Tải bản đầy đủ (.pptx) (49 trang)

MÔN: BẠC MÀU VÀ BẢO VỆ ĐẤT ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 49 trang )

BÀI BÁO CÁO
Môn: BẠC MÀU VÀ BẢO VỆ ĐẤT ĐAI

CHỦ ĐỀ 13: Biện Pháp Cải Thiện Sự Suy Thoái Đất Vườn Trồng
Chôm Chôm và Sầu Riêng


Thành viên nhóm:
Trần Công Thành (nhóm trưởng)
Trần Văn Phước
Nguyễn Hồng Yến
Trần Thị Thanh


NỘI DUNG
1. Tổng quát về thực trạng canh tác vườn chôm chôm và sầu riêng ở Chợ Lách tỉnh An Giang
2. Đặc tính đất liếp vườn sầu riêng và chôm chôm trước khi cải thiện
3. Hiệu quả cải thiện độ phì của đất sau cải thiện
4. Hiệu quả cải thiện sự sinh trưỡng của cây chôm chôm và cây sầu riêng
5. Hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh trên cây sầu riêng
6. Năng suất và chất lượng trái sầu riêng
7. Kết luận và Đề nghị


1. Tổng quát về thực trạng canh tác vườn chôm chôm và sầu riêng ở Chợ Lách tỉnh An Giang







Người dân canh tác theo ý muốn



Nông dân áp dụng biện pháp canh tác như tỉa cành tạo tán, không tác động đến
khâu làm đất. Phân bón được sử dụng theo kinh nghiệm nhằm để đạt năng suất.
Không có tập quán sử dụng phân hữu cơ…



Sử dụng các hóa chất để kích thích cây khi ra hoa làm ô nhiễm môi trường.
Canh tác độc canh cây trồng lâu năm
Gặp các vấn đề trở ngại như: đất lên liếp lâu năm, không được cung cấp phân hữu
cơ, đa số vườn không có tham thực vật.

Đất đang xảy ra tình trạng thoái hóa do canh tác lâu năm không cải tạo…


2. Đặc tính đất liếp vườn sầu riêng và chôm chôm trước khi cải thiện
2.1 một số đặc tính hóa học và sinh học đất
* pH đất:
- Theo kết quả phân tính thì pH trên vườn chôm chôm và vườn sấu riêng
đều rất thấp (hình 3.1).
- pH là chỉ tiêu đánh giá đất rất quan trọng, vì nó có liên quan đến hoạt đồng vi sinh vật đất, các phản ứng hóa, sinh học trong
đất.
- Sự suy giảm pH đất liếp lâu năm do nhiều yếu tố kết hợp như rửa trôi dinh dưỡng, tích tụ H+, cation base được cây hấp
thụ…
Đất có pH dưới 5 là không phù hợp cho cây ăn trái phát triển



* Chất hữu cơ trong đất:

-

Có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính lý, hóa, sinh học đất.

-

Hàm lượng hựu cơ thấp ảnh hưởng đến vi sinh vật hoạt động, khả năng cung cấp dinh dưỡng, đất kém xốp, giảm tính
đệm.

Kết quả phân tích trên vườn chôm chôm là hàm lượng hữu cơ vào loại nghèo còn vườn sầu riêng là trung bình.
Đất liếp lâu năm thì hàm lượng chất hữu cơ trong đất rất thấp. Thông thường thì hàm lượng hữu cơ trong đất phù sa canh
tác lúa, màu là 3,1 – 5,0% cao hơn so với cây ăn trái.


* Dung tích hấp thụ cation:



Dung tích hấp thụ cation (CEC) giúp đất có khả năng giữ và trao đổi các dưỡng chất.
Theo kết quả phân tích thì CEC cả 2 vườn đều ở mức trung bình (hình 3.1)
Từ kết quả cho thấy khả năng hấp phụ cation của đất liếp của cả hai vườn đều thấp so với đất liếp vườn trồng cam có
tuổi 7 năm giàu hàm lượng chất hữu cơ là 4,9%, có trị số CEC khoảng 24,2 meq/100g đất (Võ Thị Gương và ctv, 2004).


