Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nâng cao năng lực quản lý của chủ đầu tƣ trong công tác đảm bảo chất lượng các dự án giao thông tại khu kinh tế dung quất tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.4 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


HỒ ANH BẢO

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CHỦ ĐẦU TƢ
TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁC
DỰ ÁN GIAO THÔNG TẠI KHU KINH TẾ DUNG QUẤT,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 60.58.02.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH QUẢNG

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quang Đạo
Phản biện 2: TS. Đặng Việt Dũng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công giao thông tại Trường Đại
học Bách khoa vào ngày 21 tháng 01 năm 2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa
Thư viện Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học
Bách khoa – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng đường giao
thông tại KKT Dung Quất được các Cơ quan quản lý nhà nước, chủ
đầu tư và các đơn vị liên quan, quan tâm chỉ đạo thực hiện; Nhiều
công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng,
phát huy hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn một số công trình trong
công tác khảo sát, thiết kế, kiểm tra giám sát, thẩm định không chặc
chẻ dẫn đến phải điều chỉnh quy mô, thay đổi biện pháp thi công làm
phát sinh khối lượng.
Công tác lựa chọn nhà thầu vẫn còn tình trạng chưa minh bạch,
phân chia gói thầu không hợp lý, có sự sắp xếp thông đồng giữa các
nhà thầu, làm giảm sự cạnh tranh trong đấu thầu; dẫn đến năng lực
một số nhà thầu không đảm bảo nên không triển khai thi công, thi
công cầm chừng hoặc bán thầu làm kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến
chất lượng công trình.
Trong quá trình thi công việc kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư,
Tư vấn giám sát chưa chặc chẻ; chưa kiểm soát tốt thiết bị, máy móc,
vật liệu đầu vào; để nhà thầu thi công kém chất lượng, nghiệm thu
khối lượng không đúng thực tế; việc theo dõi, ghi chép nhật ký một
số công trình không đầy đủ, tài liệu lộn xộn, tẩy xóa, sửa chữa, lập

khống chứng từ để hợp thức hồ sơ công trình; công tác tổ chức
nghiệm thu còn hình thức, không theo quy trình.
Chất lượng một số công trình giao thông khi vừa mới đưa vào
sử dụng đã xuất hiện những hư hỏng tại một số hạng mục công trình,
kể cả trong quá trình xây dựng như lún sụt nền đường, sạt lở ta luy
nền đường, lún đường hai đầu cầu, mặt đường bị hằng lún vệt bánh


2
xe, rạn nứt, bong bật hoặc xuất hiện ổ gà, phải tốn chi phí sữa chữa,
giảm tuổi thọ công trình; lãng phí, không phát huy hiệu quả vốn đầu
tư.
Xuất phát từ thực tế trên, để hoàn thiện công tác quản lý chất
lượng các dự án giao thông, tránh lãng phí, thất thoát và hiệu quả đầu
tư; lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tƣ
trong công tác đảm bảo chất lƣợng các dự án giao thông tại Khu
kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu giải pháp nâng
cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư trong công tác đảm bảo chất
lượng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư các dự án giao thông tại Khu
kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
- Thể chế và thực trạng về công tác đảm bảo chất lượng của
Chủ đầu tư đối với các dự án đường giao thông tại KKT Dung Quất;
- Tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng.
b) Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu công tác đảm bảo chất lượng trong phạm vi từ giai

đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
đối với các dự án đường giao thông tại Khu kinh tế Dung Quất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ các quy định của pháp luật trong vềQLCL công trình.
Điều tra thu thập số liệu các dự án đường giao thông qua hồ sơ
dự án; các báo cáo của chủ đầu tư.
Điều tra, khảo sát số liệu về công tác QLCL đường giao thông


3
đối với các cá nhân.
Bằng kinh nghiệm trong thực tiễn về công tác quản lý chất
lượng đường giao thông, hình ảnh hiện trường.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Thu thập số liệu, phân
tích, thống kê, so sánh...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng các dự án
đường giao thông.
Chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác
quản lý chất lượng các dự án đường giao thông.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của
Chủ đầu tư trong công tác đảm bảo chất lượng các dự án giao thông.
b) Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, luận văn
đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư
trong công tác đảm bảo chất lượng các dự án giao thông tại KKT
Dung Quất từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi nghiệm thu bàn giao đưa
vào sử dụng. Từ đó nâng cao chất lượng công trình nhằm phục vụ lợi
ích của cộng đồng, của nhân dân, tránh thất thoát và lãng phí tiền bạc
của nhà nước và nhân dân.

6. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về chất lƣợng công trình và quản lý
chất lƣợng công trình giao thông tại Khu kinh tế Dung Quất
Chƣơng 2: Đặc điểm về công tác đảm bảo chất lƣợng các dự
án đƣờng giao thông tại Khu kinh tế Dung Quất
Chƣơng 3: Đề xuất công tác đảm bảo chất lƣợng các dự án
đƣờng giao thông và áp dụng cho dự án đƣờng giao thông tại
Khu kinh tế Dung Quất
Kết luận và kiến nghị


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN
LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1.1. Tổng quan về quản lý chất lƣợng công trình
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng
cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và
chi phí xác định.
Quản lý chất lượng dự án là hệ thống các phương pháp phương
tiện và hoạt động hướng tới việc thực hiện các yêu cầu và mong đợi
của khách hàng dự án đối với chất lượng bản thân dự án và sản phẩm
của nó.
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với
đặc tính an toàn bền vững, mỹ quan, kinh tế của công trình phù hợp với
quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, cấp hạng công trình, phù hợp

với hợp đồng kinh tế và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Đảm bảo chất lượng công trình xây dựng là toàn bộ các hoạt
động có kế hoạch và có hệ thống của tất cả các tổ chức cá nhân tham
gia vào hoạt động xây dựng được tiến hành trong cả ba giai đoạn của
quá trình đầu tư nhằm được chất lượng công trình theo quy định.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý
của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của
pháp luật có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây
dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các
yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
1.1.2. Nội dung quy trình quản lý chất lượng


5
1.1.3. Quản lý chất lượng toàn diện
1.1.4. Cải tiến chất lượng
P-Plan (lập kế hoạch)
D-Do (thực hiện)
C-Check (kiểm tra)
A-Action(hành
động/điều chỉnh)

Hình 1.1. Xu hướng ngày càng đi lên của chất lượng
1.2. Nguyên tắc chung về QLCLcác dự án đƣờng giao thông
1.2.1. Nguyên tắc chung về QLCL đường giao thông
1.2.2. Nội dung của QLCL các dự án đường giao thông

Hình 1.2. Sơ đồ QLCL của các dự án đường giao thông



6
1.2.3. Nội dung QLCL công trình giao thông của chủ đầu tư
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLCL công trình
1.4. Các căn cứ và công cụ QLCL các dự án giao thông
1.5. Đặc điểm QLCL các dự án giao thông tại KKT Dung
Quất

Hình 1.3. Mô hình quản lý chất lượng tại KKT Dung Quất
1.6. Kết luận
Chương 1 đã khái quát tổng quan về nội dung quản lý chất
lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư; đặc điểm quản lý chất
lượng công trình của Chủ đầu tư và các Cơ quan quản lý nhà nước
liên quan tại KKT Dung Quất.
Là nội dung, các tiêu chí đánh giá và quản lý chất lượng công
trình xây dựng của chủ đầu tư trong công tác khảo sát, thiết kế và thi
công xây dựng công trình; là căn cứ, công cụ quản lý chất lượng xây
dựng công trình của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công
trình như kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu và kiểm
tra công tác nghiệm thu xây dựng.


7
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁC
DỰ ÁN ĐƢỜNG GIAO THÔNG TẠI KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT
2.1. Tổng quan về Ban quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng
BAN GIÁM ĐỐC
(GIÁM ĐỐC & CÁC
PHÓ GIÁM ĐỐC)


PHÒNG
HÀNH
CHÍNH TÀI
VỤ

PHÕNG KẾ
HOẠCH KỸ
THUẬT

PHÒNG
QUẢN LÝ DỰ
ÁN

CÁC TỔ
CHỨC ĐOÀN
THỂ

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
BQLDA là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất và
các KCN Quảng Ngãi, có chức năng giúp Ban Quản lý tổ chức triển
khai các dự án đầu tư xây dựng do Ban Quản lý làm chủ đầu tư.
2.2. Tổng quan về Khu kinh tế Dung Quất
2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án đường
giao thông trên địa bàn KKT Dung Quất và tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Thực trạng công tác QLCL qua thanh tra trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi
Trong quản lý
chất lượng công
trình xây dựng

