Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu chiết xuất các hợp chất hoạt tính sinh học từ rễ cây mật nhân và ứng dụng trong thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.65 KB, 10 trang )

Tạp chí Khoa học và Công nghệ …, …, 2015, …

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA DỊCH CHIẾT RỄ CÂY MẬT NHÂN (EURYCOMA
LONGIFOLIA JACK) Ở THỪA THIÊN-HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHƯNG NINH VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ MẬT NHÂN
Trương Thị Minh Hạnh1,*, Trần Ý Đoan Trang2
1*

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Đà Nẵng
2

*Email: 1*,
Đến Tòa soạn: 15/09/2015, Chấp nhận đăng: 06/11/2015
TÓM TẮT
Bài báo này trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết của rễ cây
mật nhân (Eurycoma Longifolia Jack) ở Thừa Thiên- Huế bằng phương pháp chưng ninh. Kết
quả cho thấy điều kiện tốt nhất của quá trình chiết là nhiệt độ 1000C, tỉ lệ rắn lỏng 1/50 (g/ml) và
thời gian chưng ninh 60 phút. Bằng phương pháp sắc kỷ lỏng ghép khối phổ LC-MS đã tìm thấy
một số thành phần hóa học của dịch chiết này có khả năng chống khối u, chống ung thư, chống
sốt rét và có hoạt tính tăng cường sinh lý ở nam giới. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng dịch chiết
nước từ rễ cây mật nhân không có hoạt tính kháng oxi hoá, không có khả năng kháng E. Coli và
St. aureous, nhưng đảm bảo tính an toàn thực phẩm, nên có thể sử dụng trực tiếp hoặc bổ sung
vào thực phẩm. Với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, vừa có lợi cho sức khỏe, sinh lý người
trưởng thành, vừa có thể chấp nhận được vị đắng của mật nhân, sản phẩm ứng dụng được chọn
là cà phê mật nhân. Tiến hành đánh giá cảm quan bằng hai phép thử: phép thử so hàng mức độ
ưu tiên và phép thử thị hiếu chấp nhận với đối tượng là sinh viên trường Đại học Bách khoa và
những người thường xuyên uống cà phê. Kết quả đã cho thấy việc bổ sung dịch chiết mật nhân
với tỉ lệ 50/50 vào sản phẩm cà phê được đánh giá yêu thích tương đương với sản phẩm cà phê
không bổ sung mật nhân.
Từ khóa: rễ cây mật nhân, chưng ninh, kháng oxi hoá, kháng khuẩn, cà phê mật nhân.


1. MỞ ĐẦU
Mật nhân (Eurycoma longifolia) là một loại thảo dược đã được biết đến rất nhiều trong
Đông y với tên thông dụng là cây bá bệnh. Hầu hết các bộ phận của cây mật nhân đều có tác
dụng trị bệnh. Các chiết xuất từ mật nhân đã được y học cổ truyền sử dụng để điều trị bệnh sốt
rét, làm thuốc tăng trưởng hoocmon sinh dục và làm thuốc hạ nhiệt. Rễ mật nhân được cho là
thành phần có giá trị nhất, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đau nhức, sốt dai dẳng, sốt
rét, suy dương, kiết lỵ, sưng tuyến và có thể dùng làm thuốc tăng cường sức khỏe [1]. Chiết xuất
từ rễ cây mật nhân được dùng để khôi phục lại năng lượng cơ thể và sinh khí, tăng cường lưu
thông máu đồng thời có vai trò tốt đối với phụ nữ sau khi sinh con. Ngoài ra chiết xuất này có


