Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.47 KB, 78 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÙNG BÍCH NGỌC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN
NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60.38.30
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. BÙI ĐĂNG HIẾU

HÀ NỘI 2011


MỤC LỤC
Trang

CHƢƠNG I

1.1.
1.1.1.
1.1.2.


1.1.2.1.
1.1.2.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.
1.3.5.
1.3.6.
1.4.
1.4.1.

LỜI NÓI ĐẦU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN
THÂN, QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH
VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
Lý luận chung về quyền nhân thân
Khái niệm quyền nhân thân
Đặc điểm của quyền nhân thân
Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Thiệt hại trong quan hệ nhân thân là yếu tố không định
lượng được một cách trực tiếp
Khái niệm quyền nhân thân với hình ảnh
Hình ảnh
Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh
Đặc điểm pháp lý của quyền nhân thân đối với hình
ảnh

Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân
không gắn với tài sản
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của
cá nhân
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hóa chủ
thể
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân
được bảo hộ vô thời hạn
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ
khi có yêu cầu
Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi
xâm phạm tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền
Giới hạn của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá
nhân
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong
trường hợp xung đột với quyền lợi chung, quyền lợi của
bên thứ ba hoặc đương sự từ bỏ quyền của mình đối với
hình ảnh
2

04
09

09
09
14
14
15
15
15

17
19
20
20
20
21
22
22
23
23


Phân biệt quyền nhân thân đối với hình ảnh và quyền đối
với từng hình ảnh cụ thể
1.5.
So sánh quyền nhân thân đối với hình ảnh với một số
quyền nhân thân khác.
1.6.
Pháp luật của một số nƣớc về quyền nhân thân đối với
hình ảnh
1.6.1.
Australia
1.6.2.
Pháp luật dân sự Pháp
1.6.3.
Pháp luật Mỹ
1.7.
Các biện pháp bảo vệ
1.7.1.
Tự mình bảo vệ

1.7.2.
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm
hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người
vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm
1.7.3.
Yêu cầu người xâm phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người xâm phạm
bồi thường thiệt hại
CHƢƠNG II THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI
VỚI HÌNH ẢNH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT
2.1.
Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật dân sự
2005 về bảo vệ quyền nhân thân và quyền nhân thân
đối với hình ảnh của cá nhân
2.2.
Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh
trong một số trƣờng hợp cụ thể

27

Quyền đăng hình của báo chí
Người của công chúng
Người nghi can, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền nhân
thân đối với hình ảnh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

63
67
69

1.4.2.

2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.

3

30
34
35
37
38
39
40
41

44

50

50

54


74
75


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh các thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng trở nên phổ
biến và hiện đại, cùng sự trợ giúp của internet, hình ảnh được phát tán rộng với
tốc độ lớn, không chỉ giới hạn ở Việt Nam mà còn trên phạm vi thế giới. Việc
ngăn chặn và truy tìm thủ phạm trở nên khó khăn hơn. Có thể nói chưa bao giờ
nguy cơ xâm phạm về hình ảnh lại cao như hiện nay. Bất cứ ai cũng có thể trở
thành nạn nhân bị xâm phạm hình ảnh. Vì vậy, câu hỏi về quyền nhân thân của
cá nhân đối với hình ảnh được đặt ra. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã có những quy định về quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh, nhưng việc hiểu và áp dụng các quy định đó trong giải
quyết trên thực tế còn nhiều bất cập. Những khó khăn vướng mắc được thể hiện
trong việc xác định như thế nào là quyền nhân thân của cá nhân đối với hình
ảnh; những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh
của cá nhân; mức độ bồi thường khi bị xâm phạm được xác định như thế nào;
các hình thức áp dụng để hạn chế và bảo vệ quyền này ra sao;… Trong thực
tiễn, các quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình
ảnh còn có những quy định đan xen vào nhau gây ra những cách hiểu khác nhau,
dẫn tới việc nhận định và gây khó khăn trong quá trình xét xử cho các cơ quan
xét xử. Do vậy, việc nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền
nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam”
nhằm làm rõ những quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối
với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam là đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
của lý luận và thực tiễn. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả cũng muốn xác định vai
trò quan trọng của quyền nhân thân nói chung cũng như quyền nhân thân đối với
hình ảnh nói riêng. Đồng thời, hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về

quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân, nhằm mục đích nâng cao hơn nữa
hiệu quả điều chỉnh của những quy định này trong pháp luật dân sự Việt Nam.

4


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong các công trình khoa học pháp lý ở Việt Nam từ trước đến nay,
quyền nhân thân đã được đề cập đến nhiều nhưng chưa có công trình nghiên cứu
một cách toàn diện và làm rõ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Ở những khía cạnh khác nhau,
cũng đã có những công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài này đã được một số
tác giả đề cập đến như đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường do ThS. Lê Đình
Nghị làm Chủ nhiệm đề tài: “Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền
nhân thân trong pháp luật dân sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008.
Trong đề tài khoa học này, các tác giả đã đưa ra một số khía cạnh có liên quan
đến quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh như bài "Quyền nhân thân
liên quan đến cá biệt hoá cá nhân: quyền của cá nhân đối với họ tên, dân tộc,
hình ảnh" của ThS. Nguyễn Minh Oanh, "Bảo vệ quyền nhân thân theo quy định
của Bộ luật dân sự 2005" của TS.Nguyễn Công Bình,....; Luận văn của Tiến sỹ
Lê Đình Nghị: “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008. Trong luận án Tiến sỹ Lê Đình
Nghị, quyền nhân thân đối với hình ảnh được đề cập đến là một phần trong
quyền bí mật đời tư; Luận văn của Thạc sỹ Lê Thị Hoa: “Quyền nhân thân liên
quan đến thân thể của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006 có sự phân loại quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh thuộc nhóm quyền khác biệt với quyền nhân thân liên
quan đến thân thể của cá nhân. Một số bài viết trên các tạp chí khoa học pháp lý
như: “Sự phát triển của pháp luật dân sự liên quan đến các quy định về quyền
nhân thân” (Lê Đình Nghị, Nghề Luật, số 3/2007) đã khái quát được quá trình

hình thành và phát triển các quy định về quyền nhân thân trong pháp luật dân sự;
“Quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một số nước phương Tây
– đối chiếu với pháp luật Việt Nam” (Chu Tuấn Đức, Tạp chí nhà nước và pháp
luật, số 4/2008) đã phân tích những quy định pháp lý về quyền của cá nhân đối
với hình ảnh trên cơ sở pháp luật của các nước Phương Tây và so sánh, đối
chiếu quy định này tại Việt Nam; “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân”
5


