Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.2 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN HẢI TRIỀU

PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 60.58.02.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: GVC. TS. NGUYỄN VĂN MỸ

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Phi Lân
Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Phương Hoa

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công giao thông tại
Trường Đại học Bách khoa vào ngày 21 tháng 01 năm
2018.


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại
học Bách khoa
 Thư viện Khoa Xây dựng cầu đường, Trường Đại học
Bách khoa – ĐHĐN.


-1MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng Trung trung bộ, phía bắc giáp với
tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp với
tỉnh Bình Đình và phía Đông giáp với Biển Đông, đặc điểm tự nhiên
của tỉnh có đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình dốc, có nhiều sông suối, các
dòng sông lớn như: Sông Trà Khúc, Sông Vệ, Sông Trà Bồng... và
hàng trăm con suối lớn nhỏ trên địa bàn 06 huyện miền núi. Vì vậy,
việc đầu tư xây dựng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề
tất yếu để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,
chống lãng phí thất thoát, đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả đầu tư xây
dựng công trình; đặc biệt nâng cao chất lượng công trình giao thông
là vấn đề nóng được Lãnh đạo Ngành GTVT và toàn xã hội quan
tâm. Vì vậy, việc “Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi” là vấn đề cấp thiết
cần được thực hiện.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tổng quan về thực trạng đầu
tư xây dựng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi; phân tích, đánh
giá những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quản
lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.

+ Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu tổng quan về thực trạng đầu tư
xây dựng các công trình cầu; phân tích, đánh giá các yếu tố chính ảnh
hưởng đến chất lượng và đề xuất các giải pháp nâng cao quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.


-2- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi và việc đánh giá của các chuyên gia đã về các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đầu tư xây dựng
các công trình cầu; phân tích, đánh giá các yếu tố chính ảnh hưởng
đến chất lượng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các qui trình, qui phạm và
các tiêu chuẩn của Việt Nam về thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu
cống; các văn bản của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, văn bản
của Nhà nước về Quản lý chất lượng công trình; các sách báo...
- Nghiên cứu thực nghiệm: Điều tra, phân tích thực trạng các
công trình cầu trên địa bàn tỉnh; các tồn tại, hư hỏng và đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao quản lý chất lượng các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi.
4. Bố cục của đề tài
Chương 1. Tổng quan về thực trạng xây dựng các công trình
cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu dựa vào tài liệu giảng dạy
bậc cao học; các sách, các qui định của Nhà nước về công tác đấu
thầu, thiết kế, thi công công trình; bảo trì, quản lý đầu tư xây dưng
công trình cầu...


-3Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC
CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỢC ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng Trung trung bộ, phía bắc giáp với
tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp với tỉnh KonTum, phía Nam giáp với
tỉnh Bình Đình và phía Đông giáp với Biển Đông, đặc điểm tự nhiên của
tỉnh có đồng bằng nhỏ hẹp, địa hình dốc, có nhiều sông suối, các dòng
sông lớn như: Sông Trà Khúc, Sông Vệ, Sông Trà Bồng... và hàng trăm
con suối lớn nhỏ trên địa bàn 06 huyện Miền núi, tỉnh Quảng Ngãi. Vì
vậy, tỉnh Quảng Ngãi phải đầu tư xây dựng nhiều công trình cầu để hoàn
thiện hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, hiện tại tỉnh Quảng Ngãi có
tổng cộng khoảng 789 cầu lớn nhỏ, cụ thể :
1.1.1. Các cầu thuộc các tuyến đường huyện, xã: 475 Cầu.
1.1.2. Các cầu thuộc các tuyến đường tỉnh: 189 Cầu.
1.1.3. Các cầu thuộc các tuyến Quốc lộ: 125 Cầu.
1.2. MỘT SỐ BẤT CẬP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng được các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các
đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây
dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy
hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá
biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức
xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu
quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư, các tổ chức