Trương Thị Minh Hạnh, Trần Ý Đoan Trang

chứa các hợp chất có hoạt tính chống khối u, chống ký sinh trùng, có khả năng gây độc tế bào
đối với dòng tế bào gây ung thư ở người như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng và
chống loét...[1]. Một hoạt tính rất nổi bật của loại cây này đó là hoạt tính tăng nội tiết tố
testosterone ở nam giới; đã có rất nhiều nghiên cứu báo cáo về hoạt tính sinh học này trên chuột
cũng như trên cơ thể người [1]. Vì vậy, việc chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học quan
trọng từ rễ cây mật nhân để có thể bổ sung vào thực phẩm, tạo ra sản phẩm mới vừa đảm bảo giá
trị dinh dưỡng vừa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật mang lại sức khỏe cho con người là cần thiết.
Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi trình bày kết quả tìm kiếm điều kiện chiết xuất tốt nhất
đối với phương pháp chưng ninh; đánh giá thành phần hoá học có trong dịch chiết bằng phương
pháp LC-MS; khảo sát hoạt tính kháng oxi hoá và hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết nước;
đồng thời thử nghiệm ứng dụng sản xuất một loại sản phẩm mới là nước uống cà phê - mật nhân.
2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu
- Rễ cây mật nhân được đặt mua tại một cơ sở bán cây thuốc uy tín, thu nhận vào khoảng
cuối tháng 3 ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, độ tuổi của cây mật nhân lấy rễ từ 5-7
năm tuổi. Khi đưa về phòng thí nghiệm được rửa sơ bộ, thái mỏng, rửa sạch, phơi khô tự nhiên
rồi xay nhỏ thành bột; đóng gói và được bảo quản ở điều kiện thường trong phòng thí nghiệm để

đưa vào nghiên cứu. Rễ thái lát khi nếm có vị đắng gắt, bột phơi khô có mùi thơm rất đặc trưng.
- Cà phê bột Trung Nguyên.

a) Nguyên liệu trước khi xay thành bột

b) Bột rễ mật nhân

c) Cà phê Trung nguyên

Hình 1. Nguyên liệu nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chiết xuất bằng chưng ninh: cho bột rễ mật nhân và nước với tỷ lệ thích hợp
vào bình cầu, lắp ống sinh hàn và tiến hành chưng ninh ở từng điều kiện khác nhau, sau đó lọc
bỏ phần bã bằng vải lọc và giấy lọc, rồi tiến hành cô bớt nước, cuối cùng đem sấy cho đến khối
lượng cắn thu được không đổi. Hiệu suất chiết (H, %) là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng cắn thu
được sau khi sấy khô (m2, g) với khối lượng mẫu đem đi thí nghiệm (m1, g):

- Xác định hoạt tính kháng oxi hoá bằng phương pháp DPPH [2].
- Thử hoạt tính kháng khuẩn: phương pháp đục lỗ trên hai chủng E. Coli và Staphylococous
aureous [3].
- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số nấm men, nấm mốc bằng phương pháp đếm
khuẩn lạc [4].
2


Nghiên cứu thành phần hoá học, hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân …

- Xác định hàm lượng kim loại nặng: phương pháp TCVN 6494:1999, TCVN 6626:2000,
TCVN 7877:2008.

- Phương pháp cảm quan: Sử dụng phép thử so hàng mức độ ưu tiên và phép thử thị hiếu
chấp nhận [5]. Đầu tiên, dùng phép thử so hàng mức độ ưu tiên để khảo sát mức độ ưu tiên của
người tiêu dùng đối với ba mẫu cà phê có tỷ lệ dịch cà phê/dịch chiết mật nhân khác nhau, để
tìm ra tỷ lệ thích hợp được người sử dụng chấp nhận về vị đắng. Sau đó, dùng phép thử thị hiếu
chấp nhận để đánh giá và xác nhận lại chất lượng mẫu cà phê mật nhân pha chế với tỉ lệ được
chọn trên.
- Phương pháp định danh thành phần hoá học của dịch chiết: Chuẩn bị dịch chiết ở điều
kiện chiết tốt nhất đã tìm, phân tích thành phần hoá học của dịch chiết bằng sắc ký lỏng khối phổ
LC-MS: trên thiết bị LC/MS Agilent 6120, cột C18, pha động là axit focmic 0,1% và metanol;
chạy chế độ gradient với 2 chế độ negative (chế độ âm) và chế độ positive (chế độ dương).
- Xử lí số liệu: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính toán trên cơ sở 2 lần thí
nghiệm lặp lại và được xử lý bằng phần mềm minitab phiên bản 16.0.2. Đối với phương pháp
đánh giá cảm quan, số người tham gia thử là 50 người, không lặp, sử dụng phần mềm minitab để
so sánh điểm thị hiếu trung bình của 2 mẫu cà phê: mẫu nước uống cà phê - mật nhân với tỉ lệ
được chọn và mẫu nước cà phê không bổ sung mật nhân. Với giả thiết H0 là điểm thị hiếu trung
bình của hai mẫu không khác nhau, giả thiết Ha là điểm thị hiếu trung bình hai mẫu khác nhau.
Từ giá trị P sau khi xử lý số liệu, nếu P < α (mức ý nghĩa lựa chọn để kiểm định) thì bác bỏ giả
thiết H0 và chấp nhận giả thiết Ha; ngược lại P > α thì chấp nhận giả thiết H0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất chiết từ rễ cây mật nhân trong
dung môi nước
Theo tác giả Rajeev Bhat và cộng sự, trong thành phần rễ cây mật nhân thành phần chủ yếu
là các quassinoid và alkaloid [1], trong đó, các alkaloid là những hợp chất có tính chất phân cực
mạnh, còn các quassinoid là những dẫn xuất của triterpen, là những hợp chất phân cực vừa. Do
đó, những thành phần này có thể hòa tan tốt trong các dung môi phân cực như nước. Mặt khác,
nước là một dung môi rẻ tiền, dễ kiếm, an toàn khi bổ sung vào thực phẩm, lại không gây mùi vị
khó chịu đối với thực phẩm nên chúng tôi chọn nước làm dung môi trong nghiên cứu này.

