Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.32 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ TÍCH

NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA LUẬT SƯ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào.

Tác giả luận văn.



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến Phó
Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy giáo Nguyễn Minh Đoan - người hướng dẫn
thực hiện luận văn này, đến các thầy cô giáo của Trường Đại học
Luật Hà Nội, đến gia đình và bạn bè - những người đã giúp đỡ hết
sức mình cho luận văn này hoàn thành!
Tác giả luận văn.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

DC:

dân chủ

ĐTV:

điều tra viên

HĐND:

Hội đồng nhân dân

LS:


luật sư

NXB:

nhà xuất bản

PBGDPL:

phổ biến, giáo dục pháp luật

PC:

pháp chế

PL:

pháp luật

ThS:

thạc sĩ

THTT:

tiến hành tố tụng

TTDS:

tố tụng dân sự


TTHC:

tố tụng hành chính

TTHS:

tố tụng hình sự

TS:

tiến sĩ

UBND:

Uỷ ban nhân dân

XHCN:

xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc pháp chế trong
hoạt động nghề nghiệp của luật sư


7

1.1

Luật sư và hoạt động nghề nghiệp của luật sư

1.2

Khái niệm, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của nguyên tắc
pháp chế trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư

12

1.3

Nội dung nguyên tắc pháp chế trong hoạt động nghề nghiệp
của luật sư

21

1.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc pháp
chế trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư

25

Chương 2: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc pháp chế trong hoạt
động nghề
nghiệp của luật sư ở nước ta hiện nay


29

2.1

Thực trạng các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động
nghề nghiệp của luật sư ở Việt Nam

29

2.2

Thực tiễn tuân theo nguyên tắc pháp chế trong các hoạt động
nghề nghiệp của luật sư

36

2.3

Những ảnh hưởng từ phía các tổ chức, cá nhân khác đến tính
hợp pháp trong các hoạt động nghề nghiệp của luật sư

45

Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm nguyên tắc pháp
chế trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư ở nước
ta hiện nay

7


51

3.1

Quan điểm bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động
nghề nghiệp của luật sư ở nước ta hiện nay

51

3.2

Giải pháp

53

3.2.1

Các giải pháp chung

53

3.2.2

Các giải pháp cụ thể

62

KẾT LUẬN

75


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nghề LS chính thức xuất hiện ở nước ta từ năm 1884, khi chính
quyền thực dân Pháp ban hành Sắc lệnh thành lập LS đoàn tại Sài Gòn
và Hà Nội. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, ngày 10/10/1945 Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn LS. Đó là sắc
lệnh đầu tiên về LS của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, nghề
LS từng bước phát triển và ngày càng gia tăng về số lượng LS, nâng cao
về chất lượng hoạt động. Lịch sử tư pháp Việt Nam ghi danh những LS
nổi tiếng: Vũ Trọng Khánh (Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của nước ta),
Phan Anh ( Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước ta), Nguyễn Mạnh
Tường (người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Luật khoa và
Văn khoa), Nguyễn Hữu Thọ (nguyên Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam), Trịnh Đình Thảo (Chủ tịch Liên minh các
lực lượng dân tộc và dân chủ hoà bình ở Việt Nam, vị trí thức yêu nước
nổi tiếng ở miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ), Ngô Bá Thành
(đại biểu Quốc hội khoá VI, VII, VIII, X, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban
Pháp luật của Quốc hội),…
Luật LS, được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2007 quy định nguyên tắc đầu tiên trong các
nguyên tắc hành nghề LS (tại khoản 1, Điều 5) là: “Tuân thủ Hiến pháp
và PL”. Đó là nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS.
Hiện nay, ở nước ta, công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường,
xây dựng nhà nước pháp quyền và đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã và đang

thúc đẩy nghề LS ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong sự
phát triển đó, bên cạnh những yếu tố tích cực đã xuất hiện những hiện
tượng vi phạm PL rất đáng quan ngại ở cả ba nhóm đối tượng: cán bộ,
công chức cơ quan THTT (cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án), các
LS, thân chủ của các LS và một số đối tượng khác liên quan đến hoạt


