Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tìm hiểu tục ngữ của tuổi trẻ văn học dân gian Việt Nam ĐẦY ĐỦ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU TỤC NGỮ CỦA TUỔI TRẺ

TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2014


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TỤC NGỮ CỦA GIỚI TRẺ

Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tục ngữ là một trong những kho tàng văn hóa - văn học dân gian vô cùng
phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng ta vẫn nghe "Không mày đố thầy dạy ai"
thay vì " Không thầy đố mày làm nên". Hay " Một con ngựa đau cả tàu được ăn
thêm cỏ" mà không phải " Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy những câu nói ấy
là gì? Hiện nay, ngoài vốn tục ngữ cổ truyền của ông cha còn xuất hiện một bộ
phận tục ngữ mới, đó là tục ngữ tuổi trẻ. Nguồn tục ngữ này đã đi sâu vào thực
trạng giao tiếp của một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Thế nhưng xung quanh sự xuất
hiện và mau chóng phát triển của tục ngữ tuổi trẻ còn có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Một bộ phận cho rằng tục ngữ tuổi trẻ là "thảm họa ngôn ngữ", nó đang giết chết
sự trong sáng của tiếng Việt. Lại có ý kiến cho rằng tục ngữ trẻ đang làm cho tiếng
Việt trở nên có sức sống hơn, chứng tỏ tiếng Việt vẫn đang sống, đang phát triển.
Chính sự tranh cãi ấy mà theo chúng tôi tục ngữ tuổi trẻ vẫn chưa thể tìm được chỗ
đứng xứng đáng của nó. Với mong muốn tìm cho tục ngữ trẻ một vị trí đúng nghĩa,


góp phần phát triển tiếng Việt ngày một xứng đáng là quốc ngữ, chúng tôi quyết
định thực hiện đề tài này.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi xác định giới hạn, phạm vi như sau:
-

Đối tượng nghiên cứu: Tục ngữ tuổi trẻ

1


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
-

Phạm vi nghiên cứu: Những câu tục ngữ sưu tầm được trong khoảng 10 năm
trở lại đây.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

-

Khái quát sơ lược đặc điểm về nội dung, hình thức của tục ngữ tuổi trẻ từ đó
tìm ra giá trị của tục ngữ trẻ đối với đời sống đương đại

-

Sưu tầm và phân loại sơ lược tục ngữ tuổi trẻ.

-


Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của tục ngữ tuổi trẻ đồng thời phân
tích rõ mặt tiêu cực nhằm hạn chế những ảnh hưởng của tục ngữ tuổi trẻ đến sự
trong sáng của Tiếng Việt và văn hóa giao tiếp tuổi trẻ thấp nhất có thể.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Sưu tầm các câu tục ngữ tuổi trẻ từ sách báo, tranh ảnh,...

-

Nghiên cứu, phân tích tài liệu để khái quát đặc điểm, phân loại và nêu lên
những đóng góp của tục ngữ trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp phân tích: Phân tích các câu tục ngữ đã sưu tầm được nhằm khái
quát đặc điểm, phân loại tục ngữ tuổi trẻ.

-

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp những đặc điểm chung về nội dung và hình
thức của tục ngữ tuổi trẻ nhằm nêu ra đầy đủ nhất những đặc điểm của tục ngữ
tuổi trẻ.Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định để đánh giá những đóng góp tích
cực và tiêu cực của tục ngữ tuổi trẻ.

-

Phương pháp thống kê - phân loại: Sau khi đã sưu tập các câu tục ngữ tuổi trẻ,

dùng phương pháp này để tìm ra những đặc điểm cung nhằm xếp chúng vào
những mục tương ứng.

2


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
-

Phương pháp so sánh: So sánh tục ngữ tuổi trẻ và tục ngữ cổ truyền nhằm tìm
ra những điểm kế thừa và đặc biệt là những điểm mới đáng ghi nhận của tục
ngữ tuổi trẻ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học

-

Nghiên cứu tục ngữ trẻ Việt Nam là góp phần bảo vệ và gìn giữ một nguồn
sống phong phú của Tiếng Việt. Góp phần vào việc bảo tồn và phát triển
nguồn văn học dân gian dân tộc
5.2 Ý nghĩa thực tiễn

-

Giúp người nghe cũng như người sử dụng tục ngữ trẻ hiểu biết hơn về vốn tục
ngữ mà mình đang sử dụng.

-

Phát huy những mặt tích cực và hạn chế tối đa những mặt tiêu cực.

6. Tổng quan
6.1 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có rất ít tài liệu nghiên cứu về tục ngữ tuổi trẻ. Hầu hết các công

trình nghiên cứu về tục ngữ chỉ chú trọng đến tục ngữ cổ truyền.Chỉ có một số bài
sưu tầm về tục ngữ tuổi trẻ trên các trang báo mạng:
-

vnexpress.net có loạt bài Ca dao tục ngữ thời hiện đại: sưu tầm khá đầy đủ
những câu tục ngữ ca dao giới trẻ thường xuyên sử dụng ở mọi lĩnh vực.

-

m.tuoitre.vn có loạt bài thành ngữ tục ngữ: giải thích một số câu tục ngữ, thành
ngữ tuổi trẻ một cách hài hước
6.2 Nhận xét
Chúng tôi mong muốn đề tài của mình sẽ có thể:

-

Khái quát sơ lược các đặc điểm của tục ngữ tuổi trẻ về nội dung và hình thức.

-

Phân loại những câu tục ngữ đã sưu tầm được

3


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ

-

Tìm hướng đi mới cho tục ngữ tuổi trẻ thông qua việc tìm ra những mặt tích
cực và tiêu cực của tục ngữ tuổi trẻ.

Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Những khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.
Khái niệm tục ngữ.
Khái niệm tục ngữ một cách chính xác, chuẩn mực thì đến nay vẫn còn là
một ẩn số (đang có nhiều tranh cãi), có rất nhiều khái niệm khác nhau về tục ngữ
như:
Từ điển thuật ngữ văn học, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi
Theo cuốn sách “Từ điển thuật ngữ văn học” thì tục ngữ được định nghĩa:
“Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian thuộc loại hình lời ăn tiếng nói hằng
ngày, có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những
câu nói ngắn gọn, xúc tích, giàu vần điệu hình ảnh, dễ nhớ dễ truyền.” (tr.8).
(Từ điển thuật ngữ văn học, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi)
Trong quyển “Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm, tục ngữ
được ông định nghĩa hết sức ngắn gọn như sau: “Một câu tục ngữ tự nó phải có
một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì?” (tr.10).
Hay tác giả Vũ Ngọc Phan trong công trình “Tục ngữ ca dao dân ca Việt
Nam”, năm 1965 thì ông đã định nghĩa như sau: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn
đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi
là một sự phê phán” (tr.14).
4


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
Còn theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, trong “ Văn

học dân gian Việt Nam” do Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 thì lại có một định
nghĩa khác : “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm xúc, do nhân
dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ.” (tr.289).
Còn với ý kiến của riêng chúng tôi về tục ngữ thì ta có thể hiểu là:
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình
ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiện, lao động, sản xuất,
xã hội,...), được nhân dân ta vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói
hằng ngày, đây là một trong những thể loại của văn học dân gian.
VD : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của tục ngữ:
2.1.