12.0
11.0

10.0
9.0
8.0
Tỷ lệ lỏng//rắn,
(ml/g)
a)

30 60 90 120 180 240

Thời gian
b) chiết, (phút)

Hiệu suất chiết, %

13
12
11
10
9
8
7

12.0
11.5
11.0
10.5
10.0
9.5
9.0


13.0

Hiệu suất chiết, %

Hiệu suất chiết, %

Kết quả khảo sát đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết như tỉ lệ lỏng/rắn, thời
gian chưng ninh và nhiệt độ chưng ninh được thể hiện trên đồ thị Hình 2 a, b, c.

60

70

80

90

c)

Hình 2. Ảnh hưởng của tỉ lệ lỏng/rắn (a), thời gian (b) và nhiệt độ chưng ninh (c) đến hiệu suất chiết
3

100

Nhiệt độ chiết, (0C)


Trương Thị Minh Hạnh, Trần Ý Đoan Trang

Hình 2 a) thể hiện ảnh hưởng của tỷ lệ lỏng/rắn đến hiệu suất chiết với 6 mẫu thực hiện ở

điều kiện thời gian chưng ninh 180 phút, nhiệt độ 800C. Kết quả cho thấy hiệu suất chiết cao
nhất (đạt 12,39%), ứng với tỷ lệ lỏng/rắn là 50/1 (ml/g).
Hình 2 b) thể hiện ảnh hưởng của thời gian chưng ninh đến hiệu suất chiết khi tiến hành 6
mẫu thí nghiệm có tỉ lệ lỏng/rắn là 20/1 (ml/g), ở nhiệt độ chưng ninh 800C. Kết quả cho thấy
với thời gian chưng ninh 60 phút, hiệu suất chiết cao nhất (11,72%).
Còn ở Hình 2c), nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất chiết, với các mẫu thí
nghiệm có tỉ lệ lỏng/rắn là 20/1 (ml/g), thời gian chiết 180 phút. Kết quả là chưng ninh ở 1000C
cho hiệu suất chiết cao nhất (12,20%).
Tổng hợp ảnh hưởng của 3 yếu tố trên, chúng tôi chọn điều kiện chiết tốt nhất cho rễ mật
nhân bằng phương pháp chưng ninh là tỷ lệ lỏng/rắn là 50/1 (ml/g) với thời gian chiết 60 phút ở
nhiệt độ 1000C. Ở điều kiện này, thực nghiệm cho phép thu được hiệu suất chiết là 13,03%.
3.2. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hoá của dịch chiết nước từ rễ mật nhân
Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hoá bằng phương pháp DPPH thể hiện ở Bảng 1, còn kết
quả kiểm nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết nước thu được đối với hai chủng vi sinh
vật E. Coli và Staphylococous aureous trên môi trường LB được trình bày ở Bảng 2. Trong đó,
mẫu chiết nước rễ cây mật nhân được tiến hành chưng ninh ở 1000C trong 60 phút với tỷ lệ
lỏng/rắn là 50/1 (ml/g).
Bảng 1. Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hoá DPPH
STT

