Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và lựa chọn hình thức đầu tư xây dựng đối với cầu cẩm thanh thành phố hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.19 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN MINH PHỤNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ LỰA CHỌN
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CẦU
CẨM THANH - THÀNH PHỐ HỘI AN

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 60.58.02.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN MỸ

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phi Lân
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Xuân Toản

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại
Trường Đại học Bách khoa vào ngày 21 tháng 01 năm 2018
\
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học


Bách khoa
 Thư viện Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách
khoa – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
nên nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và mỗi địa phương nói
riêng là rất lớn. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước thì có hạn, vốn của các nhà tài trợ
ngày càng thu hẹp. Do đó, mô hình đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (Public
Private Partnership hay còn gọi là PPP) là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết
vấn đề này. Mô hình này có khả năng huy động nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng
từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước trong bối cảnh hiện nay. Và Tỉnh
Quảng Nam cũng bắt kịp xu thế đầu tư này nên đã có nhiều dự án rất thành công,
góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Nhưng để đồng bộ và hoàn
thiện mọi mặt thì cần một chặng đường dài, nguồn ngân sách nhà nước và nguồn
vốn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân mỗi năm rất lớn Do đó đề tài nghiên cứu
được lựa chọn là: “ Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và lựa chọn hình thức đầu tư
xây dựng đối với cầu Cẩm Thanh-Thành phố Hội An” nhằm chia sẻ nguồn vốn
đầu tư, đóng góp một phần trong việc phát triển, đồng bộ hạ tầng giao thông của
tỉnh cũng như thành phố Hội An thực hiện xây dựng cầu Cẩm Thanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
-

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, hình thức đầu tư tìm ra ưu, nhược

điểm để so sánh lựa chọn giải pháp kỹ thuật, hình thức nào cho hiệu quả.
-


Nghiên cứu hiệu quả đầu tư dự án để có căn cứ thực hiện các dự án

tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Dự án: “ Cầu Cẩm Thanh “ của thành phố Hội An–Tỉnh Quảng Nam.”
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật và các hình thức đầu tư xây dựng .


2
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu về lý luận, thực trạng để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đặt
ra .
5. Kết quả dự kiến:
Việc nghiên cứu của đề tài giúp thêm thông tin hữu ích về quyết định đầu
tư dự án và định hướng được công tác quản lý về tài chính và giải pháp kỹ thuật.
6. Bố cục luận văn:
Bố cục luận văn gồm : mở đầu, kết luận và 3 chương.
-

Mở đầu.

-

Chương I: Sự cần thiết đầu tư xây dựng cầu Cẩm Thanh – Thành phố Hội An.

-


Chương II: Giải pháp kỹ thuật của Cầu Cẩm Thanh.

-

Chương III: Hình thức đầu tư xây dựng Cầu Cẩm Thanh.

-

Kết luận và kiến nghị.


3
CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU CẨM THANH –
THÀNH PHỐ HỘI AN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Với định hướng xây dựng, phát triển thành phố với hệ thống hạ tầng giao
thông thông thoáng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội như hiện nay. Thành
phố Hội An đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều tuyến đường nhằm khớp nối
giao thông nội bộ cho các phường, xã và các cụm dân cư trong vùng. Phường Cửa
Đại và xã Cẩm Thanh là khu vực ven biên phía Đông Nam của thành phố Hội An nơi
đây có tìm năng phát triển du lịch sông nước và du lịch biển rất nhưng hạ tầng giao
thông để kết nối hai khu vực này còn hạn chế chưa được đầu tư đồng bộ. Để đảm bảo
giao thông thông suốt góp phần vào phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển du
lịch của hai địa phương này thành phố Hội An đã phê duyệt quy hoạch xây dựng cẩu
Cẩm Thanh và đường dẫn kết nối phường Cửa Đại và xã Cẩm Thanh với thành phố
Hội An.
1.2. HIỆN TRẠNG VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
Dự án cầu Cầm Thanh được thực hiện tại hai phường Cẩm Thanh và Cửa Đại
của Thành phố Hội An. Do vậy trước khi thực hiện dự án cần phải nghiên cứu hiện
trạng kinh tế và mạng lưới giao thông của 2 địa phương này.

1.2.1. Phường Cẩm Thanh
1.2.1.1 Hoạt động kinh tế
Cẩm Thanh là điểm đến hấp dẫn khách du lịch gồm nhà lưu trú (homestay), hoạt
động bơi thúng du lịch, làng nghề tranh tre, dừa truyền thống phục vụ DLST, hoạt
động nông nghiệp phục vụ DLST, tour DLSTCác định hướng cho phát triển DLST
1.2.1.2 Mạng lưới giao thông phường
Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông đồng bộ, từng
bước hiện đại, liên hoàn, thông suốt, quy mô phù hợp với điều kiện địa phương.
Phối hợp với cấp thành phố, xin nguồn vốn ngân sách để hoàn thiện các mạng
lưới giao thông và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư doanh nghiệp vào đầu tư các khu
du lịch đã được duyệt quy hoạch.


