Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề HSG KHTN628 huyện bình xuyên 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.17 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
LĨNH VỰC: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi
628

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM
(Đề thi có 04 trang, gồm 30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Minh rất thích ngắm sao. Tuy nhiên anh không thể nhìn rõ những ngôi sao vào ban

đêm được vì anh sống ở thành phố Hà Nội. Năm vừa qua, Minh về thăm quê ngoại ở một
vùng quê Vĩnh Phúc và anh đã ngắm được rất nhiều ngôi sao. Tại sao ở miền quê lại ngắm
được nhiều sao hơn ở thành phố lớn?
A. Không khí ở thành phố thì ấm hơn do nhiệt tỏa ra từ xe hơi, máy móc và nhà cửa.
B. Mặt trăng ở thành phố sáng hơn nên làm ngăn cản ánh sáng từ các ngôi sao.
C. Không khí ở miền quê có nhiều bụi phản xạ ánh sáng hơn không khí ở thành phố lớn.
D. Ánh sáng của ánh đèn thành phố làm cho nhiều ngôi sao khó nhìn thấy.
Câu 2: Một người chuyển động với vận tốc v so với một gương phẳng treo sát tường theo
phương vuông góc với mặt gương thì vận tốc của ảnh của người đó so với gương?
A. 1,5v.
B. 2v.
C. v.
D. 0,5v.
Câu 3: Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao cách 10m thì công của cơ là
bao nhiêu?


A. 100 (J).
B. 500 (J).
C. 1000(J).
D. 50 (J).
Câu 4: Hậu quả của thức ăn còn bám lại ở răng vào buổi tối?
A. Làm cho nước bọt tiết nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn.
B. Tạo ra môi trường axit phá hủy lớp men răng, ngà răng, gây viêm tủy răng,làm hôi
miệng.
C. Làm nước bọt tiết ít hơn nên khó tiêu hóa thức ăn.
D. Tạo môi trường kiềm phá hủy men răng.
Câu 5: Một quả cân có khối lượng 3500g
được buộc vào sợi dây và treo lên giá đỡ.
Vậy lực căng của sợi dây là bao nhiêu để giữ
quả cân được cân bằng?
A. F = 0,35N.
B. F = 3,5N
C. F = 35N.
D. F = 350N.
Câu 6: Áp suất của không khí trong phế bào là 710 mmHg. Tỷ lệ % của O 2 trong phế bào là

15%. Sự chênh lệch áp suất của O 2 giữa phế bào và máu là bao nhiêu mmHg? Điều đó có ý
nghĩa gì? (Nếu áp suất của O2 trong máu là 37 mmHg).
A. 71 mmHg, làm cho O2 từ phế bào khuếch tán vào máu.
B. 69,5 mmHg, làm cho O2 từ phế bào khuếch tán vào máu.
C. 106,5 mmHg, làm cho O2 từ máu khuyếch tán vào phế bào.
D. 5,55 mmHg, làm cho O2 từ máu khuyếch tán vào phế bào.
Câu 7: Treo một vật vào lực kế lò xo, lực kế chỉ 3N. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật bằng 0.
B. Lực đàn hồi của lò xo là 3N.
C. Trọng lượng của vật là 3N.

D. Hợp lực của các lực tác dụng vào vật là 3N.
/>
Trang 1/4 - Mã đề thi 628


Câu 8: Nguyên tử X nhường bớt ba electron tạo nên hạt mang điện X 3+, nguyên tử Y nhận

thêm hai electron tạo nên hạt mang điện Y2-. Hợp chất tạo nên bởi hạt mang điện X3+ và Y2- có
công thức phân tử là gì?
A. XY3.
B. X2Y.
C. X2Y3.
D. X3Y2.
Câu 9: Cho sơ đồ sau:
Hb +

(1)
��
� HbO2
O2 ��

(2)

