Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nghiên cứu quy chế thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần ngân sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.64 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Nội dung.................................................................................................................1
I. Cơ sở lý luận về thi đua khen thưởng ................................................................1
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................1
1.2. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng....................................................................1
1.2.1. Nguyên tắc thi đua.......................................................................................1
1.2.2. Nguyên tắc khen thưởng..............................................................................1
1.3. Vai trò của thi đua - khen thưởng...................................................................1
1.3.1. Vai trò của thi đua........................................................................................1
1.3.2. Vai trò của khen thưởng...............................................................................2
II. Quy chế thi đua - khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn..........................2
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Ngân Sơn........................................................2
2.2. Quy chế thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn..........................4
2.2.1. Thi đua và danh hiệu thi đua........................................................................4
2.2.1.1. Tiêu chuẩn thi đua đối với cá nhân...........................................................4
2.2.1.2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể..............................................................5
2.2.1.3. Thi đua trong tháng...................................................................................7
2.2.2. Khen thưởng................................................................................................8
2.2.2.1. Mức khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua......................................8
2.2.2.2. Mức khen thưởng với huân chương các loại............................................8
2.2.2.3. Mức khen thưởng đối với Bằng khen, Giấy khen....................................9
2.2.2.4. Mức khen thưởng đối với danh hiệu vinh dự nhà nước...........................9
2.2.2.5. Mức khen thưởng đối với Huy chương, Kỷ niệm chương.......................9
2.2.3. Tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng....................................9
2.2.4.Thẩm quyền trao tặng..................................................................................11
2.2.5. Quỹ khen thưởng........................................................................................11


2.2.5.1. Nguồn và mức trích quỹ..........................................................................11
2.2.5.2. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen thưởng..........................................12


2.2.5.3. Nguyên tắc chi thưởng.............................................................................12
2.2.6. Tiền thưởng.................................................................................................13
III. Đánh giá quy chế thi đua - khen thưởng của công ty và giải pháp.................13
3.1. Đánh giá.........................................................................................................13
3.1.1. Ưu điểm......................................................................................................13
3.2. Giải pháp........................................................................................................14
3.2.1. Giải pháp dành cho thi đua.........................................................................14
3.2.2. Giải pháp dành cho khen thưởng................................................................15
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác Thi đua khen thưởng, Bác Hồ
từng nói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Các chính sách nhân
sự trong một tổ chức, doanh nghiệp nói chung cũng như chính sách thi đua khen
thưởng nói riêng phần nào thể hiện quan điểm của lãnh đạo công ty, văn hóa công
ty, góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng, tuyển mộ nhân tài cho tổ chức. Quy
chế Thi đua khen thưởng là văn bản đảm bảo cho sự hoạt động của công tác thi đua
khen thưởng, các chương trình, hoạt động thi đua khen thưởng diễn ra theo những
nguyên tắc, mục tiêu nhất định và đem lại hiệu quả cao cho tổ chức.
Với đội ngũ cán bộ, kĩ sư, chuyên gia, công nhân viên, công ty cổ phần Ngân
Sơn ngày càng đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng ở từng khía cạnh
kinh doanh, công ty còn được đánh giá cao bởi các chính sách nhân sự thật sự tốt
mà họ đem lại cho người lao động đang làm việc tại đó. Công tác thi đua khen
thưởng của công ty cũng được Ban lãnh đạo vô cùng quan tâm và đạt được những
thành tựu nhất định. Công ty luôn làm tốt vai trò của mình trong việc tổ chức công
tác thi đua khen thưởng cho cán bộ, nhân viên, người lao động toàn công ty và đạt
được những kết quả đáng ghi nhận. Các chính sách về thi đua khen thưởng được
thể hiện khá rõ ràng và đầy đủ thông qua bản quy chế thi đua khen thưởng của công

ty cổ phần Ngân Sơn. Đó là những lý do mà em chọn đề tài “Nghiên cứu quy chế
thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn ” làm đề tài tiểu luận.