2

động nghề nghiệp của LS. " Án bỏ túi" (tức là phán quyết của Hội đồng
xét xử không dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên toà mà theo dự kiến
đã phê duyệt trước khi mở phiên toà), tiêu cực trong hoạt động tố tụng,
LS "chạy án", LS vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu tu dưỡng chuyên
môn, thân chủ LS tác động, yêu cầu LS thực hiện các biện pháp bất hợp
pháp trong hành nghề - đó là những hiện tượng vẫn đang diễn ra, gây
ảnh hưởng đến uy tín LS, nghề LS, làm suy giảm lòng tin của người dân
vào PC, PL.
Có thể thấy, đòi hỏi của việc thực hiện nguyên tắc PC trong hoạt
động nghề nghiệp của LS là cấp thiết, nhằm để LS thực hiện đúng tôn
chỉ, mục đích cao quý: góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như ở nước ngoài,
phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, DC, văn minh. Tuy
nhiên, hiểu về nguyên tắc này như thế nào, thực hiện nguyên tắc trên cơ
sở lý luận và thực tiễn như thế nào, từ đó đề ra những giải pháp gì nhằm
bảo đảm thực hiện nguyên tắc - đó là những vấn đề cần phải được phân
tích thấu đáo, với cách nhìn toàn diện, đa chiều.
Vì lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ: Nguyên tắc pháp
chế trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở nước ta hiện nay, với mong muốn góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động của LS trong điều kiện hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Theo nguồn tư liệu mà tác giả có, đã có nhiều bài báo, công trình
nghiên cứu về PC và về LS. Cụ thể:
- Luận án TS luật học của Phan Trung Hoài: "Cơ sở lý luận của
việc hoàn thiện PL về LS ở Việt Nam hiện nay" (bảo vệ tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003). Luận án này đã phân tích về
lý luận nhu cầu của việc điều chỉnh bằng PL đối với hoạt động LS, phân


3

tích thực trạng PL và thi hành PL, đánh giá đúng nhu cầu hoàn thiện PL
về LS, đề xuất những phương hướng cơ bản hoàn thiện PL về LS.
- Luận văn ThS của Lương Văn Tròn: "Vai trò của LS trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong TTHS" (bảo
vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2002). Trong luận văn, tác giả
đã phân tích vai trò của LS bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo
trong TTHS trên cả hai khía cạnh: pháp lý và thực tiễn, đề ra giải pháp
nâng cao vai trò này.
- Luận văn ThS của Trần Mạnh Hùng: "Nguyên tắc PC XHCN
trong TTHS và vấn đề bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong giai
đoạn xét xử hình sự sơ thẩm trong giai đoạn hiện nay" ( bảo vệ tại
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003). Trong luận văn, tác giả đã
nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của nguyên tắc PC XHCN trong TTHS,
đề ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc này
trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm;
- Luận văn ThS của Trần Phương Thảo: "Vị trí, vai trò của LS
trong TTHS" (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004), trong
đó, tác giả nghiên cứu, nêu rõ vị trí, vai trò của chế định LS trong các
văn bản PL về LS và trong Bộ luật TTHS tại thời điểm trên, vai trò thực

tiễn của LS trong TTHS.
- Luận văn ThS của Hoàng Thị Thu Phương: "Vị trí, vai trò của
LS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự" (bảo vệ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2007), trong đó, tác giả phân tích giai đoạn điều tra vụ
án hình sự, tìm hiểu và khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của LS trong
giai đoạn này cả về lý luận và thực tiễn.
- Luận văn ThS của Nguyễn Hà Dương: "Vị trí, vai trò của LS
trong TTDS" ( bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010).
Trong luận văn, tác giả đề cập đến hoạt động TTDS, vị trí của chế định


4

LS và thực tế hoạt động của LS trong TTDS, đề ra giải pháp tăng cường
vị trí, vai trò của LS trong lĩnh vực này.
- Nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học đề cập đến PC và LS,
tiêu biểu là: "Chế độ PC thống nhất, hợp lý và áp dụng chung" ( Tác giả
Hoàng Thị Kim Quế, đăng Tạp chí DC và PL số 9/2005); "Nghề LS
trong cơ chế thị trường" (Tác giả Nguyễn Văn Tuân, đăng Tạp chí DC
và PL số 6/1999), "Về việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp LS ở
Việt Nam "(Tác giả Nguyễn Văn Tuân, đăng Tạp chí DC và PL số
6/2001)…
Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận và phân tích riêng lẻ
vấn đề PC, vấn đề hoạt động của LS trong một vài lĩnh vực. Các tác giả
đã nhận thức và kiến giải khá sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của PC,
của chế định LS trong PL Việt Nam hiện hành, tuy nhiên họ chưa xem
xét đồng thời hai vấn đề này và chủ yếu chỉ nhìn nhận dưới góc độ của
LS hoặc của cơ quan Nhà nước.
Tính đến thời điểm luận văn này dược khởi thảo (tháng
12/2010), chưa có một công trình nghiên cứu nào có nội dung nghiên

cứu hoặc tên đề tài trùng với luận văn này.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm hai vấn đề chính sau:
- Nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS, những yêu
cầu của nguyên tắc này.
- Hoạt động nghề nghiệp của LS và thực tiễn nguyên tắc PC trong
lĩnh vực này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lê nin. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm:
Phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích tài liệu để nghiên cứu các vấn
đề lý luận về nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS;
phương pháp thống kê số liệu, tổng hợp, so sánh số liệu được sử dụng


