Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.54 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 60 44 02 17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HỒNG


THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Luận văn có tên: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Lập Thạch,
tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp” đƣợc hoàn thành tại khoa
Địa lý, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm
túc, sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng. Tác giả xin bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Hồng - ngƣời đã thƣờng xuyên dạy
dỗ, khuyến khích, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, động viên, đóng
góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lý - trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thái Nguyên.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ của Sở Tài nguyên môi trƣờng
tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Vĩnh Phúc, phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc đã
tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ trong thời gian tác giả tiến hành nghiên cứu và thực
địa tại địa phƣơng.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, lãnh đạo
khoa Địa lý, phòng sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 4
5. Cơ sở dữ liệu .................................................................................................... 7
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 7
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH
QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN LẬP
THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC............................................................................ 9
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới .............................. 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 11
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc ....................................................................................................... 13
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp ......................................................................................................... 14
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan ...................................................................... 14
1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan.............................................. 16
1.2.3. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) ................................... 23
1.2.4. Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu CQ ....................... 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.3. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển bền
vững nông, lâm nghiệp ...................................................................................... 31
1.3.1. Định hƣớng sử dụng CQ cho phát triển nông - lâm nghiệp................. 31
1.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.................................................................................... 32
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 33
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ ĐẶC
ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC .......... 34

2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ........ 34
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 34
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 34
2.1.3. Những hoạt động dân sinh ................................................................... 48
2.1.4. Đánh giá chung về nguồn lực............................................................... 52
2.2.2. Đặc điểm chức năng cảnh quan huyện Lập Thạch .............................. 63
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 66
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN LẬP THẠCH VÀ ĐỀ
XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP ............... 67
3.1. Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái ................................................................ 67
3.1.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp đánh giá .................................................. 67
3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá cảnh quan ................................................................ 68
3.2. Đánh giá cảnh quan cho các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp................ 70
3.2.1. Ngành sản xuất nông nghiệp ................................................................ 71
3.2.2. Ngành sản xuất lâm nghiệp ................................................................. 76
3.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp....... 81
3.4. Định hƣớng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Lập Thạch cho phát
triển nông - lâm nghiệp ...................................................................................... 83
3.4.1. Quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp .............................................. 84
3.5.2. Định hƣớng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Lập Thạch cho
phát triển nông - lâm nghiệp .......................................................................... 85
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐCQ

Bản đồ cảnh quan

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CQ

Cảnh quan

ĐGCQ

Đánh giá cảnh quan

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

DT

Doanh thu

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

NCCQ


Nghiên cứu cảnh quan

NLKH

Nông lâm kết hợp

NLN

Nông lâm nghiệp

SX

Sản xuất

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh các điều kiện địa lý, cấu trúc CQ và hoạt động SXNLN ............ 19
Bảng 2.1: So sánh một số chỉ tiêu đất nông nghiệp .................................................. 44
Bảng 2.2: Biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2000 - 2010.................................... 45
Bảng 2.3: Các phụ lớp CQ và độ cao địa hình ......................................................... 56
Bảng 3.1: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất
nông nghiệp ................................................................................... 73
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá cho nông nghiệp ........................................................... 74
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả đánh giá chung của các loại cảnh quan cho ngành
nông nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc....................................... 75
Bảng 3.4: Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của CQ đối với sản xuất
lâm nghiệp ..................................................................................... 78
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển lâm nghiệp ............................. 79
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá ngành sản xuất nông, lâm nghiệp ......... 80
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá tổng hợp các loại CQ cho phát triển nông, lâm
nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc ................................................ 82
Bảng 3.8: Kết cấu một số mô hình nông - lâm kết hợp ............................................ 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.

Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan............................................... 27


Hình 2.1.

Bản đồ hành chính huyện Lập Thạch ............................................ 35

Hình 2.2.

Bản đồ địa hình huyện Lập Thạch ................................................. 37

Hình 2.3.

Biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giai đoạn
2003- 2012 ..................................................................................... 39

Hình 2.4.

Lƣợng mƣa trung bình các tháng trong năm giai đoạn
2003- 2012 ..................................................................................... 40

Hình 2.5.

Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Lập Thạch............................................ 42

Hình 2.6.

Bản đồ thảm thực vật huyện Lập Thạch ........................................ 47

Hình 2.7.

Bản đồ cảnh quan huyện Lập Thạch .............................................. 58


Hình 3.1.

Bản đồ đánh giá cảnh quan để phát triển nông nghiệp huyện
Lập Thạch ...................................................................................... 76

Hình 3.2.

Bản đồ đánh giá cảnh quan để phát triển lâm nghiệp huyện
Lập Thạch ...................................................................................... 81

Hình 3.3.

Bản đồ đánh giá cảnh quan để phát triển tổng hợp nông lâm
nghiệp huyện Lập Thạch................................................................ 83

Hình 3.4.

Sơ đồ: Vòng xoáy đói nghèo của ngƣời dân miền núi .................. 86

Hình 3.5.