(TS. Bùi Đăng Hiếu, Tạp chí luật học, số 7/2009) đã phân tích khái niệm quyền
nhân thân và phân loại các quyền nhân thân thành các nhóm quyền khác nhau.
Tuy nhiên, những công trình trên không nghiên cứu riêng và có tính hệ thống về
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh.
Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt
Nam” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ một cách chuyên
sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính logíc, hệ thống, không có sự trùng
lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng
như làm rõ nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện
hành về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh; chỉ ra những điểm phù
hợp với đời sống xã hội và những điều phải bổ sung các quy định về quyền nhân
thân đối với hình ảnh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp
luật dân sự Việt Nam về quyền nhân thân đối với hình ảnh nói riêng và quyền
nhân thân của cá nhân nói chung. Đồng thời giúp các cơ quan áp dụng pháp luật
trong việc nhận thức đúng đắn và toàn diện khi giải quyết những tranh chấp liên
quan tới quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, Luận văn phải hoàn thành một số
nhiệm vụ sau:
- Trình bày một cách khái quát về quyền nhân thân và quyền nhân thân
của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam;
- Làm rõ các quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về vấn đề
bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh;
- Sự khác biệt trong việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh với
các quyền nhân thân khác.
- Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
6


dân sự Việt Nam về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh;
*Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các quy định của pháp luật
dân sự Việt Nam hiện hành về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh.
Tìm hiểu việc áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ Luật
học, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định về quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh trong thực tiễn hiện nay bao gồm: khái niệm quyền nhân
thân đối với hình ảnh; đặc điểm của quyền nhân thân đối với hình ảnh; nội dung
của quyền nhân thân đối với hình ảnh; biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với
hình ảnh; biểu hiện cụ thể của hành vi xâm phạm tới quyền nhân thân đối với
hình ảnh của cá nhân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau đây:
+ Phương pháp phân tích và so sánh pháp luật: xem xét bản chất pháp lý
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh, phân biệt quyền này với các
quyền nhân thân khác và so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với các quy
định của các nước liên quan tới quyền nhân thân đối với hình ảnh.

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích: được sử dụng để phân tích, tổng hợp
các quan điểm, các quy định của pháp luật liên quan tới quyền nhân thân của cá
nhân đối với hình ảnh từ đó rút ra những kết luận.
+ Phương pháp phân tích tình huống và lựa chọn giải pháp: phân tích,
đánh giá những tình huống phát sinh trong thực tiễn và đưa ra một số kiến nghị,
đề xuất liên quan tới quy định pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với
hình ảnh.
5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về quyền nhân thân của
cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - một vấn đề mới,
đã và đang gặp nhiều vướng mắc từ thực tiễn xét xử. Luận văn có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn sau đây:
7


Thứ nhất: Lần đầu tiên quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh được
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn.
Thứ hai: Quá trình nghiên cứu đề tài tìm ra được những tồn tại, vướng mắc
trong công tác thi hành pháp luật dân sự về quyền nhân thân của cá nhân gắn với
hình ảnh của mình. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc
hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam trên cả hai phương diện
lý luận và thực tiễn.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 2 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về quyền nhân thân, quyền nhân thân đối với
hình ảnh và các biện pháp bảo vệ
Chương II: Thực trạng bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh và kiến nghị
hoàn thiện pháp luật


8


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN NHÂN THÂN,
QUYỀN NHÂN THÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
1.1.

Lý luận chung về quyền nhân thân
1.1.1. Khái niệm quyền nhân thân
Con người là chủ thể của xã hội, giá trị của con người luôn được coi là giá

trị cao nhất và việc thừa nhận các giá trị của con người chính là việc thừa nhận
các quyền của con người. Đây được coi là một tiến bộ lớn trong lịch sự phát
triển nhà nước của xã hội. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, tại Việt
Nam, quyền con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Trong những quyền
con người được ghi nhận và bảo vệ đó có quyền nhân thân - một trong những
quyền dân sự của cá nhân và được cụ thể hóa trong các quy định của Bộ luật dân
sự (BLDS).
“Quyền” hiểu dưới góc độ pháp lý là khả năng được phép xử sự mà pháp
luật công nhận cho chủ thể thực hiện và bảo vệ lợi ích của mình. Có nhiều cách
để phân loại quyền dựa trên những cơ sở khác nhau, có thể phân loại quyền theo
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội …. Thuật ngữ quyền nhân thân
được ra đời khá muộn so với lịch sử lập pháp của nước ta. Lần đầu tiên quyền
nhân thân được đề cập dưới góc độ pháp lý là trong Bộ luật dân sự 1995. Bộ luật
dân sự 1995 đã thể chế hóa những quy định của Hiến pháp về quyền dân sự của
công dân, trong đó quy định cụ thể các quyền nhân thân của cá nhân. Đây là một
bước tiến lớn trong Bộ luật dân sự cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt
Nam. Đến nay, định nghĩa quyền nhân thân chưa có một định nghĩa cụ thể. Các

nhà nghiên cứu luật học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về quyền nhân
thân. Theo công trình nghiên cứu cấp bộ "Vai trò của Tòa án nhân dân trong
việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định BLDS", số đăng ký:
96/98/063/ĐT-HN (1997), quyền nhân thân được hiểu theo hai cách: (i) dưới
giác độ chủ thể, quyền nhân thân về dân sự được hiểu là quyền con người về dân
sự gắn liền với mỗi cá nhân được thụ hưởng với tư cách là thành viên của cộng
9


đồng kể từ thời điểm người đó được sinh ra và bằng các quyền đó, mỗi cá nhân
được khẳng định địa vị pháp lý của mình trong giao lưu dân sự, do đó, mỗi cá
nhân đều có quyền nhân thân riêng và quyền này không thể chuyển giao cho
người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Theo cách hiểu này, quyền
nhân thân là quyền con người được toàn quyền hưởng từ khi người đó sinh ra và
có toàn quyền tự định đoạt như quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng, quyền
được học hành,.... (ii) dưới giác độ khách thể, quyền nhân thân về dân sự của cá
nhân là chế định pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật về các quyền dân
sự gắn liền với mỗi cá nhân để bảo đảm địa vị pháp lý của mỗi cá nhân, là cơ sở
pháp lý để cá nhân thể hiện các quyền con người về dân sự trong sự bảo hộ của
nhà nước và pháp luật. Ở đây, quyền nhân thân đã được quy định thành điều luật
và mỗi cá nhân trong xã hội có quyền được hưởng và được nhà nước bảo vệ khi
có bất kỳ hành vi nào xâm phạm tới quyền nhân thân của họ. Việc làm này đảm
bảo tính răn đe và tránh được sự lợi dụng của những người cố tình sử dụng hình
ảnh, tên tuổi, uy tín của những người khác, ở đây là những người nổi tiếng hoặc
có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội. Hay theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
1999 thì ˝Giá trị nhân thân của cá nhân và tổ chức được pháp luật ghi nhận và
bảo vệ. Chỉ những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi là
quyền nhân thân. Quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển
giao cho người khác trừ trường hợp do pháp luật quy định...˝[22, Tr.105]. Cách giải
thích của từ điển thuật ngữ luật học lại cho rằng quyền nhân thân chỉ là những

giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ còn những giá trị nhân thân
không được ghi nhận thì sẽ không được coi là quyền nhân thân. Điều này dường
như có vẻ đã bó hẹp quyền nhân thân của con người. Tóm lại, điểm chung của
các nhà làm luật đều cho rằng quyền nhân thân của cá nhân là những giá trị nhân
thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo địa vị pháp lý của mỗi cá
nhân trong xã hội, mỗi người có quyền nhân thân riêng và không ai được phép
xâm phạm tới quyền đó.
Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền nhân thân tại Điều 24, như sau:
"Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
10


giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Với quy định
này, ta thấy quyền nhân thân được nhận định ở hai khía cạnh: quyền nhân thân
là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân; và quyền nhân thân không thể chuyển
giao cho người khác.
Thứ nhất, Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân.
Trước hết, chúng ta cần hiểu như thế nào là quyền dân sự. Quyền dân sự được
hiểu là ˝những quyền công dân được thể hiện trong mối quan hệ giữa các cá
nhân và được bảo đảm bằng pháp luật dân sự˝ [23, Tr.6] hoặc ˝quyền dân sự là cách
xử sự được phép của chủ thể trong quan hệ dân sự. Quyền dân sự hiểu theo
nghĩa rộng là quyền của chủ thể được pháp luật quy định như là nội dung của
năng lực pháp luật của chủ thể đó. Như vậy, các chủ thể có năng lực pháp luật
dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau. Quyền dân sự hiểu theo
nghĩa hẹp là quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó
đang tham gia; quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu
người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm˝ [22, Tr.104]. Do
đó, quyền dân sự của cá nhân là quyền được pháp luật quy định cho phép cá
nhân tham gia các quan hệ dân sự. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan

hệ liên quan đến tài sản và quan hệ liên quan đến nhân thân. Quyền nhân thân là
một khái niệm được bao hàm trong nội dung quyền con người, quyền công dân.
Khi các quyền con người được pháp luật quy định thành các quyền cụ thể cho
các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự thì nó trở thành các quyền dân sự.
Quyền nhân thân là một nội dung của quan hệ dân sự quy định cho các chủ thể
tham gia quan hệ dân sự được tự mình thực hiện, được yêu cầu và được hưởng.
Vì vậy, quyền nhân thân là một khái niệm được bao hàm trong khái niệm quyền
dân sự.
Thứ hai, Quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác nghĩa là
quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó có quyền thực hiện
hoặc do người đại diện của họ thực hiện trong một số trường hợp do pháp luật
quy định. Quyền nhân thân không thể định đoạt (chuyển giao) được cho người
11


khác nghĩa là quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch như
mua bán, trao đổi, tặng cho, ... Trên thực tế, tính không thể định đoạt của quyền
nhân thân của cá nhân chỉ là tương đối, bởi trong một số trường hợp, quyền
nhân thân có thể được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật
như quyền nhân thân gắn liền với tài sản được phép chuyển giao như tác giả của
tác phẩm có thể được chuyển giao cho người thừa kế. Trong nghiên cứu mới đây
về quyền nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân
thân cơ sở tức là quyền nhân thân gốc và quyền nhân thân phái sinh. Quyền
nhân thân cơ sở tức là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó không thể
chuyển nhượng như quyền đối với hình ảnh hoặc quyền đối với đời tư. Quyền
nhân thân phái sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân với mục đích
thương mại như việc những người nổi tiếng ký những hợp đồng sử dụng hình
ảnh của mình với các cơ quan báo chí, xuất bản [23, Tr.10].
Nếu so sánh quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh với quyền nhân
thân không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự có sự khác biệt. Quyền

nhân thân được điều chỉnh bởi luật hành chính là các quy định về trình tự, thủ
tục để xác định các danh hiệu cao quý của Nhà nước; tặng thưởng các loại huân,
huy chương; công nhận các chức danh .... Còn theo luật hình sự, quyền nhân
thân được điều chỉnh dưới khía cạnh bảo vệ các giá trị nhân thân bằng quy định
những hành vi nào xâm phạm đến những giá trị nhân thân nào thì được coi là tội
phạm, như tội vu khống, tội làm nhục người khác,... Khác với sự điều chỉnh của
các ngành luật trên, luật dân sự điều chỉnh quyền nhân thân bằng các quy định
những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, giới hạn của các quyền
nhân thân đó và các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân đó[21].
Với việc Bộ luật dân sự 2005 quy định hai yếu tố để phân biệt quyền nhân
thân như phân tích trên, thực sự chưa làm rõ định nghĩa về quyền nhân thân. Để
phân biệt quyền nhân thân với quyền tài sản thì hai yếu tố này đã đủ để nhận
biết quyền nhân thân. Vì quyền tài sản là quyền xử sự của các cá nhân thông qua
một tài sản, định giá được và chuyển giao được (Điều 181 BLDS 2005). Nhưng
để phân biệt quyền nhân thân với quyền tài sản mang tính nhân thân thì hai yếu
12


tố này không đủ để phân biệt. Vì bản chất quyền tài sản mang tính nhân thân là
quyền không định giá được, không chuyển giao được và gắn liền với mỗi cá
nhân, như quyền cấp dưỡng; quyền thừa kế; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Và những
thuộc tính này của quyền tài sản mang tính nhân thân cũng được quy định đối
với quyền nhân thân theo định nghĩa tại Điều 24 BLDS 2005. Chính vì lý do đó,
việc quy định hai yếu tố của quyền nhân thân theo luật định chưa đủ phân biệt
quyền nhân thân với quyền tài sản mang tính nhân thân.
Nếu đối tượng của quyền tài sản là những tài sản có thể định giá được
bằng tiền thì đối tượng của quyền nhân thân là những giá trị nhân thân, giá trị
tinh thần gắn liền với cá nhân đó, không thể định giá được. Khi những giá trị
nhân thân, giá trị tinh thần bị xâm phạm thì cá nhân cũng chỉ được bồi thường

