Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

So sánh M A và cổ phần hóa phân tích, đánh giá thực trạng MA ở Việt nam trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.68 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC

---------

--------

TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ

SO SÁNH M & A VÀ CỔ PHẦN HÓA
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
M & A Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY

TP Hồ Chí Minh, 2013


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
I. SO SÁNH M & A VÀ CỔ PHẦN HÓA:......................................................................2
1.1. Định nghĩa..................................................................................................................2
1.2. So sánh........................................................................................................................2
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG M & A TẠI VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:.........................................................................................6
2.1 Thực trạng:..................................................................................................................6
2.1.1. Tổng quan tình hình M&A:.....................................................................................6
2.1.2. M&A theo quốc gia:................................................................................................8
2.1.3. M&A theo ngành :.................................................................................................15
2.2.1. Hoạt động M&A dưới hình thức InBound ...........................................................21
2.2.2. Hoạt động M&A dưới hình thức OutBound .........................................................25
2.2.3. Hoạt động M&A trong nước Domestic ................................................................26




Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

I. SO SÁNH M & A VÀ CỔ PHẦN HÓA:
1.1.

Định nghĩa:

-

M&A theo tiếng Anh có nghĩa là Merger & Acquisition (M&A) có nghĩa là sáp nhập và mua
lại. M&A được hiểu là khi một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần (phần vốn
góp) của một công ty khác để giành quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của công ty đó

-

Cổ phần hóa doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp một
chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ.
Theo Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển
đổi thành công ty cổ phần.

-

1.2.

Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc
sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu

chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông
So sánh:

 Giống nhau:
1. Làm thay đổi chủ thể sở hữu vốn góp vào doanh nghiệp.

-

Đối với hoạt động M&A: các chủ thể sở hữu vốn góp tại các doanh nghiệp bị mua lại/bị sáp
nhập/bị hợp nhất sẽ phải chuyển giao toàn bộ hoặc 1 phần giá trị vốn góp cho các chủ thể sở
hữu vốn góp tại doanh nghiệp mua lại/doanh nghiệp nhận sáp nhập/doanh nghiệp hợp nhất.
(điều 17 Luật Cạnh Tranh 2004)

-

Đối với hoạt động Cổ phần hóa: chủ thể sở hữu vốn góp tại doanh nghiệp trước khi cổ phần
hóa sẽ phải chuyển giao toàn bộ hoặc 1 phần giá trị vốn góp cho các cổ đông mới tham gia
mua lại cổ phần của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa. (điều 4 Nghị định 59/2011)
2. Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ:

-

Đối với hoạt động M&A: chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty hợp nhất/công ty nhận sáp nhập/công ty mua lại. (điều 152, 153 Luật Doanh Nghiệp
2005)

-

Đối với hoạt động Cổ phần hóa: công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã
nhận bàn giao, có nghĩa vụ kế thừa trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với các cơ

quan liên quan. (điều 10 Nghị định 59/2011)

 Khác nhau:

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

1


Tiểu luận Luật Kinh tế

Tiêu chí

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

M&A

Cổ phần hóa

- Chưa có quy định về các đối tượng - Công ty trách nhiệm hữu hạn
được và không được thực hiện.
(Điều 154, Luật Doanh Nghiệp 2005)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn
kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả
Ngân hàng Thương mại nhà nước).

1.Đối
tượng


- Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các
Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc
Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
chưa chuyển thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên.
(Điều 2, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP)

2.Số lượng
chủ thể
tham gia

- Ít nhất từ 2 DN trở lên

3. Các hình - Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc
thức thực
một số công ty cùng loại (sau đây gọi
hiện
là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là
công ty hợp nhất) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang công ty hợp nhất,
đồng thời chấm dứt tồn tại của các
công ty bị hợp nhất (khoản 1, điều
152, Luật doanh nghiệp 2005).


-1 DN

- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại
doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có
tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
bớt một phần vốn nhà nước vừa phát
hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại
doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn
bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ
- Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc phiếu để tăng vốn điều lệ.
một số công ty cùng loại (sau đây gọi (Điều 4, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP)
là công ty bị sáp nhập) có thể sáp
nhập vào một công ty khác (sau đây - Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

2


Tiểu luận Luật Kinh tế
gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập, đồng thời
chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp

nhập (khoản 1, điều 153, Luật doanh
nghiệp 2005).
- Mua lại doanh nghiệp: là việc một

doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ
để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc
một ngành nghề của doanh nghiệp bị
mua lại (Theo điều 17, Luật cạnh
tranh)
Mục đích của các thương vụ M&A là
4.Mục đích nhằm tạo ra sự cộng hưởng, làm giá
trị của doanh nghiệp mới sau khi thực
hiện M&A sẽ tăng so với giá trị của
từng bên riêng lẻ. Giá trị tăng lên
được tạo ra từ việc chuyển giao tài sản
vô hình, phát triển thị phần, tăng hiệu
quả kinh doanh.

