Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.15 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THÙY CHI

TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
CHUYÊN NGHÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 60 38 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS TRƢƠNG QUANG VINH

HÀ NỘI - 2011


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới Thầy,
Tiến sĩ Trương Quang Vinh, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt cho
chúng em những kiến thức chuyên ngành trong suốt hai năm học từ 2009
đến 2011.
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn lớp cao học Hình sự K17, bác sĩ Tống
Hoàng Hà và những đồng nghiệp đã cung cấp, chia sẻ tài liệu, thông tin và
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Luận văn này dành tặng chồng, hai em và các con tôi, những người
thân yêu nhất đã luôn động viên, khuyến khích và chia sẻ với tôi trong suốt


quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Trần Thùy Chi


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI

5

TRẺ EM
1.1

Khái niệm tội giao cấu với trẻ em

5

1.2

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm

9

pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu với trẻ em
1.3


Dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội giao cấu với trẻ em

13

1.3.1 Khách thể của tội giao cấu với trẻ em

13

1.3.2 Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em

15

1.3.3 Mặt chủ quan của tội giao cấu với trẻ em

25

1.3.4 Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em

30

1.4

Hình phạt của tội giao cấu với trẻ em

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIẾN VÀ KIẾN NGHỊ

32
37


NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM
2.1. Một số vấn đề thực tiễn và kiến nghị nhằm hoàn thiện dấu hiệu

37

pháp lý của tội giao cấu với trẻ em
2.1.2 Vấn đề về xác định dấu vết phạm tội

37


2.1.3 Vấn đề về hành vi “giao cấu”

44

2.1.4 Vấn đề về xác định tuổi của nạn nhân

49

2.1.5 Vấn đề về độ tuổi của nạn nhân quy định trong tội giao cấu với

54

trẻ em
2.2 Một số vấn đề thực tiễn và kiến nghị về đường lối xử lý hình sự

59

đối với tội giao cấu với trẻ em

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

65


1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội giao cấu với trẻ em được quy định tại Điều 115 - Bộ luật hình sự
1999, thuộc chương XII - các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người. Điểm khác biệt của tội “giao cấu với trẻ em”
so với các tội xâm phạm tình dục khác được quy định cùng trong chương
này là hành vi giao cấu được người bị hại không phản đối. Như vậy, có thể
hiểu, các nhà lập pháp quy định điều luật này nhằm bảo vệ người bị hại là trẻ
em – khi mà các em còn chưa phát triển đầy đủ về tâm – sinh lý để quyết
định hành vi tình dục của mình. Hay nói cách khác là điều luật quy định tuổi
được phép quan hệ tình dục.
Một thực trạng đáng lo ngại là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ngày
càng gia tăng. Theo thông tin được Đại tá Nguyễn Chí Việt, Phó cục trưởng
Cục cảnh sát hình sự đưa ra tại hội thảo chương trình “Hành động quốc gia
vì trẻ em giai đoạn 2011-2020” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ
chức từ ngày 16-18/8/2010 tại Đà Nẵng, mỗi năm cả nước có tới 800 vụ
với hơn 900 nạn nhân là trẻ em bị xâm phạm tình dục. Thống kê của Công
an thành phố Hà Nội năm 2009 cũng cho thấy số các vụ xâm hại tình dục trẻ
em trong năm 2009 là 105 vụ, trong đó giao cấu với trẻ em là 14 vụ - tăng 8
vụ so với cùng kỳ năm trước. Căn cứ vào số liệu trên, thì tỷ lệ tội phạm này
tăng trên 57%, điều đó cho thấy sự gia tăng đáng báo động của loại tội phạm
này.
Xem xét một số vụ án cụ thể trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử

các vụ án giao cấu với trẻ em cho thấy còn có nhiều vướng mắc. Nhiều vụ án
giao cấu với trẻ em rất khó chứng minh trên thực tế cũng như có nhiều vụ án
khi xử lý còn có nhiều bất cập trước những chuyển biến của tình hình xã hội.


2
Trước tình hình gia tăng của loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
nói chung cùng với tình hình xã hội có những chuyển biến phức tạp mà quy
định của pháp luật đối với hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em nói chung và
giao cấu với trẻ em nói riêng cho thấy pháp luật cần phải kịp thời điều chỉnh
để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Tội giao cấu với trẻ
em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành” bằng cách phân tích
chuyên sâu những dấu hiệu pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng khi tiến hành
điều tra, truy tố, xét xử tội giao cấu với trẻ em, trên cơ sở đó tìm ra những
nội dung còn vướng mắc, bất cập và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện những quy định của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho tới nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nhóm tội
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người như giáo
trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo Luật trên cả nước; bài viết “Các tội
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người - so
sánh giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 1985” của giáo
sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hoà đăng trong Tạp chí Luật học số 1/2001; “Một
số điểm mới trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả
Lê Đăng Doanh đăng trong Tạp chí Luật học số 4/2000; công trình nghiên
cứu “ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con
người” do tác giả Trần Văn Luyện biên soạn; tác phẩm “ Tìm hiểu các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của hai

tác giả Bùi Anh Tuấn và Hồ Thị Nệ; nghiên cứu của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn


3
Xuân Yêm về “Phòng chống các loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi
mới”...
Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về tội giao cấu với trẻ em.
Trước tình hình gia tăng của nhóm tội xâm hại tình dục trẻ em nói
chung và tội giao cấu với trẻ em nói riêng, vấn đề đặt ra là cần phải có
những nghiên cứu khoa học pháp lý một cách nghiêm túc và chuyên biệt về
tội giao cấu với trẻ em để đóng góp một cách tích cực cho các cơ quan lập
pháp, tư pháp và hành pháp trong việc xử lý các vụ án giao cấu với trẻ em
cho phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như sự chuyển biến của xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu tội giao cấu
với trẻ em dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, trong đó đi sâu vào nghiên
cứu những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giao cấu với trẻ em được thể
hiện trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, đó là khách thể, chủ thể, mặt
khách quan và mặt chủ quan của tội phạm
Bên cạnh đó, chúng tôi nghiên cứu một số vụ án giao cấu với trẻ em
đã được các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử nhằm tìm ra
những vướng mắc trong quá trình các cơ quan tố tụng tiến hành giải quyết
các vụ án này.
Trong quá trình nghiên cứu loại tội này, chúng tôi còn so sánh những
dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em trong mối tương quan với các
quy định khác của pháp luật cũng như những quy định tương tự của các
nước trên thế giới. Từ đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của quy
định đối với tội giao cấu với trẻ em.



4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lê nin, đồng thời chúng tôi sử dụng những
phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã
hội học kết hợp với tâm lý học và giải phấu học nhằm làm rõ các vấn đề cần
nghiên cứu .
Bên cạnh đó, người viết sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu
với các quy định khác trong Luật Việt Nam và luật pháp quốc tế. Từ đó phân
tích, tổng hợp và đưa ra kiến nghị về những quy định của Bộ luật hình sự đối
với tội giao cấu với trẻ em.
5. Mục đích nghiên cứu
Với những nghiên cứu và kết quả thu được, chúng tôi hy vọng làm
sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với tội giao cấu với trẻ em.
Trên cơ sở những nghiên cứu về một số vụ án điển hình, chúng tôi cố gắng
tìm ra những điểm bất cập và vướng mắc của những quy định của Bộ luật
hình sự cũng như thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đối với tội danh này. Từ
đó, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật
hình sự về tội giao cấu với trẻ em theo điều 115 – Bộ luật hình sự
6. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục
lục, luận văn bao gồm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giao cấu với trẻ em
Chương 2: Một số vấn đề thực tiễn và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
của Bộ luật hình sự về tội giao cấu với trẻ em.


5
Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM
1.1 Khái niệm tội giao cấu với trẻ em
Tội giao cấu với trẻ em là loại tội được quy định từ rất sớm trong lịch
sử lập pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi thời kỳ, các quy định cụ thể về
loại tội này rất khác nhau.
Để làm rõ các vấn đề về tội giao cấu với trẻ em, trước hết ta cần làm
rõ khái niệm thế nào là tội giao cấu với trẻ em, trong đó cần làm rõ những
nội dung sau đây:
Thứ nhất, khái niệm trẻ em trong đời sống và khái niệm trẻ em trong
khoa học pháp lý không đồng nhất. Từ điển tiếng Việt không đưa ra định
nghĩa về trẻ em mà chỉ mô tả “trẻ em” giống với trẻ con là “trẻ nhỏ nói
chung”1
Tìm hiểu khái niệm trẻ em của các nước trên thế giới, người viết tìm
thấy từ điển bách khoa Wikipedia2 định nghĩa trẻ em là một con người ở
giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Australia, phần lớn các bang thuộc
Mỹ quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi, một số bang khác thuộc Mỹ thì
quy định trẻ em là người dưới 19 tuổi.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều viện dẫn khái niệm trẻ
em được quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên hiệp
quốc mà Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới
phê chuẩn vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Dựa trên Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ
về Quyền trẻ em năm 1924, trong Tuyên ngôn về Quyền trẻ em do Đại Hội
Đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20-11-1959 và đã được thừa nhận
1
2

Xem: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, năm 2010, tr. 1664
Xem: Bách khoa toàn thư trực tuyến



6
trong Tuyên ngôn Thế giới về các quyền Dân sự và Chính trị (đặc biệt trong
các các Điều 23 và 24), trong Công ước Quốc tế về quyền Kinh tế, Xã hội và
Văn hoá có liên quan khác của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức quốc tế
liên quan đến phúc lợi của trẻ em chỉ ra “do còn non nớt về thể chất và trí
tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp
về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”, tại Điều 1 – Công ước quốc
tế về Quyền trẻ em quy định “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có
nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ
em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn”. Như vậy, căn cứ để xác định một
người được coi là trẻ em hay không chính là độ tuổi của người đó, mà cụ thể
là dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng tôn trọng
luật pháp của các quốc gia thành viên nếu luật pháp của quốc gia đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước
quyền trẻ em của Liên Hiệp quốc cho thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức chú
trọng đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc
hội đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ em
quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”1. Như
vậy, độ tuổi được coi là trẻ em theo pháp luật Việt Nam là dưới 16 tuổi chứ
không phải dưới 18 tuổi như Công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên
hiệp quốc.
Như trên đã nói, trẻ em trong các lĩnh vực đời sống, các hệ thống pháp
luật khác nhau được quan niệm rất khác nhau. Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 không đưa ra định nghĩa về trẻ em một cách cụ thể mà mô tả ngay
trong các điều luật về tuổi của trẻ em. Ví dụ như tại Điều 112 - Tội hiếp
1