Mũi tên 2 là gì?
A. Hb kết hợp với O2 tạo thành ôxi hêmôglôbin, xảy ra tại mô.
B. HbO2 được phân li tạo thành O2 cung cấp cho cơ thể, xảy ra tại phổi.
C. HbO2 được phân li tạo thành O2 cung cấp cho cơ thể, xảy ra tại mô.
D. Hb kết hợp với O2 tạo thành ôxi hêmôglôbin, xảy ra tại phổi.
Câu 10: Một chiếc xe bus đang chạy trên
đường. Người tài xế tên Nam đặt một cốc

nước trên bảng điều khiển. Bỗng nhiên ông
Nam phanh xe đột ngột. Hỏi chuyện gì sẽ
xảy ra với cốc nước?
A. Cốc nước sẽ chuyển động nhưng không biết là về phía (1) hay phía (2).
B. Cốc nước sẽ chuyển động về phía (1).
C. Cốc nước vẫn ở trạng thái cũ.
D. Cốc nước sẽ chuyển động về phía (2).
Câu 11: Một đĩa tiết đông trên mặt có màu đỏ sậm là do đâu?
A. Hêmmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 có trong không khí.
B. Hêmmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí.
C. Hêmmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí O2 có trong không khí.
D. Hêmmôglôbin của hồng cầu kết hợp với khí N2 có trong không khí.
FeCl 2y
Câu 12: Cho phương trình phản ứng: Fe xOy + HCl →
+ H2O. Vậy tổng hệ số của các
x

chất trong phương trình là bao nhiêu?
A. (1+2x+2y).
B. (1+2y+3x).
C. (1+x+3y).
D. (1+3x+2y).
Câu 13: Nguyên tố được tạo thành đầu tiên trong vũ trụ thời nguyên thủy?
A. Cacbon.
B. Hiđro.
C. Silic.
D. Oxi.
Câu 14: Cho sơ đồ sau:
Hb +


(1)
��
� HbCO2
CO2 ��

(2)

Mũi tên (1) là gì?
A. Hb kết hợp với CO2 tạo thành HbCO2, xảy ra tại mô.
B. HbCO2 được phân li tạo thành CO2 bài xuất ra khỏi cơ thể, xảy ra tại mô.
C. HbCO2 được phân li tạo thành CO2 bài xuất ra khỏi cơ thể, xảy ra tại phổi.
D. Hb kết hợp với CO2 tạo thành HbCO2, xảy ra tại phổi.
Câu 15: Thời gian co bóp nhịp nhàng của tim người theo một chu kỳ bình thường là 0,8 giây.
Thời gian các pha của chu kỳ?
A. Tâm nhĩ co 0,3 giây. Tâm thất co 0,1 giây. Thời gian dãn chung 0,4 giây.
B. Tâm nhĩ co 0,1 giây. Tâm thất co 0,3 giây. Thời gian dãn chung 0,4 giây.
C. Tâm nhĩ co 0,1 giây. Tâm thất co 0,4 giây. Thời gian dãn chung 0,3 giây.
D. Tâm nhĩ co 0,4 giây. Tâm thất co 0,1 giây. Thời gian dãn chung 0,3 giây.

/>
Trang 2/4 - Mã đề thi 628


Câu 16: Một cụm dân cư gần khu công nghiệp và các nhà máy hóa chất. Nghành y tế thống kê

thấy tỷ lệ trẻ em bị mắc nhiều các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung
thư phổi cao. Kết luận khoa học phát hiện nguyên nhân chính là do bầu không khí chứa nồng
độ cao một oxit của nitơ, nó được sinh ra từ khói thải của các phương tiện giao thông, quá
trình sản suất axit nitric, hàn điện, đốt rác thải, nhựa, nilon... Để xác định oxit đó người ta
phân tích 5,6 lít (đktc) mẫu oxit đó thấy tổng số nguyên tử N và O là 4,5.10 23 nguyên tử. Theo

em nó là oxit nào sau đây?
A. NO2.
B. NO.
C. N2O5.
D. N2O3.
Câu 17: Kim cương là đơn chất được tạo nên từ nguyên tố thuộc loại nào?
A. Khí hiếm.
B. Phi kim.
C. Á kim.
D. Kim loại.
Câu 18: Một bạn học sinh có biểu hiện mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, hoa mắt chóng
mặt, nhịp tim nhanh, hay cáu gắt. Theo phán đoán của em biểu hiện của bạn có liên quan đến
nguyên tố nào sau đây?
A. Fe.
B. I.
C. Mg.
D. Ca.
Câu 19: Tác dụng chính của ống xả xe máy là gì?
A. Làm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường.
B. Làm giảm độ to của âm do máy nổ của xe phát ra.
C. Làm cho xe máy trở nên đẹp hơn.
D. Để cân bằng với khối lượng của hộp xích.
Câu 20: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp người ta thường dùng các phương pháp: Lọc, chiếttách, trưng cất, kết tinh, gạn. Vậy để thu được oxi từ không khí hóa lỏng người ta dùng
phương pháp nào?
A. Lọc.
B. Chiết-tách.
C. Kết tinh.
D. Trưng cất.
Câu 21: Việt đang đạp xe với tốc độ đều (xe đang chuyển động đều). Biết rằng lực cản của
bánh xe với mặt đường là 150 N; lực cản của các chi tiết như xích, líp, ổ trục là 120 N. Việt