(Thi công, giám
sát, nghiệm thu)
18%

Trong đấu
thầu
32%

Giai đoạn
chuẩn bị đầu

14%
Khảo sát,
thiết kế
18%
Thẩm tra và
phê duyệt
18%

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng đến CLCT của từng
khâu, từng mảng công việc theo kết quả thanh tra


8
2.3.2. Thực trạng công tác QLCL các dự án đường giao thông
tại KKT Dung Quất
2.3.2.1. Thực trạng công tác QLCL các dự án đường giao thông
tại KKT Dung Quất
2.3.2.2. Nội dung tồn tại của một số dự án giao thông tại KKT
Dung Quất qua thanh tra, kiểm toán

Trong quá trình
thi công xây
dựng (công tác
quản lý chất
lượng, nghiệm
thu, thanh toán)
35%

Trong khảo
sát, lập dự án
đầu tư
Trong khảo
8%
sát, thiết kế
bản vẽ thi
công
31%

Trong công
tác thẩm tra,
thẩm định
15%

Trong công
tác lựa chọn
nhà thầu
11%

Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng đến CLCT của từng
giai đoạn theo kết quả thanh tra tại KKT Dung Quất

2.3.2.3. Khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
các dự án đường giao thông tại KKT Dung Quất
Giai đoạn
tổ chức thi
công
34%

Giai đoạn
lập dự án
31%

Giai đoạn
lập thiết kế
35%

Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng đến chất lượng của
từng giai đoạn qua khảo sát, điều tra số liệu


9
Từ thực trạng và kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng công trình đường giao thông cho thấy nội dung tồn tại chủ yếu
trong quá trình thực hiện đầu tư: Giai đoạn Khảo sát, thiết kế bản vẽ
thi công và giai đoạn thi công xây dựng công trình.
2.4. Nội dung tồn tại trong QLCL tại KKT Dung Quất
2.4.1. Nội dung tồn tại trong giai đoạn khảo sát, thiết kế bản
vẽ thi công
2.4.1.1. Trong khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công
Khảo sát chưa thể hiện chi tiết, lấy số liệu công trình lân cận để
đưa ra kết quả khảo sát hoặc khảo sát một vài vị trí rồi nội suy.

Khảo sát thuỷ văn còn sơ sài, dẫn đến khi thi công thì không
hợp lý, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
Thiết kế còn phụ thuộc nhiều vào bước lập dự án; chưa nghiên
cứu kỹ, chọn giải pháp chưa phù hợp với địa hình, địa chất, thủy văn
ở các dự án vùng đất yếu.
Thiết kế bị chi phối bởi nhà thầu; biện pháp thi công theo công
nghệ thi công của nhà thầu,thiết kế dư thừa.
Bản vẽ thiết kế khi đem triển khai thi công có nhiều sai khác so
với thực tế, để phù hợp với thực tế phải điều chỉnh, thay đổi phương
án thiết kế, điều chỉnh kết cấu, phương án thi công.
Dự án có nhiều tư vấn cùng tham gia thiết kế nhưng tư vấn tổng
thể chưa hoàn thành vai trò của mình nên thiếu tính thống nhất.
Tính khối lượng sai sót, vận dụng định mức dự toán chưa phù
hợp, tạm tính dẫn đến dự toán không chuẩn xác.
Khảo sát mỏ vật liệu, bãi thải còn sơ sài.
Áp lực giải ngân vốn, bố trí vốn nên công tác khảo sát thiết kế,
thẩm định phê duyệt phải đảm tiến độ, dẫn đến có nhiều sai sót.
2.4.1.2. Trong thẩm tra thiết kế và dự toán


10
Thẩm tra chỉ mang tính thủ tục, hình thức, chưa chú trọng đến
chất lượng thẩm tra; vẫn còn mượn năng lực của tư vấn để thẩm tra.
Thẩm tra chỉ xem xét hồ sơ thiết kế, kiểm tra khối lượng, dự
toán trên cơ sở hồ sơ thiết kế lập, không kiểm tra thực tế hiện trường.
2.4.1.3. Tồn tại của CĐT trong QLCL Khảo sát, thiết kế
Đôi lúc quản lý thiếu thực tế, áp đặt, chưa vận dụng đúng
chuyên môn vào công việc; chạy theo tiến độ giải ngân.
Hồ sơ thiết kế chưa được đại diện chủ đầu tư kiểm tra, xem xét;
khoán trắng cho đơn vị thẩm tra.

Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, thẩm tra chủ yếu theo
hình thức chỉ định thầu và phụ thuộc chủ đầu tư, do đó một số đơn vị
tư vấn còn yếu về năng lực và kinh nghiệm dẫn đến các sản phẩm
khảo sát thiết kế do các đơn vị đó làm ra không đảm bảo chất lượng.
Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát khảo sát chưa bám sát hiện
trường, nghiệm thu khảo sát không đúng thực tế.
Phân công cán bộ theo dõi của đại diện chủ đầu tư chưa cụ thể,
hạn chế về chuyên môn và đôi lúc còn chưa đúng chuyên môn.
2.4.2. Một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng trong quá
trình thi công xây dựng các dự án đường giao thông
2.4.2.1. Tồn tại của Chủ đầu tư trong quản lý chất lượng
Lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát còn mang nặng tính hình
thức, kém tính cạnh tranh; cán bộ giám sát không đúng theo hồ sơ dự
thầu, không có chứng chỉ hành nghề vẫn tham gia giám sát.
Chủ đầu tư giao phó toàn bộ công tác quản lý chất lượng cho
đơn vị tư vấn giám sát, việc thực hiện chức năng giám sát của Chủ
đầu tư chưa thường xuyên và đúng chức trách theo quy định.
Kiểm tra hồ sơ dự thầu chưa được chặt chẽ. Chưa có biện pháp
kiểm tra năng lực kinh nghiệm thực tế của nhà thầu dẫn đến việc lựa


11
chọn nhà thầu yếu năng lực.
Chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để nhà thầu có năng lực
hạn chế tham gia, dẫn đến tình trạng bán thầu hoặc không thi công.
Cán bộ giám sát của chủ đầu tư do ảnh hưởng của mối quan hệ
cấp trên nên thường vị nể, cho qua các sai phạm của nhà thầu, cho
qua các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Chủ đầu tư không có kế hoạch kiểm tra CLCT, việc kiểm tra
chất lượng công trình mang tính tự phát, không thường xuyên.

2.4.2.2. Tồn tại của Tư vấn giám sát trong quản lý chất lượng:
Chưa thực thể hiện đúng vai trò của mình và còn lệ thuộc quá
nhiều vào Chủ đầu tư, nhà thầu thi công.
Trình độ năng lực, kinh nhiệm một số TVGS trưởng, giám sát
viên còn yếu, chưa đáp ứng được tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mức
độ tâm huyết cũng như trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức chưa cao.
Chưa bám vào nhiệm vụ giám sát, chưa bám sát hiện trường để
xử lý kịp thời những phát sinh, những vi phạm về chất lượng.
Chưa kiểm soát được hồ sơ quản lý chất lượng; Ghi chép nhật
ký giám sát chưa thể hiện được đầy đủ nội dung quản lý chất lượng.
Kiểm tra điều kiện khởi, kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi
đưa vào thi công được thực hiện một cách qua loa, châm chước dẫn
đến chất lượng công trình không đảm bảo.
Chỉ chú trọng đến công giám sát, chưa thể hiện vai trò tư vấn.
2.4.2.3. Tồn tại của Nhà thầu trong quản lý chất lượng:
Năng lực tài chính yếu kém nên việc thi công kém chất lượng,
kéo dài thời gian hợp đồng; nhiều nhà thầu cùng một lúc đấu thầu và
nhận nhiều công trình dẫn đến công việc thi công dàn trải.
Hạ giá gói thầu để có được công trình, dẫn đến thi công bớt xén
khối lượng, hạ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để bù đắp chi phí.