-4tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không
tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án
đầu tư đến thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp
chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Hệ
thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương đến cơ
sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành. Điều kiện năng lực của các tổ chức và cá
nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu.
Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể
trực tiếp tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng
trong các bước chuẩn bị đầu tư dự án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề
cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa công trình
vào sử dụng còn nhiều bất cập, cụ thể:
1.2.1. Đối với chủ đầu tư
Các đơn vị được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư hầu hết nghiêm túc
thực hiện, tuân thủ đầy đủ các qui định của Nhà nước về Quản lý đầu
tư xây dựng và Quản lý chất lượng công trình, thường xuyên nâng
cao năng lực quản lý cho đội ngủ cán bộ của đơn vị để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao trong việc quản lý đầu tư xây dựng, nâng hiệu quả
đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, một số Chủ đầu tư chưa
chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà
thầu thi công; với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn hạn chế,
đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, một số chủ đầu tư vẫn
còn dễ bị hiểu là “Ông chủ hờ”.

1.2.2. Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng
Trong những năm gần đây, số lượng các công ty tư vấn phát
triển tràn lan nhưng năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và
chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm nguyên tắc quản lý đầu tư


-5xây dựng. Hầu hết các đơn vị tư vấn trên địa bàn đều không có hệ
thống quản lý chất lượng; Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót,
khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng,
nhất là trong thiết kế. Sai sót của tư vấn thiết kế có trường hợp dẫn
đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác tư
vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn. Những
thiếu sót, sai lầm của công tác tư vấn xây dựng thuộc phạm trù chất
xám nên khó phát hiện nhưng điểm lại các nguyên nhân dễ nhận thấy
nhất đó là:
- Với Tư vấn thiết kế: Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá
nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện
năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế, do thiếu về
năng lực hành nghề chuyên môn nên thiết kế không đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ rất kém. Đa số các đơn
vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra chất lượng nội bộ KCS;
các đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả và hầu
hết các công trình, chưa được thiết kế lập quy trình bảo trì.
- Với Tư vấn giám sát (TVGS): Đây là khâu quan trọng trong
hoạt động quản lý chất lượng, chất lượng công trình có được bảo đảm
phụ thuộc nhiều vào đội ngũ TVGS. Tư vấn giám sát thay mặt Chủ
đầu tư để giám sát thi công; chấp nhận khối lượng, chất lượng của
nhà thầu thi công; chấp thuận biện pháp thi công để nhà thầu thực
hiện; thay mặt chủ đầu tư đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật ở
hiện trường. Do vậy, ở những dự án có chất lượng cao, thi công an

toàn là những dự án Tư vấn giám sát đã làm đúng chức trách của
mình và ngược lại.


-61.2.3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng
Vẫn còn có nhà thầu không có cán bộ kỹ thuật, không có chỉ
huy trưởng công trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ huy
trưởng công trường không đúng với hồ sơ dự thầu... đa số các nhà
thầu chưa quan tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất
lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán
trắng cho đội thi công và tư vấn giám sát; Biện pháp thi công trong
hồ sơ dự thầu chỉ là hình thức, chưa đưa ra được các biện pháp sát
thực để phục vụ thi công, chỉ đạo thi công một cách khoa học...
Đây là những nguyên nhân cơ bản, tiềm ẩn làm ảnh hưởng xấu
đến chất lượng các công trình xây dựng, gây thất thoát, lãng phí,
giảm hiệu quả vốn đầu tư dự án.
Kết luận chương 1
Thực trạng chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi
còn nhiều bấc cập & hạn chế; do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan trong công tác quản lý, điều hành của các đơn vị Chủ đầu
tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn khảo sát, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi
công... Vì vậy, việc “Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi” là vấn đề cần thiết phải
được thực hiện.
Trong chương 2, học viên sẽ tìm hiểu, xác định, phân tích đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi.