* Hàm lượng đạm tổng số trong đất:

-


Tỷ số C/N được xem là yếu tố giúp đánh giá tình trạng khoáng hóa chất hữu cơ, lượng đạm khoán hóa có liên quan với
tỷ lệ C/N của xác thực vật.



Tỷ lệ C/N của hai vươn đều thấp dưới 10 (bảng 3.2)
Cho thấy đất tại hai điểm thí nghiệm có mức độ phân hủy chất hữu cơ trong đất là ổn định, hàm lượng carbon thấp ảnh
hưởng bất lợi co vi sinh vật và tính chất lý, hóa của đất.


* Lân dễ tiêu:

-

Theo kết quả bảng 3.2 hàm lượng lân trong liếp vườn chôm chôm là thấp, vườn sầu riêng là trung bình.
Nguyên nhân là do vườn được đê bao khép kín không được phù sa bồi đắp nên hàm lượng lân dễ tiêu thấp. Do pH thấp 2
vườn đều dưới 4, lân hựu dụng cao trong khoảng pH 5,5 – 7 và nghèo hữu cơ


* Kali trao đổi:
Là nguồn kali chính cho cây trồng, theo kết quả 2 vườn đều ở mức trung bình.



Do đất được lên liếp lâu năm, hàm lượng kali trao đổi thấp và không được bồi đắp từ phù sa, trong khi đó cây ăn trái có
nhu cầu cao về kali.


* Calci trao đổi:
Ca được hấp thụ dưới dạng ion Ca2+, hàm lượng ca của hai vườn là thấp. Do Ca thấp cũng làm cho pH trở nên thấp

ảnh hưởng đến độ hựu dụng của một số nguyên tố dinh dưỡng, sự khoáng hóa và phản ứng hóa học của đất. Cần bón
vôi cho vườn cây ăn trái.


* Magnesium trao đổi:



Hàm lường mg trong đất của cả hai vườn đều trong nhóm trung bình.
Qua đó cho thấy các nguyên tố trung tính được cây trồng hấp thụ nhiều năm, do đó để tăng chất lượng cây ăn trái cần
bón thêm dinh dưỡng trung lượng cho cây.

- Sự hấp thụ của cây tùy thuộc vào nồng độ Mg hiên diện, pH đất, mức độ bão hòa Mg.


* Phần trăm base bão hòa:

-

Phần trăm base bão hòa của hai vườn đều thuộc dạng trung bình đến giàu, cụ thể ở vườn chôm chôm là 42,28% và vườn
sầu riêng là 19,08%.

-

Phần trăm base bão hòa liên quan đến hàm lượng các dưỡng chất ở dạng trao đổi như Ca, Mg, K, Na và CEC, phần trăm
base bão hòa càng cao thì hàm lượng dưỡng chất o dạng trao đổi càng cao.


* Hô hấp đất


-

Kết quả đo độ hô hấp thông qua nồng độ CO2 theo thời gian 1 tuần, 2 tuần và 4 tuần trên 2 tầng đất 0 – 20 và 20 – 40 cm
của đầu vụ tại 2 vườn, cho thấy có sự chênh lệch rất lớn. (bảng 3.3).

-

Cho thấy được đất ở vườn sầu riêng có lượng vi sinh vật nhiều hơn, hoạt động mạnh hơn so với vườn chôm chôm.

-

Bên cạnh đó do vườn sầu riêng được trồng phủ cỏ trai nên đất được duy trì độ ẩm và hàm lượng hựu cơ tốt hơn vườn
chôm chôm góp phần tăng cường hoạt động vi sinh vật.

Kết quả này phù hợp với lượng vi khuẩn vườn trồng cam 33 năm tuổi là rất thấp so với 7 năm tuổi. (Võ Thị Gương và
ctv, 2004)


2.2 Một số đặc tính vật lý đất
* Thành phần cấp hạt đất
Thông qua bảng số liệu cho thấy 2 vườn đều là loại đất thị - sét, đa số các đoàn lạp nhỏ hơn 0,25mm tăng lên và đoàn lạp có
giá trị nông học giảm. Khả năng duy trì cấu trúc giảm, dễ bị phá vỡ khi gặp nước, dễ bị rửa trôi, chất hữu cơ và đạm giảm nên
gặp khó khăn:
+ Đất dễ bị xói mòn
+ Đất dễ bị nén chặt
+ Đất thoát nước kém, khó cày xới, cứng khô….