4
1.2.2. Phường Cửa Đại
1.2.2.1 Hoạt động kinh tế:
Kinh tế biển là hướng phát triển chủ yếu của phường Cửa Đại. Kinh tế biển
Cửa Đại không phải là ngành ngư nghiệp thuần túy mà là ngành kinh tế tổng hợp dựa
trên tiềm năng, thế mạnh sẵn có với vùng hạ lưu “nơi dòng sông gặp biển” và hơn
3km bờ biển đang phát triển nhanh các dịch vụ, du lịch, thương mại.
1.2.2.2 Mạng lưới giao thông:
Phường Cửa Đại là vùng du lịch biển nổi tiếng của Thành phố Hội An nên
cơ sở hạ tầng và giao thông ở địa phương được đầu tư nhiều và đồng bộ như tuyến
đường Âu Cơ, Cửa Đại.
1.2.3. Hệ thống cầu trên sông Đế Võng:
Hiện nay chỉ có hai cầu qua sông Đế Võng . Đó là cầu gỗ Hà An dài hơn
40m được đầu tư bởi khu resort Hà An phục vụ cho khách du lịch và cầu Km 0+317
dài 262,35 m, nối giữa hai phương Cẩm An và Cẩm Châu thuộc tuyến đường dẫn
phía bắc cầu Cửa Đại phục vụ cho sự phát triển khu phía nam Hội An.
1.2.4. Các quy hoạch liên quan:

Cách khu dự án khoảng 10Km qua cầu Cửa Đại – phía nam Hội An là khu
nghỉ dưỡng Nam Hội An do VinaCapital và một số đối tác nước ngoài khác làm chủ
đầu tư với vón đầu tư 4 tỷ USD đang được xây dựng trên địa bàn 3 xã Duy Nghĩa,
Duy Hải (huyện Duy Xuyên) và Bình Dương (huyện Thăng Bình), khu phức hợp du
lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An tọa lạc trên 2 xã Bình Dương và Bình Minh
(huyện Thăng Bình) do tập đoàn Vingroup đầu tư 5000 tỷ đồng và mới đây nhất,
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (DXG) đã nhận Quyết định
Đầu tư phát triển dự án Khu Dịch vụ - Du lịch nghỉ dưỡng Opal Ocean View có tổng
diện tích 185 ha, tổng vốn đầu tư hơn 4.600 tỷ đồng.
1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU CẨM THANH
Hiện nay, nhu cầu giao thương và đi lại của người dân phường Cẩm Thanh và
phường Cửa Đại là khá lớn. Tuy nhiên, việc kết nối giao thông giữa hai địa phương
phần lớn phụ thuộc vào tuyến đường vào trung tâm thành phố, vừa không đáp ứng
được lưu lượng xe qua lại vừa không đảm bảo an toàn giao thông cho người dân khi


5
lượng xe vào thành phố quá lớn. Dự án cầu Cẩm Thanh hoàn thành sẽ giảm lưu
lượng xe vào trung tâm thành phố đồng thời là mạch máu giao thông quan trọng kết
nối du lịch giữa hai phía đông nam Hội An góp phần vào việc phát triển kinh tế xã
hội thành phố.
Kết luận Chương 1:
Đầu tư xây dựng cầu Cẩm Thanh là cần thiết vì: (1) Hai bên bờ sông phía
đông nam Hội An đang hình thành các khu đô thị và du lịch để phát triển. Nhưng sự
kết nối của 2 địa phương này chưa có; (2) Phục vụ nhu cầu đi lại của bà con 2 địa
phương vì hiện nay việc đi lại qua bên 2 bờ sông chưa có cầu dành cho người dân;
(3) Xây dựng cầu để hình thành khu du lich nối dài liên tục để thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước và đồng bộ hạ tầng giao thông trong khu vực; và (4) Giảm lưu
lượng xe vào trung tâm thành phố, giảm nạn kẹt xe.



6
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CẦU CẨM THANH
2.1. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
2.1.1. Số liệu thiết kế
Việc tính toán và thiết kế cầu dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
-

Quy mô xây dựng:

Vĩnh cửu.

-

Tải trọng :

Đoàn xe HL-93 và đoàn người 300daN/m2.

-

Khổ cầu :

B= 7,0 + 2  1,5 + 2x0,25(m)

-

Khẩu độ cầu :

L0=260(m).


-

Độ dốc ngang :

1,5%.

