Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đóng trên địa bàn tỉnh hưng yên trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.79 KB, 13 trang )

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................
NỘI DUNG...........................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan về công tác thanh tra lao động...........................................1
1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................1
1.1.1. Thanh tra..................................................................................................1
1.1.2. Thanh tra nhà nước...................................................................................1
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động..............................................1
1.2.1. Chức năng của thanh tra lao động...........................................................1
1.2.2. Nhiệm vụ của thanh tra lao động............................................................1
1.3. Mục đích của thanh tra lao động.................................................................2
1.4. Nguyên tắc Thanh tra lao động...................................................................2
1.5. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................2
1.6 . Hình thức lao động.....................................................................................3
1.7. Phương thức hoạt động...............................................................................3
1.8. Nội dung thanh tra lao động........................................................................3
Chương 2: Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.........4
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Hưng Yên và các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.............................................................................................4
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Hưng Yên.......................................................4
2.1.2. Khái quát về doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên...................4
2.2. Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên................4
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra....................................................4
2.2.2. Lực lượng Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội Tỉnh Hưng Yên. 5
2.2.3. HÌnh thức thanh tra lao động....................................................................5
2.2.4. Phương Thức thanh tra.............................................................................5
2.2.5. Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
Hưng Yên về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra việc thực hiện


pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.......................................................................................6
2.2.6. Kết quả thanh tra......................................................................................6
2.2.7. Nhận xét...................................................................................................7
Chương 3: Một số kiến nghị và đề xuất................................................................9


KẾT LUẬN.............................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho
nền kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng, thu hút nhiều nguồn vốn
đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho hàng
trăm doanh nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên bên
cạnh những tích cực trong việc phát triển kinh tế, tại nhiều tỉnh thành cũng phát
sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm tại nhiều Doanh nghiệp đóng trên địa bàn như
vấn đề An toàn vệ sinh lao động, thực hiện pháp luật lao động…và đặc biệt là
vấn đề thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các Doanh nghiệp ở nhiều các
tỉnh thành. Ở tỉnh Hưng Yên, một trong những tỉnh thành có nguồn vốn đầu tư
lớn thì tình trạng nhiều Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật Bảo hiểm
xã hội cũng là vấn đề nhức nhối đối với nhiều cơ quan quản lí. Để việc quản lí
về vấn đề thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội trong các Doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay một cách có hiệu quả thì cần phải có những biện
pháp nhằm phát hiện kịp thời, sử lý nghiêm những vi phạm, đảm bảo lợi ích của
nhiều bên liên quan trong quan hệ lao động. Trước thực tế còn nhiều điểm bất
cập và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm pháp luật Bảo
hiểm xã hội của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tôi đã lựa
chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp

FDI) đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong tình hình hiện nay”làm đề tài
nghiên cứu của mình.


NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về công tác thanh tra lao động.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Thanh tra.
Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp
luật lao động của một tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực
lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt
động quản lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động.
1.1.2. Thanh tra nhà nước.
Điều 3 luật thanh tra, thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá
xử lý theo trình tự do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với việc thực hiện chính sách pháp luật nhiệm vụ quyền hạn của các cơ
quan, tổ chức, các nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và
thanh tra chuyên ngành.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra lao động
1.2.1. Chức năng của thanh tra lao động
Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là
cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ
trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành
thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý
của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt
động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng,
chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo
theo quy định của pháp luật.
(Theo Điều 1, Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 04
năm 2013 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra

Bộ).
1.2.2. Nhiệm vụ của thanh tra lao động
Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại Điều 237, 238
chương XVI. Luật lao động:
Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
1


3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các vi phạm pháp luật về lao động.
Điều 238. Thanh tra lao động
1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao
động.
2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường
thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do
các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của
thanh tra chuyên ngành về lao động.
1.3. Mục đích của thanh tra lao động.
Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện những sơ hở
trong cơ chế quản lý trong lao động, chính sách, pháp luật về lao động để kiến
nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phòng

ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lao động, giúp các cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát
huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý
Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
(Theo Điều 2, Chương I, Luật Thanh tra).
1.4. Nguyên tắc Thanh tra lao động.
Theo điều 4, chương I Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức
và hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động.
a) Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời.
b) Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra;
hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do
Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.5. Cơ cấu tổ chức.
Theo nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
Điều 5. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hôi gồm có:
2


