Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGÔ TOÀN TH ẮNG

PHÒNG NG ỪA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐO ẠT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố HÀ NỘI

Chuyên ngành: T ội phạm học và điều tra tội phạm
M ã số: 60 38 70

LUẬN VĂN TH ẠC SĨ LUẬT H ỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA H ỌC: TS. LÊ ĐĂNG DOANH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Ngô Toàn Thắng



LỜI CẢM Ơ N
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo đang công tác
và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội cũng các bạn học đã quan tâm,
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – hiện
đang công tác tại trường Đại học Luật Hà Nội – là người hướng dẫn khoa học
đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.


DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

HSST

: Hình sự sơ thẩm

LĐCĐTS

: lừa đảo chiếm đoạt tài sản

NXB

: Nhà xuất bản

TAND


: Tòa án nhân dân

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TS

: Tiến sĩ


MỤC LỤC
PHẦ N M Ở ĐẦU

1

PHẦ N NỘ I DUNG

6

Chƣơng I. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội

6

1.1. Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

thành phố Hà Nội


6

1.2. Diễn biến của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

thành phố Hà Nội

16

1.3. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành

phố Hà Nội

20

1.4. Tính chất của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

thành phố Hà Nội

35

Chƣơng II. Nguyên nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hà Nội

38

2.1. Nguyên nhân xuất phát từ những tác động tiêu cực của yếu tố kinh tế
- xã hội

38


2.2. Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố tâm lý xã hội và công tác giáo dục

42

2.3. Nguyên nhân xuất phát từ những thiếu sót, tồn tại trong công tác
quản lý kinh tế, quản lý hành chính và quản lý trật tự, an toàn xã hội

46

2.4. Nguyên nhân xuất phát từ những hạn trong công tác tuyên truy ền,
phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật

50

Chƣơng III. M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

53

3.1. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong thời gian tới

53

3.2. M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

56

PHẦ N KẾT LU ẬN


66


1

PHẦN M Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông H ồng, ít núi, có nhiều
2

sông, diện tích hơn 3300 km , gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành,
nằm tiếp giáp với 8 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, H òa Bình,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ở vị trí thuận lợi như vậy, nên nhiều đời nay
Hà Nội luôn là một trong nhữ ng trung tâm kinh tế, văn hóa của đất nước.
Những năm gần đây, thực tiễn xét xử cho thấy, tình hình tội LĐCĐTS trên
địa bàn thành phố Hà N ội đã và đang có xu hư ớng gia tăng. Trong một số lĩnh
vực, tội phạm này gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tài sản. Nhiều vụ án lừa đảo
không những gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn gây dư luận xấu trong nhân dân,
làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hà N ội.
Điển hình m ột số vụ như Lê Hồng Bàng lừa đảo hơn 270 người với tổng số tiền
lên tới 340 tỉ đồng (2011) [19], hay v ụ L ý Thị Trúc Quỳnh lừa đảo hơn 22,5 tỉ
đồng (2010) [16], vụ án Đoàn Vũ Thanh N ghĩa lừa đảo hơn 40 tỉ đồng (2010)
[18]… nhữ ng con số về tài sản bị chiếm đoạt thậm chí lớn hơn cả tổng thu ngân
sách hàng năm của một số tỉnh.
Có thể nói, tội LĐCĐTS xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thực tiễn
công tác đấu tranh phòng ngừa tội LĐCĐTS trong thời gian qua ở trên bình diện
cả nước nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, tuy cũng đã đư ợc các
cấp, các ngành quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều nguyên nhân từ chủ quan và
khách quan nên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. C ó thể thấy rằng dù số vụ và

số bị cáo của tội LĐCĐTS chiếm tỉ lệ không phải là cao nhất trong nhóm các tội
xâm phạm sở hữu, nhưng thiệt hại vể tài sản gây ra là lớn nhất trong nhóm tội
này.
Các giải pháp đấu tranh phòng ngừa tội LĐCĐTS về mặt khoa học tuy đã
nhận được một số bài viết quan tâm , nhưng các công trình nghiên c ứu chưa