-

Sông thông thuyền cấp :

Cấp IV

-

Khổ thông thuyền:

6 x 50(m)

2.1.2. Điều kiện địa chất
Địa chất vùng dự án là khu vực sông nước và đất nông nghiệp bao gồm:
bùn sét, cát và lớp sét.
2.1.3. Giải pháp kết cấu
Các giải pháp kết cấu được đề xuất phải dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau:
- Đảm bảo mọi chỉ tiêu kỹ thuật đã được duyệt.
- Kết cấu phải phù hợp với khả năng và thiết bị của các đơn vị thi công.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ mới tiên tiến nhằm tăng chất lượng công
trình, tăng tính thẩm mỹ.
- Quá trình khai thác an toàn và thuận tiện và kinh tế.
- Giải pháp kết cấu công trình:
+ Kết cấu thượng bộ: đưa ra giải pháp nhịp lớn kết cấu liên tục, cầu vòm

nhằm tạo mỹ quan cho công trình.
+ Kết cấu hạ bộ: Móng cọc khoan nhồi.
+ Kết cấu mố chọn loại mố chữ U tường mỏng.
+ Kết cấu trụ ta nên dùng trụ đặc.
2.1.4. Đề xuất phương án kỹ thuật
Từ các nguyên tắc giải pháp kết cấu trên, ta đề xuất 2 phương án kỹ thuật:


7
(1) Phương án 1: Sơ đồ kết cấu nhịp 2x39,15+97,6+2x39,15m với 4 nhịp
dẫn là dầm super T dài 39,15m và 1 nhịp chính là vòm ống thép nhồi bêtông có
chiều dài 97.6m.
(2) Phương án 2: Sơ đồ cầu 38,45+50+75+50+38,45m với 2 nhịp dẫn là
dầm super T dài 38.45m và nhịp chính là dầm liên tục BTCT thi công bằng
phương pháp đúc hẫng 50+75+50m.
Dưới đây, luận văn sẽ thiết kế sơ bộ và lập dự toán cho từng phương án.
2.2. PHƯƠNG ÁN I: CẦU VÒM ỐNG NHỒI BÊ TÔNG
2.2.1. Sơ đồ bố trí chung:
Cầu vòm BTCT ống nhồi bê tông gồm 5 nhịp 2x39,15 + 97,6 + 2x39,15 (m)
2.2.2. Thiết kế sơ bộ:
2.2.2.1. Dầm dọc:
Nội lực (mô men M và lực cắt V) theo TTGH cường độ 1 của dầm dọc
trong và dầm dọc biên được tính tại các mặt cắt bất lợi nhất là giữa nhịp và tại gối.
Kết quả đạt được thể hiện trên các bảng 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4.
Bảng 2.1. Tổng hợp nội lực của dầm dọc trong giữa nhịp
Nội lực

Mi (KNm)

Vi (KN)


Mu (KNm)
Vu (KN)

Loại tải trọng

Vị trí
0

0.25L

0.5L

DC

0

7.88

10.51

DW

0

7.71

10.29

mgM(LL+IM)


0

61.52

78.51

DC

9.39

4.69

0

DW

9.18

4.59

0

mgV(LL+IM)

136.44

57.34

33.58


0

134.88

173.43

264.3

118.18

61.409

(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))
(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))


8
Bảng 2. 2 .Tổng hợp nội lực của dầm dọc biên giữa nhịp
Nội lực

Mi (KNm)

Vi (KN)

Mu (KNm)

Vu (KN)


Vị trí

Loại tải trọng

0

0.25L

0.5L

DC

0

6.12

8.15

DW

0

12.87

17.16

mgM(LL+IM)

0


35.01

44.61

DC

7.28

3.64

0

DW

15.32

7.66

0

mgV(LL+IM)

110.8

32.96

19.42

0


92.193

119.12

226.03

77.037

35.514

(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))
(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))

Bảng 2.3. Tổng hợp nội lực của dầm dọc trong đầu nhịp
Nội lực

Mi (KNm)

Vi (KN)

Mu (KNm)
Vu (KN)

Loại tải trọng

Vị trí
0


0.25L

0.5L

DC

0

21.03

28.04

DW

0

15.89

21.19

mgM(LL+IM)

0

102.81

128.21

DC


17.44

8.72

0

DW

13.18

6.59

0

mgV(LL+IM)

149.6

62.33

36.67

0

240.39

304.31

303.4


135.71

67.06

(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))
(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))


9
Bảng 2.4 Tổng hợp nội lực của dầm dọc biên đầu nhịp
Nội lực

Loại tải trọng

0
0
0
0
10.45
21.99
118.6

Vị trí
0.25L
12.6
26.51
58.02

5.22
6.59
35.54

0.5L
DC
16.8
Mi (KNm)
DW
35.35
mgM(LL+IM)
72.14
DC
0
Vi (KN)
DW
0
mgV(LL+IM)
21.08
(1.25DC+1.5DW+
Mu (KNm)
0
164.12
209.28
+1.75(LL+IM))
(1.25DC+1.5DW+
Vu (KN)
253.6
82.142
38.55

+1.75(LL+IM))
Từ kết quả nội lực, cốt thép chịu lực chính của dầm dọc trong giữa nhip, đầu
nhịp và dầm dọc biên được xác định và bố trí lần lượt trên các hình 2.7, 2.8 và 2.9.