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
không huy động thêm người khác cùng
góp vốn cổ phần, không bán cổ phần
hiện có cho người khác
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết
hợp với chào bán chứng khoán ra công
chúng
- Chuyển đổi thành công ty cổ phần kết
hợp với chào bán cổ phần cho ít hơn
100 nhà đầu tư đã xác định
(Điều 33, Nghị định số 102/2010/NĐCP)


Mục đích của việc cổ phần hóa là thay
đổi chủ sở hữu/tăng vốn của doanh
nghiệp được cổ phần hóa nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

- Sáp nhập: các công ty bị sáp nhập
chấm dứt sự tồn tại, chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty nhận sáp nhập
(khoản 1, Điều 153, Luật Doanh Doanh nghiệp được cổ phần hóa vẫn tồn
tại, chỉ thay đổi hình thức, chủ sở hữu
nghiệp 2005)
vốn và có thể thay đổi quyền kiểm soát,
5. Chủ thể - Hợp nhất: các công ty bị hợp nhất
quản lý doanh nghiệp.
sau
khi chấm dứt tồn tại, chuyển toàn bộ tài
thực hiện
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty mới hình thành
(khoản 1, Điều 152, Luật Doanh
nghiệp 2005)

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

3


Tiểu luận Luật Kinh tế


GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

- Mua lại doanh nghiệp: doanh nghiệp
bị mua lại sẽ mất quyền kiểm soát
toàn bộ hoặc một phần ngành nghề
cho doanh nghiệp mua lại. (khoản 3,
điều 17, Luật Cạnh tranh 2004)
6.Tính chất Các thương vụ M&A mang tính chất Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước
thực hiện
tự nguyện hoặc bị thâu tóm.
mang tính chất mệnh lệnh hành chính.
7.Chi phí
thực hiện

Không có quy định về chi phí để thực Chi phí thực hiện được xác định theo
hiện một thương vụ M&A mà phụ giá trị doanh nghiệp trên số kế toán. Tối
thuộc vào doanh nghiệp
đa là 500 triệu đồng đối với doanh
nghiệp có giá trị trên 100 tỷ đồng.
(Điều 12, Thông tư 196/2011/TT-BTC)

8.Thời gian Không có quy định về thời gian thực Theo quy định trong Thông tư
hiện.
202/2011/TT-BTC:
Trong thực tế, thời gian tìm hiểu và
đàm phán của một thương vụ M&A
thường kéo dài khoảng 1 năm, trong
nhiều thương vụ lớn là 2 đến 3 năm
trước khi công bố.


9. Các quy
định điều
chỉnh

Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp
cổ phần hóa cách thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp không quá 9 tháng.
Thời gian này có thể được xem xét, gia
hạn nhưng phải đảm bảo nguyên tắc
việc công bố giá trị doanh nghiệp và
việc tổ chức bán cổ phần lần đầu của
doanh nghiệp cổ phần hóa cách thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp
không quá 12 tháng trừ các trường hợp
đặc thù theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.

- Luật Doanh nghiệp 2005 (khoản 1, - Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 154)
Điều 152; khoản 1, Điều 153; khoản - Nghị định số 102/2010/NĐ-CP (Điều
1, Điều 79).
33)
- Luật Đầu tư 2005 (khoản 5&6, Điều - Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về
21; Điều 25)
chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành
- Luật Cạnh tranh 2004 (Điều 17)

công ty cổ phần

- Luật Chứng khoán 2006


- Thông tư 202/2011/TT-BTC Hướng
- Các quy định khác: các quy định dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị
Pháp luật chuyên ngành có liên quan doanh nghiệp khi thực hiện chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

4


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

(tài chính – ngân hàng, quản lý ngoại công ty cổ phần.
hối, …)
- Thông tư 196/2011/TT-BTC Hướng
dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử
dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các
doanh nghiệp 100%vốn nhà nước thực
hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần.

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG M & A TẠI VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
2.1 Thực trạng:
2.1.1 Tổng quan tình hình M&A:
Trong giai đoạn từ năm 2003 tới năm 2006, hoạt động M&A diễn ra tại Việt Nam khá trầm
lắng. Nhưng bắt đầu từ năm 2007 giá trị và số lượng giao dịch M&A tại Việt Nam có xu hướng
tăng mạnh. Năm 2009 ghi nhận 295 vụ với tổng giá trị 1,14 tỷUSD, năm 2010 có 345 vụ với

tổng giá trị 1,75 tỷ USD và năm 2011 ghi nhận có 266 vụ với tổng giá trị giao dịch đạt kỷ lục là
6,25 tỷ USD. Nếu so với các con số của năm 2010: 345 thương vụ, giá trị 1,7 tỷ USD, thì số liệu
về giá trị giao dịch của năm 2011 đã lập một kỷ lục mới. Nhìn vào sơ đồ tăng trưởng, có thể thấy,
kỷ lục này đạt một tầm vóc mới cho năm 2011, được cho là năm của hành động, năm của thương
vụ (tại Diễn đàn M&A Việt nam 2011, vào thời điểm tháng 3/2011, Nhóm nghiên cứu MAF đã dự
báo xu hướng và đặt chủ để của Diễn đàn là Time to deal – Thời điểm để hành động).
Chỉ trong Q1/2012 đã có trên 60 vụ (giá trị gần 2 tỷ USD) cho thấy M&A dần trở thành xu
hướng mạnh mẽ ở Việt nam.
Hình 1: Tình hình hoạt động M&A Việt nam từ năm 2003 đến Q1 2012

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

5


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Nguồn : Stoxplus

Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng hoạt động M&A tại Việt Nam đạt mức bình quân trên
30%. Trong số này, trên 2,6 tỷ USD (khoảng 65%) là các giao dịch liên quan đến nhà đầu tư
nước ngoài. Như vậy, có thể nhìn nhận rằng M&A nói chung và M&A có yếu tố nước ngoài đã
và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Theo một khảo sát của Thomson Reuter và Pickering Pacific Analysis, trong số 6 nước
trong khu vực ASEAN (gồm Singapore,Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và
Philippines), năm 2010 trong số 2337 thương vụ M&A được ghi nhận với tổng trị giá 60,7 tỷ
USD thì Việt Nam chiếm khoảng 15% số vụ nhưng chỉ chiếm giá trị khoảng 3%. Điều này cho
thấy quy mô trung bình của các vụ M&A tại Việt Nam là tương đối nhỏ (khoảng 7 triệu USD/vụ)
so với mức trung bình trong các nước ASEAN (trung bình khoảng 45.5 triệu USD/vụ).

