MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮ
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VÍ ĐIỆN TỬ (E-WALLET)........2
1.1 Khái niệm ví điện tử...........................................................................................2
1.2 Chức năng của ví điện tử:..................................................................................3
1.3 Vai trò của ví điện tử:.........................................................................................4
1.4 Nhược điểm của ví điện tử:................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM..............6
2.1 Cơ sở pháp lý......................................................................................................6
2.2 Một số loại ví điện tử phổ biến:.........................................................................8
2.2.1 Ví điện tử trong nước:....................................................................................8
2.2.2 Ví điện tử quốc tế:........................................................................................12
2.3 Thực trạng sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam..................................................13
2.3.1 Thị trường Ví điện tử tại Việt Nam...............................................................13
2.2.2 Nhưng cơ hội đối với Ví điện tử...................................................................16
2.3.3 Những khó khăn, thách thức đối với Ví điện tử............................................19
2.4 Một vài đề xuất, khuyến nghị..........................................................................25
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................28
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. TMĐT
Thương mại điện tử
2. NHNN
Ngân hàng nhà nước
3. NHTM
Ngân hàng thương mại
4. PwC
Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers
5. VECOM
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam
6. FTA
Hiệp định Thương mại Tự do
7. VN
Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, có vẻ như thương mại điện
tử (TMĐT) tại Việt Nam đã hội tụ đủ điều kiện về mặt nhu cầu thị trường để phát triển
lên tầm cao mới. TMĐT đang là mô hình kinh doanh có mức tăng trưởng mạnh mẽ,
phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại nhờ phát huy thế mạnh tiện lợi cho
những người bận rộn. Hiện nay, một nửa dân số Việt Nam sử dụng internet và đang
nằm trong top dẫn đầu về thời gian trực tuyến tại Đông Nam Á.
Cùng với sự phát triển của TMĐT và công nghệ thông tin (IT), nhất là điện
thoại thông minh (Smartphone), người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội online
hơn. Đặc biệt hơn, theo Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt số 2545/QĐTTg được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng tiền mặt trên tổng
phương tiện thanh toán ở mức dưới 10% bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và
tăng thanh toán điện tử. Trong nước đã dần xuất hiện không ít “Ví điện tử” ra đời như
Ngân Lượng, Bảo Kim, Momo…và được được xem là một trong những công cụ thanh
toán không dùng tiền mặt hữu ích. Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 20 ví điện tử
đang hoạt động. Điều này cho thấy, thị trường thanh toán điện tử đang có rất nhiều
tiềm năng và dường như hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng.
Để hướng đến mô hình thanh toán trực tuyến và Ví điện tử tại VN sẽ ngày càng
phát triển TMĐT mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn... Đây là lý do chính mà em lựa
chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam”
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1
: Những vấn đề cơ bản về Ví điện tử
Chương 2
: Thực trạng ví điện tử tại Việt Nam
1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
VÍ ĐIỆN TỬ (E-WALLET)
1.1 Khái niệm ví điện tử
Theo Wikipedia, Ví số, hay ví điện tử, là một thuật ngữ dùng trong giao dịch
thương mại điện tử. Một ví điện tử hoạt động giống như một ví thông thường. Ví điện
tử ban đầu được coi là một phương pháp lưu trữ nhiều dạng tiền điện tử (e-cash) khác
nhau, nhưng không mang lại nhiều thành công, nên nó đã phát triển thành một dạng
dịch vụ cho phép người dùng Internet lưu trữ và sử dụng thông tin trong mua bán.
Ví điện tử là một loại tài khoản điện tử định danh được quản lý bởi nhà cung
cấp dịch vụ uy tín. Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hợp tác với Ngân hàng
để quản lý tiền và thông qua kết nối này, ngân hàng giúp người dùng an tâm hơn và
người bán cũng tin tưởng hơn khi chắc chắn nhận được tiền ngay khi giao dịch thành
công. Ngoài chức năng thanh toán truyền thống, Ví điện tử có thể nhận tiền từ bên
ngoài chuyển vào thông qua cổng thanh toán trực tuyến, việc nạp tiền vào Ví điện tử
được thực hiện bằng nhiều cách như nộp tiền mặt, chuyển khoản, nạp thẻ điện thoại,
thẻ game... tùy theo sự tiện dụng của người dùng. Ví điện tử được dùng cho việc thanh
toán trực tuyến vì nhiều tính năng hỗ trợ từ nhà cung cấp mà một tài khoản ngân hàng
bình thường không hỗ trợ được.
Ví điện tử, theo The bank cho rằng, đây là một tài khoản online, có chức
năng thanh toán trực tuyến, giúp bạn thanh toán các loại phí trên Internet như tiền điện
nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện
tử như Lazada, Tiki... bằng ví này. Hình thức thanh toán này vô cùng đơn giản, nhanh
gọn, tiết kiệm về cả thời gian, tiền bạc.
Dịch vụ Ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử
định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử,
sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo
bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của
khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch
vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt.
2
Có 2 loại Ví điện tử:
+ Ví điện tử cá nhân: Dùng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến trên
website của các doanh nghiệp chấp nhận thanh toán bằng Ví điện tử
+ Ví điện tử doanh nghiệp: Mội doanh nghiệp tham gia cộng đồng chấp nhận
thanh toán bằng ví điện tử sẽ được cung cấp một số tài khoản và mật khẩu để đăng
nhập vào một website nào đó của nhà cung cấp dịch vụ gọi là ví điện tử doanh nghiệp.
Ngoài các tính năng thông thường của ví điện tử cá nhân ( mua sắm, nạp tiền, chuyển
tiền…) còn có thêm các chức năng cho “người bán” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy
mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến và rút ngắn quy trình thanh toán, giao nhận hàng
hóa, mở thêm một tiện ích thanh toán mới cho khách hàng khi mua hàng trên website
của doanh nghiệp tuy không làm thay đổi nghiệp vụ mô hình hiện tại của doanh nghiệp
mà còn thuận tiện trong việc thanh toán giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
1.2 Chức năng của ví điện tử:
Với người tiêu dùng hiện đại, ví điện tử ngày càng trở nên gần gũi và thông
dụng hơn bao giờ hết. Thứ nhất, có thể kể đến các chức năng của ví điện tử như nhận
và chuyển tiền dễ dàng qua mạng, người dùng sẽ không phải đến bưu điện và ngân
hàng để chuyển tiền nữa mà có thể chuyển tiền ngay trên chính chiếc điện thoại di
động của mình. Ngoài ra, ví điện tử còn giúp người dung chi trả trực tuyến và lưu trữ
được tiền trên mạng Internet.
Thứ hai là ví điện tử như một loại tài khoản dùng để thanh toán trong các giao
dịch nhưng tiền trong ví chỉ là tiền ảo, khác với tài khoản trong ngân hàng là tiền thật.
Nó giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện
thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử. Người dùng chỉ
cần đăng ký tài khoản ví điện tử qua website dịch vụ của nhà cung cấp, rồi tiến hành
nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ ATM, thẻ trả trước...