nhằm bù đắp một phần nào đó tinh thần cho cá nhân bị xâm phạm. Quyền nhân
thân luôn hướng tới những giá trị tinh thần như quyền đối với họ tên; quyền
được khai sinh; quyền được khai tử; quyền tự do đi lại, tự do cư trú .... Tất cả
những quyền này liên quan mật thiết đến những nhu cầu cần có của một cá nhân
sống trong xã hội. Và bất cứ ai cũng không được phép xâm phạm. Đây là điểm
quan trọng nhằm phân biệt quyền nhân thân và quyền tài sản mang tính nhân
thân. Vì đối tượng của quyền nhân thân là những giá trị tinh thần của chủ thể
còn đối tượng của quyền tài sản mang tính nhân thân là những giá trị tài sản gắn
liền với bản thân cá nhân đó như quyền yêu cầu cấp dưỡng; quyền tác giả đối
với tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trường hợp pháp luật có quy định quyền nhân
thân mà theo đó một chủ thể có thể chuyển giao được cho người khác, như Điều
738 BLDS 2005 quy định về quyền nhân thân của tác giả trong đó có quy định
tác giả có quyền "cho phép người khác công bố tác phẩm". Thực chất quyền
công bố tác phẩm là quyền tài sản mang tính nhân thân vì nó mang tính công bố
giá trị tác phẩm, mang dấu ấn của tác giả – tức là những giá trị tài sản gắn liền
với tác giả chứ không phải quyền nhân thân của tác giả. Mà ở đây, quyền nhân
thân của tác giả chính là quyền đứng tên cho tác phẩm đó, quyền đặt tên cho tác
phẩm đó.
13


Ngoài ra, quy định của Bộ luật dân sự 2005 về quyền nhân thân "chỉ gắn
liền với mỗi cá nhân" (Điều 24). Quy định này dẫn tới cách hiểu chỉ cá nhân mới
có quyền nhân thân còn các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự thì không
có quyền nhân thân. Điều này mẫu thuẫn với quy định tại chương IV về pháp
nhân trong Bộ luật dân sự 2005. Vì theo những quy định tại chương này thì pháp
nhân cũng có những đặc điểm thể hiện quyền nhân thân của pháp nhân như tên
gọi (họ, tên); quốc tịch; trụ sở; khai sinh (thành lập); khai tử (phá sản); danh dự;
uy tín... Do đó, điều này đã minh chứng rằng không chỉ cá nhân mà pháp nhân,
hộ gia đình, tổ hợp tác đều có quyền nhân thân. Nói một cách khác là quyền

nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể.
Với những phân tích trên đây, chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa về quyền
nhân thân như sau: "Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với những giá trị
tinh thần của mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác, không định
giá được bằng tiền, trừ trường hợp do pháp luật quy định".
1.1.2. Đặc điểm của quyền nhân thân
Quyền thân thân là một quyền dân sự đặc biệt nên cũng có đặc điểm
riêng. Trong khoa học pháp lý, việc nghiên cứu các đặc điểm của quyền nhân
thân là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh của pháp luật.
Trên thực tiễn, để xem xét các đặc điểm của quyền nhân thân người ta thường
đặt chúng trong mối tương quan với các quyền tài sản bởi vì đây là hai nhóm
quyền chính của quyền dân sự đồng thời giữa chúng có những điểm khác biệt rất
căn bản.
Quyền nhân thân có những đặc điểm sau:
1.1.2.1. Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Đối tượng của quyền nhân thân là những giá trị tinh thần – bản thân là các
giá trị phi tài sản. "Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ
trị giá được thành tiền"[32]. Quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản thể hiện
hai khía cạnh là không có yếu tố tiền bạc và không thể là đối tượng để trao đổi,
mua bán, tặng cho.... Do đó, đây là đặc điểm khác biệt tiếp theo giữa quyền nhân
thân với quyền tài sản. Vì quyền tài sản luôn mang tính chất tài sản, nên luôn
14


xác định được bằng một giá trị vật chất nhất định. Dựa trên nguyên tắc đền bù
ngang giá.
1.1.2.2. Thiệt hại trong quan hệ nhân thân là yếu tố không định lượng
được một cách trực tiếp
Vì quyền nhân thân là quyền dân sự ghi nhận những giá trị tinh thần của
con người. Đối với mỗi cá nhân giá trị đó không có chuẩn mực chung, cũng

không có tiêu chí chung. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm, các thiệt hại vật
chất được xác định cụ thể chỉ những thiệt hại tinh thần mới không thể xác định
chính xác. Nhưng đặc trưng này không loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã
gây ra đối với những thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tinh thần được xác định là người thực hiện hành vi vi phạm phải bù đắp phần
nào những tổn thất tinh thần đã gây ra cho người bị thiệt hại. Thiệt hại về tinh
thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng của con người, thể hiện bằng việc con
người phải chịu những lo lắng, đau đớn về tinh thần. Sự đau khổ này ở từng
người thể hiện cũng không giống nhau. Còn đối với quyền tài sản, do đối tượng
của quyền tài sản là tài sản – những giá trị vật chất, có thể dùng những đại lượng
cụ thể để cân đo đong đếm được. Khi tài sản bị thiệt hại bao nhiêu thì được bồi
thường bấy nhiêu.
1.2. Khái niệm quyền nhân thân với hình ảnh
1.2.1. Hình ảnh
Trên thực tế hiện nay, khi tìm kiếm định nghĩa về hình ảnh, chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy rằng chưa có một định nghĩa nào thật sự ngắn gọn dễ hiểu
đối với khái niệm này. Việc hiểu “hình ảnh” là gì phụ thuộc chủ yếu vào từng
lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có một cách thức định
nghĩa riêng phù hợp với chuyên môn của chính ngành đó. Theo từ điển Tiếng
Việt, của Viện ngôn ngữ học 2000, giải thích hình ảnh ˝là hình người, vật, cảnh
tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất
định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn
đạt". Trong triết học, hình ảnh được coi “là kết quả của sự phản ánh khách thể,
đối tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm
15


giác, tri giác và biểu tượng; ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán
và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan; về cách nhận thức tồn
tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành

