Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Vận dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học thơ hai cư trong chương trình ngữ văn 10 nâng cao ở THPT (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.9 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BẾ LAN DUNG

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
ĐỂ DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ TRONG CHƢƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO Ở THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BẾ LAN DUNG

VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM
ĐỂ DẠY HỌC THƠ HAI-CƢ TRONG CHƢƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10 NÂNG CAO Ở THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận
văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Bế Lan Dung
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA

KHOA CHUYÊN MÔN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

GS.TS Nguyễn Thanh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


i

/>

LỜI CẢM ƠN
Để luận văn hoàn thành và được phép bảo vệ, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành, sâu sắc đến:
- Giảng viên hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thanh Hùng - người đã dành
nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn, góp ý, chia sẻ giúp tôi có định hướng
đúng trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
- Thầy, cô phản biện - những người đã góp ý chân thành, thẳng thắn để
tôi hoàn thiện luận văn hơn.
- Các thầy cô giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng
Việt K21 - đã giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn.
- Trường trung học phổ thông Chuyên - Tuyên Quang đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm.
- Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân luôn động viên,
khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp chúng tôi hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Bế Lan Dung


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 9
7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 11
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 11
1.1.1. Khái quát về thơ hai-cư ....................................................................... 11
1.1.2. Thơ hai-cư của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và nhà thơ Yô-sa Bu-son ...... 31
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 33
1.2.1. Thơ hai-cư trong chương trình THPT và sách giáo khoa Việt Nam
hiện nay ............................................................................................... 33
1.2.2. Thực trạng việc dạy học thơ hai-cư ở trường THPT ........................... 35
1.2.3. Hứng thú nhận thức thơ hai-cư của học sinh và khả năng dạy học

thơ hai-cư của giáo viên ở trường THPT Chuyên - Tuyên Quang ..... 36
Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG HỌC SINH ĐỌC HIỂU THƠ HAI-CƢ TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO BẰNG
PHƢƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM ........................................................... 49

2.1. Dạy học tác phẩm văn chương là quá trình định hướng cho HS cách
thức đọc hiểu tác phẩm ...................................................................................... 49
2.1.1. Khái quát về vấn đề đọc hiểu .............................................................. 49
2.1.2. Hoạt động đọc hiểu văn chương là một quá trình nhận thức chủ
động, tích cực và sáng tạo để chiếm lĩnh giá trị nhân sinh và giá trị
nghệ thuật của tác phẩm ...................................................................... 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
iii
/>

2.1.3. Phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương ...................................... 52
2.2. Định hướng học sinh cách thức đọc hiểu tác phẩm văn học nước ngoài ... 56
2.2.1. Đọc hiểu văn bản VHNN qua bản dịch (dịch nghĩa, dịch thơ)
nhưng phải đảm bảo tinh thần, giá trị nguyên tác ............................... 56
2.2.2. Đọc hiểu văn bản VHNN đảm bảo đặc trưng văn hóa, hướng tới
tính dân tộc và tính nhân loại .............................................................. 57
2.2.3. Đọc hiểu VHNN theo đúng đặc trưng thể loại .................................... 57
2.2.4. Đọc hiểu tác phẩm VHNN theo tinh thần tích hợp ............................. 58
2.3. Định hướng học sinh đọc hiểu thơ Hai-cư theo phương pháp hoạt động nhóm ....... 60
2.3.1. Khái quát về phương pháp hoạt động nhóm ....................................... 60
2.3.2. Định hướng đọc hiểu thơ hai-cư theo phương pháp hoạt động nhóm ........ 66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 72

3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 72
3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm ............................................. 73