Sơ lược sự hình thành của tục ngữ

Như chúng tôi đã định nghĩa trên thì một phần nào đó ta đã hiểu được tục
ngữ Việt Nam là như thế nào. Nó là sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân
trong quá trình lao động, như chúng ta đã biết quá trình lao động là quá trình phát
triển khoa học và văn nghệ. Trong quá trình ấy lý trí con người phát triển và cảm
quan thẩm mỹ được tôi luyện; những sáng tác dân gian được ra đời trên cơ sở đó.
Thời xưa, khi chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên ta đã nắm
được chừng mực nhất định của qui luật thiên nhiên, và được tập thể đúc kết bằng
những câu xuôi tai hoặc vần vè từ đó phổ biến trong dân gian. Nhằm để phục vụ
cho đời sống sản xuất của người dân. Như những câu tục ngữ nói về: thời tiết, cấy
cày, trồng trọt, chăn nuôi. Mục đích là theo sự hiểu biết của mình mà nhận biết
được tự nhiên, những thuận lợi và khó khăn để người dân có thể hiểu rõ để tận
dụng hay có biện pháp tránh đi khó khăn mà tự nhiên đưa đến.
Ví dụ:
5



Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
Về khí tượng:
-

Giả mù sa mưa.

-

Sương sa hoa nở.

-

Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa, v.v…

Về lao động và sản xuất:
-

Một lượt tát, một bát cơm

-

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, v.v…
Trong quan hệ xã hội, giữa người với người, xuất hiện những câu tục ngữ

được rút ra từ sinh hoạt hằng ngày, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn,
theo một luân lí và một thế giới quan nhất định.
Ví dụ:
-

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn


-

Cõng rắn cắn gà nhà, v.v…
2.2.

Sự phát triển của tục ngữ

Tục ngữ là sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân trong quá trình sản
xuất và nhận thức thế giới khách quan. Do trải dài theo thời gian và những dấu ấn
của lịch sử xã hội, tục ngữ ít nhiều đã được lưu lại được.
Trên thực tế, để xác định thời gian ra đời của tục ngữ không phải là dễ.
Nhiều câu tục ngữ đã bay xa, mang trên mình một lớp vỏ bọc ngữ âm mới, và còn
có những câu tục ngữ đến ngày hôm nay đã không còn phù hợp với hiện tại cuộc
sống. Nhưng nó vẫn là một phần chung của tục ngữ, một bộ phận nhỏ để góp phần
làm nên kho tàng tục ngữ Việt Nam.
Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ được xem là viên ngọc quý. Quý
ở chổ trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, luôn luôn nó
6


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tiếng nói của dân tộc,
phản ánh sinh hoạt của nhân dân trong công cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh
xã hội, xây dựng đất nước.
Từ cách mạng tháng 8 đến nay, văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói
riêng ngày một phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình dựng hình của mình, tục ngữ
mới đã trải qua sự sàn lọc nghiêm khắc bởi các quy luật về mặt nội dung và hình
thức để sản phẩm cuối cùng là những bài có tính dân tộc và tính nhân dân, phản
ánh thực tế Việt Nam một cách trung thực và biết sử dụng những phần ưu tú nhất

của ngôn ngữ dân tộc.
3. Tục ngữ của giới trẻ:
Ngày xưa ông bà ta sử dụng tục ngữ là để truyền kinh nghiệm của nhân dân
về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội…). Giới trẻ ngày nay cũng sử
dụng tục ngữ với mục đích như vậy nhưng có phần táo bạo hơn, ngôn từ mạnh mẽ
hơn và gắn với xã hội hiện đại hơn. Hiện tượng này tràn lan trên các diễn đàn,
mạng xã hội như Facebook, twitter… Trong khoảng chưa đến 10 năm đổ lại đây,
các câu tục ngữ của văn học Việt Nam được giới trẻ sáng tạo lại thành những câu
những bài mang ý nghĩa hoàn toàn khác với tác phẩm gốc. Hiện tại những câu
thành ngữ cải biên đã được các bạn trẻ sử dụng khá rộng rãi trong lời ăn tiếng nói
hàng ngày. Chúng được giới trẻ sử dụng phổ biến hơn cả những câu thành ngữ
gốc của ông bà ta để lại từ lâu đời nay. Có lẽ vì chúng phù hợp với bối cảnh hiện
tại và thực tế hơn là những câu nói gốc.
Qua phần giới thiệu chung về tục ngữ trẻ phần nào ta cũng có thể rút ra được
khái niệm của tục ngữ của giới trẻ là: “Tục ngữ giới trẻ là những câu nói được bộ
phận giới trẻ sáng tạo nên từ những câu tục ngữ xưa, bằng cách mô phỏng, triển
khai, mở rộng hay chuyển đổi một câu tục ngữ truyền thống thành câu tục ngữ
mới, phù hợp hơn với bối cảnh của xã hội hiện đại, chủ yếu là mang tính chất
7


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
châm biếm. Tuy nhiên nó vẫn giữ được chức năng chính của tục ngữ từ xưa đến
nay là truyền đạt lại kinh nghiệm”.

Chương 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đánh giá thực trạng.
1.1.

Tính phổ biến của tục ngữ giới trẻ


Tục ngữ truyền thống ra đời và phát triển dựa trên những đúc kết kinh
nghiệm của ông cha ta ngày xưa về mọi mặt: tự nhiên, lao động sản xuất, xã
hội,...và được vận dụng vào đời sống, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, trải
qua nhiều thời kì, đặc tính cố hữu của ngôn ngữ chính là luôn luôn vận động và
biến đổi. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu không gì khác là sự "cựa quậy" của tục
ngữ truyền thống ngày xưa để phát triển thành một dạng tục ngữ mới, biểu đạt
mọi mặt của cuộc sống hiện tại: tục ngữ tuổi trẻ. Tục ngữ tuôỉ trẻ khởi nguồn từ
giới trẻ, thế hệ đầy sáng tạo, thích khám phá tìm tòi. Sau đó, những câu nói sáng
tạo này nhờ sự năng động, kết nối, giao lưu với nhau của tuổi trẻ, sự hiện đại của
các thiết bị công nghệ thông tin mà dần lan truyền, được biết đến và sử dụng một
cách hết sức rộng rãi và thuần thục.
Có thể nói, tục ngữ tuổi trẻ được sử dụng ngày một phổ biến trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày của giới trẻ, trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn lớn với
lượng người truy cập sử dụng cao. Chỉ cần lướt nhanh một vòng facebook, hoặc
các trang báo mạng cho giới trẻ như kenh14.vn, tiin.vn,...ta không khó để phát
hiện các câu tục ngữ teen như: "Đi một ngày đàng tốn mười ngàn tiền cơm",
"Không thầy đố mày dạy ai",...
Không chỉ lưu hành và phát triển trong giới trẻ, tục ngữ tuổi teen đã bắt
đầu mon men ảnh hưởng đến giới trung niên, các nhà nghiên cứu trong nhiều
8