Hình 2.7. Bố trí cốt thép trong dầm dọc trong giữa nhịp với 425

Hình 2.8.Bố trí cốt thép trong dầm dọc trong giữa nhịp với 824


10

Hình 2.9..Bố trí cốt thép trong dầm dọc biên với 1025 và 416
2.2.2.2. Dầm ngang
Bằng chương trình MIDAS, nội lực gồm mô men và lực cắt của dầm ngang
trong được thể hiện trên bảng 2.5.
Bảng 2.5.Tổng hợp nội lực của dầm ngang trong .
Nội lực
Mi (KNm)
Mu (KNm)
Vu (KN)

Loại tải trọng
DC
DW
mgM(LL+IM)
(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))
(1.25DC+1.5DW+
+1.75(LL+IM))


0
0
0
0

Vị trí
0.25L
769,68
1548,23
1806,32

0.5L
1040,62
2093,24
2261,69

0

6188

7965

1788,6

928

326,26

Từ kết quả nội lực, thép dự ứng lực chịu lực chính của dầm ngang trong ở
giữa nhịp và đầu nhịp được xác định và bố trí lần lượt trên hình 2.10 .



11

4

2

2

4

3

1

1

3

Hình 2.10.Bố trí cáp DƯL tại giữa nhịp dầm ngang trong 48 tao 15,24mm chia
làm 8 bó cáp.
2.2.2.3.Tính toán số lượng cọc:
Loại mố trụ được sử dụng là trụ thân đặc BTCT và mố dạng chữ U cải
tiến. Qua tính toán, áp lực thằng đứng lớn nhất xuống mố trụ, sức chịu tải của cọc
và bố trí cọc cho mố trụ thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6.Tổng hợp số lượng cọc bố trí cho mố trụ.
Cấu kiện

Áp lực lớn nhất


Mố A
Trụ 1
Trụ 2
Trụ 3
Trụ 4
Mố B

3084,74
4401,80
7034,40
6409,40
3898,33
3084,74

Sức chịu tải của
cọc
850,35
965,55
1.100
980,75
890,23
850,45

số lượng cọc
tính toán
5,44
5,93
8,31
8,50

5,69
5,44

Bố trí cọc
6
6
9
9
6
6

2.2.2.4.Trình tự thi công cầu:
2.2.3.Tổng mức đầu tư Cầu Cẩm Thanh.
Tổng mức đầu tư là mức đầu tư cuối cùng dựa vào gí trị xây dựng cơ bản sau khi
đã tính các chi phí quản lý, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí dự phòng cùng các chi
phí khác ( chưa tính lãi suất vay vốn) được thể hiển ở bảng 2.7.


12
Bảng 2.7.:Tổng hợp kinh phí phương án I.( chưa tính lãi vay)
STT

Hạng mục chi phí

Ký hiệu

Kinh phí

Z=GXD/1,1


170.984.295.000

GXD

188.082.724.451

GQLDA

1.813.801.000

1

Chi phí xây dựng trước thuế

2

Chi phí xây dựng sau thuế

3

Chi phí quản lý dự án

4

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

GTV

3.693.434.000


5

Chi phí khác

GK

8.736.149.000

6

Chi phí dự phòng

GDP

18.808.272.000

Tổng kinh phí

V=GXD+GQLDA+GTV+GK+GDP

221.134.380.451

LÀM TRÒN SỐ

V

221.134.380.000

7


2.3.PHƯƠNG ÁN II: CẦU DẦM LIÊN TỤC ĐÚC HẪNG CÂN BẰNG.
2.3.1.Sơ đồ bố trí chung.
Cầu liên tục đúc hâng cân bằng gồm 5 nhịp: 38,45 + 50 + 75 + 50 + 38,45 (m)
2.3.2.Thiết kế sơ bộ.
2.3.2.1.Nội lực trong giai đoạn thi công.
2.3.2.1.1.Các giai đoạn đúc hẫng:
Đặc điểm công nghệ của đúc hẫng là sơ đồ kết cấu thay đổi liên tục trong quá trình
thi công do đó sơ đồ tính cũng thay đổi theo. Căn cứ vào trình tự thi công và
phương pháp thi công ta chia ra làm các giai đoạn thi công sau: (1) thi công đúc
hẫng đối xứng hai bên trụ, (2) giai đoạn hợp long biên, (3) giai đoạn hợp long giữa
(nhưng đốt hợp long chưa đạt cường độ), (4) giai đoạn dỡ tải – chuyển xe đúc ra
khỏi cầu, (5)giai đoạn khai thác.
Bằng phần mềm midas, nội lực gồm mô men và lực cắt của dầm liên tục được thể
hiện trên bảng 2.8 và 2.9.


13
Bảng 2.8.Tổng hợp mô men dầm liên tục theo từng mặt cắt
Mặt cắt Mmax (Nmm) Mmin (Nmm) Mặt cắt Mmax (Nmm) Mmin (Nmm)
0-0 -1.291E+11 -2.161E+11 3'-3' -3.413E+10 -8.672E+10
1-1 -8.358E+10 -1.457E+11 4'-4' -1.613E+10 -6.454E+10
2-2 -6.319E+10 -1.087E+11 5'-5' -3.319E+08 -4.620E+10
3-3 -4.374E+10 -8.128E+10 6'-6'
1.280E+10 -3.096E+10
4-4 -2.475E+10 -5.944E+10 7'-7'
2.286E+10 -1.846E+10
5-5 -7.359E+09 -4.192E+10 8'-8'
2.995E+10 -8.545E+09
6-6 7.696E+09 -2.810E+10 9'-9'
3.417E+10 -4.751E+08