12
Nhà thầu không quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức công
trường, biện pháp thi công, không có hệ thống quản lý chất lượng nội
bộ; Khoán trắng cho các đội thi công và chỉ chạy theo lợi nhuận
khiến việc kiểm soát chất lượng công trình gặp nhiều khó khăn.
Năng lực của một số cán bộ thi công còn hạn chế, bố trí chỉ huy
trưởng công trình và cán bộ kỹ thuật chưa đúng với hồ sơ dự thầu.
Bố trí máy móc thiết bị không đúng hồ sơ dự thầu; chưa thực

hiện đúng trình tự thi công theo quy định và các chỉ dẫn kỹ thuật.
Chất lượng thi công một số công việc chưa đảm bảo hồ sơ thiết
kế được duyệt.
2.4.2.4. Tồn tại trong công tác thí nghiệm, kiểm định
Phòng thí nghiệm không đạt chuẩn, thiếu thiết bị máy móc, chưa
mang tính chuyên nghiệp, cán bộ thiếu kinh nghiệm; chưa có quy
trình kiểm định.
Công tác thí nghiệm còn mang hình thức và trên giấy, nhiều khi
không tổ chức lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường, không có mẫu lưu
tại phòng thí nghiệm.
Một số chủ đầu tư chưa quan tâm đến công tác kiểm định độc
lập do kinh phí đầu tư còn hạn chế.
2.4.2.5. Tồn tại trong công tác nghiệm thu
Tư vấn giám sát còn nể nang, bị áp lực từ nhiều phía; nghiệm
thu còn bị ảnh hưởng đến tiến độ và giải ngân kế hoạch vốn.
Công tác nghiệm thu bỏ qua nhiều công đoạn, nghiệm thu qua
loa, khôngtheo quy trình; máy móc thiết bị nghiệm thu còn hạn chế;
hồ sơ hoàn công và kết quả thí nghiệm không có.
2.4.3. Một số nội dung khác ảnh hưởng đến chất lượng các dự
án giao thông
Chủ đầu tư chưa thật sự quan tâm đến công tác bồi thường


13
GPMB, chỉ quan tâm đến khởi công để giải ngân.
Áp lực từ Chủ đầu tư, từ lãnh đạo BQLDA và của nhà thầu đến
các cá nhân theo giỏi kiểm tra, giám sát và Quản lý chất lượng... sẽ
gây khó khăn đến công tác quản lý chất lượng.
Người đứng đầu Chủ đầu tư không am hiểm và quan tâm đến
chất lượng công trình mà chỉ quan tâm đến khối lượng, giải ngân....

Tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp của một số cá nhân tham gia
giám sát và quản lý chất lượng chưa thật sự vì chất lượng sản phẩm.
2.4.4. Trong phân cấp QLCL các dự án đường giao thông
Việc phân cấp, uỷ quyền trong công tác thẩm định, phê duyệt và
quản lý chất lượng công trình xây dựng cho các Sở, Ban ngành,
huyện và thành phố còn ở mức độ hạn chế.
Chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, công tác thẩm định, kiểm
tra chất lượng công trình và kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi
bàn giao đưa vào sử dụng chưa rõ ràng.
2.4.5. Nguyên nhân hạn chế
2.5. Kết luận
Chương 2 đề cập đến tồn tại, hạn chế của một số dự án tại KKT
Dung Quất và qua kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng công trình đường giao thông, từ đó rút ra những tồn tại, hạn
chế và yếu kém trong công tác QLCL công trình của chủ đầu tư.
Từ những tồn tại, hạn chế và yếu kém trên đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng nhằm nâng cao
hơn trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết
kế và các chủ thể tham gia trong quá trình đầu tư xây dựng; kịp thời
chấn chỉnh, uốn nắn, khắc phục các tồn tại thiếu sót ở Chương 3.


14
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁC DỰ
ÁN ĐƢỜNG GIAO THÔNGVÀ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN
ĐƢỜNG GIAO THÔNG TẠI KKT DUNG QUẤT
3.1. Dự án đề xuất quản lý chất lƣợng dự án đƣờng giao
thông: Đường Dốc Sỏi - Sân bay Chu Lai (Dự án đang thực hiện thủ
tục xin chủ trương đầu tư)

