Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.02 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MAI LAN

PHÒNG NGỪA TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số

: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. DƯƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2013


Lời cám ơn
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của cơ
quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận
văn Thạc sỹ Luật học. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các giáo
sư, phó giáo sư, tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Cảm ơn Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ rất nhiều để tôi


hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến PSG. TS. Dương Tuyết
Miên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả

Đỗ Thị Mai Lan


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................

1

1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................

1

2. Tình hình nghiên cứu......................................................................


2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................

2

4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu.......................................

2

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................

3

6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn.................................

3

7. Cơ cấu của luận văn........................................................................

3

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC GIANG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012...................................... ..

5

1.1. Thực trạng của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm
2008 đến năm 2012...................................................................................
1.1.1.Thực trạng của tội đánh bạc xét về mức độ............................


5

1.1.2.Thực trạng của tội đánh bạc xét về tính chất (cơ cấu và tính
chất của tội đánh bạc) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang...................................
1.2. Diễn biến của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong
thời gian từ năm 2008 đến năm 2012........................................................
1.2.1. Diễn biến của tội đánh bạc xét về mức độ............................
1.2.2. Diễn biến của tội đánh bạc xét về tính chất..........................

5
15
24

24
31

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI ĐÁNH BẠC VÀ CÁC BIỆN
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI..........................

2.1. Nguyên nhân của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang..........
2.1.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế về kinh tế, văn hoá,
xã hội .......................................................................................................
2.1.2. Nguyên nhân từ những hạn chế trong công tác quản lý Nhà
nước về trật tự, an toàn xã hội..................................................................
2.1.3. Nhóm nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng...............................................................................
2.1.4. Nguyên nhân từ phía người phạm tội...................................


36
36
36
40
42
45


2.2. Dự báo tình hình tội đánh bạc trong thời gian tới..........................

46

2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội đánh bạc trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới................................................

48

2.3.1. Nhóm biện pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội ..........................

48

2.3.2. Các biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác
quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn xã hội..............................................

54

2.3.3. Các biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động của các
cơ quan tiến hành tố tụng..........................................................................
2.3.4. Nhóm giải pháp phòng ngừa từ phía người phạm tội


56
59

KẾT LUẬN..............................................................................................

62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................

64

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATCC

An toàn công cộng

CSĐT

Cảnh sát điều tra

HSST

Hình sự sơ thẩm

TAND


Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

TTCC

Trật tự công cộng

TTXH

Trật tự xã hội


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc Bộ, cách thủ đô
Hà Nội 50km. Bắc Giang nằm không xa các khu trung tâm công nghiệp của
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; hệ
thống giao thông trong tỉnh thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và
đường thuỷ tới Hà Nội, cửa khẩu Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng
biển Hải Phòng, Quảng Ninh... Với những thuận lợi này tạo điều kiện cho Bắc
Giang phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu kinh tế với các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước và
thực tế Bắc giang đã từng bước phát huy tiềm năng đưa tỉnh trở thành một đầu
mối kinh tế quan trọng nối cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng. Là một tỉnh chậm phát triển trong cả nước nhưng trong thời gian gần
đây, kinh tế - xã hội của Bắc Giang đã được chú trọng đầu tư phát triển và đạt
được những thành tựu nhất định.
Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội mang lại cho Bắc
Giang những thách thức phải đối mặt giải quyết, đó là vấn đề về môi trường,
sự gia tăng nạn thất nghiệp, các TNXH, tội phạm…
Một trong những tội phạm gia tăng trong thời gian gần đây trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, đó là tội đánh bạc. Đánh bạc không chỉ là một trong những tệ
nạn xã hội mà bản thân còn là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ ảnh
hưởng tới an toàn công cộng, trật tự công cộng, thậm trí còn là một trong
những nguyên nhân của những tội phạm khác. Do vậy, việc nghiên cứu tình
hình tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm làm rõ “bức tranh” về tội
phạm này trong thời gian qua là cần thiết. Trên cơ sở đó xác định được
nguyên nhân và đề ra các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao công
tác phòng ngừa tội phạm này. Chính vì lý do đó nên tác giả đã chọn đề tài:
“Phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình.