động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình kí hiệu khác nhau”[21]. Đối với định nghĩa
hình ảnh của triết học, ta thấy rằng các nhà triết học đã chỉ ra được những thuộc
tính cơ bản của hình ảnh nhưng vẫn là sự phân tích trên từng mặt riêng biệt.
Điều này có sự khác biệt tương đối với cách định nghĩa hình ảnh của nhiếp ảnh
và mỹ thuật. Nếu như nhiếp ảnh coi “hình ảnh” là sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu
cầu nhận thức sự vật bằng mắt và chỉ gồm hai yếu tố cơ bản là hình dáng của vật
thể và sắc độ của hình ảnh, thì mỹ thuật lại xem “hình ảnh” như là sự diễn tả hay
tái hiện một vật, một người trong nghệ thuật tạo hình. Nếu như trong nhiếp ảnh,
vẻ bên ngoài của vật thể mẫu được chú ý đề cao thì trong mỹ thuật, ngoài việc
sao chép vẻ bên ngoài của vật mẫu, hình ảnh còn phải thể hiện được cái tinh
thần của mẫu. Qua những định nghĩa trên, tựu trung lại ta có thể tạm hiểu hình
ảnh chính là sự sao chép lại những hình ảnh, biểu tượng, có thể được nhận thức
bằng chính tư duy của con người hoặc bằng các cách thức sao chụp nguyên mẫu.
Tuy nhiên, hình ảnh không tồn tại độc lập với đối tượng của sự phản ánh. Mặc
dù hình ảnh khách quan về mặt nội dung khi phản ánh chân thực đối tượng song
hình ảnh không bao giờ có thể hàm chứa hết các thuộc tính và quan hệ của đối
tượng, nguyên mẫu. Hình ảnh không chỉ đơn thuần là sự sao chép nguyên mẫu
mà qua sự sao chụp đó còn phải gây được sự chú ý với con mắt nhìn, thể hiện
được nội dung, lột tả được tinh thần của vật mẫu, thể hiện cá tính nghệ thuật và
dấu ấn riêng.
Khái niệm ˝Hình ảnh của cá nhân˝ bao gồm mọi hình thức tác phẩm ghi
lại hình dáng của con người cụ thể như chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và suy luận
rộng ra có thể cả bức tượng của cá nhân đó nữa. Đứng về mặt ˝quyền sở hữu trí
tuệ˝ thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là loại hình tác phẩm, người sử dụng
tác phẩm trước hết phải xin phép người chủ bản quyền (chủ sở hữu quyền tác
giả) và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất, đồng thời phải trả thù lao, nhuận
bút cho người sáng tác (người chụp ảnh, sao chép, họa hình...). Nhưng đứng về
16



mặt ˝quyền nhân thân của con người˝ thì ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân
đều phải được sự đồng ý của người đó.
Trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến hình ảnh của con
người. Hình ảnh của cá nhân có thể được hiểu là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của
một người bằng cách thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho
những người khác. Khi được mọi người nhìn vào hình ảnh tái hiện đó có thể
nhận diện được rằng đó là ai. Do đó, hiện nay pháp luật đã bắt đầu đặt ra những
quy định cụ thể về quyền nhân thân đối với hình ảnh. Vậy quyền nhân thân đối
với hình ảnh là gì?
1.2.2. Khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh
Nhà nước ta luôn đề cao nguyên tắc bảo vệ quyền tự do của công dân.
Nhưng từ khi Quốc Hội thông qua BLDS 1995 đã quy định quyền đối với hình
ảnh (Điều 31); quyền bí mật đời tư (Điều 34); quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm, uy tín (Điều 33). Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển pháp luật
dân sự của Việt Nam. Nếu trong Bộ luật dân sự Pháp, chỉ quy định quyền của cá
nhân đối với đời tư (Điều 9, Bộ luật dân sự Pháp) và sử dụng án lệ trong quá
trình xét xử thì trong BLDS của Việt Nam, quyền nhân thân của cá nhân đối với
hình ảnh đã được quy định trực tiếp, cụ thể ngay trong luật. Tiếp tục kế thừa
BLDS 1995, BLDS 2005 đã bổ sung một số nội dung cho điều luật quy định về
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh. Đó là việc sử dụng hình ảnh của
người dưới mười lăm tuổi phải được cha, mẹ hoặc người đại diện của người đó
đồng ý, nhằm điều chỉnh hiện tượng một số lịch in hình trẻ em mà không xin
phép [27, Tr.44]. Khái niệm "thân nhân" trong BLDS 1995 được cụ thể hoá thành
cha, mẹ, vợ, chồng, con. Việc sử dụng hình ảnh để xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người có ảnh bị nghiêm cấm

[28, Tr.45-46]

. Nếu đối chiếu với luật


của nước ngoài thì cơ chế pháp luật của Việt Nam khá hoàn chỉnh. Cá nhân
được bảo vệ hình ảnh dưới nhiều hình thức, dù là tranh vẽ, ảnh chụp hoặc quay
phim. Điều quan trọng là hình ảnh phải lấy từ một người và giống với người đó
[26, Tr.77]

. Giống như quy định của một số nước, quy định trong pháp luật dân sự

Việt Nam chỉ bảo vệ hình ảnh của cá nhân mà người trong ảnh có thể bị nhận
17


dạng, không phụ thuộc vào việc ảnh có khuân mặt hay có ghi tên của cá nhân
đó. Trừ trường hợp vì lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng thì việc sử dụng hình
ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Thực tế, hầu như mọi người
chưa nhận thức rõ quyền đối với hình ảnh của chính bản thân mình đồng thời
chưa triệt để bảo vệ hình ảnh của cá nhân khi có hành vi xâm phạm của người
khác.
Theo Điều 31 BLDS 2005 quy định:
″1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm
tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện
của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng
hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.″
Qua Điều 31 Bộ luật dân sự Việt Nam nhận thấy rằng khung pháp lý chưa
đưa ra khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh. Đây được xem là một trong
những khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc
giải quyết các tranh chấp có liên quan tới hình ảnh của cá nhân. Cũng như đối

với giới luật học thì khái niệm này cũng chưa được đề cập một cách khái quát
nên việc hiểu quyền nhân thân đối với hình ảnh còn rất mơ hồ và không ai nhận
thấy giá trị thật của quyền này đem lại. Quyền đối với hình ảnh có thể là quyền
của cá nhân đối với diện mạo bên ngoài của mình như hình dáng khuôn mặt, cử
chỉ, điệu bộ. Ngay cả hình ảnh chụp một người từ phía sau vẫn có thể vi phạm
quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh nếu qua hình ảnh đó có thể nhận
ra người này nhờ vào hình thể, tư thế và kiểu tóc của anh ta. Hoặc quyền đối với
hình ảnh của cá nhân có thể hiểu là hình ảnh được tạo nên bởi sự công nhận của
công chúng và gắn liền với hình ảnh của cá nhân; như hình ảnh người đàn bà
đẹp gắn liền với nữ diễn viên Julia Robert. Bộ luật dân sự chỉ đưa ra một khía
cạnh của quyền nhân thân đối với hình ảnh, quy định mọi cá nhân có quyền đối
18


