Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢ ỜNG Đ ẠI HỌC LU ẬT HÀ N ỘI

M ẠC THỊ DUYÊN

HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH
TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã số: 60 38 40

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢ ỜI HƢ ỚNG DẪN: TS. BÙI KIÊN ĐIỆN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM Đ OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

Tác giả

MẠC THỊ DUYÊ N



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật T ố tụng hình sự

: BLTTHS

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

: CBXXST

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

: CBXXSTVAHS

Cơ quan điều tra

: CQĐT

Hội đồng xét xử

: HĐXX

Hội thẩm

: HT

Tòa án

: TA


Tòa án nhân dân

: TAND

Tòa án nhân dân tối cao

: TANDTC

Tố tụng hình sự

: TTHS

Viện kiểm sát

: VKS

Viện kiểm sát nhân dân

: VKSND

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

: VKSNDTC

Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

: XXSTVAHS


MỤC LỤC

M Ở ĐẦU................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của để tài ..................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 2
3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................................. 3
4. Đ ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................................. 4
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ..................................................... 4
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn ..................................................................... 4
7. Ý nghĩa của luận văn ....................................................................................................... 5
8. Kết cấu của luận văn........................................................................................................ 5
CHƯ ƠNG 1. M ỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG V Ề HOẠT Đ ỘNG CHỨNG M INH TRONG GIAI
ĐOẠN XÉT X Ử SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ......................................................................... 6
1.1. Khái niệm hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ............... 6
1.2. Đ ặc điểm và nội dung của hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS .............. 15
1.2.1. Đ ặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS ............................. 15
1.2.2. N ội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS ................................... 17
1.2.2.1. Thu th ập chứng cứ .............................................................................................. 17
1.2.2.2. Kiểm tra chứng cứ .............................................................................................. 19
1.2.2.3. Đánh giá chứng cứ ............................................................................................. 20
1.3. Ý nghĩa của hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS................................... 22
1.3.1. Ý nghĩa chính trị.................................................................................................... 22
1.3.2. Ý nghĩa xã h ội ....................................................................................................... 24
1.3.3. Ý nghĩa pháp lý ..................................................................................................... 25
1.4. Những quy định của PLTTHS liên quan đ ến hoạt động chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS...................................................................................................................... 26
1.4.1. Quy định của PLTTHS về phương tiện chứng minh.................................................. 26


1.4.2. Quy định của PLTTHS về đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh trong Tố tụng
hình sự .......................................................................................................................... 28
1.4.3. Những quy định của PLTTHS liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn

chuẩn bị XXSTVAHS: .................................................................................................... 30
1.4.4. Những quy định của PLTTHS liên quan đến hoạt động chứng minh tại phiên tòa
XXSTVAHS ................................................................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 38
CHƯ ƠNG 2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG M INH TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ...................................................................................................... 39
2.1. Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến hoạt động
chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ................................................... 39
2.1.1. Những kết quả đạt được ......................................................................................... 39
2.1.2. Những hạn chế...................................................................................................... 42
2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định của
PLTTHS liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS ....................... 45
2.1.3.1. Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật TTHS hiện hành: ........................................... 45
2.1.3.2. Nguyên nhân từ phía các chủ thể có trách nhiệm chứng minh ................................ 52
2.1.3.3. Nguyên nhân từ phía các chủ thể tham gia hoạt động chứng minh: ......................... 55
2.1.3.4. M ột số nguyên nhân khác .................................................................................... 56
2.2. M ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự ................................................................................................... 58
2.2.1. Giải pháp về mặt pháp lý: ....................................................................................... 58
2.2.2.C ác giải pháp đối với chủ thể chứng minh: ............................................................... 61
2.2.3. C ác giải pháp đ ối với các chủ thể tham gia hoạt động chứng minh:............................ 63
2.2.4. C ác giải pháp khác ................................................................................................ 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 66
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 67


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài
Quá trình chứng minh vụ án hình sự nói chung và hoạt động chứng minh trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (XXSTVAHS) nói riêng là hoạt động tư duy và thực
tiễn vô cùng phức tạp nhưng lại có tính hệ trọng cao, quyết định tính đúng đắn trong phán
quyết giải quyết vụ án của Tòa án, trực tiếp tác động đến các quyền cơ bản, bao gồm cả
quyền sống của công dân. Việc nhận thức đúng và đầy đủ lý luận về chứng cứ và chứng
minh trong tố tụng hình sự (TTHS) nói chung cũng như về hoạt động chứng minh trong
giai đoạn XXSTVAHS nói riêng sẽ đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng trong giai đoạn này được khách quan, chính xác.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, công tác xét xử của ngành Tòa án (TA) đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hàng năm, TA đã xét xử được hàng chục nghìn
vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, trong đó có những vụ án lớn về xâm phạm an ninh
quốc gia, ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng. Nhiều vụ án trọng điểm như vụ án hình sự Cù Huy Hà Vũ; vụ án
PM U18; vụ án Dương Ngô Duy cùng đồng phạm... đã được đưa ra xét xử kịp thời,
nghiêm minh, đúng ngư ời, đúng tội, đúng pháp luật, được dư luận nhân dân đồng tình,
ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại tình trạng xét xử
oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. N hững hạn chế đó đã gây ra nhữ ng thiệt
hại về danh dự, nhân phẩm cũng như vật chất đối với nhữ ng người bị xét xử oan, sai,
làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín của
ngành TA nói riêng và các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung trước quần chúng nhân
dân và dư luận xã hội.
M ột trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nêu trên là do những quy định
liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS còn chưa thực sự
thống nhất và chặt chẽ, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng


2

pháp luật của các chủ thể tiến hành và tham gia hoạt động chứng minh trong giai đoạn

XXSTVAHS. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ m ột số nội
dung cơ bản của hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS, tiến tới hoàn
thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự (PLTTHS) về vấn đề này, nhằm đáp
ứng yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tác giả chọn
vấn đề: “H oạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn T hạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhi ều công trình khoa h ọc nghiên cứu về vấn đề
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự ở những mức độ và phạm vi khác nhau.
Những vấn đề cơ bản về chứng cứ và quá trình chứng minh được đề cập đến trong
một số giáo trình, tài liệu chuyên ngành như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam
của Trường Đại học luật Hà N ội, N hà xuất bản Công an nhân dân năm 2010; Bình luận
khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự của PGS.TS Võ Khánh Vinh, Nhà xuất bản Công an
nhân dân năm 2004...
M ột số công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài trên phải kể đến như: Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2003: “Chứ ng cứ và chứng minh trong tố tụng
hình sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của trường Đại học luật Hà Nội do Th.S
Bùi Kiên Điện chủ nhiệm đề tài; luận văn thạc sỹ năm 2008 “Đánh giá, sử dụng chứng
cứ trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của thạc
sỹ Nguyễn Thị T húy Hà; luận văn thạc sỹ năm 2010 “Hoàn thiện quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về thu thập chứng cứ” của thạc sỹ Khúc Thị Hoàng Hạnh; khóa
luận tốt nghiệp năm 2010 “Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam” của
Nguyễn Diệu Ngân...
Ngoài ra, một số sách chuyên khảo, tạp chí cũng đề cập đến chế định chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam như: cuốn sách “C hế định chứng cứ trong
luật T ố tụng hình sự Việt Nam” của TS. Trần Quang Tiệp; cuốn sách “Chứng cứ trong
Luật tố tụng hình sự Việt N am” của tác giả Nguyễn Văn Cừ; cuốn sách “Chứ ng cứ và


3


chứng minh trong vụ án hình sự” của tác giả Đỗ Văn Đương... Bài “Đặc điểm của
hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự” - Tạp chí Nhà nước và
pháp luật số 8, năm 2006 của tác giả N guyễn Văn Du; bài “Đánh giá chứng cứ trong
tố tụng hình sự” - Tạp chí Luật học số 6, năm 1997 của tác giả Bùi Kiên Điện; bài
“Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự” - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10, năm
2010 của tác giả Hoàng D uy Hiệp; bài “Hoàn thiện các quy định về thu thập, đánh giá
và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự” - Tạp chí Luật học số 7, năm 2008 của tác
giả Hoàng Thị M inh Sơn...
Những công trình khoa h ọc, những bài viết trên đây hoặc mang tầm bao quát toàn
bộ nhữ ng vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ và quá trình chứng minh vụ án hình sự
trong tất cả các giai đoạn tố tụng; hoặc đi sâu nghiên cứu về m ột hoặc m ột số hoạt
động cụ thể của hoạt động chứng minh mà chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu
một cách hệ thống, toàn diện về hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS.
Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS trên
phương diện lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
định của PLTTHS về hoạt động chứng minh trong giai đoạn này là hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- M ục đích nghiên cứu của lu ận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động chứng
minh trong giai đoạn XXSTVAHS, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các quy định của B ộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 liên quan đến hoạt
động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS và nâng cao hiệu quả của hoạt động
này trên thực tế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của lu ận văn:
Để đạt được m ục đích trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ khái niệm , nội dung và ý nghĩa của hoạt động chứng minh trong giai
đoạn XXSTVAHS.



4

+ Phân tích, đánh giá các quy định c ủa PLTTHS có liên quan đến hoạt động
chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS và thực tiễn thi hành những quy định này
trong thực tế.
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm
2003 có liên quan đến hoạt động chứng m inh trong giai đoạn XXSTVAHS và đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm những vấn đề cụ thể sau:
+ M ột số vấn đề lý luận chung về hoạt động chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS.
+ PLTTHS Việt Nam liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS.
+ Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật vào hoạt động chứng minh trong
giai đoạn XXSTVAHS.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Tập trung nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2003 và văn bản hướng
dẫn thi hành về hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS.
+ Xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS từ năm 2004 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của
triết học M ác – Lênin, tư tưởng H ồ Chí M inh về nhà nước pháp quyền, quan điểm của
Đảng và nhà nước về cải cách tư pháp.
Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài luận văn gồm: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so
sánh, phương pháp th ống kê…
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động chứng minh trong giai đoạn

XXSTVAHS.


