BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
**************
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỌ
TETRACYCLINE VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA AFLATOXIN
TRONG THỨC ĂN GIA SÚC TẠI MỘT SỐ TRẠI
CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Sinh viên thực hiện: LÂM THỊ KIM LOAN
Lớp
: DH08TA
Ngành
: Chăn Nuôi
Niên khoá
: 2008-2012
THÁNG 08/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*****************
LÂM THỊ KIM LOAN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH HỌ
TETRACYCLINE VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA AFLATOXIN
TRONG THỨC ĂN GIA SÚC TẠI MỘT SỐ TRẠI
CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn
Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANH
Th.S NGUYỄN LÊ KIỀU THƯ
THÁNG 08/2012
i
LỜI CẢM TẠ
Con xin khắc ghi công ơn dưỡng dục của cha mẹ, xin cảm ơn cha mẹ và
những người thân đã luôn ở bên con, động viên, khích lệ con trong suốt thời gian
vừa qua.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
Nuôi-Thú Y cùng tất cả quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và
truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian học tập tại trường, tạo
tiền đề cho tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Vô cùng nhớ ơn
PGS.TS Nguyễn Văn Khanh đã luôn quan tâm, đôn đốc và tận tình hướng dẫn,
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm Điều Trị chi cục Thú Y thành phố
Hồ Chí Minh cùng các cô chú, anh chị và toàn thể cán bộ công nhân viên chức của
Chi cục đã tiếp nhận, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Lê Kiều Thư đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn
Tập thể lớp DH08TA, những người bạn thân thiết đã luôn bên tôi chia sẻ,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
LÂM THỊ KIM LOAN
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “ Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh họ tetracycline và sự hiện
diện của aflatoxin trong thức ăn gia súc tại các trại chăn nuôi heo trên địa bàn
Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị
thuộc Chi cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh từ 02/2012 - 30/06/2012. Chúng tôi đã khảo
sát 43 mẫu thức ăn chăn nuôi heo thịt của 34 cơ sở chăn nuôi thuộc địa bàn Tp. Hồ
Chí Minh bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp HPLC để phát hiện tình hình sử
dụng kháng sinh họ tetracycline và sự hiện diện của aflatoxin. Chúng tôi ghi nhận
được kết quả như sau:
Tình hình sử dụng kháng sinh họ tetracyclin trong thức ăn chăn nuôi heo
-
Có 17/34 (50%) cơ sở chăn nuôi khảo sát có sử dụng kháng sinh họ
tetracyclin, 18/43 (41,86%) mẫu thức ăn gia súc chứa kháng sinh này với hàm
lượng từ 1,96 - 74,6 ppm.
-
Có 3/43 mẫu vi phạm tiêu chuẩn Ngành về hàm lượng tối đa cho phép của
các tetracyclin trong thức ăn hỗn hợp cho heo, chiếm tỉ lệ 6,98% số mẫu và 8,82%
số cơ sở chăn nuôi khảo sát. Huyện Bình Chánh có tỷ lệ cơ sở chăn nuôi sử dụng và
vi phạm cao nhất là 33,33%.
Tình hình nhiễm độc tố nấm mốc aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi heo thịt
-
Trong 43 mẫu khảo sát có 40 mẫu dương tính biến động từ 2 - 157,03 ppb
-
Có 2/43 (4,65%) mẫu chứa hàm lượng aflatoxin tổng số vượt ngưỡng cho
phép của Bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (100 ppb).