Ký hiệu mẫu

Nồng độ chất thử trung hòa 50%
gốc tự do DPPH EC50 (µg/ml)

1

Mẫu chiết nước rễ cây mật nhân

>128


2

Resveratrol ( mẫu tham khảo)

8,3

Bảng 1 cho thấy resveratrol là một chất kháng oxi hóa mạnh nhất hiện nay được tìm thấy
trong vỏ của quả nho đỏ, hoạt tính kháng oxi hóa của resveratrol mạnh gấp 7 lần so với vitamin
E và gấp 10 lần so với vitamin C. Như kết quả bảng trên, resveratrol có khả năng khử 50% gốc
tự do DPPH chỉ ở nồng độ 8,3 µg/ml, trong khi đó dịch chiết nước của rễ mật nhân thể hiện hoạt
tính kháng oxi hóa ở nồng độ >128(µg/ml), cho thấy khả năng kháng oxi hóa yếu. Điều này
cũng khá hợp lý khi so sánh với các kết quả công bố trong và ngoài nước, chiết xuất thô từ rễ
cây mật nhân trong các dung môi khác nhau như cồn hoặc hỗn hợp dung môi metanol: clorofom
đều có hoạt tính kháng oxi hoá rất yếu [2, 6].
Bảng 2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
Vi khuẩn

E. coli

St. aureous

Dịch chiết mật nhân

0

0

Đối chứng (nước cất)


0

0

Kết quả phân tích Bảng 2 cho thấy, dịch chiết nước từ rễ cây mật nhân không có khả năng
kháng khuẩn đối với E. Coli và Staphylococous aureous. Kết quả này phù hợp với các báo cáo
trước đó của tác giả Farouk (2007) và Tzar M. (2010) khẳng định rằng chiết xuất từ rễ mật nhân
4


Nghiên cứu thành phần hoá học, hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân …

không thể hiện khả năng kháng khuẩn [3]. Ở nghiên cứu này, có thể do nồng độ dịch chiết quá
loãng, và mới chỉ tiến hành thí nghiệm trên hai chủng E. Coli và Staphylococous aureous; do đó
chưa thể kết luận được khả năng kháng khuẩn của dịch chiết đối với các chủng vi khuẩn khác.
3.3. Khảo sát thành phần hoá học của dịch chiết nước từ rễ cây mật nhân
Kết quả phân tích LC-MS thể hiện ở Hình 3a và Hình 3b.

Hình 3a. Kết quả chạy LC-MS chế độ âm

Hình 3b. Kết quả chạy LC-MS chế độ dương
5


Trương Thị Minh Hạnh, Trần Ý Đoan Trang

Từ kết quả phân tích phổ LC-MS, một số cấu tử chính có trong dịch chiết nước từ rễ cây
mật nhân được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Thành phần hoá học có thể có của dịch chiết nước mật nhân
Công thức


STT

Thời gian lưu,
(phút)

Chế độ
chạy

Tên hợp chất

1

2,059

Âm

Chaparrinone (α-methyl)