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, văn hóa,... Ts Nguyễn Văn Khang, Phó Viện
trưởng Viện Ngôn ngữ học đã nhận xét: "Ngôn ngữ teen nó mới và lạ, nó cũng
có những đặc điểm rất riêng...Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải bắt đầu
từ chuẩn hóa tiếng Việt. Chuẩn hóa không phải là đưa những khuôn cứng nhắc,
bất di bất dịch rồi lấy đó để phê phán đúng sai..."
Quan trọng hơn cả, chính vì sự phổ biến rộng rãi của mình, tục ngữ tuổi

trẻ bắt đầu được ghi nhận lại một cách chính thức bằng sách, báo, tạp chí,... Ví
dụ điển hình nhất chính là cuốn sách "Sát thủ đầu mưng mủ" của hoạ sĩ Thành
Phong xuất bản năm 2011. Mặc dù cuốn sách tập hợp các thành ngữ, tục ngữ
tuổi teen này nhận được nhiều luồng ý kiến tranh luận trái chiều, nhưng nó đã
gây nên một cơn sốt lớn, được nhiều bạn đọc đón nhận và được tái bản chỉnh sửa
vào năm 2013 với tên gọi mới "Phê như con tê tê".
Tóm lại, có thể nói tục ngữ tuổi trẻ ra đời và được sử dụng bởi giới trẻ,
sau đó nó ngày một phổ biến ra các thế hệ khác rồi bắt đầu nhận được sự quan
tâm, nghiên cứu của các nhà chuyên môn và đã được ghi nhận vào sách báo.
1.2.

Ảnh hưởng của tục ngữ giới trẻ trong xã hội.

Bất kì một vấn đề, sự việc nào khi nảy sinh và được đón nhận đều có tác
đông, ảnh hưởng hai mặt tích cực và tiêu cực đến xã hội nó đang hiện hữu. Tục
ngữ trẻ cũng không ngoại lệ.
1.2.1. Tích cực.
Tục ngữ trẻ cho thấy chiều hướng tích cực trong sự phát triển của ngôn
ngữ, thể hiện sự vận động biến đổi không ngừng của ngôn ngữ và thông qua đó
phản ánh cách nhìn nhận của giới trẻ đối với thực trạng cuộc sống ngày nay,
đúng như bản chất của tục ngữ chính là câu nói đúc kết kinh nghiệm từ mọi mặt
9


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
đời sống, xã hội, lao động sản xuất,... Điều đó cho thấy sự sáng tạo trong chính
cuộc sống hàng ngày, cũng như tính đa dạng phong phú, khả năng vận động theo
sự phát triển thực tế cuộc sống của ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng.
Ví dụ như câu "Miếng ngon giữa đàng ai đàng hoàng là dại" thể hiện sự châm
biếm của giới trẻ về tình trạng hôi của đang nhức nhối trong xã hội hiện nay, hay

"Có tiền là có quyền" phản ánh thực trạng xã hội quá coi trọng đồng tiền. Mặc
dù ban đầu mục đích ra đời chỉ nhằm mua vui, giải trí, nhưng càng đọc càng
ngẫm, ta càng nhận ra tục ngữ trẻ hình thức dễ nhớ, câu chữ hài hước, nhưng
hàm ý thì vô cùng sâu xa, rất dễ truyền đạt, ghi nhớ và tạo được sự suy ngẫm cho
người đọc không hề thua kém tục ngữ xưa
Nếu như tục ngữ ngày xưa là những kinh nghiệm đúc kết để lại dưới hình
thức thể hiện trực tiếp như "Nghèo nhân nghèo nghĩa mới lo/ Nghèo tiền nghèo
bạc chẳng lo mình nghèo" thì tục ngữ trẻ ngày nay cũng là sự đúc kết các kinh
nghiệm, quan niệm sống, nhưng thể hiện theo lối nói ngược một cách vô cùng
thú vị và dí dỏm, qua đó ngầm phê phán và châm biếm sự việc cần nói, ví như
"Nghèo nhân nghèo nghĩa chẳng lo/ Nghèo tiền nghèo bạc mới lo mình nghèo".
Câu này ở đây ngầm phê phán thói coi trọng vật chất hơn nhân nghĩa của một số
cả thể trong xã hội chạy theo đồng tiền hiện tại.
Cải biên và sáng tạo tục ngữ còn thể hiện sự thông minh và tinh thần sáng
tạo của giới trẻ ngày nay. Nếu nhìn nhận kĩ, ta sẽ thấy tục ngữ trẻ là sự nối tiếp,
kế thừa những tinh thần không còn, ít còn phù hợp trong xã hội hiện nay. Ví như
câu "Không thầy đố mày làm nên" được giới trẻ cải biên lại thành "Không mày
đố thầy dạy ai". Thoạt nhìn, ta nghĩ tục ngữ trẻ cải biên đã vi phạm nguyên tắc
"tôn sư trọng đạo" hàng nghìn năm nay của dân tộc Việt, là một câu nói không
có giá trị thẩm mỹ, đạo đức hay răn dạy. Nhưng, nếu soi xét kĩ vào xã hội hiện
tại, khi mà giáo dục đã trở thành một nghành dịch vụ, có người cung, có người
10


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
cầu, hai bên tác động qua lại lẫn nhau, thì "không mày đố thầy dạy ai" ngẫm ra
cũng có lý lắm chứ!
1.2.2. Tiêu cực.
Thể hiện nhiều mặt tích cực là thế, nhưng bên cạnh đó, tục ngữ trẻ vẫn
còn rất nhiều điểm tiêu cực cần phải nhìn nhận.