Điều 1 – Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004



7
dâm trẻ em mô tả “người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới
mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” hay tại Điều
114 – Tội cưỡng dâm trẻ em “người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ mười ba
tuổi đến dưới mười sáu tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.
Ngay trong tội giao cấu với trẻ em, Bộ luật hình sự quy định “người
nào giao cấu với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi...” qua
đó, có thể hiểu, Bộ luật hình sự 1999 quy định tuổi được coi là trẻ em trong
tội giao cấu với trẻ em là từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng ta cũng cần phân biệt rõ người
chưa thành niên và trẻ em khác nhau như thế nào. Điều 68 – Bộ luật hình sự
1999 quy định “người chưa thành niên từ đủ mười bốn tuổi đến dưới mười
tám tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của
chương này,..”. Như vậy, độ tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi
còn trẻ em là dưới 16 tuổi. Hai khái “trẻ em” và “người chưa thành niên” có
sự giao thoa với nhau, trong đó, khái niệm “người chưa thành niên” rộng
hơn khái niệm “trẻ em”.
Thứ hai, căn cứ vào khái niệm “trẻ em” và “người chưa thành niên”
phân tích ở trên, “người đã thành niên” được hiểu là người đủ mười tám tuổi
trở lên. Tuy nhiên, không phải người đã thành niên nào cũng có thể là chủ
thể của tội giao cấu với trẻ em được vì người này còn phải thỏa mãn những
yêu cầu của Bộ luật hình sự là không thuộc các trường hợp không có năng
lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 13 – Bộ luật hình sự 1999.
Hay nói cách khác, người phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng
lực trách nhiệm hình sự.


8
Thứ ba, hành vi giao cấu theo Đại từ điển tiếng Việt là “cùng thực

hiện chức năng sinh sản”1 (giữa con đực và con cái). Tìm trong từ điển Luật
học, người viết không thấy giải thích về hành vi giao cấu. Tuy nhiên, bách
khoa toàn thư Wikipedia giải thích rất rõ, “giao cấu” được hiểu là quan hệ
tình dục “thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ
phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những thực thể
khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực
hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường
miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định
nghĩa này. Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm
nhập. Tình dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là
tình dục thâm nhập. Những hành vì tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được
coi là tình dục không thâm nhập”. Mục đích của quan hệ tình dục nhằm đạt
được khoái cảm, sự thỏa mãn sinh lý.
Trong các văn bản pháp lý hình sự của Việt Nam, chúng tôi chưa tìm
thấy văn bản nào có hướng dẫn cụ thể về hành vi giao cấu. Tuy nhiên, khi
đối chiếu với quy định tại Điều 116 – Bộ luật hình sự 1999 về tội dâm ô với
trẻ em thì hành vi được coi là dâm ô khi nó là hành vi tình dục nhưng không
phải hành vi giao cấu. Như vậy, hành vi giao cấu theo luật hình sự Việt Nam
được hiểu là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục
nữ chứ không bao hàm tất cả các hành vi tình dục như định nghĩa của
Wikipedia.
Hành vi giao cấu này phải được sự đồng ý của người bị hại, vì nếu
người bị hại không muốn hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi giao cấu thì sẽ
thỏa mãn cấu thành của tội hiếp dâm trẻ em hoặc tội cưỡng dâm trẻ em.
1

Xem: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, năm 2010, tr.625


9

Bên cạnh đó, theo lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học pháp
lý hình sự, những cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu hậu quả thì được
coi như thực hiện với lỗi cố ý.
Từ những nội dung trên, có thể đưa ra khái niệm chung về tội giao cấu
với trẻ em như sau:
“Tội giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu do người có năng lực
trách nhiệm hình sự từ đủ mười tám tuổi trở lên được thực hiện một cách
cố ý nhằm thỏa mãn nhu cầu về sinh lý với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến
dưới mười sáu tuổi với sự hoàn toàn đồng ý của họ, xâm hại quyền được
bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em”.
Làm rõ khái niệm của tội giao cấu với trẻ em là cơ sở lý luận cho việc
giải quyết các vấn đề pháp lý xung quanh tội giao cấu với trẻ em trong Bộ
luật hình sự Việt Nam 1999.
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của các quy phạm
pháp luật hình sự Việt Nam về tội giao cấu với trẻ em
Hành vi giao cấu với trẻ em được các nhà lập pháp xem xét từ rất
sớm. Có thể nói, bản chất của việc luật hóa hành vi này là việc nhà làm luật
quy định tuổi được phép quan hệ tình dục nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe
và sự phát triển bình thường của trẻ em.
Ngay thế kỷ thứ 15, nhà nước phong kiến Việt Nam đã quy định trong
chương “Thông gian” - Bộ luật Hồng Đức như sau “ việc gian dâm với con
gái nhỏ từ mười hai tuổi trở xuống, dù người con gái thuận tình cũng xử như
tội hiếp dâm”. Theo nội dung của điều luật, người được bảo vệ là “người con
gái” dưới 12 tuổi. Như vậy, điều luật này quy định tuổi được phép quan hệ
tình dục đối với người nữ là trên 12 tuổi. Trong chế độ phong kiến “trọng