5

để thu thập, phân tích số liệu; phương pháp phỏng vấn xã hội học được
thực hiện đối với một số LS nhằm nghiên cứu thực tiễn nguyên tắc PC
trong hoạt động nghề nghiệp của LS.
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận
nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS, nghiên cứu thực
tiễn nguyên tắc này, luận văn nêu những nguyên nhân, hạn chế, từ đó đề
xuất các giải pháp thiết thực bảo đảm nguyên tắc PC trong hoạt động
nghề nghiệp của LS.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích, làm rõ về mặt lý luận nguyên tắc PC trong hoạt động
nghề nghiệp của LS.
- Xác định đúng thực trạng các quy định PL về LS và thực tiễn
tuân thủ nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS;

- Đề ra quan điểm, giải pháp chung và giải pháp cụ thể bảo đảm
nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn:
Tác giả đã đi sâu phân tích nguyên tắc PC trong hoạt động nghề
nghiệp của LS cả về lý thuyết và thực tế, đưa ra cách hiểu về nguyên tắc
này như một khái niệm khoa học. Tác giả cũng đã phân tích thực tiễn
nguyên tắc này trên nhiều góc độ, từ cách nhìn của các phía: LS, xã hội,
cơ quan Nhà nước để đánh giá đúng thực trạng tuân thủ nguyên tắc PC
trong hoạt động nghề nghiệp của LS ở nước ta hiện nay, trong đó đưa ra
nhiều kiến giải để đánh giá thực trạng các quy định PL trong lĩnh vực
này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm
bảo đảm nguyên tắc này ở nước ta. Các giải pháp phù hợp với điều kiện
kinh tế, xã hội, chính trị, pháp lý của nước ta hiện nay và có thể được
thực hiện với chi phí không quá lớn, có tác dụng trong thời gian dài.


6

7. Cơ cấu luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc pháp chế trong
hoạt động nghề nghiệp của luật sư;
Chương 2: Thực tiễn nguyên tắc pháp chế trong hoạt động nghề
nghiệp của luật sư ở nước ta hiện nay;
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm nguyên tắc pháp chế
trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư ở nước ta hiện nay.


7


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC PHÁP CHẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
1.1. Luật sư và hoạt động nghề nghiệp của luật sư:
1.1.1. Sơ lược về nghề luật sư - lịch sử và khái niệm:
Trong lịch sử, nghề LS xuất hiện khi nhân loại đã đạt đến một
trình độ văn minh pháp lý nhất định, quyền con người được tôn trọng và
bảo vệ. “LS là một nghề dựa trên sự am hiểu PL và áp dụng PL. Nghề
LS luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống PL…
Theo nhận xét của một số nhà cổ học thì quyền bào chữa xuất hiện sớm
nhất ở châu Âu cùng với sự xuất hiện của toà án và người biện hộ xuất
hiện cùng thẩm phán. Trong nhà nước Hy Lạp cổ lúc mà tổ chức toà án
đã hình thành, nguyên cáo hoặc bị cáo được nhờ người thân của mình
bào chữa trước toà án” (1). Thời xưa, khi mới xuất hiện, LS được coi như
các hiệp sĩ bảo vệ người yếu thế, bảo vệ công lý, minh oan cho những
người bị giai cấp thống trị bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc
đoán, bảo vệ quyền lợi của nhân dân bị áp bức… “Dưới chế độ tư bản,
nghề LS được tổ chức chặt chẽ với những điều kiện khắt khe hơn nhằm
dành quyền lợi riêng cho một số ít người xuất thân từ giai cấp bóc lột.
Từ nhiệt tình của những người đầu tiên tự nguyện làm công tác bào
chữa vì sự thật công lý, nghề LS dưới chế độ tư bản đã từng bước trở
thành nghề kiếm tiền, phục vụ cho khách hàng. Nghề LS ngày càng phát
triển và trở thành nghề tự do được các văn bản pháp luật của nhà nước
quy định. Lịch sử nghề LS ở mỗi nước gắn liền với chế độ chính trị ở
nước đó và phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị ở nước đó”.

(2)

.


Chức năng của LS là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của

(1) và (2): Lê Hồng Hạnh chủ biên ( 2002), “Đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng của LS trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội,
trang 11-12.
.


8

thân chủ, trong nhiều trường hợp LS còn bảo vệ quyền lợi của người yếu
thế về kinh tế, xã hội trong tố tụng, tư vấn PL,…
Ở Việt Nam, PL về LS và hoạt động LS đã có từ trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Theo LS, TS. Phan Trung Hoài, Sắc lệnh
25/7/1864 của Hoàng đế Napoleon III về tổ chức nền tư pháp Nam Kỳ
đã bắt đầu đề cập đến tổ chức LS. Cùng với các văn bản PL sau này cho
đến Sắc lệnh ngày 25/5/1930, lần đầu tiên chế định LS được hình thành
với tên gọi và cơ cấu tổ chức cụ thể theo các khu vực: Hà Nội, Sài Gòn,
Campuchia, Lào dưới thời thống trị của thực dân Pháp. Sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Sắc lệnh
số 46/SL ngày 10/10/1945 về tổ chức đoàn thể LS đã được Chủ tịch
Chính phủ lâm thời Việt Nam DC cộng hòa Hồ Chí Minh ký ban hành,
quy định việc duy trì tổ chức LS trong đó đã có sự vận dụng linh hoạt
các quy định pháp luật của chế độ cũ về LS nhưng không trái với
nguyên tắc độc lập và chính thể DC cộng hoà. Hiến pháp 1946 khẳng
định quyền tự bào chữa hoặc mượn LS bào chữa là một trong những
quyền quan trọng của bị cáo.
Đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 17 văn bản PL liên quan đến
LS