2

2. Tình hình nghiên cứu
Tội đánh bạc thuộc nhóm tội về cờ bạc, trong những năm gần đây, có
một số công trình nghiên cứu về các tội phạm về cờ bạc dưới góc độ tội phạm
học như:
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về
cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Cao Thị Oanh, Trường Đại
học Luật Hà Nội, năm 2002
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Phòng ngừa các tội phạm về cờ bạc trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Dương Vân Anh, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2012.
Trong các công trình trên, các tác giả đã nghiên cứu thực trạng, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa các tội phạm về cờ bạc trên
địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh. Như vậy, có thể nói cho đến
nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tội đánh bạc, nguyên nhân của
tội phạm và tìm ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn đi vào nghiên cứu tình hình tội đánh
bạc trong thời gian từ năm 2008 – 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nguyên
nhân của tội đánh bạc và biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm
này trong thời gian tới.
Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Tội
phạm học về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian
5 năm từ năm 2008 đến năm 2012.
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu để nhằm đề xuất
các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh

Bắc Giang trong thời gian tới.


3

Nhiệm vụ của việc nghiên cứu: Từ mục đích nói trên, tác giả cần
thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng, diễn biến của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang trong thời gian 2008 - 2012;
- Xác định nguyên nhân của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
trong thời gian 2008 - 2012;
- Đưa ra dự báo tình hình tội đánh bạc trong thời gian tới trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội đánh bạc trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
b) Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên dưới góc độ tội phạm học
về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Dưới góc độ tội phạm học, luận văn sẽ đi sâu phân tích tình hình tội
đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian từ năm 2008 đến năm
2012, giải thích được một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội này và đề
xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội đánh bạc trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1: Tình hình tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm
2008 đến năm 2012.


4

Chương 2: Nguyên nhân của tội đánh bạc và các biện pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời
gian tới.


5

CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI ĐÁNH BẠC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC GIANG TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012
“Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm
(hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không
gian và đơn vị thời gian nhất định” [1, Tr 203].
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội đánh bạc, tác giả sử dụng số
liệu thống kê chính thức của TANDTC, TAND tỉnh Bắc Giang, Phòng CSĐT
tội phạm về TTXH (PC45) – Công an tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, tác giả
còn sử dụng số liệu thống kê từ 144 bản án HSST xét xử về tội đánh bạc trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang được lựa chọn ngẫu nhiên từ tất cả các bản án về tội
phạm này trong phạm vi nghiên cứu.
1.1. Thực trạng của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ
năm 2008 đến năm 2012
Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế hiện có của tội phạm
trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Cũng như thực trạng

của các hiện tượng khác, thực trạng của tội phạm cần được đánh giá về mặt
“định lượng” và về mặt “định tính”. Đó là đánh giá về mức độ của tội
phạm (định lượng) và đánh giá về tính chất và cơ cấu của tội phạm (định
tính) [1, Tr 219].
Như vậy thực trạng của tội đánh bạc là tình trạng thực tế của tội đánh
bạc xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian 5 năm (2008-2012) xét
về mức độ và tính chất.
1.1.1. Thực trạng của tội đánh bạc xét về mức độ
* Tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm”[4, Tr 102].
Để đánh giá thực trạng của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
trong thời gian 2008 – 2012 chúng ta có thể khảo sát qua các số liệu thống kê
của TAND tỉnh Bắc Giang về số vụ và số người phạm tội đánh bạc bị xét xử


6

sơ thẩm trong từng năm và bình quân năm trên địa bàn tỉnh trong phạm vi
thời gian nghiên cứu.
Bảng 1: Số vụ và số ngƣời phạm tội đánh bạc đã bị xét xử trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 đến năm 2012.
Năm
Số vụ
88
97
98
109
193
585

117

2008
2009
2010
2011
2012
Tổng
TB/ năm

Tội đánh bạc
Số ngƣời phạm tội
396
498
503
604
1168
3169
633,8

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)

