưởng, không cấp trực tiếp cho người lao động (02/13 công trường). Về vấn đề khám


sức khỏe định kì từ chỗ được xem như là sự xa xỉ đối với người lao động thậm chí còn xa
lạ đối với các chủ doanh nghiệp, thì nay đã được quan tâm để ý chấp hành có tiến bộ hơn,
tuy nhiên thực tế, các doanh nghiệp không thực hiện thường xuyên hoạt động này. Doanh
nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, thay vì phải mất hàng trăn triệu đồng cho một lần khám
sức khỏe cho người lao động thì nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt tối đa 20 triệu

đồng, đó là chưa kể doanh nghiệp lựa chọn cơ sở y tế chưa đạt chuẩn nhưng vì chi phí
thấp nên sẵn sàng đăng kí khám chữa bệnh tại đó, hoặc chỉ làm thủ tục hồ sơ và khám thể
lực chung, các bệnh ngoài da, không phát hiện các bênh nghề nghiệp,... là xem như hoàn
thành nhiệm vụ.
2.2.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
Thực hiện trách nhiệm này doanh nghiệp phải trả đủ lương, toàn bộ các chi phí y tế,
bố trí công việc phù hợp với mức suy giảm khả năng lao động của người lao động; phải
có bồi thường trợ cấp cho người lao động; đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao
động; khi xảy ra tai nạn lao động doanh nghiệp phải lập biên bản, điều tra có sự tham gia
ban chấp hành công đoàn cơ sở, định kì khai báo về tất cả các trường hợp bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. Các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đầy đủ các chính sách
bảo hiểm xã hội cho người lao động, bồi thường thiệt hại khi có tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, tuy nhiên mức độ bồi thường nhiều khi chưa được thỏa đáng, chưa bảo vệ
quyền lợi cho người lao động. Trách nhiệm lập biên bản giải quyết, báo cáo tình hình tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lên các cơ quan chức năng chưa được thực hiên triệt để.
Nhiều địa phương báo cáo không đúng quy định, chưa thống kê đầy đủ các ngành nghề,
số lao động trên địa bàn, số doanh nghiệp, nên cơ quan quản lí rất khó đánh giá tình hình
tai nạn lao động trên toàn quốc.
Bệnh nghề nghiệp:
Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH mới đưa ra, hàng năm, 80% người lao động làm
việc tại các cơ sở có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện bệnh. Tuy
nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm đến điều kiện lao động. Các
hóa chất độc hại, môi trường làm việc không an toàn… đang là gánh nặng đè lên đời
sống, bào mòn sức khỏe của người lao động. Trong khi đó, người lao động rất "mù mờ"
về vấn đề này hoặc nếu yêu cầu khám chữa bệnh lại sợ ảnh hưởng đến việc làm, nên
không có kiến nghị gì với chủ doanh nghiệp, vô hình chung làm mất đi quyền lợi chính
đáng của mình.
Phó Cục trưởng An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Bùi Đức
Nhưỡng cho biết, qua công tác thanh tra, kiểm tra của ngành chức năng cho thấy, hầu hết