* Độ nén dẽ:
Theo số liệu bảng 3.5 cho thấy độ nén dẽ của đất ở 2 vườn không ảnh hưởng đến bộ rễ của cây (dưới 3 Mpa). Tuy nhiên do

thâm canh lâu năm nên đã bắt đầu hình thành tầng tích tụ sét và những đặc tính vật lý kém, hiện tại đã xảy ra tình trạng khô
cứng trên mặt, hàm lượng chất hữu cơ thấp ảnh hưởng đến sự suy thoái vật lý liên quan đến suy giảm vi sinh vật đất…


* Hệ số thấm của đất:
Độ thấm nước đầu vụ của 2 vườn là nhanh, có lẽ yếu tố thành phần cấp hạt của đất là đất thịt – sét, chứ không phải là sét
nặng. Vì thế, sự thấm nước gần như không có trở ngại.


* Dung trọng đất:
Kết quả do dung trọng ở 2 vườn là rất thuận lợi tuy nhiên ở tầng 20 – 40 và 40 – 60 của vườn chôm chôm nằm trong khoản
nén dẽ. Nếu đất có dung trọng lớn hơn 1,2 g/cm3 thì canh tác sẽ khó khăn, do đất nén chặt.
Nguyên nhân do vườn chôm chôm có tuổi liếp cao hơn, không được làm đất thường xuyên, không có thảm thực vật nên
không cải thiện dược đặc tính vật lý của đất.


3. Hiệu quả cải thiện độ phì của đất sau cải thiện
3.1 Hiệu quả cải thiện độ phì nhiêu hóa lý sinh học đất
* pH đất
Do 2 vườn có pH thấp nên có sử dụng phân chuồng 10 tấn/ha và bón vôi 1,7 tấn/ha và bón phân hữu cơ có bổ sung nấm trichoderma với 4 nghiệm
thức.

-

Trên vườn chôm chôm nghiệm thức cung cấp hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma giúp pH tăng 1 ít, có khác biêt ý nghĩa. Cuối vụ pH tăng lên 4
nhưng không khác biệt. Hiệu quả cải thiện pH tốt hơn khi bón thêm hữu cơ và nấm.



Trên vườn sầu riêng pH được cải thiện 1 ít nhưng đều thấp hơn 4, và không khác biệt có ý nghĩa.

Khi đất có pH thấp cần phải bón phân hữu cơ có thể giúp gia tăng pH, cần phải sử dụng với liều lượng lớn hơn và trong nhiều năm liền co thể
giúp tăng pH đất.


* Hàm lượng đạm:



Từ hình 3.2 cho thấy khi ta bón phân cân đối thì lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy gia tăng nhưng mức độ gia tăng khác biệt không có ý nghĩa so
với đối chứng. Ở nghiệm thức có bón phân hữu cơ và hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma thì khác biệt với đối chứng có ý nghĩa thống kê, ngay
cả khi bón phân hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma vẫn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với bón cân đối.

Kết quả phân tích giữa vụ ở tầng 20-40 cm cho thấy đạm hữu cô dễ phân hủy cao khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức bón phân hữu cơ có bổ
sung nấm Trichoderma với ba nghiệm thức còn lại, có thể sự phát triễn của nấm Trichoderma trong đất giúp cải thiện phần nào về cấu trúc đất nên
đạm hữu cơ dễ phân hủy được đưa xuống tầng dưới, giúp cho rễ cây trồng phát triễn sâu hơn.


Trên vườn sầu riêng thì mức độ khác biệt của đạm hữu cơ dễ phân hủy đều không có ý
nghĩa thống kê ở cả giữa vụ và cuối vụ (hình 3.4 và 3.5). Điều này cho thấy lá trên vườn có
tuổi liếp càng cao thì hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ là rất lớn. Ở lần phân tích cuồi
vụ thì hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy khác biệt không còn ý nghĩa, có lẽ sau thời gian
gần 6 tháng, lượng đạm hữu cơ dễ bị phân hủy đã cạn. Điều này cho thấy vườn có tuổi liếp
lâu, mức độ suy thoái đất cao cần phải bón hữu cơ trong nhiều năm mới có thể cải thiện được
đất. Trên vườn chôm chôm nghiệm thức bón hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma có khuynh
hướng cao hơn các nghiệm thức còn lại nhưng khác biệt không có ý nghĩa (hình 3.6). Trên
vườn sầu riêng ở nghiệm thức đối chứng đạm hữu cơ dễ phân hủy có khuynh hướng cao hơn
ba nghiệm thức còn lại thì tương đương nhau. Có thể do năng suất trái ở nghiệm thức đối
chứng rất thấp, do cây mang nhiều bệnh trên thân và lá, bộ rễ hoạt động kém nên lượng đạm
hữu cơ dễ phân hủy trong đất vẩn còn cao (hình 3.5).