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 73
3.2.2. Thời gian thực nghiệm......................................................................... 73
3.2.3. Địa bàn thực nghiệm............................................................................ 73
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm ..................................................................... 73
3.4. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ............................................................ 89
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................... 90
3.5.1. Lập bảng so sánh đối chiếu kết quả dạy thực nghiệm theo đề tài và
dạy đối chứng .................................................................................... 90
3.5.2. Thu thập kết quả kiểm tra đánh giá học sinh sau khi dạy thực nghiệm .... 91
3.5.3. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại sau khi thực nghiệm đề tài................ 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 98
PHỤ LỤC ...............................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

iv

/>

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GV

: Giáo viên

GS

: Giáo sư


HS

: Học sinh

PGS

: Phó giáo sư

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông

TPVC

: Tác phẩm văn chương

TS

: Tiến sĩ

VHNN

: Văn học nước ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


iv

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơ hai-cư của Nhật Bản là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á
Đông vĩ đại và giàu sang. Ra đời từ khoảng thế kỉ XIII, đến thế kỷ XVII thì nó
phát triển rực rỡ, lên đến đỉnh cao trở thành một nghệ thuật quan trọng của
Nhật. Cho đến tận bây giờ, thơ hai-cư vẫn không hề lạc hậu mà còn được xem
là một nghệ thuật rất hiện đại, là thứ thơ cổ điển có ảnh hưởng đáng kể đối với
thơ ca hiện đại thế giới.
Thơ hai-cư dung hợp và kết tinh nhiều giá trị trong những dòng văn hóa
thấm sâu của phương Đông từ Ấn đến Nhật. Vì vậy ta thấy trong thể thơ có
dạng nhỏ nhắn ít lời này tinh thần Phật giáo, hơi thở Thiền mà ta vẫn bắt gặp
trong thơ văn Lý Trần của ta. Ngoài ra, hai-cư còn phảng phất hương sắc của
nghệ thuật cắm hoa ikebana và không khí trà đạo chanoyu phát triển từ thế kỷ
XIV với tinh thần căn bản là chân phương, hòa điệu và thanh tịnh. Hai-cư
chừng như cũng giấu trong nó vẻ u huyền của kịch mặt nạ Nô.
Hai-cư là thể thơ Thiền độc đáo, giàu tính trí tuệ và tinh thần nhân văn.
Vì lẽ đó, thể thơ này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở nên gần gũi với bạn
đọc khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, thơ hai-cư đã được đưa vào chương
trình học lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh có cái nhìn phong phú hơn về văn
học Nhật nói riêng và văn học thế giới nói chung. Trong bộ sách giáo khoa lớp
10 chương trình cơ bản, học sinh được đọc thêm sáu bài thơ hai-cư của nhà thơ
Ma-su-ô Ba-sô. Còn trong bộ sách giáo khoa lớp 10 chương trình Nâng cao, học
sinh được đọc hiểu 6 bài thơ hai-cư của hai tác giả tiêu biểu là Ma-su-ô Ba-sô và
Yô-sa Bu-son. Đối với học sinh, đây là một thể thơ mới, lạ, không dễ cảm nhận.
Mỗi bài thơ là một tình huống, một khung cảnh, một tâm trạng mà nếu ta không
có những kiến thức cơ bản về thể thơ, về hoàn cảnh ra đời và điển tích làm nền

cho bài thơ ấy ta không thể cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp, sự vi diệu của
tác phẩm. Hơn nữa, thời lượng dành cho việc đọc hiểu mảng thơ này không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