5

- Đánh giá thực trạng và chỉ ra những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
pháp luật vào hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất
lượng của hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động
chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần
làm phong phú thêm tri thức về chứ ng cứ và chứng minh trong TTHS ở nước ta.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được khai thác sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về quá trình chứng minh vụ án
hình sự nói chung, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng và có thể
dùng làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng, sửa đổi BLTTHS. Đồng thời, các cơ
quan Tòa án có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động chứng minh trong giai
đoạn XXSTVAHS.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần M ở đầu, Kết luận và Danh m ục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự
Chƣơng 2: Thực tiễn thi hành pháp luật và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động chứ ng minh trong giai đo ạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự


6


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ C HUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG GIA I
ĐOẠN XÉT XỬ SƠ T HẨM VỤ ÁN H ÌNH SỰ
1.1. Khái niệm hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, “hoạt động” là: “làm những việc khác nhau
với mục đích nhất định trong xã hội” [68, tr.475]; “chứng minh” là: “Dùng lí lẽ, suy
luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng” [68, tr.256]. Như vậy, theo
nghĩa thông thường, hoạt động chứng minh được hiểu là hoạt động tư duy hay thực tiễn
của con người, có mục đích xác định sự tồn tại hay không tồn tại hoặc sự đúng, sai của
một sự vật, hiện tượng trên cơ sở của những chứng cứ, căn cứ nhất định.
Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến
hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để chứng minh sự thật
của vụ án. Các vụ án hình sự xảy ra luôn để lại những “dấu vết” trong thế giới khách
quan, được con người và môi trường vật chất phản ánh lại. Quá trình chứ ng minh vụ án
hình sự thực chất là quá trình con ngư ời nhận thức về sự kiện phạm tội đã xảy ra thông
qua việc thu thập, phân tích, đánh giá những thông tin về vụ án. Trong khoa học pháp
lý hiện đang tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm chứng minh
trong tố tụng hình sự.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Quá trình chứ ng minh là quá trình nh ận thức các
sự kiện, các tình tiết của vụ án hình sự” [63, tr.330].
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Q uá trình chứng minh là quá trình nh ận thức các
sự kiện, các tình tiết của vụ án thông qua các chứng cứ” [5, tr.164].
Quan điểm thứ ba cho rằng: “Chứng minh tội phạm là thu thập, kiểm tra, đánh
giá chứ ng cứ để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội” [51, tr.161].
M ỗi quan điểm nêu trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, nhưng
đều chưa nêu được đầy đủ các yếu tố của quá trình chứng minh trong TTHS như: chủ



7

thể chứng minh, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng minh và cơ sở pháp lý để
tiến hành các hoạt động chứng minh...
Theo đánh giá của chúng tôi thì quan điểm của các tác giả Giáo trình Luật Tố
tụng hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội là rõ ràng và toàn diện hơn cả.
Theo đó, quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự được hiểu như sau: “Quá trình
chứng minh là quá trình tư duy và thực tiễn của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án
và nhữ ng người có quyền chứng minh dự a trên cơ sở các quy định c ủa pháp luật tố
tụng hình sự để thu thập, kiểm tra và đánh giá các thông tin, tư liệu cần thiết nhằm xác
định sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn, khách quan
vụ án” [53, tr.183]. Khái niệm trên đã chỉ ra được những đặc điểm thuộc về bản chất
của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự như chủ thể chứng minh, phương tiện
chứng minh, thủ tục chứng minh, m ục đích chứ ng minh và nội dung của hoạt động
chứng minh.
Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau. M ỗi
giai đoạn có chủ thể, nhiệm vụ, hành vi tố tụng, văn bản tố tụng khác nhau khiến cho
hoạt động chứng minh ở từng giai đoạn tố tụng có những đặc trưng riêng biệt. Trong
đó, xét xử vụ án hình sự nói chung, xét xử sơ thẩm nói riêng được coi là một giai đoạn
quan trọng của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. “Xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét,
giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật” [53,
tr.343].
Giai đoạn XXSTVAHS bắt đầu từ ngày TA nhận hồ sơ vụ án cùng với bản cáo
trạng (hoặc quyết định truy tố bị can) do Viện kiểm sát (VKS) chuyển đến và kết thúc
khi TA ra bản án, quyết định giải quyết vụ án (thông thường là đến khi kết thúc phiên
tòa). Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử thứ nhất và như đã nói ở trên, đây là giai đoạn trung
tâm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vì ở giai đoạn này, m ọi tài liệu, chứng cứ
của vụ án do Cơ quan điều tra (CQĐT), VKS thu thập trong quá trình điều tra, truy tố



8

đều được nghiên cứu sơ bộ khi chuẩn bị xét xử và nhất là được xem xét một cách cẩn
trọng, công khai tại phiên tòa. Trên cơ sở đó, TA ra bản án, quyết định giải quyết
những vấn đề cơ bản của tố tụng hình sự, đó là bị cáo có tội hay không có tội và áp
dụng hình phạt đối với người phạm tội. Các giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng
(nếu có) đều được tiến hành trên cơ sở kết quả của việc xét xử sơ thẩm.
Tính chất của giai đoạn xét xử sơ thẩm làm cho hoạt động chứng minh trong giai
đoạn này có những điểm khác biệt so với hoạt động chứng minh trong các giai đoạn tố
tụng khác. Đ ể có thể hình thành khái niệm đầy đủ, chính xác về hoạt động chứng minh
trong giai đoạn XXSTVAHS, cần nghiên cứu những dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
này về chủ thể chứng minh, phương tiện chứng minh, mục đích chứng minh, những
vấn đề cần chứng minh (đối tượng chứng minh, giới hạn chứng minh) và nội dung của
hoạt động chứng minh. C ó thể nêu khái quát những dấu hiệu trên như sau:
- Thứ nhất, chủ thể chứng minh:
Chủ thể của hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS là: Kiểm sát viên
(KSV), Thẩm phán (TP) và H ội thẩm (HT). Người tham gia tố tụng cũng tham gia vào
hoạt động chứng minh do các chủ thể chứng minh tiến hành, nhưng họ không phải là
chủ thể chứng minh.
Theo quy định của Điều 10 BLTTHS năm 2003 thì:“C ơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ... Trách nhiệm chứ ng minh tội phạm thuộc về
các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền như ng không buộc phải chứng
minh là mình vô tội”.
Như vậy, CQĐT, VKS và TA là các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trách
nhiệm chứng minh tội phạm . Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
các cơ quan này giao cho ngư ời tiến hành tố tụng là Điều tra viên (ĐTV), KSV, TP,
HT thực hiện trách nhiệm chứng minh trong từng vụ án hình sự cụ thể ở các giai đoạn
tố tụng mà mình là chủ thể.