2

nhiều, nhất là trong lĩnh vực tội phạm học và trong phạm vi địa bàn thành phố Hà
Nội.
Với những vấn đề thực tế nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố H à N ội” trong điều kiện
hiện nay là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của lý luận và thực tiễn, nhằm phòng ngừa
loại tội phạm này và góp phần phát triển kinh tế thủ đô bền vững, xứng đáng là
trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại trường Đại học Luật Hà Nội, các công trình nghiên cứu về tội
LĐCĐTS hầu hết đều là các khóa luận tốt nghiệp. C ông trình lớn nhất nghiên
cứu về tội LĐCĐTS là Luận án tiến sĩ c ủa TS. Lê Đăng Doanh về “Đấu tranh
phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” [6].
Ở trong nước, các bài nghiên cứu về tội LĐCĐTS cũng có một số bài viết về
tội phạm này, tuy nhiên tất cả đều nghiên cứu trong lĩnh vực Luật hình sự, phân
tích luận cứ pháp luật trong một tình huống cụ thể, có rất ít bài viết nghiên cứu
chuyên sâu về lĩnh vực tội phạm học. Trong m ột số lĩnh vực khác, trong T ạp chí
Công an nhân dân, T ạp chí Kiểm sát, Tạp chí T òa án cũng có một số bài viết về
nghiệp vụ điều tra để đấu tranh với tội LĐCĐTS, ví dụ như bài viết “Bàn về việc
giải quyết những vụ lừa đảo trên thẻ của người nước ngoài” của tác giả Vũ
Trọng Thưởng ở Tạp chí kiểm sát [34], hoặc các bài viết trên lĩnh vực Luật hình

sự của tác giả Lương Quốc Phòng [7], Nguyễn Văn Lam [14] ...
Như vậy, việc nghiên cứu tội LĐCĐTS trên khía cạnh luật hình sự và điều
tra hình sự cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau,
nhưng trong lĩnh vực tội phạm học thì tội phạm này chưa được nghiên cứu nhiều,
nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn


3

Với đề tài là “Phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hà Nội”, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ và m ục đích nghiên cứu sau
đây:
Một là, cần nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về tình hình tội LĐCĐTS trên
địa bàn thành phố Hà N ội, qua đó đánh giá đúng tình hình tội phạm này trên địa
bàn thành phố Hà Nội;
Hai là, từ phân tích tình hình tội phạm , đúc kết tìm ra nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tội phạm LĐCĐTS trong khoảng thời gian gần đây (2007 -2011);
Ba là, từ những nguyên nhân trên, đề xuất những giải pháp có tính định
hướng để phòng ngừa tội LĐCĐTS, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công
tác phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để đạt được m ục đích trên, nhiệm vụ của luận văn cần giải quyết là:


Đánh giá tình hình tội LĐCĐTS trong phạm vi từ năm 2007 -2011,

trên cơ sở các số liệu thực tế được thống kê và thu thập trong quá trình nghiên
cứu, để từ đó tìm ra những đặc điểm, tính chất và quy luật diễn biến của tội
LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội.



Phân tích làm rõ nguyên nhân phạm tội cũng như cơ chế hình thành

hành vi phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà N ội.


Đề xuất m ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội

phạm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn này thuộc chuyên ngành tội phạm học, vì vậy đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của luận văn là tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Trong đó, chủ yếu nghiên cứu các số liệu thống kê về vụ án, con người
phạm tội LĐCĐTS. Đ ồng thời, nghiên cứu các vụ án thực tế để rút ra các đặc
điểm về tình hình tội phạm từ đó tìm ra nguyên nhân của tội LĐCĐTS trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Luận văn còn nghiên cứu các hoạt động phòng ngừa


4

LĐCĐTS và hạn chế của công tác này trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
gian từ 2007 đến 2011.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tình hình tội LĐCĐTS ở địa bàn
thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2007-2011, với số liệu thực tiễn của TAND
thành phố Hà Nội trong 5 năm liên tục để đánh giá và rút ra các kết luận khoa
học và quy luật diễn biến của tội phạm. Đồng thời, qua đó tìm ra nguyên nhân
của tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ những nguyên nhân đã đư ợc
tìm ra ở trên, chúng tôi đề xuất m ột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

tác phòng ngừa tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Luận văn này sử dụng số liệu thống kê xét xử HSST của TAND thành phố
Hà Nội và TAND tối cao. Các số liệu đều đã được tổng kết sau khi sáp nhập
thành phố Hà Nội, phù hợp với đơn vị hành chính mới.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
M ác- Lênin, lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa
các hiện tượng, sự vật, giữa con người với xã hội; đồng thời dựa trên quan điểm
của Đảng và Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở phương pháp luận về phòng ngừa tội phạm của Đảng và Nhà
nước ta, luận văn đã sử dụng chủ yếu các phương pháp thống kê, phân tích, so
sánh. Với phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu số liệu thống kê tội phạm của
TAND tối cao và TAND thành phố Hà Nội và hơn 100 bản án thực tế chúng tôi
đã thu thập được của TAND thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 5 năm từ
2007 - 2011.