nhiều. Ở chương trình nâng cao, chỉ trong hai tiết học, giáo viên phải định hướng
làm sao để học sinh hiểu được giá trị của sáu bài thơ hai-cư nói riêng và từ đó
cảm nhận được vẻ đẹp của thơ hai-cư nói chung. Đó quả là một việc làm khó
khăn. Nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là giảng cho
học sinh hiểu từng bài thì trước hết, giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc phân
bố thời gian để cung cấp kiến thức cho học sinh. Không những thế, phương pháp
dạy như vậy cũng khó có thể giúp học sinh phát huy khả năng tìm tòi mở mang
kiến thức và phát huy tính chủ động của bản thân trong việc chiếm lĩnh kiến thức
bài học. Lựa chọn một phương pháp phù hợp để giúp học sinh tích cực tự học,
chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học không phải là điều dễ dàng.
Với những lí do như trên, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề nghiên cứu: "Vận
dụng phương pháp hoạt động nhóm để dạy học thơ hai-cư trong chương trình
Ngữ Văn 10 Nâng cao ở THPT".
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ hai-cư ở Việt Nam
Nền văn học Nhật Bản nói chung, thơ hai-cư nói riêng từ lâu đã được
nhiều dịch giả, giới nghiên cứu và bạn đọc trên thế giới quan tâm, trong đó có
Việt Nam. Do nhu cầu tìm hiểu tinh hoa của nền văn học Nhật Bản đã phát sinh
từ nhà trường và xã hội mà nó được đón nhận một cách nồng nhiệt.
Thơ hai-cư đến với người Việt bước đầu là từ dịch thơ rồi đi đến khám
phá nguyên lý thơ và sau cùng là sáng tác thơ theo thể hai-cư bằng tiếng Việt.
Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực không ngừng để đưa thơ hai-cư đến gần chúng ta

hơn như các cuốn sách, giáo trình, chuyên luận, chuyên khảo của một số nhà
nghiên cứu, dịch giả tiêu biểu như: Phan Nhật Chiêu, Lê Thiện Dũng, Đoàn Lê
Giang, Lưu Đức Trung...Nhật Chiêu là người có đóng góp to lớn trong việc
chuyển tải tâm hồn Nhật đến người Việt với nhiều công trình nghiên cứu về văn
học văn hoá Nhật Bản như: Thơ ca Nhật Bản [7], Văn học Nhật Bản từ khởi
thuỷ đến 1868 [8], Ba nghìn thế giới thơm [9], Nhật Bản trong chiếc gương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

soi [10]…Ngoài ra còn một số nhà nghiên cứu khác như: Lê Từ Hiển và Lưu
Đức Trung với tác phẩm: Hai-cư - Hoa thời gian [17].
Hai công trình đáng chú ý mang tính chuyên sâu về thơ hai-cư là hai
cuốn sách Ba nghìn thế giới thơm [9] , Hai-cư - hoa thời gian [17] . Cuốn
sách Ba nghìn thế giới thơm của Nhật Chiêu đã tập hợp gần như đầy đủ các
bài báo, tạp chí mà ông đã từng viết và đăng tải liên quan đến thơ hai-cư và thơ
Nhật Bản. Còn cuốn Hai-cư - Hoa thời gian của Lê Từ Hiển và Lưu Đức
Trung thì cung cấp một số kiến thức cơ bản về thơ hai-cư (nguồn gốc, cảm thức
thẩm mỹ, cấu trúc, thiên nhiên…) và một vài định hướng tiếp cận mang tính
gợi ý (tích hợp - so sánh về mặt thể loại, tri thức cửa sổ văn hóa) cho việc tiếp
cận thể loại thơ này trong chương trình THPT. Cuốn sách được chia làm ba
phần với những nội dung chính: Vài định hướng tiếp cận thơ hai-cư trong
chương trình THPT; Hương sắc hai-cư - những nẻo đường góp nhặt và Dạo
bước vườn thơ. Có thể nói, hai cuốn sách là những tài liệu tham khảo hữu ích
cho những ai yêu và muốn tìm hiểu về thể thơ độc đáo này.
Và gần đây vào tháng 11 năm 2013, chúng ta còn thấy có bài viết Thơ
hai-cư, một sáng tạo nhỏ nhắn mang tầm vóc lớn lao của GS.TS Nguyễn
Thanh Hùng đăng trên Tạp chí Thơ của Hội nhà văn Việt Nam. Bài viết đã đi