Thứ nhất, vấn đề dễ dàng nhận thấy nhất chính là kiểu chơi chữ phản cảm
được sử dụng trong một số câu tục ngữ trẻ, làm mất đi giá trị thẩm mỹ và sự
trong sáng của Tiếng Việt. Điển hình là câu nói: "Yêu nhau trong sáng, phang
nhau trong tối" Điều này có thể ảnh hưởng đến lối sống và suy nghĩ của lứa tuôỉ
mới lớn, dẫn đến những hành động và nhận thức sai lầm
Thứ hai, tục ngữ trẻ quá chú trọng đến cách chơi chữ cho hợp vần, hợp
điệu, chủ yếu nhầm gây tiếng cười cho người đọc, dẫn đến thực trạng có nhiều
câu tục ngữ trẻ sáo rỗng, không thể hiện nội dung gì nhiều, như “chưa đi chưa
biết Ninh Kiều, đi rồi mới biết gái nhiều hơn dân”, “thích thì chiều, anh liều em
té”
Ngoài ra, khi tục ngữ teen được giới trẻ sử dụng quá nhiều dẫn đến việc
lãng quên đi những câu tục ngữ chân chính ngày xưa. Điều này có thể gây ảnh
hưởng rất lớn đến kho tàng tục ngữ nói chung và sự giàu đẹp của Tiếng Việt nói
riêng.
Nói tóm lại, tục ngữ teen là một sản phẩm tất yếu của sự vận động và phát
triển của ngôn ngữ, bên cạnh những cái tích cực, tục ngữ teen còn ẩn chứa nhiều
vấn đề tiêu cực cần phải giải quyết nếu như muốn được công nhận và tồn tại lâu
dài. Còn không, nó sẽ bị đào thải cũng theo chính quy luật vận động phát triển
của ngôn ngữ.
11


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
1.3.

Đóng góp của tục ngữ trẻ.

Trong trường học, trong sinh hoạt thường ngày và trên báo chí rất dễ dàng
để chúng ta có thể nghe được những tục ngữ trẻ mang đậm chất 9X. Những tục
ngữ do chính các bạn trẻ sáng tạo và sử dụng đã phát triển đến độ tạo ra sự tò mò

và hấp dẫn cả với những người đã qua tuổi teen. Các báo thì dùng nhiều đến
mức hình thành hẳn một phong cách viết tuổi teen. Kiểu tục ngữ này là một cách
phổ biến nhằm thể hiện phong cách riêng của các bạn tuổi teen. Và vì thế dù
kiểu tục ngữ này có bị hứng chịu những luồng ý kiến trái chiều thì nó vẫn được
các bạn trẻ giữ lại và không ngừng phát triển hơn.
Đặc điểm nổi bật nhất của TN giới trẻ đó chính là sự hài hước, dí dởm,
hiện đại, độc đáo chính đặc điểm đó đã góp phần làm phong phú hơn rất nhiều
cho ngôn ngữ Việt Nam nói chung và tục ngữ nói riêng. Mặt hài hước dí dỏm,
chẳng hạn như khi chú ý lắng nghe các cuộc nói chuyện của các bạn trẻ hẳn ai
cũng sẽ bật cười khi nghe các bạn sử dụng tục ngữ trẻ để giao tiếp nói chuyện
với nhau bởi sự hài hước của nó. Ví như khi nói về một bạn bị hô thì lại có câu
“môi hở răng hô”. Chưa kể nó còn thể hiện tính sáng tạo, sự thông minh, tư duy
nhanh nhạy trong ngôn ngữ của các bạn trẻ Việt Nam. Vẫn giữ được hình thức
của tục ngữ truyền thống các bạn trẻ đã biến tấu sao cho câu tục ngữ mới mang
một ý nghĩa hoàn toàn khác so với tục ngữ nguyên bản nhưng nội dung vẫn hợp
lý có nghĩa “Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì tra google”. Tục ngữ
trẻ lại rất sát với thực tế thời đại vì chúng đa phần là tiếng nói là cách nhìn nhận
cuộc sống của các bạn trẻ chúng phản ánh những thực trạng của xã hội ngày nay,
những thay đổi về cách sống về đạo đức con người đều được các bạn biến hóa
sâu sắc có phần châm biếm chẳng hạn như câu “một con ngựa đau cả tàu được
ăn thêm cỏ”. Chưa kể vì tục ngữ trẻ đã quá phổ biến, dễ nhớ, có vần điệu, dễ
truyền tải lại không kén người sử dụng ở bất kì một độ tuổi, tầng lớp nào cũng
12


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
có thể dùng được nếu tục ngữ ấy mang ý nghĩa trong sáng thì nó sẽ giúp cho việc
giao tiếp dễ dàng, ngắn gọn mà lại sinh động hơn rất nhiều.
Tất nhiên, tục ngữ trẻ vẫn kế thừa những tinh hoa nghệ thuật của tục ngữ
truyền thống: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, cường điệu, chơi chữ,…nhưng tất cả

những biện pháp nghệ thuật ấy đều được biến tấu lại giúp cho tục ngữ trẻ gần
gũi, sát với hiện thực thực tế ngày nay mà vẫn giữ được yếu tố nồng cốt của tục
ngữ trẻ là gây cười như nghệ thuật chơi chữ thì có câu “chú phỉnh tôi rồi chính
phủ ơi”…không những thế tục ngữ trẻ còn đóng góp cho ngành Ngôn ngữ Việt
Nam như là một phát hiện mới mẻ thú vị về ngôn ngữ và đã được in thành sách
xuất bản để giải trí hoặc nghiên cứu.
Việc những câu tục ngữ truyền thống bị đem “xào, nấu” một cách khó
hiểu đã khiến cho những thế hệ trước lên án gay gắt, chưa kể vì quá lạm dụng
ngôn ngữ teen nhiều bạn trẻ đã biến tấu những câu tục ngữ truyền thống vốn
mang ý nhĩa cao đẹp thành những câu nói có phần tục tiễu, làm xấu đi sự sáng
tạo trong sáng của những tục ngữ mới. Nhưng dù sao đi nữa chúng ta vẫn không
thể phủ nhận tính thực tế, thẩm mỹ, độc đáo mà tục ngữ trẻ đem lại. Tuy vẫn
phải sàn lọc nhưng tục ngữ trẻ đã giúp ít nhiều cho sự phong phú trong Tiếng
Việt của chúng ta, đem lại những tiếng cười đáng suy ngẫm trong cuộc sống. Sử
dụng tục ngữ trẻ đúng cách là giúp cho việc phê phán, châm biếm, lên án trở nên
văn minh hơn. Nó gần như trở thành một “văn hóa châm biếm” của những người
Việt trẻ trong xã hội đang trên đà đi xuống về lối sống - đạo đức.
2. Nguyên nhân hình thành
Một hiện tượng ngôn ngữ ra đời bao giờ cũng là tổng hòa của nhiều yếu tố
khác nhau. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xác định có các nguyên nhân chính sau:
2.1.

