BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ QUỐC THỂ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VIỆC RA CÁC QUYẾT ĐỊNH
TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã số: 60 38 40
LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢ ỜI HƢ ỚNG DẪN: TS. ĐẶNG QUANG PHƢ ƠNG
HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tài liệu sử dụng trong Luận văn được trích dẫn trung thực.
Tác giả
Lê Quốc Thể
MỤC LỤ C
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về quyết định tại phiên tòa xét xử sơ
Trang
01
07
thẩm vụ án hình sự
1.1. Khái niệm các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
1.2. Ý nghĩa việc ra quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
07
11
hình sự
1.3. Phân loại các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Chƣơng 2: Quy định của bltths năm 2003 về các quyết định tại phiên
13
22
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
2.1. Quy định của BLTTHS năm 2003 về các Quyết định tại phiên
22
tòa mang tính chất mệnh lệnh hành chính
2.2. Quy định của BLTTHS năm 2003 về các Quyết định tại phiên
26
tòa mang tính chất Tố tụng hình sự
2.3. Quy định của BLTTHS năm 2003 về Quyết định đặc biệt mang
41
tính pháp luật
Chƣơng 3: Thực tiễn thi hành quy định của bltths năm 2003 về các
44
quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện các quy định đó
3.1. Thực tiễn thi hành quy định của bltths năm 2003 về các quyết định tại
44
phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
3.2. M ột số kiến nghị hoàn thiện quy định của bltths năm 2003 về việc ra
57
các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
KẾT LUẬN
68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật hình sự
BLTTHS
Bộ luật Tố tụng hình sự
HĐTP
Hội đồng thẩm phán
HĐXX
Hội đồng xét xử
TAND
Tòa án nhân dân
TANDTC
Tòa án nhân dân Tối cao
TNHS
Trách nhiệm hình sự
VKSNDTC
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoa học pháp lý, Tố tụng hình sự luôn được nhìn nhận dưới góc
độ là một lĩnh vực nhạy cảm vì nó trực tiếp đụng chạm tới các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể tham gia tố tụng. Theo đúng trình tự quy định, để giải
quyết một vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành các giai
đoạn tố tụng khác nhau, mỗi một giai đoạn lại có nhiệm vụ, chức năng và đặc
thù riêng của nó. Giai đoạn xét xử của Tòa án có thể nói là khâu quyết định, then
chốt mà ở đó sự thật khách quan của vụ án sẽ được chứng minh làm sáng tỏ, và
chính giai đoạn xét xử trong thực tiễn cũng như lý luận phần nào thể hiện nhiều
nét riêng, đặc thù so với các giai đoạn điều tra, truy tố trước đó. Xét xử theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành có hai cấp xét xử là xét xử sơ thẩm
(XXST) vụ án hình sự và xét xử phúc thẩm (XXPT ) vụ án hình sự. Tuy nhiên,
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là cấp xét xử mà ở đó mới thể hiện hết bản chất quy
định của pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta. Bởi lẽ, XXST là giai đoạn
quan trọng nhất trong các giai đoạn tố tụng hình sự. XXST đánh dấu sự kết thúc
quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm. XXST nghiêm minh, đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật sẽ góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, đề cao
vị thế, quyền lực Nhà nước, hạn chế phải xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc
xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, giảm được chi phí cho Nhà nước, tránh được
phiền hà cho nhân dân. Một trong những nét đặc thù của xét xử là Hội đồng xét
xử (HĐXX) nhân danh Nhà nước thực hiện quyền lực tư pháp một cách trực tiếp
và phải chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân. HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự
qua quá trình điều tra, xét hỏi, xem xét đánh giá chứng cứ công khai tại phiên tòa
để ra một bản án hoặc quyết định hình sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và
nghĩa vụ của công dân, có khả năng hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền của
công dân thậm chí cả quyền được sống. Bản án, quyết định của HĐXX có thể nói
là mang một ý nghĩa như một sự phán quyết cuối cùng đối với hành vi phạm tội và
2
khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật thì đó là hiệu lực chung của Nhà
nước và các chủ thể có liên quan phải có nghĩa vụ tuyệt đối chấp hành. Chính do
tính chất, mức độ nghiêm trọng đó mà mọi hoạt động của HĐXX sơ thẩm vụ án
hình sự đều phải được thực hiện chặt chẽ, chính xác, đảm bảo tính đúng đắn, nếu
để xảy ra sai lầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của tố tụng
hình sự là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập
thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để đảm bảo tốt được yêu cầu
của xét xử, ngoài việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, ra các quyết định từ giai đoạn
chuẩn bị xét xử thì nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất của HĐXX sơ thẩm vụ
án hình sự tại phiên tòa sơ thẩm là việc ra các quyết định trong quá trình xét xử.
Trong quá trình xét xử vụ án hình sư, HĐXX tiến hành xem xét, đánh giá các
chứng cứ trực tiếp tại phiên tòa thông qua kết quả của việc thẩm vấn và tranh luận
giữa các bên. Nếu nhận thấy các chứng cứ được chứng minh tại phiên tòa phù hợp
với thực tế khách quan và diễn biến vụ án được thu thập có trong hồ sơ vụ án thì
HĐXX nghị án, ra bản án và tuyên án. Còn qua quá trình chứng minh các chứng
cứ tại phiên tòa mà thấy rằng chưa thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm hoặc
không cấu thành tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố thì HĐXX ra quyết định trả hồ
sơ để điều tra bổ sung hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Bên cạnh đó, Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa còn có thể ra các quyết định như cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời
khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ đối với người có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa.
