Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella và tác dụng của chế phẩm Biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.88 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THỊ XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN SALMONELLA VÀ TÁC DỤNG
CỦA CHẾ PHẨM BIOVET ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG, PHÒNG BỆNH THƯƠNG HÀN
Ở GÀ NUÔI TẠI HUYỆN YÊN LẠC
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 62 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên

ỜI CAM ĐOAN

Thái Nguyên, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của cán bộ Viện Khoa học sự sống
Đại học Thái Nguyên, các cơ sở chăn nuôi và bạn bè đồng nghiệp về các số liệu và
kết quả nghiên cứu. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, mọi
trích dẫn chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình


nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Đào Thị Xuân


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang
Tuyên - Phó Viện trưởng Viện Khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên. Thầy đã
tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này. Đồng thời tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, cán bộ kĩ
thuật tại bộ môn Công nghệ vi sinh, Công nghệ sinh học, Viện Khoa học sự sống đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệm của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại
Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn động viên và giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tác giả

Đào Thị Xuân


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3
1.1. Bệnh thương hàn ở gà....................................................................................3
1.1.1. Căn bệnh................................................................................................3
1.1.2. Triệu chứng ...........................................................................................5
1.1.3. Bệnh tích ...............................................................................................5
1.2. Đặc điểm của vi khuẩn salmonella ................................................................6
1.2.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................6
1.2.2. Đặc điểm nuôi cấy .................................................................................7
1.2.3. Đặc tính sinh hóa ...................................................................................8
1.2.4. Sức đề kháng .........................................................................................9
1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella................................................10
1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella ....................................................13
1.3. Tình hình nghiên cứu salmonella ở gà .........................................................17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu Salmonella trên thế giới.....................................18
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Salmonella trong nước.......................................22
1.4. Đặc điểm của probiotic và chế phẩm biovet.................................................25
1.4.1. Chế phẩm probiotic..............................................................................25
1.4.2. Chế phẩm Biovet .................................................................................26

Chương 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 31
2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................31


iv

2.1.1. Điều tra tình hình dịch tễ gà mắc bệnh thương hàn ..............................31
2.1.2. Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella
spp từ gà mắc bệnh thương hàn .............................................................31
2.1.3. Xác định độc lực các chủng Salmonella phân lập được ........................31
2.1.4. Đánh giá tác dụng của chế phẩm Biovet ..............................................31
2.1.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị.....................................................31
2.2. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu .......................................................31
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................31
2.2.2. Nguyên liệu, dụng cụ và trang thiết bị..................................................31
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................32
2.3.1. Phương pháp điều tra ...........................................................................32
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu ..........................................................................32
2.3.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Salmonella spp ....................33
2.3.4. Phương pháp giám định các đặc tính sinh hóa......................................34
2.3.5. Phương pháp nhuộm Gram ..................................................................35
2.3.6. Phương pháp xác định serotype của các chủng Salmonella phân lập được.....36
2.3.7. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn phân lập được ........37
2.3.8. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella gallinarum pullorum ...........................................................39
2.3.9. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác dụng của chế phẩm Biovet........41
2.3.10. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà ...............................43
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................. 44

3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch tễ gà mắc bệnh thương hàn nuôi trên một số
xã của huyện Yên Lạc ........................................................................................44
3.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã..................44
3.1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi ................46
Bảng 3.2. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi ..................................47
3.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ.................48
3.1.4. Kết quả tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi .....49
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn salmonella .........................................................50


v

3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm .............50
3.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp. ở một số cơ
quan phủ tạng của gà bệnh.....................................................................53
3.3. Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và sinh hóa của các chủng
salmonella phân lập............................................................................................54
3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng salmonella phân lập được............57
3.5. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn salmonella gallinarum - pullorum ...59
3.5.1. Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella
gallinarum pullorum..............................................................................60
3.5.2. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella gallinarum-pullorum
phân lập được ........................................................................................62
3.6. Đánh giá tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng và phòng
bệnh thương hàn ở gà .........................................................................................64
3.6.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ...........64
3.6.2. Tác dụng của chế phẩm Biovet đến tỷ lệ nuôi sống và phòng bệnh
thương hàn ở gà.....................................................................................69
3.6.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Biovet đến số lượng vi khuẩn Salmonella ...71
3.7. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị ............................................................71