Tác động của xã hội hiện đại
13


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
Sự ra đời của nhiều phương tiện máy móc hiện đại đã làm thay đổi tất yếu bộ
mặt cuộc sống con người. Từ quan hệ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, con người
bước vào kỉ nguyên của ánh sáng, của những tri thức mới. Dĩ nhiên, tục ngữ cũng

cần phát triển để phục vụ cuộc sống con người. Những mặt mới như phương tiện
giao thông, internet, truyền thông,...trở thành một mảng đề tài thu hút. Những câu
tục ngữ như: "Vượt đèn đỏ có ngày dập mỏ";" Bom nguyên tử là phát minh để ...
kết thúc các phát minh khác.";....được sử dụng một cách thường xuyên trong rất
nhiều tình huống. Cứ mỗi bước đi của xã hội là tạo nên một cái đà để tục ngữ vươn
lên một tầm mới. Ngay cả những mối quan hệ cũ cũng đã được nhìn với một góc
nhìn mới, thay vì nói:
"Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư"
Ngày nay, ta lại thấy xuất hiện hàng loạt các câu như:
" Cá không ăn muối cá ươn
Con không ăn muối…thiếu iot rồi con ơi."
Hoặc
"Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ khôn hồn con đi"
Ý nghĩa của các câu tục ngữ đã được biến đổi cho phù hợp với cuộc sống
hiện đại.Mà có lẽ, cũng chính nhịp sống mới đã thay đổi tư duy để tục ngữ có cơ
hội phát triển, trở nên mới mẻ như thế.
2.2.

Sự hình thành ngôn ngữ trẻ

Tiếng Việt đang phát triển như một quy luật tất yếu. Đáp ứng mọi nhu cầu
của con người, tiếng Việt vận động, chuyển mình mạnh mẽ. Giới trẻ tạo ra một thế
giới ngôn ngữ riêng đáp ứng nhu cầu của họ. Tục ngữ trẻ cũng ra đời như là một
bộ phận của thế giới ấy. Các câu tục ngữ ấy hài hước mà cũng thâm thúy, sâu sắc.
14


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ

Nghe " Không mày đố thầy dạy ai" có chút gì đó ngược lại với tục ngữ truyền
thống của ông cha, lại bật cười vì tính dí dỏm của nó. Thế nhưng nghĩ lại thì cũng
không kém phần ý nghĩa. Người trẻ đang tạo ra một tiếng Việt đầy sức sống, một
tiếng Việt đủ mạnh mẽ để đáp ứng sự phát triển của xã hội.
2.3.

Nguyện vọng phản ánh cuộc sống thực tại

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ luôn kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo
của con người. Thuở xưa, nhìn thiên nhiên cây cỏ, công việc lao động đồng
áng,...ông cha đã sáng tác ra cả một kho tàng tục ngữ quý giá và phong phú. Tiếp
nối truyền thống đó, thế hệ trẻ ngày nay cũng ham thích nói về cuộc sống này. Tư
duy nhanh nhạy của giới trẻ đã vẽ lại muôn mặt cuộc sống của thế giới này từ học
hành, tình yêu, công việc, giao thông, internet đến tiền bạc, quan hệ láng giềng....
Xã hội phát triển làm cho con người nảy sinh nhu cầu phản ánh những hiện thực
đang nảy sinh. Kho tàng mới này cũng đa dạng không kém ông cha ta, tạo nên sức
sống mới cho tiếng Việt. Trong mọi hoàn cảnh nảy sinh, ta đều có thể vận dụng bất
kì câu tục ngữ nào để giải thích. Gặp những lúc khó chịu với công việc, người ta
nói: "Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở"; khi nói đến những hiện tượng mới của
xã hội, tục ngữ cũng không thiếu như :" Một người vô nét cả nhà kẹt phone", "
Trên mạng có 4 cái ngu: khoe thân, nói bậy, ba hoa, like nhiều.", "Game sinh
bệnh, Nét sinh tật.",.... Có thể nói, tục ngữ đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời
sống, đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
3. Đặc điểm của tục ngữ tuổi trẻ.
3.1.

Về nội dung.

Kế thừa những đặc trưng vốn có trong kho tàng tục ngữ phong phú của ông
cha, tục ngữ của giới trẻ sáng tạo ra đã được tô thêm màu áo mới, điểm thêm

những tính chất mới. Tuy nhiên, cái mới ấy vẫn không nằm ngoài những đặc trưng
vốn hữu của nền tục ngữ thuộc ngôn ngữ Việt. Tuổi trẻ đã tiếp thu, loại bỏ và sinh
15


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
ra những sản phẩm phù hợp với chính thời đại mà mình đang sống. Điều này cũng
dễ lý giải. Trước hết là đa phần tục ngữ trẻ ra đời từ việc cải biên lại tục ngữ đã có
của ông cha. Sau nữa là phần lớn tục ngữ của tuổi trẻ đều nhằm những mục đích cố
định như châm biếm đả kích, gây cười… bằng những thủ pháp nghệ thuật đặc thù
của ngôn ngữ .
Ngày nay, theo xu hướng chung của một thế giới phẳng với công nghệ, hội
nhập giao thoa, giới trẻ đã hưởng ứng nền, nếp, lề lối phong cách của thời đại mình
một cách nhiệt tình. Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, tục ngữ tuổi trẻ đã mang đậm
hơi hướng của vành nôi đã hoài thai nó. Bằng chứng hùng hồn là những câu tục
ngữ mang đậm phong cách trẻ. Theo liệt kê của chúng tôi thì tục ngữ tuổi trẻ sáng
tác và chế tạo có khoảng 11 loại tục ngữ khác nhau: tục ngữ về giao thông, di
chuyển/ về mạng xã hội internet/ về máy móc phương tiện hiện đại/ quan hệ hàng
xóm đồng nghiệp/ về gia đình/ về công việc/ về học hành/ tình bạn/ tình yêu/ tình
yêu quê hương đất nước/ vê tiền bạc. (cách phân loại dựa vào nội dung của tục
ngữ) với tổng số chừng 250 câu.
Trong phần đặc điểm trong nội dung của tục ngữ trẻ, chúng tôi xem xét phân
loại dựa vào mục đích của tục ngữ. Có những loại chính sau:
3.1.1. Tục ngữ chỉ có tác dụng gây cười.
Tính chất hài hước của tuổi trẻ ta không thể không bàn tới. Ngày xưa ông bà
hài trong cách chơi chữ, đối câu cú như “chính phủ - chú phỉnh”. Tuổi trẻ ngày nay
thì khác, họ cười theo cách của họ. Thường thì cái cười này rất sảng khoái, nhưng
giá trị của nó rất “cạn”, cạn ở đây có nghĩa là có nhưng rất ít, tùy vào cách cảm
nhận của từng người nữa. Chẳng hạn như câu “môi hở răng hô”. Bạn bè của bạn ai
bị hô mà nghe câu này chắc cũng buồn cười lắm. Câu tục ngữ “bàn tay ta làm nên

tất cả, có sức người nấu nếp cũng thành xôi”, có công giã gạo có ngày thành
cơm”. Người đọc người nghe có thể cười vì sự thật hiển nhiên mà lớp từ này biểu
thị, ngoài ra thì có rất ít lớp nghĩa khác. Ta cũng có thể gặp nhiều câu tương tự như
16