iii
MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA............................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. ivii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................. iviii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Kháng sinh ............................................................................................................3
2.1.1 Sơ lược về kháng sinh ........................................................................................3
2.1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................3
2.1.1.2 Phân loại ..........................................................................................................3
2.1.1.3 Sự sử dụng kháng sinh ....................................................................................4
2.1.2 Kháng sinh trong chăn nuôi ...............................................................................5
2.1.2.1 Lợi ích của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ........................5
2.1.2.2 Hậu quả việc lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ..........................6
2.1.2.3 Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và một số nước ...........................7
2.1.3 Kháng sinh họ tetracycline .................................................................................9
2.1.3.1 Giới thiệu chung họ tetracycline .....................................................................9
iv
2.1.3.2 Cơ chế tác động .............................................................................................10
2.1.3.3 Dược động học ..............................................................................................10
2.1.3.4 Phổ kháng khuẩn ...........................................................................................11
2.1.3.5 Tác dụng ........................................................................................................12
2.1.3.6 Tác dụng phụ - Độc tính................................................................................12
2.1.3.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về khảo sát hàm lượng kháng sinh
trong thức ăn chăn nuôi .............................................................................................12
2.2 Độc tố nấm mốc aflatoxin ...................................................................................13
2.2.1 Lịch sử phát hiện aflatoxin (AF) ......................................................................13
2.2.2 Các đặc điểm của aflatoxin ..............................................................................14
2.2.2.1 Cấu trúc hóa học của aflatoxin ......................................................................14
2.2.2.2 Đặc điểm lý hóa ............................................................................................15
2.2.3 Sự hiện diện và điều kiện phát triển của Aflatoxin trong tự nhiên ..................16
2.2.3.1 Sự hiện diện của Aflatoxin ............................................................................16
2.2.3.2 Điều kiện phát triển aflatoxin trong tự nhiên ................................................16
2.2.4 Tác hại của độc tố Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi .....................................16
2.2.5 Quy định mức aflatoxin được phép trên thức ăn hỗn hợp cho gia súc ............18
2.2.6 Một số phương pháp phân tích aflatoxin .........................................................19
2.2.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................22
3.1 Thời gian thực hiện .............................................................................................22
3.2 Địa điểm ..............................................................................................................22
3.3 Đối tượng khảo sát ..............................................................................................22
3.4 Hóa chất- dụng cụ và thiết bị ..............................................................................22
3.4.1 Đối với quy trình phân tích hàm lượng kháng sinh họ tetracycline.................22
3.4.2 Đối với quy trình phân tích aflatoxin ...............................................................23
3.5 Nội dung và chỉ tiêu khảo sát ..............................................................................24
3.6 Phương pháp tiến hành ........................................................................................26
3.6.1 Thu thập mẫu....................................................................................................26
v
3.6.2 Quy trình phân tích hàm lượng kháng sinh họ tetracycline: ............................27
3.6.3 Quy trình phân tích aflatoxin trong thức ăn .....................................................30
3.7 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................34
4.1 Tình hình sử dụng kháng sinh họ tetracycline trong thức ăn chăn nuôi heo thịt 34
4.1.1 Tình hình sử dụng các tetracycline ..................................................................34
4.1.2 Hàm lượng kháng sinh họ tetracycline trong các mẫu thức ăn dương tính .....36