HĐXX còn ra các quyết định khác như quyết định thay đổi thành viên HĐXX,
Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ
án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố mà HĐXX thấy
rằng việc rút truy tố đó là không có căn cứ.
Những quy định về các quyết đ ịnh tại phiên tò a xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự được quy định tại các Điều 198,199 Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) năm 2003. So với các quy định tương ứng tại BLTTHS năm 1988
thì những quy định của HĐXX tại phiên tòa hình sự sơ thẩm đã có nhiều tiến
bộ, chặt chẽ và khoa học hơn. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định
3
này đã bộc lộ một số bất cập, chưa đáp ứng đầy đủ mục đích, yêu cầu của
thực tiễn xét xử, gây ra sự nhận thức thiếu thống nhất trong áp dụng pháp luật.
Từ những vấn đề nêu trên, học viên chọn chuyên đề “ Hoàn thiện quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc ra các quyết định tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu thông tin dựa trên dữ liệu của các cơ sở đào tạo
luật, học viên nhận thấy đây là vấn đề mà chưa có công trình khoa học, luận
văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nào nghiên cứu trực tiếp đầy đủ về đề tài này. Tuy
nhiên, vấn đề này luôn được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà lý luận
và hoạt động thực tiễn, theo đó đã có một số công trình nghiên cứu dưới từng
góc độ khác nhau được công bố, một số công trình nghiên cứu chuyên sâu
nhưng chỉ viết về một phần nào đó liên quan đến các quyết định của Tòa án
như:
Luận văn “Chế định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong tố tụng hình sự
Việt Nam” ThS. Lê Đình Long, năm 2002; Luận văn “Chế định trả hồ sơ để
điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam” ThS. Nguyễn Cảnh M inh,
năm 2009; Luận văn “ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự” ThS. Nguyễn Văn M ai, năm 2009; Luận văn “ Quyết định
của Tòa án trong quá trình chuẩn bị xét xử” ThS. Phạm Thị Minh Hiền, năm
2011.
Tạp chí Luật học số 7/2009 “Sửa đổi quy định của pháp luật về điều tra
bổ sung” của ThS. Nguyễn Hải Ninh; Tạp chí Kiểm sát số 5/2008 “Đình chỉ điều
tra, đình chỉ vụ án hình sự đối với trường hợp không có sự việc phạm tội và hành
vi không cấu thành tội phạm” của tác giả Mai Văn Lư; Tạp chí Luật học số
7/2009 “Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyết định của Tòa án
trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng” của TS. Hoàng Thị Minh
Sơn.
Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu các Quyết định của Tòa án,
của HĐXX nhưng chỉ giới hạn ở mức độ đại cương, chưa sâu sắc như cuốn
4
sách Giáo trình Luật tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội; các
cuốn sách Bình luận khoa học BLTTHS; Cuốn Trình tự, thủ tục giải quyết vụ
án hình sự của hai tác giả Mai Thanh Hiếu và Nguyễn Chí Công.
Tình hình nêu trên cho thấy việc chọn đề tài hoàn thiện quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự về việc ra các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự là vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
M ục đích nghiên cứu:
M ục đích chính của luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về việc ra các quyết định của HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự; trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện lý luận chuyên ngành
và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự về việc ra
các quyết định trong quá trình xét xử.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu dưới góc độ lý luận để hình thành khái niệm các quyết
định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
+ Phân tích, đánh giá các quy định của BLTTHS năm 2003 về các
quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
+ Nghiên cứu dưới góc độ khái quát thực trạng để đánh giá đúng thực
tiễn, chỉ rõ những ưu, nhược điểm của các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự, từ đó chỉ rõ các nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đó.
+ Tổng h ợp kết quả ngh iên cứu, dự báo tình hình, đ ề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả về việc ra các quyết định t ại phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về các
quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
5
hình sự; thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về các quyết định tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi một luận văn cao học tác giả xác định phạm vi nghiên cứu
là:
+ Chỉ nghiên cứu các quyết định của chủ tọa phiên tòa quy định tại
Điều 198 BLTTHS; Quyết định chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm
đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án, trả tự do hoặc bắt tạm giam bị cáo sau khi
tuyên án tại phiên tòa được quy định tại Điều 199 BLT T HS; Quyết định
tại
bản án hình sự sơ thẩm được quy định tại Điều 224 BLTTHS năm 2003.
+ Về lý luận, nghiên cứu khái niệm các quyết định tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự và phân loại các quyết định đó.
+ Nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2003 về các quyết định
của chủ tọa phiên tòa và của HĐXX tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự.