2.1.2 M&A theo quốc gia:
Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội chiếm đa số
với 77%. Con số này cho chúng ta thấy, hoạt động M&A và chuyển nhượng diễn ra sôi động tại
Việt nam, dù giá trị các thương vụ này không lớn. Các thông kê cho thấy các thương vụ doanh
nghiệp Việt nam thực hiện thường ở quy mô 2 – 5 triệu USD, một số ít ở mức 10 – 30 triệu
USD1. Tuy nhiên, số thương vụ nhiều cũng chứng tỏ, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong
hoạt động M&A và đang tiến hành tái cấu trúc các khoản đầu tư của mình, ví dụ như chuyển
nhượng các dự án hoặc công ty mà họ đã tham gia trong giai đoạn tăng trưởng nóng trước đây.
Xét về giá trị thương vụ, các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A. Năm 2011, là năm có nhiều thương vụ lớn được ghi
nhận, và có thể kết luận về xu hướng nhà đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp chất lượng
của Việt nam.
Hình 2: Tỷ trọng M&A liên quan đến doanh nghiệp Việt nam và Doanh nghiệp nước ngoài,
xét về số lượng và giá trị thương vụ

1

Nhóm nghiên cứu M&A Vietnam Forum

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

6


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Nguồn : Nhóm nghiên cứu M&A Vietnam forum

a. Doanh nghiệp Việt nam mua Doanh nghiệp Việt Nam:

Nhìn vào đồ thị tỷ lệ M&A có yếu tố nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gia tăng về
cả giá trị và thương vụ.

Hình 3: Tỷ lệ M&A liên quan đến doanh nghiệp nội địa

Nguồn: Nhóm nghiên cứu M&A Vietnam Forum

Các Doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt yêu thích hình thức mua bán đứt, diễn ra nhiều nhất
trong lĩnh vực Dịch vụ Tài chính, đặc biệt là Bất động sản theo dạng chuyển nhượng dự án.
Hình 4: M&A DN trong nước theo ngành, 2011

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

7


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

Hình 5: Một số thương vụ M&A trong nước điển hình

Số

Công ty M&A

Công ty Mục tiêu

Lĩnh vực


% sở hữu

1

Lien Viet bank

Tiết kiệm bưu

Ngân hàng

100%

2

Ngân hàng SHB

Ngân hàng Habubank

Ngân hàng

100%

3

Công ty CP Xi- Công ty CP Xi-măng Hà Vật
liệu
măng Hà Tiên 1
Tiên 2
xây dựng


4

Công
CP Kinh Đô

ty

Công ty CP Kinh Đô Miền
Bắc
Bánh kẹo
Công ty Kem Kido's

100%

100%

b. Doanh nghiệp Nước ngoài mua Doanh nghiệp Việt Nam
Theo số liệu từ năm 2011 và năm 2012, những năm có hoạt động M&A mạnh mẽ, thì
Nhật Bản và Trung Quốc trở thành 2 quốc gia tích cực nhất trong việc thực hiện những giao dịch
M&A tại Việt Nam. Số thương vụ của Nhật bản chiếm 31% ( 18 trên tổng số 59 giao dịch M&A
doanh nghiêp nước ngoài mua doanh nghiệp Việt nam) và chiếm 27% tổng giá tri. Và Trung
Quốc với 4 thương vụ đạt giá trị 723 triệu USD chiếm vị trí thứ hai.

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

8


Tiểu luận Luật Kinh tế


GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Hình 6: M&A theo quốc gia, 2011

Nguồn: Stoxplus
Hình 7: M&A theo quốc gia, Q1 2012

b.1. Nhật Bản :
Trong vòng 15 tháng ( tháng 1 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012), những công ty Nhật đã
thực hiện thành công 30 thương vụ với tổng giá trị là 1 tỷ USD, và trở thành quốc gia đứng đầu
trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam. Điển hình là thương vụ Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bán cho Tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật Bản 15%
vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành và đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567,3
triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng.
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản là Ngân hàng , hàng tiêu dùng, thực phẩm và công nghệ.

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

9


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Hình 8: M&A của Nhật Bản theo ngành

Theo các đánh giá của một số tổ chức nghiên cứu về M&A tại Việt Nam (StoxPlus, M&A
Forum), dòng vốn dành cho M&A đến từ các doanh nghiệp Nhật nằm trong xu thế đầu tư ra
ngoài chung của nước này, được hỗ trợ bởi đồng Yên tăng giá mạnh, thị trường nội địa đã bão
hòa và ít dư địa tăng trưởng và nhiều công ty Nhật Bản có lượng tiền mặt lớn cần tìm địa chỉ đầu
tư hiệu quả và đa dạng danh mục.