10
nam khinh nữ” thì có thể thấy đây là một điều luật rất tiến bộ nhằm bảo vệ
sức khỏe và sự phát triển bình thường của người phụ nữ. Trong quy định của

Quốc triều hình luật không đề cập đến tuổi được phép quan hệ tình dục của
nam giới.
Tư tưởng tiến bộ này cũng được các nhà cầm quyền phong kiến sau
đó tiếp thu và áp dụng trong các bộ luật như Bộ luật Gia Long, Hình luật An
Nam...
Thời kỳ từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tại Nam Kỳ
chính quyền Sài Gòn áp dụng bộ Hình luật Canh cải, trong đó quy định về
“sự xâm phạm tiết hạnh không có bạo hành”1 có chứa đựng nội dung cấm
quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi.
Sau năm 1945, ở miền Bắc, trong điều kiện chưa xây dựng được hệ
thống pháp luật của Nhà nước kiểu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành
Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời áp dụng pháp luật của
chế độ cũ với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt
Nam và chính thể Dân chủ Cộng hoà. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm xét xử
nhiều năm, ngày 11/5/1967, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Bản tổng kết
và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và các tội khác về mặt tình dục,
nêu lên bốn hình thức phạm tội:
- Hiếp dâm
- Cưỡng dâm
- Giao cấu với người dưới 16 tuổi
- Dâm ô

1

Điều 333 – Hình luật Canh cải


11
Văn bản này chính thức thay thế các quy định trước đó. Như vậy,
hướng dẫn này đã nâng tuổi được phép quan hệ tình dục lên là 16 tuổi và

không phân biệt là nam hay nữ.
Sau ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ cách
mạng lâm thời ban hành Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về
tội phạm và hình phạt, trong đó không quy định cụ thể tội danh giao cấu với
người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên điểm d của Điều 5 Sắc luật này quy định
“Phạm các tội xâm phạm thân thể và nhân phẩm của công dân…” cho phép
các Tòa án áp dụng nguyên tắc tương tự trong việc định tội. Do đó, thực tiễn
xét xử quy định thêm ba tội về tình dục khác là tội cưỡng dâm, tội giao cấu
với người chưa đủ 16 tuổi và tội dâm ô.
Bộ luật hình sự 1985 ra đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật
hình sự Việt Nam, trong đó quy định cụ thể tội giao cấu với người dưới 16
tuổi tại Điều 114 - chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người với một cấu thành cơ bản. Qua bốn lần sửa
đổi, các quy định trong Bộ luật hình sự nói chung và tội giao cấu với trẻ em
nói riêng dần được hoàn thiện. Sau khi ban hành, Luật sửa đổi bổ sung thêm
khoản 2 “giao cấu với nhiều người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Năm 1997 tiếp tục sửa đổi bổ sung, theo
đó “tội giao cấu với người dưới mười sáu tuổi” được sửa đổi thành “Tội giao
cấu với trẻ em”; sửa đổi hình phạt tại khoản 1 “từ ba tháng đến ba năm”
thành “từ một năm đến năm năm”; khoản 2 “giao cấu với nhiều người hoặc
gây hậu quả nghiêm trọng” được sửa đổi thành “Phạm tội thuộc một trong
những trường hợp sau đây: a) Phạm tội nhiều lần; b) Có tính chất loạn luân;
c)Làm nạn nhân có thai; d) gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân”;
hình phạt “tù từ hai năm đến bảy năm” được sửa đổi thành “tù từ năm năm


12
đến mười năm”; bổ sung thêm khoản 3 “Phạm tội trong trường hợp có nhiều
tình tiết quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tù từ mười năm đến mười
lăm năm”.