sâu nghiên cứu nguồn gốc ra đời và những đặc sắc của thơ hai-cư trong mối
liên hệ chặt chẽ với văn hóa Thiền Nhật Bản. Bài viết còn tập trung nghiên cứu
chiều sâu triết học của thơ hai-cư tương dung với tư tưởng và tư duy nhân loại.
Đồng thời, tác giả cũng đặt vấn đề về cách đọc hiểu thơ hai-cư hiệu quả. Đó
thực sự là một nghiên cứu mới mẻ và toàn diện về lí thuyết thơ hai-cư.
Ngoài ra, còn có những bài báo đăng trên các tạp chí trong nước cũng
nghiên cứu về thơ hai-cư trên nhiều khía cạnh như: “Phác thảo những nét
tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: Tuyệt cú, hai-cư và lục bát” trong cuốn
Văn học so sánh, nghiên cứu và triển vọng [24], Nguyễn Thị Thanh Chung
với So sánh chất Thiền trong thơ hai-cư Nhật Bản và thơ mang màu sắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Thiền tông ở Việt Nam [11]; Hà Văn Lưỡng với Sự biểu hiện của cái “tĩnh”
và “động” trong thơ Trần Nhân Tông và thơ Hai-cư của M.Ba-sô [21],
Nguyễn Thị Thanh Xuân với Hai-cư - Lục bát, một vài ghi nhận [34].... Nhìn
chung, các bài báo đều thông qua so sánh đối chiếu một số thể thơ để hướng
đến những khám phá mới trong quá trình tìm hiểu mối liên quan và ảnh hưởng
của các nền văn học dân tộc trên thế giới trên nhiều bình diện. Đó là các bình
diện: thi pháp lịch sử, hệ thống chủ đề - đề tài, ngôn ngữ, hệ thống hình tượng
trung tâm, hệ thống quan niệm văn học, hệ thống thể loại, dịch thuật…; Và
cũng qua đó để đi đến khẳng định những khám phá mới về thể thơ hai-cư, đặc
biệt là về phương diện nghệ thuật như: tính ngắn gọn, kiệm lời, kết cấu bỏ lửng
tạo khoảng trống... Trong bài Cấu trúc nghệ thuật thơ hai-cư [18], tác giả
Nguyễn Tuấn Khanh cũng trình bày khái quát về nguồn gốc, đặc điểm thể loại
và nhận xét về cấu trúc thơ hai-cư như sau: “Vì thơ hai-cư ngắn hơn tất cả các
thể thơ khác nên nó phải tập trung tất cả năng lực của mình vào việc gợi cảm

có khi còn hơn các thể loại khác rất nhiều... Hai-cư rất giống loại tranh thủy
mặc mà người Nhật ưa chuộng” [tr62]. Ngoài ra, hàng loạt các bài viết như:
Tìm hiểu thơ hai-cư Nhật Bản [5], Cảm nhận về thơ hai-cư [29], Thế giới
trong thơ hai-cư [22], Một số đặc điểm của thơ hai-cư Nhận Bản [20],... cũng
đã góp phần cung cấp thêm cho người đọc nhiều tri thức về thơ hai-cư.
Cũng không thể không kể đến những đóng góp của một số nhà nghiên cứu
đã dịch các tác phẩm, các công trình, cuốn sách về thơ hai-cư của các tác giả
nước ngoài, giúp độc giả có thêm nhiều tài liệu quý để nghiên cứu tham khảo, bổ
sung hiểu biết về thể thơ độc đáo này. Phan Nhật Chiêu và Lưu Đức Trung là hai
tác giả có công đầu trong việc dịch những tác phẩm thơ hai-cư như: Ba-sô và thơ
hai-cư [6]... bản dịch Hài cú nhập môn [36] ,...
Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy lịch sử nghiên cứu thơ haicư ở Việt Nam đang dừng lại ở một mức độ khiêm tốn với lượng sách ít ỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