Trên cơ sở số liệu thống kê của bảng 1, ta có biểu đồ về số vụ và số
người phạm tội đánh bạc bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ
năm 2008 đến năm 2012 như sau:
Biểu đồ 1: Số vụ và số ngƣời phạm tội đánh bạc đã bị xét xử trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 đến năm 2012

1200


1168

1000
604

800
396

600

503

498

400
200

88

97

98

2008

2009

2010

109


193

0

Số vụ

2011

2012

Số người phạm tội

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)


7

Qua bảng thống kê và biểu đồ ta có thể đưa ra nhận xét như sau:
Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, số vụ và số người phạm tội đánh bạc bị xét xử sơ thẩm là tương đối
nhiều. Trong 05 năm có tất cả 585 vụ và 3.169 người phạm tội bị xét xử về tội
đánh bạc. Số vụ án trong một năm bị xét xử thấp nhất là 88, cao nhất là 193;
Số người phạm tội trong một năm bị xét xét xử ít nhất là 396, nhiều nhất là
1168. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, mỗi năm có trung bình 117 vụ
đánh bạc với gần 634 người phạm tội bị xét xử về tội đánh bạc.
Ngoài số liệu khảo sát ở trên, để thấy rõ hơn hơn thực trạng của tội
đánh bạc, tác giả so sánh tỷ lệ tội đánh bạc trên tổng số các tội cờ bạc, các tội
xâm phạm ATCC, TTCC và tội phạm nói chung bị xét xử trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012.

Tội đánh bạc thuộc nhóm các tội cờ bạc và là một tội phạm thuộc
chương các tội xâm phạm ATCC, TTCC (chương XIX- BLHS). Do đó, tác
giả đã so sánh số vụ, số người phạm tội đánh bạc bị xét xử với tổng số vụ, số
người phạm tội bị xét xử về các tội cờ bạc, các tội xâm phạm ATCC, TTCC
trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, điều
này giúp cho chúng ta thấy được mối tương quan giữa “bức tranh” về tội đánh
bạc trong tổng thể chung của “bức tranh” về các tội cờ bạc, các tội xâm phạm
ATCC, TTCC. Ta có Bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2: Số vụ, số ngƣời phạm tội đánh bạc so với số vụ, số ngƣời
phạm tội bị xét xử về các tội cờ bạc, các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 đến năm 2012


8

Tội
đánh bạc

Tỷ lệ phần trăm (%) so với các
tội cờ bạc, nhóm tội xâm phạm
ATCC, TTCC
So với các tội
So với các tội
xâm phạm
cờ bạc
ATCC, TTCC
Số
Số
Số
Số

vụ
ngƣời
vụ
ngƣời
phạm
phạm
tội
tội
(1/3)
(2/4)
(1/5)
(2/6)

Nhóm tội xâm
phạm ATCC,
TTCC

Các tội
cờ bạc

Năm
Số
vụ

(1)

Số
ngƣời
phạm
tội

(2)

2008

88

2009

Số
vụ

(3)

Số
ngƣời
phạm
tội
(4)

Số
vụ

(5)

Số
ngƣời
phạm
tội
(6)


396

92

428

215

582

95,7

92,5

40,9

68

97

498

98

499

215

640


98,9

99,8

45,1

72,2

2010

98

503

105

551

243

706

93,3

91,3

40,3

71,2


2011

109

604

116

676

232

853

93,9

89,3

47

70,8

2012

193

1168

205


1289

316

1490

94,1

90,6

61,2

78,4

Tổng 585

3169

616

3443

1221

4271

94,9

92


47,9

74,2

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)

Trên cơ sở số liệu thống kê của bảng 2, ta có biểu đồ 2 và biểu đồ 3 dưới đây:
Biểu đồ 2: So sánh số vụ phạm tội đánh bạc với số vụ bị xét xử về
các tội cờ bạc, các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang từ năm 2008 - 2012
350

316

300
243

250

215

232

215

205
193

200
150

100

88

92

97

98

105
98

116
109

50
0
2008
Tội đánh bạc

2009

2010

Các tội cờ bạc

2011

2012


Các tội xâm phạm ATCC, TTCC

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)