Bộ luật hình sự 1999 quy định tội giao cấu với trẻ em tại Điều 115,
đồng thời tiếp tục bổ sung quy định tình tiết định khung tăng nặng tại điểm
đ- khoản 2 là “gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ
31% đến 60%”; tại điểm a – khoản 3 là “Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn
nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên” và điểm b – khoản 3 là “Biết mình
bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội”
Lần sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2009, tội giao cấu với trẻ em vẫn
được giữ nguyên.
Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, có thể thấy về kỹ thuật lập pháp, ngoài
việc thay đổi tên tội danh từ “giao cấu với người dưới mười sáu tuổi” thành
“tội giao cấu với trẻ em” thì điều luật cũng được chi tiết hóa từ một khung
cơ bản đã bổ sung thêm hai khung tăng nặng với các tình tiết định khung chi
tiết.
Ngoài ra, việc tăng mức hình phạt cao nhất nhất trong khung cơ bản từ
3 năm lên 5 năm và bổ sung thêm hai khung tăng nặng với mức cao nhất của
khung hình phạt lên tới 15 năm thể hiện chính sách hình sự của nhà nước
theo hướng xử lý ngày càng nghiêm khắc đối với loại tội này. Tuy nhiên,
khoảng cách của mức hình phạt trong khung cơ bản là tương đối rộng vì đối
với tội danh này, các dấu hiệu pháp lý cơ bản là tương đối giống nhau, hầu
như trong các vụ án chỉ khác nhau về tuổi của nạn nhân. Do đó, việc quy
định khoảng cách của mức hình phạt trong khung cơ bản quá rộng sẽ dễ dẫn
đến sự tùy tiện trong việc quyết định hình phạt.


13
1.3 Dấu hiệu pháp lý của tội giao cấu với trẻ em
Theo lý luận khoa học pháp lý hình sự, xét về cấu trúc “tội phạm có
đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định tồn tại
không tách rời nhau nhưng có thể phân chia được trong tư duy và do vậy có
thể cho phép nghiên cứu độc lập với nhau”1. Những yếu tố đó là khách thể

của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và
chủ thể của tội phạm. Trong đó, chủ thể của tội phạm là người thực hiện
hành vi phạm tội; mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội
phạm là hai mặt thống nhất của hành vi phạm tội đó; còn khách thể của tội
phạm là quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại.
1.3.1 Khách thể của tội giao cấu với trẻ em
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Những quan hệ xã hội được coi là
khách thể bảo vệ của luật hình sự được quy định tại Điều 8 – Bộ luật hình sự
1999 bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công
dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Quan hệ xã hội với bản chất vốn có của nó là một tồn tại khách quan
giữa con người và con người. Gây thiệt hại cho một quan hệ xã hội tức là
xâm phạm vào một trong những yếu tố cấu thành của quan hệ xã hội và làm
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Khách
1

Xem: Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và Cấu thành tội phạm, Nxb CAND, năm 2010, tr.
53


14
thể của tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ luật Hình sự 1999 là
quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ
em. Trong trường hợp này, đối tượng tác động chính là sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của trẻ em. Hay nói cách khác, xâm hại khách thể của tội giao

cấu với trẻ em chính là sự xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của
trẻ em.
Trẻ em được nói trong tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ luật
Hình sự bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái. Điều này tương đối khác biệt
với các quy định trong luật hình sự của các thời kỳ trước. Bộ luật Hồng Đức
chỉ quy định cấm đối với “nữ nhân đưới mười hai tuổi” 1. Hay như trong
trong Thông tư số 03/BTP – TT ngày 15/4/1976 hướng dẫn thực hành Sắc
luật số 03/SL – 76 quy định “thông gian với gái vị thành niên”. Ngay cả với
điều luật tương tự của Trung Quốc, đối tượng được bảo vệ cũng chỉ là trẻ em
gái2 dưới 14 tuổi.
Độ tuổi của nạn nhân cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Trong thời kỳ
phong kiến, theo quan niệm “nữ thập tam, nam thập lục” tức là con gái 13
tuổi, con trai 16 tuổi là đến tuổi kết hôn, Bộ luật Hồng Đức cấm thông gian
với người nữ dưới 12 tuổi kể cả trường hợp người nữ đồng ý. Cũng quy định
về vấn đề này nhưng Bộ hình luật canh cải của Ngụy quyền Sài Gòn lại quy
định cấm “xâm phạm tiết hạnh không có bạo hành” đối với vị thành niên
dưới 13 tuổi. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đến năm 1967, Tòa
án nhân dân tối cao đã quy định độ tuổi bị cấm quan hệ tình dục là dưới 16.
Như đã nêu ở trên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chăm sóc và
bảo vệ trẻ em thể hiện bằng việc là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước quốc tế về quyền trẻ em ngay từ năm 1990 và tiếp theo đó là việc
1
2

Chương Thông gian – Bộ luật Hồng Đức
Điều 236 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa


15
ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc bảo đảm các quyền

được chăm sóc sức khỏe, được học tập, được vui chơi...của trẻ em được cụ
thể hóa trong luật. Xem xét và đối chiếu trong trường hợp tội giao cấu với
trẻ em, nhà làm luật cho rằng, hành vi giao cấu của người đã thành niên đối
với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là xâm hại sự phát triển bình
thường của trẻ em. Sự khẳng định này xuất phát từ quan điểm khoa học đó
là, do tâm sinh lý của trẻ em còn chưa phát triển đầy đủ nên việc quan hệ
tình dục sớm sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với trẻ em cả về thể xác lẫn
chấn thương về tâm lý...Do thiếu kiến thức, việc quan hệ tình dục sớm là
một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ nạo phá thai và lây nhiễm
các bệnh xã hội. Mặt khác, ở giai đoạn này, các em còn non nớt về mọi mặt
nên dễ bị lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo mà chưa biết tự bảo vệ mình.
1.3.2 Mặt khách quan của tội giao cấu với trẻ em
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội
phạm. Biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm các biểu hiện về hành vi
nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và các điều kiện bên
ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với tội giao cấu với trẻ em theo Điều 115 – Bộ luật hình sự 1999
dấu hiệu pháp lý đặc trưng của mặt khách quan chính là hành vi giao cấu với
trẻ em với sự thuận tình của họ.
Như trong phần khái niệm đã đề cập, hành vi giao cấu theo Điều 115 –
Bộ luật hình sự 1999 là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận
sinh dục nữ. Điều luật không mô tả hành vi giao cấu được diễn ra như thế
nào, đã thực hiện xong về mặt sinh lý hay chưa, vì vậy trong trường hợp này
hành vi giao cấu được coi là hoàn thành khi dương vật của người nam được


16
đưa vào trong âm đạo của người nữ bất kể đã kết thúc về mặt sinh lý hay
chưa.
Theo quy định tại Điều 115 – Bộ luật hình sự 1999, các hành vi tình

dục đối với trẻ em mà không phải là hành vi giao cấu thì không thuộc tội
giao cấu với trẻ em. Ví dụ: Ông B. (40 tuổi) đi làm đồng vào mùa hè đã cởi
quần áo của em D. (14 tuổi) và của mình ra, đưa dương vật chạm vào cơ
quan sinh dục của D. Ngay sau đó, ông B. ngừng lại ngay và chấm dứt hành
vi. Cơ quan điều tra khởi tố ông B. tội dâm ô với trẻ em vì cho rằng dù ông
B đã có hành vi đưa dương vật chạm vào cơ quan sinh dục của em D nhưng
không có ý định đưa hẳn vào trong nên không cấu thành tội giao cấu với trẻ
em.
Một ví dụ khác: bản án số 531/HSST của Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội ngày 12/12/2006 có nội dung: Khoảng 9h ngày 20/8/2006 cháu Lưu
Thu Phương con gái của anh Nhân xuống tầng một chơi. Lợi dụng trời mưa
không có người ra vào, Nguyễn Văn Tùng gọi cháu Phương vào ngồi để sờ
dương vật của Tùng. Sau đó Tùng bảo cháu Phương lên gác xép tầng một.
Tại đây Tùng bảo cháu Phương nằm xuống sàn, tụt quần của cháu Phương
xuông dưới gối rồi Tùng tự cởi quần của mình và ngồi nhẹ trên đùi của cháu
Phương. Khoảng 3- 4 phút sau Tùng xuất tinh vào bụng cháu Phương và sàn
nhà. Sau đó Tùng bảo cháu Phương kéo quần lên đi xuống tầng 1 để rửa.
Tùng dùng khăn lau sạch sàn nhà rồi vào nhà tắm lấy xà phòng giặt khăn.
Theo giấy chứng nhận của bệnh viện phụ sản khám cho cháu Phương
kết luận: Không thấy tổn thương bộ phận sinh dục, màng trinh không rách,
không thấy xác tinh trùng trong âm đạo.
Theo bản kết luận giám định số 2147 của Viện khoa học kỹ thuật hình
sự - Bộ công an kết luận: trên chiếc quần thu của cháu Lưu Thu Phương có


17
tinh trùng người. Phân tích gen (ADN) theo hệ Idenlifiler từ dấu vết tinh
trùng kể trên từ mẫu...ghi thu của Nguyễn Văn Tùng cho thấy tinh trùng có
trên chiếc quần ghi thu của Lưu Thu Phương là tinh trùng của Nguyễn Văn
Tùng. Cơ quan tố tụng truy tố Tùng về tội dâm ô với trẻ em.

Hành vi giao cấu quy định trong tội này bắt buộc phải được sự đồng ý
hoàn toàn của nạn nhân. Nếu không có sự đồng thuận của nạn nhân thì tùy
từng trường hợp sẽ cấu thành các tội hiếp dâm trẻ em hoặc cưỡng dâm trẻ
em.
Trong trường hợp nạn nhân không đồng ý mà cố tình dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân thì sẽ bị xử lý theo Điều 112 –
Tội hiếp dâm trẻ em. Ví dụ: Vào một buổi chiều tháng 12/2007, lúc cả nhà đi
vắng, Cao Văn Tấn đã gọi cháu H. (14 tuổi) sang nhà chơi. Nhà của H. ngay
gần cạnh nhà Tấn nên thi thoảng cháu vẫn thường hay sang chơi, khi thì giúp
ông Tấn hái mớ rau, lúc lại chạy đi múc cho ông ít nước nấu ăn. Khi H. vừa
bước sang nhà, Cao Văn Tấn gọi cháu ra sau chuồng bò. Tưởng như những
lần khác, cháu H. ngoan ngoãn theo sau. Khi vừa đến sau vườn, Tấn vội ôm
ghì lấy cháu H. Quá bất ngờ, cháu H. tròn mắt nhìn lên và hỏi: “Ông làm cái
gì vậy? Thả cháu ra đi để cháu về học bài”. Dường như không còn nghe
được gì nữa, Tấn vội vàng thực hiện hành vi giao cấu. Cháu H. vẫy vùng, cố
gắng van xin nhưng vẫn không thoát. Sau khi thoả mãn thú tính, tên Tấn vội
thả cháu H. về nhà. Hành vi của Cao Văn Tấn thỏa mãn dấu hiệu của tội
hiếp dâm trẻ em.
Do đối tượng trẻ em thường non nớt về tâm lý nên rất dễ bị dụ dỗ, lôi
kéo, lợi dụng. Có những trường hợp, hành vi của người phạm tội lúc đầu
giao cấu với nạn nhân là trái với ý muốn của nạn nhân, nhưng sau lần đầu