, trong đó Luật LS, được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có

(3)

hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 là một mốc quan trọng, đánh dấu
sự phát triển mới về chất của pháp luật về LS và hoạt động LS ở nước
ta. Hiện nay (tính đến tháng 2/2009), nước ta có 5334 LS, 2000 người
tập sự hành nghề LS, tăng 4 lần so với trước khi Pháp lệnh LS có hiệu
lực (năm 2001).
Về khái niệm LS, hai thuật ngữ “ luật gia” và “ luật sư” hiện nay
ở Việt Nam vẫn còn được hiểu khác nhau và còn có sự nhầm lẫn, do hệ
(3): Theo Phan Trung Hoài (2003), “ Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư
ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)


9

thống luật pháp nói chung và các nghề nghiệp về tư pháp ở Việt Nam
nói riêng chưa phát triển, mặt khác cũng do việc dịch các thuật ngữ có
liên quan trong ngôn ngữ nước ngoài chưa chuẩn xác, chưa thống nhất.
Theo cách giải thích của nhiều từ điển và qua tìm hiểu thực tiễn,
có thể hiểu như sau: “jurist” = luật gia, là người có kiến thức về PL,
chuyên gia luật. Có thể hiểu đó là tất cả những người là cử nhân luật trở
lên, hoặc, vận dụng ở ta, có thể bao gồm cả những người tuy không có
bằng cử nhân luật, nhưng có kiến thức về PL và đang hoạt động trên các
lĩnh vực PL, tư pháp, trong đó có cả LS. Còn “lawyer” = LS, là luật gia
được đào tạo thêm về kỹ năng hành nghề, được gia nhập Đoàn LS, qua
đó được công nhận là LS để hành nghề chuyên nghiệp trong lĩnh vực
tranh tụng và tư vấn PL (4) .Người Anh có câu: Đừng ký gì trước khi anh
hỏi ý kiến một LS (Don’t sign anything until you’ve consulted a

lawyer).
Theo quan điểm của Phan Trung Hoài, LS là một chức danh tư
pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp
theo quy định của PL nhằm thực hiện việc tư vấn PL, đại diện theo uỷ
quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức và Nhà
nước trước Toà án và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác” (Xem Luận
án tiến sĩ luật học: “Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện PL về LS ở VN
hiện nay”). Theo quan điểm này thì không nên coi hoạt động LS chỉ là
một hoạt động bổ trợ tư pháp như hiện nay mà cần phải coi LS là một
chức danh tư pháp độc lập, điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động
nghề nghiệp LS. Còn theo quan niệm của Hoàng Thị Thu Phương thì,
"LS là người có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp lý sâu rộng,
được đào tạo kỹ năng hành nghề LS, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp,

(4): Theo Bộ Tư pháp, Đặc san tuyên truyền PL về luật sư, đăng trên Cổng thông tin điện tử
của Bộ Tư pháp.


10

gia nhập tổ chức của LS, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế xã
hội và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (Xem Luận văn
thạc sĩ luật học: “Vị trí, vai trò của LS trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự”).
Điều 2 Luật LS quy định:“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều
kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý
theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách
hàng)". Và để làm rõ khái niệm trên, Điều 10 Luật LS quy định tiêu
chuẩn LS ở Việt Nam, theo đó, công dân Việt Nam trung thành với Tổ

quốc, tuân thủ Hiến pháp và PL, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử
nhân luật, đã được đào tạo nghề LS, đã qua thời gian tập sự hành nghề
LS, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề LS thì có thể trở thành LS; Điều 11
quy định điều kiện hành nghề LS: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại
Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề LS phải có Chứng chỉ hành
nghề LS và gia nhập một Đoàn LS. Như vậy, theo Luật LS, một người
chỉ được coi là “LS” khi có đủ các điều kiện nêu trên. Khi đã trở thành
LS, người đó có quyền được hành nghề LS (cung cấp dịch vụ pháp lý
theo yêu cầu của khách hàng) theo phạm vi, hình thức hành nghề LS
quy định tại Luật LS. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng, theo Luật LS thì
LS phải hành nghề LS ( LS hành nghề), không được sử dụng danh nghĩa
LS để thực hiện những công việc không thuộc phạm vi hành nghề LS.
PL về LS của nước ta không thừa nhận LS không hành nghề như một số
nước khác.
LS là những người am hiểu PL ở trình độ cao, biết vận dụng và sử
dụng PL nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải.
Trong nhiều trường hợp, LS là lực lượng đối trọng với bên công tố, hỗ
trợ cho việc xét xử, góp tiếng nói phản biện để tìm ra sự thật vụ việc,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.