Dưới đây là một số vụ mua bán sáp nhập tiêu biểu có giá trị lớn từ năm 2011 đến nay.
1. Quỹ DIAIF thông báo đã mua 25% cổ phần của Nutifood (Tuổi trẻ, 17-5-2011).
2. Công ty Daio Paper Corporation (Daio) và Quỹ đầu tư BridgeHead (thuộc Ngân hàng Phát
triển Nhật Bản) đã nắm giữ 48% cổ phần của Giấy Sài Gòn (Báo Đầu tư).
3. Tập đoàn Unicharm đã mua lại 95% cổ phần của Diana (NCĐT, 11-9-2011).
4. Tập đoàn Nhật Sojitz mua 51% cổ phần Công ty cổ phần thương mại – dịch vụ – sản xuất
Hương Thủy, một công ty bán lẻ thực phẩm lớn tại VN. Công ty có mạng lưới vận chuyển trên
toàn quốc với 12 cơ sở trung chuyển, chuyên cung cấp thực phẩm và đồ uống cho khoảng 40.000
cửa hàng (Doanh nhân Sài Gòn, 12-4-2012).
5. Công ty Veglia Laboratories cùng một đối tác Nhật Bản khác mua lại 20% cổ phần của Công
ty Viet Esco – một công ty trực thuộc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM.
6. Kmix – một công ty gia đình chuyên về bảo trì cao ốc và đường bộ – đã trở thành cổ đông
chiến lược của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Huy Bảo bằng việc đầu tư mua 45% cổ phần
của công ty này ở TP.HCM (Báo Doanh nghiệp, 29-11-2012).
7. Nichirei Foods mua 19% cổ phần (tương đương khoảng 6,25 triệu USD) của Công ty cổ phần
thực phẩm Cholimex. Cholimex là một trong những công ty lớn tại Việt Nam chuyên cung cấp

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

10


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

các sản phẩm gia vị trong nước và thường xuyên xuất khẩu thực phẩm đông lạnh sang châu Âu
(VN+, 15-3-2012).
8. Công ty Ezaki Glico – hãng sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của Nhật – đã mua 14 triệu cổ
phiếu của Công ty Kinh Đô ở mức giá 47.000 đồng (tương đương 10,5% vốn cổ phần) nhằm

chuẩn bị đưa các sản phẩm Glico thâm nhập thị trường VN (VnExpress, 9-12-2012).
9. SBI Holdings mua lại phần vốn từ các cổ đông sáng lập của FPT Capital (4.491.400 cổ phần)
để nâng tỉ lệ nắm giữ tại công ty này lên mức tối đa là 49% (tỉ lệ sở hữu ngày 31-12-2010 là 8%)
(UBCK, 13-5-2011).
10. Kirin Holdings – một doanh nghiệp đồ uống của Nhật Bản – đã mua lại toàn bộ phần vốn của
Trade Ocean Holdings, công ty mẹ của CTCP thực phẩm Quốc tế (IFS). Qua đó, Kirin gián tiếp
nắm giữ 57,25% cổ phần của IFS (Kirin Holding, 11-3-2011).
11. Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) – một thành viên của tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật
Bản) đã mua 15% cổ phần của Vietcombank (347.612.562 cổ phần phổ thông), với tổng trị giá
hợp đồng là 11.818,8 tỉ VND. Thặng dư vốn Vietcombank thu được sau khi bán cổ phần cho đối
tác chiến lược là 8.343 tỉ VND (VCB, 2011).
12. Suntory – tập đoàn đồ uống của Nhật – thâu tóm 51% cổ phần mảng đồ uống của PepsiCo tại
VN. Giá trị thương vụ không được tiết lộ. Hai đơn vị này cũng thành lập liên doanh mới sẽ là
nhà đóng chai cho cả hai hãng đồ uống này tại Việt Nam (2012) (VnEconomy, 23-10).
13. Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần chiến lược của Vietinbank, trị giá
15.465 tỉ đồng – tương đương 743 triệu USD. Giao dịch này là giao dịch mua bán sáp nhập lớn
nhất từ trước đến nay trong ngành ngân hàng (VnExpress, 27-12-2012 ).
14. Sumitomo Life mua lại 18% cổ phần của tập đoàn Bảo Việt từ HSBC với giá 340 triệu đô la
Mỹ (TBKTSG, 11-1-2013).
Hình 9: M&A điển hình của Nhật Bản

Công ty Mục Lĩnh vực
tiêu
Ngân hàng Tokyo Ngân hàng Công
Ngân hàng
Mitsubishi UFJ
Thương VN

%
hữu


2

Suntory

PepsiCo VN

Nước uống

51%

n.a

3

Công ty Ezaki Glico

Công ty Kinh Đô

Thực phẩm

10.5%

609

4

Sumitomo Life

Tập


18%

340

Số
1

Công ty M&A

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

đoàn

Bảo Dịch vụ TC

20%

sở Giá trị
(Triệu
USD
743

11


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Việt


5

Ngân hàng TNHH
Vietcombank
Mizuho

Ngân hàng

.

566

Nguồn : Nhóm tổng hợp
b.2.Trung Quốc
Những thương vụ M&A từ Trung Quốc ( bao gồm cả Đài Loan và Hong Kong) vào Việt nam
trong năm 2011 lên đến 723 triệu USD. Thương vụ lớn nhất là giao dịch C.P Việt Nam, chiếm tới
609 triệu USD. C.P Việt Nam hiện nay chiếm 20% thị phần thức ăn gia súc, 77% thị trường công
nghiệp nuôi heo và 30% thị phần nuôi gà tại Việt Nam. Vụ sáp nhập này, giúp Pokphand mở
rộng khu vực và thị trường kinh doanh và tận dụng nguồn nguyên liệu thô từ Việt Nam.