18
tiên bị dụ dỗ hoặc dọa dẫm, những lần giao cấu tiếp theo nạn nhân lại thuận
tình. Trường hợp này tương đối phổ biến, có thể xem xét một ví dụ sau:
khoảng 14 giờ một ngày trung tuần tháng 2/2008, Nguyễn Văn Dương đến
nhà bà Kiều Thị Duyên, lúc này chỉ có cháu Nguyễn Thị Ngọc (14 tuổi) là
con bà Duyên đang xem ti vi. Dương ngồi vào ghế đối diện vui đùa với

Ngọc rồi nảy sinh ý định quan hệ tình dục với Ngọc. Dương bế cháu Ngọc
sang đặt nằm ngửa ở chiếc giường đôi bên gian cạnh. Dương một tay ôm
Ngọc, một tay cởi quần Ngọc. cháu Ngọc co chân giãy và kêu “anh Dương
buông em ra. Dương nói “nếu kêu sẽ giết”. Ngọc sợ hãi nằm im. Dương cởi
hết quần dài, quần lót của Ngọc rồi tự cởi quần của Dương rồi nằm đè lên
người cháu Ngọc, đưa dương vật đang cương cứng vào sâu và xuất tinh
trong âm hộ cháu Ngọc. Thỏa mãn dục vọng, Dương để lại dưới gối 4.000
đồng cho Ngọc trước khi về.
Khoảng một tháng sau, Nguyễn Văn Dương lại đến nhà cháu Ngọc
chơi, lúc đó có cả bà Duyên ở nhà, thấy Dương đến Ngọc bỏ ra ngoài.
Dương ngồi nói chuyện với bà Duyên, được một lúc bà Duyên đi làm, bà gọi
Ngọc về trông nhà. Khi Ngọc về đứng ở sân, Dương nói “ Ngọc vào anh
bảo”, Ngọc vào ngồi ở trong giường, Dương đến ôm Ngọc, cởi quần của
Ngọc và giao cấu với Ngọc.
Tại bản kết luận giám định pháp y số 08 ngày 14/7/2008, giám định
viên pháp y tỉnh Phú Thọ đã kết luận bộ phận sinh dục của cháu Nguyễn Thị
Ngọc như sau: Âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn bình thường, màng trinh rách
cũ ở điểm 15 giờ, cổ tử cung tím, thân tử cung to hơn bình thường, có thai
khoảng 25 tuần 4 ngày tuổi.
Ngày 09/10/2008, cháu Nguyễn Thị Ngọc sinh con trai đặt tên là
Nguyễn Thành Tâm. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định ADN của


19
cháu Nguyễn Thành Tâm, kết luận: Nguyễn Văn Dương không phải là cha
đẻ của cháu Nguyễn Thành Tâm (kết luận giám định số 3019/C21(P7) ngày
11 tháng 02 năm 2009 Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát)
Tại bản cáo trạng số 19/KSĐT – P1 ngày 24/3/2009 Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Phú Thọ đã truy tố Dương về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo điểm
c khoản 3 Điều 112 – Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thay đổi tội danh chuyển sang tội chuyển
sang tội “Giao cấu với trẻ em” theo điểm a khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình
sự.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 19/2009/HSST ngày 23 tháng 04 năm
2009, tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã :
- Áp dụng điểm a khoản 2 điều 115; điểm b, p khoản 1 điều 46 Bộ luật
Hình sự, xử phạt Nguyễn Văn Dương bảy (7) năm tù về tội “Giao cấu với trẻ
em”, thời hạn từ tính từ ngày 15/7/2008.
- Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về trách nhiệm dân sự,
án phí và thông báo quyền kháng cáo theo luật định.
Ngày 05/05/2009, bị cáo Nguyễn Văn Dương kháng cáo xin giảm
hình phạt.
Ngày 05/5/2009 bà Kiều Thị Duyên và cháu Nguyễn Thị Ngọc kháng
cáo đề nghị tăng hình phạt với bị cáo Dương.
Lời khai của bị hại:
Tại lời khai ban đầu lúc 10 giờ ngày 11/7/2008 (bút lục số 49 – 50) và
bản khai lúc 15 giờ cùng ngày (bút lục số 51, 52) cháu Ngọc khai ra tình tiết
khi bị cáo Dương bế Ngọc ra giường thì Ngọc giãy giụa và kêu nhưng
Dương có lời nói đe dọa Ngọc là nằm im nếu không sẽ giết, Ngọc sợ không