11

1.1.2. Phạm vi hoạt động nghề nghiệp của luật sư:
Luật LS quy định phạm vi hành nghề của LS gồm: tham gia tố
tụng với tư cách người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi, người đại diện
của một bên đương sự hoặc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong các loại vụ án; tư vấn PL; đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
để thực hiện các công việc có liên quan đến PL; thực hiện dịch vụ pháp
lý khác theo quy định của PL. Theo sự phát triển của xã hội, phạm vi

hoạt động nghề nghiệp của LS ngày càng mở rộng.
Luật LS quy định về các hoạt động nghề nghiệp của LS như sau:
- Hoạt động tham gia tố tụng của LS phải tuân theo quy định của
PL về tố tụng và Luật này;
- Hoạt động tư vấn PL của LS: Tư vấn PL là việc LS hướng dẫn,
đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. LS thực hiện tư vấn PL trong tất cả
các lĩnh vực PL.
- Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của LS: LS đại diện cho khách
hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà LS đã nhận
theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc
theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi LS hành nghề với tư cách cá
nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
- Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của LS: Dịch vụ pháp lý khác
của LS bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến
thủ tục hành chính; giúp đỡ về PL trong trường hợp giải quyết khiếu nại;
dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực
hiện công việc khác theo quy định của PL.


12

Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hai hoạt động nghề nghiệp được
thực hiện phổ biến nhất, thu hút đông đảo LS nhất là: tham gia tố tụng
và tư vấn pháp luật.
Trên đây, luận văn đã nêu rõ khái niệm LS và phạm vi hoạt động
nghề nghiệp của LS. Đây là cơ sở đầu tiên để nghiên cứu về nguyên tắc
PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS.
1.2. Khái niệm, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của nguyên tắc
pháp chế trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư:

1.2.1. Khái niệm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động nghề
nghiệp của luật sư:
“PC là sự tuân thủ của công dân, của các tổ chức, cơ quan đối với
PL hiện hành”. (5) PC được nhắc đến từ thời kỳ ban đầu của Nhà nước tư
sản và đã trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của Nhà nước tư sản.
PC XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà
nước XHCN, là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội
và các đoàn thể quần chúng, là nguyên tắc xử sự của công dân. PC
XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó tất
cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên
Nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân phải tôn trọng
và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. PC
được coi là “một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp
quyền"(6) và được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, Nhà nước có một
hệ thống PL hoàn thiện, thứ hai, có sự tôn trọng và thực hiện PL nghiêm
minh bởi tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

(5): Lê Minh Tâm chủ biên (2008), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Đại học
Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, trang 195.
(6): Hoàng Thị Kim Quế (2005), “ Chế độ pháp chế thống nhất, hợp lý và áp dụng chung”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (9), trang.9 -13.


13

Từ khái niệm chung về PC cho chúng ta thấy, nguyên tắc PC
trong hoạt động nghề nghiệp của LS cũng cần được xem xét ở hai khía
cạnh: thứ nhất, các quy định pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động
nghề nghiệp của LS, thứ hai, hành vi tôn trọng, thực hiện PL của LS khi

hoạt động nghề nghiệp.
Trước hết, về cơ sở pháp lý cho hoạt động nghề nghiệp của LS.
Đó là những văn bản PL có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của
LS, đảm bảo cho những hoạt động này được PL cho phép, nằm trong
những quy định của PL. Cụ thể là những văn bản PL chứa đựng các quy
định về tổ chức, hoạt động của LS, nguyên tắc cơ bản trong hành nghề
LS, hướng dẫn các thủ tục mà LS phải tuân thủ trong quá trình hành
nghề, những quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của
LS, các tổ chức nghề nghiệp của họ... Theo đó, có những văn bản sau:
- Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi). Điều 132 Hiến pháp quy định: Tổ
chức LS được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ PC XHCN);
- Luật LS, Bộ luật TTHS, Bộ luật TTDS.
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Từ ngày
01/7/2011, Pháp lệnh này hết hiệu lực, Luật TTHC có hiệu lực sẽ là một
cơ sở pháp lý mới cho hoạt động nghề nghiệp của LS);
- Các văn bản hướng dẫn thi hành các điều khoản có liên quan
đến LS của các Luật, Pháp lệnh trên.
Hoạt động nghề nghiệp của LS liên quan đến hầu khắp các lĩnh
vực PL như: dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính,... Vì vậy, các văn bản
luật nội dung như: Bộ luật dân sự, BLHS, Luật Đất đai, các Luật chuyên
ngành về các lĩnh vực kinh tế, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại,
Luật Sở hữu trí tuệ, ... và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này
cũng là cơ sở pháp lý cho hoạt động nghề nghiệp của LS. Do khuôn khổ
luận văn nên tác giả không liệt kê hết các văn bản luật nội dung này.