7-7 2.039E+10 -1.694E+10 10'-10' 3.418E+10 4.188E+09
8-8 3.003E+10 -8.546E+09 11-11 3.217E+10 5.464E+09
9-9 3.720E+10 -2.112E+09 12-12 2.621E+10 5.766E+09
10-10 4.129E+10 9.564E+08 13-13 1.635E+10 4.190E+09
1'-1' -7.910E+10 -1.420E+11 14-14 0.000E+00 0.000E+00
2'-2' -5.530E+10 -1.125E+11 giữa nhịp 4.231E+10 1.676E+09
Bảng 2.9.Tổng hợp lực cắt dầm liên tục cho từng mặt cắt.
Mặt cắt

Vmax (Nmm)

Vmin (Nmm)

Mặt cắt

Vmax (Nmm)

Vmin (Nmm)

0-0 trái

1.54E+07

8.59E+06

3'-3'

9.53E+06

4.87E+06


0-0 phải

-8.37E+06

-1.56E+07

4'-4'

8.23E+06

4.01E+06

1-1

-6.60E+06

-1.27E+07

5'-5'

6.99E+06

3.16E+06

2-2

-5.78E+06

-1.13E+07


6'-6'

5.78E+06

2.33E+06

3-3

-4.93E+06

-1.00E+07

7'-7'

4.61E+06

1.50E+06

4-4

-4.10E+06

-8.74E+06

8'-8'

3.47E+06

6.76E+05


5-5

-3.29E+06

-7.51E+06

9'-9'

2.17E+06

-2.91E+05

6-6

-2.50E+06

-6.32E+06

10'-10'

9.73E+05

-1.36E+06

7-7

-1.72E+06

-5.16E+06


11-11

3.52E+05

-2.02E+06

8-8

-9.46E+05

-4.03E+06

12-12

-3.81E+05

-3.17E+06

9-9

-4.54E+04

-2.75E+06

13-13

-1.01E+06

-4.34E+06


10-10

8.59E+05

-1.48E+06

14-14

-1.76E+06

-5.72E+06

1'-1'

1.25E+07

6.79E+06

giữa nhịp

1.12E+06

-1.12E+06

2'-2'

1.11E+07

5.89E+06



14
2.3.2.2.Bố trí cốt thép dự ứng lực:
Loại mố trụ được sử dụng là trụ thân đặc BTCT và mố dạng chữ U cải
tiến. Qua tính toán, áp lực thằng đứng lớn nhất xuống mố trụ, sức chịu tải của cọc
và bố trí cọc cho mố trụ thể hiện ở bảng 2.10.
Bảng 2.10.Tính sơ bộ và chon cáp dự ứng lực.
Mặt cắt

d'p (mm)

c' (mm)

a' (mm)

Aps (mm2)

Số tao

Số bó tính

0-0

3600

1512.00

1047.60


35424.25

253.03

36.15

1-1

3084

1295.49

897.59

28134.00

200.96

28.71

2-2

2783

1169.04

809.98

25037.05


178.84

25.55

3-3

2516

1056.91

732.29

21711.16

155.08

22.15

4-4

2284

959.09

664.51

18180.53

129.86


18.55

5-5

2085

875.59

606.66

14506.52

103.62

14.80

6-6

1920

806.40

558.72

10799.57

77.14

11.02


7-7

1789

751.53

520.70

7225.76

51.61

7.37

8-8

1693

710.97

492.60

4000.76

28.58

4.08

9-9


1623

681.74

472.35

998.68

7.13

1.02

10-10

1600

672.00

465.60

0.00

0.00

0.00

2.3.2.3.Tính toán trụ:
Bằng phần mêm Excel, áp lực thằng đứng lớn nhất xuống mố trụ, sức chịu tải của
cọc và bố trí cọc cho mố trụ thể hiện tổng hợp ở bảng 2.11.
Bảng 2.11.Tổng hợp số lượng cọc bố trí cho mố trụ.

Cấu kiện

Áp lực lớn nhất

Mố A

1639,24

Trụ 1

2535,15

Trụ 2

4252,93

Trụ 3

4036,46

Trụ 4

2392,96

Mố B

1639,24

Sức chịu tải của
cọc

451,61
565,34
717,77
698,55
535,22
451,61

số lượng cọc
tính toán

Chọn

5,44

6

5,83

6

8,89

9

8,67

9

5,81


6

5,44

6


15
2.3.2.4.Trình tự thi công cầu:
2.3.4.Tổng mức đầu tư Cầu Cẩm Thanh.
Tổng mức đầu tư là mức đầu tư cuối cùng dựa vào gí trị xây dựng cơ bản sau khi
đã tính các chi phí quản lý, chi phí tư vấn xây dựng, chi phí dự phòng cùng các chi
phí khác ( chưa tính lãi suất vay vốn) được thể hiển ở bảng 2.12
Bảng 2.12.Tổng hợp kinh phí phương án II( chưa tính lãi vay).
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chi phí
Chi phí xây dựng trước thuế
Chi phí xây dựng sau thuế
Chi phí quản lý dự án
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí khác
Chi phí dự phòng