9

Chủ thể tiến hành tố tụng của giai đoạn XXSTVAHS cũng chính là chủ thể của
hoạt động chứng minh trong giai đoạn này gồm cơ quan tiến hành tố tụng là VKS và
TA, người tiến hành tố tụng là KSV, TP và HT.
TP và HT là thành viên c ủa Hội đồng xét xử (HĐXX) tiến hành hoạt động chứng
minh từ giai đoạn chuẩn bị xét xử. Thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, các chủ thể này
kiểm tra, đánh giá sơ b ộ về các chứng cứ đã được thu thập trong các giai đoạn tố tụng
trước đó. Tại phiên tòa, TP chủ tọa phiên tòa điều hành hoạt động chứng minh, hướng
các chủ thể thuộc bên buộc tội và bên bào chữa tập trung làm rõ các tình tiết của vụ án;
HĐXX là chủ thể đặc biệt chỉ xuất hiện tại các phiên tòa. HĐXX thu thập thêm chứng
cứ mới do người tham gia tố tụng đưa ra, kiểm tra, đánh giá toàn b ộ các chứng cứ m ột
cách chính thức và ra bản án, quyết định giải quyết vụ án bằng cách biểu quyết, quyết
định theo đa số. M ặc dù phán quyết của HĐXX là quyết định của tập thể, nhưng với
nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” ,
hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ là hoạt động độc lập của từng thành viên
HĐXX. TP và HT trong HĐXX độc lập với nhau và độc lập với các chủ thể khác trong
việc kiểm tra, đánh giá chứ ng cứ và đưa ra kết luận về vụ án.
KSV cũng có trách nhiệm chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS. Khi tham
gia phiên tòa để thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động xét xử, KSV có
quyền yêu cầu HĐXX triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật
chứng và tài liệu ra xem xét. Thông qua hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa,
KSV phải kiểm tra, đánh giá và sử dụng các chứng cứ chứ ng minh cho những tình tiết
liên quan đến việc buộc tội và gỡ tội đã được dùng làm căn cứ cho quan điểm luận tội
của mình. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, KSV có thể đề
nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ nội dung cáo trạng; rút một phần quyết định truy tố đối
với một (m ột số) tội hoặc đối với m ột (một số) bị cáo và giữ nguyên nội dung quyết
định truy tố còn lại; hoặc đề nghị kết tội bị cáo về tội nhẹ hơn quyết định truy tố; khi



10

thấy không có căn cứ để kết tội bị cáo thì phải rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị
HĐXX tuyên bố bị cáo không có tội.
Những người tham gia tố tụng có quyền lợi pháp lý trong v ụ án gồm có bị can, bị
cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đến vụ án, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người
này cũng tham gia vào hoạt động chứng minh do chủ thể chứng minh tiến hành nhưng
không phải là chủ thể chứng minh. B ởi vì, theo quy định của PLTTHS, họ không có
trách nhiệm chứng minh và họ cũng không thực hiện hoạt động chứng minh theo đúng
nghĩa của hoạt động chứng minh vụ án hình sự. Theo PLTTHS Việt Nam, họ không có
thẩm quyền thu thập chứng cứ như các cơ quan tiến hành tố tụng mà chỉ có quyền thu
thập và đưa ra các tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng
để trở thành chứng cứ thì những tài liệu, đồ vật ấy phải được cơ quan tiến hành tố tụng
ghi nhận, thu giữ theo trình tự, thủ tục luật định. Sau khi kiểm tra, đánh giá ngư ời tiến
hành tố tụng có toàn quyền xác định các tài liệu đó có phải là chứng cứ hay không, có
giá trị chứng minh hay không và quyết định có sử dụng hay không. T ại phiên tòa,
những người tham gia tố tụng này có quyền phát biểu quan điểm của mình trong việc
đánh giá chứng cứ nhưng sự đánh giá của họ không có ý nghĩa quyết định đối với việc
giải quyết vụ án.
Nhóm những người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ trong vụ án là người làm
chứng, người phiên dịch, người giám định. Nhữ ng người này tham gia vào hoạt động
chứng minh theo sự triệu tập của Tòa án, nhằm giúp hoạt động chứng minh được khách
quan, thuận lợi. Những người này không có thẩm quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ mà chỉ là những người có trách nhiệm giúp các chủ thể tiến hành các hoạt
động đó nên họ không phải là chủ thể chứ ng minh.
- Thứ hai, phương tiện chứ ng minh:
Tội phạm là một hiện tượng tồn tại khách quan, trong m ối quan hệ tác động qua

lại với các sự vật khác, hành vi phạm tội luôn để lại nhữ ng dấu vết nhất định trong thế