14

Về khía cạnh thứ hai, hành vi tôn trọng và thực hiện PL của LS

khi hoạt động nghề nghiệp: Một LS cũng là một công dân, cá nhân họ
có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện tất cả các quy định PL liên quan
đến công dân, cá nhân, đồng thời tuân thủ, thực hiện những quy định
liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của họ, đó là các văn bản PL về
LS, Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp LS mà họ tham gia...
Để hiểu rõ về nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS,
cần phải thấy được những đặc thù của nghề LS, nhất là đặc thù của việc
tuân thủ PL ở LS.
Bản chất hoạt động nghề nghiệp của LS gồm những tính chất sau:
Tính tuân thủ PL; Tính DC; Tính độc lập; Bản chất xã hội; Uy tín nghề
nghiệp cá nhân. Đặc điểm của nghề LS là: Trước hết là một nghề luật;
Mang tính chất dịch vụ; Gắn liền với số phận con người; Hoạt động dựa
trên PL và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp; Hoạt động mang tính quốc
tế (Theo LS, TS. Phan Trung Hoài). Đặc thù của LS so với các đối
tượng khác trong xã hội là sự am hiểu PL ở trình độ cao của họ. Nếu ở
đối tượng bình thường (không có kiến thức PL hoặc chỉ có ở mức độ
trung bình), sự tuân thủ PL chỉ cần hiểu đơn giản là chấp hành đúng câu
chữ, tinh thần điều luật, ví dụ như: không vượt đèn đỏ khi tham gia giao
thông, thì LS là đối tượng vận dụng và sử dụng PL nên việc tuân thủ PL
ở họ có những yêu cầu và đặc điểm riêng.
Một LS nổi tiếng đã nói: “LS là người vận dụng luật một cách
khôn khéo”. Vì vậy, nếu hiểu sự tuân thủ PL trong hoạt động LS một
cách cứng nhắc, giống như với các đối tượng thông thường thì sẽ không
hiểu được nghề LS, không thấy được tính biện chứng và linh hoạt trong
sự tuân thủ PL trong hoạt động nghề nghiệp của LS. Có thể nói, phải là
người trong nghề LS, hoặc rất hiểu nghề LS thì mới thấy được hết
những yêu cầu đặc thù của sự tuân thủ PL ở LS.


15


Ví dụ: LS bảo vệ quyền lợi cho đương sự A trước Toà. Hội đồng
xét xử tại phiên toà sơ thẩm cho là LS vi phạm PL trong tranh tụng, lập
luận không đúng, nên đã xử bác yêu cầu của đương sự A. Hội đồng xẻt
xử tại phiên toà phúc thẩm đã xem xét lại vụ việc, cho rằng LS không vi
phạm PL, lập luận của LS là đúng, nên chấp nhận yêu cầu của đương sự
A. Như vậy, không thể căn cứ vào kết luận của Hội đồng xét xử sơ thẩm
mà khẳng định rằng LS đã vi phạm PL.
Một ví dụ khác: Hiện nay, ở một số địa phương, người dân bức
xúc trước các quyết định thu hồi đất, bồi thường khi thu hồi đất của
chính quyền địa phương mà họ cho rằng không thoả đáng. Vì vậy họ đã
đến nhờ LS tư vấn, hỗ trợ, viết đơn… để khiếu nại, tố cáo. Việc LS tư
vấn, giúp đỡ người dân khiếu kiện được thực hiện đúng trình tự, thủ tục
mà PL quy định. Nhưng một số người có chức trách, một số cơ quan
quản lý Nhà nước cho là LS xúi giục khiếu kiện đông người, do đó LS
bị coi là vi phạm PL. Từ sự phân tích trên, đối chiếu với các quy định
PL, có thể thấy đây là một cách nhìn sai lầm.
Một LS lâu năm trong nghề đã tâm sự: "Trong điều kiện nước ta
hiện nay, LS thường luôn luôn phải đứng ở thế đối lập với ba bên:
đương sự phía bên kia, Toà án và Viện kiểm sát". Do đó, việc xác định
một LS có tuân thủ đúng PL khi hành nghề không thường bị định kiến
theo hướng không có lợi cho LS. Để đảm bảo PC chung, nhất là trong
lĩnh vực xét xử, cần phải sửa đổi cách nhìn này.
Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ: “ Hoàn thiện cơ chế
bảo đảm để LS thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác
định rõ chế độ trách nhiệm đối với LS. Nhà nước tạo điều kiện về pháp
lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức LS, đề cao trách nhiệm của
các tổ chức LS đối với thành viên của mình”. Như vậy, cơ chế bảo đảm
cho LS thực hiện tốt việc tranh tụng đã được nhắc đến, và có thể hiểu