Tổng kinh phí
Làm tròn số
2.4.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN.

ký hiệu & Cách tính
Z=GXD/1,1
GXD
GQLDA
GTV
GK
GDP
V=GXD+GQLDA+GTV+GK+GDP
V

Kinh phí
106.167.859.000
116.784.644.990
1.690.617.000
3.924.442.000
5.727.561.000
11.678.464.000
139.805.728.990
139.805.729.000

Việc lựa chọn một hệ thống kết cấu thích hợp và việc xác lập các đặc điểm
chủ yếu có tính quyết định đến sự thành công bất kỳ dự án cầu nào. Việc. Vì vậy,
thật là cần thiết để đưa ra đầy đủ các yêu cầu ở giai đoạn này để lựa chọn được hệ
kết cấu thích hợp nhất.
2.4.1.Các tiêu chuẩn đánh giá
Một số tiêu chí thường hay sử dụng để đánh giá các hệ thống kết cấu khác

nhau là: giá thành, mỹ học, tiến độ và khả năng thi công, tác động môi trường, duy
tu, bảo dưỡng.
2.4.2 Các phương pháp so sánh
Trong luận văn này hai phương pháp sẽ trình bày là phương pháp hội tụ và
phương pháp cho điểm.
2.4.2.1.Phương pháp hội tụ
Theo phương pháp này, một hệ kết cấu được xem là một dữ liệu, và các hệ
kết cấu khác được đánh giá theo dữ liệu này. Mỗi hệ được cho một giá trị tương
đối theo từng tiêu chí đánh giá:‘+‘ khi thỏa mãn hơn dữ liệu , ‘-‘ khi ít thỏa mãn
hơn dữ liệu, ‘S’ khi có giá trị bằng dữ liệu được thể hiện ở bảng 2.13.


16
Bảng 2.13.So sánh 2 phương án theo phương pháp hội tụ.
STT

Tiêu chí

1
2
A
B
C
D
E
3
4
5

Giá thành xây dựng

Mỹ học:
Tính hài hòa
Tính cân xứng
Tính gọn gàng
Màu sắc
Hình dạng mạnh mẽ
Tiến độ và khả năng thi công
Tác động môi trường
Duy tu bảo dưỡng
Tóm tắt
Tổng "S"
Tổng "+"
Tổng "-"

Các phương án
Phương án I
Phương án II
+
+
+
D
D
+
D
D
D

+
+
D

D
D
D
D

3
5
1

3
5
1

2.4.2.2 Phương pháp cho điểm
Theo phương pháp cho điểm ( được thể hiện ở bảng 2.14), thay vì dùng các ký
hiệu ‘+’,’-‘, và ‘S’, ta sẽ cho điểm ứng với từng tiêu chí cho các phương án. Một
cách thông dụng là dùng thang điểm từ 1 đến 10 theo nguyên tắc là hệ kết cấu ít
thỏa mãn nhất cho 1 điểm, trong khi hệ thỏa mãn nhiều nhất cho 10 điểm.
Bảng 2.14. So sánh 2 phương án theo phương pháp cho điểm.
STT

Tiêu chí

Trọng số

1
2
A
B
C

D
E
3
4
5

Giá thành xây dựng
Mỹ học:
Tính hài hòa
Tính cân xứng
Tính gọn gàng
Màu sắc
Hình dạng mạnh mẽ
Tiến độ và khả năng thi công
Tác động môi trường
Duy tu bảo dưỡng
Tóm tắt

60
3
3
3
3
3
7
12
12

Các phương án
Phương án I

Phương án II
40
50
2
2
2
2
2
5
10
10
75

1
2
2
1
2
6
10
10
84


17
Kết luận chương II:
Luận văn đề xuất 2 phương án là (1) Phương án 1: Sơ đồ kết cấu nhịp
2x39,15+97,6+2x39,15m với 4 nhịp dẫn là dầm super T dài 39,15m và 1 nhịp
chính là vòm ống thép nhồi bêtông có chiều dài 97.6m có giá thành 221 tỷ đồng và
(2) Phương án 2: Sơ đồ cầu 38,45+50+75+50+38,45m với 2 nhịp dẫn là dầm super

T dài 38.45m và nhịp chính là dầm liên tục BTCT thi công bằng phương pháp đúc
hẫng 50+75+50m có giá thành 139 tỷ đồng.
Qua việc phân tích so sánh những chỉ tiêu của hai phương án, phương án
được lựa chọn là Phương án II có sơ đồ cầu 38,45+50+75+50+38,45m với 2 nhịp
dẫn là dầm super T dài 38,45m và nhịp chính là dầm liên tục BTCT thi công bằng
phương pháp đúc hẫng 50+75+50 m và giá thành 139.805 triệu đồng.