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
“dốt như con tốt”, “thêm bạn bớt buồn”, “ước gì môi em là đít bút, anh ngồi học
bài cắn đít bút hôn em”.
3.1.2. Tục ngữ gây cười – tiếng cười châm biếm, mỉa mai và đả kích:
Trong loại tục ngữ này, giá trị biểu trưng được bộc lộ rõ hơn. Tuổi trẻ đã
không ngần ngại đưa suy nghĩ, quan điểm lên tục ngữ để mọi người cùng chiêm
nghiệm. Tục ngữ trẻ có sức sống hay không, nó tồn tại với giá trị như thế nào đều
phụ thuộc vào đặc điểm này. Nội dung phê phán cũng rất rộng, nó gần như bao
quát những vấn đề của đời sống, từ bạn bè, tình yêu, gia đình,.. đến công nghệ,
máy móc… Ngày xưa, ông bà ta không có chữ viết nên đã dùng tục ngữ để đúc kết
kinh nghiệm thực tiễn, đôi khi một câu tục ngữ phải trải qua hàng chục năm thai
nghén mới có thể hình thành. Ngày nay, tục ngữ trẻ ra đời gần như thức thời, nó
phản ánh được hiện thực cuộc sống đương đại. Có lẽ vì lý do này mà tục ngữ trẻ có
tính “hiện tượng” và cùng với sự giúp sức đắc lực của công nghệ, nó đã đi nhanh
và đi xa. Đã có nhiều người cho rằng tục ngữ tuổi trẻ chỉ mang tính hài hước, nó
không có giá trị. Nhưng không hẳn như vậy. Tuổi trẻ sáng tác tục ngữ theo phong
cách của thời đại họ, bằng con mắt và cái nhìn của chính họ. Đồng ý rằng nhiều
câu không có giá trị như “dốt như con tốt”, nhưng đâu hẳn toàn bộ không có ý
nghĩa gì. Chúng ta hãy cùng xem xét các ví dụ sau: “lái xe nghe điện, nhân tiện
hôn đường”, câu tục ngữ vừa châm biếm lại vừa phê phán việc nghe điện thoại
trong lúc tham gia giao thông, tiếng cười nằm trong nội dung và cả hình thức biểu
hiện với nghệ thuật chơi chữ “hôn đường”. Có những câu mang giá trị rất sâu sắc
cả về nội dung lẫn nghệ thuật, chẳng hạn như “yêu nhau quả ấu cũng tròn, ghét
nhau quả bồ đôi dép dẫu mòn cũng chia”, “cuộc đời sao lắm éo le, nhân sâm thì ít

rễ tre thì nhiều”. Từ những hình ảnh quen thuộc như “đôi dép mòn”, “nhân sâm”,
“rễ tre”, tác giả khéo léo đưa thêm cho nó nhiều giá trị gợi hình. Nhân sâm là loại
thảo dược quý hiếm, tượng trưng cho người tốt, cho tấm lòng nhân hậu. Hình ảnh
rễ tre đại diện cho những người xấu xa, chỉ biết bám víu, chôm chỉa, gây hại cho xã
17


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
hội. Đặc biệt hơn cả là “đôi dép mòn”, nó đã đi vào trong tục ngữ một cách tự
nhiên nhưng rất giàu sức sống. Ông bà ta nói về sự thương ghét bằng hình ảnh “bồ
hòn cũng méo” (thương nhau quả ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo).
Tuổi trẻ ngày nay táo bạo hơn, nói sự thương ghét một cách mạnh mẽ hơn. Đôi dép
mòn là thứ không thể dùng được nhiều nữa, họa chăng có thể bán ve chai, nhưng
một khi con người đã chuyển từ thái cực yêu thương nồng nàn sang thù hằn sâu sắc
thì không còn gì có thể chung chạ nữa. Đôi dép là của một người, nhưng có thể tiền
mua nó là tiền chung. Chắc chắn, quả quyết, nhất định phải chia hai. Trong xã hội
nay, tình yêu có thể chẳng là gì. Từ cặp vợ chồng vun vén hạnh phúc lâu năm đến
đôi trai gái mới yêu, tất cả đều có thể đâm, chém giết nhau. Đó là nói về tình yêu,
tình người. Nói về công việc, cách sống, tuổi trẻ có những câu châm biếm rất hay
như “tay nhặt lá chân đá ống bơ” – phê phán người chê bai những cái tốt trong khi
thực sự mình rất nghèo khó, gọi là sĩ diện hão. “kiến tha lâu mỏi cẳng” – câu tục
ngữ gây hài nhưng lại châm biếm công dã tràng, cũng tương tự như câu “có công
mài sắt có ngày chai tay” vậy. Giới trẻ cũng tự phê phán chính mình: “nơi đâu cần
thanh niên có, đến đứng ngó có thanh niên”, “vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt
đầu nản”… Lối sống vì người khác không còn nữa, thay vào đó là cách “an phận
thủ thường” của những người trẻ. Thực tế đã có nhiều vụ vì can đánh nhau mà bị
giết chết một cách oan uổng. Trong một vụ tai nạn, nhiều người sẽ vây tụ lại thành
một đám đông, có cả thanh niên, nhưng thực tế thì đến cho đông, “ngó” cho vui,
thậm chí còn hôi của. Rất hiếm bạn trẻ sống vì người khác, cũng như ít người có ý
chí: “vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản”. Nói hài nhưng lại hay.

3.1.3. Tục ngữ phê phán:
Đặc biệt hơn cả là những câu tục ngữ phê phán lối sống thực dụng, chỉ biết
lấy phần mình. “nhà cao em cũng chả thèm, chỉ cần vàng bạc cộng thêm hột
xoàng”. Chủ thể - cô gái trong câu tục ngữ nói thì nói vậy thôi, chứ thực ra ai cũng
biết yêu cầu của cô đối với các chàng trai trước khi tán tỉnh là gì. Cũng giống như
18