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

12


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Hình 10: M&A điển hình của Trung Quốc


Số

Công ty M&A

Công ty Mục tiêu

1

SW Kingsway Capital
Holding Limited(HK)
VinaCapital Group

Giá
trị
% sở hữu (Triệu
USD

Lĩnh vực

Dịch vụ tài chính 10%

19.00

China Investment Corp

Công ty Điện Mộng
Duong 2
Cơ sở vật chất


19%

70.68

3

C.P Pokphand China

C.P Việt Nam

Thực phẩm

70.8%

609.00

4

Mr.Chang Hen Jui

Sacombank

Ngân hàng

2.9%

23.94

2


Nguồn : stoxplus
Trung Quốc đầu tư tiếp tục đầu tư vào Việt Nam ở nhiều lĩnh vực bao gồm : Khai
khoáng, Thức ăn gia súc, Nông sản và Dịch vụ tài chính. Trong nhiều vụ, Giấy chứng nhận đầu
tư được ghi nhận là người Việt nam hoặc Hoa kiều nên tránh được hạn chế về tỉ lệ đầu tư đối với
người nước ngoài. Ví dụ như trường hợp một công ty chứng khoán Hà nội có 49% sở hữu của
một nhóm nhà đầu t Trung Quốc nhưng giao dịch lại được ghi nhận là của người Việt Nam.
c. Doanh nghiệp Việt nam mua Doanh nghiệp Nước ngoài:
Tỉ lệ các doanh nghiệp Việt nam mua cổ phần của các công ty nước ngoài diễn ra rất thấp, tập
trung chủ yếu ở những công ty có tiềm lực tài chính dồi dào, thương hiệu mạnh, và có được sự
hỗ trợ tốt từ nhà nước, tập trung ở các ngành như Ngân hàng, Viễn thông, Bất động sản ... Tuy
nhiên hoạt động M&A của doanh nghiệpViệt Nam ra nước ngoài còn gặp nhiều cản trở liên quan
đến các vấn đề quản trị, văn hóa, những bất cập trong thông tin, kinh nghiệm, đặc biệt là thiếu
một khung pháp lý đồng bộ.
Hình 11: M&A của DN trong nước mua DN nước ngoài

Số

Công ty M&A

Công ty Mục tiêu

Lĩnh vực

Quốc gia

% sở hữu

1

NH BIDV


NH Đầu tư Thịnh Vượng

Ngân hàng

Campuchia

100%

2

Viettel

Teletalk

Viễn Thông

Bangladesh

60%

3

Vietinbank

NH phát triển Lào

Ngân hàng

Lào


30%
Nguồn: Nhóm tổng hợp

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

13


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

2.1.3 M&A theo ngành :
Trong năm 2011 ,ngành Dịch vụ tài chính, bao gồm Bất động sản,Ngân hàng và ngành Thực
phẩm là những ngành năng động nhất trong lĩnh vực M&A tính theo tổng giá trị giao dịch. Tổng
ba (3) ngành này chiếm 66% tổng giá trị giao dịch M&A của Việt Nam.
Lĩnh vực xăng dầu ghi dấu ấn tượng trong quý 1 năm 2012 với một giao dịch lớn của Perenco,
một công ty khai thác xăng dầu tư nhân mua cổ phần thiểu số ở công ty Conoco-Philips,
Peronco tiếp tục hợp tác kinh doanh với PetroVietnam trong thương vụ này. Tổng giá trị cho
thương vụ này là 1.29 tỷ USD.
Hình 12: Hoạt động M&A tại Việt Nam theo ngành (2011)
Tổng
số

Số
vụ

1,588


72

Tổng
số

Số
vụ

Ngân hàng

1,562

Thực phẩm và đồ uống

Giá trị (triệu USD)
Dịch vụ tài chính

Giá trị (triệu USD)

Trong đó

Trong đó

Cổ phần
thiểu số

Cổ phần
đa số

Thâu

tóm

Sáp
nhập

197

1,391

779

808

Trong đó

Trong đó

Cổ phần
thiểu số

Cổ phần
đa số

Thâu
tóm

Sáp
nhập

10


889

673

953

609

1,242

26

283

959

1,242

0

Công nghệ

475

22

152

323


425

50

Dịch vụ thiết yếu

304

16

289

15

304

0

Xây dựng và nguyên vật liệu

236

28

71

165

236


0

Hàng hóa cá nhân và hộ gia đình

226

14

12

214

226

0

Du lịch và nghỉ dưỡng

217

14

4

213

131

86


Chăm sóc sức khỏe

118

10

15

103

118

0

Tài nguyên cơ bản

116

12

113

3

116

0

Bảo hiểm


93

1

93

0

93

0

Hóa chất

31

2

31

0

31

0

Hàng hóa và dịch vụ công nghiệp

29


28

25

3

29

0

Dầu khí

12

2

12

0

12

0

Bán lẻ

8

6


8

0

8

0

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

14


Tiểu luận Luật Kinh tế
Truyền thông

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
2

3

1

2

2

0


6,259

266

2195

4,064

4705

1553

Nguồn: StoxPlus
Hình 13: M&A theo Ngành , 2011

Nguồn: StoxPlus
Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì các lĩnh vực được ưa chuộng nhất là : thứ nhất là Thực
phẩm với 10 thương vụ ( trị giá 1.091 triệu USD), thứ hai là Ngân hàng với tổng giá trị là 983
triệu USD, thứ 3 là Dịch vụ Tài chính bao gồm công ty chứng khoán, quản lý quỹ, và bất động
sản với 14 thương vụ trị giá 329 triệu USD và cuối cùng là Công nghệ với 14 thương vụ.
Mua cổ phần thiểu số nghĩa là mua dưới 49% tỷ lệ sở hữu của công ty, mua trên 49% thì
gọi là mua cổ phần đa số. Trong lĩnh vực Thực phẩm, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu mua cổ
phần đa số với tỉ lệ 7/14 thương vụ, chiếm 79% tổng giá trị M&A năm 2011.
Ngược lại, ở nhóm ngành Ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu mua cổ phần thiểu
số, do quy định pháp luật tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giới hạn ở 30%.
a. Tài chính ngân hàng :

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

15



Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

Hình 14 : Một số thương vụ M&A điển hình ngành Ngân hàng

STT

Công ty mục
Năm
tiêu

Quốc
gia

Công ty M&A

Hình thức

% sở
hữu

Giá trị
(triệu
USD)

1


2011

Tiết kiệm bưu Lien Viet bank
điện

Việt Nam

Domestic

100

50

2

2011

Vietinbank

IFC

US

Inbound

10

186

3


2011

25

93

2011

Gerling
Đức
Industrie
Versicherung AG
SBI Holdings Inc Nhật Bản

Inbound

4

Petrovietnam
Insurance
Holdings
FPT Securities

Inbound

20

25


5

2011

PetroVietnam Nikko Cordial
Securities Inc.