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về thi đua khen thưởng :
1.1. Một số khái niệm cơ bản :
Thi đua : là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập
thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng : là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến
khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và
đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
1.2. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng :
1.2.1. Nguyên tắc thi đua :
Tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng
phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong
trào thi đua. Mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thi
đua.
1.2.2. Nguyên tắc khen thưởng :
Chính xác, công khai, minh bạch, kịp thời, dễ hiểu. Kết hợp chặt chẽ giữa
động viên tinh thần và khuyến khích vật chất. Một hình thức khen thưởng có thể áp
dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng. Thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó. Chú
trọng khen thưởng cá nhân, tập thể và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.
Đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
1.3. Vai trò của thi đua - khen thưởng :
1.3.1. Vai trò của thi đua :

1



- Phát huy tính tích cực sáng tạo của con người : thành tựu, kinh nghiệm điển
hình trong lao động sản xuất.
- Biện pháp tổ chức thực hiện, phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực
của tập thể lao động để hoàn thành nhiệm vụ.
- Thu hút rộng rãi người lao động tham gia quá trình sản xuất.
- Tạo ra sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể người lao động, giúp người lao
động yêu mến, gắn bó với công việc.
- Nâng cao tính cạnh tranh doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh văn hoá tổ chức của doanh nghiệp.
1.3.2. Vai trò của khen thưởng :
- Kịp thời động viên và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp cống hiến
hết sức lực của họ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Để người lao động cảm nhận được vai trò và sự đóng góp của mình cho
doanh nghiệp.
- Nâng cao đời sống tinh thần, cải thiện cuộc sống vật chất cho người lao
động.
- Tạo động lực thúc đẩy mọi cá nhân, tập thể hoàn thiện xuất sắc công việc
được giao.
II. Quy chế thi đua - khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn :
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Ngân Sơn :
Công ty cổ phần Ngân Sơn thành lập năm 1996, năm 2005 chuyển sang hoạt
động theo mô hình cổ phần, năm 2006 cổ phiếu của công ty niêm yết tại HaSTC.

2


Vốn lưu động hiện nay của công ty là 112 tỷ đồng. Hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá, sản
phẩm lá chế biến và cọng và dịch vụ gia công chế biến thuốc lá lá. Điểm mạnh của
công ty là công ty có hệ thống các chi nhánh quản lý đầu tư, gieo trồng và thu mua

nguyên liệu ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Công ty cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thuốc lá tại Việt Nam bao gồm cả các công
ty trực thuộc Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam, và Các công ty thuốc lá khác.
Ngành sản xuất thuốc lá mà công ty đang kinh doanh hiện nay vẫn đang được bảo
hộ của Chính Phủ.
Trong sản xuất nguyên liệu, công ty luôn chú trọng phối hợp nghiên cứu, cải
tiến kỹ thuật canh tác đồng ruộng, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho phù hợp với
quy mô, loại hình sản xuất ở từng địa phương; các giống thuốc lá mới có năng suất
cao, chất lượng tốt cùng với kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch… được phổ
biến rộng rãi tại các vùng trồng do công ty quản lý. Các đề tài nghiên cứu, thực
nghiệm đều có ứng dụng và đạt được những kết quả khả quan.
Năm 2009, công ty đã phối hợp với Viện Kinh tế Kỹ thuật thuốc lá triển khai
thử nghiệm, khảo nghiệm nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật như: chọn tạo, khảo
nghiệm các loại giống mới, điều tra diễn biến sâu bệnh hại để đề ra phương án
phòng trừ, theo dõi diễn biến chất lượng nguyên liệu… Với công ty Liên doanh
thuốc lá BAT-Vinataba là các mô hình thử nghiệm Leaf – frog, thử nghiệm giống,
thử nghiệm phân bón, lớp IPM/FFS, chương trình trách nhiệm xã hội… Kết quả
nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tại các vùng trồng thuốc lá.
Với mục tiêu “Sản xuất nguyên liệu thuốc lá phát triển bền vững và ổn định
đến năm 2010-2015” công ty cổ phần Ngân Sơn đặt ra hướng phát triển bền vững,
trong đó lợi ích giữa nông dân – công ty – địa phương được đặt lên hàng đầu nhằm
hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế, xã hội theo định hướng của Chính phủ và quy
3


hoạch phát triển vùng nguyên liệu nằm trong chiến lược phát triển ngành thuốc lá
Việt Nam từ 2010 đến 2015, 2020 và tầm nhìn 2030.
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các lĩnh vực khác như : trồng trọt, thu mua
các sản phẩm nông nghiệp; xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy, hải sản và
hàng tiêu dùng; sản xuất và mua bán vật tư nông nghiệp...