Sau đó có thể dùng ví điện tử để thanh toán các giao dịch áp dụng hình thức
thanh toán này. Đơn vị cung cấp ví điện tử có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cân bằng
giữa các bên. Chẳng hạn khi mua hàng, người dùng thanh toán bằng ví điện tử thì tổ
chức phát hành ví điện tử có trách nhiệm thông báo với bên bán hàng là đã nhận được
tiền và yêu cầu bên bán giao hàng cho người dùng. Người dùng nhận hàng nhưng nếu
không vừa ý, không đúng như thỏa thuận khi mua có thể thông báo lại với “người giữ
3
tiền trung gian” và người này có trách nhiệm không thanh toán lại cho nơi bán hàng
hay đòi lại tiền nếu đã thanh toán. Chính vì điều này làm ví điện tử trở nên an toàn hơn
so với tài khoản ngân hàng khi dùng để thanh toán. Khi người mua vào website của
người bán để mua hàng, việc chọn và đặt hàng luôn phải đi kèm với điều khoản thanh
toán, thực tế thì người mua có những lựa chọn thanh toán như sau:
- Lựa chọn 1: Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt khi nhận được hàng
- Lựa chọn 2: Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. Có thể
chuyển khoản trực tuyến (online) hoặc phải ra ngân hàng (hoặc ATM) để chuyển tiền
- Lựa chọn 3: Thanh toán bằng Ví điện tử thông qua cổng thanh toán trực tuyến
Hiện nay nhiều người mua thích lựa chọn 1, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
khi nhận được hàng. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt tại VN và cũng
là tâm lý an tâm, nếu thấy được thì trả tiền, không thì thôi. Tuy nhiên, phía người bán
sẽ phải chấp nhận rủi ro khi người mua từ chối nhận hàng vì nhiều lý do, hàng sẽ bị trả
về và có thể hư hỏng do thời gian vận chuyển hoặc cách bảo quản… Phương thức
thanh toán này sẽ làm hạn chế khả năng phát triển thị trường. Nếu người mua lựa chọn
thanh toán bằng cách chuyển khoản thông thường, người bán sẽ mất thêm thời gian đối
chiếu xem ai đã trả tiền và ai chưa. Việc này càng mất nhiều thời gian hơn khi có nhiều
đơn hàng và dẫn đến không thể xử lý hiệu quả.
TMĐT thế giới phát triển đã chứng minh rằng, chỉ có thanh toán trực tuyến là
giải pháp thanh toán tối ưu. Và để giải quyết được việc thanh toán tức thời này, TMĐT
phải được hỗ trợ bởi cổng thanh toán trực tuyến, và càng tiện dụng hơn cho người mua
với Ví điện tử.Như vậy, một hệ thống dịch vụ trực tuyến phát triển sẽ có thể cung cấp
gần như mọi yêu cầu thông thường nhất của đời sống hàng ngày, bao gồm cả việc kinh
doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
1.3 Vai trò của ví điện tử:
Ví điện tử là một thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thương
mại điện tử. Ví điện tử ra đời góp phần phát triển hệ thống kinh doanh thương mại
điện tử ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn, nâng cao hoạt động mua bán hàng
trực tuyến, đem lại sự tiện lợi cho người mua, người bán, ngân hàng và toàn xã hội.
Thứ nhất, người mua sẽ thực hiện nhanh chóng hơn công việc thanh toán tiền khi mua
hàng hóa online, người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến nhờ tiết kiệm
4
thời gian và công sức trong việc thu tiền và quản lý doanh thu, ngân hàng giảm sự
quản lý các giao dịch thanh toán nhỏ lẻ từ thẻ của khách hàng và giảm bớt sự quản lý
trong các giao dịch thông qua thẻ ngân hàng, dễ dàng và nhanh chóng chuyển và nhận
tiền vượt qua rào cản địa lý, xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần
ổn định lạm phát, phát triển nền kinh tế đất nước,…
Thứ hai, việc thực hiện thanh toán bằng ví điện tử vô cùng đơn giản và tiện lợi
bởi người dùng chỉ cần có một chiếc điện thoại di động và có một tài khoản là có thể
thưc hiện được các giao dịch của mình. Ví điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người
tiêu dung như tiết kiệm thời gian làm việc; dễ dàng thực hiện thanh toán, chuyển và
nhận tiền; có thể thực hiện các truy vấn về tài khoản, biết được sự biến động trong tài
khoản của mình nhanh nhất.
Ngày nay, người dùng có thể dùng ví điện tử để chi trả khi mua sắm online, sử
dụng dịch vụ trực tuyến hay thanh toán các hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, nạp
thẻ game, mua hàng trên mạng, chuyển tiền cho người thân hay trả các hoá đơn
ADSL… Khi lang thang trên các trang mạng internet và gặp một món hàng mà người
tiêu dung cần, thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng để mua hàng và thanh toán hoặc ra
ngân hàng chuyển tiền, chỉ với vài thao tác từ máy tính hoặc điện thoại di động, người
bán đã nhận được tiền hàng và sẵn sàng giao hàng. Ngoài ra, do giảm bớt một vài chi
phí phát sinh khi mua hàng trực tuyến nên bạn thường được giảm giá so với mua hàng
trực tiếp từ của hàng.
1.4 Nhược điểm của ví điện tử:
Bên cạnh rất nhiều tiềm năng, ví điện tử vẫn còn những mặt hạn chế. Mức độ
bảo mật thông tin của người dùng còn chưa thực sự cao, người dùng có thể bị mất tài
khoản nếu như để lộ thông tin của mình. Mặc dù ví điện tử vẫn đang đem lại nhiều lợi
ích cho thanh toán trực tuyến trong nước, nhưng đối với các giao dịch online đi quốc
tế thì hình thức thanh toán này dường như chưa thể thực hiện tốt được. Thêm vào đó,
một số giao dịch do đi qua ứng dụng trung gian nên có thể phản hồi lâu hơn thanh toán
trực tiếp qua thẻ tín dụng.
5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM
2.1 Cơ sở pháp lý
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách mở rộng khuyến khích các nhà
đầu tư tài chính đầu tư vào ví điện tử. Đây cũng chính là tiền đề để các mô hình thanh
toán không dùng tiền mặt trên thế giới gia nhập thị trường Việt Nam. Để đẩy mạnh
phương pháp này, NHNN đã ban hành Thông tư Số: 39/2014/TT-NHNH Hướng dẫn
về dịch vụ trung gian thanh toán chính thức công nhận ví điện tử là một dịch vụ thanh
toán giống như các dịch vụ thanh toán và thu tiền khác. Chính phủ cũng cấp giấy phép
cho nhiều công ty dịch vụ thanh toán như 1Pay và WePay, để đảm bảo mức tuân thủ và
bảo mật. Các ngân hàng thương mại cũng đang tăng cường hợp tác với các công ty
cung cấp công nghệ ví điện tử để tiếp tục các dịch vụ và gia tăng giá trị. Các ngân
hàng như Vietcombank và Viet Capital Bank đã liên kết với ứng dụng Payoo trong
nhiều dịch vụ.
Theo Quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 101 ngày 22/11/2012 của
Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN là cơ quan cấp, thu hồi và cấp
lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Đối với dịch vụ hỗ
trợ dịch vụ thanh toán cho khách hàng có tài khoản tại nhiều NH, tổ chức cung ứng
dịch vụ phải kết nối với một tổ chức dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ
điện tử.
Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ngày 27/12/2011, với mục tiêu
cụ thể: (i) Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức
thấp hơn 11%; (ii) Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch
vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân
số; (iii) Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1073/QĐ-TTg ngày
12/7/2010; (iv) Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua
điểm chấp nhận thẻ.
Ngày 30/12/2016, theo Quyết định số: 2545/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ
tiếp tục phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai
6
đoạn 2016-2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn
10%. Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị,
trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép
người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung
cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của
các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá
nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt trong mua sắm, tiêu dùng).
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 222/2013/NĐ-CP quy
định về thanh toán bằng tiền mặt. Trong đó, quy định các doanh nghiệp không thanh
toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn
góp vào doanh nghiệp; các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng
tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Ngày 22/9/2015, Ngân hàng Nhà nước có Văn bản số 7179/NHNN-TT yêu cầu
các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện triển khai thanh
toán điện tử trong phối hợp thu ngân sách nhà nước...
NHNN cũng yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải có công cụ để
NHNN kiểm tra, giám sát tổng số tiền của khách hàng trên các ví điện tử và tổng số
tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán. Việc nạp, rút tiền ra khỏi ví điện tử phải thực
hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại NH. Cơ quan quản lý cho rằng,
đây là quy định nhằm quản lý chặt giao dịch ví điện tử và cũng là cơ sở để tra soát khi
khách hàng gặp rủi ro. Vì nhu cầu mua sắm online ngày càng phát triển, theo đó không
ít khách hàng đã gặp rủi ro khi thanh toán rồi mà không nhận được hàng hoặc hàng
không đúng yêu cầu…
Các chủ trương, chính sách trên của Chính phủ đã thực thi được nhiều năm, cần
được đánh giá lại hiệu quả, rà soát, bổ sung, chỉnh sửa lại để có những sửa đổi, bổ
sung phù hợp với tình hình, góp phần hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán trong
thời gian tới.
7
2.2 Một số loại ví điện tử phổ biến:
2.2.1 Ví điện tử trong nước:
Việt Nam hiện nay có đến 20 loại ví điện tử đang hoạt động trên thị trường. Một
số loại ví điện tử phổ biến nhất là:
- Ngân lượng: một sản phẩm của PeaceSoft Solutions Corporation
Ngân Lượng (Nganluong.vn) là một ví điện tử, là cổng thanh toán online, là
ngân hàng trực tuyến cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền, chuyển tiền và
nhận thanh toán trên internet ngay tức thì một cách tiện lợi, an toàn và được bảo vệ.
Tất cả hoàn toàn miễn phí.
Nganluong.vn hoạt động theo mô hình ví điện tử, người dùng đăng ký tài khoản
loại cá nhân hoặc doanh nghiệp để sử dụng với 3 chức năng chính đó là: Nạp tiền, Rút
tiền và Thanh toán, tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa hoặc quốc tế,
tài khoản ngân hàng hoặc các hình thức tiện dụng khác. Nguồn vốn đầu tư từ các tập
đoàn hàng đầu thế giới như IDG (Mỹ), SoftBank (Nhật) và eBay (Mỹ)
giúp NganLuong.vn có khả năng đảm bảo tài chính cho toàn bộ các giao dịch thanh
toán trực tuyến tại VN.
- BaoKim: Công ty con của Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam
Nếu bạn đang kiếm tiền online hoặc bạn là người hay mua hàng trên mạng thì
có lẽ đã được nghe qua về Bảo Kim. Bảo Kim cũng là ví điện tử, ngân hàng online hay
cổng thanh toán trực tuyến, hoạt động tương tự như Ngân Lượng, cho phép các cá
nhân và doanh nghiệp gửi tiền, chuyển tiền và nhận thanh toán trên internet ngay tức
thì một cách tiện lợi, an toàn và được bảo vệ. Tất cả hoàn toàn miễn phí.
Hiện nay thanh toán qua Bảo Kim đang rất phổ biến. Bạn có thể dùng Bảo Kim để
thanh toán khi mua hàng trực tuyến. Nếu bạn có kiếm tiền online từ khảo sát trên
InfoQ thì bạn sẽ phải sử dụng đến tài khoản Bảo Kim để rút tiền mặt về tiêu
- VnMart: Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPay)
Ví điện tử VnMart là một sản phẩm thanh toán/chấp nhận thanh toán do
VNPAY phát hành, dùng để thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên các website Thương mại điện tử (TMĐT). Ví điện tử VnMart bao gồm Ví điện tử
cá nhân và Ví điện tử Doanh nghiệp.
8
Hiện tại khách hàng có thể sử dụng ví điện tử VnMart để nạp tiền điện thoại,
mua mã thẻ trả trước, mua vé máy bay trực tiếp tại website hoặc mua
bán hàng hóa tại các website TMĐT có kết nối với VNPAY như: Siêu thị Golmart, siêu
thị Hlink, siêu thị Megabuy, nhà sách Vinabook,…
Mỗi ví điện tử sẽ tương ứng với giá trị thực có trong tài khoản thanh toán mở tại
Ngân hàng. Việc kết nối của Ngân hàng với ví điện tử VnMart sẽ đem lại những lợi ích
như tăng tính năng Thẻ, gia tăng giá trị các dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhất là trong
thanh toán trực tuyến, nhờ đó nâng cao khả năng giữ chân khách hàng trung thành nhờ có
nhiều tiện ích thanh toán gắn với chi tiêu hàng ngày của họ. Ngoài ra VnMart sẽ làm tăng
lượng tài khoản thanh toán, tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ đó góp phần
mở rộng & đẩy mạnh thương hiệu của ngân hàng. Ngân hàng sẽ thu được khoản phí nhờ
việc xử lý thanh toán dịch vụ nạp tiền vào ví điện tử VnMart.
- Payoo: Công ty cổ phần Dịch Vụ Trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion)
Ví điện tử Payoo là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc Ví tiền
trong thế giới internet nhằm hỗ trợ người dùng mua - bán - giao dịch tại các trang web
thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí.
Để sở hữu Ví điện tử Payoo, bạn đăng ký mở ví dễ dàng, miễn phí và hoàn toàn online
chỉ trong vài phút. Cùng với giao diện thân thiện và hệ thống các tính năng đã hoàn
chỉnh, trong đó việc nạp tiền trực tuyến hoặc thông qua các kênh giao dịch khác từ tài
khoản nhiều ngân hàng khác nhau, cho phép việc trải nghiệm thật thú vị. Bộ phận Hỗ
trợ khách hàng ân cần giúp đỡ mọi lúc bạn cần.
Ví điện tử Payoo đã xác thực được bảo mật tuyệt đối, người dùng có thể thanh
toán các giao dịch trên nhiều website thương mại và tham gia nhiều cộng đồng mạng
mà không phải tiết lộ các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng và số thẻ tín
dụng cho các website đó mỗi lần mua sắm.