+ Thực tiễn được thi hành quy định của pháp luật về việc ra các quyết
định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án h ình sự ở Việt Nam, tập trung xem
xét đánh giá trong khoảng thời gian 5 năm từ 2006 đến 2010.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
M ác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí M inh, đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước về hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, cùng đó
sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành luật hình sự và các
phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: Phân tích tổng hợp, thống kê so
sánh, phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật, phương pháp lý luận kết hợp
với thực tiễn.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối có
hệ thống dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự ; theo đó các kết quả rút ra qua
6
nghiên cứu được cho là mới, có đóng góp cho khoa học chuyên ngành, cụ thể
là:
+ Khái quát lý luận về các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự để làm rõ hơn dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự về việc ra
các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
+ Khái quát tương đối cụ thể thực trạng ra quyết định của tại phiên tòa
xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đánh giá được ưu, nhược điểm. Đây là cơ sở
thực tiễn quan trọng để tham khảo khi nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy
định về việc ra các quy ết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
+ Luận văn nêu được một số kiến nghị, các kiến nghị này được xây dựng
trên cơ sở tham khảo kết quả của các công trình khoa học đã được công bố,
tổng kết lý luận và thực tiễn nên có tính khả thi nếu được áp dụng vào thực tiễn
để thực hiện tốt việc ra các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề chung về các quyết định tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự;
- Chương 2: Quy định của BLTTHS năm 2003 về các quyết định tại
phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
- Chương 3: Thực tiễn thi hành các quy định của BLTTHS về các
quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định đó.
7
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUN G VỀ QUYẾT ĐỊN H TẠI P HIÊN T ÒA XÉT XỬ
SƠ T HẨM VỤ ÁN H ÌNH SỰ
1.1. KHÁI NIỆM CÁC QUYẾT ĐỊNH TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Trong giai đoạn đẩy mạnh Cải cách tư pháp của chúng ta hiện nay, nếu
nói Tòa án là biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, thì HĐXX sơ thẩm vụ
án hình sự chính là đại diện rõ nhất cho sự tập trung đó, nhân danh Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra những phán quyết cuối cùng có
tính chất quyền lực Nhà nước, những phán quyết đó phản ánh đầy đủ và sâu
sắc nhất bản chất của nền công lý nước ta 7 ,tr.1 . Hoạt động xét xử của
HĐXX là hoạt động nhân danh Nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán
quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của các quyết định của pháp luật khi
có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau. Nói cách
khác, hoạt động của HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự là “hoạt động của các cá
nhân được giao nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, họ được quyền căn cứ vào pháp
luật để xem xét những vấn đề pháp lý và đưa ra những quyết định pháp lý có
tính chất bắt buộc” 28 ,tr.246. .
Hoạt động xét xử là hoạt động có tính đặc trưng riêng của ngành Tòa
án, ngay trong Hiến pháp năm 1946, H iến pháp đầu tiên của Nhà nước ta,
mặc dù không quy định rõ Tòa án là cơ quan xét xử nhưng trên tinh thần
Hiến pháp chúng ta cũng có thể hiểu Tòa án là cơ quan xét xử. Điều 46 Hiến
pháp năm 1946 quy định: “Trong khi xét xử các viên Thẩm phán chỉ tuân
theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”.
8
Đến các bản Hiến pháp sau này vào các năm 1959, 1980, 1992 đã
quy định rõ ràng và cụ thể về chức năng xét xử của Tòa án, Điều 127 Hiến
pháp năm 1992 quy định: “TANDTC, các TAND địa phương, các Tòa án
quân sự và các Tòa án khác theo luật định là những cơ quan xét xử của nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” 15 , tr.71. . Đánh giá một cách tổng
thể thì Hoạt động xét xử của Tòa án mà cụ thể hơn là hoạt động xét xử của
HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự là hoạt động mang dấu ấn của quyền lực Nhà
nước với mục đích thông qua việc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật nhằm
bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
tập thể; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự góp phần làm ổn định
trật tự xã hội.
Trong phạm vi luận văn này, học viên chỉ tập trung làm sáng tỏ khái
niệm quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm trong vụ án hình sự, mà cụ thể chỉ
tập trung vào một số loại quyết định điển hình như các quyết định mang tính
mệnh lệnh hành chính, ví dụ như quyết định cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi
phòng xử án hoặc bắt giam đối với người có hành vi vi phạm nội qui phiên tòa;
các quyết định mang tính tố tụng hình sự như quyết định về việc trả hồ sơ điều
tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ vụ án, chuyển vụ án, bắt giam hoặc trả tự
do cho bị cáo; Quyết định mang tính pháp luật là một dạng quyết định đặc biệt
tại phiên tòa đó chính là Bản án của HĐXX.
Theo từ điển tiếng Việt thì quyết định được hiểu là theo nghĩa danh từ
có nghĩa là “tên gọi văn bản của các cấp có thẩm quyền” 26,tr.883 .
BLTTHS năm 2003 không xây dựng khái niệm quyết định tại phiên
tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì. Theo chúng tôi để có thể xây dựng
một khái niệm quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là gì
cần phải tập trung phân tích, làm rõ một số yếu tố sau:
9
- Thời điểm ra các quyết định nêu trên diễn ra khi nào?
- Chủ thể ra các quyết định tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là ai?
- Thủ tục ra các quyết định được thực hiện như thế nào?
- M ục đích của việc ra các quyết định tại phiên tòa để làm gì?
Trước hết, vấn đề thời điểm ra quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự, theo tên gọi “quyết định tại phiên tòa” chúng ta phải khẳng
định ngay là nó nằm trong giai đoạn đang diễn ra phiên tòa hình sự sơ thẩm
chứ không thể là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, hay giai đoạn khác. Tuy
nhiên, giai đoạn diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm một vụ án hình sự có thể là
một buổi sáng, một ngày nhưng cũng có những phiên tòa diễn ra trong nhiều
ngày, thậm chí cả thán g mới có thể tuyên án. Vì thế, đối với những quyết
định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thuộc đối tượng nghiên cứu
của luận văn này, thì thời điểm ra quyết định chỉ có thể được chủ tọa phiên
tòa hoặc HĐXX ra trong khoảng thời gian phiên tòa đang diễn ra tại phòng
xử án trước sự chứng kiến của những người tham dự phiên tòa.