Các cơ quan thanh tra nhà nước:
Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
Tổng cục Dạy nghề;
Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

1.6 . Hình thức lao động
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010
Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.. Hình thức lao động.
1.7. Phương thức hoạt động.
Phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định Số: 01/2006/QĐ – BLĐTBXH
+ Quyết định Số : 02/2006/QĐ – BLĐTBXH
1.8. Nội dung thanh tra lao động.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 20 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm:
Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại
báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước
lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động;
an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động
nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành
niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật
lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật
lao động;
Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật về

bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động.
3


Chương 2: Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện
bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Hưng Yên và các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yênnằm cách thủ đô Hà Nội
64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam.
Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc
giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà
Nam
Tính đến hết năm 2015 tỉnh Hưng Yên có khoảng 1.213.000 người với diện
tích 926 km2.
Đến hết tháng 8 năm 2016, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 134
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 166
dự án đầu tư còn hiệu lực, bao gồm 165 dự án đầu tư thứ cấp và 01 dự án đầu tư
hạ tầng KCN.
2.1.2. Khái quát về doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để
thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê tỉnh Hưng Yên cho biết: Tính từ đầu
năm đến hết ngày 31/8/2016, Hưng Yên đã thu hút 1.405 dự án có vốn đầu tư.
Trong đó, có gần 400 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên

3,4 tỉ đô la Mỹ; trên 1.000 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký
khoảng 95 nghìn tỉ đồng. Kết quả này đưa tổng số vốn đầu tư nước ngoài của
Hưng Yên đứng thứ 13 so với 63 tỉnh, thành phố cả nước, giải quyết việc làm
cho hơn 12 vạn lao động, hạn chế đáng kể việc di cư mất kiểm soát.
2.2. Thực trang công tác thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
* Cơ chế chính sách
Căn cứ Luật thanh tra số 56/2010/QH12;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ – CP của Chính phủ quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh
4


và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định về tổ chức
và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 614/QĐ – LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh Xã hội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của thanh tra bộ;
Nghị định 86/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều trong
luật thanh tra;
Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Hưng Yên.
Phòng Thanh tra Lao động.
2.2.2. Lực lượng Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội Tỉnh Hưng Yên
* Cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan thanh tra Sở lao động thương
binh xã hội tỉnh Hải Dương gồm 6 đồng chí, trong đó:
o Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
o chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản lý chung.
o 3 Phó Chánh thanh tra: thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra sở và nhiệm
vụ đột xuất khi lãnh đạo giao. Tuy nhiên có sự phân công hợp lý.
o Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra trong
quá trình giải quyết các lĩnh vực được phân công.
* Về trình độ chuyên môn: tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao
Đẳng, Đại học trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật. Tuy nhiên
mới chỉ có hai Thanh tra viên có kiến thức sâu về chuyên ngành lao động, còn
lại là được luân chuyển công tác từ vị trí chức danh tương đương chuyển sang.
2.2.3. HÌnh thức thanh tra lao động.
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – thương binh và xã
hội tỉnh ra quyết định Thanh Tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại
các doanh nghiệp.
2.2.4. Phương Thức thanh tra
Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở phụ trách
thanh tra làm Trưởng đoàn.

5


2.2.5. Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh
Hưng Yên về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra việc thực
hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..
2.2.6. Kết quả thanh tra.
Thanh tra Sở Lao động TB&XH Hưng Yên đã triển khai, thực hiện hiệu
quả chức năng nhiệm vụ được giao năm 2015. Kết quả thực hiện việc thanh
tra:
Tổ chức tiến hành 147 cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác thực hiện pháp