3.7.1. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
Salmonella phân lập được.....................................................................72
3.7.2. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà..................75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 79


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGA

:

Brilliant Green Agar

BPW

:

Buffered Pepton Water

CNTY

:

Chăn nuôi thú y

Cs


:

Cộng sự

DPF

:

Delayer Permebility Factor

DT104

:

Definitive phage Type 104

ĐC

:

Đối chứng

FAO

:

Food and Agricultural Organization

InvA


:

Invasion A

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

KHKTNN

:

Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp

LPS

:

Lypopolysacharide

Nxb

:

Nhà xuất bản

PCR


:

Polymerase Chain Reaction

RPF

:

Rapid Permebility Factor

TN

:

Thí nghiệm

WHO

:

World Health Organization

S

:

Salmonella

Stn


:

Salmonella toxin

TT

:

Thể trọng

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

XLD

:

Xylose Lysine Deoxychlate


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng cấu trúc kháng nguyên của một số loài Salmonella ....................... 37
Bảng 2.2. Trình tự các cặp mồi và kích cỡ sản phẩm để xác định một số yếu
tố gây bệnh của Salmonella phân lập được. ........................................... 38
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo

CCLS (1999) ......................................................................................... 40
Bảng 3.1. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã............................................ 44
Bảng 3.2. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi .......................................... 47
Bảng 3.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ........................................... 48
Bảng 3.4: Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi .................. 50
Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân và phủ tạng........ 51
Bảng 3.6: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. ở bệnh phẩm........... 53
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuôi cấy của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được...................................................................... 55
Bảng 3.8. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn
Salmonella phân lập được...................................................................... 56
Bảng 3.9: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được ........................................................................................ 58
Hình 3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được ........................................................................................ 59
Bảng 3.10. Kết quả xác định yếu tố gây bệnh của Salmonella gallinarumpullorum bằng phản ứng PCR................................................................ 61
Bảng 3.11: Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn Salmonella
gallinarum-pullorum trên chuột bạch...................................................... 63
Bảng 3.12. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................................ 65
Bảng 3.14. Tác dụng của chế phẩm Biovet đến tỷ lệ nuôi sống và phòng bệnh
thương hàn ............................................................................................ 70
Bảng 3.15. Số lượng vi khuẩn Salmonella có trong đường ruột của gà thí nghiệm.......... 71
Bảng 3.16. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum .................................. 72
Bảng 3.17: Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà đạt kết
quả cao .................................................................................................. 75


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn gà ở 3 xã của huyện Yên Lạc...................... 46
Hình 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp từ các mẫu phân và phủ tạng .......... 52
Hình 3.3: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella ở bệnh phẩm ............ 54
Hình 3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được........................................................................................ 59
Hình 3.5: Khối lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................... 67
Hình 3.6: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm................................................. 69
Hình 3.7. Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được........................................................................................ 74
Hình 3.8. Hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà ........................ 76


1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông
nghiệp ở nước ta. Song song với việc chăn nuôi gia súc để lấy thịt, sữa, da, lông,…
thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp
những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho
các chủ hộ trang trại, gia trại, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động
nông thôn và còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, chăn
nuôi gà còn tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Khi chăn nuôi gà phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp
hơn trong đó có bệnh do vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn Salmonella gallinarumpullorum gây cho gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể lây từ gà ốm sang gà khỏe, qua
máy ấp, thức ăn, nước uống và các vật dụng chăn nuôi, nguy hiểm hơn là bệnh