C20H26O7

2

7,784

Âm

Eurycomanone

C20H24O9


3

12,687

Âm

Eurycomalide

C19H24O6

4

5,250

Dương

3-ethoxy-benzaldehyde

C9H10O2

5

7,770

Dương

9-methoxycanthin-6-one

C15H10N2O2


6

12,400

Dương

Canthin-6-one-3N-oxide hoặc 11hydroxycanthin-6-one

C14H8N2O2

7

13,002

Dương

Eurycomanol

C20H26O9

8

15,961

Dương

15β-O-acetyl-14-hydroxyklaineanone hoặc
6α-acetoxy-15β-hydroxyklaineanone


C22H30O9

9

16,289

Dương

13β,18-dihydroeurycomanol hoặc
5α,14β,15β-trihydroklaineanone

C20H28O9

phân tử

Bảng 3 cho thấy, chiết xuất từ nước của rễ cây mật nhân có chứa hai thành phần là
eurycomanone và eurycomanol, đây là những quassinoid chính có trong thành phần rễ cây mật
nhân [1, 7]. Các hợp chất này có khả năng làm tăng nội tiết tố testosterone và lượng tinh dịch ở
chuột đực, có tác dụng chống lại estrogen trong cơ thế chuột trưởng thành [8]. Eurycomanone,
6α-acetoxy-15β-hydroxyklaineanone cùng với hai alkaloid là 9-methoxycanthin-6-one và
canthin-6-one-3N-oxide đã được báo cáo có tác dụng gây độc mạnh đối với các dòng tế bào ung
thư phổi, dòng tế bào KB, ung thư vú, ung thư đại tràng [1,9]. Theo các công trình nghiên cứu
trước đó, eurycomanone, eurycomanol, 13β,18-dihydroeurycomanol và 15β-O-acetyl-14hydroxyklaineanone đều là những quassinoid có hoạt tính chống ký sinh trùng sốt rét [1,7,9].
Hai thành phần chaparrinone (α-methyl) và 15β-O-acetyl-14-hydroxyklaineanone cũng đã được
báo cáo là những thành phần có hoạt tính chống khối u [1].
Kết quả phân tích phổ LC-MS còn cho thấy trong dịch chiết trên không có thành phần nào
có khả năng kháng oxi hoá và kháng khuẩn. Điều này giúp giải thích kết quả nghiên cứu mục 3.2
vì sao dịch chiết thu được không có hoạt tính kháng khuẩn và tính kháng oxi hoá không cao.
Mặc dù vậy, chiết xuất trong nước của rễ cây mật nhân có chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh
học quý rất có tiềm năng trong lĩnh vực y dược và thực phẩm.

3.4. Khảo sát tính an toàn thực phẩm của dịch chiết từ rễ cây mật nhân
Nghiên cứu bao gồm khảo sát hàm lượng các kim loại nặng, tổng số nấm men - nấm mốc
và tổng số vi sinh vật hiếu khí của dịch chiết thu được. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.

6


Nghiên cứu thành phần hoá học, hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân …

Bảng 4. Kết quả xác định hàm lượng các kim loại nặng và tổng số vi sinh vật
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả

1

Pb

mg/kg

0,164

2

As


mg/kg

0,0095

3

Cd

mg/kg

0,105

4

Hg

mg/kg

0,075

5

Tổng số vi sinh vật hiếu khí

Số khuẩn lạc/1 ml dịch chiết

0

6


Tổng số nấm men – nấm mốc

Số khuẩn lạc/1 ml dịch chiết

0

Kết quả Bảng 4 cho thấy, mặc dù có tồn tại một số kim loại nặng như As, Pb, Hg nhưng ở
hàm lượng rất nhỏ so với ngưỡng tối đa cho phép theo qui chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với giới
hạn ô nhiễm trong thực phẩm [theo TT-BYT số 2 năm 2011]. Đồng thời kết quả về vi sinh cho
thấy dịch chiết nước từ rễ cây mật nhân không có chứa vi sinh vật hiếu khí cũng như nấm men,
nấm mốc. Vì vậy, dịch chiết này được đánh giá là an toàn về chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng,
tổng số vi sinh vật hiếu khí và chỉ tiêu tổng số nấm men – nấm mốc.
3.5. Thăm dò ứng dụng trong sản phẩm thực phẩm
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy dịch chiết rễ mật nhân trong nước có thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học khá tốt. Điều này lý giải vì sao Mật nhân được biết đến với nhiều công
dụng chữa bệnh ở trong các bài thuốc dân gian, nhưng loại thảo dược này cũng được biết đến
bởi vị đắng gắt đến khó sử dụng của nó. Do đó, để giảm tính đắng vốn có của cây thuốc này,
chúng tôi tiến hành sản xuất một loại nước uống là cà phê – mật nhân, với hy vọng là vị đắng
của cà phê sẽ giảm vị đắng mật nhân bổ sung đến mức chấp nhận được.
3.5.1. Khảo sát tỷ lệ bổ sung dịch chiết mật nhân vào sản phẩm nước uống cà phê- mật nhân
Để chọn được tỉ lệ dịch cà phê/ dịch chiết mật nhân phù hợp cho sản phẩm nước uống cà
phê mật nhân, chúng tôi chuẩn bị 3 mẫu cà phê-mật nhân với các tỉ lệ 50:50; 75:25; 25:75 (dịch
cà phê: dịch chiết mật nhân). Đầu tiên, dùng phép thử so hàng mức độ ưu tiên, để tìm ra tỷ lệ
thích hợp được người sử dụng chấp nhận và yêu thích nhất. Ở phép thử này, yêu cầu người thử
sắp xếp ba mẫu cà phê khác nhau theo mức độ yêu thích về vị đắng giảm dần (không xếp đồng
hạng). Số lượng người thử là 50 người tham gia; là sinh viên ngành công nghệ thực phẩm trường
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã được học môn đánh giá cảm quan. Kết quả đánh giá cảm quan
của 34 phiếu hợp lệ trình bày ở Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả đánh giá cảm quan của phép thử so hàng mức độ ưu tiên