18
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ.
3.1.CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ( MÔ HÌNH PPP)
Trong tình hình nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam
nói chung và mỗi địa phương nói riêng là rất lớn, trong khi đó ngân sách nhà nước
thì có hạn, vốn của các nhà tài trợ ngày càng thu hẹp, mô hình đầu tư theo hình
thức hợp tác công tư (PPP) có khả năng như một đòn bẩy để huy động nguồn lực
từ khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong tình hình
hiện nay.
3.1.1.Mô hình PPP là gì?
PPP (Public - Private Partner) là việc Nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối
hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở
Hợp

đồng.
Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ

và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng
dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ
công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
3.1.2.Các hình thức PPP:
PPP có nhiều hình thức khác nhau nhưng có 05 hình thức phổ biến và được áp

dụng rộng rãi đó là: (1) Xây dựng - Chuyển giao (BT: Build – Transfer), (2) Xây
dựng - Cho thuê - Chuyển giao (BLT: Build – Lease – Transfer) , (3) Xây dựng Vận hành - Chuyển giao (BOT: Build – Operate – Transfer) , (4) Xây dựng –
Chuyển giao – Vận hành (BTO: Build – Transfer – Operate) , (5) Xây dựng – Sở
hữu – Vận hành (BOO: Build – Own - Operate)
Tuy nhiên xét trong điều kiện địa phương dự án này chúng ta chọn 2
phương thức đầu tư
(1) Phương án 1 : hình thức đầu tư BT (Xây dựng – chuyển giao).
(2) Phương án 2 : hình thức đầu tư BOT (Xây dựng – khai thác – chuyển
giao).
Dưới đây, luận văn sẽ phân tích phương án tài chính cho từng hình thức
đầu tư


19
3.2.PHƯƠNG ÁN I: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ BT.
3.2.1.Giới thiệu chung vê khu đô thị Võng Nhi.
Khu đô thị Võng Nhi có diện tích 18.5ha và được giới hạn như sau: phía Đông
giáp: Sông Đế Võng, tây giáp: Sông Đế Võng., nam giáp: trục Đường Quy Hoạch
LG 38m, bắc giá khách sạn Hà An và Sông Đế Võng.
3.2.2.Mức đầu tư khu Võng Nhi dự kiến:
3.2.3.Khái quát tổng mức đầu tư của cả dự án ( chưa tính lãi vay)
3.2.4.Hiệu quả đầu tư
3.2.4.1.Doanh thu từ quỹ đất:
Với diện tích quỹ đất là 18,5 ha chia gồm 9,6 ha đất ở, đất thương mại dịch vụ
(TMDV) và 8,9 đất công cộng được chào bán với giá thị trường hiện nay 2 triệu –
10 triệu /m2. Nên ta có doanh thu từ quỹ đất được thể hiện ở bảng 3.5
Bảng 3.5.Doanh thu từ quỹ đất khu đô thị Võng Nhi.
Diện tích
Tỉ lệ
(m2)

(%)
82774,4 44,04%

cao
tầng

47613,3
10358,3
24802,8

25,33%
5,51%
13,20%

4
4
5

2.000.000
5.000.000
8.500.000

13552

7,21%

13552

7,21%


7

10.000.000 135.520.000.000

1000

0,53%

Club House $ sân thể thao

1000

0,53%

4. Đất cây xanh $ mặt nước

34333,7

18,27%

Cây xanh
Mặt nước

34333,7
7544,9

18,27%
4,01%

5. Đất giao thông $ sân bãi


53339,9

25,94%

Sân bãi
Đường giao thông và vỉa hè

6068,5
47271,4

0,79%
25,15%

Tổng

185000

100,00%

Hạng mục
1. Đất ở
Biệt thự đơn lập – song lập
Nhà liền kế
Nhà liền kề TMDV
2.Đất TMDV
Trung tâm TMDV
Khách sạn
3.Đất CTCC


$

Đơn giá

Thành tiền
493.361.900.000

2

95.226.600.000
51.791.500.000
210.823.800.000


20
3.2.4.2.Lựa chọn vốn và vốn vay:
Trên cơ sở đó , ta quyết định đầu tư 30% vốn và vay 70% trong vòng 5 năm để
làm dự án. Từ đó ta có tổng mức đầu tư cuối cùng của dự án được thể hiện ở bảng
3.7( đã tính lãi vay).
Bảng 3.7.Tổng mức đầu tư cuối cùng.( đã tính lãi vay)
100%

Tổng vốn đầu tư

418.192.297.000

30%

Vốn pháp định


125.457.689.100

70%

Vốn vay

292.734.607.900

Chu kỳ tính lãi(Tháng/năm)

12

Thời gian thanh toán(năm)

5

Số tháng phải thanh toán

STT

khoản vay

60

Lãi suất vay (%)

9%

Số tiền thanh toán(gốc + lãi)


PMT

(6.076.688.978)

Lãi phải trả

Ipmt

(1.863.030.597)

Gốc phải trả

Ppmt

(4.213.658.381)

Thành phần chi phí

Tỷ lệ

Số liệu

I

Tổng mức đầu tư

100%

418.192.297.000


1

Vốn Chủ sở hữu

30%

125.457.689.100

2

Vốn vay ngân hang

70%

292.734.607.900

3

Số tiền thanh toán gốc + lãi

60
tháng

364.601.338.670

II

Tổng mức đầu tư + lãi vay

490.059.027.770


Vậy tổng mức đầu tư cuối cùng ( kể cả lãi vay) của dự án cầu Cẩm Thanh đầu tư
theo hình thức BT là 490 tỷ đồng.
2.2.4.3.Hiệu quả đầu tư:
Hiệu quả đầu tư của dự án là khai thác kinh doanh hiệu quả trên quỹ đất
khu đô thị Võng Nhi giàu tiềm năng tại địa phương để hoàn trả vốn đầu tư và
kiếm lợi nhuận.