Ví điện tử Payoo đã đoạt giải thưởng Sao Khuê Sản phẩm Công nghệ thông tin
ưu việt năm 2008 và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động trong lĩnh vực
thanh toán trực tuyến. Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ từ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và
sự cộng hưởng từ các đối tác lớn trên nhiều lĩnh vực, ví điện tử Payoo đã xác lập cho
mình một vị thế là trung gian thanh toán trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam.
- MobiVí: Công ty cổ phần Hỗ trợ Dịch Vụ Thanh toán Việt Phú
9
Ví điện tử Mobivi là phương tiện thanh toán được thể hiện dưới dạng một tài
khoản điện tử, có chức năng như một “Ví tiền” trong thế giới số cho phép người dùng
thanh toán một cách an toàn, nhanh chóng và thuận tiện qua điện thoại di động và
Internet. Sử dụng Ví điện tử Mobivi, người dùng có thể thanh toán cho các giao dịch
thương mại điện tử, top-up các tài khoản trả trước, thanh toán hóa đơn, trả tiền tại cửa
hàng bán lẻ, hay chuyển tiền cho bạn bè, người thân, đối tác.
Qua hệ thống MobiVí, người sử dụng Ví điện tử MobiVí có thể tha hồ mua
sắm tại các website bán hàng với hàng trăm sản phẩm và dịch vụ khác nhau cùng
nhiều chương trình khuyến mãi thường xuyên… Thanh toán các loại hóa đơn: điện
thoại cố định, điện thoại di động, internet, truyền hình cáp của các nhà cung cấp
dịch vụ như VNPT, FPT, Mobifone… nạp tiền cho cả thuê bao trả trước và thanh
toán cho thuê bao trả sau. Tận hưởng chương trình khuyến mãi của MobiVí và các
nhà cung cấp dịch vụ…
Ví điện tử MobiVí cũng cho phép người dùng nạp tiền từ tài khoản ngân hàng,
rút tiền ra tài khoản ngân hàng một cách rất dễ dàng ngay trên điện thoại di động hay
trên một máy tính có kết nối Internet mà không cần mất thời gian hay chi phí đi lại để
thực hiện giao dịch.
- MoMo: Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực tuyến (viết tắt M_Service)
Ví điện tử MoMo là Ứng dụng trên điện thoại thông minh với hơn 1 triệu người
dùng, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (One Touch
Payment) với hơn 100 dịch vụ tiện ích, bao gồm Chuyển tiền, Thanh toán hóa đơn,
Mua vé máy bay, Vé xem phim, Thu-Chi hộ và Thương mại trên di động… Đặc biệt,
MoMo sở hữu mạng lưới hơn 4.000 điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp 45 tỉnh
thành trên cả nước, cho phép hơn 1.5 triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi
dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các
dịch vụ tài chính.
Với niềm tin dịch vụ tài chính, thanh toán sẽ góp phần thay đổi cuộc sống và
gia tăng thu nhập cho người dân Việt Nam, công ty đã xây dựng thành công một cơ sở
hạ tầng thanh toán độc đáo và sáng tạo có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng.
MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ Ví điện tử trên di động,
Dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment
10
platform). Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính,
MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho
người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Đến nay, Công ty đã
thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho 2.5 triệu khách hàng và cộng đồng này
đang ngày càng phát triển
- VinaPay: Công ty cổ phần Công nghệ Thanh toán Việt Nam
Từ ngày 10/06/2009, Vietcombank và Công ty Cổ phần Công nghệ thanh toán
Việt Nam (VinaPay) chính thức triển khai dịch vụ mới “Thanh toán Vcash trực
tuyến” trên toàn hệ thống. Vcash là tên gọi cho phương tiện thanh toán mà người dùng
cần có để sử dụng ví điện tử Vcash của Vinapay. Số tài khoản ví điện tử Vcash chính là
số điện thoại di động của người dùng và mỗi Vcash được quy định có giá trị tương
đương 1 VNĐ.
Với sự hỗ trợ về thanh toán trực tuyến của Vietcombank, giờ đây, với một tài
khoản tiền gửi tại Vietcombank, các đại lý phân phối và khách hàng cá nhân của
VinaPay có thể dễ dàng nạp Vcash vào ví điện tử Vcash từ chính tài khoản tại ngân
hàng phục vụ việc kinh doanh, nạp tiền điện thoại, phân phối mã thẻ cũng như thanh
toán thương mại điện tử ngay lập tức mà không phải tới các ATM hay các điểm giao
dịch của ngân hàng. Cùng với đó, việc trả Vcash cũng được thực hiện một cách nhanh
chóng và an toàn: khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi số
Vcash còn lại trong ví về tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tức thì và rút tiền mặt tại bất
cứ quầy giao dịch hoặc máy ATM nào của Vietcombank trên toàn quốc. Chỉ với ứng
dụng “Nạp/trả Vcash” trên điện thoại di động hoặc qua internet, mọi thứ đã trở nên vô
cùng tiện lợi và đơn giản
- Netcash: Công ty PayNet
Ví điện tử net Cash – PayNet là ví điện tử của Công ty cổ phần mạng thanh
toán VINA (PayNet) được công bố tháng 11/2008.
Công Ty Cổ Phần Mạng Thanh Toán ViNa (Paynet) là một đơn vị tiên phong đi
vào nghiên cứu và ứng dụng thành công cổng thanh toán trực tuyến PayNet và chính
thức ra mắt ngày 23/11/2008. Đây có thể coi là bước đột phá trong ngành TMĐT Việt
Nam, đây là giải pháp thanh toán đơn giản, an toàn, tiện lợi giúp các website TMĐT
11
Việt Nam hoàn thiện chức năng thanh toán hóa đơn hàng hóa, hóa đơn dịch vụ trả sau
cho khách hàng của mình.
Với mô hình tương tự Paypal của (Mỹ), Alipay (Trung Quốc) và đã được chuẩn
hóa, cộng thêm nền tảng công nghệ WAY4 của OPENWAY đã được chứng minh trên
toàn thế giới, người dùng cuối và doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cổng
thanh toán PayNet trong giao dịch thanh toán
- Smartlink: Công ty cổ phần Dịch Vụ Thẻ Smartlink
Cổng thanh toán nội địa Smartlink là một cổng thanh toán có uy tín tại Việt
Nam, Smartlink đã kết nối với hầu hết các ngân hàng lớn, đồng thời đảm bảo an toàn
cho mọi giao dịch. Khách hàng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cổng thanh toán này.
Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink đảm bảo một số yêu cầu như đảm bảo khả
năng thanh khoản, thiết lập và duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết để đảm
bảo hoạt động dịch vụ được phép và xây dựng các quy định, quy trình quản lý rủi ro
theo các nguyên tắc quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong các giao dịch điện
tử theo quy định hiện hành của pháp luật.