-7Chương 2

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA
- Chất lượng công trình xây dựng: là những yêu cầu về an toàn,
bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp
với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Để có được
chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý, năng lực
của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây
dựng.
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng định nghĩa: “Quản
lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ
thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định
này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực
hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình
nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình”.
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Để đánh giá các bất cập, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi; học viên thiết kế bảng câu hỏi
gồm 36 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi và gửi khảo sát đến những người làm việc trong ngành
giao thông vận tải ở tỉnh Quảng Ngãi để lấy ý kiến đánh giá của họ;
với kết quả thực hiện như sau:


-82.2.1. Phương pháp phân tích và kiểm nghiệm
Quy trình nghiên cứu trình bày trong Hình 2.1 dưới đây:


Cơ sở lý
thuyết

Thang đo 1,
Bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng

Thảo luận
tay đôi

thuyết

Thang đo 2,
Bảng câu hỏi

Cronbach Alpha và PCA

Viết báo cáo tổng hợp:
- Đánh giá mức độ ảnh
hưởng đến chất lượng CT cầu
- Đề xuất giải pháp
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các nhân sự đã và đang làm việc tại Sở Giao
thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi, các Ban Quản lý dự án, các đơn vị tư
vấn, các nhà thầu thi công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


-92.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi
mở. Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi gồm (định danh,
tỷ lệ, cấp bậc và thang đo Likert 5 mức độ).
Nội dung bảng câu hỏi gồm 02 phần chính:
Phần 1: Gồm 36 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công
trình cầu; có nêu cụ thể về mức độ ảnh hưởng đến chất lượng và mức
độ quan trọng của nhân tố, gồm 05 cấp độ như sau:
- Bên trái: Đánh giá của chuyên gia về mức độ quan trọng của
từng nhân tố. Trong đó, 1: Hoàn toàn không quan trọng; 2: Không
quan trọng; 3: Tương đối quan trọng; 4: Quan trọng; 5: Rất quan
trọng.
- Bên phải: Đánh giá của chuyên gia về ảnh hưởng đến chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi của nhân tố đó, gồm 05
cấp độ như sau: 1 là Hoàn toàn không đồng ý; 2 là Không đồng ý; 3 là
Bình thường (Trung lập); 4 là Đồng ý; 5 là Hoàn toàn đồng ý.
Phần 2: Gồm những thông tin bổ sung.
Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
Giai đoạn 01: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các nhân tố thành
phần trong thang đo tác động đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi của chuyên gia.
Giai đoạn 02: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, tác giả tiến hành
lấy ý kiến đóng góp của một số đồng nghiệp và trực tiếp phỏng vấn
thử 10 chuyên gia tại các Chủ đầu tư, đơn vị Tư vấn và Nhà thầu để
kiểm tra về hình thức cũng như nội dung của bảng câu hỏi.
Giai đoạn 03: Chỉnh sửa và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi
tiến hành điều tra, khảo sát.


- 10 2.2.4 Phương tiện đánh giá
2.2.4.1 Phần mềm 16.0:

Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để xử lý và phân tích dữ
liệu. Để thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng các
công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi của các yếu tố, thang đo mức độ
ảnh hưởng và tầm quan trọng của các yếu tố đến chất lượng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi được kiểm định thông qua hệ số tin cậy
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố chính (PCA).
2.4.2.2 Cơ sở lý thuyết:
- Phương pháp trị trung bình là phương pháp chỉ đơn giản dựa
vào giá trị trung bình các đánh giá của những người trả lời (chuyên
gia). Nhân tố nào có trị trung bình cao hơn thì được xem là nhân tố
quan trọng hơn hoặc có ý nghĩa hay có ảnh hưởng nhiều hơn.
- Phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA) với phép xoay
Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố tiếp tục bằng việc xem xét
kết quả phân tích đánh giá, nếu các kiểm định trên được thỏa mãn mà
nhân tố nào có giá trị sai số chung hoặc giá trị Factor Loading nhỏ
hơn 0,5 thì sẽ bị loại bỏ và lặp lại quá trình trên đến khi tìm ra kết
quả cuối cùng.
2.2.5. Thu thập số liệu
2.2.5.1 Kết quả thu thập dự liệu
Với số lượng bảng câu hỏi khảo sát được gửi là hơn 400 bảng
câu hỏi gửi trực tiếp và hơn 300 bảng câu hỏi gửi qua mail; sau gần
02 tháng tích cực liên hệ, thu thập bảng câu hỏi; kết quả thu thập
được 245 bảng câu hỏi phản hồi (đạt 35%); qua kiểm tra, rà soát có
56 bảng câu hỏi không hợp lệ, hoặc không đáng tin cậy; còn lại 189
bảng câu hỏi hợp lệ, đáng tin cậy, dùng để phân tích, nghiên cứu.


