Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khảo sát khả năng sản xuất của lợn rừng và lợn rừng lai tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.99 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HÙNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN RỪNG VÀ LỢN RỪNG LAI
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HÙNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA LỢN RỪNG VÀ LỢN RỪNG LAI
TẠI HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN ĐÌNH THẮM

THÁI NGUYÊN - 2014



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực do chúng tôi, cũng như sự hợp tác
tập thể trong và ngoài cơ quan khảo sát nghiên cứu và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hùng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
quý báu của Nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng tới PGS.TS. Phan Đình Thắm,
TS. Dương Mạnh Hùng đã động viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Phòng Quản lý đào tạo sau đại
học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên

cứu và bảo vệ thành công luận văn này.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng người thân đã
động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Hùng


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 3
1.1.1. Lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương .................................................. 3

1.1.2. Cơ sở khoa học của việc cho lai tạo giữa lợn đực rừng và lợn
nái địa phương .............................................................................................. 4
1.1.3. Cơ sở khoa học về đặc điểm di truyền các tính trạng năng suất sinh
sản của lợn ..................................................................................................... 6
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái.................... 21
1.1.5. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn............................................ 25
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 29
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................ 29
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................... 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33


iv

2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 33
2.4. Thời gian nghiên cứu............................................................................. 33
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 33
2.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 40
3.1. Kết quả khảo sát khả năng năng sản xuất của lợn rừng, lợn địa
phương và lợn rừng lai F1 (RxĐP) ............................................................... 40
3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai F1 và F2 .............................. 53
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm.............................................. 54
3.2.2. Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của lợn thí nghiệm ...................... 56
3.2.3. Khả năng tiêu thụ thức ăn trên ngày của lợn thí nghiệm ..................... 60
3.2.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ................................................... 61
3.2.5.Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn thí nghiệm ..................................... 62

3.2.6. Kết quả khảo sát năng suất thịt lợn ..................................................... 63
3.3. Hạch toán kinh tế................................................................................... 65
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 67
1. Kết luận.................................................................................................... 67
2. Đề nghị..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 69


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- ĐP

:

Lợn địa phương

- KLCS

:

Khối lượng cai sữa

- KLSS

:

Khối lượng sơ sinh


- KL21

:

Khối lượng 21 ngày

- SCCS

:

Số con cai sữa

- SCSS

:

Số con sơ sinh

- SCSSS

:

Số con sơ sinh sống

- SC21

:

Số con 21 ngày



vi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn ............................................ 40
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu về số lượng lợn con đẻ ra và tỷ lệ nuôi sống
của lợn con ................................................................................. 44
Bảng 3.3: Khối lượng lợn con qua các kỳ cân .............................................. 45
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái rừng Thái Lan
theo lứa đẻ .................................................................................. 47
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái địa phương theo
lứa đẻ.......................................................................................... 48
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(♂ rừng x
♀ địa phương) theo lứa đẻ .......................................................... 50
Bảng 3.7: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (n = 20 con) ................... 54
Bảng 3.8: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) ............................. 57
Bảng 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm ..................................... 59
Bảng 3.10: Tiêu thụ thức ăn/ ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)........... 60
Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm............. 61
Bảng 3.12: Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm .................... 62
Bảng 3.13: Kết quả mổ khảo sát ................................................................... 63
Bảng 3.14: Sơ bộ hạch toán cho một con lợn thịt (rừng lai) thương phẩm F1 ..... 65
Bảng 3.15: Sơ bộ hạch toán cho một con lợn thịt (rừng lai) thương phẩm F2 ..... 65


vii

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 3.1: Số con ở các thời điểm theo lứa đẻ của các loại lợn theo dõi ........ 51
Hình 3.2: Số con sơ sinh sống của lợn theo lứa đẻ........................................ 53
Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm.............................. 56
Hình 3.4: Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm .......................... 57
Hình 3.5: Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm............................ 59


1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, chăn
nuôi lợn có một vị trí quan trọng. Đó là nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ
trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp các sản phẩm
phụ như: thịt, da, mỡ cho ngành công nghiệp chế biến, ngoài ra, còn là nguồn
cung cấp phân hữu cơ rất lớn cho ngành trồng trọt.
Lợn được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, vì chúng có những đặc điểm
ưu việt, đó là: Sử dụng được nhiều loại thức ăn, khả năng sinh sản, cho thịt
cao. Ngoài ra, thịt lợn cũng phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng, vì có
giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa.
Việc tăng nhanh đàn lợn hướng nạc có khả năng sinh trưởng nhanh, tỉ lệ
nạc cao, sức sinh sản tốt đủ đáp ứng nhu cầu thịt nạc của người tiêu dùng được
nhà nước quan tâm, khuyến khích tuy nhiên việc chăn nuôi lợn ngoại, lợn lai
kinh tế (♂ ngoại x ♀ nội) yêu cầu đầu tư chăn nuôi cao, do con giống và thức
ăn chăn nuôi giá cao đồng thời việc không chủ động giống, phải nhập giống từ
ngoài đến không quản lý được dịch bệnh dẫn đến rủi ro trong chăn nuôi cao
nên chưa thực sự phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các hộ dân miền núi tỉnh
Bắc Kạn.