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
câu: “yêu nhau cởi nhẫn cho nhau, kim cương em lấy đồng thau em xù” vậy. Và
đây, tính chất châm biếm cực mạnh: “trăng thì mười sáu mới tròn, còn em mười
sáu bụng tròn hơi trăng”, tiếng cười ở đây trở nên chua chát ít nhiều, vì nó phần
nào nói đến sự hư hỏng của một bộ phận giới trẻ. Theo con mắt của người lớn tuổi
thì : “ tụi nhỏ ngày nay yêu sớm và táo bạo hơn nhiều, đâu có ngây thơ như mình
ngày xưa” – câu nói vừa có vẻ tự hào lại vừa xót xa.
Tục ngữ trẻ có nhiều câu phản ánh rất sâu sắc về cuộc sống hiện tại. Có thể
nói tục ngữ loại này đã bóc trần hiện thực qua từng câu chữ.“tiền là giấy, thấy là
lấy”, “không tiền đố mày làm nên”, “bé cậy cha già cậy lương”. Thực tế cuộc
sống như vậy, chính vì lẽ đó nên “không có tiền cạp đất mà ăn” trở thành câu nói
phổ biến.
3.1.4. Tục ngữ về kinh nghiệm:
Đọc và nghe tục ngữ trẻ, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu nói về kinh
nghiệm. Chúng ta tiếp thu từ ông bà những kinh nghiệm về thời tiết, lao động sản
xuất, giao tiếp, vợ chồng… và chúng ta, cũng lại truyền kinh nghiệm cho nhau,
nhưng nội dung không phải lúc nào cũng tích cực. Và kinh nghiệm này ra đời rất
nhanh, không trải qua quá trình tiếp thu lâu dài. Sẽ không lạ gì khi bắt gặp những
câu tục ngữ kiểu như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chặt cây nhớ coi cảnh sát”, cũng
có những câu cảnh báo như “con hơn cha là nhà nguy đấy”, khuyên bạn “kết bạn
câu like”, “ăn trông nồi, ngồi trông người bên cạnh”, “yêu nhau không phải nhìn
nhau mà cùng nhìn về chiếc xe ở phía đó, “chọn xoài đừng để xoài chua, chọn bạn

đừng để bạn cua bồ mình”, kẻo nó chôm chỉa của mình đi mất. Và nhất là khi ra
đường, “đèn còn vàng, ta bang cho lẹ”, bang ở đây có nghĩa là đi. Luật nhà nước
thì đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm lại, đèn xanh được phép đi, ấy vậy mà thực
tế ở những ngã ba, ngã tư có gắn tín hiệu giao thông, cứ thấy đèn vàng thi đi nhanh
tới luôn, khỏi mất thời gian đứng chờ đèn đỏ. Tuổi trẻ gọi đó là kinh nghiệm.
3.1.5. Đặc điểm chung
19


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
Một đặc điểm chung dễ nhận biết nhất trong tục ngữ của giới trẻ chính là
tính hài hước. Bất kể là câu tục ngữ phê phán hay đả kích, trước mắt là nó đem lại
tiếng cười. Đọc những câu kiểu như “giàu đi xe hơi uống bia ôm, nghèo đi xe ôm
uống bia hơi”, “nhất cóp nhì quay tam xoay tứ giở”, “đi một ngày đàng, hít một
sàng khói”, “chồng lái lụa, vợ góa bụa”, “xe không có thắng chạy thẳng vào
hòm”… không ai không cười. Điều này đã tạo nên đặc trưng riêng của tục ngữ trẻ
mà trong tục ngữ của ông bà ta không gặp được.
3.2.

Về mặt hình thức.

3.2.1. Hình thức biểu hiện.
Xuất phát từ yêu cầu nhanh chóng, hấp dẫn dễ nhớ của thời đại, tục ngữ
của giới trẻ thường được sáng tạo một cách ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Thông
thường có nhiều nhất là những câu từ 4 tiếng đến 8 tiếng như: "môi hở răng hô",
“học mười biết một", "không mày đố thầy làm nên", "ăn trong nồi ngồi trong ngồi
trong xó","tình tiền tù tội", "có chí thì ghê", "yêu nhiều thì ốm,ôm nhiều thì yếu"...
Những câu tục ngữ dài nhất thì khoảng 15 đến 23 tiếng nhưng số lượng thì cũng
không được nhiều. Chẳng hạn như : "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời gái
chảnh mà thương trai nghèo" (14 tiếng), "tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở,cưới

nhau về tắt thở càng nhanh" (15 tiếng), "học cho lắm tắm không có quần thay, học
cho hay tắm thay hoài cái quần cũ" (17 tiếng), "quân tử nhất ngôn là quân tử dại,
quân tử nhai đi nhai lại là quân tử khôn" (18 tiếng).
Yếu tố ngắn, gọn, dể nhớ là yêu cầu cao nhất của sự sáng tạo tục ngữ trẻ
hiện nay. Câu càng ngắn gọn với số tiếng càng ít thì nội dung súc tích. Tuy nhiên
thực tế trong 1 số câu tục ngữ trẻ vẫn có sử dụng chen thêm nhiều các câu từ hoặc
các cụm từ để nối các vế câu tục ngữ. Vì vậy các câu tục ngữ cũng đã có sự nới
rộng nghĩa. Phần lớn cụm từ được bỏ đi đều thay bằng những yếu tố khác hài
hước hơn. Nhờ sự ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ giúp cho những câu tục ngữ trẻ hiện
nay lan truyền nhanh chóng trong xã hội.
20


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
-

Cải biên:
Phải thừa nhận rằng tục ngữ trẻ ngày nay đa phần “chế tác”, cải biên lại từ

tục ngữ đã có của ông cha ta ngày xưa. Tục ngữ loại này chiếm số lượng rất nhiều.
Phân
loại

Tục ngữ cũ

Tục ngữ mới

Ý nghĩa tục ngữ mới
Nói về xã hội hiện nay,tiền


Học

"Không thầy đố mày

"Không tiền đố mày

bạc là chính,có tiền là có tất

làm nên"

làm nên"

cả ,không tiền thì không làm
được việc gì.

hành

Công
việc

"Gần mực thì đen,

"Gần mực thì bia, gần

Nói đến sự hư hỏng của học

gần đèn thì rạng"

đèn thì hút "


sinh ngày nay

"Bé cậy cha, già cậy

"Bé cậy cha , già cậy

Nói đến sự sung sướng trong

con"

lương"

cuộc sống

"Thuận vợ thuận

"Thuận vợ thuận

chồng ,tát biển Đông

chồng, rút của công

cũng cạn"

mới dể"

"Ăn kĩ no lâu ,cày

"Ăn kĩ no lâu ,cài sâu


Nói đến sự lười biếng nhát

sâu tốt lúa"

mau mệt"

làm của người lao động

"Thất bại là mẹ

"Thất bại vì ngại

thành công"

thành công"

"Lời nói chẳng mất
Tiền
bạc

tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lòng
nhau"
"Gió đưa bắp cải về

"Lời nói chẳng mất
tiền mua, lựa lời mà
nói cho lòi tiền ra"
"Gió đưa bắp cải về
21


Đoàn kết cùng nhau làm việc
xấu

Cách lí giải 1 cách tự mãn,
biện hộ cho sự vấp ngã của
mình

Dùng lời đương mật để lừa
gạt tiền bạc người khác

Châm biếm thói ham mê tiền


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ

Tình
yêu

trời, rau răm ở lại

trời, tiền đô đưa tiễn e

chịu đời đắng cay"

rời cố hương"