Vấn đề chủ thể ra quyết định tại phiên tòa. BLTTHS năm 2003 quy
định, chủ thể ra các quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính tại phiên
tòa sơ thẩm vụ án hình sự về việc cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng
xử án hoặc bị bắt giữ đối với người vi phạm trật tự phiên tòa theo điều 198
BLTTHS là Chủ tọa phiên tòa. Chủ thể ra các quyết định mang tính tố tụng
hình sự và tính pháp luật như quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, t ạm đình
chỉ vụ án, đình chỉ vụ án, ra Bản án quy định tại Điều 199 BLTTHS là
HĐXX được phân công xét xử vụ án đó. Đây là điểm khác biệt so với chủ
thể ra các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Cũng là quyết định
tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án hay trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng nếu
như tại giai đoạn chuẩn bị xét xử các quyết định này do một mình Thẩm
phán, người được Chánh án giao nhiệm vụ làm chủ tọa phiên tòa ra quyết
10
định. Còn tại phiên tòa hình sự sơ thẩm nếu phải ra các quyết định nêu trê n
thì chủ thể ra quyết định lại là HĐXX sau khi đã được biểu quyết theo đa số.
Về vấn đề thủ tục ra các quyết định nêu trên, BLTTHS năm 2003
không quy định cụ thể thủ tục, hình thức đối với việc ra các quyết định
mang tính mệnh lệnh hành chính, mang tính tố tụng hình sự và mang tính
pháp luật như thế nào. Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành chủ tọa phiên tòa
và HĐXX vụ án hình sự sơ thẩm khi ban hành các quyết định nêu trên đều
phải tuân theo hệ thống mẫu biểu chung của ngành Tòa án nhân dân ban
hành và đặc biệt là các mẫu biểu đã được quy định trong Nghị quyết số
04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn một số qui định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của
BLTTHS năm 2003 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 04).
Việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hay HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự ra
các quyết định tại phiên tòa nhằm mục đích bảo đảm cho phiên tòa được diễn
ra đúng theo trình tự, qui định của pháp luật, một mặt nhằm khắc phục những
sai sót của các giai đoạn tố tụng trước đó mà tại phiên tòa mới phát hiện hoặc
làm rõ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án chính xác đúng qui định của pháp
luật, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng. Việc ra các quyết
định trên kịp thời, chính xác sẽ có tác dụng rất lớn tới việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị là giáo dục ý thức pháp luật cho người dân thông qua hoạt động xét
xử.
Từ việc phân tích làm rõ bốn yêu cầu trên, chúng tôi xây dựng khái
niệm quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
“Quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được chủ tọa
phiên tòa hoặc HĐXX ban hành nhằm mục đích bảo đảm sự ổn định, tính
nghiêm minh của phiên tòa hình sự, để phiên tòa được diễn ra theo đúng trình
tự, thủ tục qui định của pháp luật, hoặc nhằm khắc phục những sai sót ở các giai
11
đoạn tố tụng trước đó mà tại phiên tòa mới phát hiện, làm rõ để việc giải quyết
vụ án đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên
tham gia tố tụng. Các quyết định đó có thể mang tính chất mệnh lệnh hành
chính, có thể mang tính chất tố tụng hình sự và cá biệt nhân danh Nhà nước
mang tính chất pháp luật”.
1.2. Ý NGHĨA VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH T ẠI PHIÊ N TÒA XÉT XỬ
SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Như đã trình bày ở trên, hoạt động xét xử tại phiên tòa của HĐXX là
hoạt động nhân danh Nhà nư ớc nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về
tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định của
pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác
nhau. Chính vì lẽ đó, việc ra các quyết định trong giai đoạn này có ý nghĩa
sau:
+ Các quyết định này là cơ sở pháp lý để làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấp dứt trình tự tố tụng, quan hệ tố tụng đang diễn ra tại phiên tòa hình sự
sơ thẩm. Nếu tại phiên tòa hình sự sơ thẩm HĐXX thấy rằng cần phải ra một
quyết định cụ thể để khắc phục những sai xót của giai đoạn tố tụng trước đó
như giai đoạn điều tra, truy tố hay ngay tại phiên tòa phát sinh tình thiết mới
không thể chứng minh làm rõ tại phiên tòa được thì HĐXX phải ra một
trong các quyết định: trả hồ sơ điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ
vụ án để đảm bảo giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật tố tụng, đảm
bảo quyền bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng. Quan hệ tố tụng lúc này
có thể là quan hệ giữa HĐXX sơ thẩm với những người tham gia tố tụng,
với cơ quan điều tra, với Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp
trên. Nếu HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trình tự tố tụng
đó là việc kiểm tra của Viện kiểm sát cùng cấp về yêu cầu điều tra bổ sung
12
của HĐXX, nếu yêu cầu điều tra bổ sung của HĐXX có cơ sở pháp lý nhưng
Viện kiểm sát không tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát phải chuyển
cho Cơ quan điều tra bổ sung. Quan hệ tố tụng trong trường hợp này là quan
hệ giữa HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự với Viện kiểm sát cùng cấp. Trường
hợp HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án vì có
dấu hiệu bị cáo bị mắc bệnh tâm thần thì trình tự tố tụng cũng tạm dừng.