truyền qua trứng. Salmonellosis cần được đặc biệt trú trọng đối với cơ sở sản xuất
con giống. Bởi lẽ bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
của đàn gà mà còn reo rắt mầm bệnh cho thế hệ sau.
Mặt khác Salmonellosis còn là nguyên nhân gây chi phí lớn về thuốc thú y,
ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và không ngừng tác động xấu tới vệ sinh
môi trường. Theo Trần Thị Hạnh và cs (1997)[8] thì việc điều trị bệnh bằng các loại
thuốc kháng sinh không chỉ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn gây ra sự tồn
dư các loại thuốc kháng sinh trong các sản phẩm gia cầm làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của cộng đồng và gây ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn.
Hiện nay, ngoài việc phòng bệnh bằng vệ sinh, bằng vaccine thì việc sử dụng
các chế phẩm vi sinh vật cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi.
Sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng
có ý nghĩa rất lớn vì ngoài cung cấp các axit amin còn làm cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột, từ đó giảm được các bệnh đường tiêu hóa, nhất là bệnh do Salmonella
gây ra. Chế phẩm hiện nay có tác dụng như vậy là chế phẩm Biovet. Chế phẩm này
góp phần cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột như Salmonella và E.coli, nâng cao
khả năng tiêu hóa và giá trị của thức ăn thông qua quá trình lên men vi sinh vật. Từ


2

đó tác dụng lên quá trình sinh trưởng, phát triển của gia cầm và hạn chế dịch bệnh,
nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn
đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thịt gà sạch bệnh, sạch vi khuẩn
Salmonella là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella,
tỷ lệ nhiễm và một số đặc tính sinh vật học cũng như vai trò gây bệnh của chúng là
việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt
hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói
riêng phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh

tranh cao trên thị trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella và tác dụng của chế phẩm
Biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau đây:
- Bổ sung thêm những hiểu biết khoa học cơ bản về đặc điểm dịch tễ học của
bệnh thương hàn ở gà.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu cho những nghiên
cứu về Salmonella trên gà nói riêng và Salmonella trên gia cầm nói chung.
- Kết quả là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng và điều trị
bệnh thương hàn ở gà.
- Là cơ sở khoa học để sản xuất và ứng dụng chế phẩm Biovet trong thực tiễn
sản xuất của ngành chăn nuôi.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella gây
bệnh thương hàn ở gà
- Đánh giá tác dụng của chế phẩm Biovet trong phòng bệnh do Salmonella
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh thương hàn cho gà đạt hiệu quả cao.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh thương hàn ở gà
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum
pullorum gây ra. Bệnh ở thể cấp tính ở gà con và mãn tính ở gà lớn. Đặc điểm của
bệnh là gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa và các cơ quan phủ tạng. Trước

đây người ta cho rằng đây là 2 loại vi khuẩn gây ra 2 bệnh khác nhau trên gà.
Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ gà con và Salmonella gallinarum gây bệnh
thương hàn gà lớn. Hiện nay người ta thấy khi phân lập căn bệnh từ gà con hoặc gà
lớn ốm đều thấy cả 2 loại vi khuẩn, kiểm tra đặc tính sinh học chúng chỉ khác nhau
ở một vài đặc tính về chuyển hóa đường. Vì thế bệnh được gọi chung là
Salmonellosis do trực khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra cho gà ở mọi
lứa tuổi (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012)[14].
1.1.1. Căn bệnh
Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum phân bố rộng rãi trong tự nhiên,
sống lâu trong phân (3 tháng) và đất nền chuồng (2 năm). Nhưng đề kháng kém với
nhiệt độ và hóa chất: ở 550 C bị tiêu diệt sau 20 phút, các chất khử trùng thông
thường như xút, phenic, formon tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.
Theo Shivaprasad và cs (1997)[62] cũng giống như các vi khuẩn khác, S. gallinarum
và S. pullorum lây truyền qua nhiều đường. Gia cầm nhiễm bệnh đóng vai trò quan
trọng lớn nhất như là vật mang trùng lây lan mầm bệnh. Vai trò đầu tiên đã được
xác nhận chính là trứng ấp bị nhiễm khuẩn lây truyền hai mầm bệnh kể trên, do sự
có mặt của S. gallinarum và S. pullorum trong các noãn hoàng trước khi trứng được
đẻ ra. Phương thức lây truyền này được xác nhận là phương thức lây truyền chính.
Sự lây truyền mầm bệnh có thể xẩy ra trong đàn gà bị mổ cắn, ăn trứng và qua
các vết thương ở da và ở bàn chân.
Phân gà nhiễm bệnh, thức ăn, nước uống và chất độn chuồng bị ô nhiễm cũng
là nguồn lây truyền mầm bệnh.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×