9

Biểu đồ 3: So sánh số ngƣời phạm tội đánh bạc với số ngƣời phạm
tội bị xét xử về các tội cờ bạc, các tội xâm phạm ATCC, TTCC trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 - 2012
1600

1490

1400

1289
1168

1200
1000

853

800
600
400

396


428

706

640

582
498

499

551

676
604

503

200
0
2008

2009

Tội đánh bạc

2010

Các tội cờ bạc


2011

2012

Các tội xâm phạm ATCC, TTCC

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)

Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể rút ra nhận xét như sau:
Số vụ, số người phạm tội đánh bạc so với số vụ, số người phạm tội bị
xét xử về các tội cờ bạc: Các tội cờ bạc bao gồm có 3 tội là tội đánh bạc, tội tổ
chức đánh bạc và tội gá bạc. Theo số liệu ở trên thì tổng số tội cờ bạc bị xét
xử trong giai đoạn là 616 vụ, 3443 người phạm tội nhưng trong đó có tới 585
vụ (chiếm tỷ lệ 94,9%), 3169 người phạm tội (chiếm tỷ lệ 92%) bị xét xử về
tội đánh bạc. Như vậy, trong vòng 5 năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tội
đánh bạc rõ ràng là chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nhóm các tội cờ bạc.
Số vụ, số người phạm tội đánh bạc so với số vụ, số người phạm tội bị
xét xử về các tội tội xâm phạm ATCC, TTCC: Tội đánh bạc nằm trong 54
điều luật quy định về các tội xâm phạm ATCC, TTCC nhưng trong 5 năm tội
đánh bạc lại chiếm tỷ trọng lớn (chiếm tới 47,9% số vụ; 74,2% số người phạm
tội) trong tổng số trong số các tội xâm phạm ATCC, TTCC. Trong đó số vụ,
số người phạm tội đánh bạc chiếm tỷ lệ cao nhất là vào năm 2012 lần lượt là
61,2% và 78,4%; thấp nhất là 40,3% (2010), 68% (2008).


10

Ngoài ra, tác giả đã so sánh tội đánh bạc trong mối tương quan với tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 đến năm 2012.

Bảng 3: Số vụ, số ngƣời phạm tội đánh bạc so với số vụ, số ngƣời
phạm tội bị xét xử về tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ
năm 2008 đến năm 2012.
Năm

Tội đánh bạc
Số vụ Số ngƣời
phạm tội
(1)
(2)
88
396
97
498
98
503
109
604
193
1168
585
3169

2008
2009
2010
2011
2012
Tổng


Tội phạm nói chung
Số vụ
Số ngƣời
phạm tội
(3)
(4)
841
1443
949
1689
1032
1850
1109
2166
1258
2790
5189
9938

Tỷ lệ (%)
Số vụ
Số ngƣời
phạm tội
(1/3)
(2/4)
10,5
27,4
10,2
29,5
9,5

27,2
9,8
27,9
15,3
41,9
11,3
31,9

(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)

Trên cơ sở bảng số liệu ta có thể minh họa bằng 2 đồ thị dưới đây:
Biểu đồ 4: So sánh số vụ phạm tội đánh bạc với số vụ bị xét xử về
tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 - 2012
1400

1258

1200

1109

1000

1032

949

841

800

600
400
200

88

97

2008

2009

98

109

2010

2011

193

0
Tội đánh bạc

2012

Tội phạm nói chung

(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)


Biểu đồ 5: So sánh số ngƣời phạm tội đánh bạc với số ngƣời phạm
tội bị xét xử về tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm
2008 đến năm 2012


11
2790

3000
2500

2166
1850

1689

2000
1443

1500

1168

1000
396

498

503


604

500
0
2008

2009

2010

Tội đánh bạc

2011

2012

Tội phạm nói chung

(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang)