3.2. Đề xuất các giải pháp khắc phục, nâng cao năng lực
quản lý của Chủ đầu tƣ trong đảm bảo chất lƣợng các dự án giao
thông và áp dụng cho dự án
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư
trong giai đoạn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công
3.2.1.1. Trong khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công
Lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh nghiệm qua những dự án đã
được họ thực hiện bằng phương pháp đánh giá chấm điểm công khai,
minh bạch, loại trừ các tư vấn yếu kém.
Tiến hành thị sát tuyến, nghiên cứu kỹ địa hình, địa mạo khu
vực để lập đề cương chi tiết, phục vụ cho công tác thiết kế.
Công tác khảo sát phải chính xác hóa được các điều kiện địa
hình, địa chất, thủy văn, hiện trạng công trình.
Tăng cường giám sát khảo sát kiểm tra, nghiệm thu khảo sát
phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường; cần thiết yêu
cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng.
Đề xuất giải pháp thiết kếbảo đảm hiệu quả về kinh tế kỹ thuật;
ưu tiên lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Tư vấn tổng thể chịu trách nhiệm kiểm soát sự phù hợp, thống
nhất chung cho toàn bộ dự án.
Khi điều tra, khảo sát các mỏ vật liệu phải tiến hành khảo sát kỹ


15
lưỡng về vị trí, trữ lượng, chất lượng, đường vận chuyển....
3.2.1.2. Trong thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công
Hồ sơ trình thẩm tra phải được Chủ đầu tư kiểm tra sự phù hợp
về quy hoạch, giải pháp công nghệ, thiết kế ở giai đoạn trước....
Thẩm tra phải kết hợp kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hiện trường.
Lựa chọn được đơn vị thẩm tra đủ năng lực, kinh nghiệm và tinh

thần trách nhiệm để thực hiện công tác thẩm tra.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức tinh thần
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thẩm tra.
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư
trong quá trình thi công xây dựng công trình
3.2.2.1. Đối với Chủ đầu tư trong QLCL thi công xây dựng
Tăng cường công tác kiểm tra hiện trường để phát hiện và ngăn
chặn, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm về chất lượng công trình.
Kiên quyết loại bỏ, không chấp nhận nghiệm thu đối với các sản
phẩm không đạt chất lượng.
Tổ chức các cuộc họp trực báo tại công trường;cử cán bộ kỹ
thuật của Chủ đầu tư có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết
kịp thời các vấn đề phát sinh, kiểm soát chất lượng công trình.
Có kế hoạch kiểm tra chất lượng công trình, việc kiểm tra chất
lượng công trình phải thường xuyên và phải xử lý dứt điểm các sản
phẩm không đảm bảo chất lượng.
Kiểm tra thiết bị nhân lực của nhà thầu kiểm định chất lượng
cho nhà thầu thi công, trường hợp năng lực nhà thầu kiểm định
không đáp ứng thì yêu cầu thay đổi.
Tổ chức kiểm định độc lập nếu thấy hạng mục công trình xây
dựng không đảm bảo chất lượng.
Cử cán bộ tham gia, bồi dưỡng tập huấn công tác quản lý chất


16
lượng xây dựng công trình.
3.2.2.2. Đối với Nhà thầu trong QLCL thi công xây dựng:
Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất,
quy mô công trình xây dựng.
Tuân thủ quy định về lập phòng thí nghiệm hiện trường.

Huy động đầy đủ nhân lực, thiết bị thi công theo đúng cam kết
trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công bảo đảm các yêu cầu về
chất lượng, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
Quản lý chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của vật tư, vật
liệu và thiết bị sử dụng cho công trình.
Tổ chức thi công tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật,
biện pháp thi công được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn
lao động và vệ sinh môi trường.
Quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp; hạn chế việc thay đổi chỉ huy trưởng, cán bộ kỹ thuật nhằm
đảm bảo quá trình quản lý chất lượng của nhà thầu được xuyên suốt.
3.2.2.3. Đối với Tư vấn giám sát trong QLCL thi công xây dựng
Bố trí nhân sự tư vấn giám sát đáp ứng điều kiện năng lực theo
quy định, bố trí đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công tác giám sát.
Kiểm tra, soát xét lại các bản vẽ thiết kế của hồ sơ mời thầu, các
chỉ dẫn kỹ thuật, các điều khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư về
phương án giải quyết những tồn tại.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát về nhân lực, thiết bị thi công
của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý chất lượng
nội bộ của nhà thầu.
Thường xuyên kiểm tra về chất lượng phòng thí nghiệm hiện


17
trường của nhà thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; kiểm tra
chứng chỉ về năng lực chuyên môn của các cán bộ, thí nghiệm viên.
Thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ chất lượng, nguồn
gốc xuất xứ của vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho công trình.

Giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu thí nghiệm, lưu giữ các mẫu đối
chứng của nhà thầu.
Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công theo quy định trong
chỉ dẫn kỹ thuật; chỉ nghiệm thu công trình khi bảo đảm chất lượng;
Nâng cao năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp và đạo đức
nghề nghiệp.
Công tâm, khách quan trong công việc; thực hiện đúng chức
trách và nhiệm vụ, không để ảnh hưởng và bị chi phối bởi Chủ đầu
tư, nhà thầu thi công xây dựng.
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư
trong một số nội dung khác
3.2.3.1. Trong công tác lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn được các nhà thầu thi công, Nhà thầu tư vấn có năng
lực, kinh nghiệm, uy tín thực hiện dự án và đặc biệt phải minh bạch
trong công tác lựa chọn nhà thầu. Không để các mối quan hệ ảnh
hưởng công việc quản lý chất lượng.
Thành lập tổ thẩm định lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo trình
độ, năng lực chuyên môn theo quy định.
3.2.3.2. Trong công tác giải phóng mặt bằng
Quan tâm, phối hợp với địa phương đẩy nhanh công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng. Bố trí người dân bị thu hồi đất vào khu
tái định cư đã được xây dựng đảm bảo nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.
Bố trí vốn đầy đủ và kịp thời, chỉ khởi công xây dựng công trình
khi dự án đáp ứng điều kiện giải phóng mặt bằng để không ảnh


18
hưởng đến tiến độ và chất lượng.
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Cần quy định cụ thể cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra,

kiểm tra, giám sát tránh tình trạng trùng lặp.Nâng cao năng lực của
lực lượng thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán phải được thực
hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư.
3.2.5. Hoàn thiện cơ sở pháp lý và phân cấp về QLCL xây
dựng các dự án đường giao thông
3.2.5.1. Rà soát tổng hợp văn bản về quản lý; tăng cường tuyên
truyền; phổ biến các văn bản pháp luật về xây dựng
Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây
dựng thiếu đồng bộ từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù
hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, cơ chế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường tuyên truyền, tổ chức tập huấn, phổ biến các văn
bản pháp luật về xây dựng, nghiệp vụ lựa chọn nhà thầu, thanh quyết
toán vốn đầu tư; đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật xây
dựng mới ban hành góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý
chất lượng công trình.
3.2.5.2. Hoàn thiện về phân cấp QLCL công trình xây dựng
Có cơ chế phân cấp, phối hợp giữa các cơ quan rõ ràng về
quyền hạn và trách nhiệm, tránh chồng chéo, phân tán, kém hiệu quả.
Tăng cường thực hiện ủy quyền quyết định đầu tư, thẩm định
phê duyệt thiết kế sẽ giúp cho thủ tục đầu tư được rút ngắn.
3.3. Nâng cao năng lực quản lý chất lƣợng các dự án đƣờng
giao thông của Ban quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng


19
3.3.1. Thiết lập và hoàn thiện hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008
Bảng 3.1. Sơ đồ dòng chảy Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ đề

xuất áp dụng đối với BQLDA

3.3.2. Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực của BQLDA
3.3.2.1. Về công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực
chuyên môn cán bộ
3.3.2.2. Về công tác tuyển dụng cán bộ mới
Bảng 3.2. Đề xuất tăng cường đội ngũ cán bộ tại BQLDA trong thời
gian tới


20
3.3.2.3. Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy của BQLDA

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của BQLDA đề xuất mới
Chức năng nhiệm vụ của phòng Giám sát: Thực hiện giám sát
thi công xây dựng; Quản lý chất lượng ; Quản lý tiến độ thi công;
Quản lý khối lượng và chất lượng xây dựng công trình; Quản lý an
toàn lao động, vệ sinh môi trường và giải quyết những vấn đề khác.
3.3.2.4. Cải thiện công tác nhân sự nhằm nâng cao trách nhiệm
trong công việc và cơ chế động viên người lao động
3.3.2.5. Đề xuất sơ đồ QLCL trong quá trình khảo sát, thiết kế