2.2. Quy chế thi đua khen thưởng tại công ty cổ phần Ngân Sơn :
2.2.1. Thi đua và danh hiệu thi đua :
Danh hiệu thi đua được xét tặng hàng năm, mỗi năm một lần đối với các
danh hiệu sau:
- Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: Lao động tiên tiến; Chiến sỹ thi đua
cấp cơ sở (cấp Tổng công ty); Chiến sỹ thi đua cấp Bộ (Bộ công thương); Chiến sỹ
thi đua toàn quốc.
- Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: Tập thể lao động tiên tiến; Tập thể
lao động xuất sắc; Cờ thi đua của Bộ Công thương; Cờ thi đua của Chính phủ.
2.2.1.1. Tiêu chuẩn thi đua đối với cá nhân :
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu chuẩn
sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Chấp hành tốt các quy chế, quy định của Công ty và pháp luật của nhà
nước; có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các
phong trào thi đua;
- Tích cực học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;

4


2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho các cá nhân đạt các tiêu
chuẩn sau:
- Đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Là cá nhân xuất sắc, tiêu biểu trong số cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên
tiến;
- Có sáng kiến, cải tiến, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới mang lại hiệu
quả thiết thực như tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân công hoặc nâng cao được chất
lượng, hiệu quả công việc;
- Cá nhân có sáng kiến, cải tiến, đề xuất hoặc áp dụng công nghệ mới phải

được Hội đồng khoa học hoặc Hội đồng sáng kiến Công ty công nhận.
3. Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ" được xét tặng cho các cá nhân có thành tích
tiêu biểu xuất sắc trong số các cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi
đua cấp cơ sở
4. Danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc" được xét tặng cho các cá nhân có thành
tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến
sỹ thi đua cấp Bộ.
5. Không xét thi đua đối với các cá nhân:
- Lao động mới tuyển dụng chưa đủ thời gian công tác (11 tháng);
- Lao động thuê khoán;
- Lao động nghỉ không hưởng lương từ 2 tháng trở lên.
- Bình xét tiêu chuẩn A,B,C hàng tháng được 3 B hoặc 1B + 1C/năm công
tác.
2.2.1.2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể :
1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu
chuẩn sau:
5


- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao, có lợi nhuận;
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và
không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển
sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các quy chế, quy định của Công ty và pháp
luật của Nhà nước.
2. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu
chuẩn sau:
- Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa
vụ đối với Nhà nước;

- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả, lợi nhuận cao;
- 100 % cá nhân trong tập thể hoàn thành tốt công việc được giao, trong đó ít
nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” không có cá nhân bị kỷ
luật từ hình thức kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển sang làm công việc khác
có mức lương thấp hơn hoặc cách chức;
- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt các quy chế, quy định của Công
ty và pháp luật của Nhà nước;
3. Danh hiệu "Cờ thi đua cấp Bộ" và danh hiệu "Cờ thi đua của Chính phủ" được
xét tặng cho các tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
- Là đơn vị dẫn đầu của Tổng công ty trong việc hoàn thành vượt mức toàn
diện các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao trong năm;
- Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham
nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