16

một khía cạnh của cơ chế đó là bảo đảm cho LS thực hiện đúng PL
trong khi tranh tụng.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng, phải nhìn việc tuân
thủ PL của LS từ cả ba góc độ: người dân, LS và cơ quan quản lý. Lâu
nay, việc này thường chỉ được nhìn nhận, đánh giá từ phía cơ quan quản
lý, nên không tránh khỏi phiến diện, cực đoan, từ đó gây khó khăn cho
việc hành nghề của LS và ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người
dân cũng như việc thực thi DC.
Chức năng của LS, mục tiêu cuối cùng của hoạt động nghề nghiệp
của LS trong khi hành nghề không phải là bảo vệ quyền lợi của thân chủ
bằng mọi giá - như nhiều người mới thấy ở bề nổi hoạt động tranh tụng
tại các phiên toà, mà là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Thông qua hoạt
động của LS mà DC ở pháp đình nói riêng, trong xã hội nói chung được
thực hiện, quyền con người được bảo vệ tối đa. Ở nước ngoài, những LS
tham gia các vụ việc quốc tế thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của
quốc gia theo đúng các điều ước quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của đất
nước. Hoạt động thực tiễn của LS còn góp phần hoàn thiện hệ thống PL
thông qua việc phát hiện những điểm thiếu sót của PL, đề ra những yêu
cầu sửa đổi, bổ sung các quy định PL.
Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra một cách hiểu về nguyên
tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS. Đó là:
LS tuân theo những nguyên tắc của PL hiện hành, vận dụng triệt
để những quy định của PL, sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ
tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ công lý. Các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân
theo PL để bảo đảm cho hoạt động của LS tuân theo PL. Từ “tuân theo”

ở đây được hiểu là một khía cạnh của thực hiện PL, được xác định là:
tuân thủ PL, thi hành PL, sử dụng PL.


17

1.2.2. Yêu cầu của nguyên tắc pháp chế trong hoạt động nghề
nghiệp của luật sư:
Nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS đòi hỏi: LS
phải tuân thủ Hiến pháp và PL trong hành nghề (đặc biệt là tuân thủ các
điều cấm trong Luật LS), đồng thời các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm liên quan đến hoạt động hành nghề của LS phải tuân thủ
Hiến pháp và PL để bảo đảm cho LS hoạt động đúng luật. Cụ thể là:
Thứ nhất, LS phải tuân thủ Hiến pháp và PL trong hành nghề:
Tuân thủ Hiến pháp và PL là yêu cầu đối với mọi cá nhân, tổ
chức, cơ quan Nhà nước trong Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Đối với nghề LS - một nghề luật có nhiều đặc thù: “Ở Việt Nam, nghề
LS là một nghề luật, trong đó các LS bằng kiến thức PL của mình, độc
lập thực hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo quy định của
PL và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công
lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng, góp phần tích cực bảo vệ
PC và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”

(7)

, việc tuân

thủ Hiến pháp và PL có những yêu cầu riêng ngoài những yêu cầu
chung đối với tất cả các cá nhân, tổ chức.
Hoạt động nghề nghiệp của LS bao gồm ba tính chất: trợ giúp,

hướng dẫn và phản biện. Cụ thể, trợ giúp đối với những người yếu thế;
hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của PL để biết
cách xử sự, tháo gỡ vướng mắc của họ bằng những biện pháp phù hợp
với pháp lý và đạo lý; phản biện bằng những biện luận nhằm phản bác
lại lý lẽ, ý kiến, quan điểm của người khác mà mình cho là không phù
hợp với pháp lý và đạo lý (thường thể hiện trong lĩnh vực TTHS).
LS cần phải tuân thủ Hiến pháp và PL trong suốt quá trình hành
nghề, trong mỗi hoạt động nghề nghiệp của mình. Sự trợ giúp, hướng
(7) Theo Phan Trung Hoài (2003), “ Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư
ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).


18

dẫn và phản biện của LS vừa phải phù hợp với PL vừa phải phù hợp với
quy tắc đạo đức nghề nghiệp LS. “... Ngoài những yêu cầu về kiến thức
và trình độ chuyên môn thì yêu cầu của việc hành nghề LS còn phải tuân
thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của
nghề LS và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc
biệt là kỹ năng tranh tụng của LS”

(8)

. Chính quy tắc đạo đức nghề

nghiệp của LS vừa là sự vận dụng, cụ thể hoá Hiến pháp và PL trong
hoạt động nghề nghiệp của LS, vừa mang tính đạo lý, ràng buộc và điều
chỉnh LS trong hành nghề, sao cho hoạt động đó phát huy được tính độc
lập, tính sáng tạo, tính phản biện đồng thời nằm trong khuôn khổ pháp
luật và đạo đức. Đó là sự thể hiện PC một cách trực tiếp trong hoạt động

hành nghề của LS.
Tuân thủ Hiến pháp và PL không có nghĩa là máy móc tuân theo
từng câu chữ trong quy định của PL hiện hành. Như trên đã nói, LS là
người vận dụng luật một cách khôn khéo, bên cạnh đó, LS độc lập thực
hiện các hoạt động trong phạm vi hành nghề theo quy định của PL nhằm
mục đích phụng sự công lý, cho nên LS còn có một vai trò là bằng hoạt
động thực tiễn của mình phát hiện và đề xuất bổ khuyết những thiếu sót
trong hệ thống PL hiện hành. Đương nhiên, LS phải tuân thủ đúng các
quy định của PL hiện hành, nhưng với thuộc tính biện chứng, linh hoạt
của nghề LS, trong quá trình hành nghề, thường là trong tranh tụng hình
sự, bằng các phương pháp bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình, bằng
cả pháp lý và đạo lý, tình cảm, LS có thể góp phần đưa đến một phán
quyết của Toà án không chỉ hợp pháp mà còn hợp lý, hợp tình, có ảnh
hưởng tốt tới dư luận xã hội. Đó là tính biện chứng của yêu cầu thứ nhất
trong nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp của LS.