- 11 2.3. PHÂN TÍCH VÀ DIỄN GIẢI
2.3.1. Xếp hạng các nhân tố
Sau khi đã chọn lọc được những số liệu tin cậy, quá trình phân

tích bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha. Như đã trình
bày ở phần trước, hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm tra xem độ phù
hợp của thang đo đã dùng trong bảng câu hỏi. Phần mềm SPSS 16.0
được sử dụng để kiểm tra xem độ phù hợp của thang đo đã dùng.
Kết quả Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo mức độ
ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi của
các nhân tố theo đánh giá của các chuyên gia, có Cronbach's Alpha =
0.785, N = 35 và các thành phần thang đo mức độ tầm quan trọng của
các nhân tố, có Cronbach's Alpha = 0,887; N = 36. Kết quả này hoàn
toàn thỏa mãn yêu cầu độ tin cậy của thang đo theo yêu cầu của
Nunnally & Burnstein (1994) [Tài liệu tham khảo Nguyễn Thanh An
& Lê Hoài Long (2012)].
2.3.2. Kết quả phân tích và biện luận
2.3.2.1. Mười yếu tố được đánh giá quan trọng nhất
Tầm quan trọng của yếu tố Mean

5
4.5
4
3.5

3
2.5
2
1.5

Yếu tố (01 ÷ 36)
Hình 2.2. Phân bố tầm quan trọng của các yếu tố.



- 12 Hình 2.2 cho thấy 10 yếu tố khách hàng đánh giá quan
trọng nhất bao gồm: (01) Công tác đền bù giải tỏa, (2) Sự đáp
ứng về nhân công và các nguyên vật liệu tại địa phương, (03)
Loại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong dự án, (04)
Sự hỗ trợ của địa phương trong việc triển khai thực hiện dự án,
(05) Kinh nghiệm làm việc tại địa phương của các bên tham gia
dự án, (06) Sự thiếu sót hoặc không rõ ràng của các văn bản
pháp luật, định mức liên quan, (07) Độ lớn qui mô dự án, (08)
Điều kiện mặt bằng thi công tại hiện trường, (09) Địa điểm dự
án (xa xôi, hẻo lánh hay gần trung tâm) và (10) hệ thống giao
thông đến công trường.
2.3.2.2 Mười yếu tố được các chuyên gia đánh giá ảnh
hưởng đến chất lượng công trình nhiều nhất
Mức độ ảnh hưởng của yếu tố

5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
0

5


10

15

20

25

30

35

40

Yếu tố (1÷36)
Hình 2.3. Phân bố mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình của
các yếu tố theo đánh giá của các chuyên gia.


- 13 Hình 2.3 cho thấy 10 yếu tố được các chuyên gia đánh giá ảnh
hưởng đến chất lượng các công trình cầu nhiều nhất, bao gồm:
(1) Công tác đền bù giải tỏa, (2) Sự đáp ứng về nhân công và các
nguyên vật liệu tại địa phương, (3) Loại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn áp dụng trong dự án, (4) Kinh nghiệm làm việc tại địa phương
của các bên tham gia dự án, (5) Công tác thiết kế, lựa chọn giải pháp
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn vật liệu xây dựng
và công nghệ thi công công trình, (6) Việc lựa chọn đơn vị Tư vấn
giám sát; năng lực, kinh nghiệm và hệ thống quản lý chất lượng của
đơn vị Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, Công tác đền
bù giải tỏa, (7) Độ lớn qui mô dự án, (8) Công tác thẩm tra, thẩm