các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện quy định về khám sức khỏe, khám bệnh
nghề nghiệp cho người lao động. Phó Cục trưởng Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế)
Lương Mai Anh cũng xác nhận, trong tổng số hơn 10 triệu người lao động đang làm việc
có đóng BHXH, mỗi năm chỉ có khoảng 100 nghìn lượt người lao động được khám bệnh
nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ chưa đến 10%. Việc khám bệnh nghề nghiệp cũng chỉ thực hiện
được tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Trong số hơn 6.000 trường hợp được phát
hiện bệnh nghề nghiệp mỗi năm, chỉ có hơn 500 trường hợp được giám định để hưởng
chế độ bảo hiểm, chiếm chưa đến 10% tổng số người phát hiện bệnh. Trên thực tế, đã có
hàng chục nghìn NLĐ làm việc trong môi trường độc hại phải xin về “hưu non” do suy
giảm sức khỏe, nhưng không biết mình mắc bệnh nghề nghiệp để đòi hỏi quyền lợi.
Thực tế, mỗi lao động khi khám sức khỏe định kỳ theo quy định bắt buộc, chi phí từ
200.000 đồng trở lên (chưa nói đến các bệnh phát sinh, các bệnh nghề nghiệp khác). Bình
quân một doanh nghiệp có 50 lao động, mỗi năm "quên" khám sức khỏe định kì, chủ
doanh nghiệp đã "tiết kiệm" chi hàng chục triệu đồng. Hiện nhiều doanh nghiệp "lách
luật" bằng cách tổ chức khám sức khỏe định kì cho một bộ phận lao động trong đơn vị để
đối phó với các cơ quan chức năng, hoặc tổ chức khám sức khỏe định kì ở một số trung
tâm y tế huyện, phòng khám tư nhân để giảm bớt chi phí. Cùng với đó, lý do khiến bệnh
nghề nghiệp ngày càng gia tăng là trong quá trình phát triển kinh tế, sự tiếp nhận các kỹ
thuật, các loại hình lao động mới ngày càng nhiều, dẫn đến sự phát sinh các bệnh nghề
nghiệp mới, nhưng việc bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp quá chậm như hiện nay ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Theo ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ
LĐTBXH),năm 2015 Việt Nam hiện có 30.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, con số thực tế cao hơn gấp nhiều lần, do Việt Nam chỉ mới công nhận 30 bệnh
nghề nghiệp, trong khi với xu thế hội nhập, nhiều ngành nghề mới, sử dụng nhiều hóa
chất khác nhau, thì số bệnh nghề nghiệp cũng cao hơn. Tiến sĩ Phạm Hồng Lưu, Trung
tâm Sức khỏe nghề nghiệp, cũng cho biết: “Bệnh nghề nghiệp có thể cấp hoặc mãn tính.
Đối với bệnh nghề nghiệp cấp tính, nguyên nhân là do tiếp xúc với các hóa chất hoặc các
yếu tố tác hại nghề nghiệp có độc tính cao, nồng độ cao trong thời gian ngắn. Còn bệnh

nghề nghiệp mãn tính tích tụ lâu năm và rất nguy hiểm với sức khỏe sau này. Thời gian bị
bệnh thường kéo dài nên việc thống kê báo cáo thường gặp khó khăn. Công tác phòng,
chống bệnh liên quan đến nghề nghiệp cũng ít được quan tâm hơn so với phòng, chống
tai nạn lao động do thời gian đánh giá hiệu quả dự phòng chậm”.Đánh giá của Cục An
toàn lao động cho thấy, hàng năm chỉ có khoảng 6.000 cơ sở đo môi trường lao động và
chỉ có khoảng 5% lực lượng lao động trong cả nước đi kiểm tra bệnh nghề nghiệp. Những
người đến khám bệnh thường khi đã có xuất hiện những triệu chứng của bệnh . Còn theo


Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), hiện chỉ có khoảng trên 15% cơ sở lao động trong
toàn quốc được giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ. Theo thống kê,
bệnh bụi phổi là phổ biến nhất và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), kế đến là điếc do tiếng
ồn (17%), rồi các bệnh khác như nhiễm độc benzen; bệnh do tia X; sạm da nghề nghiệp,
viêm da…
Tại Hà Nội, Trung tâm Sức khỏe và bệnh nghề nghiệp (Sở Y tế) đã khám và phát hiện
249 công nhân mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, số liệu thống kê này chưa phản ánh
đúng thực tế bệnh nghề nghiệp cũng như những tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tài sản,
vật chất mà người lao động, các doanh nghiệp và xã hội phải gánh chịu. Bởi theo lãnh
đạo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), số công nhân bị bệnh nghề nghiệp trên
thực tế cao gấp 8 - 10 lần số báo cáo. Rất nhiều ngành mà lao động luôn bị ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại bệnh khá nguy hiểm, song không có trong danh mục
quy định của Bộ Y tế, gây thiệt thòi cho người lao động.
Trong năm 2012, cũng có 30.000 cơ sở sản xuất được đo kiểm tra môi trường lao
động, với gần 500.000 mẫu đo. Trong đó, có 11% số mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
cho phép, phần lớn là các yếu tố bụi, rung và điện trường. Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ
thuật bảo hộ lao động cũng đã thực hiện đánh giá về tình hình ô nhiễm môi trường lao
động tại 1.000 cơ sở sản xuất và cho thấy, có tới 68% phân xưởng sản xuất bị ô nhiễm
nhiệt, 20% ô nhiễm bụi, 17% ô nhiễm hơi khí độc hại… và rất nhiều phân xưởng bị ô
nhiễm đồng thời từ 2 yếu tố trở lên. Các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi
trường chiếm tỷ lệ khá cao như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi

(40,26%), các bệnh đường tiêu hóa (14,35%), bệnh về cơ, xương, khớp (12%)...
Tai nạn lao động:
Tại những doanh nghiệp năng lực và nguồn lực còn yếu thì khả năng triển khai các
biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động rất hạn chế. Họ quan tâm nhiều đến có
việc làm, thu nhập cho người lao động hơn là làm thế nào để bảo vệ được người lao động
trước các mối nguy hại tại nơi làm việc. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các
tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ.
Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn Lao động, Bộ LĐTB&XH cho biết: Theo
báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong 6 tháng đầu năm 2015 cả nước đã xảy
ra 3.416 vụ TNLĐ làm 3.499 người bị nạn, 277 người chết, 680 người người bị thương
nặng. Thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2015 (chi
phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị


thương,...) là 38,85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 2,4 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai
nạn lao động lên đến 43.953 ngày.
Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng phải kể đến vụ tai nạn do sập giàn giáo ngày
25/3/2015 làm 13 người chết, 29 người bị thương tại công trường thi công sản xuất và lắp
đặt thùng chìm trọng lực cảng Sơn Dương của Công ty Sam Sung tại dự án Formusa khu
kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hay vụ tai nạn do tụt đổ lò ngày 20/5/2015 làm 2 người chết
tại XN khai thác và kinh doanh than Đông Triều, Tp Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vụ tai
nạn do nổ lò sinh khí ngày 08/3/2015 làm 2 người chết tại Công ty cổ phần gốm màu
Hoàng Hà, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...
Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là xây dựng
chiếm 30,4% tổng số vụ tai nạn và 37,8% tổng số người chết; sản xuất vật liệu xây dựng
chiếm 8,7% tổng số vụ tai nạn và 7,6% tổng số người chết; cơ khí chế tạo chiếm 8,7 %
tổng số vụ và 7,6% tổng số người chết; sản xuất kinh doanh điện chiếm 7,6% tổng số vụ
và 6,6% tổng số người chết. Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 6,5% tổng số vụ và
6,6% tổng số người chết. Phân tích về các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người thì
do ngã, rơi từ trên cao (chiếm 26,1% tổng số vụ); tai nạn giao thông (chiếm 20,64% tổng

số vụ); vật rơi, đổ sập (chiếm 18,5% tổng); điện giật (chiếm 13% tổng số vụ); còn lại là
do các yếu tố khác như máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn...
Hầu hết nguyên nhân các vụ tai nạn lao động xảy ra là do người sử dụng lao động ,
người lao động còn xem nhẹ việc chấp hành các quy định về an toàn sức khỏe lao động,
sự cẩu thả, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu trách nhiệm và không chấp hành đúng nội quy,
quy trình làm việc của cả người sử dụng lao động và người lao động là một trong nguyên
nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm
2015 thì: Nguyên nhân để xảy ra tai nạn lao động ,chết người do người sử dụng lao động
chiếm hơn 55%, trong đó người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp
làm việc an toàn chiếm 26,1% tổng số vụ; người sử dụng lao động không huấn luyện an
toàn lao động cho người lao động chiếm 12%; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động
chiếm 10,9% ; do tổ chức lao động chiếm 7,6%. Nguyên nhân từ phía người lao động
chiếm hơn 17 %, trong đó chủ yếu là do vi phạm quy trình, nội quy an toàn lao động
chiếm 13% tổng số vụ; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 4,1% tổng số
vụ. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước: Việc ban
hành các qui định, văn bản pháp luật từ luật, nghị định, thông tư đến các tiêu chuẩn, qui
chuẩn pháp luật về an toàn lao động hiện nay là tương đối đầy đủ nhưng còn chồng chéo,
phân tán, thiếu chi tiết trong các qui định về an toàn ,sức khỏe trong các chuyên ngành;
một số tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật đã cũ, lạc hậu không phù hợp với sự phát triển của
khoa học, công nghệ; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý sai phạm của các cơ quan nhà


nước có thẩm quyền chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, nghiêm minh; cơ chế,
chế tài, các mức xử phạt vẫn còn nhẹ nên chưa đủ sức răn đe các chủ thể.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2016 trên toàn quốc đã
xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động làm 8.251 người bị nạn, 10 địa phương xảy ra nhiều tai
nạn lao động nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng
Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Thái Bình, Quảng Trị. Cũng theo Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, lĩnh vực xây dựng xảy ra nhiều vụ tai nạn nhất, chiếm 23,8%
tổng số vụ tai nạn và 24,5% tổng số người chết.