Hạn mức và số dư áp dụng cho Ví điện tử Smartlink do Công ty cổ phần Dịch
vụ thẻ Smartlink quy định. Việc nạp tiền và rút tiền mặt từ Ví điện tử Smartlink chỉ
được thực hiện thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Ví điện tử VNKash
VNKash là Ví điện tử và cổng thanh toán hoạt động như một Ngân Hàng Điện
Tử trên Internet. VNKash cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận tiền
thanh toán trên Internet ngay tức thì một cách an toàn, tiện lợi, phổ biến và được bảo
vệ. VNKash hoạt động theo mô hình ví điện tử, theo đó người dùng đăng ký tài khoản
loại cá nhân hoặc doanh nghiệp với 3 chức năng chính là: nạp tiền, rút tiền và thanh
toán. Tất cả đều hoàn toàn trực tuyến thông qua thẻ nội địa, tài khoản ngân hàng hoặc
các hình thức tiện dụng khác
2.2.2 Ví điện tử quốc tế:
- PayPal (ví điện tử phổ biến và đc chấp nhận rộng rãi trên thế giới hiện nay)
- Microsoft wallet
- ApplePay, AndroidPay, SamsungPay
12
2.3 Thực trạng sử dụng Ví điện tử tại Việt Nam
2.3.1 Thị trường Ví điện tử tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ đi kèm với sự “lên
ngôi” của các dịch vụ thương mại điện tử cùng với nhiều hình thức khác, ví điện tử
được xem là một trong những công cụ thanh toán không dùng tiền mặt hữu ích.
Theo Báo cáo thương mại điện tử của Việt Nam năm 2015 do Bộ Công thương
tiến hành, tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng là các hình thức thanh toán phổ biến
nhất trong nước. Việt Nam với dân số lên đến hơn 90 triệu dân, trong đó 49% sử dụng
internet và 34% sử dụng di động để truy cập internet. Số người mua sử dụng ví điện tử
thậm chí còn giảm từ 37% xuống 11% so với cùng kỳ, trong khi thẻ thanh toán tăng
20%. Người tiêu dùng có ít động lực để chuyển từ tiền mặt sang các dịch vụ như ngân
hàng trực tuyến, ví điện tử, hoặc thanh toán thẻ do thiếu tài khoản ngân hàng, mức độ
thâm nhập internet và điểm bán hàng (POS).
Hình 1: Các hình thức thanh toán chủ yếu được người mua hàng trực tuyến sử dụng
(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2015)
So với các hình thức thanh toán khác, số lượng người sử dụng ví điện tử vẫn
còn thấp dù ví điện tử đã được thử nghiệm cách đây khoảng 8 năm tại Việt Nam.
NHNN đã xây dựng và triển khai nhiều Đề án thí điểm dịch vụ thanh toán phi tiền mặt
trong đó có ví điện tử ở khu vực nông thôn tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể,
NHNN cũng đã phê duyệt cho dự án Vietcombank phối hợp với M-Service chuyển
tiền giá trị nhỏ thông qua Ví điện tử MoMo. Ngoài ra, một số nhà cung cấp đã “nhanh
chân” nhảy vào lĩnh vực này như FPT, Mobifone, Vietnam Esports, VTC.
13
Hình 2: Tỷ lệ tài khoản Ví điện tử/dân cư, 2011-2015
(Nguồn: Do VIRAC tổng hợp)
Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng trên toàn thế giới và đang được
đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn thay cho hình thức chi trả tiền mặt thông
thường. Việc khi sử dụng tiền điện tử đã giúp người dân linh hoạt hơn trong giao dịch,
an toàn trong chi trả. Đến năm 2015, hầu hết các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở
phân phối hiện đại trong cả nước cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền
mặt khi mua hàng. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ đã được cải thiện, số
lượng ATM và POS có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Như vậy, tiềm năng phát triển TMĐT còn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Tính đến tháng 7/2017,
Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết 16 hiệp định thương mại tự do song
phương và đa phương. Số lượng đối tác kinh tế, thương mại của Việt Nam thông qua
FTA sẽ lên đến gần 60 đối tác. Việc ký kết các FTA nói chung sẽ giúp TMĐT của Việt
Nam phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
Theo báo cáo về thói quen người tiêu dùng Việt Nam do Google (2017) thực
hiện, có đến 72% người tiêu dùng Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh
(smartphone), 13% có máy tính bảng (tablet) và 43% có máy tính (PC). Bên cạnh đó,
xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng sản phẩm mua sắm thể hiện rõ rệt
khi có 68% người tiêu dùng tìm hiểu cả trực tiếp lẫn trực tuyến những thông tin cần
biết trước khi mua các mặt hàng; trong đó 54% người tiêu dùng sử dụng smartphone
14
để tìm kiếm, so sánh mức giá. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển ví điện tử
tại Việt Nam trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam
(VIRAC), số lượng ví điện tử do các tổ chức trung gian thanh toán tại Việt Nam sở
hữu hiện nay còn rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, Việt Nam
với số dân đạt trên 92 triệu người, hiện chỉ đạt 0.04 tài khoản ví/dân cư. Trái lại, khi so
sánh với một số nước có nền tảng thương mại trực tuyến phát triển mạnh mẽ như Mỹ,
châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc – Việt Nam có số lượng doanh nghiệp ví điện tử
nhiều hơn gấp đôi. Đáng buồn là giá trị giao dịch ví điện tử của Việt Nam lại thấp hơn
rất nhiều.
Hình 3: Thực trạng giao dịch ví điện tử quý 1/2017. (Nguồn: VIRAC)
Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng để đưa loại hình thanh toán này
trở nên phổ biến hơn tại thị trường trong nước. Cũng mới đây, vào 10/11, Alipay đã ký
thỏa thuận với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) để đưa ví
điện tử Alipay vào Việt Nam, chính thức trở thành một phương thức thanh toán thuận
tiện hơn cho khách du lịch Trung Quốc khi đến du lịch tại Việt Nam. Trước đó,
NAPAS cũng đã hợp tác với Samsung để đưa ra thị trường sản phẩm Samsung Pay.
15
2.2.2 Nhưng cơ hội đối với Ví điện tử
Hiện nay, các giao dịch tài chính trên di động đang trở thành ngành công nghiệp
“tỉ đô” tiềm năng, vì thế các công ty công nghệ tên tuổi như Apple, Facebook,
Samsung, Paypal không thể không bỏ qua thị trường màu mỡ này khi giới thiệu các
sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh với các công ty tài chính như VISA hay MasterCard.
Điều này cho thấy, xu hướng thanh toán di động được thúc đẩy từ sự phát triển mạnh
mẽ của thị trường điện thoại di động mở rộng nhiều cơ hội cho thanh toán bằng ví điện
tử.
Thứ nhất, khi điện thoại thông minh (smartphone) dần trở thành thiết bị trung
tâm trong tất cả giao tiếp của người tiêu dùng, bao gồm có các hoạt động liên quan đến
mua sắm trên smartphone, chuyển tiền qua các dịch vụ trực tuyến, ngân hàng di động
(mobile banking)… Thanh toán trên di động, các dịch vụ và ứng dụng giao dịch tiền tệ
trên di động trở thành tâm điểm của ngành công nghiệp di động và thương mại điện tử,
thay thế cho các giao dịch qua thẻ thanh toán. Với độ phủ rộng của smartphone trên
khắp cả nước, nhiều doanh nghiệp đã đón bắt xu hướng để phát triển mô hình kinh
doanh, đồng thời đáp ứng tính tiện lợi, an toàn khi mua sắm trên di động. Theo các
doanh nghiệp, mặc dù hạ tầng di động của Việt Nam chưa tốt nhưng chi phí cho người
sử dụng dịch vụ hạ tầng này lại khá thấp và được xem là rẻ nhất trên thế giới hiện nay,
tạo thuận lợi để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng qua nền tảng
các thiết bị di động.