6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu so sánh với các công trình của các tác giả khác,
chúng tôi nhận thấy luận văn có những điểm m ới sau đây:


5



Luận văn đã đánh giá tình hình tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành

phố Hà N ội một cách toàn diện, có hệ thống và có căn cứ khoa học, dựa trên cơ
sở lý luận và những số liệu khảo sát thực tiễn (2007 -2011). Trong đó đã nêu bật

được những diễn biến mới về các thủ đoạn lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản nảy
sinh trong điều kiện cơ chế thị trường và trong quá trình hội nh ập kinh tế quốc tế
của Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà N ội


Luận văn phân tích và xác định được những nguyên nhân và nhữ ng cơ

chế tác động làm phát sinh tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà N ội.


Qua đánh giá hoạt động phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn

thành phố Hà nội trong giai đoạn 2007-2011, chúng tôi làm rõ nhữ ng bất cập,
hạn chế của công tác này. Đ ồng thời đề xuất m ột số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà N ội.


Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình

phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS, chúng tôi đưa ra các kiến nghị về công tác tổ
chức hành chính, đề nghị cải cách và sửa đổi các quy định nhằm tạo thuận lợi
cho quá trình phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm này trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, phần nội dung của luận văn
được chia làm 3 chương:

Chƣơng I. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Chƣơng II. N guyên nhân tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hà Nội
Chƣơng III. M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu phòng ngừa
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.


6

CHƢƠNG I
TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO C HIẾ M ĐOẠT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN T HÀNH PH Ố HÀ NỘI
Theo Giáo sư TS. N guyễn N gọc Hòa: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu
thế vận động c ủa các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy
ra trong đơn vị không gian và đơn v ị thời gian nhất định” [12, tr. 203], với cách
hiểu này, chúng ta nghiên cứu xu thế vân động của tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2007 – 2011.

1.1. Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2007 - 2011)
1.1.1. Số vụ và số ngƣời phạm tội LĐCĐTS đã đƣợc xét xử có trong
thống kê


Số vụ và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS

Bảng 1.1. Số vụ và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS đã bị xét xử sơ thẩm trên
địa bàn thành phố Hà N ội (2007-2011)
Năm


Số vụ

Số bị cáo

2007

194

257

2008

236

335

2009

291

399

2010

278

361

2011


284

364

Tổng số

1.283

1.716

256,6

343,2

Trung bình/năm

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống kê theo mẫu 1A)
Theo số liệu của TAND thành phố Hà Nội (bảng 1.1) cho thấy, trung bình
mỗi năm có hơn 250 vụ án với gần 350 bị cáo phạm tội LĐCĐTS được đưa ra


7

xét xử. Năm thấp nhất có 194 vụ với 257 bị cáo, năm cao nhất có 291 vụ và 399
bị cáo. Trong 5 năm 2007 – 2011, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tất cả 1716
bị cáo bị đưa ra xét xử trong 1283 vụ án, trung bình khoảng 1,34 bị cáo/vụ.
Trong năm 2009, số lượng án LĐCĐTS ở thành phố Hà N ội tăng vọt so
với năm 2008, thậm chí cao hơn cả những năm sau là 2010 và 2011; điều này
cũng phù hợp với mặt bằng tội phạm LĐCĐTS chung của cả nước: trong năm

2009, số lượng tội phạm tăng mạnh cả về số vụ và số bị cáo (xem bảng 1.5)
Biểu đồ 1.1. Số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn thành phố
Hà Nội (2007-2011)

450
400
350

300
250

Số vụ

Số người

200
150
100
50
0
2007

2008

2009

2010

2011


(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống kê theo mẫu 1A)
Thông số về số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm có trong số liệu
thống kê đã phản ánh cơ bản về lượng của tình hình tội phạm LĐCĐTS. Đây là
phần tội phạm rõ, có trong thống kê chính thức của TAND thành phố Hà Nội và


8

là phần quan trọng nhất trong bức tranh tổng thể thực trạng của tình hình tội
phạm hàng năm của loại tội phạm này.
Xét về số vụ và số người phạm tội, ngoài năm 2009 số lượng vụ và số tội
phạm có tăng vọt thì số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS không có xu hư ớng
giảm. T uy vậy, cũng không có xu thế tăng vọt mà chỉ tăng chậm theo từng năm.
Từ những số liệu trên cho thấy, công tác phòng ngừa tội phạm cũng có nhữ ng
hiệu quả nhất định, tuy chưa giảm được tội phạm LĐCĐTS nhưng đã góp phần
kìm hãm sự gia tăng của tội phạm này.