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong thời gian 05 năm (2008 – 2012),
trên toàn tỉnh Bắc Giang có: 5189 vụ phạm tội nói chung bị xét xử, trong đó
có 585 vụ đánh bạc chiếm tỷ lệ là 11,3%; 9938 người phạm tội bị xét xử về
các tội phạm nói chung, trong đó có 3169 người phạm tội đánh bạc chiếm tỷ
lệ 31,9%. Như vậy, trong vòng 05 năm tội phạm này chiếm tỷ lệ đáng kể
trong số các tội phạm nói chung.
Các thông số trên tuy phản ánh “bức tranh” xét về mức độ. Nhưng “bức
tranh” này chưa cho phép đánh giá cũng như so sánh được thật chính xác mức
độ nghiêm trọng của tội phạm xét về mức độ vì các thông số này chưa được

đặt trong mối liên hệ với số dân cư [4, Tr 115]. Chỉ số tội phạm được xác định
để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư. Để đánh giá chính
xác mức độ nghiêm trọng của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không
thể bỏ qua việc xác định chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và so
sánh chỉ số tội phạm này với chỉ số tội phạm trên địa bàn một số tỉnh khác
như Thái Nguyên, Bắc Kạn và trên toàn quốc. Việc so sánh này cho phép
đánh giá được chính xác thực trạng của tội phạm ở các đơn vị không gian và
thời gian khác nhau (vì cùng tổng số tội phạm đã xảy ra nhưng thuộc không
gian khác nhau với số dân cư khác nhau sẽ không thể đánh giá và rút ra kết
luận chính xác). Dưới đây là bảng chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội bị


12

xét xử về tội đánh bạc ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn và toàn quốc từ
năm 2008 đến năm 2012.
Bảng 4: Chỉ số tội phạm, chỉ số ngƣời phạm tội đánh bạc trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn và toàn quốc (tính trên
100.000 dân)
Năm

Bắc Giang
Thái Nguyên
Bắc Kạn
Toàn quốc
Chỉ
Chỉ số Chỉ số Chỉ số Chỉ số Chỉ số Chỉ
Chỉ số
số về về số về số về số về số về số số về về
số

số vụ ngƣời vụ
ngƣời vụ
ngƣời số vụ ngƣời
phạm
phạm
phạm
phạm
tội
tội
tội
tội
2008
5,66
25,47
3,48
13,8
6,47
22,1
3,75
14,18
2009
6,22
31,92
3,6
14,1
6,79
23,76
4,0
15,88
2010

6,25
32,09
3,6
14,3
5,7
19,55
3,23
13,1
2011
6,91
38,3
4,56
35,19
4,35
18,08
3,3
16,11
2012
12,2
73,9
6,8
43,9
4,67
24,3
4,56
23,2
Trung 7,45
40,34
4,41
24,26

5,6
21,56
3,77
16,49
bình
(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang, website:

12873)

Từ bảng số liệu trên, ta có 2 biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 6: Chỉ số tội phạm của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang so với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn và Toàn quốc từ năm 2008
đến năm 2012
8

7.45
5.6

6

4.41

3.77

4
2
0

1


Bắc Giang

Thái Nguyên

Bắc Kạn

Toàn quốc

(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang, website:
12873)

Biểu đồ 7: Chỉ số ngƣời phạm tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn và toàn quốc từ năm 2008 - 2012


13

50
40.34

40
30

24.26

21.56
16.49

20
10

0

1

Bắc Giang

Thái Nguyên

Bắc Kạn

Toàn quốc

(Nguồn: Văn phòng TANDTC, Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang, website:
12873)

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta có thể rút ra một số nhận xét dưới đây:
Mức độ phổ biến tội đánh bạc trong dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang: Trung bình mỗi năm cứ 100.000 dân thì có hơn 7 vụ án đánh bạc bị
xét xử với trên 40 người phạm tội. Ở đây có sự chênh lệch giữa số vụ và số bị
cáo bị xét xử là khá lớn, cụ thể số bị cáo nhiều gấp khoảng hơn 5 lần số vụ án
bị xét xử.
Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội bị xét xử về tội đánh bạc ở
tỉnh Bắc Giang cao hơn ở tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Kạn và toàn quốc trong
cả 05 năm. Cụ thể, chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội ở Bắc Giang là
7,45 và 40,34; Thái Nguyên là 4,41 và 24,26; Bắc Kạn là 5,6 và 21,56 và toàn
quốc là 3,77 và 16,49. Điều này thể hiện mức độ phổ biến của tội đánh bạc
trong dân cư ở Bắc Giang cao hơn ở Thái Nguyên, Bắc Kạn và toàn quốc.
*Tội phạm ẩn
Nghiên cứu về thực trạng của tội phạm không chỉ dựa vào việc nghiên
cứu về tội phạm rõ mà còn phải nghiên cứu về tội phạm ẩn. Tội phạm ẩn là số

lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không
được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một
cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong thống kê hình
sự chính thức [2, Tr 203].
Quá trình xem xét thực trạng tội đánh bạc trên đây là quá trình xem xét
thực trạng của tội phạm rõ được xác định qua các số liệu thống kê xét xử. Để
phản ánh chính xác, đầy đủ thực trạng của tội đánh bạc đòi hỏi ngoài tội phạm


14

rõ thì phải đánh giá đến cả mức độ ẩn của tội phạm này. Thực tế cho thấy,
mỗi loại tội phạm có một mức độ ẩn khác nhau. Để đánh giá được mức độ ẩn
của tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là một công việc không đơn
giản. Trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả đã cố gắng đi phân tích
để từ đó đưa ra đánh giá mức độ ẩn của tội đánh bạc trong khoảng thời gian
vừa qua (2008 - 2012) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Số liệu thống kê được tác giả sử dụng ở đây là số vụ án, số người thực
hiện bị phát hiện, khởi tố trong 5 năm gần đây.
Bảng 5: Số vụ, số đối tƣợng bị phát hiện, khởi tố về tội đánh bạc.
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng
TB/ năm

Tội đánh bạc

Số vụ
Số ngƣời thực hiện
190
702
205
930
210
839
262
1065
320
1890
1187
5426
237,4
1085,2

(Nguồn: Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh Bắc Giang)

Những số liệu thống kê tại bảng có sự chênh lệch khá lớn với những số
liệu xét xử của Tòa án. Có thể xác định chính xác tỷ lệ giữa số vụ, số bị cáo bị
xét xử về tội đánh bạc và số vụ, số người thực hiện hành vi đánh bạc bị phát
hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:
Bảng 6: Tỷ lệ giữa số vụ, số ngƣời phạm tội bị xét xử về tội đánh
bạc và số vụ, số ngƣời thực hiện hành vi đánh bạc bị phát hiện, khởi tố
Năm

Số vụ
xét xử
(1)


2008
2009
2010
2011
2012
Tổng

88
97
98
109
193
585

Số vụ
phát hiện,
khởi tố
(2)
190
205
210
262
320
1187

Tỷ lệ
%
(1/2)


Số ngƣời
phạm tội
(3)

Số ngƣời
thực hiện
(4)

Tỷ lệ
%
(3/4)

46,3%
47,3%
46,7%
41,6%
60,3%
49,3%

396
498
503
604
1168
3169

702
930
839
1065

1890
5426

56,4 %
53,5%
59,9 %
56,7%
61,8 %
58,4%


15
(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH
(PC45), Công an tỉnh Bắc Giang)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong thời gian từ năm 2008 đến
năm 2012, số vụ và số người thực hiện hành vi đánh bạc bị phát hiện, khởi tố
với số vụ và số người phạm tội bị xét xử có sự chênh lệch khá lớn, tỷ lệ xét
xử thấp. Cụ thể, số vụ xét xử chỉ chiếm 49,3% số vụ bị phát hiện, khởi tố; Số
người phạm tội đánh bạc bị xét xử chiếm 58,4% số người thực hiện bị phát
hiện, khởi tố. Như vậy, sẽ có tới 50,7% số vụ và 41,6% số người thực hiện
hành vi đánh bạc bị phát hiện nhưng không bị đưa ra xét xử. Trong số vụ, số
người thực hiện hành vi đánh bạc không bị xét xử trên, mức độ ẩn của tội
đánh bạc sẽ chiếm một phần trong đó.
Ngoài ra, khi tác giả nghiên cứu 144 bản án HSST về tội đánh bạc thì
có 10 vụ (chiếm 6,9%) người phạm tội trước đó đã thực hiện hành vi đánh bạc
nhiều lần nhưng những lần đó đều không bị phát hiện, xử lý.
Như vậy, từ những đánh giá, phân tích trên tác giả có thể đưa ra nhận
định mức độ ẩn của tội đánh bạc ở Bắc Giang trong thời gian qua thực tế có
tồn tại (ẩn về số vụ và số người phạm tội), mức độ ẩn là tương đối cao.