Thứ hai, nhiều ứng dụng thanh toán trên di động đã ra đời nhằm đáp ứng nhu
cầu cho người tiêu dùng khi sử dụng ví di động. Ông Nguyễn Bá Diệp (2016), Phó chủ
tịch HĐQT của M_Services, cho biết ứng dụng ví MoMo là một trong giải pháp an
toàn thanh toán mua hàng trực tuyến trên di động cùng với những tiêu chuẩn bảo mật
khắt khe từ các TCTC, NHTM khi kết nối hệ thống. Năm 2016, MoMo có gần 4 triệu
người tải dùng ứng dụng với 2 triệu người sử dụng thường xuyên.Trong đó, chuyển
tiền giữa các tài khoản người dùng (P2P), thanh toán hóa đơn (tiền điện, nước, viễn
thông…), nạp tiền điện thoại trả trước hay thanh toán di động các mặt hàng như sách
hay vé xem phim là những hoạt động chiếm đại đa số.
Cũng theo ông Nguyễn Bá Diệp (2016), không chỉ là ứng dụng thanh toán, ví
MoMo sẽ hoạt động như cánh tay nối dài của ngân hàng và các tổ chức tài chính để
16
cung cấp dịch vụ tài chính tổng quát đến các khu vực vùng sâu, vùng xa trên cả nước.
"Chúng tôi mong muốn xây dựng một cơ sở hạ tầng thanh toán trung gian giữa người
sử dụng và các đơn vị cung cấp dịch vụ (merchant) theo mô hình phối hợp giữa online
và offline để đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử di động (mobile commerce)",
ông Diệp chia sẻ.
Ông Satyajit Ghosh (2016), Giám đốc truyền thông của Unilever Việt Nam, lại
cho rằng các thiết bị di động là nền tảng hữu ích để doanh nghiệp tương tác với nhiều
đối tượng người dùng, từ thành thị đến nông thôn. “Để tấn công thị trường đô thị, phải
lấy smartphone làm át chủ bài và đẩy mạnh những nội dung trên Internet như ứng
dụng, quảng cáo tương tác, các nội dung tiếp thị mới. Còn với thị trường nông thôn,
cần ưu tiên hình thức và nội dung đơn giản như gọi điện, nhắn tin”, ông Ghosh chia sẻ.
Thứ ba, tỷ lệ giao dịch thanh toán điện tử trong nửa đầu năm 2017 của cả nước
đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái và tình hình cho thấy người tiêu dùng Việt
Nam sẵn sàng thử các phương thức thanh toán mới, thay cho tiền mặt. Ông Sean
Preston (2016), Giám đốc tại Việt Nam, Campuchia, Lào của Visa, Công ty công nghệ
thanh toán toàn cầu Visa, đã chia sẻ với báo chí thông tin trên tại buổi gặp ngày
27/9/2017 ở TPHCM. Theo ông, các dữ liệu cho thấy thanh toán điện tử đang tăng
nhanh và tiếp tục được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn. Cụ thể số liệu giao
dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa tăng lần lượt là 49% và 34% so với cùng
kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch tăng 35%. Và ngày càng nhiều
người tiêu dùng trong nước tham gia mua sắm trực tuyến, khi giao dịch thương mai
điện tử của Visa tăng đến 82% về số lượng và 45% về giá trị giao dịch.
Ông Preston cho biết, khảo sát của Công ty Công nghệ thanh toán toàn cầu Visa
với những người từ 18 tuổi trở lên ở các thành phố lớn cho thấy họ cũng thể hiện thái
độ cởi mở với các phương thức thanh toán mới. Khảo sát của Visa cho thấy 9 trên 10
người tiêu dùng sẵn sàng thử các phương thức thanh toán mới, với 88% nói rằng họ có
thể sẽ sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) để thanh toán. Kết quả khảo sát của
Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tiếp tục cho thấy xu hướng “quay lưng”
với tiền mặt. 83% người tiêu dùng Việt cho biết họ sẽ chọn thanh toán không tiếp xúc
(nếu có) thay cho tiền mặt. Đầu năm 2017, Visa đã hợp tác với Sacombank để ra mắt
công nghệ thanh toán không tiếp xúc Visa payWave ở Việt Nam. Visa payWave cho
17
phép chủ thẻ thanh toán đơn giản bằng cách chạm thẻ vào thiết bị chấp nhận thẻ,
không cần ký tên hay nhập mã pin trong trường hợp giao dịch dưới 1 triệu đồng. Công
nghệ này đã được áp dụng tại các chuỗi bán lẻ bao gồm BigC, Citimart, Nguyễn Kim
và sẽ được triển khai trong thời gian tới ở các siêu thị khác của Saigon Co.op. Cùng
với Visa payWave, các công nghệ thanh toán di động vừa ra mắt là Samsung Pay được
xem là phương tiện mang đến cho người tiêu dùng những phương thức thanh toán
nhanh chóng, an toàn và tiện lợi hơn so với tiền mặt.
2.3.3 Những khó khăn, thách thức đối với Ví điện tử
Bên cạnh những cơ hội mà thị trường mang lại cho sự phát triển, ví điện tử còn
phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức. Thời điểm chiếc ví điện tử đầu tiên
được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động thí điểm ở Việt Nam là năm 2009.
Sau tám năm, một khoảng thời gian khá dài, thị trường ví điện tử trong nước vẫn chưa
phát triển như kỳ vọng mặc dù có tới 20 nhà cung ứng dịch vụ.
Thứ nhất, ví điện tử là một phương tiện thanh toán trung gian, nó như một ví
tiền trên môi trường mạng Internet mà người tiêu dùng có thể sử dụng để mua bán
hàng hóa tại các trang web hoặc thanh toán các loại cước… Trong sự phát triển của
ngành thương mại điện tử hiện nay, người sử dụng có thể chuyển tiền từ tài khoản
ngân hàng của mình vào ví điện tử hoặc ngược lại một cách dễ dàng. Doanh thu của ví
điện tử đến từ các khoản chiết khấu của các giao dịch, thông thường là 1-2% giá trị
mỗi khoản giao dịch hoặc một khoản tiền cố định được cam kết giữa các bên sử dụng
dịch vụ. Giới chuyên gia thương mại điện tử nhận định rằng thị trường ví điện tử ở
Việt nam vẫn ở giai đoạn đầu tư cho tương lai bởi kinh doanh chưa thực sự có hiệu
quả.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp liên kết với các website TMĐT cung cấp dịch vụ
mua sắm không đảm bảo chất lượng sản phẩm khiến khách hàng không có nhiều hứng
thú với ví điện tử. Chưa kể, nhiều khách hàng cũng chưa hài lòng về chính sách hậu
mãi, chăm sóc khách hàng của dịch vụ này. Ngoài ra, khâu bảo mật cũng khiến cho
người sử dụng ví điện tử còn e ngại. Để ví điện tử phát triển thì không chỉ dừng lại ở
việc thay đổi thói quen của người dân, nâng cao chất lượng mà còn cần đến sự hỗ trợ
18
từ phía Nhà nước nhằm tạo một môi trường thuận lợi, cơ sở hạ tầng phù hợp đem lại
sự thuận tiện cho người sử dụng.