4.2 Tình hình nhiễm aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi cho heo thịt ........................41
4.2.1 Tỷ lệ phát hiện các loại AF trên tổng số mẫu phân tích ..................................41
4.2.2 Mức độ nhiễm giữa các aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp cho heo thịt ............42
4.2.3 Mức nhiễm AF tổng số theo dạng thức ăn .......................................................43
4.2.4 Hàm lượng aflatoxin trong các mẫu vi phạm...................................................45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................47
5.1 Kết luận ...............................................................................................................47
5.2 Đề nghị ................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49
PHỤ LỤC .................................................................................................................51
vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chú Giải
AF
Aflatoxin
AFB1
Aflatoxin B1
AFB2
Aflatoxin B2
AFG1
Aflatoxin G1
AFG2
Aflatoxin G2
CSCN
Cơ sở chăn nuôi
CSSX
Cơ sở sản xuất
CTC
Chlortetracycline
DNA
Deoxyribonucleic acid
EDTA
Ethylene Diamine triacetic Acid
ELISA
Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
HPLC
High Performance Liquid Chromatograpphy
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OTC
Oxytetracycline
RNA
Ribonucleic acid
TĂCN
Thức ăn chăn nuôi
TC
Tetracycline
TCs
Các tetracycline
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
SPE
Solid Phase Extraction (cột chiết pha rắn)
UV-VIS
Utra- violet/visible (Quang phổ tử ngoại khả kiến)
VSTP
Vệ sinh thực phẩm
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1 Hàm lượng kháng sinh, hóa dược tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cho heo ……………………………………………..…………..…… …7
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu dược lý của các kháng sinh họ tetracycline………… ... .11
Bảng 2.3 Hàm lượng kháng sinh họ tetracycline tối đa cho phép trong thức ăn hỗn
hợp cho heo……………………………………………………………...…..… …..12
Bảng 2.4 Tính chất lý hóa của Aflatoxin…………………………………..… …....15
Bảng 2.5 Chỉ định lâm sàng về độc tố aflatoxin trong chăn nuôi heo……....... …...17
Bảng 2.6 Quy định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc aflatoxin B1 và hàm lượng
tổng số các aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo……………… ….18
Bảng 2.7 Quy định về mức tối đa hàm lượng độc tố AF trong thức ăn hỗn hợp… ..19
Bảng 3.1 Bảng phân bố lấy mẫu thức ăn chăn nuôi theo địa bàn……………… ….26
Bảng 3.2 Gradient pha động trong phân tích kháng sinh họ tetracycline……… …29
Bảng 4.1 Tỷ lệ CSCN sử dụng và tỷ lệ mẫu thức ăn dương tính các tetracycline… 34
Bảng 4.2 Tỷ lệ CSCN vi phạm………………………………………………… ….36
Bảng 4.3 Hàm lượng kháng sinh TCs trong các mẫu dương tính và tỷ lệ mẫu vi
phạm…………………………………………………………………………… …..37
Bảng 4.4 Tỷ lệ dương tính và vi phạm của các kháng sinh họ
tetracycline………………….…………………………………………………. ..…38
Bảng 4.5 Phân bố mẫu và mẫu vi phạm theo CSSX thức ăn chăn nuôi……… …...40
Bảng 4.6 Tỷ lệ phát hiện AF trên TĂCN cho heo…………………………… .…...41
Bảng 4.7 Mức nhiễm các loại AF trong thức ăn hỗn hợp cho heo
thịt………………………………………………………................................. ........43
Bảng 4.8 Tỷ lệ mẫu thức ăn nhiễm aflatoxin tổng số theo dạng thức ăn…… ……..45
Bảng 4.9 Hàm lượng aflatoxin trong các mẫu vi phạm……………………… ……47
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Cấu tạo hóa học của một số kháng sinh họ tetracycline…...………… …...9
Hình 2.2 Công thức hóa học của một số loại aflatoxin………………………… ….14
Hình 3.1 Một số thiết bị trong phân tích tetracycline và độc tố aflatoxin…….… ...25
Hình 3.2 Một số giai đoạn trong quy trình chuẩn bị mẫu phân tích họ tetracycline.29
Hình 3.3 Một số giai đoạn trong quy trình chuẩn bị mẫu phân tích aflatoxin… …..31
Hình 3.4 Bơm chạy mẫu HPLC……………………………………………… ……32
ix
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
TRANG
Sơ đồ 3.1 Quy trình chuẩn bị mẫu được công bố bởi Bộ NN&PTNT……………..28
Sơ đồ 3.2 Quy trình ly trích aflatoxin……………………………………………...30
Sơ đồ 3.3 Tạo dẫn xuất aflatoxin…………………………………………………..32
x
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1
Đặt vấn đề
Ngày nay, với sức ép về nhu cầu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật cho
tiêu dùng nội địa và phục vụ xuất khẩu, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước
tiến vượt bậc cả về qui mô và tính chuyên hóa tạo cơ hội cho việc kinh doanh thức
ăn gia súc phát triển. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thức ăn cũng như người chăn nuôi
có thể lạm dụng, sử dụng bất hợp pháp các chất kích thích sinh trưởng như kháng
sinh hoặc các nguyên liệu kém chất lượng có chứa độc tố nấm mốc. Kháng sinh họ
tetracycline là một trong những kháng sinh được ưa dùng trong chăn nuôi heo vì
ngoài phổ kháng khuẩn rộng, an toàn, phổ biến, giá rẻ và dễ sử dụng, chúng còn
kích thích tăng trưởng cho đàn heo. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh thường
không hợp lý nên hàm lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép nhiều lần gây tích
lũy trong các sản phẩm thịt, mỡ, sữa...của động vật và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
con người.