định và phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, (9) Điều kiện
mặt bằng thi công tại hiện trường và (10) Địa điểm dự án (xa xôi, hẻo
lánh hay gần trung tâm); hệ thống giao thông đến công trường
2.3.3 Phân tích nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi
Thành phần Độ tin cậy có Cronbach alpha là 0,785. Các hệ số
tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần (Corrected
Item-Total Correlation) thay đổi nhiều; chỉ chọn những biến đo lường
thành phần có Cronbach’s alpha > 0,6 và Corrected Item-Total
Correlation > 0,3 được sử dụng để phân tích nhân tố chính (PCA).
2.3.3.1. Quá trình thực hiện:
Như đã trình bày ở phần trước, mục đích của việc phân tích nhân
tố chính là để khám phá những ẩn ý đằng sau các nhân tố đã xác định, từ
đó xây dựng cấu trúc thứ bậc. Từ 19 nhân tố có Cronbach’s alpha > 0,6
và Corrected Item-Total Correlation > 0,3, quá trình thực hiện phân tích
nhân tố chính được bắt đầu bằng việc thực hiện các kiểm định khác
nhau. Kiểm định KMO (Keiser – Meyer – Olkin). Sau đó, quá trình thực


- 14 hiện được tiếp tục bằng việc xem xét kết quả phân tích, nếu các kiểm
định trên được thỏa mãn mà nhân tố nào có giá trị sai số chung hoặc giá
trị Factor loading nhỏ hơn 0,5 thì sẽ bị loại bỏ và lặp lại quá trình trên
cho đến khi tìm ra kết quả cuối cùng.
2.3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố:
Cuối cùng, kết quả phân tích nhân tố chính đã tìm ra được 05
nhóm yếu tố chính và được hoàn tất với việc đặt tên cho các nhóm
yếu tố. Việc đặt tên này căn cứ vào đặc điểm chung của các yếu tố
con bên trong nó.
2.3.3.3 Xây dựng cấu trúc thứ bậc:
Việc xây dựng cấu trúc thứ bậc chỉ là một hệ quả của quá trình

phân tích nhân tố chính. Mục tiêu chính của cấu trúc này là nhân tố
ảnh hưởng chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi. Các tiêu
chí lần lượt là 05 nhóm yếu tố (Components) vừa tìm được từ kết quả
phân tích nhân tố. Các yếu tố con chính là các thành phần trong các
nhóm yếu tố đó
Kết luận Chương 2
Để phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi, học viên đã đưa ra bảng câu
hỏi khảo sát gồm 36 nhân tố ảnh hưởng đến chất các lượng công
trình cầu ở Quảng Ngãi và gửi khảo sát đến các chuyên gia đã và
đang công tác trong ngành giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi. Với
số lượng bảng câu hỏi khảo sát được gửi là hơn 400 bảng câu hỏi gửi
trực tiếp và hơn 300 bảng câu hỏi gửi qua mail; sau gần 02 tháng tích
cực liên hệ, thu thập bảng câu hỏi; kết quả thu thập được 245 bảng
câu hỏi phản hồi (đạt 35%); qua kiểm tra, rà soát có 56 bảng câu hỏi
không hợp lệ hoặc không đáng tin cậy; còn lại 189 bảng câu hỏi hợp
lệ, đáng tin cậy, dùng để phân tích đánh giá.


- 15 Sau đó, học việc sử dụng Phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và
phân tích đánh giá số liệu,với kết quả thu được như sau:
- Phân tích đánh giá ý kiến của các chuyên gia; bằng phương
pháp trị trung bình, đã xác định được 10 nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi nhiều nhất, gồm: (1) Công
tác đền bù giải tỏa, (2) Sự đáp ứng về nhân công và các nguyên vật
liệu tại địa phương, (3) Loại quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng
trong dự án, (4) Kinh nghiệm làm việc tại địa phương của các bên
tham gia dự án, (5) Công tác thiết kế, lựa chọn giải pháp thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lựa chọn vật liệu xây dựng và công
nghệ thi công công trình, (6) Việc lựa chọn đơn vị Tư vấn giám sát;

