Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HIỆN TƯỢNG rác THẢI ở địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.88 KB, 2 trang )

HIỆN TƯỢNG RÁC THẢI Ở ĐỊA PHƯƠNG
Trong suy nghĩ của hầu hết người dân Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ xảy ra ở
các thành phố, đô thị và những nơi có các nhà máy, xí nghiệp. Thế nhưng người dân
Quảng Bình đang phải đối mặt với vấn đề rác thải, đe dọa đến sức khỏe của chính bản
thân họ.
Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp
những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không
có ý thức, họ vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay nơi họ đang đứng trong khi thùng rác cách họ chỉ
vài bước. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành một bai rác.
Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này. Hay ở công viên giải trí, những đồ ăn
nhanh, đồ uống, kem ăn xong họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì
mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành
động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng. Điều này đã khiến cho môi trường xunh
quanh họ trở nên ô nhiễm trầm trọng, và họ là nạn nhân phải hứng chịu cảnh sống chung
với rác. Tác hại mà vấn đề rác thải mang đến là ô nhiêm nguồn nước, đất đai và ngay cả
khí oxi mà chúng ta hít vào hằng ngày cũng không còn trong lành, sạch đẹp nữa. Vậy
nguyên nhân là do đâu? Thực tế cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của hầu hết người dân
Quảng Bình còn kém. Họ sống theo kiểu:
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được còn nhà người ta bẩn thì kệ người
ta . Những nơi công cộng không phải tài sản là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất
công gìn giữ. Cứ xả rác bừa bãi còn việc dọn dẹp là của các đội ngũ vệ sinh. Nguyên
nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta
mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải
thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị
rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không
một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở, con người
ta lại quay về với thói quen trước kia. Có lẽ vì thế mà ở trên những con đường, chúng ta
thường thấy những bao ni lông, bao rác ngổn ngang ở vỉa hè và thậm chí là trên mặt
đường gây khó khăn cho việc đi lại. Không chỉ xả rác bừa bãi ở các con đường, nơi công


cộng mà người dân Quảng Bình còn xả rác bừa bãi dọc các bờ sông, bờ ruộng.


Ở các xã vùng cồn bãi ở huyện Quảng Trạch, nguồn rác thải hiện đang là vấn nạn. Xã
Quảng Văn phần lớn các hộ dân đều sinh sống dọc ven bờ sông Gianh. Hàng ngày, do
không có bãi rác riêng, bà con nông dân ở đây đều vất rác bừa bãi khắp nơi. Không chỉ ở
xã Quảng Văn, tình trạng vứt rác bừa bãi xuống dọc bờ sông và ra bờ ruộng vẫn diễn ra
nhiều nơi. Tại làng Tuy Lộc, xã Lộc Thủy huyện Lệ Thủy, nơi có nghề nấu rượu truyền
thống và làng Thượng Giang thị trấn Kiến Giang có hàng chục điểm giết mổ gia súc tập
trung. Đi đến đâu ở hai làng này đều thấy ngột ngạt vì ô nhiễm môi trường. Những cống
rãnh chạy dọc đường làng chứa đầy nước đen ngòm hòa lẫn chất thải từ trâu, bò, lợn bốc
mùi khó chịu. Chất thải từ nghề giết mổ lợn, bò hàng chục năm nay ở những ao hồ quanh
thôn, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân. ...

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những
biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng
và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường,
làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho
người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn
về vấn đề môi trường ở các xã, phường tỉnh Quảng Bình...Đưa những bài viết chi tiết hơn
về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và
cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó
giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo
vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ
môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...Chúng ta
không thể hạn chế rác trong ngày một ngày hai nhưng chúng ta có thể tự xây dựng cho
mình một thói quen bảo vệ môi trường hằng ngày để ngăn chặn sự bùng nổ rác.Mọi
người có thể biến suy nghĩ thành hành động, chung ta hãy nói không với rác, như việc
hạn chế sử dụng túi nilon cũng là một cách để ngăn ngừa rác thải. Tất cả những hành

động đó đều rất đáng quý, đáng trân trọng.
Như vậy, rác thải luôn là vấn nạn cần phải giải quyết ngay từ đầu. Chúng ta hãy chung
tay, góp sức xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp vì bản thân, gia đình và xã hội.



×