Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.25 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh
chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt. Một số doanh nghiệp vì chạy đua theo
xu thế mà quên mất rằng cần phải thực hiện đúng pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao
động. Hoạt động thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát trong quản lý
nhà nước, có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo
đảm trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội. Cần nhìn nhận đúng đắn và thực
hiện nội dung thanh tra doanh nghiệp, thông qua đó hướng dẫn, giúp đỡ các doanh
nghiệp chấp hành tốt pháp luật lao động của nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy
phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc thanh tra đối với doanh nghiệp của
Thanh tra tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước chưa được đẩy mạnh, ít được thực
hiện. Hà Tĩnh là một tỉnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem là khu kinh tế ven biển
trọng điểm quốc gia, đồng thời cũng có số lượng doanh nghiệp nhà nước tương đối.
Xuất phát từ thực trạng trên, em chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra về việc
thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu học phần Thanh tra lao động.
Bài tiểu luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về thanh tra lao động.
Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật lao động tại
các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thanh tra việc thực
hiệp pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Hà Tĩnh.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG


-

1.1. Một số khái niệm
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luậ, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, các nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kĩ thuật, quy tắc quản lý
thuộc lĩnh vực lao động.
1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động
1.2.1. Vị trí, vai trò
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội, giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà
nước ngành và lĩnh vực được phân công.
1.2.2. Chức năng
Thanh tra lao động thực hiện các chức năng:
Thanh tra về lao động
Thanh tra về bảo hiểm xã hội
Thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động.
1.2.3. Nhiệm vụ
Theo điều 237 của Bộ luật lao động 2012, Thanh tra Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều
Trang 3










kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi
phạm pháp luật về lao động
1.3. Mục đích của thanh tra lao động
Tại Điều 2, Luật thanh tra 2010 quy định:
Mục đích hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản
lý, chính sách, pháp luật lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao
động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động;
phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà
nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
1.4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động

Theo Điều 3, Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH ngày 16/4/2013 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Thanh tra Bộ.
- Thanh tra Bộ có: Chánh thanh tra và một số Phó Chánh thanh tra.
- Các Phòng chức năng gồm:
Phòng Tổng hợp và Thanh tra hành chính;
Phòng Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Phòng Thanh tra Chính sách người có công;
Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động;
Phòng Thanh tra Chính sách lao động;
Phòng Thanh tra Chính sách về trẻ em và xã hội;
Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội.
1.5. Hình thức thanh tra lao động
Điều 37, Luật thanh tra 2010 đưa ra hình thức thanh tra:
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.
- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Trang 4


1.6. Phương thức thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động được tiến hành bằng phương thức “Thanh tra viên
lao động phụ trách vùng” thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐBLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra
nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định
02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về việc ban hành

quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động).
1.7. Nội dung thanh tra lao động
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định 39/2013/NĐ-CP.
Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật lao động; Việc thực hiện các loại báo
cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động
tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn, vệ sinh
lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi,
lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối
với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực
hiện các quy định khác của pháp luật lao động.

Trang 5


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Khái quát về các doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển sản
xuất hàng hoá, tiếp thu tiến bộ khoa học - công nghệ, phát triển nhanh những ngành
kinh tế mũi nhọn, mở rộng liên kết, giao lưu kinh tế với các tỉnh khác và quốc tế, sớm
hội nhập vào xu thế chung của cả nước. Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng được xem
là khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép,
nhiệt điện và dịch vụ cảng nước sâu. Dân số tỉnh tính đến năm 2016 là 1.266,7 nghìn
người với lực lượng lao động 718,4 nghìn người. Đây được coi là nơi “địa linh nhân
kiệt”; nhiều làng quê nổi tiếng văn chương, khoa bảng và kiên cường; nhiều anh hùng,
danh nhân Việt Nam.
Hiện nay, có 12 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh kinh
doanh, sản xuất nhiều lĩnh vực khác nhau (Xem danh sách tại phụ lục 01)

Các doanh nghiệp nhà nước đóng góp 10% vào GDP của tỉnh. Các doanh nghiệp
nhà nước có vai trò to lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là người địa
phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang
khu vực công nghiệp.
2.2. Cơ quan thanh tra tỉnh Hà Tĩnh
Cơ quan thanh tra: Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà
Tĩnh.
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Tại Điều 9, Nghị định 39/2013/NĐ – CP quy định: Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh
tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được
quy định tại Điều 10, Nghị định 39/2013/NĐ – CP và Điều 24, Luật thanh tra 2010.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của cơ quan Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh được quy định tại Quyết
Trang 6


định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh, gồm có:
Lãnh đạo, Văn phòng và 04 Phòng chuyên môn nghiệp vụ (Xem sơ đồ tổ chức tại phụ
lục 02).
Lãnh đạo thanh tra: Gồm có 01 Chánh thanh tra tỉnh và 03 Phó Chánh thanh tra.
Văn phòng: Cơ cấu tổ chức biên chế gồm 10 người: Chánh Văn phòng, 02 Phó
Chánh Văn phòng, 01 là Thanh tra viên chính, Thanh tra viên hoặc tương đương; 01
chuyên viên tổng hợp trực tiếp làm đầu mối báo cáo công tác thanh tra, công tác
CCHC, thi đua khen thưởng; 01 nhân viên công nghệ thông tin; 01 nhân viên văn thư
– lưu trữ; 01 nhân viên tạp vụ kiêm thủ quỹ cơ quan; 02 nhân viên làm nhiệm vụ lái
xe.