11

giới khách quan dưới dạng dấu vết vật chất hoặc dấu vết phi vật chất (các thông tin về
tội phạm). Khi các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập các dấu vết đó một cách hợp
pháp và sử dụng để làm sáng tỏ sự thật của vụ án thì chúng trở thành chứng cứ trong vụ
án hình sự. Về bản chất, chứng cứ chính là những thông tin phản ánh sự kiện phạm tội,
những thông tin này đư ợc chứa đựng dưới những hình thức khác nhau mà khoa học
luật tố tụng hình sự gọi là nguồn chứng cứ. “C hứng cứ là phương tiện duy nhất được
cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để chứ ng minh trong tố tụng hình sự” [53, tr.151].
Các thông tin, tài liệu để có thể trở thành chứng cứ phải đảm bảo các thuộc tính
sau:
Tính khách quan: “Chứng cứ là những gì có thật”, tồn tại khách quan, không ph ụ
thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Các thông tin, tài liệu, đồ vật về vụ án đã bị
làm sai lệch, không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì không phải là chứng cứ.
Tính khách quan là thu ộc tính không thể thiếu của chứng cứ, bởi sự thật của vụ án chỉ
có thể được tái hiện lại m ột cách khách quan khi các phương tiện được sử dụng để thực
hiện điều đó phải đảm bảo tính khách quan.
Tính liên quan: Những thông tin, tài liệu, đồ vật dù có thật như ng không có liên
quan đến vụ án thì không được coi là chứng cứ. Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở
việc chứng cứ đó trực tiếp hoặc gián tiếp xác định các tình tiết của đối tượng chứng
minh. C hỉ những thông tin, tài liệu, đồ vật được “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực
hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng
đắn vụ án” mới liên quan đến vụ án và có thể trở thành chứng cứ trong vụ án.
Tính hợp pháp: Tính hợp pháp của chứ ng cứ đòi hỏi chứng cứ phải được thu thập,
kiểm tra, đánh giá theo trình tự, thủ tục luật định và phải được xác định bằng nguồn
tương ứng theo quy định của pháp luật.

Chứng cứ được xác định bằng những nguồn sau:
- Vật chứng: Là vật thể chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết
vụ án, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định;
- Lời khai của những người liên quan: Là lời trình bày c ủa những người tham gia
tố tụng về những tình tiết có liên quan đến vụ án;


12

- Kết luận giám định: “Là đánh giá cụ thể bằng văn bản của người có trình độ
chuyên môn về vấn đề khoa học, kỹ thuật tương ứng liên quan đến vụ án hình sự được
cơ quan tiến hành tố tụng trưng c ầu” [53, tr. 176]. Vì vậy, đây là một nguồn chứng cứ
quan trọng, có giá trị chứng minh rất cao.
- Biên bản hoạt động tố tụng và các tài liệu, đồ vật khác: Trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự, có rất nhiều các hoạt động tố tụng được tiến hành và khi tiến hành
các hoạt động này, theo quy định của BLTTHS, các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải
lập biên bản. Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể nhận được các tài liệu, đồ
vật do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp. Tất cả các thông tin được ghi, thể hiện
trong các biên bản tố tụng, tài liệu, đồ vật đó đều có thể được coi là chứng cứ nếu thỏa
mãn đầy đủ ba thuộc tính của chứng cứ.
Phương tiện chứng minh trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự không chỉ
giới hạn trong những chứng cứ đã được thu thập từ những giai đoạn tố tụng trước có
trong hồ sơ vụ án, mà còn bao g ồm cả những chứng cứ mới được thu thập trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa.
- Thứ ba, m ục đích chứng minh
M ục đích c ủa hoạt động chứng minh trong giai đoạn XXSTVAHS không nằm
ngoài m ục đích cơ bản của quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, đó là xác định
sự thật của vụ án m ột cách khách quan, toàn diện và đầy đủ để giải quyết đúng đắn vụ
án hình sự; qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ của tố tụng hình sự là bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công

dân và tổ chức…
Tuy nhiên, mỗi giai đoạn tố tụng có những nhiệm vụ riêng, được quyết định bởi
mục đích cụ thể của hoạt động chứng minh trong giai đoạn tố tụng đó. Trong giai đoạn
khởi tố, hoạt động chứng minh nhằm xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm
để ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình
sự; hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra nhằm xác định có tội phạm và bị can
hay không để ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều
tra; trong giai đoạn truy tố hoạt động chứng minh nhằm xác định tội trạng của bị can,
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị can và những tình


13

tiết khác có ý nghĩa đ ối với việc giải quyết vụ án để căn cứ vào đó VKS ban hành bản
cáo trạng truy tố bị can, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc quyết định đình
chỉ, tạm đình chỉ vụ án. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, hoạt động chứng minh nhằm
xác định đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó ban hành bản án,
quyết định giải quyết vụ án hình sự một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
- Thứ tư, về những vấn đề cần chứng minh:
+ Đối tượng chứng minh:
“Đối tượng chứ ng minh là tất cả những tình tiết phải đư ợc xác định, đảm bảo cho
việc giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự” [53, tr. 162]. M ỗi vụ án
hình sự xảy ra trên thực tế đều có những tình tiết khác nhau, không vụ án nào hoà n
toàn giống vụ án nào. T uy nhiên, trong tất cả các vụ án hình sự đều có những điểm
chung nhất định, trên cơ sở đó, nhà làm luật đã xây dựng quy định về những vấn đề cần
phải chứng m inh trong vụ án hình sự. Đ ối tượng chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS không nằm ngoài những vấn đề cần phải chứng minh trong các vụ án
hình sự, bao gồm:
* Nhóm những tình tiết thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm, như: Có hành vi
phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi

phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay
vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; m ục đích, động cơ phạm tội;
* Nhóm những tình tiết ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt, như:
Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và
những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành
vi phạm tội gây ra;
* Nhóm những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án như: M ối
quan hệ giữa người làm chứng với những người tham gia tố tụng trong vụ án, yêu cầu
của người bị hại; các tình tiết liên quan đến việc xử lý vật chứng...
Riêng đối với những vụ án có người chưa thành niên phạm tội, ngoài việc phải
làm rõ những vấn đề nêu trên, chủ thể chứ ng minh còn phải xác định thêm những tình
tiết khác gồm: Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về