Trước khi tạm đình chỉ xét xử thì HĐXX phải yêu cầu trưng cầu giám định
tình trạng tâm thần của bị cáo. Khi đó phát sin h quan hệ tố tụng mới đó là
quan hệ giữa HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự với Hội đồng giám định pháp y.
Trong trường hợp HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự quyết định đình chỉ vụ án
thì đồng thời cũng chấm dứt trình tự tố tụng và quan hệ tố tụng trong trường
hợp này đó là quan hệ giữa HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự với Viện kiểm sát
cùng cấp, quan hệ giữa người tham gia tố tụng với cơ quan tiến hành tố tụng.
+ Thông qua việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu tại phiên tòa,
HĐXX ra các quyết định cụ thể nêu trên phần nà o đã phát hiện và khắc phục
được thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố, chính điều đó đã đảm bảo
pháp chế, đảm bảo việc tuân theo pháp luật góp phần đáp ứng yêu cầu của
Nhà nước pháp quyền, nhất là trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
+ Việc HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự ra các quyết định nêu trên, phần
nào đã góp phần tích cực vào việc nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với
công việc của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết một
vụ án hình sự. Bởi lẽ, trong quá trình ra quyết đ ịnh trả hồ sơ để điều tra bổ
sung, tạm đình chỉ vụ án hay đình chỉ vụ án, HĐXX đều phân tích, yêu cầu
làm rõ và chỉ ra nguyên nhân tại sao lại HĐXX phải ra quyết định như vậy.
Trong quyết định nêu rõ các yêu cầu của HĐXX để các cơ quan tiến hành tố
tụng khác như Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên, Cơ quan điều
tra hình sự theo đó mà bổ sung yêu cầu của HĐXX. Qua những quyết định
13
đó của HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự các cơ quan tiến hành tố tụng khác
cũng như cá nhân những người trực tiếp tham gia g iải quyết vụ án ở các giai
đoạn trước đó hiểu rõ trách nhiệm của mình, thấy được bản thân mình còn
có những hạn chế gì trong quá trình tác nghiệp, qua đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho bản thân, tích cực học tập trau dồi kiến thức chuyên môn, trong
những lần thực hiện công việc sau này nếu gặp trường hợp tương tự sẽ
không bao giờ phạm phải sai lầm đó nữa. Quan trọng nhất chính là từ việc
rút kinh nghiệm những sai xót trước đây sẽ giúp hạn chế được những mâu
thuẫn (trong thực tiễn xét xử gặp rất nhiều) về qu an điểm đối với việc giải
quyết một vụ án hình sự giữa HĐXX và Viện kiểm sát.
+ Việc HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự ra các quyết định nêu trên, phần
nào đã góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức pháp
luật trực tiếp cho nhân dân tham dự phiên tòa nói riêng, góp phần nâng cao
trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, của
tòan thể xã hội nói chung. Quan trọng hơn thông qua các quyết định của
mình, HĐXX sơ thẩm vụ án hình sự đã góp phần củng cố lòng tin của nhâ n
dân vào hoạt động của HĐXX nói riêng và rộng hơn là xây dựng lòng tin
của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp nước ta nói chung; qua đó góp
phần quan trọng vào việc ổn định trật tự xã hội và sự vững mạnh của Nhà
nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củ a công dân.
1.3. PHÂN LOẠI CÁC QUYẾT ĐỊNH TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự chủ tọa phiên tòa hoặc
HĐXX có thể phải ra một quyết định hoặc một số quyết định trong quá trình
giải quyết vụ án. Các quyết đ ịnh ấy có thể chỉ do Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa ra quyết định cũng có thể phải do HĐXX thảo luận, bàn bạc, nghị án mới
14
ra được quyết định. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phân loại các quyết định tại
phiên tòa ra thành các loại tương ứng với tính chất, thẩm quyền và hình thức
của quyết định. Có thể dựa vào các tiêu chí sau để phân loại quyết định tại
phiên tòa:
1.3.1. Phân loại theo tính chất của Quyết định
a) Các quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành chính
Theo tính chất và hoàn cảnh diễn ra tại phiên tòa, cần phải quy định
một loại quyết định nhằm điều chỉnh kịp thời những diễn biến xấu xảy ra
ngoài dự liệu trong kế hoạch của HĐXX khi xét xử vụ án. Ví dụ trong khi
đang xét xử tại phiên tòa, có người tham gia tố tụng hoặc tham dự phiên tòa
có vi phạm nội quy phiên tòa, hoặc có hành vi chống đối, đe dọa HĐXX gây
mất trật tự, cản trở việc xét xử (những trường hợp này xảy ra nhiều trong
thực tiễn xét xử) thì chủ tọa phiên tòa phải ra một quyết định tương ứng, phù
hợp để kịp thời chấn chỉnh các hành vi quá khích đó của người tham gia tố
tụng hay tham dự phiên tòa và ổn định trật tự phiên tòa. Trong thực tiễn xét
xử thường gặp, có thể là quyết định cảnh cáo, buộc rời khỏi phòng xử án,
hoặc bắt giữ người vi phạm... Quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành
chính trong xét xử vụ án hình sự là các quyết định được ban hành trực tiếp
và được thi hành ngay tại phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết
định nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi trên tại phiên tòa. Các quyết định loại
này được quy định trong BLTTHS nhằ m giúp cho chủ tọa phiên tòa duy trì
sự ổn định, tính nghiêm minh của phiên tòa hình sự, đảm bảo phiên tòa được
diễn ra theo đúng qui định của pháp luật, đạt hiệu quả và mục đích xét xử đề
ra. Các quyết định này được sắp xếp trong BLTTHS theo hướng từ nhẹ tới
nặng, bao gồm: Quyết định cảnh cáo; Quyết định phạt tiền; Quyết định buộc
rời khỏi phòng xử án; Quyết định bắt giữ.