7

STT

Mẫu café (tỷ lệ dịch cà phê: dịch chiết mật nhân)

Tổng hạng

Nhóm ý nghĩa

1

Mẫu 1 (50:50)

61

a

2

Mẫu 2 (75:25)

74

a

3

Mẫu 3 (25:75)


69

a

4

Giá trị bảng tra Basker

19,3


Trương Thị Minh Hạnh, Trần Ý Đoan Trang

Từ kết quả cảm quan, chúng tôi thấy rằng 3 mẫu cà phê với tỷ lệ bổ sung dịch chiết mật
nhân như trên không khác nhau có ý nghĩa; nhưng trong đó mẫu 1 có tổng hạng thấp nhất nên sẽ
được ưu tiên hơn mẫu 2 và mẫu 3 [5]. Với các tỉ lệ được chọn trong phạm vi nghiên cứu này, với
kết quả của phép thử so hàng mức độ ưu tiên trên, chúng tôi chọn tỷ lệ bổ sung 50/50 (dịch cà
phê/dịch chiết mật nhân).
3.5.2.

Đánh giá chất lượng cà phê có bổ sung dịch chiết mật nhân

Sau khi lựa chọn được tỷ lệ dịch cà phê/dịch chiết mật nhân là 50/50 cho vị đắng thích hợp
với người sử dụng, chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng của mẫu cà phê được lựa chọn thông
qua phép thử thị hiếu chấp nhận của người tiêu dùng. Qua phép thử này, muốn khẳng định lại
chất lượng nước uống cà phê- mật nhân có được người tiêu dùng chấp nhận hay không, có được
đánh giá ngang bằng với cà phê không bổ sung mật nhân hay không?
Trong phần này, tiến hành song song đánh giá thị hiếu đối với 2 mẫu thử: mẫu cà phê bổ
sung dịch chiết mật nhân (với tỷ lệ dịch cà phê/dịch chiết mật nhân là 50/50) và mẫu cà phê
không bổ sung dịch chiết mật nhân làm mẫu đối chứng. Người tiêu dùng trong phép thử này

gồm 50 người thử là những người thường xuyên sử dụng cà phê, ít nhất 1 lần/tuần, kết quả thu
được như ở Bảng 6.
Bảng 6. Kết quả tổng hợp của phép thử thị hiếu chấp nhận

Mẫu cà phê
Tổng điểm
Điểm thị hiếu trung bình

Mẫu 1
(cà phê bổ sung dịch chiết mật
nhân)

Mẫu 2 – ĐC
(cà phê không bổ sung dịch
chiết mật nhân)