14

hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay
không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Để giải quyết đúng đắn, khách quan, toàn diện vụ án hình sự, cần phải xác định
đầy đủ các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh, không được coi trọng hay xem nhẹ
tình tiết nào.
+ Giới hạn chứ ng minh:
Trong quá trình chứng minh án hình sự, các chủ thể chứ ng minh không chỉ phải
trả lời câu hỏi: “Cần làm rõ những tình tiết nào của vụ án?”, mà còn phải trả lời câu
hỏi: “Cần bao nhiêu chứng cứ để làm rõ m ột tình tiết thuộc đối tượng chứng minh?”.
Trả lời câu hỏi thứ nhất, chủ thể chứng minh xác định được đối tượng chứng minh. Trả
lời câu hỏi thứ hai chính là để chủ thể chứng minh xác định giới hạn chứ ng minh. Tính
toàn diện của hoạt động chứng minh phụ thuộc vào việc xác định đối tượng chứng
minh, còn tính đầy đủ hoạt động chứng mi nh lại do việc xác định giới hạn chứng minh
quyết định. “Thông thường, giới hạn chứ ng minh đư ợc hiểu là ranh giới của việc thu

thập và nghiên cứu những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. N hư vậy, xác định giới hạn
chứng minh chính là xác định ranh giới c ủa việc thu thập và nghiên cứu nhữ ng tình tiết
đó ở mức độ đủ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án theo đúng yêu cầu của pháp
luật” [9, tr. 16]. Chỉ khi các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập đủ chứng cứ để có thể
đưa ra kết luận về việc tồn tại hay không tồn tại của các yếu tố thuộc đối tượng chứng
minh thì mới có thể có nhận thức đầy đủ và toàn diện về sự thật khách quan của vụ án
và trên cơ sở đó đưa ra quyết định giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Tuy nhiên, “đủ” vốn là một khái niệm định tính, trừu tượ ng. Hơn nữa, bản thân
mỗi chứ ng cứ có giá trị chứng minh khác nhau, có khả năng làm sáng tỏ ở mức độ khác
nhau những tình tiết của vụ án, cho nên, nội dung, diễn biến của mỗi vụ án khác nhau
đòi hỏi số lượng chứng cứ khác nhau để làm sáng tỏ một tình tiết nhất định thuộc đối
tượng chứng minh. Vì vậy, chúng ta không thể xác định được một số lượng chứng cứ
cụ thể cho phép làm sáng tỏ một tình tiết nào đó thuộc đối tượng chứng minh để áp
dụng chung cho tất cả các vụ án. Để giải quyết vấn đề này, trong từng vụ án cụ thể, các
chủ thể chứng minh phải dựa vào các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình


15

sự, niềm tin nội tâm , ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa để quyết định cần thu thập,
nghiên cứu những chứ ng cứ nào để làm rõ từng tình tiết và toàn bộ các tình tiết thuộc
đối tượng chứng minh của vụ án đó.
Việc xác định đúng đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh giúp cho hoạt
động chứng minh vụ án hình sự được thực hiện một cách có định hướng, nhanh chóng,
tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo đạt được m ục đích xác định sự thật của vụ án m ột
cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
- Thứ năm, nội dung của hoạt động chứng minh
Là một phần của quá trình chứng minh vụ án hình sự, hoạt động chứng minh
trong giai đoạn XXSTVAHS cũng bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh
giá chứng cứ. Nội dung của từng hoạt động cụ thể nêu trên sẽ được chúng tôi phân tích

chi tiết tại m ục 1.2 của Luận văn này.
Qua những nội dung phân tích ở trên, có thể rút ra khái niệm về hoạt động chứng
minh trong giai đoạn XXSTVAHS như sau: Hoạt động chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ của K SV, TP, HT theo
quy định của PLTTHS, nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn
diện và đầy đủ, đảm bảo cơ sở cần thiết cho việc ban hành bản án, quyết định phù hợp
để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
1.2. Đặc điểm và nội dung của hoạt động chứng minh trong giai đoạn
XXSTVAHS
1.2.1. Đ ặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn X XSTVAHS

Giai đoạn XXSTVAHS có thể được chia thành hai giai đoạn nhỏ là giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (CBXXST) và phiên tòa sơ th ẩm, hoạt động chứng
minh trong hai giai đoạn này có sự khác nhau về tính chất, chủ thể và trình tự,
thủ tục cũng như có những điểm khác với hoạt động chứng minh ở các giai đoạn
tố tụng khác.