3. Giải pháp:
3.1.Đối với Nhà nước:
Chính phủ cần xây dựng một hành lang pháp lí bắt buộc các doanh nghiệp phải thực
thi trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động một cách đầy đủ và nghiêm túc. Khung
pháp lí chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp; đồng thời là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho
động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Nhà
nước cần xây dựng các quy định như sau:
 Quy định cơ quan có thẩm quyền phê duyệt luận chứng về biện pháp đảm bảo an
toàn, sức khỏe lao động đối với nơi làm việc của người lao đông và môi trường
xung quanh.
 Quy định chặt chẽ thủ tục đăng kí máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, sức khỏe lao động.
 Quy định linh hoạt trách nhiệm người sử dụng lao động trong việc bố trí công việc
cho người lao động sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
 Quy định các đơn vị sử dụng lao động phải lập quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp. Tùy vào điều kiên thực tế doanh nghiệp mà chủ sử dụng lao động lựa chọn
mức cụ thể nhằm đảm bảo chủ động nguồn chi trả khi người lao động bị tai nạn,
bệnh nghề nghiệp.
 Quy định vai trò của tổ chức công đoàn cấp trên cấp cơ sở trong việc tham gia lập
biên bản, điều tra tai nạn lao động, tham gia hội đồng bảo hộ lao động trong doanh
nghiệp và các hoạt động khác để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh
nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn lâm thời.
 Tăng cường đội ngũ thanh tra lao động, sức khỏe lao động cả về lượng và chất
nhằm đảm bảo kiểm tra, thanh tra và xử phạt kịp thời các vi phạm pháp luật của
doanh nghiệp.


 Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục cho tất cả doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội
trong vấn đề an toàn vệ, sức khỏe lao động của họ, làm cho họ hiểu lợi ích khi

thực hiện trách nhiệm xã hội đó.
 Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để các doanh nghiệp vào cuộc
được thuận lợi, tổ chức giải thưởng để khích lệ tinh thần cho các doanh nghiệp
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
3.2.Đối với doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp phải nghiêm túc chấp hành pháp luật của nhà nước, chính phủ, các
quy định về thực hiện trách nhiệm đối với an toàn ,sức khỏe lao động. Phải nhận thức rõ
thực hiện trách nhiệm là góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối
với trách nhiệm, cam kết về an toàn, sức khỏe lao động cần phải chú ý:
 Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập
kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao
động. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về
an toàn, sức khỏe lao động đối với người lao động, theo quy định của Nhà nước.
 Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao
động, vệ sin lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng
và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.
 Xây dựng nội quy, quy trình an toàn ,sức khỏe lao động phù hợp với từng loại
máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm
việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
 Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, sức
khỏe lao động đối với người lao động.
 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, theo tiêu chuẩn, chế độ quy
định. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an
toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao độngThương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.Như vậy bảo đảm điều kiện
an toàn lao động, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho người lao động là một trong các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp ổn
định sản xuất, tăng năng suất lao động, phát triển bền vững. Song, do kinh phí tổ
chức đầu tư các hoạt động này còn quá lớn nên hầu hết doanh nghiệp vì lợi nhuận
thức tế trước mắt mà chưa thực hiện trách nhiệm, cam kết của mình với người lao

động. Để nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động cần
có sự nỗ lực của Nhà nước và các doanh nghiệp để đảm bảo hài hòa các lợi ích, vì
mục tiêu chung của các bên.


 Chủ doanh nghiệp và Ban quản lý doanh nghiệp nên thường xuyên lấy ý kiến đánh
giá của người lao động tại doanh nghiệp mình về điều kiện làm việc để có sự điều
chỉnh cho phù hợp, nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sức
khoẻ, tính mạng của người lao động. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách
nhiệm của các chủ doanh nghiệp trong việc tạo ra môi trường thuận lợi, điều kiện
làm việc an toàn cho người lao động tại doanh nghiệp.

C.KẾT LUẬN:
Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm của
doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững sẽ là một xu thế tất yếu. Với một nguồn lao động


có chất lượng cao sẽ quyết định năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung,
trong những năm gần đây một số doanh nghiệp đã ý thức và quan tâm đến việc thực hiện
trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe đối với NLĐ. Nhưng bên cạnh đó, thực trạng thực
hiện về vấn đề này ở một bộ phận lớn các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ vẫn còn nhiều bất cập.Các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt hơn nữa về vấn đề
an toàn sức khỏe lao động để góp phần giúp nâng cao năng suất lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. />3.
4.
5.


o-218760.html.
/> /> /> />


×