Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.08 KB, 71 trang )


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định tiềm năng
sinh thái làm tiền đề phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà
quản lý và hoạnh định chính sách đưa ra những định hướng khai thác tài nguyên
theo hướng bền vững là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Quảng Trạch là một huyện của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích là 612
km
2
, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 10.000 ha. Là một vùng đất màu
mở vừa có đồng bằng đất đai phì nhiêu có thể thâm canh sản xuất cây lương
thực, hoa màu, cây công nghiệp; vừa có vùng gò đồi, núi thấp, nhiều bãi cỏ rộng
lớn thuận lợi cho chăn nuôi gia súc quy mô lớn.
Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên điều
kiện tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Việc đánh giá
tiềm năng sinh thái tự nhiên theo lãnh thổ phục vụ quy hoạch nông nghiệp hợp
lý, đảm bảo sự phát triển lâu bền mang tính cấp thiết. Bên cạnh đó, Quảng Trạch
là một huyện tương đối nghèo, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, phụ
thuộc chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp với đất đai là tư liệu chủ yếu;
do sự thiếu hiểu biết cũng như việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp còn thấp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con còn mang
tính thu hẹp về quy mô, nghèo nàn về đối tượng sản xuất, chưa giám mạnh dạn
đầu tư phát triển để thực sự tương xứng với tiềm năng sẳn có của vùng.
Do đó, đòi hỏi cần có một hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp
nhằm tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho người dân. Vì
vậy việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ cho định hướng quy
hoạch nông nghiệp là rất cần thiết và mang tính cấp bách.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững ở huyện


Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ

2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xác định cơ sở
khoa học phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
2.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài của các tác giả đi trước để
tham khảo, lựa chọn các nội dung cần thiết trên địa bàn nghiên cứu nhằm xây
dựng cơ sở lí luận cho công tác nghiên cứu của đề tài.
- Khái quát đặc điểm sinh thái tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và sự
hình thành các đơn vị cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.
- Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy hoạch nông
nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Quảng Trạch.
- Đề xuất định hướng quy hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững ở lãnh
thổ nghiên cứu.
3. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu.
- Về lãnh thổ nghiên cứu : Nghiên cứu toàn bộ lãnh thổ huyện Quảng Trạch.
- Về nội dung : Đề tài chỉ đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để định
hướng phân hạng thích nghi đối với một số loại hình sản xuất nông nghiệp như :
cây lúa nước 2 vụ, cây mía, hồ tiêu, cây cam.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu phải gắn liền với lịch sử phát
triển của lãnh thổ thông qua sự vận hành của tổng thể theo thời gian. Nếu chúng
ta không hiểu được lịch sử phát sinh, sự phát triển và mối quan hệ qua lại giữa
các yếu tố tự nhiên thì chúng ta không thể lí giải được các quy luật, các hiện
tượng tự nhiên, cũng như không thể đưa ra các giải pháp dự báo chính xác về sự

tồn tại và phát triển của nó. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu quá khứ và hiện

tại là cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng và đề xuất những mô hình sản
xuất trong nền kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
4.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên trong mối
quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau như một địa tổng
thể. Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tổng
hợp tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá
để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài quan điểm này thể hiện qua việc lựa
chọn và xử lí chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: Địa hình (độ dốc), khí hậu,
thủy văn (điều kiện tưới, khả năng thấm nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại
đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới ), sinh vật (lớp phủ thực vật).
Việc đề xuất các loại hình sử dụng trên từng loại sinh thái cảnh quan huyện
Quảng Trạch được sử dụng trên quan điểm tổng hợp, kết quả đánh giá mức độ
thích nghi của các loại cây trồng được xem xét hiệu quả kinh tế và tác động đến
môi trường của từng loại hình cụ thể.
4.3. Quan điểm lãnh thổ
Do lãnh thổ huyện Quảng Trạch có sự phân hóa đa dạng về kiểu địa hình,
độ dốc, độ dày tầng đất, … nên việc phân cấp lãnh thổ những đơn vị có sự đồng
nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là cần thiết .
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về độ cao địa
hình, độ dốc, tầng dày đất, điều kiện tưới, thành phần cơ giới, vị trí và tổng hợp
lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại cảnh
quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên và
việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông nghiệp với đặc
điểm của các đơn vị cảnh quan để xây dựng loại hình nông nghiệp thích hợp.
4.4. Quan điểm sinh thái - kinh tế
Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của một lãnh thổ cần
phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa các quần thể sinh vật với môi