luật Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
Đã hoàn thành 147/147 cuộc.
Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây, mặc dù
ngành bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, nhưng thực trạng trốn,
nợ đọng bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp với tổng số tiền
hơn 50 tỷ đồng.
Tính đến hết quý I-2015, Hưng Yên có 126 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đăng ký hoạt động, nhưng theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã
hội (BHXH) tỉnh chỉ có 82 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao
động (chiếm 19%). Trong số 82 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH có 61 đơn
vị đóng không đúng, không đủ và nợ đọng tiền BHXH của người lao động trong
thời gian dài với tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng. Việc các doanh nghiệp trốn, nợ
đọng BHXH của người lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của người lao động. Đã có khá nhiều lao động bị mất quyền
được hưởng (hoặc chậm được hưởng) các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao
động...Do chủ sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho họ.
Hầu hết các DN đều có đông công nhân, lao động làm việc nên số tiền
đóng BHXH được trích từ 7% mức lương đóng BHXH của người lao động, do
đó có doanh nghiệp chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho người lao động lên tới
hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, sinh lợi
nhuận – trong bối cảnh nguồn vốn vay bị hạn chế. Nếu bị ngành BHXH nhắc
nhở thì DN khất lần, trì hoãn, thậm chí đối phó bằng nhiều hình thức khác nhau.
Có một số DN, sau khi người lao động đòi quyền lợi được hưởng chế độ tham
gia đóng BHXH, giới chủ doanh nghiệp có giải quyết đóng BHXH cho người
6


lao động nhưng chỉ đóng một phần nhỏ trên tổng số tiền phải đóng. Sau đó một

thời gian doanh nghiệp lại tiếp tục quay lại hành động trốn, nợ động BHXH.
Tính đến đầu tháng 4-2015, BHXH tỉnh đã chỉ đạo cơ quan BHXH các
huyện, thị xã, thành phố rà soát các đơn vị nợ đọng tiền BHXH kéo dài với số
tiền lớn hoàn chỉnh hồ sơ khởi kiện ra tòa đối với 9 đơn vị (tại thời điểm khởi
kiện cuối năm 2014) là: Công ty TNHH Glory Label Vina nợ 2.15 tỷ đồng;
Công ty TNHH Koyo nợ 3,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Dainichi Việt Nam nợ
1,6 tỷ đồng; Công ty TNHH chỉ sợi và dây dệt New Order nợ 470 triệu đồng;
Công ty TNHH phụ liệu giày Hai Di Việt Nam nợ 337 triệu đồng; Công ty
TNHH Nittan Asean nợ 1,8 tỷ đồng; Công ty TNHH Rodax Việt Nam nợ 200
triệu đồng; Công ty sản xuất Makamura nợ 1,2 tỷ đồng; Công ty may Formart
việt Nam nợ 193 triệu đồng. Hiện, đã có 5 đơn vị buộc phải nộp số tiền nợ đọng
BHXH cho cơ quan BHXH tỉnh theo quy định; các đơn vị còn lại đang được tòa
án địa phương thụ lý đơn giải quyết.
2.2.7. Nhận xét
a) Những mặt đã đạt được.
Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt công tác
tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
theo thẩm quyền, phù hơp với thực tiễn và đáp ứng công tác quản lý của ngành.
Quá trình tiến hành thanh tra đã được thực hiện đúng trình tự quy định theo
quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nhất các thành
viên trong đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, hoạt động thanh tra
đã thực sự góp phần tích cực trong quá trình quản lý, kịp thời chấn chỉnh những
thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý phù hợp với thực tế.
Thực hiện chế độ báo cáo chuyên ngành, đầy đủ, đúng yêu cầu của
cơ quan thanh tra cấp trên.
b) Những mặt còn hạn chế.
Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu trong khi đó số lượng doanh nghiệp
cần thanh tra còn nhiều gây nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được triệt để chất
lượng thanh tra. Với số lượng thanh tra ít trong khi lượng doanh nghiệp cần
thanh tra nhiều dẫn tới việc chỉ thanh tra được một phần, bỏ sót các vi phạm

pháp luật mà khó có thể tiến hành thanh tra cùng lúc tất cả các doanh nghiệp
FDI. Thanh tra vẫn còn bị động hay chỉ khi có đơn từ tố cáo của nhân dân.
Qua thanh tra, Đoàn đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp không xây dựng thang lương,
7


bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương và quy chế thưởng trong
doanh nghiệp hoặc nếu có xây dựng thì cũng không thực hiện đúng các nguyên
tắc theo quy định của pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội
cho người lao động.