20
dám kêu nữa, sau đó Dương thực hiện hành vi giao cấu lần thứ nhất. Đến lần
thứ hai thì Ngọc không khai về việc Dương có đe dọa Ngọc như thế nào để
được giao cấu với Ngọc, và Ngọc còn khai rõ “lần thứ hai anh đến ôm cháu
không kêu và không chống cự gì cả” (bút lục số 50,52)
Tại lời khai ngày 24/7/2008, Ngọc khai về việc Dương giao cấu lần
thứ hai “...Lúc này cháu đứng ở ngoài sân thì anh Dương gọi vào đây anh
bảo, cháu đi vào nhà thì anh Dương ôm cháu và bế cháu lên giường...rồi tiếp
tục thực hiện hành vi hiếp dâm cháu như lần trước” (bút lục số 54).

Tại phiên tòa sơ thẩm Ngọc khai cả hai lần Dương đều đe dọa nếu kêu
thì Dương sẽ giết. Nhưng khi chủ tọa nhắc lại lời khai trên của Ngọc rằng
lần thứ hai không bị Dương đe dọa gì thì Ngọc không trả lời được (trang 6
biên bản phiên tòa sơ thẩm, bút lục số 142).
Tại biên bản đối chất giữa Ngọc và Dương ngày 29/7/2008, Ngọc vẫn
khai ở lần giao cấu thứ nhất, Dương có nói nếu Ngọc kêu thì sẽ giết. Bị cáo
Dương công nhận lời khai này của Ngọc là đúng (bút lục số 114).
Lời khai của bị cáo:
Các lời khai, bản cung từ ngày 11/7 đến ngày 19/7/2008, bị cáo
Dương không thừa nhận có lời nói đe dọa sẽ giết cháu Ngọc để giao cấu...
Đến bản cung 8 giờ 30 ngày 29/7/2008 (bút lục số 102) và bản cung 7
giờ 30 ngày 01/8/2008 (bút lục số 104) với sự có mặt của luật sư Lê Thị
Minh Thu thì bị cáo đã thừa nhận “Ngọc giãy giụa và kêu, tôi có nói không
được kêu, nếu kêu sẽ giết. Ngọc im, sau đó tôi tự cởi quần tôi ra”.
Hội đồng xét xử đánh giá các lời khai trên của người bị hại và bị cáo
là khách quan, theo đó có đủ căn cứ kết luận:


21
Ở lần thứ nhất, bị cáo đã đe dọa dùng vũ lực để giao cấu trái ý muốn
của cháu Ngọc; ở thời điểm này cháu Ngọc mới trên mười ba tuổi, nên hành
vi của bị cáo cấu thành tội “Hiếp dâm trẻ em” theo quy định tại khoản 1 điều
112 Bộ luật Hình sự.
Ở lần thứ hai, theo lời khai trên của cháu Ngọc thì khi bị cáo thực hiện
giao cấu, cháu Ngọc không biểu lộ sự trái ý muốn nào, không phải là hiếp
dâm, chỉ là giao cấu với trẻ em; hành vi này của bị cáo cấu thành tội “Giao
cấu với trẻ em” theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự.
Bị cáo phạm hai tội, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận truy tố của Viện
kiểm sát cùng cấp chỉ quy kết bị cáo về một tội giao cấu trẻ em với tình tiết
tăng nặng định khung hình phạt là phạm tội nhiều lần để áp dụng điểm a

khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình sự là không đúng, để lọt tội hiếp dâm trẻ em,
Hội đồng xét xử không thể giải quyết ngay tại phiên tòa phúc thẩm mà phải
hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Trong trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn khiến nạn nhân phải
miễn cưỡng giao cấu thì sẽ bị xử lý theo Điều 114 – Tội cưỡng dâm với trẻ
em. Ví dụ: Tối 18/4, Võ Xuân Thái (44 tuổi), trú thôn Kim Nại, xã An Ninh,
huyện Quảng Ninh, Thái đến nhà bà L., trú thôn Đại Phúc, xã An Ninh để
giải bùa. Đến 22h cùng ngày, Thái nói với bà L. phải cho cháu Hoàng Thị H.
(hơn 13 tuổi), con gái bà L. đi theo Thái ra ngã ba đường để giải hạn. Sau
đó, Thái đưa cháu H. ra cánh đồng vắng và bắt cháu cởi quần rồi dùng tay sờ
mó vào vùng kín đồng thời Thái cởi quần của mình để giao cấu với cháu H.
Cháu H. cương quyết từ chối. Thái hăm dọa cháu H. muốn lành bệnh và giải
được bùa thì chỉ có giao cấu mới được. Quá hoảng sợ nên cháu H. đã đồng
ý. Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã bắt giữ Thái về hành vi
cưỡng dâm trẻ em.


×