Hiệu quả đầu tư cho doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 3.8


21

Bảng 3.8.Hiệu quả đầu tư sau khi khai thác khu đô thị Võng Nhi.
STT

Hạng mục

Thành ti

I

Tổng mức đầu tư + lãi vay

490.059.02

II

Doanh thu(trước thuế VAT)


493.361.90

III

Giá trị lợi nhuận sau cộng dồn dự án

3.302.872

2.2.4.4.Hiệu quả kinh tế:
Dự án mang lại cho nhà nước và chủ đầu tư nhiều hiệu quả kinh tế. Cụ thể
là (1) tạo nguồn thu hợp pháp cho Chủ đầu tư, (2) ngân sách nhà nước tăng nhờ
thu từ các khoản thuế dự kiến cụ thể như sau: tiền sử dụng đất bổ sung, thuế VAT,
thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác...của các nhà thầu, nhà cung
cấp vật tư trong quá trình thực hiện dự án.
2.2.4.5.Hiệu quả xã hội
Dự án đem lại cho xã hội: (1) Một khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.
Góp phần chỉnh trang đô thị tại Khu vực có Dự án, (2) tăng quỹ nhà ở, góp phần
giãn dân ra khỏi khu trung tâm hiện hữu của thành phố, (3) tạo ra nhiều việc làm
trong quá trình xây dựng dự án cũng như giai đoạn vận hành, khai thác sau này.
3.3.PHƯƠNG ÁN II: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ BOT
3.3.1.Khái quát mức đầu tư cuối cùng( chưa kể lãi vay)
Mức đầu tư cuối cùng là mức đầu tư bao gồm kinh phí xây dựng cầu Cẩm Thanh
và trạm thu phí. Suất đầu tư trạm thu phi được lấy suất đầu tư trạm thu phí BOT
QL26 do công ty làm chủ đầu tư. Do đó mức đầu tư cuối cùng của dự án thể hiện ở
bảng 3.9.
Bảng 3.9..Mức đầu tư cuôi cùng ( chưa kể lãi vay của Cầu Cẩm Thanh).
STT

Hạng mục


Thành tiền

I

Tổng mức đầu tư trạm thu phí

3.000.000.000

II

Tổng mức đầu tư xây dựng Cầu Cẩm Thanh

139.805.729.000

III

Tổng mức đầu tư cả dự án

142.805.729.000


22
3.3.2.Hiểu quả đầu tư
3.3.2.1.Bảng doanh thu dự kiến đề xuất:
Doanh thu của dự án thu từ hoạt động thu phí cầu đường. Cước phí này, chủ đầu tư
căn cứ theo thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ của bộ tài
chính và quyết định của ủy ban nhân dân thành phố Hội An – Tỉnh Quảng Nam
3.3.2.2.Giả định về chi phí:

Từ các số liệu trên ta có biểu đồ lũy kế doanh thu và lũy kế chi phí qua từng
năm được thể hiện ở hình 3.2

Hình 3.2.Biểu đồ lũy kế doanh thu và chi phí.
Qua biểu đồ lũy kế doanh thu và chi phí trên ta thấy phải mất hơn 21 năm
thì doanh nghiệp mới thu hồi lại vốn đầu tư và kiếm lợi nhuận.
Chọn thời gian hoàn trả thu phí là : 22 năm.
Kết luận chương III
Chọn Hình thức đầu tư BT vì các lý do sau: (1) thời gian hoàn trả vốn ngắn
trong vòng 5 năm, (2) khả năng khai thác dự án khu đô thị Võng Nhi rất hiệu quả,
(3) doanh thu tăng khi thì trường bất động sảng tăng, (4) mang lại cho xã hội mốt


23
xây khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đảm bảo phù hợp với quy
hoạch xây dựng chung của thành phố Hội An, (5) khai thác quỹ đất hợp lý, gia
tăng hiệu quả sử dụng đất, (6) tăng quỹ nhà ở, góp phần giãn dân ra khỏi khu trung
tâm hiện hữu của thành phố, (7) tạo ra nhiều việc làm trong quá trình xây dựng dự
án cũng như giai đoạn vận hành, khai thác dự ánsau này, (8) tăng nguồn thu ngân
sách khi dự án đầu tư xây dựng cũng như sau khi đi vào hoạt động, (9) chủ đầu tư
tự cân đối được nguồn vốn để thực hiện dự án (vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn
huy động khác).


×