với hình ảnh của mình mà không quy định rõ quyền đối với hình ảnh là như thế
nào. Nhưng có thể thấy theo bản chất pháp lý thì cách hiểu thứ nhất về quyền
đối với hình ảnh hợp lý với khái niệm quyền nhân thân của cá nhân. Vì quyền
nhân thân của cá nhân là quyền mà mọi cá nhân đều có quyền hưởng. Còn cách
hiểu quyền đối với hình ảnh được công chúng công nhận thì chỉ giới hạn trong
một bộ phận cá nhân trong xã hội, ở đây chỉ là những người nổi tiếng bao gồm
diễn viên, nhà chính trị, ... Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền tuyệt đối
của cá nhân nên chỉ có cá nhân đó mới có quyền quyết định việc thay đổi hình
ảnh hay vẻ bề ngoài của mình; như cắt một kiểu tóc, trang điểm khuôn mặt,
phong cách thời trang là sự lựa chọn của chính cá nhân đó (trừ những người
chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc làm này phải có sự
đồng ý của người đại diện của họ là cha, mẹ, vợ, chồng, con...). Hình ảnh
thường để lại dấu ấn nhiều hơn trong trí nhớ của con người; như một học vị tiến
sỹ được ghi danh thì người ta chỉ biết tên của tiến sỹ đó mà không biết được mặt
của người đó trông như thế nào, nên thường khi đưa tên tuổi của một ai đó, cơ
quan báo chí thường đăng kèm với hình ảnh của người đó để mọi người biết

được rằng người này chính là vị tiến sỹ được nhắc đến. Chỉ trong một số trường
hợp, việc đăng tải hình ảnh gây ảnh hưởng tới tên tuổi, danh dự, nhân phẩm của
người đó thường không được đăng tải hoặc có được đăng tải thì sẽ làm nhoè
khuôn mặt để nhằm tránh được sự quấy nhiễu, làm phiền của xã hội đối với
người đó; như hình ảnh một cô gái HIV nói về cuộc đời của cô; hình ảnh cháu
bé bị kẻ xấu xâm hại tình dục....
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi có thể hiểu quyền nhân thân đối
với hình ảnh của cá nhân "là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân liên quan
đến việc tạo dựng, sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh theo ý chí của chính
cá nhân đó".
1.3. Đặc điểm pháp lý của quyền nhân thân đối với hình ảnh
Quyền đối với hình ảnh thuộc một trong những quyền nhân thân của cá nhân.
Ngoài việc mang những đặc điểm của quyền nhân thân nói chung, quyền nhân thân
đối với hình ảnh cũng có những đặc điểm riêng biệt.
19


Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân có những đặc điểm sau:
1.3.1. Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân không gắn
với tài sản
Đặc tính không gắn với tài sản là một trong những đặc tính cơ bản để phân
biệt quyền nhân thân không gắn với tài sản với quyền nhân thân gắn với tài sản
(quyền đứng tên tác giả, quyền đặt tên cho tác phẩm). Vì quyền nhân thân đối với
hình ảnh luôn gắn với chính hình ảnh bản thân của người đó và mỗi một chủ thể có
một hình ảnh riêng biệt. Mỗi chủ thể được công nhận một cách vô điều kiện với
quyền nhân thân gắn với hình ảnh. Hình ảnh bên ngoài của cá nhân là yếu tố nhận
dạng cá nhân đó, không phải là một loại tài sản để đem ra giao dịch. Điều này hoàn
toàn khác với quyền tài sản đối với hình ảnh, vì quyền tài sản đối với hình ảnh nghĩa
là hình ảnh của cá nhân được sử dụng trong giao dịch thương mại, quảng cáo. Quyền
này được phép mang ra kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cho bản thân cá nhân. Do

đó, khi sử dụng hình ảnh của cá nhân vào mục đích quảng cáo thì cần phải có sự
đồng ý của cá nhân đó. Quyền nhân thân đối với hình ảnh được công nhận đối với
mọi cá nhân một cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh
kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó.
1.3.2. Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân
Đặc tính quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân.
Đặc điểm này nhằm phân biệt giữa quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh và
quyền đối với hình ảnh của pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Vì hình ảnh của
pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác được pháp luật thừa nhận thông qua cơ chế bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ hay nói cách khác là nhãn hiệu được bảo hộ. Còn quyền nhân
thân đối với hình ảnh của cá nhân thì chỉ thuộc duy nhất cá nhân đó. Xã hội rất
phong phú, mỗi người có một hình dạng, đặc điểm, hình ảnh không ai giống ai, mỗi
người chỉ có một. Nếu có thì cũng chỉ là tương đồng chứ không có sự hoàn toàn
giống nhau. Như những cặp sinh đôi, nhìn thì tưởng hoàn toàn giống nhau nhưng
nếu xem xét kỹ thì vẫn có những điểm đặc trưng chỉ thuộc về người đó. Vì vậy, hình
ảnh của cá nhân là một đặc tính không thể tách rời khỏi cá nhân đó.
1.3.3. Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền cá biệt hóa chủ thể
20


Cùng với quyền của cá nhân đối với họ tên và dân tộc, quyền nhân thân đối
với hình ảnh thuộc quyền nhân thân cá biệt hóa cá nhân. Đây là những quyền nhân
thân tuyệt đối, gắn liền với bản thân cá nhân đó. Quyền nhân thân cá biệt hóa cá
nhân là những quyền nhân thân ghi nhận những đặc điểm của mỗi cá nhân, là cơ sở
để xác định những dấu hiệu cơ bản của quyền cá biệt hóa của cá nhân trong quan hệ
xã hội nói chung và trong quan hệ dân sự nói riêng. Quyền cá biệt hóa chủ thể được
thể hiện dưới hình thức các công cụ cá biệt hóa khác nhau ở mỗi chủ thể như mỗi
người có tên gọi, hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau. Tập hợp các công cụ cá
biệt hóa đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ra sự hình dung bên ngoài về chủ thể đó khác biệt
với các chủ thể khác. Quyền ˝thể hiện mình˝ được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự

xâm phạm của bất kỳ chủ thể nào khác và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể có
quyền. Chính vì lý do đó, mà đại đa số các giấy tờ tùy thân hoặc các bằng cấp của cá
nhân bao giờ cũng có ảnh bên cạnh họ tên của cá nhân. Điều này lý giải tại sao hình
ảnh của cá nhân có vai trò quan trọng trong việc nhận biết, nhận dạng một cá nhân và
là một trong những yếu tố không thể thiếu của quyền cá biệt hóa chủ thể. Tôn trọng
tính cá biệt của một người còn có nghĩa là bảo vệ nhân cách của họ không bị làm sai
lệch.
1.3.4. Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân được bảo hộ
vô thời hạn
Hình ảnh được hiểu là sự tái hiện lại vẻ bề ngoài của một người bằng cách
thức nào đó có thể ghi lại và gây ấn tượng thị giác cho người khác. Khi mọi người
nhìn vào hình ảnh tái hiện đó có thể nhận diện được rằng đó là ai. Cùng với các đặc
điểm riêng biệt của quyền nhân thân như không thể chuyển giao được cho các chủ
thể khác, là một bộ phận của quyền chủ thể của cá nhân,... Có thể thấy rằng, hình ảnh
của cá nhân không những gắn liền với cá nhân đó khi người đó còn sống mà gắn với
bản thân người đó cả khi đã mất. Quyền nhân thân đối với hình ảnh liên quan đến
những dấu ấn về hình ảnh gắn liền với người đó và không thể thay thế được. Quyền
nhân thân đối với hình ảnh được bảo hộ vô thời hạn nghĩa là thời hạn được pháp luật
bảo hộ vĩnh viễn. Ngay cả sau khi một người đã chết thì người thân thích (bao gồm
cha, mẹ, vợ, chồng, con) được quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm tới hình
21


ảnh của người đã khuất.
1.3.5. Quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền được bảo vệ khi có yêu
cầu
Khi quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm thì cá nhân
có hình ảnh bị xâm phạm phải là người đánh giá xem quyền nhân thân đối với hình
ảnh của mình có bị xâm phạm hay không, tự quyết định có yêu cầu chấm dứt hành vi
xâm phạm hay không. Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có yêu cầu. Vì hiện

nay, với việc phát tán hình ảnh rộng rãi mà hầu như không có sự đồng ý của cá nhân
có hình ảnh hoặc cá nhân có hình ảnh bị phát tán không hề biết hình ảnh của mình đã
bị sử dụng dẫn đến rất nhiều vụ việc xâm phạm tới hình ảnh của cá nhân, thậm chí
gây hậu quả nghiêm trọng cho những người đó. Tuy nhiên, số vụ mà tòa án giải
quyết thì không nhiều vì chỉ khi nào có yêu cầu của chủ thể quyền thì Tòa án mới
can thiệp. Yêu cầu ở đây có thể là của chính chủ thể quyền (đương sự) hay của
những người đại diện của chủ thể quyền. Do đó, quyền nhân thân của cá nhân đối
với hình ảnh được bảo vệ khi có yêu cầu từ phía người có quyền liên quan.
1.3.6. Quyền nhân thân đối với hình ảnh thuộc nhóm các hành vi xâm
phạm tác động vào vật phẩm liên quan đến quyền
Nếu dựa vào đặc điểm của hành vi xâm phạm có thể phân loại quyền nhân
thân thành ba nhóm: (i) Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào chính chủ thể
quyền; (ii) Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào các chủ thể khác (không
phải là chủ thể quyền); (iii) Nhóm các hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm
liên quan đến quyền. Đối với nhóm thứ nhất đó là hành vi xâm phạm tác động
trực tiếp vào chủ thể quyền gây ra những hậu quả là những tổn thất liên quan
đến tính mạng, sức khỏe, thân thể,... cho chính chủ thể quyền. Nhóm thứ hai thì
hành vi xâm phạm tác động vào các chủ thể khác làm ảnh hưởng đến sự đánh
giá, nhìn nhận của các chủ thế khác đối với chính chủ thể quyền như tung tin sai
sự thật nhằm xâm phạm danh dự, uy tín của cá nhân;... Nhóm thứ ba được hiểu
là hành vi xâm phạm tác động vào vật phẩm liên quan tới chính chủ thể có
quyền như thư tín, chỗ ở, sách báo, .... [39]. Chúng ta thấy rằng, việc sử dụng hình
ảnh của cá nhân gián tiếp đã xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân đối với
22


hình ảnh. Khi quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị xâm phạm dẫn
tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm. Đồng nghĩa với việc
cá nhân đó phải gánh chịu những tổn thất trực tiếp do hành vi xâm phạm đó gây
ra. Khắc phục những hậu quả này, chủ thể có hành vi bị xâm phạm tác động tới

quyền được yêu cầu buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính
công khai và được bồi thường một khoản tiền nhằm bù đắp một phần nào đó
thiệt hại về tinh thần của mình.
1.4.

Giới hạn của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân
Quyền nhân thân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân tuyệt

đối của cá nhân, không thể chuyển giao. Tuy nhiên, quyền này cũng có một vài ngoại
lệ. Mục này nhằm phân tích một số giới hạn của quyền nhân thân đối với hình ảnh
khi được áp dụng trong thực tiễn.
1.4.1. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong trường hợp
xung đột với quyền lợi chung, quyền lợi của bên thứ ba hoặc đương sự từ bỏ
quyền của mình đối với hình ảnh
Trường hợp xung đột với quyền lợi chung, quyền lợi của bên thứ ba
Bản thân quyền nhân thân đối với hình ảnh là một quyền tuyệt đối của cá
nhân. Quyền này hoàn toàn được bảo vệ một cách vô điều kiện khi cá nhân có hình
ảnh thấy rằng hình ảnh của mình bị xâm phạm. Thực tế, nhiều văn bản luật dù chặt
chẽ đến mấy cũng không thể giải quyết thỏa đáng được tất cả những vấn đề rắc rối
phát sinh hàng ngày trong cuộc sống. Bởi vậy, quyền nhân thân đối với hình ảnh
không nằm ngoài ngoại lệ này. Theo Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 31 thì ˝cá nhân có
quyền đối với hình ảnh của mình˝. Như quy định tại điều luật này dẫn đến cách hiểu
là cá nhân hoàn toàn được phép định đoạt những gì mình muốn với hình ảnh của
mình, không một ai được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm. Điều này cũng
dẫn đến nhiều cá nhân có cách hành xử làm mất chuẩn mực chung. Xã hội là một
cộng đồng người, việc hành xử như thế nào cũng phải nằm trong chuẩn mực xã hội
đó. Chính vì lẽ đó, quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh bị giới hạn trong
trường hợp xung đột với quyền lợi chung. Nghĩa là quyền đối với hình ảnh có sự
khác biệt về giá trị văn hóa, quan điểm và yếu tố xã hội góp phần làm nảy sinh các
23