năng lực, kinh nghiệm và hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị Tư
vấn giám sát thi công xây dựng công trình, (7) Độ lớn qui mô dự án,
(8) Công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế xây
dựng công trình, (9) Điều kiện mặt bằng thi công tại hiện trường,
(10) Địa điểm dự án (xa xôi, hẻo lánh hay gần trung tâm); hệ thống
giao thông đến công trường.
- Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA) từ 19
nhân tố có Cronbach’s alpha > 0,6 và Corrected Item-Total
Correlation > 0,3. Kết quả tìm ra được được 05 nhóm yếu tố chính
ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi như
sau: (1) Các yếu về việc mặt kỹ thuật và tổ chức, (2) Các yếu tố về
KCS nội bộ của Nhà thầu, (3) Các yếu tố về năng lực của Tư vấn
giám sát, (4) Các yếu tố về năng lực của Chủ đầu tư, (5) Các yếu tố
về việc tuân thủ qui trình thi công, nghiệm thu của Nhà thầu.
Trên cơ sở đó, trong phần chương 3 sẽ đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.


- 16 Chương 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH
QUẢNG NGÃI
Trên cơ sở phân tích số liệu, các kết quả và biện luận ở chương
2, chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao Quản lý chất
lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi như sau:
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI 10 NHÂN TỐ ĐƯỢC CÁC
CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN CHẤT


LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH CẦU Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
NHIỀU NHẤT, CỤ THỂ
2. Sự đáp ứng về
nhân công và các
nguyên vật liệu tại
địa phương

3. Loại quy
chuẩn kỹ thuật,
tiêu chuẩn áp
dụng trong dự án

1. Công tác
đền bù giải
tỏa

5. Công tác thiết
kế, lựa chọn giải
pháp thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản
vẽ thi công, lựa
chọn vật liệu xây
dựng và công nghệ
thi công công trình

7. Độ lớn
qui mô dự
án

Chất lượng các công

trình cầu ở tỉnh
Quảng Ngãi

8. Công tác thẩm tra,
thẩm định và phê
duyệt hồ sơ thiết kế
xây dựng công trình

4. Kinh nghiệm làm
việc tại địa phương
của các bên tham gia
dự án

6. Việc lựa chọn đơn
vị TVGS; năng lực,
kinh nghiệm và hệ
thống quản lý chất
lượng của đơn vị
TVGS thi công xây
dựng công trình
10. Địa điểm dự án
(xa xôi, hẻo lánh hay
gần trung tâm); hệ
thống giao thông đến
công trường

9. Điều kiện
mặt bằng thi
công tại hiện
trường


Hình 3.1 Mười nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cầu
ở tỉnh Quảng Ngãi nhiều nhất (Có trị trung bình lớn nhất)


- 17 3.2. NĂM (05) NHÓM YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH Ở TỈNH QUẢNG NGÃİ
1. Các yếu tố về
mặt kỹ thuật và tổ
chức

2. Các yếu tố về
mặt KCS nội bộ
của Nhà thầu

Chất lượng các
công trình cầu ở
tỉnh Quảng Ngãi

4. Các yếu tố về năng
lực của Chủ đầu tư

3. Các yếu tố
về năng lực
của Tư vấn
giám sát

5. Các yếu tố về tuân
thủ qui trình thi công,
nghiệm thu


Hình 3.2 Năm nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi.


- 18 3.2.1 Yếu tố 01: Các yếu về mặt kỹ thuật và tổ chức.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật
mới vào việc thiết kế và thi
công công trình
Các
yếu tố
về mặt
kỹ
thuật

Tuân thủ đúng, đầy đủ qui
trình, qui phạm trong thiết
kế và thi công;
Tư vấn thiết kế phải có đầy
đủ số liệu khảo sát về điều
kiện tự nhiên, xã hội; lựa
chọn phương án thiết kế phù
hợp
Việc lựa chọn các đơn vị
tham gia dự án phải công
bằng, Nhà thầu trúng thầu
phải có năng lực thật sự

Các
yếu tố

về mặt
tổ chức

Nâng cao
chất
lượng các
công trình
cầu ở tỉnh
Quảng
Ngãi

Hồ sơ thiết kế phải có qui
trình bảo trì, vận hành công
trình khi nghiệm thu đưa
vào sử dụng
Nâng cao chất lượng việc
kiểm tra công tác nghiệm
thu, bàn giao đưa công trình
vào sử dụng.