1.1.2.Thực trạng của tội đánh bạc xét về tính chất (cơ cấu và tính
chất của tội đánh bạc) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội
đánh bạc. Qua cơ cấu của tội phạm này theo tiêu thức nhất định có thể rút ra
được nhận xét về tính chất của tội đánh bạc.
Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đã xét xử tổng số 585 vụ với 3.169 người phạm tội đánh bạc. Trên cơ
sở chủ yếu là khảo sát, nghiên cứu 144 bản án HSST với 1.080 bị cáo bị xét
xử về tội đánh bạc trong thời gian 5 năm (2008 - 2012), cơ cấu của tội đánh
bạc được tác giả xác định theo những tiêu chí sau:
* Cơ cấu theo loại tội
Khảo sát 144 bản án HSST với 1.080 bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 5 năm, ta có bảng thống kê sau:


16

Bảng 7: Cơ cấu theo loại tội
Tổng

Tội ít nghiêm trọng

Tội nghiêm trọng

144 vụ = 1.080 bị cáo
100%

1031 bị cáo
95,46%


49 bị cáo
4,54%

( Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Như vậy, có thể thấy tội đánh bạc ở Bắc Giang chủ yếu tập trung vào loại tội
ít nghiêm trọng (chiếm tới 95,46%).
Biểu đồ 8: Cơ cấu theo loại tội
4.54

Tội ít nghiêm trọng
95.46

Tội nghiêm trọng

(Nguồn: 144 bản HSST về tội đánh bạc )

* Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã đƣợc áp dụng
Kết quả thu được từ việc nghiên cứu 144 bản án HSST với 1.080 bị cáo
bị xét xử về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong vòng 5 năm được
thể hiện dưới bảng số liệu chi tiết dưới đây:
Bảng 8: Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã đƣợc áp dụng
Tổng

Phạt tiền

1.080 bị cáo
100%

01 bị cáo

0,09%

Phạt tù
Phạt tù nhƣng cho
Từ 03 năm tù
hƣởng án treo
trở xuống
825 bị cáo
254 bị cáo
76,39%
23,52%

(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Biểu đồ 9. Cơ cấu theo loại và mức hình phạt đã đƣợc áp dụng
0.09

Phạt tiền

23.52
76.39

(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Phạt tù nhưng cho
hưởng án treo
Phạt tù từ 3 năm trở
xuống



17

Có thể thấy hình phạt được áp dụng gồm: Phạt tiền và phạt tù (phạt tù
nhưng cho hưởng án treo và phạt tù từ 3 năm trở xuống). Hình phạt chủ yếu
được áp dụng là phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tới 76,39%, ngược lại
hình phạt ít được áp dụng là phạt tiền chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,09%).
* Cơ cấu theo hình thức đánh bạc
Từ việc nghiên cứu 144 bản án HSST về tội đánh bạc cho thấy hình
thức đánh bạc rất đa dạng, tuy nhiên, tác giả đã chọn một số hình thức đánh
bạc phổ biến xác định cơ cấu như bảng số liệu dưới đây:
Bảng 9: Cơ cấu theo hình thức đánh bạc
Tổng
144 vụ
100%

Xóc đĩa
69
47,92%

Hình thức đánh bạc
Ba cây Lô đề Phỏm Các hình thức khác
43
17
10
5
29,86% 11,81% 6,94%
3.47%
(Nguồn: 144 bản HSST về tội đánh bạc)