xung đột với các quyền lợi chung của cộng đồng. Cá nhân không thể viện dẫn quyền
nhân thân đối với hình ảnh nếu họ chỉ có mặt trong một bức ảnh chụp phong cảnh
hoặc ảnh chụp các buổi tụ tập đông người như mít tinh, biểu tình, ... Ở đây, người
chụp ảnh không nhằm ghi hình đương sự mà ghi hình phong cảnh hoặc các sự kiện
đang diễn ra. Đương sự chỉ là một bộ phận bổ trợ trong phong cảnh hoặc sự kiện đó.
Trường hợp người chụp ảnh tập trung mô tả đương sự, trong đó phong cảnh và sự
kiện chỉ đóng vai trò làm nền thì vấn đề quyền nhân thân đối với hình ảnh sẽ được
đặt ra (đương sự bị chụp cận cảnh và tách hẳn với bối cảnh xung quanh)[38]. Tại Việt
Nam không có quy định cụ thể nào phân biệt rõ hình ảnh bắt buộc xin phép cá nhân
và hình ảnh được phép chụp hình. Ví dụ đối với hình ảnh được công bố nhằm mục
đích truy nã. Đó là những hình ảnh chung pháp luật của các nước đều cho phép đăng
hình tội phạm bị truy nã để phục vụ cho việc truy bắt tội phạm. Vì đây là những đối
tượng nguy hiểm cho xã hội, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nên việc cơ quan hành
pháp được quyền đăng hình tội phạm bị truy nã giúp người dân nhận biết được kẻ
nguy hiểm đồng thời giúp trong việc phát hiện tội phạm này. Tuy nhiên, cũng nên
hiểu một cách đúng đắn về vấn đề này, tránh cách hiểu cứ có hành vi phạm tội là cơ
quan nào cũng được phép đăng hình. Như vụ dán ảnh 5 người lấy trộm hàng hóa của
Siêu thị Intimex Nghệ An (thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam tại
Nghệ An) đóng trên địa bàn phường Trung Đô, TP Vinh (Nghệ An) vào một tấm
bảng lớn có nội dung là dòng chữ: "Các đối tượng lấy cắp hàng hóa tại Siêu thị
Intimex Nghệ An". Ảnh được in màu, phía dưới ảnh có chú thích họ tên, quê quán rõ
ràng của từng người, có ảnh còn ghi cả ngày tháng năm sinh và nơi người đó đang
theo học. Nhưng không có thông tin họ đã lấy những gì và lấy bao nhiêu, từ khi nào.
Việc làm của Siêu thị Intimex là hoàn toàn không đúng, dán ảnh như thế
không khác là truy nã. Mà những vụ ăn cắp phát hiện được đều nhỏ nên không thể
cấu thành tội phạm và khởi tố. Quy định đăng hình truy nã tội phạm chỉ cơ quan có
thẩm quyền mới được ra quyết định đối với những tội phạm gây nguy hiểm cho xã
hội. Cũng theo Điều 24 Luật bản quyền Đức năm 1907, các cơ quan có thẩm quyền

được phép công khai đăng hình ảnh của cá nhân mà không cần sự đồng ý của người
đó vì lý do bảo vệ pháp luật hoặc an ninh công cộng. Thậm chí, Luật Tố tụng hình sự
24


Đức (StPO) còn cho phép đăng hình tìm kiếm nhân chứng. Đối với nước ngoài, đã
có luật cho nhà nhiếp ảnh (photographier’s right). Trong luật này phân định rõ giới
hạn mà nhiếp ảnh gia được phép chụp hình mà không cần sự xin phép của cá nhân
đó. Như chụp ảnh trên đường, bãi biển, bãi đỗ xe, công viên,....là người chụp ảnh
hoàn toàn được quyền chụp ảnh mà không cần phải xin phép. Việc bắt buộc phải xin
phép chụp ảnh quy định ở nước ngoài là khi nhiếp ảnh gia có nhu cầu chụp ảnh tư
gia của cá nhân đó hoặc chụp ảnh cá nhân đó nhằm mục đích kinh doanh thương
mại. Nhưng ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào nên việc ″thích là chụp″ diễn ra
tràn lan. Đặc biệt là chụp ảnh đăng bài của các báo hoặc sử dụng hình ảnh ″chùa″
của người nổi tiếng vào việc quảng cáo cho cửa hàng.
Không chỉ vậy, quyền nhân thân đối với hình ảnh còn xung đột với quyền lợi
chung ở khía cạnh quyền được riêng tư hay theo ngôn ngữ xã hội gọi là ˝chủ nghĩa tự
sướng˝. Quyền được riêng tư luôn là lý do đầu tiên và gần như là duy nhất đưa ra để
biện minh cho những hình ảnh ˝nóng˝ của tất cả những người dù nổi tiếng hay không
nổi tiếng lỡ bị lọt ra ngoài. Họ thấy rằng đó là trào lưu và thường nghĩ rằng mình sẽ
trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
Đặc biệt là đối với những người lãnh đạo có ảnh hưởng đến cộng đồng chung,
những hành động của họ gần như trở thành cách xử sự để người dân nhìn nhận và
đánh giá, do đó họ cần phải xử sự mẫu mực cho cộng đồng và xã hội. Như Tống
thống là một chức sắc, thực sự là bộ mặt của một đất nước nên những hành động của
ông/bà luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao. Khi hình ảnh của Tổng thống
gây phản cảm thì gần như công dân của đất nước đó sẽ cho rằng đó là điều làm xấu
đi bộ mặt đất nước mình đối với các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, hiện nay các
nhà chính trị thường rất cẩn trọng từ lời ăn, tiếng nói, hình ảnh khi xuất hiện trước
công chúng.

Ngoài ra, trường hợp xung đột với người thứ ba ở đây, tác giả muốn đề cập
đến khía cạnh đối với những bức ảnh chụp chung với mọi người như chụp với bạn
bè, gia đình, hoặc với những người nổi tiếng......Vậy với quy định khá chặt chẽ của
luật dẫn tới những bức ảnh được đăng bởi bạn bè, gia đình của mình thì có cần phải
được phép đăng hình này hay không. Điều đó theo luật quy định thì hoàn toàn là
25


×