trường, giữa các thành phần tự nhiên với nhau, cũng như sự tác động của con

người đối với tự nhiên thông qua những hoạt động KT - XH. Vận dụng quan
điểm sinh thái kinh tế, đề tài đã xác định tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ, đồng
thời căn cứ vào nhu cầu sinh thái của các loại hình nông nghiệp để bố trí sản
xuất cho phù hợp.
4.5. Quan điểm phát triển bền vững
Dựa vào ĐKTN và hiện trạng phát triển nông nghiệp của huyện, nhiệm vụ
của đánh giá là xác định tiềm năng của từng đơn vị cảnh quan để bố trí sản xuất
theo phương thức sản xuất nông nghiệp xanh bảo vệ môi trường xanh, quy hoạch
phát triển nông nghiệp lâu dài cho huyện theo hướng bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu, số liệu
Đề tài đã tiến hành thu thập, thống kê các tài liệu, số liệu về ĐKTN (thổ
nhưỡng, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hiện trạng sử dụng đất…), đặc
điểm KT – XH (số dân, lao động, các ngành kinh tế chủ yếu…) và các vấn đề
môi trường khác nhằm xác lập các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hình
thành các đơn vị sinh thái cảnh quan .
Đồng thời với việc thu thập là quá trình xử lí số liệu, chuyển đổi các dữ liệu
rời rạc thành tập dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá ĐKTN. Nếu
phương pháp này được áp dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, nhanh chóng
và nâng cao độ chính xác của đề tài.
5.2. Phương phát bản đồ và GIS
Bản đồ được xem là ngôn ngữ thứ hai trong khoa học Địa lí, thông qua bản
đồ chúng ta có thể thấy được sự phân bố và phát triển của các đối tượng theo
thời gian và không gian. Vì vậy khi nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên nhằm tìm
ra sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên không thể không sử dụng bản đồ. Các bản đồ đã
thu thập, hiệu chỉnh và xây dựng, ứng dụng GIS và phần mềm Mapinfo để xây
dựng bản đồ.
5.3. Phương pháp thực địa


Đây là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa lí học hiện đại
nhằm thẩm định và điều chỉnh những giá trị đã nghiên cứu, thu thập trước đó.
Các bước khảo sát thực địa chính gồm:
- Khảo sát và thu thập số liệu theo đề cương đã vạt ra.
- Mô tả đặc điểm, sự thay đổi và chuyển tiếp các hiện tượng tự nhiên.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa tự
nhiên với con người. Cụ thể là đã nghiên cứu thực địa tự nhiên ở Lăng Cô và
thực địa kinh tế - xã hội ở Đà Lạt, Nha Trang, TP. HCM.
5.4. Phương pháp so sánh địa lí
Vận dụng trong đánh giá và phân hạng thích nghi của các loại STCQ phục vụ
quy hoạch một số loại hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
6.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch,
sử dụng hợp lí lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp đã có từ lâu, được thể hiện
trong nhiều công trình với các hướng nghiên cứu khác nhau .
Nghiên cứu theo hướng cảnh quan học đã xây dựng từ cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX trong các công trình nghiên cứu phân chia bề mặt Trái đất của các nhà
địa lí Nga như V.V.Đocutraep, L.X.Begre, G.N.Vưtxotski,…
Từ thế kỉ thứ XIX, trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các
nước Đông Âu, đã tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc đánh giá, quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp và cải tạo đất, điển hình có một số tác giả như K.V.Pascan,
G.Iu.Pritula (1980) , K.B.Zvokukin (1984). Cùng trường phái này còn có các
công trình nghiên cứu của các tác giả ở Hunggari như Marasiro, Szilard (1964),
ở Rumani như Grumazescu (1966), ở Balan như Rozycka (1965) …
Quan điểm đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở cho việc đánh
giá đất đai nông nghiệp, quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc điểm
sinh thái của cảnh quan và thiết lập nên mối quan hệ hài hòa giữa lãnh thổ, con
người và môi trường . Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh thái)


theo hệ thống cảnh quan tương ứng với phạm vi và mục đích đánh giá, có thể là
các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại cảnh quan. Ví dụ K.V.Pascan chọn
“cảnh khu” (dạng địa lí). Phương pháp đánh giá tổng hợp bao gồm: phương pháp
mô hình chuẩn, phương pháp bản đồ, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh
tổng hợp và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số .
Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ thuận
lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai.
6.2. Ở Việt Nam
Việc nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN theo hướng cảnh quan ứng dụng
cho mục đích quy hoạch nông nghiệp được bắt đầu từ thập niên 1960-1970 như:
“Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên Miền Bắc Việt Nam ” của tổ phân vùng địa lí tự
nhiên tổng hợp - Uỷ ban khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lí Miền Bắc Việt
Nam” của Vũ Tự Lập. Từ những năm 1980, các công trình đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh quan phát triển mạnh, như của các tác giả:
Nguyễn Thành Long và nhiều người khác (1984), Nguyễn Văn Sơn (1987),
Nguyễn Thế Thôn (1994), (2000), Nguyễn Cao Huần (1995), Nguyễn Đình
Giang (1996).
Trong thời gian gần đây, đã có thêm nhiều công trình của các tác giả như:
“Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam ’’ (Phạm Hồng Sơn), “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy
hoạch nông - lâm nghiệp huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ’’(Nguyễn Đăng Độ
),”Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho việc phát triển nông -
lâm nghiệp ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ’’ (Nguyễn Văn Dũng ). Trong
các công trình này, trên cơ sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự
nhiên, thông qua các nguyên tắc đánh giá riêng từng hợp phần tự nhiên đến đánh
giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các đơn vị lãnh thổ cảnh quan, các chỉ tiêu
lựa chọn là các đặc điểm đặc thù của vùng có liên quan đến ngành sản xuất nông
nghiệp. Phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp được áp dụng hoặc
phân cấp các vùng theo mức độ thuận lợi cho ngành sản xuất nông nghiệp .