Những công trình nghiên cứu, viết sách, viết báo và dịch thuật của các tác giả
kể trên đã cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về thơ hai-cư trên cả hai
phương diện nội dung và nghệ thuật. Nhưng cũng cho thấy những công trình
nghiên cứu về việc phương pháp dạy học thơ hai-cư như thế nào trong nhà
trường phổ thông quả thực còn rất thiếu. Điều này gây khó khăn rất lớn cho
giáo viên THPT vì thiếu những định hướng tiếp nhận và phương pháp dạy học
hiệu quả cho một nội dung vừa mới vừa khó như thơ hai-cư.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giảng dạy thơ hai-cư ở Việt Nam
Thơ hai-cư là một trong những thể loại văn học độc đáo của Nhật Bản, là
“tâm hồn Nhật Bản” bởi nó thể hiện tính xuyên suốt truyền thống trong văn hóa
Nhật. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, thể thơ này đã vượt ra ngoài biên giới
Nhật Bản và hiện nay đã trở thành một thể thơ quốc tế. Nhiều quốc gia trên thế

giới đã đưa thơ hai-cư vào chương trình giảng dạy trong nhà trường (kể cả Mĩ
và các nước Hồi giáo). Bởi thế, việc dạy và học thơ hai-cư hiện nay đang rất
được quan tâm.
Ở nước ta, dù nằm trong cùng vùng văn hóa với Nhật (văn hóa phương
Đông), nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, việc
giao lưu văn hóa với Nhật (nhất là về văn học) vẫn còn rất hạn chế. Phải đến
những năm gần đây, trong xu thế hội nhập, mối quan hệ giao lưu này mới thật
sự được chú ý. Theo đó, thơ hai-cư của Nhật mới bắt đầu được chúng ta biết
đến và trong lần thay sách giáo khoa gần đây nhất (năm 2006) đã được chính
thức đưa vào chương trình ở cấp Trung học phổ thông. Tuy nhiên, thơ hai-cư
chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm nhường (hai tiết cho SGK Ngữ Văn 10 chương
trình nâng cao với sáu bài thơ của hai tác giả Ba-sô và Bu-son; một tiết cho
SGK Ngữ văn 10 chương trình cơ bản. Và đến năm 2011, theo chương trình
giảm tải kiến thức của Bộ GD&ĐT, tiết học chính khóa về thơ hai-cư ở chương
trình cơ bản chuyển thành tiết đọc thêm) bởi nó thuộc phần những nội dung
mới và khó, không chỉ đối với học sinh mà ngay cả đối với giáo viên. Chính vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

thế, đòi hỏi một sự nỗ lực, đầu tư khá lớn của giáo viên trong việc tìm kiếm
những tài liệu định hướng về cách tiếp cận, phân tích, cắt nghĩa, bình giá thơ
hai-cư đồng thời định hướng về cách dạy học đọc hiểu phần thơ hai-cư này.
Hai-cư - Hoa thời gian [17], cuốn sách của Lê Từ Hiển (Giảng viên
Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Quy Nhơn) và PGS Lưu Đức Trung (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh) là một tài liệu cần thiết đối
với cả GV và HS. Mục tiêu đầu tiên của cuốn sách là cung cấp một số kiến thức
cơ bản về thơ hai-cư (nguồn gốc, cảm thức thẩm mỹ, cấu trúc, thiên nhiên…)