6


- Không có đơn thư khiếu nại tố cáo của cán bộ công nhân viên.
(Danh hiệu "Cờ thi đua cấp bộ", "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ" do Công ty đề
nghị Tổng Công ty xét và Bộ Công thương duyệt; Danh hiệu "Cờ thi đua của Chính
phủ", "Chiến sỹ thi đua toàn quốc" do Công ty đề nghị, Tổng công ty xét lần 1, gửi
lên Bộ Công thương xét lần 2 và đề nghị Chính phủ duyệt) .
2.2.1.3. Thi đua trong tháng :
1. Đối với các cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng phòng, Giám đốc Chi
nhánh, Giám đốc Xí nghiệp
Hàng tháng trưởng các phòng nghiệp vụ, Giám đốc Chi nhánh tổng hợp kết
quả hoạt động của đơn vị mình và đánh giá kết quả của người lao động thông qua
bảng chấm công như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp vào hoạt động sản xuất kinh

doanh, mang lại hiệu quả cho Công ty: A*
b) Hoàn thành nhiệm vụ được giao: A
c) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao: B
d) Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến hoạt động của
phòng, đơn vị: C.
2. Đối với các cá nhân là Phó giám đốc, Trưởng các phòng nghiệp vụ, Giám đốc
các Chi nhánh, Giám đốc Xí nghiệp
Hàng tháng, phòng Tổ chức - Nhân sự gửi bảng đánh giá kết quả hoạt động
của Trưởng các phòng, Giám đốc các Chi nhánh, Giám đốc Xí nghiệp cho Giám
đốc bình xét. Dựa trên kết quả hoạt động của từng phòng và từng đơn vị, Giám đốc
chấm A,B,C và A* Trưởng các phòng, Giám đốc các Chi nhánh, Giám đốc Xí
nghiệp theo các tiêu chí như ở danh hiệu " tập thể lao động tiên tiến " .

7


2.2.2. Khen thưởng :
2.2.2.1. Mức khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua :
- Đối với cá nhân :
+ Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng khen, Huy hiệu và
tiền thưởng.
+ Danh hiệu " Chiến sĩ thi đua cấp Bộ " được tặng Bằng khen và tiền thưởng.
+ Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được tặng giấy chứng nhận và tiền
thưởng.
+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được tặng Giấy khen và tiền thưởng.
- Đối với tập thể:
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được tặng Giấy chứng nhận của
Tổng công ty và tiền thưởng.
+ Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng Cờ và tiền thưởng.
2.2.2.2. Mức khen thưởng với huân chương các loại :

- Đối với cá nhân :
+ “Huân chương Sao vàng” được tặng Bằng khen, Huân chương và tiền
thưởng.
+ “Huân chương Hồ Chí Minh” được tặng Bằng khen, Huân chương và tiền
thưởng.
+ “Huân chương Độc lập” hạng nhất, được tặng Bằng khen, Huân chương và
tiền thưởng.
+ “Huân chương Độc lập” hạng nhì, được tặng Bằng khen, Huân chương và
tiền thưởng .
+ “Huân chương Lao động” hạng ba, được tặng Bằng khen, Huân chương và
tiền thưởng.
- Đối với tập thể:

8


+ Tập thể được tặng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng khen,
Huân chương kèm theo mức tiền thưởng.
2.2.2.3. Mức khen thưởng đối với Bằng khen, Giấy khen :
- Đối với cá nhân:
+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” , được tặng Bằng khen và tiền
thưởng.
+ “Giấy khen của Tổng công ty” được tặng Giấy khen và tiền thưởng.
2.2.2.4. Mức khen thưởng đối với danh hiệu vinh dự nhà nước:
+ Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng khen,
Huy hiệu Anh hùng Lao động và tiền thưởng.
+ Tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng khen,
Huy hiệu Anh hùng Lao động và tiền thưởng 02 lần mức thưởng đối với cá nhân.
2.2.2.5. Mức khen thưởng đối với Huy chương, Kỷ niệm chương :
+ Cá nhân được tặng Huy chương các loại: Được tặng Bằng khen, Huy

chương và tiền thưởng.
+ Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung
ương: Được tặng giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương và tiền thưởng.
+ Cá nhân được tặng Huy hiệu vì sự nghiệp công ty cổ phần Ngân Sơn:
Được tặng giấy chứng nhận, Huy hiệu và tiền thưởng.
2.2.3. Tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng :
Giúp việc cho Giám đốc xem xét quyết định khen thưởng: Hội đồng (Tiểu
ban) thi đua khen thưởng và kỷ luật. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Tổ chức bộ máy :
a) Hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật do Giám đốc thành lập, Tiểu ban
thi đua khen thưởng và kỷ luật do Giám đốc các đơn vị thành lập.
9