327

356

6,76 ± 1,33

7,12 ± 1,35

So sánh 2 trung bình, P

0,183

Từ Bảng 6 chúng tôi nhận thấy hai mẫu cà phê dù có bổ sung hay không bổ sung dịch chiết
mật nhân thì điểm trung bình thị hiếu tương đương nhau. Đối với mẫu cà phê có bổ sung dịch

chiết mật nhân, điểm thị hiếu trung bình được người thử đánh giá nằm trong khoảng từ điểm 6
đến điểm 7 tương ứng với mức độ hơi thích đến tương đối thích. Như vậy có thể thấy mẫu cà
phê bổ sung dịch chiết mật nhân được người sử dụng chấp nhận được. Đồng thời sử dụng phần
mềm minitab để so sánh điểm thị hiếu trung bình của 2 mẫu cà phê nêu trên ở mức ý nghĩa α =
1% bằng phép kiểm định t-student cho hai mẫu, thu được giá trị P = 0,183 > 0,01. Như vậy, ở
mức ý nghĩa α = 1%, điểm thị hiếu trung bình của cà phê có bổ sung dịch chiết mật nhân không
khác điểm thị hiếu trung bình của cà phê không có bổ sung. Do đó, mẫu cà phê có bổ sung dịch
chiết mật nhân theo chúng tôi vẫn được đánh giá ngang bằng như mẫu cà phê không bổ sung
dịch chiết.
Từ những khảo sát thăm dò ở trên, nhận thấy rằng việc bổ sung dịch chiết mật nhân vào sản
phẩm cà phê có ý nghĩa trong việc làm giảm vị đắng của dịch chiết nguyên chất một cách đáng
kể. Điều này góp phần cho việc nghiên cứu tạo sản phẩm cà phê mới trên thị trường.
4. KẾT LUẬN

8


Nghiên cứu thành phần hoá học, hoạt tính sinh học của dịch chiết rễ cây mật nhân …

Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình chiết xuất trong dung môi nước của rễ cây mật nhân
bằng phương pháp chưng ninh đạt hiệu suất thu nhận cao chiết là 13,03% (% khối lượng cao
chiết khô so với khối lượng nguyên liệu đem chiết) ở điều kiện nhiệt độ 1000C; tỷ lệ rắn/lỏng
1/50 (g/ml) và thời gian chiết 60 phút. Với dịch chiết thu được trên, kết quả nghiên cứu không
thể hiện hoạt tính kháng oxi hoá và hoạt tính kháng khuẩn đối với hai chủng E.coli và
Staphylococcus aureus. Bằng phương pháp LC-MS đã định danh được một số cấu tử có trong
dịch chiết nước của rễ cây mật nhân với nhiều hoạt tính sinh học như hoạt tính chống khối u,
chống ung thư, chống sốt rét và tăng cường sinh lý ở nam giới. Dịch chiết nước từ rề cây mật
nhân đảm bảo an toàn thực phẩm với các chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, chỉ tiêu tổng số vi
sinh vật hiếu khí và tổng số nấm men – nấm mốc, do đó đảm bảo an toàn khi bổ sung vào thực
phẩm. Để giảm vị đắng của dịch chiết nước mật nhân, việc bổ sung vào sản phẩm cà phê với tỷ

lệ 50/50 (dịch cà phê/ dịch chiết mật nhân) được đánh giá yêu thích nhất và có vị đắng chấp
nhận được.
Để chiết tách các cấu tử có hoạt tính sinh học với hiệu suất cao hơn, chúng tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu chiết xuất trong các dung môi khác nhau với điều kiện có áp suất hoặc những
phương pháp chiết chân không hoặc chiết siêu âm. Đồng thời, tiến hành định danh thành phần
hoá học của dịch chiết mật nhân thu được bằng phương pháp LC-MS-MS để thu được kết quả
chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rajeev Bhat, Karim A.A. - Tongkat Ali (Eurycoma longifolia Jack): a review on its
ethnobotany and pharmacological importance, Fitoterapia -, 81 (2010) 669 – 679.
2. Varghese C.P., Ambrose C., Jin S.C., Lim Y.J. and Keisaban T. - Antioxidant and antiinflammatory activity of Eurycoma longifolia Jack, a traditional medicinal plant in Malaysia,
International Journal of Pharmaceutical Sciences and Natotechnology -, 5(4) (2013) 1875 –
1878.
3. Abd ElAziem Farouk, Asma Benafri TS. - Antibacterial activity of Eurycoma longifolia
Jack, a Malaysia medicinal plant, Journal Saudi Med -, 28(9) (2007) 1422 – 1424.
4. PGS. TS. Lê Thanh Mai, PGS. TS. Nguyễn Thị Hiền, PGS. TS. Phạm Thu Thuỷ, TS.
Nguyễn Thanh Hằng, ThS. Lê Thị Lan Chi - Các phương pháp phân tích ngành công nghệ
lên men, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, (2004), tr. 316 -318.
5. Nguyễn Hoàng Dũng, Trương Cao Suyền, Nguyễn Thị Minh Tú, Phan Thuỵ Xuân Uyên
(biên dịch) - Đánh giá cảm quan thực phẩm – Nguyên lý và thực hành, NXB Đại học Quốc
gia, Hồ Chí Minh, (2007), tr. 296.
6. Purwwantiningsih, Abas hi hussin, Kit Lam Chan - Free radical scavenging activity of the
standardized ethanolic extract of Eurycoma longifolia (TAF-273), International Journal of
Pharmacy and Pharmaceutical Sciences -, 3(4) (2011) 343 – 347.
7. Low BS, Choi SB, Abdul Wahab H., Das PK, Chan KL - Eurycomanone, the major
quassinoid in Eurycoma longifolia root extract increases spermatogenesis by inhibiting the
activity of phosphodiesterase and aromatase in steroidogenesis, Journal Ethopharmacol -,
149(1) (2013) 201 – 207.
8. Teh CH, Muruqaiyah V., Chan KL - Developing a validated liquid chromatography-mass
spectrometric method for the simultaneous analysis of five bioactive quassinoid markers for