Theo hướng sinh thái cảnh quan có các công trình như: “Nghiên cứu, cải
tạo, sử dụng hợp lí hệ sinh thái vùng gò đồi Bình Trị Thiên ’’ (Lê Văn Thăng,
1990), “Đánh giá phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du và
miền núi Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp dài ngày ”
(Lê Văn Thăng, 1995),…Trong những công trình này, các chỉ tiêu sinh thái (tầng
dày đất , loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, khả năng tưới tiêu, vị trí địa lí,…)
cho một số loại cây trồng được lựa chọn để đánh giá cho điều kiện thích nghi .
Dưới góc độ phân vùng địa lí tự nhiên, các nhà địa lí tiến hành phân vùng
lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử
dụng lãnh thổ. Trong các công trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất
về một chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên được sử
dụng làm đơn vị cơ sở cho quy hoạch và sử dụng hợp lí lãnh thổ. Kiểu đánh giá
phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên cho các dạng sử dụng khác nhau.
Nhìn chung, cho đến nay vẩn chưa có mô hình thống nhất tối ưu về phương
pháp, chỉ tiêu cũng như đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên, những công trình này
đã đóng góp rất lớn vào việc hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định
cách tiếp cận của đề tài trên nguyên tắc và quan điểm địa lí ứng dụng trong đánh
giá tổng hợp điều kiện tự nhiện.
6.3. Tại Quảng Bình
Liên quan đến đề tài này đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm tự
nhiên và đánh giá đất đai cho các loại hình sử dụng như:
“Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình
thời kì 2011- 2020”
“ Báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính ngày
31\12\2009”.
Mai Văn Hoan (2011), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch phát
triển nông - lâm nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Khóa luận tốt nghiệp
ĐHSP Huế - ngành Địa lí.


Trình Thị Hải Yến (2012), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch
phát triển nông - lâm nghiệp huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Khóa luận
tốt nghiệp ĐHSP Huế - ngành Địa lí.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị , đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
phục vụ định hướng quy hoạch nông nghiệp bền vững huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình.
Chương 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị
sinh thái cảnh quan lãnh thổ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng quy
hoạch nông nghiệp theo hướng bền vững và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lí ở
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.












CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG
HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUY
HOẠCH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG
TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH


1.1. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài
1.1.1. Đánh giá và đánh giá điều kiện tự nhiên
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối
chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
Đánh giá điều kiện tự nhiên là sự phản ánh giá trị của tự nhiên với một yêu
cầu KT – XH cụ thể. “Bản chất của việc đánh giá ĐKTN và TNTN là so sánh,
đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của
chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu về các mặt khác nhau của đời sống đối
với các hoạt động KT – XH của con người”.[ 5]
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên không sử dụng trực
tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm và các nguyên
liệu cho công nghiệp, nhưng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể
tiến hành sản xuất được, như: Địa hình, đất, nguồn nước,…
Tài nguyên thiên nhiên:
Theo D.L.Armand: “Tài nguyên thiên thiên là các nhân tố tự nhiên được sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện để tồn tại của xã hội loài người”.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là
toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát
triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương
tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng ’’. (Nguồn: Từ điển bách khoa toàn thư Việt
Nam, tập 4, Hà Nội, 2005).
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên

Hoạt động đánh giá tổng hợp ĐKTN là dựa vào sự hiểu biết đặc điểm của
các hệ thống tự nhiên và hệ thống KT- XH để xác định mối quan hệ giữa chúng.
Vì thế, nhiệm vụ chính của đánh giá là điều khiển mối quan hệ sao cho hiệu quả
cao nhất mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái. Xác định đối tượng đánh giá tổng

hợp các ĐKTN phục vụ nhu cầu quy hoạch nông nghệp chính là xác định mức
độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên phục vụ cho các loại hình nông nghiệp, và
cũng là tiền đề cho các định hướng, đề xuất nhằm góp phần vào quy hoạch nông
nghiệp hợp lí.
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan
Cảnh quan:
Từ “Cảnh quan” là thuật ngữ khá phổ biến trong khoa học địa lí, được sử
dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của các hiện
tượng trên bề mặt Trái Đất. Có một số khái niệm khác nhau về cảnh quan:
Năm 1948, N.A.Xolsev đưa ra định nghĩa như sau: “Cảnh quan địa lí là một
lãnh thổ đồng nhất về mặt sinh thái, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và
có quy luật của một và chỉ một tập hợp có liên kết tương hỗ gồm: Cấu trúc địa
chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chũng đất, các
quần xã động - thực vật ”.
Trong công trình “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”,
A.G.Ixatrenko (1965): “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của
một cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn
bất kì, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một
cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng ”.
Trong công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam ”, Vũ Tự Lập đã
đưa ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa trong
phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc
thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu khí hậu, kiểu địa hình, kiểu thủy văn,
về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy

luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo khác theo một kiểu cấu trúc
ngang đồng nhất”.
Sinh thái cảnh quan:
“Sinh thái cảnh quan là các hệ sinh thái có lãnh thổ của cảnh quan, trong đó
các thể sinh vật tồn tại và phát triển trong môi trường các hợp phần tự nhiên khác

của cảnh quan, giữa tất cả chúng có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự tác động qua
lại lẫn nhau trong phạm vi lãnh thổ của cảnh quan” [9].
Như vậy, STCQ vừa có cấu trúc của CQ vừa có chức năng sinh thái của hệ
sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai khía cạnh cơ
bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng thống nhất với
nhau trong một hệ địa - sinh thái (Geo- ecosystem).
Hình 1.1 Sơ đồ hệ địa – sinh thái













1.Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan:
2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái:
SV: Sinh vật ĐH: Địa hình TV: Thủy văn
KH: Khí hậu TN: Thổ nhưỡng Đ : Đá
KH
TN
TV
SV
Đ
ĐH


1.1.5. Mối quan hệ giữa điều ĐKTN - TNTN với cấu trúc cảnh quan
Mối liên hệ giữa ĐKTN - TNTN với cấu trúc cảnh quan thể hiện ở sự
tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông qua các hoạt động phát
triển KT – XH, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan [17].
STT
Các ĐKTN và nhân văn
Các loại tài nguyên
Cấu trúc cảnh quan
1
Địa chất và địa hình
Tài nguyên khoáng sản
Nền tảng vật chất rắn
2
Khí hậu và thủy văn
Tài nguyên nước
Nền tảng nhiệt ẩm

3
Thổ nhưỡng và sinh vật
Tài nguyên đất
Tài nguyên động - thực
vật
Dinh dưỡng và vật chất
hữu cơ
4
Con người
Tài nguyên lao động
Mức độ nhân tác

Qua bảng 1.1. cho thấy:
Các hợp phần cấu tạo nên các đơn vị CQ vừa là nơi diễn ra các hoạt động KT
- XH, vừa là TNTN, là đối tượng để khai thác sử dụng. Ngược lại, TNTN là nhân
tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây
bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lí.
Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3 ) thì hầu như những
loại tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương
đồng lớn.
Yếu tố con người, một phần cấu trúc của CQ thì tài nguyên lao động là sản
phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố nhân tác
trong cấu trúc CQ lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động trên chính lãnh
thổ đó.
1.1.6. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên cơ
sở hợp phần của cấu trúc cảnh quan. Thông qua hoạt động này, con người đã tác
động lên CQ làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích cực
hoặc tiêu cực.

Trong nền sản xuất nông nghiệp, con người biết khai thác và sử dụng yếu tố
tự nhiên và TNTN một cách hợp lí thì tác động tích cực lên CQ, cụ thể là hình
thành nên các loại CQ nhân sinh với các loại cây trồng trong hệ sinh thái nông
nghiệp, thảm thực vật trong hệ sinh thái nông nghiệp … làm tăng tính nhịp điệu
của CQ. Ngược lại, những hoạt động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí và
thiếu quy hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong
CQ và cuối cùng làm suy thoái CQ hiện có để hình thành nên CQ mới. Có thể
nói, giữa CQ và hoạt động tương hỗ lẫn nhau, được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Quan hệ giữa CQ với hoạt động sản xuất nông nghiệp
Cấu trúc CQ
Các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất
nông nghiệp

Cấu trúc địa chất
Địa hình
Đá tạo đất
Mặt bằng sản xuất
Các kiểu khí hậu
Chế độ thủy văn
Chế độ nhiệt ẩm và nhịp điệu mùa
Nguồn nước tưới
Đại tổ hợp thổ nhưỡng
Đại tổ hợp thực vật
Đất đai
Thực vật
Các tác động nhân sinh
Sức lao động và tri thức khoa học
Như vậy, CQ là tiền đề hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, các thành phần cấu trúc CQ là đối tượng sản xuất nông nghiệp
của con người.
1.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích nghi
1.2.1. Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, nhìn chung đều vận dụng kết quả
nghiên cứu của các công trình trên thế giới vào việc nghiên cứu một khu vực cụ
thể. Vì thế, việc lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá có sự
khác nhau. Các phương pháp đã sử dụng như: Phương pháp mô hình chuẩn,
phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp trọng số,…Trong tất cả các
phương pháp đánh giá, thì phương pháp định lượng được xem là phương pháp
đưa ra kết quả đánh giá đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao. Vì vậy, chúng tôi
đã lựa chọn phương pháp này làm phương pháp chính để đánh giá mức độ thích
nghi của các loại hình sử dụng. Phương pháp này do nhà cảnh quan học

D.L.Armand đề xuất vào năm 1975, nhằm đánh giá định lượng mức độ thích

nghi của các loại CQ thông qua bài toán trung bình nhân, với công thức tính sau:
M
0
=
n
n
aaaa
321

Trong đó: M
0
: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.
a
1
, a
2
, a
3
…a
n
: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
1.2.2. Phương pháp phân hạng thích nghi
Về phân hạng mức độ thích nghi, hiện nay trên thế giới có nhiều cách khác
nhau. Theo tổng kết và hướng dẩn của FAO, có 4 phương pháp phân hạng phổ
biến có thể sử dụng là:
Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường được sử dụng bởi các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rõ ràng về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu
điểm của phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang
tính chủ quan nên khó thuyết phục.

Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có
thể xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc không giải
thích hết mỗi tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.
Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện
được trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng
này khá tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và tiền của.
Phân hạng theo toán học: Được thực hiện bởi các phép toán với ưu điểm là
xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số của
vùng nghiên cứu cụ thể.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D và Young A. 1981;
Young A. 1989) và của một số tác giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân hạng
đến lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích nghi),

S2 ( thích nghi ), S3 ( ít thích nghi ) và N ( không thích nghi ). Để tính
khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức đề nghị của Aivasian
(1983). Công thức có dạng:
H
SS
S
lg1
minmax




Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng.
Smax: Giá trị điểm tối đa.
Smin: Giá trị điểm tối thiểu.

H: Số lượng loại cảnh quan được đưa vào tính toán để đánh giá và phân hạng.
1.3. Quy trình đánh giá tổng hợp đktn phục vụ định hướng quy hoạch nông
nghiệp bền vững ở huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình.
Việc đánh giá tổng hợp ĐKTN lãnh thổ huyện Quảng Trạch được thực hiện
theo phương pháp đánh giá STCQ , với quy trình gồm 5 bước (hình 1.2).
Hình 1.2. Quy trình đánh giá tổng hợp ĐKTN huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình


1.3.1.Công tác chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá, vì nó xác định
trước mục tiêu đánh giá, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên
cứu, đảm bảo cho việc nghiên cứu đi đúng hướng và đánh giá đúng đối tượng.
Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
Khảo sát sơ bộ để xây dựng các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.
Lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch thực hiện.
1.3.2. Thu thập số liệu
Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau:
Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho công việc đánh giá
tự nhiên.
Phân loại sử dụng tối đa các số liệu đã sẵn có.
Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các số liệu
về địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật…cũng như các số liệu về
kinh tế - xã hội khác. Ngoài ra, các loại bản đồ như: Bản đồ địa hình, thổ
nhưỡng, tầng dày đất, thành phần cơ giới, độ dốc,… là những bản đồ quan trọng
cho việc thành lập bản đồ STCQ.
1.3.3. Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, phân loại và phân vùng cảnh quan
Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực
địa để xây dựng bản đồ sự phân hóa lãnh thổ. Trong phân vùng lãnh thổ nghiên
cứu, sự phân hóa các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời bởi quy luật địa đới và

phi địa đới. Việc vạch ranh giới các đơn vị CQ sẽ trở nên ít phức tạp hơn nếu
chúng ta đưa một số yếu tố vào việc mô các đơn vị STCQ mà không xác định
ranh giới của chúng. Các yếu tố không được xác định ranh giới thường là các
yếu tố có mối quan hệ rất chặt chẽ, biến đổi một cách có quy luật với một trong
các yếu tố đã được xác định ranh giới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ và
mức độ chi tiết mà có các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị
CQ. Mỗi một loại hay nhóm loại CQ chỉ thích hợp với một hoặc một vài loại
hình sử dụng nhất định.

Vì vậy, mục đích chính của việc xây dựng các đơn vị CQ là tìm ra mức độ
thích nghi tối đa để sử dụng, bố trí hợp lí tài nguyên nhằm đưa lại hiệu quả kinh
tế cao và bảo vệ môi trường.
1.3.4.Đánh giá tổng hợp ĐKTN theo các đơn vị cảnh quan
Đánh giá tổng hợp ĐKTN bao gồm các công đoạn sau:
Xác định hệ thống các đơn vị CQ.
Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi của từng loại CQ cho các loại hình
sử dụng nông nghiệp nhằm sử dụng hợp lí lãnh thổ.
Đối với lãnh thổ huyện Quảng Trạch, hệ thống các đơn vị cơ sở được lựa
chọn đánh giá là loại CQ. Các đơn vị này là kết quả của sự tương tác giữa nền
tảng nhiệt ẩm và nền tảng vật chất rắn, trong đó các yếu tố như độ cao địa hình,
đặc trưng khí hậu, loại đất, tầng dày, độ dốc được sử dụng làm chỉ tiêu khi phân
loại CQ.
Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá được dựa trên nhu cầu sinh thái của các đối
tượng sản xuất nông nghiệp đã được lựa chọn. Tùy thuộc vào từng loại đối tượng
cụ thể và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu, đề tài phân chỉ tiêu thành hai
nhóm: Nhóm chỉ tiêu dùng để đánh giá và nhóm chỉ tiêu dùng để tham khảo khi
đánh giá, cũng như kiến nghị sử dụng.
1.3.5. Quy hoạch sử dụng
Việc điều tra, nghiên cứu thực địa về ĐKTN được coi là vấn đề vô cùng

quan trọng và cần thiết cho công tác đánh, và là cơ sở ban đầu để tiến tới quy
hoạch lãnh thổ. Tuy nhiên, công tác quy hoạch nếu bỏ qua các điều kiện kinh tế -
xã hội như: dân cư, thị trường, phong tục, tập quán, văn hóa địa phương thì vấn
đề quy hoạch sẽ không có tính thiết thực.
Ngoài ra, việc quy hoạch lãnh thổ có thể thành công khi chúng được điều
chỉnh, sửa đổi cho phù hợp điều kiện cụ thể và phải dựa trên định hướng phát
triển KT - XH, cũng như chính sách của nhà nước đối với địa phương đó.