Thêm vào đó, việc chọn nguyên liệu chế biến và bảo quản thức ăn gia súc
không đạt yêu cầu làm cho nấm mốc và độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vật nuôi. Nấm mốc phát triển trong thức ăn chăn
nuôi không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn sản sinh ra các
độc tố nguy hiểm nhất là Aflatoxin. Aflatoxin không chỉ gây nhiễm độc, làm rối
loạn chức năng, suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây đột biến gen
tạo ra ung thư và quái thai trên động vật. Chính vì vậy, việc kiểm soát hàm lượng
chất kháng sinh và sự hiện diện độc tố aflatoxin trong thức ăn gia súc là rất quan
trọng và cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn
cho gia súc và cả cho con người.
1
Được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh Lý – Ký Sinh, Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Trạm Chẩn
Đoán - Xét Nghiệm và Điều Trị, Chi Cục Thú Y Tp. HCM, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Văn Khanh và Th.S Nguyễn Lê Kiều Thư, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “ Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh họ tetracyclin và sự
hiện diện của aflatoxin trong thức ăn gia súc tại một số trại chăn nuôi heo trên
địa bàn Tp Hồ Chí Minh”.
1.2
Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu về tình hình sử dụng kháng sinh họ tetracycline và mức độ nhiễm
aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp tại một số trại chăn nuôi heo trên địa bàn TP.HCM.
Đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi heo và các
biện pháp chế biến, bảo quản thức ăn để hạn chế độc tố trong thức ăn hỗn hợp cho
heo nhằm góp phần thực hiện an toàn VSTP và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
1.2.2 Yêu cầu
-
Lấy mẫu thức ăn tại các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn TP. HCM
-
Phân tích hàm lượng kháng sinh họ tetracycline và phát hiện độc tố nấm mốc
aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp cho heo bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao HPLC.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1
Kháng sinh
2.1.1 Sơ lược về kháng sinh
2.1.1.1 Khái niệm
Vuillemin (1889) đã đề cập đến từ “antibiosis” với ý nghĩa là sự kháng giữa
các sinh vật sống. Vào năm 1942, Waksman định nghĩa “antibiotics” là những chất
được tạo bởi các vi sinh vật, nó chống lại sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật
khác ở một nồng độ nhỏ.
Theo quan niệm mới ngày nay, thuốc kháng sinh là tất cả những chất hoá học,
không kể nguồn gốc (chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp
hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc
tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn
chuyển hoá cần thiết của vi sinh vật. Với định nghĩa này, nhiều thuốc trước đây xếp
vào loại chất kháng khuẩn tổng hợp (như sulfamid, quinolone) bây giờ cùng được
xếp vào loại kháng sinh. (Võ Thị Trà An, 2007)
2.1.1.2 Phân loại
Theo Võ Thị Trà An (2007), có 3 cách phân loại kháng sinh được dùng phổ
biến hiện nay:
Phân loại theo cấu trúc hoá học
-
Nhóm beta-Lactam: penicillin, ampicillin, amoxycillin, cephalosporin…
-
Nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin…
-
Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, polymyxin…
-
Nhóm
tetracycline:
tetracycline,
doxycycline…
3
oxytetracycline,
chlortetracycline,
-
Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol…
-
Nhóm macrolide: erythromycin, spiramycin, tylosin…
-
Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolide: lincomycin, virginiamycin…
-
Nhóm
sulfamid:
Sulfadimidin,
sulfaguanidin,
sulfacetamid,
sulfamethoxazol…
-
Nhóm diaminopyrimidin: trimethoprim, diaveridin…
-
Nhóm quinolone: acid nalidixic, flumequin, norfloxacin…
-
Nhóm nitrofuran: nitrofurazol, furazolidon, furaltadon…
-
Các nhóm khác: glycopeptid, pleuromutilin, polyether ionophore…
Phân loại theo cơ chế tác động
-
Kháng sinh tác động lên thành tế bào vi khuẩn: vancomycin, bacitracin,
penicillin,…
-
Kháng sinh tác động lên màng tế bào chất: nhóm polypeptid (colistin,
polymycin) và polyens (chất kháng nấm).
-
Kháng sinh tác động lên quá trình tổng hợp acid nucleic: nhóm quinolon,
nhóm sulfamid,…
-
Kháng sinh tác động lên quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn:
nhóm aminosid, nhóm tetracycline, nhóm macrolide
Phân loại theo tác động kháng khuẩn
-
Nhóm kháng sinh kìm khuẩn: tetracycline, macrolid, phenicol
-
Nhóm kháng sinh sát khuẩn: sulfamid, diaminopyrimidin, aminosid,
polypeptide.