Nhật Bản

Inbound

14.9

6.9

6

2011

Vincom
Securities

Xuan Thanh
Group

Việt Nam

Domestic

75


n.a

7

2011

Horizon
Securities

CitiGroup

US

Inbound

9.9

8

2011

Anbinh bank

IFC

US

Inbound


10

9

2011

Standard
Securities

Maritime Bank

Việt Nam

Domestic

2

10

2011

Gia Định Bank Bản Việt

Việt Nam

Domestic

30

11


2011

Vietcombank

Mizuho

Nhật Bản

Inbound

15

567

12

2011

Vietinbank

Ngân hàng
Nova Scotia

Canada

Inbound

15


n.a

13

2011

NH phát triển Vietinbank
Lào

Việt Nam

Outbound

30

n.a

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

40.5

16


Tiểu luận Luật Kinh tế

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải


17


Tiểu luận Luật Kinh tế
ST Năm
T

Công ty mục
tiêu

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Công ty M&A

Việt Nam

Domestic

Giá trị
(triệu
USD)
n.a

Việt Nam

Domestic

n.a

Việt Nam


Domestic

n.a

Việt Nam

Domestic

37

16 2011 CTCP quản lý quỹ Chúng khoán
Việt Nam
An Phú
Hòa Bình (HBS)

Domestic

< 10

n.a

17 2011 Chứng khoán
Maybank
Kim Eng (Kim
Eng Holdings.Ltd)
17 2011 Tienphong Bank Doji

Malaysia

Inbound


44.6

n.a

Malaysia

Inbound

44.6

n.a

18 2010 EPS Securities

KIS

Hàn Quốc

Inbound

49

128 tỉ đồng

19 2010 Phương Đông

BNP Paribas

Pháp


Inbound

10

120 tỷ đồng

20 2010 Ngân hàng phát
triển Mekong
(MDB)
21 2010 VIB Bank

Fullerton
Singapore
Financial
Holdings Pte.Ltd
Commonwealth Australia
Bank
Thăng Long
Việt Nam
Securites Co.Ltd

Inbound

15

n.a

Inbound


5

n.a

Domestic

10.31

32.5

22 2010 PVC

Saigon-Hanoi
Securites JSC

Việt Nam

Domestic

10.31

32.5

23 2010 PVC

ThangLong
Việt Nam
Securities Co.Ltd

Domestic


13.33

28.9

24 2010 CTCP Đại Dương Cty chứng khoán Việt Nam
Đại Dương OSC

Domestic

75

n.a

25 2009 AnBinh Bank

Maybank

Malaysia

Inbound

15

26 2009 PIB Campuchia

BIDV

Việt Nam


Outbound

27 2009 Bảo Việt

HSBC

United
Kingdom

Inbound

14 2011

Quốc
gia

Hình thức % sở
hữu

SCB
14 2011
Việt Nam
Tín nghĩa
14 2011
Đệ Nhất
(Ficombank)
15 2011 Chứng khoán
Artex

22 2010 PVC


Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

FLC Group

5 triệu
cổ phần

2.2 tỷ đồng
n.a

8

105.3

18


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

Sau khi bùng nổ việc thành lập các Ngân hàng ở Việt nam lên đến con số 42 Ngân hàng
thương mại cổ phần, thì nay chính là thời điểm hơp lý để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển
hơn. Trong ngành tài chính, ngoài thương vụ sáp nhập nổi bật của SHB và Habubank, SCB, Việt
nam tín nghĩa và Đệ nhất, còn lại phần lớn là những thương vụ M&A của công ty chứng khoán.
Và Việt Nam cũng chưa chứng kiến một thươngvụ M&A đích thực nào trong ngành ngân hàng
cho các tập đoàn nước ngoài do những rào cản pháp lý về sở hữu đối với nước ngoài nên chưa có
một ngân hàng trong nước nào được sở hữu thông qua nghiệp vụ M&A. Các hoạt động
chuyểnnhượng sở hữu chủ yếu được thực hiện qua các đại gia trong nước