16

Giai đoạn CBXXST bắt đầu từ ngày TA thụ lý hồ sơ vụ án đến trước ngày
mở phiên tòa (trường hợp TA ra một trong các quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì giai đoạn này kết thúc
khi các quyết định nêu trên được ban hành). Xuất phát từ ý nghĩa của giai đoạn
CBXXST là để cho các chủ thể tiến hành những công việc cần thiết phục vụ cho
việc mở phiên tòa, hoạt động chứng minh của các chủ thể chứng minh ở giai
đoạn này mang tính chất sơ bộ, nhằm chuẩn bị cho hoạt động chứng minh chính
thức, công khai tại phiên tòa.
Phiên tòa hình sự sơ thẩm với sự điều chỉnh của các nguyên tắc xét xử công
khai, xét xử tập thể, xét xử trực tiếp, liên tục và bằng lời nói; và với sự tham gia

đầy đủ của các chủ thể đại diện cho các chức năng tố tụng đã khiến cho hoạt
động chứng minh tại phiên tòa có những điểm khác biệt so với hoạt động chứng
minh trong các giai đo ạn tố tụng khác. Ở các giai đoạn tố tụng trước, hoạt động
kiểm tra và đánh giá chứng cứ chủ yếu diễn ra trong tư duy của các chủ thể tiến
hành tố tụng mà không có sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội với
sự chứng kiến của bên thứ ba làm trọng tài để đưa ra kết luận như tại phiên tòa,
kết quả của hoạt động chứng minh cũng không được công bố công khai rộng rãi.
Trong khi đó, quá trình chứng minh tại phiên tòa là một cuộc điều tra công khai;
việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ được tiến hành theo theo trình tự, thủ
tục luật định; kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ của các chủ thể chứng minh
được công bố công khai và sử dụng làm căn cứ cho các nhận định, kết luận hoặc
quyết định của họ. Phán quyết của HĐXX vừa là kết quả, vừa là văn bản kết thúc
toàn bộ quá trình chứng minh. Các đặc điểm này cho phép hoạt động chứng
minh tại phiên tòa nói riêng và hoạt động chứng minh trong giai đoạn


17

XXST VAHS nói chung đ ạt hiệu quả cao nhất trong việc xác định sự thật khách
quan của vụ án.
1.2.2. N ội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn X XSTVAHS
1.2.2.1. Thu thập chứng cứ
“Thu thập chứng cứ là việc cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp và
phương pháp theo quy định của pháp luật để phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản
các thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án phục vụ cho việc giải quyết vụ án”
[34, tr. 65]. Trong đó, phát hiện chứng cứ là tìm ra những nguồn lưu giữ thông tin về
vụ án; ghi nhận chứng cứ là mô tả, sao chép những thông tin từ các nguồn lưu giữ
thông tin về vụ án để đưa vào hồ sơ vụ án; thu giữ chứng cứ được thực hiện đối với
những chứng cứ tồn tại dưới hình thức là vật và cần phải thu giữ để đảm bảo tính
nguyên vẹn của thông tin, phục vụ cho hoạt động kiểm tra và đánh giá chứng cứ; bảo

quản chứng cứ chính là bảo vệ tính nguyên vẹn của chứng cứ, không để chứng cứ bị
mất mát, hư hỏng, biến dạng, sai lệch.
Chứng cứ trong vụ án hình sự được chứa đựng bởi nhiều nguồn khác nhau, và
giữa các chứng cứ và nguồn chứng cứ có sự khác nhau về hình thức phản ánh, không
gian tồn tại, kích thước, trọng lượng... D o đó, để thu thập chứng cứ hiệu quả, các chủ
thể chứng minh cần áp dụng nhiều biện pháp thu thập khác nhau phù hợp với đặc điểm
của từng loại nguồn chứng cứ. Các biện pháp thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự
bao gồm: Triệu tập để hỏi những người biết về vụ án; tiến hành các hoạt động điều tra
khác như khám nghiệm hiện trường, khám xét, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, xem
xét dấu vết trên thân thể, trưng cầu giám định...; yêu cầu các cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân cung cấp tài liệu, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ nội dung vụ án; tiếp nhận
tài liệu, đồ vật, thông tin liên quan đến vụ án do các cơ quan, tổ chức cá nhân chủ động
cung cấp.


18

Hoạt động thu thập chứng cứ ở các giai đoạn tố tụng trước có thể được các chủ
thể chứng minh tiến hành bằng tất cả các biện pháp nêu trên, nhưng trong giai đoạn
XXSTVAHS, do chức năng tố tụng và hạn chế trong khả năng thu thập chứng cứ của
Tòa án, nên hoạt động thu thập chứng cứ chỉ được thực hiện bằng các biện pháp: hỏi và
nghe những người tham gia tố tụng trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án và
tiếp nhận chứng cứ do họ cung cấp, trưng cầu giám định. Tòa án không đư ợc phép và
không thể tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao mà chỉ cơ quan điều tra và điều tra viên m ới có thể tiến hành được, như:
Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực
nghiệm điều tra... Phạm vi thu thập chứng cứ trong giai đoạn XXSTVAHS cũng rất
hẹp, phần lớn các chứng cứ của vụ án đã được thu thập trong các giai đoạn tố tụng
trước, chỉ số ít chứng cứ mang tính chất mới được thu thập ở giai đoạn này.
Hoạt động thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình

sự (CBXXSTVAHS) của TP chủ tọa phiên tòa là rất thụ động, xuất hiện trong một số ít
trường hợp người tham gia tố tụng chủ động cung cấp chứng cứ cho Tòa án trước khi
mở phiên tòa. V ề nguyên tắc, những người tham gia tố tụng có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan trong vụ án có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong bất cứ giai đoạn tố tụng
nào. N gười bào chữa còn có quyền thu thập những tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan
đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những
người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo nếu không thuộc bí mật N hà nước, bí mật công tác sau đó giao cho cơ quan tiến
hành tố tụng. Tuy nhiên, thực tế là người tham gia tố tụng không hề được thông báo về
thời điểm TA thụ lý vụ án, thường chỉ đến khi nhận được giấy triệu tập đến phiên tòa
họ mới biết hồ sơ vụ án đã được chuyển sang TA, khi đó giai đoạn chuẩn bị xét xử đã
sắp kết thúc, do vậy họ thường thực hiện quyền cung cấp tài liệu đồ vật tại phiên tòa.
Việc thu thập chứng cứ của TA chủ yếu được thực hiện tại phiên tòa, thông qua
thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tục xét hỏi tại phiên tòa. Trước khi kết thúc thủ tục bắt