Tóm lại: Quá trình tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu điển
hình về đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam cho thấy các công trình này đã tiếp cận từ những góc độ và
phương pháp khác nhau, do sự chi phối bởi nội dung, mục tiêu nghiên cứu của
mỗi công trình. Trên cơ sở đó, chúng tôi chọn các quan điểm và phương pháp
đánh giá này làm cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu của đề tài:
Về quan điểm: Đề tài đã chọn và vận dụng các quan điểm trong đánh giá:
Quan điểm lịch sử, quan điểm tổng hợp, quan điểm phát triển bền vững, quan
điểm sinh thái – kinh tế.
Về phương pháp: Đề tài đã chọn phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN
theo hướng cảnh quan. Việc đánh giá được tiến hành trên cơ sở chọn chỉ tiêu,
các chỉ tiêu được chọn đánh giá thông qua các phương pháp phân tích, so sánh
và liên kết bản đồ dựa trên cơ sở sử dụng phần mềm Mapinfo và công nghệ GIS
để đưa ra kết quả đánh giá thích hợp.
















CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ SINH THÁI
CẢNH QUAN LÃNH THỔ HUYỆN QUẢNG TRẠCH,
TỈNH QUẢNG BÌNH.

2.1. Vị trí địa lý
Quảng Trạch là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Bình. Tọa độ
địa lí của huyện nằm trong khoảng từ 106
0
15

– 106
0
34

kinh đông; 17
0
42


17
0
59


vĩ bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh (bởi dãy núi Hoàng Sơn ), phía Nam
giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp biển Đông ( với 32,25 km đường biển ),
phía Tây giáp huyện Tuyên Hóa.
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 612 km
2
với 34 đơn vị hành chính, bao
gồm một thị trấn và 33 xã. Thị trấn Ba Đồn là trung tâm huyện lị.
Nằm trên địa bàn huyện có các trục giao thông huyết mạch xuyên Việt chạy
qua (quốc lộ 1A, quốc lộ 12C, đường sắt Bắc – Nam), có khu kinh tế Hòn La,
tiếp giáp biển….đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trạch mở rộng giao lưu
văn hóa, chính trị và phát triển kinh tế.
2.2. Các nhân tố sinh thái tự nhiên
2.2.1. Địa chất
- Đá mẹ và mẫu chất: Đá mẹ, mẫu chất hình thành đất ở Quảng Trạch phân
bố thành vùng tương đối sỏ. Vùng phía Bắc – Tây Bắc đồi núi cao thuộc xã
Quảng Hợp, Quảng Đông, Quảng Kim chủ yếu là đá macma axit, vùng đồi núi
thấp phía Tây thuộc các xã Quảng Thạch, Quảng Liên, Quảng Trường, Quảng
Phương, Quảng Lưu, Quảng Châu, chủ yếu là các đá trầm tích. Núi đá vôi có
diện tích nhỏ chủ yếu ở các xã Quảng Tiến , Cảnh Hoá.
- Sản phẩm bồi tụ phù sa: Sản phẩm bồi tụ phù sa cổ và phù sa mới được
hình thành và phân bố chủ yếu ở ven và hạ lưu các con sông lớn trong huyện.
Vật liệu của phù sa cổ có màu nâu vàng ở các tầng dưới, lên tầng mặt vì có sản
phẩm hữu cơ nên đất có màu xám. Ở đất phù sa củ, sản phẩm phù sa biến đổi
hình thành tầng loang lỗ đỏ vàng, tầng glây, không còn đặc tính phân lớp của
phù sa mới.

- Trầm tích biển: Cát biển ở Quảng Trạch có tuổi Halocen và được chia
thành các đơn vị sau:
+ Cồn cát: Đây là đơn vị có vật liệu thô hơn hết do sóng biển và sóng đưa