Cuối năm 2011, với chủ trương tái cơ cấu ngành ngân hàng, đã có các động thái sáp nhập
các ngân hàng: 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Sài Gòn tự nguyện sáp nhập để trở thành
NHTMCP SCB (từ 1/1/2012) dướisự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) và những thông tin trên thị trường chứng khoán về việc xim-bank đã nắm quyền kiểm
soát trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của Ngân hàng Sacombank. Gần đây nhất, ngân hàng
Habubank cũng đã sáp nhập vào ngân hàng SHB theo hình thức chuyển đổi cổ phiếu.
Về phía Nhà nước, Theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011-2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp
nhập, hợp nhất, mua bán lại theo nguyên tắc tự nguyện, từ đó tăng quy mô và khả năng cạnh
tranh.
Do vậy, có thể nhận thấy, thời gian tới thị trường sẽ tiếp tục được chứng kiến các thương
vụ ngân hàng sáp nhập tự nguyện như đã diễn ra. Gần đây, người đứng đầu ngành ngân hàng
cũng khẳng định, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc cơ cấu lại khu vực ngân hàng trong năm 2012 với
những mục tiêu chính là tăng cường năng lực tài chính, khả năng tuân thủ và minh bạch của hệ
thống và còn dự kiến sẽ có từ 5 đến 8 ngân hàng được sáp nhập trong năm nay.
b. Ngành hàng tiêu dùng:
Đứng thứ hai sau ngành tài chính là ngành sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng. Năm
2011, giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) ước đạt gần 4 tỷ USD thì trong đó hơn 1
tỷ USD thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng, và dự kiến trong năm 2012, hoạt động M&A trong lĩnh
vực này còn tăng mạnh, đặc biệt là nhóm ngành tiêu dùng nhanh (FCMG). Theo phân tích của
các chuyên gia tài chính, có 3 lý do để thị trường M&A lĩnh vực tiêu dùng năm tới tiếp tục sôi
động. Thứ nhất, nền tảng thị trường tiêu dùng Việt Nam rất tốt với dân số trẻ và thu nhập ngày
càng tăng. Thứ hai, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước đang gặp khó khăn về vốn do
lãi suất cao. Thứ ba, khi thị trường phát triển, theo quy luật đào thải, doanh nghiệp cần xây dựng
giá trị cốt lõi và đầu tư con người. Thiếu cả vốn lẫn kinh nghiệm phát triển ngành buộc các
doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước phải tìm đến các nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư
Nhật Bản, Ấn Độ… Do những bất lợi về thiên tai, cũng như do nền kinh tế các nước này đã phát
triển đến độ chín, nên họ đang có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để giữ nguồn tiền và mở rộng thị
trường.


Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

19


Tiểu luận Luật Kinh tế
STT Năm

1

2011 C.P Việt Nam

C.P Pokphan

Trung Quốc Inbound

70.8

Giá trị
(triệu
USD)
609

2

2011 Diana
Vietnam

Unicharm


Nhật Bản

Inbound

95

128

3

Marico

Ấn Độ

Inbound

85

60

4

2011 International
Consumer
Products
2011 Interfoods

Kirin Holding

Nhật Bản


Inbound

57

4.06

5

2011 Giấy Sài Gòn

Daio Paper

Nhật Bản

Inbound

48

10.7

6

2011 Masan
Consumer

KKR

Hoa Kỳ


Inbound

10

159

7

2011 Huda beer

Calsberg

Đan Mạch

Inbound

100

1875 tỷ
đồng

8

2011 Halico

Diageo

Anh

Inbound


24.9

51.6

9

2011 Yến Việt JSC

VOF
(Vinacapital)

Anh

Domestic

32

7.5

10

2011 CT Cổ phần
Kinh Đô

Ezaki Glico

Nhật Bản

Inbound


10

11

2011 Vinacafe Biên
Hòa

Masan
Consumer

Việt Nam

Domestic

50.1

14 triệu
cổ
phiếu
1070 tỷ
đồng

12

2010 CT CP Kinh Đô
Miền Bắc CT CP
KIDO
2010 Công ty TNHH
Unilever Việt

Nam
2010 Miraka Ltd

CT CP Kinh Đô

Việt Nam

Domestic

100

Công ty TNHH
Unilever Quốc
tế Việt Nam
Vinamilk

Việt Nam

Domestic

100

48.7
(sáp
nhập)
n.a

Việt Nam

Domestic


19.3

n.a

13

14

Công ty mục
tiêu

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải
Công ty M&A

Quốc gia

Hình
thức

% sở
hữu

Hình 15: Một số thương vụ M&A điển hình ngành Hàng tiêu dùng

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

20



Tiểu luận Luật Kinh tế
STT Năm

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

Công ty mục

Công ty M&A

Quốc gia

tiêu
15

2010

Saigon Coffee
Factory

Hình

% sở

thức

hữu

Việt Nam

Domestic


n.a

Đan Mạch

Inbound

16.04%

Giá trị
(triệu
USD)
40

Trung Nguyên Coffee

(Vinamilk)
16

2009

Habeco

Carlsberg

n.a

lên 30%
17


2009

Mirae Fiber

Mirae

18

2009

Kronenbourgh Sapporo

Inbound
Nhật Bản

Inbound

(thuộc
19

2009

Vinataba)
Masan Foods

20

2009

CT CP Thực


21
21

2009
2009

10.4
15% lên
65%

House Food

Nhật Bản

Inbound

1.85

phẩm Thuận

International Consumer

Việt Nam

Domestic

51

Phát


Products

Công ty liên

SABMiller Asia

Anh

Inbound

50

doanh

BV

Công ty

Kirin

25.4
20
n.a

31.8
Anh

Inbound


50
31.8

Lien doanh
SABMiller
22

2009

Việt Nam
Sabeco

Công ty Đầu tư

Việt Nam

Domestic

n.a

Đan Mạch

Inbound

16.6

8.874

Kinh Đô
23


2009

CT CP Thực

Private Equity

phẩm

New Markets

n.a

Cholimex

2.2 Đánh giá:
2.2.1. Hoạt động M&A dưới hình thức InBound :
 Hoạt động M&A dưới hình thức Inbound hay việc các tập đoàn nước ngoài tham
gia vào thị trường Việt Nam qua hình thức M&A vẫn là phổ biến.