Hình 3.3 Các giải pháp đối với các yếu tố về mặt kỹ thuật và tổ chức
để nâng cao chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi


- 19 3.2.2 Yếu tố 2: Các yếu tố ảnh hưởng về mặt KCS nội bộ
Tuyên truyền, vận động để các Nhà thầu
nhận thức rõ tầm quan trọng của công
tác quản lý chất lượng công trình; đó là
uy tín, thương hiệu; vấn đề sống còn của
Nhà thầu


Các
yếu tố
về mặt
KCS
nội bộ
của
Nhà
thầu

Nhà thầu phải nâng cao năng lực của đội
ngũ cán bộ quản lý, nhất là các đốc công,
thợ đầu đàn; thường xuyên huấn luyện về
an toàn, kỹ năng làm việc tại chỗ, coi đây
là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Phải xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001:2000
về quản lý chất lượng công trình ở văn
phòng va hiện trường. Bố trí lực lượng
kỹ thuật có năng lực thực hiện công tác
kiểm tra, nghiệm thu nội bộ chuẩn mực
trước khi mời TVGS nghiệm thu

Nâng cao
chất lượng
các công
trình cầu ở
Quảng
Ngãi

Kiểm tra, giám sát Nhà thầu thi công

đảm bảo chất lượng, tuân thủ đúng qui
trình thi công và nghiệm thu; hồ sơ thiết
được duyệt, không vì lợi ích trước mắt
mà làm giảm chất lượng công trình.

Hình 3.4 Các giải pháp đối với các yếu tố về mặt KCS nội bộ của
Nhà thầu để nâng cao chất lượng các công trình cầu.
3.2.3 Yếu tố 3: Các yếu tố về năng lực của Tư vấn giám sát:
Yếu tố ảnh hưởng về năng lực của Tư vấn giám sát có yếu tố
con là “Năng lực của đơn vị Tư vấn giám sát, hệ thống quản lý chất
lượng và sự tuân thủ qui trình, qui phạm của Đơn vị Tư vấn giám sát
thi công xây dựng công trình (KT13)”. Đây là khâu quan trọng trong


- 20 hoạt động quản lý chất lượng công trình, chất lượng công trình có
được bảo đảm hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ Tư vấn
giám sát.
3.2.4 Yếu tố 4 – Các yếu tố về năng lực của Chủ đầu tư:
Theo dõi, đôn đốc chỉ đạo các
Chủ thể tham gia thực hiện công
tác quản lý chất lượng công trình

Cần tập trung đi sâu vào nghiên
cứu, xác định, kiểm tra các số liệu
do tư vấn, các bên cung cấp

Năng lực
của Chủ
đầu tư


Phải lựa chọn các tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện năng lực theo quy
định của pháp luật để thực hiện
các công việc tư vấn, thi công xây
dựng

Nâng cao
chất lượng
các công
trình cầu ở
tỉnh Quảng
Ngãi

Phê duyệt nhiệm vụ và phương án
kỹ thuật khảo sát, giám sát và
nghiệm kết quả khảo sát; kiểm tra,
đóng dấu bản vẽ trước khi đưa ra
thi công

Kiểm tra, giám sát điều kiện nhân
lực, thiết bị và hệ thống quản lý
chất lượng của nhà thầu; kiểm tra
và nghiệm thu vật tư, thiết bị...
trước khi đưa vào công trình sử
dụng.