Hệ số tội phạm của tội LĐCĐTS

Bảng 1.2. Hệ số về số vụ và số ngư ời phạm tội LĐCĐTS trên địa bàn
thành phố Hà N ội (2007-2011)
Tổng số

Tổng số

Dân số hàng

Hệ số về số vụ


Hệ số về số

vụ phạm

người phạm

năm (triệu

phạm

người phạm

tội

tội

người)

tội/100.000 dân

tội/100.000 dân

2007

194

257

6,23


3,11

4,13

2008

236

335

6,38

3,70

5,25

2009

291

399

6,47

4,50

6,17

2010


278

361

6,56

4,24

5,50

2011

284

364

6,72

4,23

5,42

256,6

343,2

6,47

3,96


5,30

Năm

Trung
bình/năm

(Nguồn: thống kê dân số từng năm của tổng c ục thống kê [27])
Hệ số tội phạm là tỉ lệ giữa số vụ, số người phạm tội đã xảy ra với số
lượng dân cư nhất định trong khoảng thời gian và địa phương nhất định. Nhìn
vào hệ số tội phạm cho phép chúng ta đánh giá đầy đủ hơn thực trạng c ủa tình
hình tội phạm trong từng năm, từng thời điểm nghiên cứu vào trong từng địa
phương c ụ thể. Hệ số tội phạm tội LĐCĐTS được chúng tôi xác định trên cơ sở


9

số vụ và số người phạm tội đã được xét xử hàng năm và tính theo tỉ lệ trên
100.000 dân, trong mối tương quan với dân số trong thời kỳ 2007-2011.
Qua hệ số tội phạm của tội LĐCĐTS cho chúng ta biết mức độ thực tế của
thực trạng tình hình tội phạm ở các thời điểm khác nhau. Hệ số của tội LĐCĐTS
ở thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian 2007-2011 là 3,96 vụ và 5,30 người
trên 100.000 dân. So sánh trên bảng số liệu ta thấy, trong 2 năm cuối hệ số vụ và
người phạm tội đều lớn hơn con số trung bình này khá nhiều, chứng tỏ loại tội
phạm này vẫn có xu hướng tăng, mặc dù năm 2011 có giảm hơn năm 2010 m ột
chút, nhưng số vụ và số bị cáo đều tăng.
Theo bảng thống kê hệ số trên ta thấy: hệ số tội phạm tội LĐCĐTS trong
khoảng thời gian 5 năm gần đây có sự khác biệt rất lớn qua các năm: năm thấp
nhất là 3,11 vụ với 4,13 người trên 100.000 dân, trong khi năm nhiều nhất là 4,50
vụ và 6,17 người trên 100.000 dân, con số này phản ánh sự chênh lệch lớn trong

công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong các năm. N ếu không kể năm 2009
số lượng án tăng vọt thì khoảng cách lớn nhất và thấp nhất trong các năm còn lại
cũng khá lớn: sự chênh lệch đều hơn 1 vụ/năm và 1 người/năm, chứng tỏ loại tội
phạm này trong thực tế đấu tranh còn rất khó khăn, chưa có dấu hiệu giảm bớt.


Tỉ lệ về số vụ và số ngƣời ph ạm tội LĐCĐTS trong nhóm tội xâm

phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố H à Nội
Để làm rõ hơn thực trạng của tình hình tội LĐCĐTS, chúng tôi nghiên cứu
tỉ lệ về số vụ và số người phạm tội trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt, từ đó đánh giá một cách đầy đủ hơn về mức độ của tội LĐCĐTS xảy
ra trong “bức tranh” chung của nhóm tội xâm phạm sở hữu nói riêng và của tình
hình tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Hà N ội.


10

-

Tỉ lệ về số vụ phạm tội

Bảng 1.3. T ỉ lệ số vụ LĐCĐTS trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt (2007-2011)
Tổng số vụ xâm
Năm

Tỉ lệ % số vụ
Số vụ phạm tội


phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt

LĐCĐTS

phạm tội
LĐCĐTS

2007

2.091

194

9,28

2008

1.961

236

12,03

2009

2.635

291


11,04

2010

2.014

278

13,80

2011

2.111

284

13,45

Tổng

10.812

1.283

11,87

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống kê theo m ẫu 1A)
Với tội LĐCĐTS, chúng tôi không tính tỉ lệ số vụ phạm tội trong nhóm tội
xâm phạm sở hữu nói chung mà chỉ tính tỉ lệ so với nhóm tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt tài sản, bao gồm: tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm

đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản; tội LĐCĐTS; tội trộm cắp tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản. Trong đó tính tỉ lệ số vụ LĐCĐTS so sánh với tổng số vụ phạm tội
của nhóm tội có tính chiếm đoạt.
Chúng tôi không so sánh tỉ lệ tội LĐCĐTS với tổng thể nhóm tội xâm
phạm sở hữu vì trong các tội xâm phạm sở hữu theo BLHS bao gồm nhiều loại
tội phạm khác như: vô ý gây thiệt hại nghiê m trọng tài sản, thiếu trách nhiệm gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước… tuy cùng xâm phạm đến quyền sở


11

hữu nhưng các tội trên không có tính chiếm đoạt, thì nguyên nhân phạm tội có sự
khác biệt rất lớn, giải pháp phòng ngừa của những tội phạm đó cũng cần có
những đặc thù riêng. Vì vậy, chúng tôi chỉ so sánh số vụ phạm tội LĐCĐTS với
nhóm tội xâm phạm sở hữ u có tính chiếm đoạt, nhằm làm rõ tỉ lệ của tội phạm
này trong nhóm tội phạm có cùng tính chất, từ đó đánh giá chính xác hơn thực
trạng của tội LĐCĐTS.
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ số vụ phạm tội LĐCĐTS trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt (2007-2011)

.

Tổng số vụ lừa đảo chiếm
đoạt tài sản (11,87%)

Tổng số vụ lừa đảo chiếm
đoạt tài sản (11,87%)

(Nguồn: TAND thành phố H à N ội thống kê theo m ẫu 1A)

Với việc chiếm hơn 10% tổng số vụ phạm tội trong nhóm các tội xâm
phạm sở hữu tài sản có tính chiếm đoạt, tội LĐCĐTS chỉ đứng sau tội trộm cắp
tài sản và tội cướp tài sản trong nhóm tội này. Từ tình trạng đó đã nêu lên yêu
cầu cần thiết của việc phòng ngừa tội phạm LĐCĐTS trong th ời gian hiện nay.


12

-

Tỉ lệ về số người phạm tội

Bảng 1.4. Tỉ lệ số người phạm tội LĐCĐTS trong nhóm tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố H à N ội (2007-2011)

Tổng số bị cáo các
tội xâm phạm sở

Năm

Tổng số bị cáo trong

hữu có tính chiếm
đoạt

các vụ phạm tội
LĐCĐTS

Tỉ lệ % số bị cáo
phạm tội LĐCĐTS


2007

3.150

257

8,16

2008

3.471

335

9,65

2009

3.849

399

10,37

2010

3.127

361


11,54

2011

3.362

364

10,83

Tổng

16.959

1.716

10,12

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống kê theo m ẫu 1A)
Số bị cáo phạm tội LĐCĐTS cũng chiếm tỉ lên hơn 10% trong tổng số tội
phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. S ố vụ án và số người phạm tội
LĐCĐTS đứng thứ ba trong số những người phạm tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt với tỉ lệ trên 10% (sau tội trộm cắp tài sản và cướp tài sản).
 So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội LĐC ĐTS tại thành phố Hà
Nội với số vụ và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS trên phạm vi toàn quốc
Chúng tôi so sánh tỉ lệ phần trăm số vụ phạm tội và số người phạm tội
LĐCĐTS ở Hà Nội và toàn quốc, để có cái nhìn rõ hơn về tình hình tội phạm
LĐCĐTS trên địa bàn thành phố Hà Nội:



13

Bảng 1.5. So sánh số vụ và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS tại phành phố Hà
Nội với số vụ và số bị cáo phạm tội LĐCĐTS trên phạm vi toàn quốc