Biểu đồ 10. Cơ cấu theo hình thức đánh bạc

6.94

Xóc đĩa
Ba cây
Lô đề
Phỏm
Hình thức khác

5.47

11.81

47.92
29.86

(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể khẳng định: Xóc đĩa là hình
thức đánh bạc chủ yếu diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn
nghiên cứu. Cụ thể có tới 69 vụ/144 vụ đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa,
chiếm tỷ lệ 47,92%.
* Cơ cấu theo quy mô thực hiện tội phạm
Quy mô thực hiện tội phạm được xác định theo số lượng người tham
gia trong mỗi vụ đánh bạc. Qua khảo sát 144 bản án cho ta kết quả như sau:
Bảng 10: Cơ cấu theo quy mô thực hiện tội phạm
Tổng

Quy mô vừa và nhỏ
Dƣới 10 ngƣời


Quy mô lớn
Từ 10 ngƣời trở lên

144 vụ = 100%

95 vụ = 65,97%

49 vụ = 34,03%


18
(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Biểu đồ 11: Cơ cấu theo quy mô thực hiện tội phạm

34.03

Dưới 10 người

65.97

Từ 10 người trở lên

(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy tội đánh bạc phần lớn được
thực hiện dưới dạng quy mô vừa và nhỏ (chiếm 65,97%).
* Cơ cấu theo thời gian, địa điểm phạm tội
Từ việc nghiên cứu 144 bản án HSST xét xử về tội đánh bạc trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 - 2012, tác giả đã xác định các khoảng thời

gian và những địa điểm phổ biến diễn ra các vụ đánh bạc như sau:
Bảng 11: Cơ cấu của tội đánh bạc theo thời gian, địa điểm phạm tội
Tổng

Thời gian phạm tội
6-12
12-18
18-22

Địa điểm phạm tội
Nhà
Quán
riêng
hát, quán
bia, nhà
nghỉ

22-6

Rừng,
vƣờn,
nhà
hoang

Địa
điểm
khác

144vụ


17

75

40

12

88

14

32

10

100%

11,81%

52,08%

27,78%

8,33% 61,11%

9,72%

22,22%


6,94%

(Nguồn: 144 bản HSST về tội đánh bạc )

Qua bảng số liệu trên xác định được khoảng thời gian từ 12 giờ - 18 giờ
xảy ra các vụ đánh bạc nhiều nhất (có 75 vụ chiếm 52,08%) và các vụ đánh
bạc chủ yếu được diễn ra tại nhà riêng (có 88 vụ chiếm 61,11%).
Biểu đồ 12. Cơ cấu của tội đánh bạc theo thời gian phạm tội


19

8.33

06 giờ - 12 giờ

11.81

12 giờ - 18 giờ

27.78
52.08

18giờ - 22 giờ
22giờ - 06 giờ

(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

Biểu đồ 13. Cơ cấu của tội đánh bạc theo địa điểm phạm tội
6.94


Nhà riêng

22.22

61.11

9.72

Quán hát, quán bia, nhà
nghỉ
Rừng, vườn, nhà hoang
Địa điểm khác

(Nguồn: 144 bản án HSST về tội đánh bạc)

* Cơ cấu theo địa bàn phạm tội (xét theo đặc điểm về địa hình)
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2012, trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đã có 585 vụ án đánh bạc bị xét xử sơ thẩm. Số vụ án bị đưa ra xét xử
ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 12: Cơ cấu của tội đánh bạc theo địa bàn phạm tội
Tổng

585 vụ

Vùng trung du
Huyện Hiệp Hòa,
Việt Yên, Thành
phố Bắc Giang
216 vụ = 36,92%


Miền núi
Huyện Tân Yên, Yên Thế,
Lạng Giang, Yên Dũng,
Lục Nam, Lục Ngạn
347 vụ = 59,32%

Vùng cao
Huyện
Sơn
Động
22 vụ = 3,76%

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang )

Biểu đồ 14. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội
3.76

36.92
59.32

Trung du
Miền núi
Vùng cao

(Nguồn: Văn phòng TAND tỉnh Bắc Giang )


×