b) Số lượng thành viên của Hội đồng (Tiểu ban) thi đua khen thưởng ít nhất
có đại diện Ban giám đốc làm Chủ tịch Hội đồng (trưởng ban), đại diện Ban chấp
hành Công đoàn cùng cấp là Phó chủ tịch Hội đồng (Phó tiểu ban), Trưởng hoặc
phó bộ phận làm công tác thi đua khen thưởng làm thành viên thường trực Hội
đồng (Tiểu ban), Trưởng hoặc phó các phòng (ban) nghiệp vụ có liên quan là thành
viên…
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng (Tiểu ban) thi đua khen thưởng
a) Thực hiện sự phối hợp giữa lãnh đạo Công ty (đơn vị) với các tổ chức
Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong phong trào thi đua.
b) Tổng kết phong trào thi đua, đề xuất với lãnh đạo kế hoạch tổ chức, chỉ
đạo phong trào thi đua, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và các chế độ,
chính sách, hình thức thi đua khen thưởng.
c) Hướng dẫn, đôn đốc và kiển tra thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
3. Phương thức hoạt động
a) Hội đồng (Tiểu ban) thực hiện theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.
b) Hội đồng (Tiểu ban) họp định kỳ 6 tháng/lần để kiểm điểm phong trào thi

đua, công tác khen thưởng và hoạt động của Hội đồng (Tiểu ban) trong 6 tháng. Đề
ra phương hướng công tác trong 6 tháng tiếp theo và cho ý kiến giải quyết một số
công việc đột xuất (nếu có). Trường hợp đột xuất, Hội đồng (Tiểu ban) có thể họp
bất thường do Chủ tịch (Trưởng Tiểu ban) triệu tập.
c) Hàng năm, Hội đồng (Tiểu ban) kiểm điểm đánh giá phong trào thi đua
của đơn vị và cuối năm và xem xét đề nghị Giám đốc quyết định hoặc đề nghị cấp
trên khen thưởng.

10


d) Tùy theo yêu cầu tình hình và nhiệm vụ thi đua khen thưởng, Chủ tịch
(Trưởng Tiểu ban) quyết định lấy ý kiến của từng thành viên Hội đồng (Tiểu ban)
qua trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản. Các thành viên của Hội đồng nêu các kiến
nghị, đóng góp ý kiến cho Hội đồng (Tiểu ban) qua Thường trực của Hội đồng
(Tiểu ban). đ) Thành viên thường trực Hội đồng (Tiểu ban) có trách nhiệm chuẩn bị
nội dung, chương trình các cuộc họp của Hội đồng (Tiểu ban) trình Chủ tịch Hội
đồng (Trưởng tiểu ban) quyết định. Nội dung chương trình cuộc họp gửi tới thành
viên của Hội đồng (Tiểu ban) trước ba ngày Hội đồng (tiểu ban) họp, trừ trường
hợp bất thường. Nội dung và kết luận của các cuộc họp đều được ghi thành biên
bản.
2.2.4.Thẩm quyền trao tặng :
- Giám đốc Công ty Cổ phần Ngân Sơn quyết định tặng danh hiệu "Lao động
tiên tiến"; "Tập thể lao động tiên tiến";
- Tổng Giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam quyết định tặng danh hiệu
"Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở"; "Tập thể lao động xuất sắc"'
- Bộ trưởng Bộ công thương quyết định trao tặng Bằng khen, Cờ thi đua; các
danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc", "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ";
- Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ; Thủ tướng Chính
phủ quyết định tặng "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ";

-

Chủ tịch nước quyết định tặng Huân chương, Huy chương, "Giải thưởng Hồ

Chí Minh" "Giải thưởng nhà nước", danh hiệu vinh dự nhà nước.
2.2.5. Quỹ khen thưởng :
2.2.5.1. Nguồn và mức trích quỹ:
Theo Quy chế quản lý tài chính và Điều lệ của Công ty.