Tỉ lệ %
số vụ
phạm tội
LĐCĐTS

Số người
phạm tội
LĐCĐTS
trên địa
bàn thành
phố Hà
Nội

Số người
phạm tội
LĐCĐTS
trên phạm
vi toàn
quốc

Tỉ lệ %
số người
phạm tội
LĐCĐTS

trên địa
bàn thành
phố Hà
Nội

1.755

11,05

257

2.416

10,64

236

1.663

14,19

335

2.277

14,71

2009

291


1.852

15,71

399

2.486

16,05

2010

278

1.671

16,64

361

2.263

15,95

2011

284

1.765


16,09

364

2.377

15,31

Tổng
số

1283

8.706

14,74

1716

11.819

14,52

Năm

Số vụ
phạm tội
LĐCĐTS
trên địa

bàn thành
phố Hà
Nội

Số vụ phạm tội
lừa LĐCĐTS
trên phạm vi
toàn quốc

2007

194

2008

(Nguồn: TAND tối cao thống kê theo mẫu 1A)
Với số lượng vụ phạm tội và số người phạm tội như trên, trung bình trong
khoảng thời gian 2007-2011 trên phạm vi toàn quốc, hệ số tội phạm của tội
LĐCĐTS trên 100.000 dân là 2,02 về số vụ và 2,73 về số người phạm tội. Các
con số này thấp hơn nhiều so với hệ số tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn thành phố
Hà Nội (các con số tương ứng là 3,96 và 5,30).
Chúng ta có thể thấy, trong tổng số các vụ án LĐCĐTS, thì số người
phạm tội LĐCĐTS của thành phố Hà N ội chiếm tỉ lệ khá cao với xấp xỉ 15%
toàn quốc mặc dù dân số chỉ chiếm khoảng 8% dân số cả nước. Điều này cho
thấy, tỉ lệ tội phạm LĐCĐTS ở thành phố Hà Nội là khá cao. Dù Hà N ội là trung
tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước, dân trí ở thành phố Hà Nội cũng
được đánh giá ở mức cao so với mặt bằng chung, tuy nhiên số lượng tội phạm


14


LĐCĐTS vẫn xảy ra khá nhiều. N hư vậy, có thể giúp chúng ta rút ra được kết
luận: tình hình dân trí không ảnh hưởng nhiều đến tội phạm LĐCĐTS, tỉ lệ người
phạm tội ở Hà Nội chiếm tỉ lệ cao bởi do sự hoạt động giao lưu kinh tế của thủ
đô Hà Nội vừa đa dạng vừa phức tạp, nên có nhiều điều kiện cho tội LĐCĐTS
phát sinh.

1.1.2. Số vụ và số ngƣời phạm tội LĐCĐTS không có trong số
liệu thống kê


Sai số do thống kê về số vụ án

Có vụ án một người phạm tội nhưng có rất nhiều nạn nhân bị LĐCĐTS,
thực hiện trên địa bàn không chỉ thành phố Hà N ội mà có thể lan cả sang các xã,
huyện lân cận thành phố Hà Nội, với hàng chục, hàng trăm nạn nhân và như thế
đáng được coi là hàng trăm vụ phạm tội khác nhau. Ta không nên g ộp lại việc
lừa nhiều người thành một vụ án, bởi khi làm như vậy dẫn tới sai lầm trong việc
đánh giá tình hình tội phạm. N hưng theo cách th ống kê hiện nay, việc đưa bị cáo
ra xét xử một lần được coi là một vụ, từ đó có thể thấy rằng có sự sai số rất lớn
trong thống kê tội phạm này.
Trong thực tế, sai số thống kê là điều không thể tránh khỏi, có thể do lỗi
chủ quan hoặc khách quan. C húng ta chỉ có thể hi vọng sự chính xác tương đối
của các số liệu thống kê, chúng ta không có cơ sở để xác định tỉ lệ chính xác của
các con số thống kê này.


Phần ẩn của tội phạm LĐCĐTS

Theo cuốn “T ội phạm học nhập môn” của tác giả TS. Dương Tuyết M iên,

tội phạm ẩn được hiểu “là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên
thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thầm quyền hoặc chưa bị
phát hiện (một cách chính thức), và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có trong
thống kê hình sự chính thức” [3, tr. 203]. Theo quan điểm này thì không có khái
niệm “tội phạm ẩn thống kê”, vì cho rằng tội phạm đã được xét xử nhưng không
có trong thống kê thì bản chất vẫn là tội phạm rõ, chẳng qua là vì nhữ ng lý do


15

nhất định mà không có trong th ống kê của ngành Tòa án nên chúng ta chỉ nên coi
đó là sai số thống kê chứ không phải tội phạm ẩn. C húng tôi đồng tình với quan
điểm này của TS. Dương Tuyết M iên.
Theo chúng tôi, việc đánh giá mức độ ẩn của tội phạm LĐCĐTS có độ
chính xác không cao. Dù là áp dụng bảng hỏi điều tra xã hội học hay dựa trên bất
kỳ con số thống kê nào cũng khó xác định được mức độ ẩn của tội phạm. Theo
nghiên cứu của TS. Lê Đăng Doanh thì tỉ lệ tội phạm ẩn của tội LĐCĐTS vào
khoảng 30% - 40% [6, tr. 29], tuy nhiên con số này cũng chỉ là ước lượng. Theo
đánh giá của chúng tôi, mức độ ẩn của tội phạm LĐCĐTS không cao như nhữ ng
tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản, hoặc các tội phạm về kinh tế khác, nhưng khó
phát hiện hơn những tội phạm có tính chiếm đoạt khác như cướp tài sản, trộm
cắp tài sản… Chúng tôi không đưa ra ư ớc lượng mức độ ẩn của tội phạm
LĐCĐTS mà tập trung hơn vào lý giải nguyên nhân ẩn của tội phạm này.
Tình trạng tội phạm ẩn của tội LĐCĐTS có thể xuất phát từ m ột số
nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, do người bị hại không tố giác tội phạm, không trình báo do thiệt
hại không lớn, sợ bị trả thù, hoặc không tin vào lực lượng c ông an có khả năng
tìm ra thủ phạm, hoặc không không biết mình là nạn nhân hay ngại thủ tục phiền
hà hoặc do m uốn tự dàn xếp [29, tr. 39], mặt khác lý do ẩn còn có thể là do số
tiền bị lừa đảo là số tiền bất hợp pháp nên không dám tố giác người phạm tội …