Hình 3.2. Sơ đồ QLCL trong quá trình khảo sát, thiết kế của Ban
quản lý các dự án đầu tư xây dựng đề xuất


21
3.3.3. Áp dụng phương pháp QLCL toàn diện (TQM)
3.4. So sánh, đánh giá nội dung đề xuất trƣớc và sau khi đề
xuất giải pháp đảm bảo chất lƣợng

3.5. Tổ chức triển khai các nội dung đề xuất của đề tài
3.6. Kết luận
Chương 3 đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực quản lý của Chủ đầu tư trong công tác đảm bảo chất lượng
các dự án giao thông tại KKT Dung Quất nhằm nâng cao hơn trách
nhiệm của Chủ đầu tư, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn thiết kế và các
chủ thể tham gia quản lý chất lượng công trình.
Chương đã đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức nhân sự, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án; Đổi mới cơ
chế quản lý, quy trình quản lý chất lượng, đồng thời đề xuất quy
trình nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án và tiết kiệm kinh phí
đầu tư.


22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
a) Kết quả đạt được của luận văn:
Luận văn phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý
chất lượng các dự án giao thông tại KKT Dung Quất, làm rõ vấn đề
bất cập, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình dẫn đến
thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
quản lý của Chủ đầu tư trong công tác đảm bảo chất lượng các dự án
giao thông; kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn, khắc phục các tồn tại thiếu
sót; hạn chế tối đa tình trạng lãng phí trong đầu tư, tránh xảy ra các
sự cố về chất lượng công trình.
Luận văn được thực hiện sẽ góp phần rút ngắn thời gian thực
hiện các dự án đường giao thông tránh những sai sót, phát sinh xảy
ra; tiết kiệm kinh phí đầu tư và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng

các dự án giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi nói chung và KKT Dung Quất nói riêng; cụ thể:
- Giảm thiểu các bước trình duyệt, thỏa thuận. Thời gian khảo
sát, lập dự án đầu tư và khảo sát thiết kế được chuẩn xác trung bình
khoảng (7-8) tháng; rút ngắn thời gian so với thực tế (5-6) tháng.
- Công tác thẩm tra, phê duyệt được thuận lợi, đảm bảo chất
lượng hồ sơ.
- Công tác lựa chọn nhà thầu được chặt chẻ, tiết kiệm được kinh
phí đầu tư.
- Thời gian tổ chức thi công đảm bảo theo tiến độ dự án được
duyệt rút ngắn trung bình 10,53 tháng; chất lượng công trình được
quản lý chặt chẻ, đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế và các quy
định hiện hành.


23
- Không phát sinh khối lượng công việc làm kéo dài thời gian
xử lý hồ sơ, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. Tiết
kiệm được kinh phí đầu tư từ (0,15% - 10,6%), trung bình 3,92%.
- Tuổi thọ công trình kéo dài; giảm chi phí bảo trì, đảm bảo an
toàn giao thông và không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp và đời sống của nhân dân.
Đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức nhân sự, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của Ban quản lý dự án như: Sa thải những cá
nhân không có trình độ năng lực, chuyên môn không đáp ứng, tinh
gọn bộ máy; đồng thời tuyển dụng, bổ sung những cán bộ có trình độ
năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai.
Đổi mới cơ chế quản lý, quy trình quản lý chất lượng và nâng
cao năng lực của các chủ thể, cá nhân tham gia quản lý chất lượng
công trình cả về đức lẫn về tài.

b) Những mặt hạn chế của luận văn
Vấn đề lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm còn tồn tại lẩn khuất trong
các dự án đầu tư gây cản trở không nhỏ đến việc thực hiện đề tài; vì
việc này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Việc nghiên cứu công tác quản lý chất lượng các dự án giao
thông tại KKT Dung Quất chủ yếu dựa trên những bất cập còn tồn tại
trong công tác QLCL đầu tư xây dựng công trình và chỉ dừng lại ở
mức đô lý thuyết, chưa được đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
2. Kiến nghị
Để nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình và hiệu quả
đầu tư xây dựng cơ bản cần chú trọng:
Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu
cho UBND tỉnh Quảng Ngãi:
- Bố trí sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn, tránh đầu tư dàn


×