Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề HSG KHXH568 huyện bình xuyên 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.16 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 568

PHẦN TRẮC NGHIỆM
(Đề thi có 04 trang, gồm 30 câu trắc nghiệm)
I. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 01 đến câu 13):
Đập đá ở Côn Lôn
(Phan Châu Trinh)
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
(Ngữ Văn 8, tập 1, NXB Giáo dục, trang 148 và 149)
Câu 1: Văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” được sáng tác năm:
A. 1909.
B. 1910.
C. 1907.
D. 1908.
Câu 2: Văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” được viết bằng thể thơ:


A. Thất ngôn bát cú.
B. Song thất lục bát.
C. Thất ngôn tứ tuyệt.
D. Thất ngôn.
Câu 3: Cụm từ “thân sành sỏi” trong câu thơ:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son".
Có nghĩa là:
A. Thân (người) bé như mảnh sành, hòn sỏi.
B. Thân thể xấu xí như mảnh sành, hòn sỏi.
C. Thân (người) tầm thường, rẻ mạt như mảnh sành, hòn sỏi.
D. Thân dày dạn phong trần, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ.
Câu 4: Tác giả sử dụng một hình ảnh rất độc đáo trong văn bản“Đập đá ở Côn Lôn”, đó
là "đá". Theo em, hình ảnh đá tượng trưng cho:
A. Bọn thực dân Pháp đang đô hộ nước ta.
B. Những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống mà con người phải vượt qua.
C. Hình ảnh của thiên nhiên gắn liền với cuộc sống của con người.
D. Lòng hận thù sâu sắc của các chiến sĩ cách mạng đối với bọn thực dân xâm lược.
/>
Trang 1/4 - Mã đề thi 568


Câu 5: Hai câu thơ:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non".
Nói về vấn đề:
A. Tư thế của kẻ làm trai.
B. Lợi thế của kẻ làm trai.
C. Vai trò của kẻ làm trai.
D. Nhiệm vụ của kẻ làm trai.

Câu 6: Bút pháp và giọng điệu nổi bật trong văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” là:
A. Bút pháp hiện thực và giọng điệu hào hùng.
B. Bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng.
C. Bút pháp lãng mạn và giọng điệu bất khuất.
D. Bút pháp hiện thực và giọng điệu kiên cường.
Câu 7: Các từ "xách, ra tay, đánh tan, đập bể" trong văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” thuộc
từ loại:
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Phó từ
Câu 8: Phan Châu Trinh là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?
A. Chinh phụ ngâm khúc.
B. Tây Hồ thi tập.
C. Chiêu hồn nước.
D. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Câu 9: Tác giả của văn bản trên là người đề xướng phong trào yêu nước nào ở Việt Nam
vào đầu thế kỷ XX?
A. Cách mạng vô sản.
B. Đông Du.
C. Cần Vương.
D. Dân chủ.
Câu 10: Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở
châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX?
A. Nhật Bản.
B. Ấn Độ.
C. Thái Lan.
D. Trung Quốc.
Câu 11: Quê hương của Phan Châu Trinh là:
A. Quảng Ngãi.

B. Quảng Bình.
C. Quảng Ninh.
D. Quảng Nam.
Câu 12: Côn Lôn (Côn Đảo) thuộc tỉnh nào ở nước ta?
A. Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. Cà Mau.
C. Thành Phố Hồ Chí Minh.
D. Kiên Giang.
Câu 13: Theo Phan Châu Trinh, những kẻ đập đá“làm cho lở núi non” được nói đến ở
bốn câu thơ đầu là những người như thế nào?
A. Là những con người tầm thường, nhỏ bé.
B. Là những người có hoài bão lớn nhưng đều thất bại.
C. Là những kẻ gánh trên vai vận mệnh của núi sông.
D. Là những người lao động khổ sai.
II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 14 đến câu 17):
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
/>
Trang 2/4 - Mã đề thi 568


Câu 14: Hai khổ thơ trên được trích trong văn bản nào?
A. Ông đồ.
B. Nhớ rừng.