b) Các quyết định mang tính chất tố tụng hình sự
15
Quyết định mang tính chất tố tụng hình sự là các quyết định được ban
hành tại phiên tòa thông qua việc nghị án và bắt buộc phải được lập thành
văn bản do HĐXX quyết định. Các quyết định này được BLTTHS quy định
nhằm mục đích khắc phục các sai sót trong việc giải quyết vụ án mà các cơ
quan tiến hành tố tụng giai đoạn trước đó chưa phát hi ện hoặc do có phát
sinh những tình tiết mới, người phạm tội mới tại phiên tòa sơ thẩm mà nếu
không ra quyết định để xử lý thì sẽ dẫn tới việc giải quyết vụ án không chính
xác, đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm. Loại quyết định mang tính chất tố tụng
này theo quy định của BLTTS hiện hành nó khác với các quyết định mang
tính chất mệnh lệnh hành chính ở chỗ nó được HĐXX ban hành sau khi đã
tiến hành xét hỏi, thẩm tra và đánh giá kỹ các chứng cứ hay nói cách khác là
đã xác định sự thật khách quan của vụ án tại p hiên tòa. Như vậy để ra được
quyết địnhnày phải trải qua một thời gian nhất định và phải được họp bàn,
thông qua biểu quyết theo đa số chức không phải do chủ tọa phiên tòa quyết
địnhngay để kịp thời cho việc duy trì phiên tòa. Các quyết định này theo quy
định của BLTTHS hiện hành thì về hình thức bắt buộc phải lập thành văn
bản. BLTTHS năm 2003 quy định loại quyết định này tại phiên tòa hình sự
sơ thẩm bao gồm:
+ Quyết định về việc thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên,
Thư ký Tòa án, người giám định , người phiên dịch; Quyết định chuyển vụ
án; Quyết định yêu cầu điều tra bổ sung; Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình
chỉ vụ án; Quyết định về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo; Quyết định
khởi tố vụ án hình sự hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
c) Quyết định đặc biệt mang tính pháp luật
Quyết định mang tính pháp luật là loại quyết định đặc biệt. Vậy tại
sao lại gọi nó là quyết định đặc biệt và nó đặc biệt như thế nào? Theo quy
định của BLTTHS năm 2003 thì Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án được
16
coi là một dạng quyết định đặc biệt tại phiên tòa. Bản án sơ thẩm của Tòa án
quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình phạt và các
biện pháp tư pháp khác (Điều 199 BLTTHS). Bản án nhân danh nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 224 BLTTHS). Nói Bản án của Tòa án
mang tính pháp luật và là một dạng quyết định đặc biệt vì nếu ta đem loại
quyết định này so sánh với hai dạng quyết định mang tính chất mệnh lệnh
hành chính và quyết định mang tính chất tố tụng hình sự chúng ta thấ y: các
quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành chính được ban hành nhằm mục
đích điều chỉnh tại chỗ đối với một người hoặc một nhóm người có hành vi
vi phạm trật tự phiên tòa, quyết định này có hiệu lực ngay và do Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa quyết định, h ình thức ban hành trong thực tiễn xét xử
thường là quyết định bằng mệnh lệnh (bằng miệng) của Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa; các quyết định mang tính chất tố tụng hình sự thì được ban hành
nhằm mục đích khắc phục sai xót, vướng mắc của các cơ quan tiến hành tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ án, hay nói cách khác quyết định này được
ban hành để điều chỉnh trình tự tố tụng và mối quan hệ giữa các cơ quan tố
tụng với nhau sau khi có sự phân tích, đánh giá chứng cứ, nhận định tại
phiên tòa của HĐXX. Còn Bản án sơ thẩm của Tòa án sau quá trình điều tra,
xét hỏi, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa. HĐXX mới tiến hành nghị án và
biểu quyết theo đa số và ra Bản án để tuyên án. Bản án sơ thẩm của Tòa án
chưa có hiệu lực pháp luật ngay, theo quy định của BLTTHS năm 200 3 thì
sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, tức là sau khi hết thời hạn kháng nghị của
Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp thì Bản án sơ thẩm của Tòa án có hiệu lực
pháp luật và được thi hành. Quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm mang
tính pháp luật vì hiệu quả tác động của nó rộng hơn rất nhiều so với hai loại
quyết định nêu trên. Nó tác động rộng ở chỗ khi có hiệu lực pháp luật thì tất
cả mọi người tham gia tố tụng, tiến hành tố tụng phải tuân theo quyết định
17
của nó. Bản án hình sự sơ thẩm khi được thi hành còn có ý nghĩa giáo dục ý
thức pháp luật và tuân thủ pháp luật cho toàn thể xã hội.