Người tiêu dùng ngày nay hướng tới nguồn thịt có chất lượng cao và
đảm bảo về an toàn sinh học. Từ thực tiễn trên ở các tỉnh miền núi phía Bắc các
hộ chăn nuôi đã nhập giống lợn rừng Thái Lan được nuôi thuần ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Đồng Nai về nuôi tại địa phương. Giống lợn này và con lai
giữa lợn rừng và lợn địa phương có khả năng sinh trưởng chậm, nhưng lại có
ưu điểm: Sức chống chịu bệnh tốt, sử dụng được nhiều loại thức ăn có sẵn tại
địa phương, chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Điều này rất phù hợp
với điều kiện chăn nuôi và khả năng đầu tư của các hộ nông dân miền núi.


2

Với điều kiện của miền núi, đặc biệt huyện Ngân Sơn - Bắc Kạn phong
trào nuôi lợn rừng và lợn rừng lai đang phát triển, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, xã hội của địa phương. Để đánh giá khả năng sinh sản, sức sản xuất và
hiệu quả kinh tế, để có khuyến cáo giống trong chăn nuôi, tăng thu nhập, phát
triển kinh tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát khả năng sản
xuất của lợn rừng và lợn rừng lai tại huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn"
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được về sức sinh sản của lợn rừng, lợn rừng lai F1(♂ rừng x
♀ địa phương).

- Đánh giá được sức sản xuất của lợn rừng lai F1(♂ rừng x ♀ địa
phương), lợn F2(♂ rừng x ♀ F1) làm cơ sở cho việc khuyến cáo phát triển
chăn nuôi ở khu vực miền núi tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Sơ bộ có số liệu khách quan về chọn giống lợn nuôi cho phù hợp với
điều kiện thực tế của người dân miền núi.
- Cung cấp số liệu chăn nuôi lợn địa phương, lợn rừng và lợn rừng lai
cho công tác nghiên cứu, học tập và giảng dạy.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương
* Lợn rừng Thái Lan
Lợn rừng (Sus Scrofa), ở châu Âu gọi là (Sus scrofa ferus) và châu Á
(Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus) là tổ tiên của lợn nhà hiện nay. Căn
cứ vào hình dáng của tai, người ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ châu Âu
và châu Á thành hai loại: Lợn tai dài và lợn tai ngắn. Hiện tại lợn rừng vẫn
còn ở khắp vùng rừng châu Âu và châu Á. Những năm gần đây, do nhu cầu
và thị hiếu của người tiêu dùng, ở Việt Nam cũng như một số nước như Trung
Quốc, Thái Lan, đã tiến hành thuần hóa và nuôi dưỡng lợn rừng từ hơn 20
năm nay, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người chăn nuôi. Theo
Lê Đình Phùng và cs, (2011) [27], lợn rừng Thái Lan có đầu nhỏ, thon dài, có
viền trắng hai bên má, tai nhỏ vênh và hướng về phía trước. Màu lông trên cơ
thể lợn rừng không đồng nhất; lông bờm tốt và cứng, ở con đực phát triển hơn
con cái, một gốc chân lông có 3 ngọn chụm lại thành cụm. Lợn rừng mới sinh
toàn thân có 6 sọc chạy dọc hai bên mình từ gốc tai đến khấu đuôi, sau 5-6
tháng tuổi các sọc này mất hẳn và toàn thân phủ màu đen hoặc nâu đậm. Lợn
rừng đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, là loài càm con, nuôi
con khéo. Năng suất sinh sản của lợn rừng Thái Lan thấp. Mỗi lứa đẻ khoảng
5,87 con, đến 24 giờ còn 5,2 con/lứa, khối lượng sơ sinh trung bình 0,37
kg/con. Số con cai sữa ở 120 ngày tuổi đạt 4,43 con/lứa và 13,83 kg/con.
Khoảng cách lứa đẻ 229,3 ngày.
* Lợn địa phương nuôi tại Ngân Sơn
Theo Lê Viết Ly (1994) [21]. Dựa vào màu sắc lông da có thể chia làm

3 nhóm như sau:
Nhóm đen tuyền:


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×