C. Quê hương.
Câu 15: Theo em, mùa nào được nhắc đến trong đoạn thơ trên?
A. Mùa thu.
B. Mùa hạ.
C. Mùa xuân.
Câu 16: Hình ảnh ông đồ hiện ra như thế nào?
A. Được mọi người yêu quý vì đức độ.
B. Được mọi người trọng vọng, tôn kính vì tài viết chữ đẹp.
C. Là người chăm chỉ, chịu khó.
D. Bị mọi người quên lãng theo thời gian.
Câu 17: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ:
“ Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”?
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.

D. Khi con tu hú.
D. Mùa đông.

D. So sánh.

III. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 18 đến câu 22):
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”.
( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh,
trang 24 SGK Ngữ văn lớp 7 tập II, NXB Giáo dục)
Câu 18: Đoạn trích được viết bằng kiểu văn bản:

A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Thuyết Minh.
D. Miêu tả.
Câu 19: Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác Hồ viết về lòng yêu
nước của nhân dân ta trong:
A. Tương lai.
B. Hiện tại.
C. Quá khứ.
D. Quá khứ và hiện tại.
Câu 20: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được Bác Hồ viết vào:
A. Những năm đầu thế kỷ XX.
B. Thời kỳ đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
D. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Câu 21: Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, yếu tố nào sau đây là quan trọng
nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc?
A. Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. B. Có các nhà quân sự thiên tài.
C. Được quốc tế ủng hộ.
D. Có quân đội bách chiến bách thắng.
Câu 22: Biểu hiện nổi bật về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong xã hội phong kiến
là:
A. Học tập tốt, lao động tốt.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Trung quân ái quốc.
D. Có hiếu với cha mẹ.
/>
Trang 3/4 - Mã đề thi 568



IV. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 23 đến câu 30):
“Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. Dân cư tập trung đông đúc
tại các đồng bằng và vùng ven biển.
Các nước trong khu vực vừa có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành
độc lập dân tộc, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt vừa có sự đa dạng trong
văn hóa từng dân tộc. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các
dân tộc”.
(Địa lí 8, NXB Giáo dục, 2003, trang 53)
Câu 23: Số dân của Đông Nam Á năm 2002 là bao nhiêu triệu người?
A. 537.
B. 536.
C. 535.
D. 538.
Câu 24: Dân cư khu vực Đông Nam Á sống tập trung ở các đồng bằng và vùng ven biển
chủ yếu là do:
A. Đây là khu vực có lịch sử định cư từ lâu đời.
B. Đây là vùng tập trung nhiều loại khoáng sản quan trọng như dầu mỏ, thiếc.
C. Đây là vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào lại
thuận tiện cho giao thông.
D. Điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
Câu 25: Những ngôn ngữ được dùng phổ biến trong các quốc gia Đông Nam Á là:
A. Thái, Hoa, Việt.
B. Mã lai, Anh, Hoa.
C. Mã Lai, Hoa, Việt.
D. Thái, Mông, Mã lai.
Câu 26: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước ở Đông Nam Á bị nước nào
xâm chiếm?
A. Đức.
B. Nhật.
C. Anh.

D. Pháp.
Câu 27: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào thời gian nào?
A. 7/1945.
B. 5/1945.
C. 6/1945.
D. 8/1945.
Câu 28: Ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, quốc gia nào không bị mất
độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân?
A. Mi-an-ma.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Phi-lip-pin.
Câu 29: Thể chế nhà nước của đa số các nước ở Đông Nam Á hiện nay là:
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Liên bang.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Cộng hòa.
Câu 30: Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mục tiêu phát triển bền
vững ở khu vực Đông Nam Á là:
A. Phòng chống thiên tai như động đất, sóng thần.
B. Khai thác tốt nguồn nhân công dồi dào, nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú.
C. Tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài.
D. Bảo vệ môi trường.
-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………..…………………… Số báo danh ……………..

/>
Trang 4/4 - Mã đề thi 568




×