19

đầu phiên tòa, HĐXX phải giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ, thông qua
đó có thể thu thập thêm những tài liệu, đồ vật do người tham gia tố tụng giao nộp hoặc
triệu tập thêm người làm chứng để xét hỏi theo yêu cầu của người tham gia tố tụng.
Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa thực chất là quá trình điều tra công khai về vụ án, HĐXX,
KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi và nghe bị cáo,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
đến vụ án, người làm chứng và người giám định trình bày về những vấn đề có liên
quan đến vụ án; bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những
tình tiết cần làm sáng tỏ. Qua đó HĐXX có thể phát hiện thêm những chứng cứ mới
chưa được thu thập trong những giai đoạn tố tụng trước. Trong trường hợp kết luận
giám định có trong hồ sơ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giám định hoặc có mâu thuẫn

với các chứ ng cứ khác có trong hồ sơ vụ án thì HĐXX có thể quyết định trưng cầu
giám định bổ sung hoặc giám định lại.
1.2.2.2. Kiểm tra chứ ng cứ
Kiểm tra chứng cứ là hoạt động của người tiến hành tố tụng trên cơ sở các quy
định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định tính khách quan, liên quan và hợp pháp
của các thông tin, tài liệu, đồ vật đã được thu thập. Chỉ các thông tin, tư liệu có đủ ba
thuộc tính đó thì m ới được coi là chứng cứ. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được
phép dựa vào những chứng cứ đã qua kiểm tra để ban hành quyết định xử lý vụ án để
đảm bảo tính đúng đắn của quyết định. Việc kiểm tra chứng cứ bao gồm kiểm tra từng
tài liệu, đồ vật và so sánh các tài liệu, đồ vật với nhau để xác định xem các thông tin
mà các tài liệu, đồ vật đó cung cấp có đủ ba thuộc tính của chứng cứ hay không, có phù
hợp với nhau hay không.
Kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn XXSTVAHS là hoạt động xem xét của TP,
HT, KSV đối với toàn bộ chứng cứ về vụ án được thu thập trong quá trình điều tra
cũng như được bổ xung tại phiên tòa nhằm xác định tính hợp pháp, tính liên quan và
tính khách quan của chúng. Hoạt động kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn
CBXXSTVAHS và tại phiên tòa sơ thẩm khác nhau về tính chất, chủ thể, cách thức.


20

Trong giai đoạn C BXXSTVAHS hoạt động kiểm tra chứng cứ chỉ do TP, HT đơn
phương tiến hành thông qua nghiên cứu hồ sơ, nhằm kiểm tra sơ bộ các tài liệu đã
được thu thập có trong hồ sơ vụ án, để xem các thông tin mà các tài liệu đó chứa đựng
có đủ điều kiện để được coi là chứng cứ để có thể sử dụng làm căn cứ cho các phán
quyết của TA hay không. Người tham gia tố tụng hầu như không tham gia vào hoạt
động kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn C BXXSTVAHS vì h ọ không thể tiếp cận hồ sơ
vụ án. Chỉ có người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể đọc, ghi
chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa hoặc
việc bảo vệ quyền lợi của đương sự.

Hoạt động kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa được thực hiện công khai, do KSV và
HĐXX tiến hành với sự tham gia đầy đủ của nhữ ng người tham gia tố tụng thông qua
thủ tục xét hỏi tại phiên tòa. Bằng việc hỏi và nghe lời trình bày c ủa bị cáo, người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vu
án, người làm chứng, người giám định; xem xét vật chứng; xem xét tại chỗ; công bố
các tài liệu của vụ án... mọi chứng cứ đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa.
Qua đó, HĐXX, KSV và những người tham gia tố tụng có thể xem xét để kiểm tra các
thuộc tính của toàn bộ những chứng cứ đã được thu thập trong giai đoạn điều tra cũng
như những chứng cứ m ới được đưa ra tại phiên tòa, làm cơ sở cho hoạt động đánh giá
chứng cứ.
1.2.2.3. Đánh giá chứng cứ
Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn XXSTVAHS là hoạt động tư duy của KSV,
TP, HT trên cơ sở quy định của pháp luật, nhằm xác định giá trị ch ứng minh của từng
chứng cứ và toàn bộ các chứng cứ đã được thu thập. Đây là một khâu phức tạp trong
quá trình chứng minh vụ án hình sự, các chủ thể tiến hành tố tụng sử dụng kết quả đánh
giá chứng cứ làm cơ sở cho các kết luận, quyết định giải quyết dứt đi ểm vụ án. Do đó,
hơn bao giờ hết, hoạt động đánh giá chứ ng cứ trong giai đoạn XXSTVAHS phải được
thực hiện một cách cẩn trọng, triệt để tuân thủ các nguyên tắc: Đánh giá chứng cứ độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật; đánh giá chứng cứ phải trên cơ sở quy định của pháp
luật; đánh giá chứng cứ trên cơ sở ý thức pháp luật chủ nghĩa với tinh thần trách nhiệm


×