2.1.1.3 Sự sử dụng kháng sinh
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh
-
Nhanh: để tránh phát tán mầm bệnh.
-
Mạnh: bắt đầu bằng liều có hiệu lực (tương đối cao) và được nối tiếp bằng
liều duy trì (thấp hơn).
-
Lâu: với nguyên tắc làm cho nồng độ kháng sinh có hiệu lực trong máu duy
trì được trong 5 ngày nhằm tránh sự tồn tại các ổ nhiễm khuẩn.
4
Việc lựa chọn kháng sinh dựa vào các yếu tố sau:
-
Kết quả chẩn đoán bệnh.
-
Tính nhạy của một hay nhiều vi khuẩn gây bệnh với một kháng sinh (dựa
vào kháng sinh đồ hay hiểu biết về dịch tể).
-
Khả năng đi tới ổ bệnh của kháng sinh (dựa vào hiểu biết về tác động dược
lý).
-
Cơ địa của thú (thú có mang, thú non, thú bệnh gan thận…)
-
Chi phí của việc điều trị, đi kèm với hiệu quả điều trị và giá trị kinh tế.
Phối hợp kháng sinh
Để cho việc điều trị có hiệu quả thì đôi khi người ta còn phối hợp kháng sinh
nhằm mở rộng phổ kháng khuẩn, tăng cường tác động diệt khuẩn và ngăn ngừa sự
phát sinh các chủng đề kháng.
Phối hợp kháng sinh cũng có những bất lợi như tăng độc tính đối với cơ thể,
hao tốn chi phí mà hiệu quả không tăng. Phối hợp làm tăng phổ kháng khuẩn cũng
dẫn đến nguy cơ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dùng nhiều kháng
sinh trong một liệu pháp cũng tăng nguy cơ chọn lọc vi khuẩn đề kháng với một hay
nhiều kháng sinh (Võ Thị Trà An, 2007).
2.1.2 Kháng sinh trong chăn nuôi
2.1.2.1 Lợi ích của việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Trong chăn nuôi, kháng sinh được sử dụng với 3 mục đích: điều trị bệnh,
phòng bệnh và dùng như chất kích thích sinh trưởng. Tuỳ theo mục đích sử dụng
mà liều lượng và phương thức sử dụng kháng sinh có khác nhau. Có nhiều ý kiến
khác nhau về lợi ích của việc sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn như chất
kích thích sinh trưởng, nhưng tựu chung lại những lợi ích chính như sau:
-
Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm
-
Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với
sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn
-
Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc, làm
cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
5
-
Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn những dịch bệnh do vi trùng gây ra.
-
Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.(trích dẫn Trần Quốc Việt, 2006)
2.1.2.2 Hậu quả việc lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc thường xuyên với kháng sinh liều thấp sẽ tạo thích
ứng. Một số biến chủng thay đổi cấu trúc DNA để chống lại kháng sinh, dần dần,
chúng biến kháng sinh thành yếu tố cần thiết để tránh sự tấn công của vi khuẩn
khác.
-
Đối với vật nuôi và con người: gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể mất đi sức đề
kháng bản thân, sức chống chọi với bệnh tật ngày càng yếu. Sử dụng kháng sinh
thời gian dài làm tăng hiện tượng kháng kháng sinh, làm cho việc điều trị bệnh
không còn hiệu quả.
-
Đối với chất lượng sản phẩm chăn nuôi: vật nuôi ăn thức ăn bị nhiễm kháng
sinh trong thời gian dài sẽ để lại lượng tồn dư kháng sinh trong sữa, gây ức chế vi
khuẩn sử dụng trong chế biến các sản phẩm từ sữa như phomat, sữa chua…
-
Đối với môi trường: kháng sinh do vật nuôi đào thải ra ngoài môi trường
trong thời gian dài, gây ảnh hưởng có hại đến môi trường sống, phá vỡ hệ sinh thái
vi sinh vật đất, sự tồn tại và luân chuyển của nguồn gen kháng kháng sinh trong môi
trường…
Hiện nay, việc bổ sung kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở nước ta khá phổ
biến và được nhà nước cho phép trong khuôn khổ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo mà Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
ban hành tháng 12/2009 (QCVN 01-12:2009/BNNPTNT).