* Đạm hữu dụng trong đất

Đạm hữu dụng trong đất: kết quả phân tích giữa vụ có tăng, nhưng tất cả ở hai tầng đất của hai vườn đều không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
đối chứng( hình 3.7 và 3.8). Có thể do pH đất thấp củng là yếu tố hạn chế sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, vì thế đạm hữu dụng trong đất có
hàm lượng thấp và không được cải thiện khi bón thêm phân hữu cơ. Nông dân bón phân vô cơ N,P rất cao, nhưng không khác biệt so với bón cân
đối hay bón hữu cơ.


* Lân dễ tiêu:
Kết quả cho chúng ta kết luận trong điều kiện pH đất quá thấp nên hàm lượng lân dễ tiêu không đủ đáp ứng cho cây trồng ( tốt nhất là pH từ 5.5 - 7.0).
Do đó, trong thí nghiệm được bố trí bón lót toàn bộ các nghiệm thức 1,7 tấn vôi/ha thì kết quả hàm lượng lân dễ tiêu phân tích vào cuối vụ gia tăng lên
vừa đủ cho cả hai vườn(theo thang đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu của MDS.Harris,2003) nhất là trên vườn sầu riêng (hình 9 và hình 10). Việc bón
phân vôi được thực hiện trên tất cả các nghiệm thức nên khác biệt không có ý nghĩa thống kê.


* Kali trao đổi:
Qua phân tích đất giữa vụ trên vườn chôm chôm, hàm lượng kali trao đổi ở tầng 0-20cm (hình 3.11) cao nhất ở nghiệm thức bón phân hữu cơ khác biệt
có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng và bón cân đối nhưng không khác biệt với nghiệm thức bón hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma thấp nhất là
nghiệm thức đối chứng. Ở tầng 20-40cm, hàm lượng K trao đổi cao nhất ở nghiệm thức bón phân hữu cơ, khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn
lại, thấp nhất là nghiệm thức bón cân đối. Cuối vụ thì hàm lượng K trao đổi không khác biệt (cả 2 tầng đất). Kết quả cho thấy, việc cung cấp phân vô cô
cân đối nhưng hàm lượng kali trao đổi trong đất vẫn cải thiện không đáng kể để đáp ứng nhu cầu của cây trồng.


* Calci trao đổi
Hàm lượng Ca trao đổi ở tầng đất 0-20 va 20-40 cm trong vườn chôm chôm, cao nhất ở nghiệm thức bón hữu cơ có bổ sung nấm Trichoderma và khác
biệt có ý nghĩa thống kê với tất cả các nghiệm thức khác. Đất thí nghiệm ở vườn chôm chôm có hàm lượng Ca thuộc dạng thấp (4,00meq/100g đất) nên
kết quả phân tích giữa vụ có ý nghĩa ở cả hai tầng đất (Hình 3.12). Vào giai đoạn cuối vụ ở vườn chôm chôm và hai lần phân tích trên vườn sầu riêng,
hàm luợng Ca trao đổi trong đất không khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Kết quả cho thấy hàm lượng Ca trao đổi trong đất duy trì được bởi
nhiều yếu tố như tổng lượng Ca cung cấp, pH của đất, tỷ số của Ca với các cation khác trong dung dịch, mức độ rửa trôi. Do đó, canh tác đất vườn có

tuổi lâu năm, trong điều kiện pH thấp thì cần cung cấp phân hữu cơ và phân vôi nhiều hơn trong thời gian dài mới có thể duy trí tốt hàm lượng Ca cung
cấp cho cây trồng.


×