Ông Nguyễn Hòa Bình (2016), Chủ tịch Hội đồng quản trị NextTech Group
(trước đây là PeaceSoft Group) – một trong 16 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép,
nói rằng chỉ một số ít doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận với một
ngách thị trường riêng. Phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử vẫn gặp nhiều
khó khăn, như lời nhận định của các chuyên gia là “sống bằng tiền của nhà đầu tư”.
Thị trường tuy chưa sôi động nhưng hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội trong tương lai. “Đây
chính là lý do của việc ngoài 16 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường còn hàng
chục doanh nghiệp khác đang chờ nhận giấy phép” ông Bình nói.
Việt Nam được ví như “miền đất vàng” cho các công ty công nghệ trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng (fintech) do ông Phan Thanh Sơn (2016), Giám đốc Khối
Nguồn vốn và Kinh doanh Tài chính Ngân hàng Techcombank, cho rằng khi sở hữu
lực lượng dân số trẻ, tỷ lệ dân số kết nối Internet và sử dụng điện thoại thông minh đều
trên 40%. Trong khi đó, mức độ “phủ sóng” của các dịch vụ tài chính còn thấp, chỉ có
30% dân số nơi đô thị có tài khoản ngân hàng, trong khi mức trung bình của thế giới là
60%, và tỷ lệ này ở nông thôn chỉ 16%. Mặc dù thị trường có tiềm năng song các công
ty fintech vẫn còn trong “trứng nước” với các sản phẩm còn sơ khai và phần lớn tập
trung vào mảng thanh toán (trong đó có ví điện tử) với tỷ lệ gần 60%. Cụ thể, theo bản
báo cáo về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, trong 39 công ty fintech thì có tới 23
công ty hoạt động trong mảng thanh toán. Sở dĩ thị trường ví điện tử nói riêng hay
dịch vụ trung gian thanh toán nói chung chưa phát triển, theo ông Phan Thanh Sơn, là
do hệ thống pháp lý chưa theo kịp đà phát triển của các công ty này và đây là một rào
cản lớn. Năm 2009, loại hình ví điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép
hoạt động thí điểm nhưng phải sáu năm sau đó mới có bốn công ty nhận được giấy
phép hoạt động chính thức, cung cấp dịch vụ thanh toán và ví điện tử. Các chuyên gia
đánh giá, một khi số lượng các ví điện tử được cấp giấy phép hoạt động chính thức
ngày càng nhiều các nhà đầu tư sẽ an tâm đổ tiền vào khâu nghiên cứu và phát triển
(R&D) sản phẩm, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh cho thị trường. Còn khi hành lang
pháp lý mới cho phép vận hành ở giai đoạn thử nghiệm thì các nhà đầu tư vẫn còn cảm
19
thấy bất an, không biết “số phận” của loại hình dịch vụ này thế nào để đưa ra những
quyết định rót vốn.
Thứ ba, việc tham gia vào lĩnh vực này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng
được nhiều yêu cầu như khả năng kết nối cao (với ngân hàng, các công ty viễn thông,
công ty điện, nước, kho bạc, thuế, bệnh viện, trường học, các hãng vận tải...), ngoài ra,
phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật để bảo mật thông tin và cho phép thanh toán trên nhiều
phương tiện (máy tính, điện thoại di động), thông qua nhiều kênh giao dịch (dịch vụ
ngân hàng qua mạng Internet, ngân hàng di động, thẻ thanh toán...).
Theo một cuộc nghiên cứu của hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC)
cách đây hai năm, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng sử dụng ví tiền di động (ví điện tử) nếu
như có ít nhất 75% các nhà bán lẻ, bệnh viện và các đối tác có liên quan chấp nhận
việc sử dụng công cụ này. Với xu hướng fintech, các ví điện tử ngày nay được đòi hỏi
phải đa dạng hóa dịch vụ. Người sử dụng có thể nạp tiền vào ví với nhiều cách thức:
nạp tiền từ thẻ điện thoại; nạp tiền thông qua tài khoản thanh toán; chuyển khoản
thông qua ngân hàng; Internet Banking, Mobile Banking… Ví dụ, một số ví điện tử có
hỗ trợ công nghệ thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động tích hợp tính năng
NFC (Near Field Communication, giao tiếp trường gần) nhưng do một số loại điện
thoại vẫn chưa tích hợp NFC nên người tiêu dùng vẫn chưa thể sử dụng ví điện tử
dạng này.
Thứ tư, việc quá nhiều trung gian thanh toán cũng khiến thị trường bị bội thực.
Hơn ai hết, những ví điện tử cũ hẳn thấm thía điều này. Ví điện tử trước đây được đầu
tư nhiều vì niềm tin vào sự phát triển của thương mại điện tử, nhưng câu chuyện
thương mại điện tử đến nay vẫn chưa đi tới đâu. Theo ông Nguyễn Hòa Bình (2016),
Chủ tịch Hội đồng Quản trị NextTech Group (tiền thân là PeaceSoft), chỉ một số ít
doanh nghiệp trung gian thanh toán đã đăng ký hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận với
một mảng thị trường riêng. “Đại đa số còn lại vẫn gặp nhiều khó khăn mà theo lời một
quan chức tại hội thảo gần đây là “sống bằng tiền nhà đầu tư”, ông Bình cho biết.
Mobivi trước đây định hình là ví điện tử hỗ trợ thanh toán trung gian, nay đã
chuyển hướng sang cung cấp các sản phẩm tài chính cá nhân. MoMo cũng đi qua
nhiều con đường phát triển khác nhau. Ngày nay MoMo là ứng dụng di động định
hướng khách hàng trong việc chuyển tiền cho nhau và thanh toán các loại dịch vụ, sản
20
phẩm trong cuộc sống (như hóa đơn điện, nước, internet, hay thanh toán phí bảo hiểm,
lãi vay tiêu dùng…). Payoo cũng chuyển hướng khi cung cấp dịch vụ thu hộ hóa đơn
trực tuyến lẫn “ngoại tuyến” ở các điểm bán lẻ như cửa hàng tiện lợi hay siêu thị. Dịch
vụ “ngoại tuyến” của Payoo đã nói lên một góc nhìn khác về fintech trung gian thanh
toán, cho thấy rằng một bộ phận người dùng vẫn chưa thể làm quen với hình thức
thanh toán trực tuyến, vẫn theo cách nộp tiền mặt nhưng mở rộng hơn về điểm giao
dịch (ở bất kỳ đâu thay vì số ít điểm cung cấp dịch vụ như trước kia).
Một ví dụ khác củng cố cho niềm tin của Payoo là quy mô giao dịch ổn định
của việc nộp tiền điện, nước ở các cửa hàng của Thế Giới Di Động, vốn đang mở rộng
nhanh về mạng lưới. Nguồn tin của NCĐT cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart cũng
đang lên kế hoạch cung ứng dịch vụ này. Rõ ràng, sự phát triển của Payoo và ý định
của Co.opmart cho thấy công nghệ thanh toán chưa thực sự quan trọng bằng xu hướng
người dùng.