11


2.2.5.2. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen thưởng :
Quỹ thi đua khen thưởng được sử dụng để chi:
- Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niện cho các cá nhân, tập thể.
- Chi cho in ấn Giấy chứng nhận, Giấy khen, khung giấy khen hoặc Huy hiệu, Kỷ
niệm chương (nếu có).
2.2.5.3. Nguyên tắc chi thưởng :
- Chi thưởng :
+ Quỹ khen thưởng của Công ty được chi thưởng cho các danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng có thủ tục đề nghị khen thưởng thông qua Công ty cho các cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc được nhà nước; các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể
trung ương; Tổng công ty và Công ty khen tặng.
+ Đối với các danh hiệu thi đua "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ thi đua cơ sở", "Tập
thể lao động tiên tiến", "Tập thể lao động xuất sắc" do Công ty chi từ quỹ khen
thưởng của Công ty.
+ Tiền thưởng được trao cho tập thể, cá nhân được khen thưởng ngay sau khi công
bố hình thức khen thưởng.
- Cá nhân, tập thể ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, Cờ thi đua,
Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;

tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Kỷ niệm chương, Giấy khen
kèm theo khung bằng còn được thưởng bằng tiền hoặc tặng phẩm kỷ niệm theo
nguyên tắc:
+ Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn;
+ Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể
cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;
+ Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, cùng một đối tượng khen thưởng
nếu đạt được các danh hiệu và hình thức khen thưởng khác nhau thì chỉ được nhận

12


tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm theo) đối với mức thưởng cao nhất.
2.2.6. Tiền thưởng :
- A*: được thưởng không dưới 300.000 đ/người/tháng
- Lao động tiên tiến: được thưởng không dưới 500.000 đ/người/lần;
- Chiến sỹ thi đua cơ sở: được thưởng không dưới 1.000.000 đ/người/lần;
- Tập thể lao động tiến tiến: được thưởng không dưới 1.000.000 đ/tập thể/lần (hoặc
100.000 đ/người/tập thể/lần);
- Tập thể lao động xuất sắc: được thưởng không dưới 2.000.000 đ/tập thể/lần (hoặc
200.000 đ/người/tập thể/lần).
- Trường hợp đặc biệt, Giám đốc Công ty xét thưởng cho các cá nhân, tập thể tuỳ
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân và tập thể theo kết quả sản xuất kinh
doanh hàng năm của Công ty.
III. Đánh giá quy chế thi đua - khen thưởng của công ty và giải pháp :
3.1. Đánh giá :
3.1.1. Ưu điểm :
- Quy chế được xây dựng rất kỹ, các mục và điều khoản được chia ra một từng tận,
dễ hiểu, giúp người lao động dễ dàng hiểu và thực hiện. Đặc biệt là các mục khen
thưởng được ghi một cách cụ thể nhất đến từng loại danh hiệu, mức thưởng tại các

mốc theo tỉ lệ phần trăm lương cơ bản.
- Khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng nội dung phù hợp với luật của nhà nước
đưa ra.
- Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa hiểu được tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng, kịp thời sửa đổi các điều khoản trong quy chế để phù hợp với từng
thời điểm và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.

13


- Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mọi hoạt động thi đua cũng như khen
thưởng giúp người lao động tin tưởng, nỗ lực để được ghi nhận và đạt được thành
tích cao.
- Quy chế nêu rõ các quyền, nghĩa vụ của mỗi cá nhân hay tập thể người lao động
trong công tác thi đua - khen thưởng.
- Công ty luôn cố gắng tiếp thu và sửa đổi những vấn đề còn thiếu xót trong công
tác hoạt động trong tổ chức, luôn tạo điều kiện để các cá nhân, tập thể trong tổ chức
có thể đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức vững mạnh hơn, đoàn kết hơn.
- Luôn tạo ra các hoạt động thi đua - khen thưởng thường niên để tạo điểm nhấn
mạnh mẽ trong văn hoá tổ chức của công ty.
3.1.2. Nhược điểm :
- Các phong trào của công ty nhiều khi là quá dày đặc và không có tính đổi mới
khiến việc thi đua - khen thưởng trở nên quá bình thường và không có tính hiệu quả
cao.
- Thi đua - khen thưởng không phải lúc nào cũng được hưởng ứng đông đảo bởi lẽ
có nhiều cá nhân đã có đầy đủ cả vật chất và tinh thần, nên việc chỉ đưa ra các mức
khen thưởng chưa đủ để tạo động lực cho họ.
- Các cá nhân, tập thể tham gia thi đua không thể tự đánh giá được thành tích của
mình dẫn đến giảm động lực cố gắng.
3.2. Giải pháp :
3.2.1. Giải pháp dành cho thi đua :