"Nghèo nhân nghèo

"Nghèo nhân nghèo


nghĩa mới lo, nghèo

nghĩa chẳng lo, nghèo

Thói coi trọng vật chất hơn

tiền ngheo bạc chẳng

tiền nghèo bạc mới

nhân nghĩa

lo mình nghèo"

cho là nghèo"

"Con nai vàng ngơ

"Em nai vàng ngơ

Có thể bác thợ săn là đại gia,

ngác, đạp lên lá vàng

ngác, quần chết bác

còn nai vàng là chân dài

khô"


thợ săn"

chuyên đào mỏ "đại gia"

"Ba đồng một mớ

"Ba đồng một mớ

trầu cay,sao anh

trầu cay, không bằng

Phê phán người coi trọng

không hỏi những

tình nghĩa một cây

đồng tiền

ngày còn không"

vàng mười"

"Mấy đời bánh đúc

"Mấy đời bánh đúc

có xương,mấy đời gì có xương,mấy đời gai


bạc

Tình yêu là để vụ lợi chứ

ghẻ mà thương con

chảnh mà thương trai

chồng"

nghèo"

Giao

"Một con ngựa đau,

"Một người lấn làn,

thông

cả tàu bỏ cỏ"

cả ngàn người khổ"

"Đi một ngày đàng,

"Đi một ngày đàng,

Ô nhiễm khói bụi do qua tải


học một sàng khôn"

hít một sàng khói"

các phương tiện giao thông

Quan

"Một con ngựa đau

"Một con ngựa đau cả

Thói ích kỉ , xấu xa, bỏ mặc

hệ hằng

cả tàu bỏ cỏ"

tàu bỏ chạy"

người hoan nạn

ngày

"Bán anh em xa mua

"Bán anh em xa khi

Khi dược lợi gì sẽ bán cả anh


như

láng giềng gần"

cảm thấy cần"

em

di
chuyển

22

không phải là yêu chân thành

Cảnh lấn chiếm lòng lề
đường , gây cản trở giao
thông


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
hàng
xóm

"Đèn nhà ai nấy

,đồng

sáng"


"Đèn nhà ai nấy sài"

nghiệp

Lối sông ích kỉ,chỉ biết lo cho
bản thân
Lối sống ích kỉ,không quan

"Hàng xóm tối lửa

"Hàng xóm tối lửa tắt

tắt đèn có nhau"

đèn tối thui"

" Ta về ta tắm ao ta.

"Ta về ta tắm ao ta.

Không gì bằng quê hương

Dù trong dù đục ao

Sẩy chân chết đuối có

mình, có gặp sa cơ có người

nhà vẫn hơn"


người nhà vớt lên"

thân trong nhà cứu vớt.

tâm đến những chuyện xung
quanh

Sự gắn bó của con người với

“Đất lành chim đậu”
Tình
yêu quê
hương
đất
nước

“Đất lành chim đâu.

vùng đất yên bình mà họ đến

Đất không lành đất

an cư lạc nghiệp. Nếu vùng

nhậu chim luôn”

đất đó không tốt thì người
dân khó mà sinh sống được


"Dân ta phải biết sử
ta. Cho tường gốc
tích nước nhà Việt
Nam"

"Dân ta phải biết sử
ta. Cái gì không biết
lên tra google"

Thời kì lạm dụng công nghệ,
sự phát triển và lợi ích của
công nghệ

"Đồng vợ đồng

"Đồng vợ đồng chồng

Nói đến sự gắng bó, đồng

Tình

chồng tát biển Đông

húp nồi canh cũng

lòng, yêu thương, san sẻ niềm

cảm gia

cũng cạn"


cạn"

vui , nỗi buồn..

đình

"Con hơn cha là nhà

"Con hơn cha là nhà

Ý nói con hơn cha vê điều

có phúc"

nguy đấy"

xấu thì thật nguy hiểm

Mạng

"Mất lòng trước,

"Mất mạng trước,

xã hội

đặng lòng sau"

được tiền sau"


23

Nghiện game dẫn đến hành vi
giết người để lấy tiền trong
giới trẻ


Tìm hiểu tục ngữ của giới trẻ
"Muốn biết phải thử,

Hiện trạng luyện game để

muốn giỏi phải

được nâng cao level (cấp độ)

luyện"

của mình

"Nghèo sinh bệnh,

“Game sinh bệnh, nét

Phê phán những trẻ nghiên

giàu sinh tật”

sinh tật”


game và online

“Việc nhà thì ngán,

“Việc học thì ngán,

Nghiện iternet dẫn đến bỏ bê

việc làng thì siêng”

việc Nét thì siêng”

việc học.

"Muốn biết phải hỏi,
muốn giỏi phải học"

Bảng 1: Phân loại và so sánh tục ngữ cũ và tục ngữ mới
Từ tục ngữ đã có, tục ngữ mới ra đời với màu sắc mới, mang đậm phong
cách hiện đại, nội dung của nó có cả tích cực và tiêu cực. Nhưng dù thế nào đi nữa
thì tất cả đều bắt nguồn từ Tiếng Việt, đậm bản sắc của thứ ngôn ngữ giàu đẹp này.
3.2.2. Đặc điểm nghệ thuật.
Tục ngữ của cha ông ngày xưa rất giàu tính hình tượng, điều này được tạo
nên từ thủ pháp nghệ thuật rất độc đáo. Tục ngữ trẻ cũng vậy. Từ những quan sát
cụ thể của cuộc sống hiện tại giới trẻ tạo nên các câu tục ngữ mới, sinh động hơn,
mang tính châm biếm, gây cười hơn. Hình tượng trong tục ngữ được tạo ra bằng
các phương pháp như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, cường điệu.. và có cả chơi chữ.
-


So sánh:
Là phương thức biểu đạt ngôn từ 1 cách hình tượng dựa trên cơ sở đối

chiếu 2 hình tượng có dấu hiệu tương đồng. Mục đích làm nổi bật đặc điểm, đặc
tính của hiện tượng này, qua đặc điểm thuộc tính của hiện tượng kia. Sự so sánh
trong tục ngữ giới trẻ ngày nay được thể hiện khá thú vị. Đọc tục ngữ trẻ, chúng ta
sẽ bắt gặp nhiều câu so sánh thú vị, nhất là nói về học hành như: “học hành như cá
kho tiêu, kho nhiều thì mặn học, học nhiều thì ngu”, “tiền là giấy đốt là cháy, tình
là bụi phủi là bay”. Cũng có những câu so sánh phản ánh nội dung rất tiêu cực như
“nhân nhượng là tự sát, độc ác là huy hoàng”. Phải thừa nhận rằng sống trong thời
24


×