1.3.2. Phân loại theo thẩm quyền ban hành Quyết định
a) Quyết định do một người ban hành
Theo quy định của BLTTHS, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự có thể có nhiều quyết định được ban hành. Tuy nhiên, quyết định do một
người ban hành khác các quyết định khác ở chỗ thẩm quyền ban hành quyết
định do một mình Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa ra quyết định. Tại sao lại có
quy định về thẩm quyền ban hành các quyết định tại p hiên tòa hình sự sơ
thẩm khác nhau như vậy? Sao không quy định tất cả các quyết định tại phiên
tòa đều phải do HĐXX quyết định ban hành?
C ó hai lý do đ ể giải th ích vì sao cần p hải q uy địn h tron g luật tố
tụng hình sự loại quyết định mang tính chất mệnh lện h hành chính tại phiên
tòa và quyết định này chỉ do chủ tọa phiên tòa quyết định. Thứ nhất, xuất
phát từ hoàn cảnh diễn biến tại phiên tòa, nếu trong khi đang duy trì phiên
tòa mà xảy ra sự việc ngoài kế hoạch xét xử của HĐXX, ví dụ có người hoặc
một số người gây rối, phá phách, đe dọa HĐXX làm phiên tòa hỗn loạn, mất
trật tự, làm giảm tính uy nghiêm của một phiên tòa hình sự (trong thực tiễn
xét xử có HĐXX phải rời vào trong phòng nghị án để tránh) thì cần phải có
ngay một quyết định mang tính chất mệnh lệ nh, xử phạt giống như quyết
định hành chính để duy trì sự ổn định, tính nghiêm minh của phiên tòa. Nếu
lại phải chờ HĐXX nghị án, thảo luận , biểu quyết xem áp dụng hình thức gì
rồi mới ra quyết định thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xét
xử, người có hành vi gây rối sẽ làm loạn phiên tòa thậm chí dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng khác. Thứ hai, đã gọi là mệnh lệnh, quyết định xử
phạt hành chính thì chỉ do cá nhân một người ra quyết định, không thể là
quyết định của tập thể. Do đó BLTTHS tại Điều 198 đã quy định cho Thẩm
18
phán chủ tọa phiên tòa cái quyền được ra quyết định ngay lập tức đối với
những người có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa, và quyết định đó trên thực
tiễn xét xử thường được ban hành bằng miệng. Chủ tọa phiên tòa có thể
tuyên bố trước mọi người có mặt trong phòng xử án rằng tôi cảnh cáo anh A,
chị B...; vì có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa hoặc lệnh cho bộ phận bảo vệ
phiên tòa buộc người vi phạm trật tự phiên tòa rời khỏi phòng xử án, hoặc
bắt giữ họ... các q uyết đ ịnh này củ a chủ tọ a p hiên tòa trên thực tế đ ều
đ ư ợc b an h ành bằng mệnh lệnh, hay nói cách khác là bằng miệng.
b) Quyết định do Hội đồng xét xử ban hành
Bên cạnh các quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành chính như đã
phân tích ở trên do một người là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ban hành thì
các quyết định còn lại tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự đều phải do
HĐXX quyết định ban hành.
BLTTHS năm 2003 quy định giao thẩm quyền ban hành các quyết
định về việc thay đổi thành viên của HĐXX, Kiểm sát viên, Thư ký Tò a án,
người giám định, người phiên dịch; chuyển vụ án; yêu cầu điều tra bổ sung;
tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo và một
số quyết định về các vấn đề khác cho HĐXX (Đ199); quyết định khởi tố
hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự (Đ104); và một loại quyết
định đặc biệt nữa được BLTTHS quy định giao cho HĐXX ban hành đó
chính là Bản án hình sự sơ thẩm. Như vậy, có rất nhiều quyết định trong quá
trình giải quyết vụ án tại phiên tòa được HĐXX ban hành. Các quyết địn h
này là loại quyết định mang tính chất tố tụng hình sự và mang tính chất pháp
luật, trong thực tiễn xét xử về mặt hình thức ban hành các quyết định này
thường được ban hành dưới dạng văn bản. Sở dĩ pháp luật tố tụng quy định
cho HĐXX thẩm quyền ban hành loại quyết định này là vì, xét về tính chất
và hoàn cảnh để ban hành quyết định thì các quyết định này có tính chất
19
phức tạp hơn so với các quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành chính.
Thứ nhất, nó trực tiếp làm ảnh hưởng tới đường lối, kết quả giải quyế t vụ án,
ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng. Để ban
hành được một trong các quyết định loại này cần phải có thời gian phân tích,
đánh giá, phải huy động trí tuệ của tập thể mới đi đến kết luận cuối cùng,
như vậy mới tránh được tối đa nguy cơ xét xử sai, làm oan người vô tội hay
bỏ lọt tội phạm. Thứ hai, hoàn cảnh khi ban hành quyết định không bị tác
động, chi phối bởi ngoại cảnh, tức là người ban hành quyết định hoàn toàn
chủ động về mọi mặt hay nói cách khác các quyết định n ày được ban hành
trong hoàn cảnh không phải là tình thế cấp thiết. Chính vì hai lý do trên mà
BLTTHS quy định loại quyết định này phải do HĐXX ban hành là hoàn
toàn phù hợp.