6
Bảng 2.1 Hàm lượng kháng sinh, hóa dược tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cho heo
STT
1
2
Tên kháng sinh,
Hàm lượng tối đa cho phép (g/tấn)
hóa dược
Acid Arsanilic
90
BMD (Bacitracin Methylene
30
Disalicylate)
80 (heo<3 tháng tuổi)
3
Bacitracin Zine
50 (heo <4 tháng tuổi)
20 (heo <6 tháng tuổi)
4
Chlortetracycline
50
5
Lincomycin
20
6
Oxytetracycline
7
Roxarsone
34
8
Tylosin phosphate
40
9
Virginiamycin
50 (liều phòng chỉ dùng cho heo con)
10 (heo <60kg)
(Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, “Thức ăn chăn nuôi- Hàm lượng kháng sinh,
hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh cho heo”, Hà Nội, 2009)
2.1.2.3 Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và một số nước
Ngoài các kháng sinh bị cấm sử dụng ở Việt Nam thì hầu như tất cả các loại
kháng sinh được phép sử dụng theo quy định của Bộ Nông Nghiệp đều có mặt trên
thị trường thú y. Theo danh mục các sản phẩm thuốc thú y được phép lưu hành tại
Việt Nam (Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn, 2009) thì cả nước có 85 công
ty sản xuất thuốc thú y trong đó có 37 công ty tại Tp. HCM và các tỉnh lân cận.
Chưa kể còn có hàng chục công ty được phép đóng gói và phân phối thuốc trên thị
trường. Về nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc có 32 nước trên thế giới tham
7
gia nhập khẩu thuốc vào thị trường Việt Nam. Kháng sinh chiếm từ 70 - 75% số
lượng các sản phẩm thuốc thú y. Các loại kháng sinh đa dạng về mẫu mã, chủng
loại (Võ Thị Trà An, 2001).
Theo Jone và Richke (2003), ở Mỹ có 32 loại kháng sinh và biệt dược được
phép sử dụng trong thức ăn gia cầm, trong đó 15 loại thuốc phòng cầu trùng, 11 loại
dùng như chất kích thích sinh trưởng và 6 loại được dùng cho các mục đích khác.
Trong số 32 loại kháng sinh này có 7 loại (bacitracin, chlortetracycline,
erythromycin, lincomycin, novobiocin, oxytetracycline và penicillin) được dùng
trong dân y.
Theo số liệu của viện Thú y Mỹ (AHI), lượng kháng sinh được sử dụng trong
chăn nuôi ở Mỹ năm 1999 là khoảng 20,42 triệu lbs (9270 tấn), trong đó kháng sinh
nhóm Ionophore và arsen chiếm nhiều nhất (47,5%), tetracycline (15,67%);
penicillin (4,26%) và các loại khác (32,57%). Trong số 20,42 triệu lbs, có khoảng
2,8 triệu lbs (13,7%) được dùng như chất kích thích sinh trưởng.
Theo số liệu của Ghislain Follet, trong năm 1997 tổng lượng kháng sinh dùng
trong dân y và chăn nuôi ở các nước châu Âu là 10500 tấn (qui theo mức 100% tinh
khiết của các thành phần hoạt tính), trong đó 52% sử dụng trong dân y, 33% trong
điều trị thú y và 15% như chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Trong đó, tỷ lệ các
loại kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi: penicillin: 9%; tetracycline: 66%;
macrolide: 12%; aminoglycoside: 4%; fluoroquinolone: 1% và các kháng sinh khác:
6%. (trích dẫn Trần Quốc Việt, 2006).
8
2.1.3 Kháng sinh họ tetracycline
2.1.3.1 Giới thiệu chung họ tetracycline
Tetracycline được chiết xuất từ Streptomyces aureofaciens năm 1948, dẫn
xuất đầu tiên được tìm thấy là chlortetracycline (aureomycin), 2 năm sau tìm được
oxytetracycline (tetramycin). Đến năm 1952 tổng hợp được tetracycline. Những
năm sau doxycyclin, minocyclin, metacyclin, amycyclin là các chất bán tổng hợp
được tìm ra. Năm 2005, sau 20 năm nghiên cứu, thử nghiệm và đăng ký, tigecyclin
đã được đưa vào sử dụng trong lâm sàng (Võ Thị Trà An, 2007).