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

21


Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

Trong tổng số 2.6 tỷ USD giá trị thương vụ thì tổng giá trị các thương vụ từ các tập đoàn

nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng cao, 81.3%. Ba thương vụ lớn nhất đều nằm
trong hình thức này bao gồm Công ty C.P. Pokphand Trung Quốc tham gia vào thị trường Việt
Nam bằng việc mua 70.8% Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn viễn thông VinpelCom
của Nga tăng tỷ lệ sở hữu trong liên doanh Gtel-Mobile lên 49% và Vietinbank bán 10% cho IFC
Hình 16 : M&A theo loại hình thương vụ, 2011
Tỷ VND

Triệu USD

&

Domestic

10,334.7

501.7

18.7%

Inbound

44,858.5

2,177.6

81.3%

Outbond

0.0%

55,193.1

2,679.3

100.0%
Nguồn : Stoxplus

 Các nhà đầu tư đang quan tâm đến các công ty sản phẩm tiêu dùng để khai thác vào
một thị trường trẻ với 90 triệu dân :
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc mua lại các công ty Việt Nam có mức tăng
trưởng cao phục vụ nhu cầu cơ bản của thị trường 90 triệu dân trong nhiều ngành khác nhau và
cho phép họ để tăng cường sự hiện diện trong khu vực của họ. Đầu tư vào thức ăn &Đồ uống,
Hàng gia dụng, bán lẻ và chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả khách sạn và dược phẩm) hiện các lợi
ích hàng đầu cho các công ty từ Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Chỉ trong 2011, gần 1,4 tỷ đã
được đầu tư vào các lĩnh vực với 17 thương vụ được hoàn thành.
Một số người trong số họ bao gồm:
• Fortis HealthCare dành 64 triệu USD để có được 65% Khách Sạn Hoàn Mỹ. Fortis HealthCare
thành lập trạm y tế và chuỗi một tám bệnh viện. Theo thông cáo báo chí,Ngoài chi phí chăm sóc
y tế bình quân đầu người, Fortis cũng dự kiến sẽ tăng trưởng cơ hội do mức thấp thâm nhập
trong thị trường chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. giường bệnh trên 1.000 dân số vào năm 2011
chỉ là 2,05 (Hàn Quốc: 8.6 và Nhật Bản: 14), theo WHO.
• Carlsberg cũng tiếp tục mở rộng vững chắc đến thị trường đồ uống ở miền Trung Việt Nam
bằng cách mua lại 50% cổ phần của Nhà máy bia Huế. Trước đây, Carlsberg đã mua lại 17,2% cổ
phần của Habeco,Habeco nắm giữ 23% thị phần bia tại Việt Nam. Các lĩnh vực nước giải khát tại
Việt Nam tăng trưởng trung bình là 15% hằng năm. Lượng tiêu thụ nước giải khát hàng năm tính
theo đầu người ở Việt Nam khoảng 24 lít, thấp hơn đáng kể hơn so với các nước châu Á như Inđô-nê-xi-a (40 lít/ người), Hàn Quốc (43 lít).

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

22



Tiểu luận Luật Kinh tế

GVHD: PGS. TS. Bùi Xuân Hải

 Những công ty đa quốc gia đang nhắm tới mục tiêu trở thành những công ty trung
tâm phần mềm bằng cách tận dụng lợi thế chi phí thấp tại Việt Nam :
Những công ty này không những chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến thị
trường quốc tế thông qua các hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ.
Các giao dịch đáng chú ý nhất là Unicharm mua lại 95% cổ phần của Diana. Đây là một sự tăng
trưởng mạnh mẽ tại thị trường trong nước và tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản. Caslberg đầu
tư 90trieeju USD vào Huế Brewry (miền Trung Việt Nam) và kế hoạch để xuất khẩu sang toàn
bộ khu vực Đông Dương
 M & A đã trở thành như một chiến lược ưa thích để thâm nhập vào thị trường Việt
Nam hơn là việc thành lập các công ty con như trước đây.
M&A ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn hình thức đầu tư trực tiếp FDI,mặc
dù lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trưởng rất cao Tuy nhiên, do các thủ tục cấp phép
phức tạp hơn và phải gây dựng công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam có nhiều trở
ngại, nhiều tập đoàn nước ngoài đã tìm thấy M&A như một chiến lược thâm nhập thị trường Việt
Nam nhanh gọn và có được nhiều lợi thế của hình thức này như tận dụng hệ thống phân phối, cơ
sở vật chất, mạng lưới chi nhánh và nguồn nhân lực hiện có của công ty phía Việt Nam trong
thương vụ M&A.
Ví dụ, như thiết lập một bệnh viện có vốn nước ngoài tại Việt Nam dưới hình thức FDI là một
quá trình dài và phức tạp. Điển hình :
Fortis Health Care thông báo đã mua lại 65% cổ phần của bệnh viện Hoàn Mỹ . Qua đó trở
thành chủ sở hữu và điều hành của hai phòng khám nổi tiếng và chuỗi tám bệnh viện với 900
giường trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh . Đây là một cách tốt so với việc thành lập một
công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoàn toàn mới tại Việt Nam.
Bằng cách mua lại 95% cổ phần của Diana, công ty sở hữu lớn nhất về thị trường tã và các săn

phẩm giấy phục vụ văn phòng, Unicharm có thể chi phối 30% thị trường tã và 40 % giấy vệ sinh
ở Việt Nam. Unicharm có 25% thị phần trong phân khúc này tại châu Á. Trước đây, Unicharm
"Thường xây dựng nhà máy sản xuất riêng của họ và mạng lưới bán hàng để thiết lập chỗ đứng
tại thị trường châu Á và đây là lần đầu tiên họ mở rộng khu vực thông qua hoạt động M & A ".
Hoạt động mua lại này là để tận dụng lợi thế của gần đây của Yên Nhật so với đồng Việt Nam.
• Việc Glico ( Nhật Bản ) mua lại 10% cổ phần của Kinh Đô Bakery đã hình thành một liên
minh chiến lược trong việc sử dụng 120.000 cửa hàng bán hàng và 1.800 lực lượng bán hàng của
Kinh Đô trên khắp cả nước.

Nhóm 9 – Lớp Đêm 4 K22

23


×