4 phòng nghiệp vụ chuyên môn: Phòng thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Phòng thanh tra khối sở, ngành, doanh nghiệp; Phòng thanh tra khối địa phương;
Phòng phòng chống tham nhũng và pháp chế.
2.3. Hoạt động thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực
hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
2.3.1. Lực lượng thanh tra
Hiện nay, lực lượng thanh tra lao động tỉnh Hà Tĩnh có tổng cộng 34 người chia
thành 6 đơn vị khác nhau, mỗi đơn vị có 1 chức năng riêng.
Lực lượng thanh tra lao động tại tỉnh Hà Tĩnh bao gồm:
-

14 lãnh đạo ( là các trưởng , phó thanh tra, trưởng phó các phòng ban)

-

9 thanh tra viên

-

6 chuyên viên

-

5 nhân viên khác (bao gồm văn thư, lái xe…)
Dễ dàng nhận thấy lực lượng thanh tra lao động tại tỉnh còn thiếu và chất lượng
còn chưa cao, với số lượng doanh nghiệp lớn, là khu công nghiệp của cả nước, lực
lượng thanh tra mỏng như trên không thể đáp ứng thanh tra toàn diện, chi tiết các
doanh nghiệp, chưa thể thực hiện được nhiệm vụ: “một thanh tra – một doanh nghiệp”,
điều dễ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp.
Trang 7



2.3.2. Phương thức thanh tra
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội phụ trách thanh tra làm trưởng đoàn.
2.3.3. Hình thức thanh tra
Sau khi phát hiện sai phạm về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp
nhà nước, tiến hành thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định và thực hiện thanh tra đột xuất. Hàng năm, thanh
tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh cũng tiến hành thanh tra định kỳ đối với
các doanh nghiệp nhà nước.
2.3.4 Nội dung thanh tra
Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định
thanh tra theo điều 20, Nghị định số 39/2013/ NĐ – CP. Thành lập đoàn thanh tra và
tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động các doanh nghiệp nhà nước trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:
1. Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện các loại báo cáo định kỳ.
2. Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện tuyển dụng và đạo tạo lao
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

động.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện hợp đồng lao động.

Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện thời giờ làm việc và nghỉ
ngơi.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện tiền công và trả công lao
động.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện các quy định đối với lao động
nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện các quy định đối với lao động
là người nước ngoài.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện kỷ luật lao động, trách nhiệm
vật chất.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thực hiện các quy định khác của pháp
Trang 8


luật lao động.
2.4. Kết quả thanh tra
Năm 2014, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành 15
cuộc thanh tra trên tổng số 12 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn, trong đó:
+ Số cuộc thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt: 12/15 cuộc
+ Số cuộc thanh tra đột xuất: 3/15 cuộc. Bao gồm: Thanh tra 1 cuộc về chấp hành
việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hiểm xã hội tại công ty cao su Hương Khê –
Hà Tĩnh, Thanh tra 1 cuộc về thực hiện pháp luật lao động việc thực hiện hợp đồng lao
động tại công ty cấp nước Hà Tĩnh và thanh tra 1 cuộc về thực hiện trả công cho người
lao động tại công ty Viễn thông Hà Tĩnh.
Xử phạt 2 doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, đó là: Công ty TNHH một
thành viên xổ số kiến thiết Hà Tĩnh và công ty cao su Hương Khê – Hà Tĩnh. Tổng số
tiền xử phạt: 218470000 đồng.


-

-

2.5. Đánh giá
2.5.1. Những mặt đạt được
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của thanh tra sở, đáp ứng được yêu cầu trong công tác thanh tra ngành đề ra.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra đúng theo quy định của pháp luật, từ việc lên kế
hoạch đến tổ chức thực hiện. Có sự kết hợp với các ban ngành liên quan để công tác
thanh tra các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao nhất.
Phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về việc thưc hiện pháp luật lao động của
các doanh nghiệp nhà nước đóng trên tỉnh Hà Tĩnh. Nhờ vậy, hạn chế thiệt hại do các
vi phạm để lại.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên những mặt đạt được, công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Hà Tĩnh còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
Trong khi số doanh nghiệp nhà nước ngày càng tăng lên thì lực lượng thanh tra còn
mỏng và yếu, đặc biệt về chất lượng dẫn tới tình trạng một số lĩnh vực thuộc ngành
quản lý bị bỏ sót.
Thời gian diễn ra công tác thanh tra còn dài, gây khó khăn cho việc sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
Một số văn bản về vấn đề thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp nhà nước còn
ít và mang tính chất chung.
Mặc dù có xây dựng lịch tiếp dân, tuy nhiên công tác tiếp dân vẫn còn nhiều bất cập
như quy trình nghiệp vụ tiếp dân và xử lý đơn thư còn phức tạp.
Trang 9



Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế trên:
Từ công tác thanh tra: Lực lượng thanh tra còn ít về số lượng, hạn chế về chất
lượng. Cán bộ thanh tra tỉnh có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, tuy nhiên số cán bộ
thanh tra đúng chuyên ngành lao động lại chỉ từ 1 – 3 người. Các cán bộ thanh tra còn
chưa dứt khoát, nương tay với một số doanh nghiệp nhà nước vi phạm. Một bộ phận
cán bộ thanh tra tư lợi nhận hối lộ dẫn tới việc giải quyết vi phạm gặp nhiều khó khăn.
Từ phía các doanh nghiệp nhà nước: Vì lợi nhuận doanh nghiệp cố tình thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Khi bị xử lý vi phạm, một số doanh nghiệp
còn trì trệ trong việc thực hiện, có thái độ không hợp tác với đoàn thanh tra trong quá
trình công tác thanh tra diễn ra.
Từ phía người lao động: Khi có yêu cầu hợp tác với cán bộ thanh tra người lao
động còn có sự che dấu bởi sợ sau đó doanh nghiệp sẽ sa thải mình. Người lao động ít
quan tâm đến trách nhiệm của doanh nghiệp, phần lớn người lao động chỉ quan tâm
đến quyền lợi trước mắt, các quyền lợi lâu dài chưa ý thức rõ ràng.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ













Từ những hạn chế còn tồn tại trên, em xin đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh

nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như sau:
Bổ sung lực lượng đội ngũ thanh tra cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt cán bộ
thanh tra về lao động. Cần tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra
một cách chuyên nghiệp.
Tổ chức tổng kết đánh gía tình hình thanh tra, qua đó rút ra những tồn tại, hạn chế cần
khắc phục trong việc triển khai thanh tra doanh nghiệp nhà nước theo quy định của
pháp luật.
Căn cứ vào định hướng kế hoạch công tác thanh tra Chính phủ, hướng dẫn của Bộ để
xây dựng kế hoạch thanh tra. Phối hợp, rà soát chương trình, kế hoạch thanh tra để kịp
thời phát hiện, tránh các trường hợp chồng chéo.
Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ thanh tra không làm tròn trức trách, nhiệm
vụ của mình ảnh hưởng xấu đến công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc thực hiện pháp luật lao động
của các doanh nghiệp nhà nước một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Khi ban hành hay bổ
sung cần phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra làm giảm thời gian thanh tra,
Trang 10


tăng hiệu quả công việc.
• Thiết lập tốt mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra – doanh nghiệp – tổ chức công đoàn,
để tiến hành công tác thanh tra được hiệu quả.
• Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc quyết định thanh tra, cần tiến hành thanh tra
đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trang 11


KẾT LUẬN


Trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, bài viết đã giúp cho người đọc có cái nhìn
tổng quan nhất về thanh tra lao động bao gồm các khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ, mục đích, cơ cấu tổ chức, hình thức thanh tra, phương thức, nội dung thanh
tra lao động theo quy định của pháp luật.
Từ thực tiễn nghiên cứu, bài viết đã chỉ ra thực trạng công tác thanh tra việc thực
hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh. Hoạt
động thanh tra của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thực hiện pháp luật
lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những
kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế tồn tại và bài viết đã nêu
nguyên nhân dẫn tới những tồn tại đó.
Xuất phát từ thực trạng trên bài viết đã đưa ra những kiến nghị nhằm giải quyết
những hạn chế trong công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và nâng cao hiệu quả công tác
thanh tra của cả tỉnh nói chung.


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở TỈNH HÀ TĨNH
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8


Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Viễn thông Hà Tĩnh

Đường Trần Phú

Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến
thiết Hà Tĩnh
Chi nhánh kinh doanh Hà Tĩnh – Tổng công
ty viễn thông quân đội
Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tĩnh
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội
Hà Tĩnh
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển
Hà Tĩnh
Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Hà Tĩnh
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

Thành Phố Hà Tĩnh
Đường Trần Phú
Đường Đặng Dung
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Đường Phan Đình Phùng
01 Phan Đình Phùng
Thành Phố Hà Tĩnh


9

Công ty cấp nước Hà Tĩnh

Thành Phố Hà Tĩnh

10

Công ty cao su Hương Khê – Hà Tĩnh

Đường Trần Phú

11

Tổng Công ty khoáng sản và thương mại
Hà Tĩnh

Số 02 Đường Vũ Quang

12

Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh

Số 75 Nguyễn Chí Thanh
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tĩnh


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Lao động 2012.
2. Luật Thanh tra 2010.
3. Nghị định số 39/2013/NĐ – CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định về tổ
4.

5.

6.
7.
8.
9.

chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nghị định số 614/2013/NĐ – LĐTBXH ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội.
Quyết định sô 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành
quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng.
Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02/2006 của Bộ LĐTBXH về
việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
Tổng quan về tỉnh Hà Tĩnh: www.hatinh.gov.vn
Thông tin các doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh: />Cổng thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh: www.thanhtrahatinh.gov.vn



×