Các kháng sinh họ tetracycline có cấu trúc cơ bản giống nhau gồm 4 vòng 6
cạnh, chúng khác nhau ở gốc R
Tetracyclin
Oxytetracyclin
Chlortetracyclin
Hình 2.1 Cấu tạo hóa học của một số kháng sinh họ tetracyclin
(Nguồn: Merck, 2000)
9
2.1.3.2 Cơ chế tác động
Các kháng sinh họ tetracycline kết dính với tiểu thể 30S của ribosome sau khi
đi qua màng tế bào của vi khuẩn. Sự kết dính dẫn đến ngăn cản ARN-t gắn vào
ARN-m, cuối cùng acid amin không được phóng thích tại ribosome, do vậy sự tổng
hợp protein bị ức chế.
Sự đề kháng thu nhận của các tetracyclin xảy ra phổ biến ở các vi khuẩn gram
âm và gram dương và Mycoplasma, làm giảm đi sự hữu dụng của nhóm này, cơ chế
do vi khuẩn đề kháng là:
+ Ngăn chặn kháng sinh đi qua màng hoặc đẩy kháng sinh ra ngoài màng bằng
vận chuyển tích cực.
+ Tạo enzyme bất hoạt các tetracyclin (các protein bảo vệ ribosome làm kháng
sinh không thể gắn kết được).
+ Sự đề kháng có nguồn gốc nhiễm sắc thể và plasmid.
2.1.3.3 Dược động học
Các tetracycline dạng muối được hấp thu nhanh qua hệ tiêu hoá, tốt nhất là
môi trường acid dạ dày, kém hơn ở ruột non.
Hấp thu tốt nhất là minocycline (100%), doxycycline (95%); hấp thu trung
bình là tetracycline, oxytetracycline (60-80%) và hấp thu thấp nhất là
chlortetracycline (30%).
Ngoài ra, việc hấp thu các tetracycline bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự hiện diện
của thức ăn trừ minocycline và doxycycline. Các yếu tố làm giảm hấp thu của thuốc
ở ruột như pH kiềm, các ion kim loại hoá trị II và III. Gốc phosphat làm tăng sự hấp
thu.
Vào máu, các tetracycline gắn với các protein huyết tương và được phân phối
tốt ở các mô, đặc biệt có khả năng thâm nhập vào bên trong tế bào nhưng kém vào
dịch não tủy và dịch khớp.
Qua nhau thai và hiện diện trong sữa
Tích trữ ở gan, tỳ tạng, xương và răng
10
Thời gian bán hủy chủ yếu qua đường tiểu, ngoại trừ doxycycline được thải
qua mật. Các tetracycline có đi qua chu kỳ gan ruột
Tetracycline tăng hiệu lực chống đông của các thuốc vitamin K
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu dược lý của các kháng sinh họ tetracycline
Hấp thu theo
Độ thanh thải
đường uống
củathận
(%)
(ml/phút)
Chlortetracycline
30
35
6-8
Oxytetracycline
60-70
90
-
Tetracycline
-
65
-
Demeclocyclin
-
35
12
Tác dụng trung
Methacyclin
-
31
-
bình
Doxycyclin
90-100
16
16-18
Minocyclin
-
10
-
Tên thuốc
Thời gian
Phân loại
bán huỷ (s)
tác dụng
Tác dụng ngắn
Tác dụng dài
(Nguồn: />2.1.3.4 Phổ kháng khuẩn
Các kháng sinh họ tetracyclin có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm nhiều vi
khuẩn gram dương, gram âm và trên một số nấm nội bào như: Chlamydia,
Mycoplasma, Rickettsia…Tuy nhiên, do mức đề kháng của nhiều loại vi khuẩn như
: Streptococcus, Staphylococcus, Pseudomonas, E.coli…nên các tetracyclin không
còn được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng do các vi khuẩn vừa kể trên.
Minocyclin được xem là chất có hiệu lực mạnh nhất, kế đến là doxycyclin,
hiệu lực yếu nhất là tetracyclin và oxytetracyclin.