phải tác dụng một lực là bao nhiêu lên bàn đạp để giữ nguyên tốc độ của xe?
A. 240N.
B. 150N.
C. 120N.
D. 270N.
Câu 22: Khi bị bỏng, da phồng lên chứa ở trong một chất nước hoặc khi bị một vết thương,
sau khi máu đông cũng có một chất nước chảy ra. Chất nước màu vàng này là gì?
A. Bạch cầu.
B. Hêmôglôbin.
C. Tơ máu.
D. Bạch huyết.
Câu 23: Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu(fibrilogen) sẽ tạo thành:
A. Bạch Huyết.
B. Tơ máu.
C. Cục máu đông.
D. Huyết thanh.
Câu 24: Một hỗn hợp khí gồm CO, CO 2 có tỉ khối so với khí oxi là 1,125 . Vậy % về thể tích
của CO và CO2 tương ứng trong hỗn hợp là bao nhiêu?
A. 40% và 60%.
B. 70% và 30%.
C. 50% và 50%.
D. 80% và 20%.
Câu 25: Câu trả lời nào sau đây là đúng?
A. Sự đốt cháy nhiên liệu là phản ứng hóa học.
B. Hỗn hợp gồm nhiều nguyên tử khác loại liên kết với nhau.
C. Nước ép từ quả tranh là chất tinh khiết.
D. Vàng 99,99 là vàng nguyên chất.
Câu 26: Một vật chuyển động đều được diễn
tả quãng đường đi theo thời gian như đồ thị.
Trong các giá trị tốc độ sau, giá trị nào đúng

tốc độ của chuyển động?
A. 20 km/h.

B. 10 km/h.

/>
C. 40 km/h.

D. 60 km/h.
Trang 3/4 - Mã đề thi 628


Câu 27: Nguyên tử X trung hòa điện có tổng điện tích âm là -1,28.10 -18C. Xác định nguyên tố

X?
A. Nitơ.
B. Cacbon.
C. Magie.
D. Oxi.
2
Câu 28: Một bình hình trụ có tiết diện là 10cm chứa nước tới độ cao h1(cm), một bình hình trụ

khác có tiết diện 15cm2 chứa nước tới độ cao 30cm. Khi nối chúng thông đáy với nhau bằng
một ống nhỏ có dung tích không đáng kể thì chiều cao cột nước ở mỗi bình là 26cm. Chiều
cao cột nước ban đầu ở bình 1 là bao nhiêu?
A. 20cm.
B. 15cm.
C. 24cm.
D. 10cm.
Câu 29: Tại sao ngồi dưới bóng cây bao giờ cũng thấy mát mẻ?

A. Quá trình quang hợp của lá cây giải phóng khí Oxi và hấp thị khí Cacbonic ngăn chặn
hiệu ứng nhà kính nên dưới bóng cây mát hơn.
B. Quá trình quang hợp là một phản ứng hóa học thu nhiệt nên làm không khí mát hơn.
C. Lá cây quang hợp tạo Oxi và chất hữu cơ nên làm giảm nhiệt của ánh nắng mặt trời.
D. Lá cây không cho các tia nắng đi qua. Vì vậy không khí dưới bóng cây không bị nung
nóng bởi ánh nắng.
Câu 30: Câu nào sau đây không đúng.
A. Hồng cầu là tế bào có nhân, hình đĩa lõm hai mặt.
B. Màng hồng cầu có bản chất là lipôprôtêin. Trên màng có các kháng nguyên của nhóm
máu.
C. Thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết cầu tố (hêmôglôbin) là một prôtêin có màu.
D. Đường kính hồng cầu từ 7- 8 micrômét.

Cho biết:
Khối lượng riêng của nước: 1000kg/m3.
Nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31;
S = 32; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; I = 127; Cl = 35,5; Si = 28.

------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………..…………………… Số báo danh: ……………..

/>
Trang 4/4 - Mã đề thi 628



×