lên bên bờ biển có dạng dải cao hơn mặt biển 2 hoặc 3m đến 30m.
+ Đất cát giữa cồn: Giữa 2 cồn cát hoặc sau cồn cát là bãi cát hoặc đất cát
khá bằng phẳng mà vật liệu trầm tích gồm có phần của cồn cát và phần đầm
mặn. Loại nằm giữa hai cồn cát thì có tỷ lệ cát cao, còn phần nằm sát với đầm
mặn thì tỷ lệ cát thấp hơn.
Trầm tích đầm lầy biển: Đơn vị này bị ngập mặn với mạng lưới lạch triều
khá dày. Phần lớn diện tích ngập triều ở mức trung bình và có một số nơi nhô ra
khỏi mặt nước lực triều thấp. Đặc trưng của trầm tích này là sự có mặt của
sulfidic, hình thành bởi điều kiện yếm khí, sự ngập lụt đều đặn theo chu kỳ của
nước lợ.
2.2.2. Địa hình - địa mạo
2.2.2.1. Vùng đồi, núi thấp
- Địa hình núi thấp: Kiểu địa hình này chiếm phần nhiều diện tích đất của
huyện, có độ dốc cao dưới 900m. Khu vực này bị chia cắt mạnh, sông suối có
tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú và đất đai có thể phát triển trồng rừng,
trồng cây lâu năm, chăn nuôi đại gia súc.
- Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Độ cao trung bình dưới 50m, bao gồm
các thung lũng sông Gianh, sông Ròon, Rào Nan…theo hướng chính từ Tây sang
Đông, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vở vụn, dễ bị xâm thực. Chiều ngang
các thung lũng này tương đối rộng, địa hình thoải, lượn sóng nhẹ. Khu vực này
thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.
2.2.2.2. Địa hình đồng bằng
Vùng đồng bằng Quảng Trạch nằm ở hạ lưu sông Gianh, sông Ròon. Địa hình
này tương đối bằng phẳng, nhất là các xã hình thành bởi phù sa của sông Gianh.
Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện, hàng năm cung cấp một lượng
lớn lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Địa hình này rất thuận lợi cho giao thông
đi lại cũng như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

2.2.2.3. Địa hình ven biển
Chủ yếu là cồn cát và dải cát trắng vàng, độ cao 2 hoặc 3m đến 30m, độ

dốc nhiều khi đạt 30
0
với dạng lưỡi liềm, dải quạt. Địa hình này có tiềm năng
phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch nghỉ mát.
2.2.3. Khí hậu
Quảng Trạch nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế độ ánh
sáng và mưa, ẩm dồi dào,… là những thuận lợi cơ bản cho phát triển đa dạng các
loại cây trồng. Tuy nhiên Quảng Trạch được coi là vùng có khí hậu khá khắc nhiệt:
Từ tháng 4 đến tháng 7 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh
thường gây nên hạn hán; từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc kèm theo mưa lớn nên thường xảy ra lũ lụt.
2.2.3.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm từ 24 - 25
0
C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12 và 1, 2
năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 18
0
C (tháng 12 và tháng 1),
có khi xuống tới 8 - 9
0
C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao (trung bình
28- 30
0
C), tháng nóng nhất là tháng 6,7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 40 – 42
0
C.
Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm chênh lệch 7 -9
0
C.
2.2.3.2. Độ ẩm không khí

Quảng Trạch có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 – 84%. Mùa
khô kéo dài 4 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8) với độ ẩm trung bình từ
70 – 80% và đạt cực đại vào tháng 7 xuống 65- 70%. Trong những tháng
mùa mưa, độ ẩm trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 90%.
2.2.3.3. Chế độ mưa
Quảng Trạch có lượng mưa trung bình năm khá cao khoảng 1.900 – 2.100
mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, tập trung chủ
yếu vào các tháng 9,10,11 (chiếm 70% lượng mưa cả năm). Từ tháng 3 đến
tháng 8 lượng mưa chỉ chiếm 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa, lượng mưa lớn
tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít
kéo dài thường gây nên tình trạng thiếu nước, khô hạn…

2.2.3.4.Nắng
Quảng Trạch có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 đến 6 giờ\ngày. Các
tháng có giờ nắng cao thường vào tháng 5,6,7,8, đạt trên 200 giờ và tháng 1,
tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉ đạt 70 – 80 giờ/tháng). Số giờ nắng trung bình
khoảng 2600 giờ/năm.
2.2.3.5. Gió
Quảng Trạch chịu ảnh hưởng của hai gió chính là gió Tây Nam (từ tháng 5
đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau). Đặc biệt
gió Tây Nam khô nóng (khô nóng từ tháng 3 đến tháng 8), trung bình mỗi năm
có khoảng 45 ngày.
2.2.3.6. Bảo và lũ lụt
Quảng Trạch nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão
thường từ tháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8 – 10). Bão có
cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ lụt và lũ quét ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.
2.2.4. Thủy văn
Quảng Trạch có hai con sông chính là sông Ròon (chảy qua xã Cảnh
Dương, Quảng Phú), sông Gianh (chảy qua xã Quảng Thuận, Quảng Phong,