Kháng sinh nhóm này tác động trên vi khuẩn gram dương ở liều thấp hơn so
với vi khuẩn gram âm, nhưng thực tế ít dùng điều trị nhiễm khuẩn gram dương do
các chủng này đề kháng nhanh với thuốc.
11
Bảng 2.3 Hàm lượng kháng sinh họ tetracycline tối đa cho phép trong thức ăn hỗn
hợp cho heo
Tên kháng sinh
Hàm lượng tối đa cho phép (ppm)
Chlortetracycline
50
Oxytetracycline
50
(Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, “ Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng
sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh cho lợn”, Hà Nội, 2009)
2.1.3.5 Tác dụng
Điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn:
-
Nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy do E.coli, Salmonella, Shigella.
-
Nhiễm khuẩn đường hô hấp do Chlamydia, Mycoplasma.
-
Bệnh sẩy thai truyền nhiễm.
-
Nhiễm khuẩn đường sinh dục, tiết niệu.
-
Nhiễm khuẩn da.
2.1.3.6
-
Tác dụng phụ - Độc tính
Do phổ kháng khuẩn rộng, dễ gây rối loạn tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy,
viêm ruột, bệnh do nấm Candida….
-
Suy gan thận khi sử dụng liều cao.
-
Gây bất thường ở xương và răng.
-
Gây nhạy cảm quang học làm tổn thương da, bong móng.
-
Phản ứng dị ứng và gây kích thích ở nơi tiêm (rất đau).
2.1.3.7
Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về khảo sát hàm
lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
Hà Diệu Thúy (2009) đã dùng phương pháp HPLC để khảo sát tình hình sử
dụng và tồn dư các tetracycline trên heo thịt được giết mổ tại địa bàn TP.HCM. Kết
quả tỷ lệ CSCN bổ sung TCs trong thức ăn cho heo thịt là 35,9% trên tổng số CSCN
khảo sát là 57.
12
Lưu Nguyễn Minh Thư (2010) đã dùng phương pháp HPLC để khảo sát tình
hình bổ sung và tồn dư TCs trong thức ăn chăn nuôi heo thịt và heo được hạ thịt tại
địa bàn TP.HCM. Kết quả tỷ lệ CSCN bổ sung TCs trong thức ăn cho heo thịt là
57,38% (35/61 CSCN). Trong đó mẫu vượt mức vi phạm chiếm 50,82% (31/61).
Lâm Thị Thảo My (2010) đã dùng phương pháp HPLC để khảo sát tình hình
bổ sung kháng sinh họ tetracycline và amoxycilline trong thức ăn chăn nuôi trên địa
bàn TP.HCM. Kết quả có 55,74% mẫu thức ăn dương tính với CTC, 52,46% mẫu
thức ăn dương tính với OTC và 24,59% mẫu dương tính với amoxycillin.
2.2
Độc tố nấm mốc aflatoxin
2.2.1 Lịch sử phát hiện aflatoxin (AF)
Vào năm 1960, nghề nuôi gia cầm ở nước Anh bị thương tổn rất nặng nề, lúc
đầu hơn 10.000 gà tây chết vì một bệnh mới gọi là “bệnh gà tây X” (Turkey X
disease). Sau đó, các loại gia cầm khác như vịt, gà lôi cũng bị nhiễm bệnh và tử
vong rất nhiều. Qua điều tra, người ta xác định được bệnh có liên quan đến một loại
độc tố do nấm có trong thức ăn sinh ra. Đến năm 1961 người ta đã tìm ra bản chất
hóa học của độc chất này là Aflatoxin do vi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus. Aflatoxin có 4 dẫn xuất quan trọng là AFB1, AFB2, AFG1, AFG2.
Giữa 4 loại trên thì Aflatoxin B1 chiếm nhiều nhất trong nông sản và gây tác hại
nhiều nhất, gây ngộ độc nhanh nhất và phổ biến nhất (Nabil Saad, 2004).
Năm 1961, các công trình nghiên cứu công nhận rằng Aflatoxin được tạo ra
bởi nấm Aspergillus flavus và có thể là nguyên nhân gây ra khối u ở gan của động
vật (Dollar et al, 1967; Halver, 1969; Wales, 1970; Alpert et al, 1971; New, 1987
trích dẫn bởi Chaver- Sanchehez, 1994).
13