Sơ đồ Lợi ích KT - XH và môi trƣờng của mô hình NLKH ......... 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngoài việc tạo ra cho Việt Nam vô vàn cơ

hội hợp tác, phát triển với các nƣớc trong khu vực ASEAN và mở rộng thị trƣờng
sang các nƣớc khác trên thế giới còn đem đến những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự
tỉnh táo, quyết đoán thông minh, ứng phó khôn khéo ở các nhà quản lý nói chung
cũng nhƣ các doanh nghiệp nói riêng. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng việc
giảm tỉ trọng ở nhóm ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng các nhóm ngành công nghiệp
và dịch vụ rõ ràng đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển vƣợt bậc, giúp chúng ta khẳng
định đƣợc vị thế của mình trên đấu trƣờng quốc tế trong đó có những mặt hàng đã có
chỗ đứng, thƣơng hiệu riêng biệt của Việt Nam mà phải kể đến ở đây là các mặt hàng
nông sản nhƣ cà phê, tiêu, hay các mặt hàng thủy hải sản,...
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay ngành nông - lâm nghiệp của tỉnh không
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn tỉnh (chỉ chiếm 10,69 % năm 2013 - nguồn
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (IPA Vinh Phuc)). Tuy nhiên nắm bắt
đƣợc sự cần thiết của nhóm ngành nông - lâm nghiệp nên tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù vẫn
hƣớng tới mục đích phát triển kinh tế theo con đƣờng công nghiệp song bên cạnh đó
đã rất chú trọng tới việc nghiên cứu làm sao để sản lƣợng, chất lƣợng nông - lâm
nghiệp trong toàn tỉnh luôn ổn định tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời
nông dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở vùng trung du và miền núi.
Để phát triển nông - lâm nghiệp ngoài kinh nghiệm, trình độ của con ngƣời thì
các nhân tố tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Là huyện miền núi phía Tây Bắc, nghèo nhất nhì của tỉnh Vĩnh Phúc, Lập
Thạch có diện tích đất đồi, rừng tƣơng đối lớn, nét đặc trƣng này cũng là những thách
thức trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Dù điều kiện khó khăn nhƣ vậy,
ngƣời dân ở đây đã chinh phục đƣợc thiên nhiên, biến những khu đất đồi rộng lớn, sỏi
đá, bạc màu thành những khu kinh tế mang giá trị kinh tế cao. Với tiềm năng đất đai,
khí hậu, tài nguyên phong phú, Lập Thạch hội tụ tất cả các điều kiện để phát triển
toàn diện các ngành kinh tế cả nông, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt là khí hậu và đất đai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1


/>

đã tạo nên những điều kiện để huyện phát triển đa dạng các giống cây trồng, vật nuôi,
các vùng chiêm trũng ven sông, các hồ trong huyện đang đƣợc chú trọng phát triển
chăn thả thủy sản, chủ yếu là cá. Một loại nông sản trở thành loại cây hàng hóa giảm
nghèo bậc nhất của Lập Thạch chính là trái thanh long. Ngoài ra, các cây lƣơng thực,
cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ lạc, đậu tƣơng, mía vẫn đƣợc duy trì
và phát triển. Một số cây công nghiệp dài ngày đang dần đƣợc thu hẹp về diện tích để
nhƣờng chỗ cho các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhƣ: nhãn, vải, hồng, xoài.
Vào mùa hè, khi đi qua hầu nhƣ bất kỳ con ngõ nhỏ nào, chúng ta đều có thể cảm nhận
đƣợc hƣơng vị của mít, na, nhãn, vải. Cùng với vị ngọt thơm của những đồi quả chín,
Lập Thạch hôm nay còn trải rộng màu xanh mát mắt của những cánh đồng rau màu.
Những giống cây trồng nhƣ bí đỏ, bí xanh, dƣa chuột và đỗ cove đã mang lại màu xanh
no ấm cho nhiều cánh đồng cao sản trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu
tƣ để khai thác các nguồn lực của huyện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay
còn chƣa tƣơng xứng. Tuy tiềm năng để phát triển kinh tế của huyện rất mạnh nhƣng
công tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng
bộ trên toàn khu vực, thiếu cơ sở khoa học. Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền
vững, phát huy đƣợc thế mạnh của huyện, cầ n có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đinh
̣ hƣớng phát triể n, nâng
cao năng suấ t, chấ t lƣơ ̣ng, giá trị sản phẩm nông - lâm nghiệp, đảm bảo phát triể n bề n
vƣ̃ng kinh tế - xã hội của huyện. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá tổng
hợp điều kiện tự nhiên huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ phát triển nông lâm nghiệp” nhằm góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng khu vực nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu đặc điểm phân hóa CQ huyện Lập Thạch, làm sáng tỏ tiềm năng
và thực trạng khai thác tài nguyên của huyện.

- Xác lập luận cứ khoa học cho phát triển nông - lâm nghiệp huyện Lập Thạch,
trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng phát triển ngành nông - lâm nghiệp của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

2.2. Nhiệm vụ
Để hoàn thành những mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Xác định cơ sở
khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
- Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thống
phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan huyện Lập Thạch tỷ lệ 1:100.000
làm cơ sở để đánh giá cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu trên lãnh
thổ nghiên cứu.
- Tiến hành xây dựng bản đồ phân hạng mức độ thích hợp tiềm năng sinh thái
tự nhiên đối với cây trồng trong sản xuất nông lâm nghiệp cho huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đánh giá cảnh quan huyện Lập Thạch cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp.
- Đề xuất một số định hƣớng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức
không gian phát triển nông - lâm nghiệp theo hƣớng bền vững huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Về không gian, thời gian
- Bao gồm toàn bộ phần diện tích của huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về mặt thời gian: Luận văn sử dụng các số liệu từ năm 2005 cho đến nay
3.2. Về nội dung
- Đối tƣợng là các nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng tới sự phát triển và

hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.
- Luận văn nghiên cứu sự phân hóa điều kiện tự nhiên trong địa bàn huyện Lập
Thạch để thành lập bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1:100.000.
- Luận văn đi sâu nghiên cứu, đánh giá loại cảnh quan huyện Lập Thạch. Từ đó,
xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng loại cảnh quan đối với sản xuất
nông, lâm nghiệp và đề xuất định hƣớng không gian phát triển bền vững cho lĩnh vực
nông, lâm nghiệp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full














×