1.3.3. Phân loại theo hình thức Quyết định
a) Quyết định được ban hành bằng miện g
Thông thường, khi chúng ta nói tới một quyết định nào đó thì mọi
người đều có liên tưởng rằng đó là một văn bản chứa đựng những nội dung
nhất định về một vấn đề nào đấy trong các lĩnh vực khác nhau . Như vậy,
trong tiềm thức mỗi con người chúng ta đều c oi quyết định là một văn bản
được cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào đó ban hành nhằm những mục đích
nhất định khác nhau. Nhận thức đó hoàn toàn có cơ sở vì trong thực tế cuộc
sống mỗi chúng ta ít nhiều cũng gặp một vài lần các quyết định như vậy.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại các quyết định được ban hành dưới hình
thức khác không phải bằng văn bản thì chúng ta ít quan tâm tới.
Trong cuộc sống, có rất nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, mỗi lĩnh
vực đều có những mối quan hệ ràng buộc điều chỉnh đặc trưn g riêng của nó.
Tố tụng hình sự là một lĩnh vực trong cuộc sống xã hội, và lĩnh vực này luôn
được xem là có chứa đựng nhiều vấn đề nhạy cảm. Chính vì lẽ đó, các quyết
20
định được ban hành trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng nhạy cảm không
kém. Có quyết định chỉ để kịp thời ngăn chặn một hành vi vi phạm nào đó,
nhưng có quyết định có thể làm thay đổi số phận một con người, điều đó
luôn đặt ra cho những người có thẩm quyền ban hành một trách nhiệm nặng
nề.
Và để phân biệt các quyết định trong tố tụng hình sự, nhất là tại phiên
tòa xét xử vụ án hình sự, cũng như giúp cho những người có thẩm quyền ban
hành quyết định trong lĩnh vực này dễ dàng áp dụng trong thực tiễn xét xử.
BLTTHS năm 2003 đã quy định về hình thức ban hành quyết định tố tụng
hình sự tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự dưới dạng các quyết định
được ban hành bằng miệng (mệnh lệnh), có tính chất như quyết định hành
chính do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ban hành trong quá trình duy trì việc
xét xử, các quyết định này thông thường có hiệu lực ng ay sau khi thẩm phán
chủ tọa phiên tòa công bố quyết định. Ví dụ: Chủ tọa phiên tòa lệnh cho bộ
phận bảo vệ phiên tòa bắt giữ người có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa, sau
khi chủ tọa ra lệnh xong thì bộ phận bảo vệ phiên tòa lập tức thi hành mệnh
lệnh bắt giữ người vi phạm đó ngay.
b) Quyết định được ban hành bằng văn bản
Nếu như nói các quyết định mang tính chất mệnh lệnh hành chính
trong thực tế xét xử đều được ban hành dưới hình thức bằng miệng thì
ngược lại các quyết định mang tính chất tố tụng hìn h sự hay mang tính chất
pháp luật lại bắt buộc phải được ban hành dưới hình thức văn bản.
BLTTHS năm 2003 có nhiều Điều luật quy định hình thức các quyết
định của cơ quan tiến hành tố tụng phải được ban hành bằng văn bản. Đối
với các quyết định tại phiên tòa hình sự sơ thẩm do HĐXX ban hành chúng
ta có thể liệt kê như sau: Quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát
khởi tố vụ án hình sự; quyết định thay đổi thành viên HĐXX, Thẩm phán,
21
Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch; quyế t
định chuyển vụ án; quyết định yêu cầu điều tra bổ sung; quyết định tạm đình
chỉ hoặc đình chỉ vụ án và một số quyết định về các vấn đề khác...
Các quyết định được ban hành bằng văn bản trong lĩnh vực tố tụng
hình sự nêu trên về mặt hình thức cũng giống như hầu hết các loại quyết
định khác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, như quyết định trong lĩnh
vực văn hoá, giáo dục, kinh tế, chính trị.... Tuy nhiên, các quyết định này
mặc dù mỗi quyết định có thể chứa đựng các nội dung khác nhau, điều chỉnh
về từng trường hợp cụ thể trong lĩnh vực tố tụng hình sự nhưng tựu chung
lại, về bản chất chúng đều là các quyết định mang tính chất tố tụng hình sự.
Chúng được ban hành nhằm mục đích giúp cho HĐXX có những động thái,
quyết sách phù hợp với quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, hạn chế
các sai xót trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi
ngày càng cao của tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.
Như vậy, từ việc khái quát, tìm hiểu chung về bản chất quyết định
chính là tên gọi của một văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành chúng
ta đã tiến tới xây dựng được một khái niệm chung nhất về các quyết định tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm. Ý nghĩa của việc ra các quyết định đó tại phiên
tòa, phân loại các quyết định tại phiên tòa ra thành các loại khác nhau phù
hợp với tính chất, mức độ, hoàn cảnh, thẩm quyền và hình thức ban hành của
quyết định. Chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện chương 1 của luận văn
“những vấn đề chung về các quyết định tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự”. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những vấn đề mang tính chất lý luận,
còn cụ thể như thế nào, quy định ra sao, quy định tại đâu... chúng ta phải tìm
hiểu và cùng nhau phân tích tại chương 2: “Quy định của BLTTHS năm
2003 về việc ra các quyết định tại phên tòa sơ thẩm vụ án hình sự”.