và một vài định hướng tiếp cận mang tính gợi ý (tích hợp - so sánh về mặt thể
loại, tri thức cửa sổ văn hóa) cho việc tiếp cận thể loại thơ này trong chương
trình trung học phổ thông. Bản thân mục tiêu này là đáng quý, bởi có một thực
tế cho thấy tuy thơ hai-cư đã được đưa vào chương trình ngữ văn THPT và nằm
trong phần “những nội dung mới và khó trong sách Ngữ văn 10” nhưng số đầu
sách tham khảo mang tính quy phạm về thể loại thơ này, cho cả giáo viên, sinh
viên sư phạm và học sinh rất ít. Lâu nay, những cuốn sách viết về thơ hai-cư như
Nhật Bản trong chiếc gương soi [10], Tìm hiểu thơ hai-cư Nhật Bản [5], Cảm
nhận về thơ hai-cư [29]... vẫn dừng ở mức độ giới thiệu hoặc thiên về cảm nhận
thơ hai-cư trong dòng chảy chung văn học Nhật Bản. Bên cạnh đó, cũng có
những tác phẩm thơ hai-cư đã được dịch, nhưng mức độ phổ biến hạn chế.
Trên báo “Văn học và tuổi trẻ” (Số tháng 4/2009), tác giả Lưu Đức
Trung tiếp tục đưa ra một số định hướng tiếp cận thơ hai-cư trong chương trình
Ngữ Văn THPT theo bốn bước: Tích hợp văn hóa, tiếp cận văn bản, so sánh đối
chiếu, vận dụng - thực hành.
Một số ít luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành Lí luận và
Phương pháp dạy học Văn cũng đã chọn thơ hai-cư làm đề tài nghiên cứu như:
Định hướng dạy học thơ hai-cư ở lớp 10 THPT từ góc nhìn văn hóa [1], Dạy
học thơ hai-cư trong quan hệ so sánh với thơ Thiền Việt Nam [32], Dạy học
thơ hai-cư theo thể loại ở trường THPT [2]. Trong đó, các tác giả đều khẳng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

định thơ hai-cư là một thể thơ độc đáo, thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh
thần văn hóa phương Đông nhưng cũng là thể thơ rất khó đối với khả năng
nhận thức của học sinh THPT vì nhiều nguyên nhân. Bởi thế, mỗi tác giả đã
đưa ra những định hướng riêng về dạy học thơ hai-cư cho học sinh: từ góc nhìn

văn hóa, trong quan hệ với thơ Thiền Việt Nam, từ góc độ đặc trưng thể loại.
Ta còn có thể kể đến cuốn Ba-sô và thơ hai-cư của nhà nghiên cứu Nhật
Chiêu. Cuốn sách đã gợi ý phương hướng cảm thụ thơ hai-cư: “Muốn cảm thụ
được một bài thơ hai-cư, muốn biết được cái hay, cái đẹp khác thường của nó,
cần tới một nỗ lực cảm thụ bằng trí tưởng tượng phong phú và phóng khoáng,
bằng sự suy tưởng gắn liền với việc khai thác các hình ảnh thị giác, thính giác,
kết hợp với sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bản”[6] .
Có nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những ý kiến của mình về giảng
dạy thơ hai-cư. Tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn Thiết kế dạy học Ngữ văn
10 [4] đã đề cập đến phương pháp giảng dạy các bài thơ hai-cư trong chương
trình theo đặc trưng thể loại của nó, có kết hợp với các phương pháp giảng dạy
truyền thống (diễn giảng, giảng bình) với các phương pháp dạy học hiện đại
(đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm).
Điểm qua các công trình, tài liệu nghiên cứu về thơ hai-cư, ta thấy các tác
giả trên khi định hướng tìm hiểu về thơ hai-cư trên đây chủ yếu thiên về góc độ
đi từ đặc trưng thể loại thơ hai-cư hay cách cảm cách hiểu thơ hai-cư trên cơ sở
so sánh với những thể thơ khác mà chưa có nhiều công trình đề cập đến vấn đề
lựa chọn phương pháp tối ưu để dạy một số lượng khá nhiều bài thơ hai-cư trong
một thời lượng giới hạn trên lớp (4 bài thơ hai-cư của Ba-sô ở SGK Văn 10 cơ
bản học trong một tiết Đọc thêm theo chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT và
3 bài thơ hai-cư của Ba-sô, 3 bài thơ hai-cư của Bu-son ở SGK Ngữ văn 10 nâng
cao trong 2 tiết). Bởi thế, trên cương vị là một giáo viên THPT, chúng tôi muốn
giúp học sinh có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một thể thơ độc đáo nhất
thế giới, từ đó hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản và văn hóa phương Đông qua việc
góp thêm một cách dạy thơ hai-cư phù hợp với nội dung và thời lượng chương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

/>


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full












×