the standardization of manufactured batches of Eurycoma longifolia Jack extract as
antimalarial medicaments -, Journal Chromatoqr A, 1218(14) (2011) 1861 – 1877.
9


Trương Thị Minh Hạnh, Trần Ý Đoan Trang

9.

Ching-Hao Li, Jiunn-Wang Liao, Po-Lin Liao, Wei-Kuang Huang, Ling-Shan Tse, ChengHui Lin, Jaw-Jou Kang, và Yu-Wen Cheng - Research article: evaluation of acute 13-week
subchronic toxicity and genotoxicity of the powdered root of Tongkat Ali (Eurycoma
longifolia Jack)”, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine -, 2013 (2013) 1
- 11.

ABSTRACT
RESEARCH ON CHEMICAL COMPONENT AND BIOACTIVITIES OF EXTRACT OF
EURYCOMA LONGIFOLIA JACK ROOT AT THUA THIEN HUE PROVINCE USING
LEACHING METHOD AND APPLICATION IN PRODUCING EURYCOMA LONGIFOLIA
COFFEE
Truong Thi Minh Hanh1,*, Tran Y Doan Trang2
1*

University of Science and Technology – The University of Danang, 54 – Nguyen Luong Bang,
Dannang
*Email: 1*,

This article presents investigaion results of parameters that affect extraction process of
Eurycoma Longifolia Jack root at Thua Thien Hue Province by applying leaching extract
method. Results show that the best condition of extraction can be achieved when temperature is
at 1000C, ratio of solid – liquid is 1/50 (g/ml) and extraction time is 60 minutes. When using

liquid chromatography – mass spectrometers method (LC-MS), several phytochemicals of this
extract are found to cytotoxic effects with KB cell lines, breast and colon cancer have antitumor, and anti-plasmodial effects and contain aphrodisiac and testosterone that can enhance
reproductivity of male. In addition, this research shows that the water root extract from
Eurycoma Longifolia do not have antioxidant activity and do not show antibacterial property
with E. Coli and St. aureous, but still ensure food safety. Thus, the extract can be used directly
or added to food. With the aim to diversify food products and provide not only physiological and
reproductive health benefits for adults but also acceptable bitter taste of the Eurycoma Longifolia
water extract, Eurycoma Longifolia extract coffee is selected as an application product. Sensory
evaluation is conducted through two experiments: preference ranking and acceptability test, in
which students of the Da Nang University of Science and Technology are participants.
Experiment results show that when adding the water extract to coffee products with ratio 50/50,
the obtained Eurycoma Longifolia extract coffee is evaluated as favorable as normal coffee.
Keywords: Eurycoma Longifolia root, leaching extract, antioxidant, antibacterial,
Eurycoma Longifolia extract coffee.

10



×