14


- Phải xác định được chủ đề, mục đích, ý nghĩa, hình thức, cụ thể thì hiệu quả càng
cao.Cần có phương pháp, định hướng thiết thực, rõ ràng, kiên quyết chống bệnh
hình thức.
- Đưa ra các mức điểm đánh giá rõ ràng để người lao động có thể tự đánh giá điểm
của mình trước khi tổ chức công bố khen thưởng, như vậy càng làm tăng tính công
khai minh bạch trong quá trình thực hiện, giúp người lao động tăng thêm niềm tin
vào tổ chức và cố gắng làm việc hơn cũng như gắn bó hơn với tổ chức.
- Cần kiểm tra, rà soát nghiêm ngặt công tác thi đua khen thưởng của cả người lao
động và người thực hiện đánh giá, để đảm bảo không gian lận hay sai sót trong
công tác thi đua - khen thưởng .
3.2.2. Giải pháp dành cho khen thưởng :
- Thường xuyên đổi mới cách thức và hình thức khen thưởng để tạo hiệu quả cao
hơn.
- Phải kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua,
khen thưởng từ trung ương đến cơ sở. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và
các đoàn thể cần quan tâm xây dựng bộ máy, cán bộ làm công tác thi đua,khen
thưởng; tuyển chọn cán bộ, công chức có đủ phẩm chất năng lực, kinh nghiệm thực
tiễn đáp ứng yêu cầu công tác.
- Tùy từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ có thể tăng hoặc giảm mức tiền thưởng để
thúc đẩy nhu cầu nâng cao năng suất của người lao động.
- Thưởng đột xuất hoặc thưởng nóng nên được thực hiện ngay sau khi người lao
động kết thúc đợt thi đua hoặc hoàn thành tốt công việc, để tránh bị lãng quên hoặc
sau khi kết thúc quá lâu sẽ không có hiệu quả cao trong việc tạo động lực

15



- Vinh danh tên các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong quá trình làm việc,
nêu lên thành quả đạt được trong công việc của họ trong năm ở bảng thông báo của
công ty.

16


KẾT LUẬN
Vấn đề thi đua - khen thưởng trong công ty là một vấn đề quan trọng, nó tạo
ra sự nỗ lực của các thành viên, tập thể trong tổ chức, từ đó quyết định lợi ích và
doanh thu cho tổ chức. Bên cạnh đó việc thi đua giữa các thành viên còn tạo ra mối
quan hệ đặc biệt giúp họ hiểu nhau hơn, gắn kết hơn, đoàn kết hơn.
Tổ chức càng thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng thì càng tạo ra được
tiền đề tốt cho sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Đồng thời nó cũng là thước
đo đánh giá năng lực của mỗi người trong công ty, để các nhà lãnh đạo có thể nhìn
thấy sự cố gắng, những đóng góp của thành viên trong tổ chức, từ đó lựa chọn và
bổ nhiệm các thành viên phù hợp vào các vị trí cao hơn trong tổ chức, giúp người
lao động dễ dàng thăng tiến hơn và gắn kết lâu dài với tổ chức.
Để đạt được những con số thi đua chính xác thì việc cần làm là trung thực,
không gian lận trong thi đua, phải kiểm tra kỹ và chi tiết các báo cáo trước khi xét
duyệt thi đua để khen thưởng đúng người và phạt đúng lỗi.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy chế thi đua khen thưởng của công ty cổ phần Ngân Sơn.
2. Luật thi đua khen thưởng và Nghị định số: 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005.
3. TS. Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực II, Nhà xuất bản Lao
động – xã hội, Hà Nội.
4. Brain E. Becker – Mark A. Huselid (2004), Sổ tay người quản lý – quản lý nhân

sự, Nhà xuất bản thành phổ Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh
5. Luật số 15/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Thi đua, khen thưởng



×