8


Chương 3: Một số kiến nghị và đề xuất.
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự thủ tục
của pháp luật khi có đơn từ khiếu nại và quyết định Thanh tra của cấp trên.
Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các thiết bị tiên tiến trong
công việc thanh tra giúp thanh tra viên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời các
nghiệp vụ trong công tác Thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện
có.
Công nghệ thông tin giúp giảm bớt nhiều nghiệp vụ, tốn kém nhiều thời
gian và công sức từ đó với lực lượng thanh tra còn mỏng so với số lượng Doanh
nghiệp và lao động, mỗi thanh tra viên có thể đảm nhận khối lượng công việc
nhiều hơn, doanh nghiệp hợp tác hơn với cơ quan thanh tra vì quy trình đơn
giản, gọn nhẹ, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Thanh tra viên tiếp tục sử dụng phiếu kiểm tra, đánh giá tình hình thực
hiện pháp luật tại doanh, phiếu do ngành cung cấp.
Thứ ba: Bổ sung lực lượng Thanh tra cả về số lượng đội ngũ Thanh tra

và chất lượng của cả cán bộ đặc biệt là Thanh tra về lao động.
Để thực hiện được việc này, trước tiên cần tổ chức đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ công tác Thanh tra lao động một cách bài bản, chuyên nghiệp không
chỉ cho các Thanh tra viên lao động, mà cần đào tạo cho cả đội ngũ là nguồn bổ
nhiệm Thanh tra viên lao động. Để gia tăng số lượng đội ngũ thanh tra phải dựa
trên sự tham gia của Nhà nước, có thể mở thêm một số ngành chuyên đào tạo
Thanh tra viên, những người trực tiếp làm công tác thanh tra. Đưa ra các mức
lương, thưởng phù hợp kèm theo các chế độ phụ cấp cho các bộ Thanh tra để họ
gắn bó với công việc. Bên cạnh đó việc đảm bảo an toàn cho cán bộ thanh tra
cũng phải được đề cao.
Thứ tư: Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định về hoạt
động thanh tra một cách rõ ràng cụ thể.
Khi ban hành hay bổ sung các văn bản mới cần phải phổ biến rộng rãi cho
tất cá các đối tượng của xã hội đặc biệt là các cơ quan, tổ chức. cá nhân có liên
quan. Đặc biệt là ban hành các văn bản quy định mức xử phạt đối với các Doanh
nghiệp, mức xử phạt không chỉ mang tính răn đe mà còn mang tính cảnh cáo,
thể hiện quyền lực của Pháp luật lao động.
Thứ năm: Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với người sử
dụng lao động và tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu quả của công tác thanh
tra.
Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra lao động
từ các cơ quan chức năng, cơ quan tiến hành thanh tra thì sự hợp tác của đơn vị
9


Thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng. Để người lao động và người sử dụng
hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác thanh tra thì tại các Doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng cần:
Tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử
dụng lao động trong các doanh nghiệp.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể được tiến hành vào các buổi
sinh hoạt, buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến giữa người lao động với người sử dụng lao
động.
Giúp người lao động hiểu rõ những quyền lợi của người lao động khi họ
thực hiện đúng những quy định của pháp luật. (quyền lợi khi tham gia bảo hiểm
xã hộI, quyền lợi khi ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể….)
Hướng dẫn những doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động tập thể và
xây dựng nội quy lao động tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng
nội quy lao động để đăng ký với Sở Lao động-TB&XH.
Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thang bảng
lương theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05//2/2007
của Bộ Lao động - thương binh và Xã hội.
Các doanh nghiệp đầu tư kinh phí trong việc cải thiện điều kiện làm việc
của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm về an toàn
lao động-vệ sinh lao động, trang cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao
động, hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động.

10


KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu chuyên đề: “Thực trạng công tác
thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội các doanh nghiệp FDI trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên”, ta đã biết thực trạng công tác Thanh tra lao động cụ thể
là về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
những ưu điểm, những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong công
tác thanh tra. Bên cạnh đó đã tiến hành Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao
động ở các doanh nghiệp , những hành vi vi phạm pháp luật cũng đã được phát
hiện và giải quyết theo đúng đơn thư, khiếu nại của người lao động.
Với những nghiên cứu, tìm hiểu trong phạm vi bài chuyên đề còn nhiều

thiếu sót, tuy nhiên xuất phát từ thực trạng trên, chuyên đề cũng đã mạnh dạn
đưa ra những kiến nghị, đề xuất với hi vọng những kiến nghị và đề xuất nêu
trên sẽ tiếp tục được phát huy và thực hiện để công tác thanh tra đạt được hiệu
quả cao, việc thực hiện pháp luật tại các doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng
như người sử dụng lao động.



×