Quảng Thanh, Quảng Trường, Quảng Hải, Quảng Trung), sông Ròon (chảy qua
xã Quảng Minh, Quảng Văn) và các sông, suối nhỏ với diện tích lưu vực 3.067
ha. Các sông, suối ở Quảng Trạch có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ
dòng chảy lớn, sự phân bố dòng chảy theo mùa sỏ rệt thường gây ra lũ lụt trong
mùa mưa. Các con sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ mưa lũ ở thượng nguồn và
chế độ thủy triều ở hạ lưu. Vì vậy các vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông đều bị
nhiễm mặn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có thể vận dụng
đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ.
2.2.5. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra, điều chỉnh bổ sung bản đồ đất (tỷ lệ 1/25.000) cho
thấy huyện có 8 nhóm đất. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất cát (C - Arenosols): Nhóm đất cát có diện tích 7.035 ha chiếm
11,49% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Nhóm đất mặn (M - Fluvisols): Đất mặn được hình thành từ những sản
phẩm phù sa sông, phù sa biển lắng đọng trong môi trường nước mặn, có tổng diện
tích 2.529 ha chiếm 4,13% diện tích tự nhiên, phân bố theo các cửa sông của huyện
và được chia thành 2 loại như sau: Đất mặn nhiều, đất mặn trung bình và ít.
- Nhóm đất phèn (S - Thionic Fluvisols): Diện tích đất phèn ở Quảng Trạch
có 152 ha chiếm 0,25% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Quảng Long và
chỉ có 1 loại là đất phèn hoạt động: Sj (Orthi Thionic Fluvisols).
- Nhóm đất phù sa (P - Fluvisols): Nhóm đất phù sa có diện tích 5.735 ha
chiếm 9,37% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven biển là
sản phẩm phù sa của sông Gianh, sông Roòn và các sông suối khác trong huyện.
- Nhóm đất glây (GL - Gleysols): Nhóm đất glây có diện tích 106 ha chiếm
0,17% diện tích tự nhiên, phân bố ở xã Quảng Phú, Quảng Đông.
-Nhóm đất mới biến đổi (CM - Cambisols): Đất mới biến đổi có diện tích
1.797 ha chiếm 2,94% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Quảng Kim, Quảng
Phú, Quảng Hoà, Quảng Tiến, Quảng Lưu. Loại đất này thích hợp với lúa và các
loại cây ngắn ngày.

- Nhóm đất xám (X - Acrisols): Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất huyện
Quảng Trạch 31.015 ha chiếm 50,66% diện tích tự nhiên phân bố khắp các xã
trong huyện ; đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như:
đá cát, đá phiến sa, đá granit.
- Đất tầng mỏng (E - Leptosols): Diện tích có 7.022 ha chiếm 11,47% diện
tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng gò đồi của huyện, thực vật tự nhiên chủ
yếu là cỏ, sim, mua.
Tài nguyên đất Quảng Trạch có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá
trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với
nhiều loại cây trồng như cây rừng, cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các
loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm
khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi bị xói mòn, rửa trôi

nghiêm trọng Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát
triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc
biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ nhằm tăng cường khả năng giữ nước.
2.2.6. Thảm thực vật
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cộng với tài nguyên đất đai
phong phú đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật phát triển.
Quảng Trạch có 11.979. ha rừng tự nhiên và 9.752 ha rừng trồng. Rừng tự
nhiên của Quảng Trạch có trữ lượng gỗ là 637.659 m
3
. Rừng trồng có trữ lượng
175.757 m
3
(theo tổng kiểm kê rừng năm 1999). Đặc biệt có 4.029 ha thông
nhựa đang thời kì khai thác với trữ lượng là 143.642 m
3
, hàng năm khai thác 300

tấn nhựa thông cung cấp nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến Côlôphan và
sản phẩm sau Côlôphan (mực in, vecsni, sơn bóng…) phục vụ cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
2.3. Các nhân tố sinh thái nhân văn
2.3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Quảng Trạch
Trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đạt
mức ổn định, chất lượng tăng trưởng của một số ngành công nghiệp – xây dựng,
thương mại – dịch vụ đạt ở mức khá cao. Giá trị sản xuất và thu nhập bình quân
đầu người hàng năm tiếp tục được cải thiện (năm sau luôn cao hơn năm trước ).
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giai đoạn
1996 - 2000
Giai đoạn
2000 - 2005
Giai đoạn
2006 - 2010
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế GDP
%
9,50
15,52
11,02
Nông, lâm nghiệp và thủy
sản
%
5,88
4,76

4,59
Công nghiệp và xây dựng
%
13,06
15,40
18,74
Dịch vụ
%
6,83
11,12
17,80


Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế các ngành qua các năm
( Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản

35,10
33,9
30,1
30,5
27,2
24,9
Công nghiệp, xây
dựng
36,30
36,8
38,5
36,4
37,5
37,7
Dịch vụ
28,60
29,3
31,4
33,1
35,3
37,4


Hình 2.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2010
2.3.2. Dân cư và nguồn lao động
2.3.2.1. Dân cư
Năm 1995 dân số trung bình của huyện Quảng Trạch là 178.024 người, với
tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số là 2,09%. Năm 2010 dân số là 206.139 người, với
tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số là 1,12%. Như vậy, hơn 10 năm qua huyện Quảng
Trạch đã giảm tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số xuống gần một nửa, do tập trung

các biện pháp để giảm tốc độ phát triển dân số. Đây là thành quả lớn mà huyện
Quảng Trạch đã đạt được trong việc thực hiện chính sách dân số của Đảng và

×