Thứ năm là việc xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới chính các ngân hàng
cũng đang thử nghiệm mô hình fintech (như VPBank với Timo, hoặc Maritime Bank
với MEED) hoặc các ứng dụng Mobile Banking cũng thanh toán đầy đủ các loại hóa
đơn và nhiều dịch vụ khác. Ngoài ra, Banknetvn, sau khi sáp nhập vào Smartlink, nay
lại nhận nhiệm vụ phát triển các dịch vụ thanh toán cá nhân bằng cách mở rộng danh
mục nhà liên kết cung cấp dịch vụ với mình. Hiện nay, nhờ sự phổ biến của NAPAS,
các thẻ thanh toán nội địa (hay thường gọi là thẻ ATM) mới thực sự phát huy vai
trò. Napas thậm chí đưa thương hiệu của mình gắn liền trên các thẻ ngân hàng phát
hành.
Thật khó để các “nhà môi giới” khác tồn tại được trong một môi trường cạnh
tranh khốc liệt như vậy. Trên thực tế, một hướng đi dễ nhận thấy là nhiều ví điện tử
được xây dựng riêng, sau khi doanh nghiệp đã có một hệ sinh thái nhất định. Những
fintech này được tạo ra có lẽ nhằm bổ sung đầy đủ cho hệ sinh thái hơn là đặt nặng vấn
đề tạo doanh thu và chiếm thị phần. Lấy ví dụ về cổng thanh toán 123Pay của VNG,
VTC365 của VTC (phục vụ nạp thẻ trò chơi và dịch vụ top-up), Yeah1TV cũng có
kênh riêng.
21
Một đối thủ tầm cỡ khác chính là khi lĩnh vực công nghệ thanh toán đã chứng
kiến một bước chuyển dịch mới khi Apple hay Samsung nhảy vào cuộc chơi. Nhiều
chuyên gia nhận định rằng sự thay đổi này là dấu chấm dứt cho hình thức ví điện tử,
cái sẽ được thay thế bởi những “ví điện tử vật lý”.
Apple đã chấm dứt cuộc chiến kéo dài đó. Họ đã tích hợp giải pháp ví điện tử di
động trực tiếp vào hệ thống di động của mình và đồng thời tích hợp một con chip an
toàn độc lập với SIM (và độc lập với các nhà mạng di động), một bộ phát NFC và giải
pháp xác thực dấu vân tay. Apple Pay là một sự kết hợp của hệ điều hành và phần
cứng, được thiết kế để mang lại sự thuận tiện cho giao dịch thanh toán ở mọi nơi. Bằng
cách gắn chiếc ví điện tử vào phần cứng của thiết bị, Apple đã tạo ra một thế hệ ví tiếp
theo không phải là một ứng dụng phần mềm. Thay vào đó nó trở thành một chiếc ví
vật lý như chiếc ví da của bạn hiện nay nhưng tiện lợi hơn, chứa nhiều được thông tin
hơn và an toàn hơn. Bản chất vật lý của ví đã đảm bảo rằng chỉ có Apple mới có thể
quản lý nó bằng cách kiểm soát hệ điều hành và các thành phần vật lý của thiết bị.
Việc kiểm soát này giúp biến người sử dụng, thiết bị di động và ứng dụng ví điện tử
trở thành một thể thống nhất. Khi chúng ta mua thiết bị di động của Apple, ví điện tử
là một phần của thiết bị và trở thành công cụ thực hiện giao dịch của thiết bị. Apple là
một trong những nhà cũng cấp đầu tiên dịch vụ này trên mọi ứng dụng tương tác. Với
những thiết bị Android, chỉ những chủ sở hữu hệ điều hành đồng thời quản lý cả phần
cứng như Google, Microsoft hay Samsung… mới có thể cung cấp một giải pháp tương
tự với Apple.
Như vậy với những tính năng tích hợp ngay trên chiếc điện thoại di động của
hình thức ví vật lý (mobile wallet), trong tương lai, người tiêu dùng sẽ bỏ qua khái
niệm ví điện tử (e – wallet). Điều đó cũng có nghĩa là nhiều Ngân hàng sẽ phải từ bỏ
kế hoạch phát ví điện tử của riêng mình, thay vào đó là hợp tác với Apple hay
Samsung hay các chủ hệ điều hành khác nếu họ không muốn bị bỏ lại phía sau. Vì vậy,
tương lai của fintech cũng khó nói khi quá nhiều thương hiệu cạnh tranh, trong khi
dung lượng thị trường chưa thực sự phình to và các dịch vụ không khác gì nhau ngoài
cái tên của chiếc ví điện tử.
22
2.4 Một vài đề xuất, khuyến nghị
Tuy nhiên, để đẩy mạnh phương thức thanh toán bằng tiền điện tử tại Việt Nam,
thời gian tới, em xin đưa ra các giải pháp cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất, đánh giá lại hiệu quả các giải pháp hạn chế sử dụng tiền mặt trong
thanh toán, để điều chỉnh cơ chế chính sách. Thanh toán điện tử đang là xu thế tiêu
dùng toàn cầu, thế nhưng ở Việt Nam, giao dịch tiền mặt vẫn là chủ yếu, chiếm tới
65% tổng phương thức thanh toán.
Hiện có thể 80% người tiêu dùng trẻ tuổi ở Việt Nam thích thanh toán bằng thẻ,
điều này đang là lợi thế để bắt kịp với xu hướng trên toàn cầu cho các giao dịch không
dùng tiền mặt. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ trả trước không còn mới lạ tại
Việt Nam nhưng hình thức này đang tập trung vào khối người tiêu dùng có mức thu
nhập cao.
Tuy nhiên, phương thức này cũng gặp một số khó khăn trong các giao dịch
hàng ngày như phải gánh một phí dịch vụ không nhỏ, trong khi, chất lượng và giá cả
của dịch vụ ngân hàng luôn có những khoảng cách chênh lệch nhất định. Do vậy, cần
rà soát, đánh giá lại hiệu quả các văn bản pháp luật đã ban hành đối với lĩnh vực này.
Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 POS được lắp đặt với số
lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm; áp dụng một số hình thức thanh
toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng
xa.
Thứ hai, khuyến khích các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cung cấp nhiều
dịch vụ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Để khuyến khích người dân sử dụng
thẻ thanh toán, Chính phủ và doanh nghiệp cần cung cấp nhiều dịch vụ hơn đối với sử
dụng thẻ thanh toán; Các ngân hàng thương mại cần đưa ra một chính sách phí hợp lý
liên quan đến việc sử dụng thẻ nhằm khuyến khích nhiều cá nhân tham gia vào sử
dụng thẻ thanh toán; Tiếp tục đẩy mạnh số lượng POS phục vụ cho nhu cầu thanh toán
hàng ngày của người dân.
Thứ ba, cần tăng cường đảm bảo an toàn và bảo mật thanh toán. Phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử, phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư công nghệ hiện đại là vấn đề
sống còn đối với mỗi ngân hàng.
23