(8): Khuyết danh, Bài đăng trên trang web: .


19

Thứ hai, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan
đến hoạt động hành nghề của LS phải tuân thủ Hiến pháp và PL để bảo
đảm cho LS hoạt động đúng luật.
Đây là yêu cầu rất quan trọng, mang tính khách quan, gắn bó trực
tiếp với yêu cầu thứ nhất trên đây. Các đối tượng liên quan đến hoạt
động hành nghề của LS gồm: các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đặc
biệt là các cơ quan THTT; các tổ chức, cá nhân yêu cầu LS bảo vệ
quyền lợi hoặc gián tiếp liên quan.
LS hành nghề luật, bảo vệ quyền lợi của thân chủ, bảo vệ công lý,

nhưng người quyết định vận mệnh của thân chủ LS không phải là LS mà
là đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trong tố tụng, là Hội đồng
xét xử của Tòa án, trong tư vấn, khiếu nại, là cơ quan có thẩm quyền
trong lĩnh vực mà LS thay mặt đương sự khiếu nại). Bên cạnh đó, liên
quan đến vận mệnh của thân chủ LS còn có nhiều cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác như: điều tra viên, cơ quan Công an, kiểm sát viên, Viện
kiểm sát, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tranh chấp.
Nhiệm vụ của LS là bằng các chứng cứ, bằng những lý lẽ, bằng khả
năng thuyết phục của mình để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên đây
chấp nhận, đưa ra phán quyết có lợi cho thân chủ mà LS bảo vệ quyền
lợi, từ đó góp phần bảo vệ công lý. Dễ thấy rằng, nếu LS tuân thủ PL
khi hành nghề mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không tuân thủ thì
không thể đảm bảo được nguyên tắc PC trong hoạt động nghề nghiệp
của LS.
Yêu cầu của nguyên tắc PC là nhân tố quan trọng gắn bó với mục
đích và ý nghĩa của nguyên tắc này trong hoạt động nghề nghiệp của LS.
1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế trong hoạt
động nghề nghiệp của luật sư:
PC là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước Việt Nam XHCN, trong hoạt động của các tổ chức chính trị,


20

xã hội và các đoàn thể quần chúng, là nguyên tắc xử sự của công dân.
Đối với hoạt động nghề nghiệp của LS, mục đích quan trọng nhất của
nguyên tắc PC là để PL được thực hiện nghiêm minh, lợi ích của các tổ
chức, cá nhân được bảo đảm và công lý được bảo vệ. So với hoạt động
thi hành công vụ trong các cơ quan bảo vệ PL (như: điều tra, kiểm sát,
xét xử,...), mục đích việc thực hiện nguyên tắc PC trong hoạt động nghề

nghiệp của LS vừa có nét chung vừa có nét riêng. Nét chung là bảo đảm
cho sự vận hành có hiệu quả của bộ máy Nhà nước, bảo đảm lợi ích
người dân. Còn nét riêng là: bằng cách thức hoạt động đặc thù của nghề
LS, việc thực hiện nguyên tắc PC trong hoạt động này tác động trực tiếp
đến cơ quan bảo vệ PL, giúp cho cơ quan bảo vệ PL giải quyết vụ việc
đúng PL, chính xác, hợp tình, hợp lý, từ đó đảm bảo DC, lợi ích của xã
hội.
Nếu LS không tuân theo nguyên tắc PC, đặt lợi ích của thân chủ
lên trên hết, cao hơn PL, cao hơn công lý, làm mọi cách trong đó có
những cách vi phạm PL (như dùng tiền để mua chuộc thẩm phán xét xử,
hay còn gọi là "chạy án"); hoặc nếu những người thực thi công vụ của
cơ quan THTT vi phạm PC thì sẽ xảy ra những hậu quả sau:
- Làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
của cơ quan THTT;
- Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ
XHCN, lòng tin vào PL và đội ngũ LS;
- Sự vi phạm PL nói chung, vi phạm PL trong hoạt động hành
nghề của LS sẽ là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng để bôi nhọ nền
DC ở nước ta.
Thực hiện tốt nguyên tắc PC là cơ sở để bảo đảm cho bộ máy Nhà
nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình
và bảo đảm công bằng xã hội. Trong hoạt động nghề nghiệp của LS,
thực hiện tốt nguyên tắc PC này có ý nghĩa xã hội lớn, nó tác động đến


×