Hai là, lợi dụng đặc điểm tâm lý của người bị hại muốn lấy lại tài sản,
người phạm tội LĐCĐTS thường hứa hẹn sẽ trả lại và nạn nhân m ong muốn lấy
lại tài sản nên đã không tố giác.
Ba là, do cơ quan bảo vệ pháp luật thiếu trách nhiệm trong việc điều tra,
xử lý tội phạm, hoặc do năng lực hạn chế mà không phát hiện được vụ LĐCĐTS .
Ngoài ra, cũng có thể do phải tập trung lực lượng xử lý các vụ việc khác quan
trọng hơn nên đã không chú ý xử lý những vụ LĐCĐTS có mức độ nghiêm trọng
không lớn…


16

1.2. Diễn biến của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn thành phố Hà Nội (2007 – 2011)
1.2.1. Diễn biến về số vụ và số ngƣời phạm tội LĐCĐTS trên địa
bàn thành phố Hà Nội (2007 -2011)


Mức tăng, giảm bình quân hàng năm và m ức tăng, giảm so với

năm 2007 về số vụ và số ngƣời phạm tội
Bảng 1.6. Mức tăng, giảm bình quân hàng năm và m ức tăng, giảm so với
năm 2006 về số vụ và số bị cáo LĐ CĐTS

Năm

Số vụ

M ức tăng, giảm hàng


Số người

năm so với năm 2007

phạm tội

M ức tăng giảm
hàng nằm so
với năm 2007

2007

194

100

257

100

2008

236

121,65

335

130,35


2009

291

150,00

399

155,25

2010

278

143,30

361

140,47

2011

284

146,39

364

141,63


(Nguồn: thống kê của TAND thành phố Hà Nội theo mẫu 1A)
Biểu đồ 1.3. Xu hướng diễn biến của số vụ và số người phạm tội LĐCĐTS
(2007-2011)
200
150
Số vụ

100

Số người
50
0
2007

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: thống kê của TAND thành phố Hà Nội theo mẫu 1A)


17

Dựa vào bảng 1.6 và biểu đồ 1.3 ta có thể thấy xu hướng tăng của tội
phạm LĐCĐTS trong giai đoạn 2007 - 2011 cả về số vụ và số người. Tuy nhiên,
mức tăng này không lớn. Năm có mức tăng cao nhất là 2009 so với năm 2008. Số

vụ và số người phạm tội trong năm 2010 có giảm đi so với năm 2009 nhưng sau
đó lại tăng nhẹ vào năm 2011.

1.2.2. Diễn biến về một số đặc điểm khác của tình hình tội phạm
LĐCĐTS


Diễn biến về mức hình phạt đối với ngƣời phạm tội LĐCĐTS

Bảng 1.7. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội (2007 -2011)
Số người bị

Số người bị

Số người bị

Số người bị

phạt tù từ 3

phạt tù từ

phạt tù từ

tháng đến 3

trên 3 năm

trên 7 năm


năm

đến 7 năm

đến 15 năm

áp dụng các
Năm

hình phạt
không tước

Số người bị
phạt tù trên

tự do

15 năm
hoặc chung
thân

2007

69

107

44

20


9

2008

89

102

88

35

15

2009

126

143

54

47

23

2010

125


124

43

56

10

2011

113

136

52

45

14

Tổng

522

612

281

203


71

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống theo mẫu 1A )
Trong khoảng thời gian 2007-2009, khi vẫn áp dụng BLHS 1999 chưa sửa
đổi, đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn có hình phạt tử hình, tuy nhiên
trên thực tế không có án tử hình nào trong thời gian này.
Ở phần này, chúng tôi gộp chung số người phạm tội bị áp dụng các hình
phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ vào phần những bị cáo bị áp


18

dụng các hình phạt không tước tự do, bởi các hình phạt này đều đã thể hiện bị
cáo phạm tội ở mức độ nhẹ.
Để thấy rõ hơn diễn biến về mức hình phạt đối với tội phạm LĐCĐTS,
chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.4. Diễn biến về mức hình phạt đối với tội LĐCĐTS trong thời
gian 2007-2011
160
140