Hình 3.6 Các giải pháp đối với các yếu tố về năng lực của Chủ đầu
tư để nâng cao chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi



- 21 3.2.5. Yếu tố 5 – Các yếu tố về việc tuân thủ qui trình thi công,
nghiệm thu
Thi công xây dựng công trình phải
đúng thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo
đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ
sinh môi trường; tuân thủ đúng qui trình
Vật tư, vật liệu và thiết bị sử dụng cho
công trình phải đúng nguồn gốc, đảm
bảo chất lượng và được Chủ đầu tư, Tư
vấn giám sát nghiệm thu
Các yếu tố
về việc tuân
thủ qui trình
thi công,
nghiệm thu
của Nhà thầu

Tất cả công việc, bộ phận công trình ẩn
dấu hoặc bị che khuất phải lập bản vẽ
hoàn công và phải được các bên liên
quan nghiệm thu trước khi cho thực
hiện các công việc tiếp theo

Nâng cao
chất lượng
các công
trình cầu ở
tỉnh Quảng
Ngãi


Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước
chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng
công trình do mình đảm nhận; bồi
thường thiệt hại khi sử dụng vật liệu
không đúng chủng loại, thi công không
đạt chất lượng

TVGS phải giám sát thường xuyên, liên
tục từ lúc khởi công công trình; nghiêm
cấm TVGS thông động với Nhà thầu và
Chủ đầu tư làm sai kết quả giám sát,
nghiệm thu không đúng khối lượng,
chất lượng

Hình 3.7 Các giải pháp nâng cao chất lượng đối với các yếu tố về về
việc tuân thủ qui trình thi công, nghiệm thu của Nhà thầu.


- 22 Kết luận chương 3
Trên cở sở số liệu phân tích đánh giá ở chương 2, để nâng cao
chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi, học viên đề xuất
tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao việc quản lý
chất lượng quản lý đối với 05 yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi, gồm: (1) Các yếu về việc mặt
kỹ thuật và tổ chức, (2) Các yếu tố về KCS nội bộ của Nhà thầu, (3)
Các yếu tố về năng lực của Tư vấn giám sát, (4) Các yếu tố về năng
lực của Chủ đầu tư, (5) Các yếu tố về việc tuân thủ qui trình thi công,
nghiệm thu của Nhà thầu.



- 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực trạng chất lượng các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi
còn nhiều bấc cập & hạn chế; do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan trong công tác quản lý, điều hành của các đơn vị. Vì vậy,
việc “Phân tích các giải pháp nâng cao quản lý chất lượng các công
trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi” là vấn đề cần thiết phải được thực hiện.
Để phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi, học viên đã đưa ra bảng câu
hỏi khảo sát gồm 36 nhân tố ảnh hưởng đến chất các lượng công
trình cầu ở Quảng Ngãi và gửi khảo sát đến các chuyên. Với số lượng
bảng câu hỏi khảo sát được gửi là hơn 400 bảng câu hỏi gửi trực tiếp
và hơn 300 bảng câu hỏi gửi qua mail; sau gần 02 tháng tích cực liên
hệ, thu thập bảng câu hỏi; kết quả thu thập được 245 bảng câu hỏi
phản hồi (đạt 35%); qua kiểm tra, rà soát có 56 bảng câu hỏi không
hợp lệ hoặc không đáng tin cậy; còn lại 189 bảng câu hỏi hợp lệ,
đáng tin cậy, dùng để phân tích đánh giá.
Sau đó, học việc sử dụng Phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và
phân tích đánh giá số liệu, đã thực hiện kiểm định mối tương quan
giữa các biến bằng hệ số α của Cronbach và dùng phương pháp kiểm
định KMO (Sampling adequacy Kaiser Meyer Plkin measure) [tài
liệu tham khảo L.H.Long 2009] để đánh giá sự phù hợp của mô hình
phân tích nhân tố chính (PCA), với kết quả thu được như sau:
- Phân tích đánh giá ý kiến của các chuyên gia; bằng phương
pháp trị trung bình (Nhân tố nào có trị trung bình cao hơn thì được
xem là ảnh hưởng nhiều hơn) đã xác định được 10 nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng công trình cầu ở tỉnh Quảng Ngãi nhiều nhất.
- Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố chính (PCA) từ 19



×