Số người bị áp dụng các
hình phạt không tước tự
do

120

Số người bị phạt tù từ 3
tháng đến 3 năm


100

Số người bị phạt tù từ trên
3 năm đến 7 năm

80
60

Số người bị phạt tù từ trên
7 năm đến 15 năm

40
Số người bị phạt tù trên
15 năm hoặc chung thân

20

0
2007

2008

2009

2010

2011

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội án HSST theo mẫu 1A)

Nhìn vào diễn biến của mức hình phạt, ta có thể thấy cũng có những
khoảng cách sai lệch nhất định trong hình phạt áp dụng đối với các bị cáo: mức
hình phạt từ 7 đến 15 năm và trên 15 năm, chung thân không có nh ững biến động
lớn; nhưng ở mức hình phạt không tước tự do, hình phạt tù đến 3 năm và tù 3 đến
7 năm ở giai đoạn 2007-2009 có sự khác biệt rất lớn: trong khi số người bị áp
dụng mức hình phạt tù từ 3 đến 7 năm tăng đột biến ở năm 2008 thì số người bị
áp dụng mức hình phạt tù dưới 3 năm lại giảm. Trong hai năm 2010 – 2011, số


19

người bị áp dụng các mức hình phạt tù trên 15 năm và chung thân có xu hư ớng
gia tăng.
Thông qua mức hình phạt đối với các bị cáo cho thấy, tính chất, mức độ
nguy hiểm của các vụ phạm tội LĐCĐTS ngày càng nghiêm trọng, nhất là nhữ ng
năm gần đây. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra trong
những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, nhiều vụ lừa đảo có giá trị đặc biệt
lớn, ví dụ như vụ việc vợ chồng Phạm T hị C hinh- Nguyễn Ngọc C húc ở quận
Cầu Giấy, Hà N ội hiện đã bị khởi tố và điều tra về tội LĐCĐTS hơn 600 tỉ đồng.


Diễn biến về số ngƣời phạm tội LĐCĐTS có tình tiết tái phạm, tái

phạm nguy hiểm
Bảng 1.8. Tỉ lệ bị cáo tái phạm, tái phạm nguy hiểm

Năm

Tổng số bị cáo


Số bị cáo có tình tiết

Tỉ lệ % số bị cáo có

tái phạm , tái phạm

tình tiết tái phạm, tái

nguy hiểm

phạm nguy hiểm

2007

257

28

10,89

2008

335

10

2,99

2009


399

16

4,01

2010

361

13

3,60

2011

364

13

3,57

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống kê HSST theo mẫu 1A )
Nhìn vào bảng 1.8, ta có thể thấy được rằng tỉ lệ bị cáo có tình tiết tái
phạm, tái phạm nguy hiểm có xu hướng giảm dần theo thời gian, trừ năm 2008 là
mức thấp nhất, còn lại năm sau đều thấp hơn năm trước. Đây có thể coi là điều
đáng mừng đối với công tác phòng ngừa tội phạm.


20


1.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản
1.3.1. Cơ cấu phản ánh qua mức độ nguy hiểm của tội phạm
Bảng 1.9. Tỉ lệ số người phạm tội là loại tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm
trọng và tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng (2007-2011)
Số người

Số người phạm
Tỷ lệ %

Năm

Tổng

phạm tội ít

số

nghiêm trọng

người

và nghiêm

Tỉ lệ %
tội rất nghiêm

trong


trong

trọng và đặc

tổng số
người

trọng

tổng số
biệt nghiêm

người

trọng

2007

249

220

88,35

29

11,65

2008


329

279

84,80

50

15,20

2009

393

323

82,19

70

17,81

2010

358

292

81,56


66

18,44

2011

360

301

83,61

59

16,39

Tổng

1.689

1.415

83,78

274

16,22

(Nguồn: TAND thành phố H à Nội thống kê án HSST theo mẫu 1A)
Về tính chất và mức độ nguy hiểm của vụ phạm tội, qua số liệu thống kê

tại bảng 1.9 có thể đánh giá chung trong giai đoạn 2007 - 2011 có khoảng 84%
số vụ phạm tội LĐCĐTS là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và
khoảng 16% số vụ phạm tội là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, số vụ phạm tội rất nhiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tuy không
chiếm tỉ lệ cao về số vụ, nhưng lại gây hậu quả rất lớn về tài sản khi có vụ chiếm
đoạt hàng trăm tỉ đồng như vụ Lê Hồng Bàng [19].


×